12 đề thi thử thpt quốc gia năm 2017 môn văn, trắc nghiệm lịch sử, địa lý
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI MINH HỌA
(Đề thi có01 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau vàthực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu
không khívà ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể
nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm
giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm
các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng
tạo vàtáo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8
tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thúvị mà những
kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất màcác em
có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em
nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley
của thầy Hiệu trưởng David McCullough – Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt
qua thách thức, tận hưởng bầu không khívàngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?
Câu 3. Theo anh/chị, vìsao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến
vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên cóý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ýkiến được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ
không phải để thế giới nhận ra các em.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng.
--------Hết--------
Thísinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gìthêm.
Họ tên thísinh: ............................................; Số báo danh: ................................................ .................
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
NĂM HỌC: 2016-2017
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
(Đề thi có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
Pa-xcan
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là
một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt
nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ
vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn
mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ
chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho
đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự
quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là
“giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng
trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Dựa vào đâu anh/chị xác định được vấn đề đó?
Câu 3. Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn
sau: “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là
một cây sậy có tư tưởng”?
Câu 4. Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, anh/chị rút ta bài học gì về cách nhìn nhận
của con người?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
1
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
của Pa-xcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.
Câu 2 (5 điểm)
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng “Tuyên
ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định “Tuyên ngôn
độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”.
Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên?
----------Hết---------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
2
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - KHỐI 12
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN
Phần
Câu/ Ý
I
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
0,5
2
- Nội dung chính của văn bản: Giá trị của con người là ở tư tưởng.
- Cơ sở xác định nội dung chính của văn bản: dựa vào nhan đề “Giá
0,5
trị con người” và câu chủ đề của văn bản “Vậy giá trị của chúng ta
là ở tư tưởng”.
3
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (con người
được so sánh với cây sậy).
+ Giống nhau: mềm yếu, nhỏ bé
+ Khác nhau: con người có tư tưởng
- Tác dụng: Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn
1,0
lao và trường tồn nhờ có tư tưởng.
4
II
1
Bài học về cách nhìn nhận của con người:
- Nhận thức: Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua giá trị tư
tưởng mà người đó cống hiến và để lại.
- Thái độ: Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị
vật chất.
- Hành động: Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành
mạnh, giàu có.
1,0
Làm văn
7,0
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến của Pa-xcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu
“giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.
2,0
Yêu cầu về hình thức
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu…
3
Yêu cầu về nội dung
1. Giải thích
- Giá trị: Là tiêu chuẩn để xem xét một con người đáng quý đến
mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.
0,5
- Tư tưởng: Là quan điểm, suy nghĩ chung tiến bộ đối với hiện thực
khách quan, với các vấn đề xã hội.
=> “Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng” nghĩa là vị thế, tầm vóc
của con người trong cuộc sống thể hiện thông qua những suy nghĩ
tiến bộ về hiện thực khách quan hay các vấn đề xã hội mà người đó
cống hiến và để lại.
2. Phân tích
a, Giá trị của con người không nằm ở vật chất mà người đó có ( của
cải, đất đai, vóc dáng bên ngoài)
- Con người nhỏ bé trước vũ trụ bao la, rộng lớn. Trước không gian,
thời gian mọi thứ thuộc về vật chất đều dễ bị biến đổi, tan biến.
- Đời người hữu hạn, không có ai trường tồn cùng thời gian.
b, Giá trị của con người nằm ở tinh thần, tư tưởng, tình cảm tiến bộ
với hiện thực khách quan, với những vấn đề xã hội.
- Con người có trí tuệ, tư tưởng, có sự sáng tạo, ý chí, nghị lực…vì
vậy có thể có những khám phá, phát minh, cống hiến lớn lao cho
nhân loại. Dẫu con người mất đi nhưng tư tưởng thì còn mãi.
- Nó vượt qua và trường tồn với không gian, thời gian.
- Dẫn chứng:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Nguyễn Trãi: nhân nghĩa, yên dân.
+ Các Mác, Lê Nin: sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tiến tới là giải
phóng con người.
+ Nam Cao: nghệ thuật vị nhân sinh
…
3. Bàn luận, mở rộng
- Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình thức.
- Chắt lọc, học hỏi tư tưởng vĩ đại của quá khứ
4
1,0
0,25
- Làm giàu vốn tư tưởng lành mạnh, tích cực
2
4. Bài học và liên hệ bản thân
- Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc
sống ý nghĩa.
0,25
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho
rằng “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến
5,0
khác lại khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính
luận mẫu mực”.
Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập,
anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?
2.1
Giới thiệu chung
- Không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.
- Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác
của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời trong
hoàn cảnh đặc biệt: trên thế giới chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết
thúc, nền độc lập vừa mới dành được của ta bị đe dọa bởi các thế lực
phản động: quân đồng minh, đế quốc Mĩ. Trong nước, cả nước nổi
0,5
dạy giành chính quyền. Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng Tám
thành công ở Hà Nội. Đến ngày 26/8, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến
khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang
người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc
bản Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể quốc dân đồng bào tại quảng
trường Ba Đình, Hà Nội.
- Khi bàn về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập có ý kiến cho rằng:
“Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác
lại khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu
mực”.
2.2
Giải thích 2 ý kiến
* Ý kiến thứ nhất
- Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa lịch
sử đối với dân tộc.
- Văn kiện lịch sử vô giá: vai trò, tầm quan trọng có liên quan đến
5
0,5
việc quyết định vận mệnh của một dân tộc.
* Ý kiến thứ hai
- Văn chính luận: là những tác phẩm văn chương sử dụng lập luận,
dẫn chứng, lí lẽ để khẳng định một tư tưởng nào đó khiến độc giả tin
vào điều được khẳng định là đúng sự thật.
- Áng văn chính luận mẫu mực: là những áng văn đạt chuẩn mực cao
về nội dung và nghệ thuật có sức thuyết phục, quy tụ lòng người.
=> Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của
Bác xét trên hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật.
2.3
Phân tích giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập
a, Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá
- Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.
- Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.
- Là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta
trên toàn thế giới.
b, Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
* Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu
ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn
ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,…
* Biểu hiện:
- Lập luận chặt chẽ
Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ
với nhau trong hệ thống lập luận:
+ Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản “Tuyên
ngôn” bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập
của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
Pháp năm 1791.
+ Phần thứ hai: Khi nêu cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn Độc lập
Bác vừa tố cáo tội ác của thực dân Pháp vừa khẳng định thực tế lịch
sử đấu tranh của dân tộc ta.
+ Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản “Tuyên ngôn”.
- Lí lẽ sắc bén
+ Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực
6
1,0
2,0
tế lịch sử để chứng minh: Thực dân Pháp đã không “bảo hộ” được
Việt Nam và đã gieo rắc nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
+ Dùng thực tế để khẳng định sự khoan hồng và nhân đạo của dân
tộc ta với kẻ thù, công lao của Việt Minh – đại diện duy nhất của
nhân dân Việt Nam.
=> Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí.
- Bằng chứng xác thực
Bản Tuyên ngôn đưa ra những bằng chứng hoàn toàn xác thực,
không thể chối cãi được (dẫn chứng): về chính trị (5 tội ác), về kinh
tế (4 tội ác)
- Ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc
+ Từ ngữ chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tình
cảm của người đọc, người nghe.
+ Câu văn uyển chuyển, sinh động. Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng,
vua Bảo Đại thoái vị. Câu văn 9 tiếng nhưng khái quát được những
sự kiện lịch sử trọng yếu của dân tộc, tinh thần quật khởi của nhân
dân và sự thất bại nhục nhã của kẻ thù và bọn tay sai bán nước.
+ Hình ảnh đặc sắc: thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa
trong bể máu, bóc lột đến xương tủy…
+ Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ (có tính
khẳng định và nhấn mạnh): sự thật là, độc lập tự do…
2.4
Bình luận, đánh giá
Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối
lập, mâu thuẫn nhưng thực chất là bổ sung cho nhau cùng khẳng
định giá trị to lớn của bản tuyên ngôn. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa
lịch sử chính trị và văn chương nghệ thuật.
=> Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn
chính luận mẫu mực; là văn bản pháp lý, văn hoá của muôn đời; là
hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của
toàn dân tộc Việt Nam – Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên
cổ hùng văn”
0,5
2.5
Kết thúc vấn đề
- Tuyên ngôn độc lập ra đời là một trong những niềm xúc động,
0,5
7
hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ
tịch Hồ Chí Minh như có lần Người từng tâm sự. Giây phút xúc
động, thiêng liêng khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập ta có thể thấy
trong câu thơ của Tố Hữu:
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây
- Khẳng định tấm lòng vĩ đại cũng như tài năng xuất sắc của chủ tịch
Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập. Người không chỉ đem lại ánh
sáng tự do, hòa bình cho dân tộc mà còn đóng góp những tài sản tinh
thần vô giá cho lịch sử và văn học nước nhà.
8
SỞ GD – ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 (BAN D + C)
Ngày thi: 14/11/2016
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trái tim hoàn hảo
Tác giả: Khuyết Danh
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất
vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất
mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng
trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh
mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim
khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả
những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai
cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh
chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là
những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế
nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn
hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau
nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu
mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại
gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù
những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao
lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ
trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết
tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên
một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo
nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua
lại.”
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu:
“Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái
tim của cụ già đã chảy trong tim anh…”
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhận xét về đoạn trích Đất Nước có ý kiến cho rằng: Cái đặc sắc, độc đáo của
đoạn thơ là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều bình
diện và làm nổi bật tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”.
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm để làm sáng tỏ nhận định trên
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
……………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, SGK lớp 12, tập một, NXBGD 2015)
-------------HẾT-------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ..............................................................; Số báo danh:
.................................
ĐÁP ÁN - NGỮ VĂN 12
CÂU
Câu 1:
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: Phương thức tự sự (0,5)
Câu 2: Gieo nhân nào gặt quả ấy, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương
(1,0)
Câu 3: Trao yêu thương là hạnh phúc (0,5)
Câu 4: Học sinh có thể chọn 1 thông điệp phù hợp (VD: Thông điệp về chonhận, thông điệp về đức hi sinh…) và lý giải vì sao đó là thông điệp ý nghĩa
(1,0)
Câu 2:
Câu 1: (2 điểm)
NLXH
- Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,5)
- Giới thiệu truyện ngắn và thông điệp ý nghĩa (0,5)
- Bày tỏ suy nghĩ về thông điệp chân thành có sức thuyết phục (1,0)
Câu 2:
Câu 2: (5 điểm)
NLVH
1. Giới thiệu
- Tg, tp…
0.5đ
- Đoạn trích “Đất nước” là phần đầu chương 5 của bản trường ca này. Đoạn
trích thể hiện sâu sắc tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
2. Phân tích
a. Tư tưởng “đất nước của nhân dân” thể hiện ở hình thức nghệ thuật.
- Nhà thơ trước hết đã lựa chọn thể loại trường ca - một thể thơ có dung
lượng lớn, qui mô đồ sộ để khắc họa tầm vóc kì vĩ của đất nước trong những
thời khắc thiêng liêng nhất của lịch sử.
- Tác giả cũng lựa chọn hình thức trữ tình là lời tâm tình đằm thắm của một
người con trai với một người con gái…
- Trong đoạn trích chất liệu văn hóa, văn học dân gian đã trở thành chất liệu
0.5đ