3 đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn văn

  • doc
  • 13 trang
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 SỐ 01
DeThiThuDH.Net
Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)
Đọc bài thơ, và trả lời những câu hỏi sau:
NƠI DỰA
“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía
trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người
đàn bà kia sống.
***
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau,
mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách”.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Tác giả bài thơ là:
A. Một nhà thơ thuộc giai đoạn văn học Trung đại.
B. Một nhà thơ lãng mạn, giai đoạn 1930-1945.
C. Một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
D. Một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: Tên một tác phẩm khác của Nguyễn Đình Thi mà anh (chị) được học trong
chương trình THPT?

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 4: Ở hai đoạn thơ đã xây dựng những hình tượng nhân vật nào mang tính tương
phản?
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của những dòng thơ:
“Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.”
A. Sử dụng từ trái nghĩa.

B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.

C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.

D. Sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập.

Câu 6: Anh (chị) có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ? Những dòng thơ nào giống nhau
về cấu trúc câu?
Câu 7: Anh (chị) có suy nghĩ gì khi đọc những dòng thơ sau:
“Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà
kia sống”
“Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ
kia đi qua những thử thách”
Câu 8: Đọc bài thơ, anh (chị) hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ?
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Vào giờ chào cờ sáng ngày 14/4/2014, tại trường THPT Trần Quốc
Tuấn, tỉnh Quảng Ngãi, đã diễn ra cuộc giao lưu giữa các em nhỏ trường Khuyết tật tỉnh
với học sinh, giáo viên của trường. Trong buối giao lưu, giáo viên và học sinh của trường
đã quyên góp, ủng hộ các em khuyết tật với số tiền gần 13 triệu đồng.
Cũng là một đoàn viên, thanh niên tham dự buổi giao lưu đó, anh (chị) hãy phát
biểu suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Câu 2: (3 điểm)
Một trong những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu là sử dụng thủ pháp đối lập. Anh (chị) hãy chọn một phương
diện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên.
------------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------------------Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 SỐ 01

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
(Mỗi câu trả lời 0.5 điểm)
Câu 1 C. Một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
0.5
Câu 2 Bài thơ Đất nước.
0.5
Câu 3 Đây là bài thơ văn xuôi, viết theo thể tự do.
0.5
Đoạn 1: xây dựng hình tượng nhân vật người đàn bà và em bé.
Câu 4
0.5
Đoạn 2: xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ già và người chiến sĩ.
Câu 5 C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.
0.5
Bài thơ có hai đoạn gần như đối xứng nhau. Giống nhau về cấu trúc
câu: câu mở đầu và câu kết mỗi đoạn.
“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
………
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa
cho người
đàn bà kia sống”.
Câu 6
0.5

“Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
…….
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa
cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách”.
Thông thường người yếu đuối tìm “nơi dựa” ở người vững mạnh. Ở
đây như ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi
chập chững. Anh bộ đội dày dạn chiến trận dựa vào cụ già từng bước
Câu 7 run rẩy trên đường.
0.5
-> Cuộc sống của con người, ai cũng rất cần chỗ dựa về tinh thần.
Bất cứ ai cũng cần có một nơi dựa nhưng đồng thời lại là nơi dựa cho
người khác.
Câu 8
Câu 8: “Nơi dựa” nói ở đây là nơi dựa tinh thần: nơi con người
0.5
thấy niềm vui và cuộc sống; là nơi tiếp cho con người sức mạnh, niềm

tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên…
(Lưu ý: Đối với câu 7 và câu 8, giáo viên vẫn linh hoạt cho điểm, nếu HS trả lời đúng
ý. Không cần đúng nguyên văn theo đáp án).
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1
Vào giờ chào cờ sáng ngày 14/4/2014, tại trường THPT Trần
Quốc Tuấn, tỉnh Quảng Ngãi, đã diễn ra cuộc giao lưu giữa các em
nhỏ trường Khuyết tật tỉnh với học sinh, giáo viên của trường.
Trong buối giao lưu, giáo viên và học sinh của trường đã quyên
3.0
góp, ủng hộ các em khuyết tật với số tiền gần 13 triệu đồng.
Cũng là một đoàn viên, thanh niên tham dự buổi giao lưu đó,
anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ, cảm xúc của mình.
(Đây là dạng đề mở nên Gv cũng phải chấm linh hoạt theo hướng
mở)
- Yêu cầu về kĩ năng viết:
+ Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
+ Bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập.
+ Biết cách kết hợp các kiểu loại văn bản (văn biểu cảm, văn nghị
luận,…)
+ Có thể trình bày thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn.
- Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bộc lộ quan
điểm, tư duy một cách độc lập, phù hợp với những chuẩn mực đạo
đức, những giá trị nhân văn, truyền thống. Bài làm thể hiện được các ý
sau:
1. Giới thiệu tình huống thực tế: diễn biến cuộc giao lưu giữa các em
0.5
trường khuyết tật và giáo viên học sinh của trường (lời phát biểu, giao
lưu văn nghệ, hoạt động gây quỹ ủng hộ …)

2. Phát biểu suy nghĩ, cảm xúc:
+ Một buổi giao lưu ngắn ngủi nhưng đầy lắng đọng và cảm xúc.
+ Đây là một hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc,
nhằm đồng cảm và chia sẻ với những mảnh đời đáng thương, bất hạnh;
đồng thời phát huy tinh thần tương thân tương ái, lòng quan tâm, chia
sẻ với cộng đồng, với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống của
thế hệ đoàn viên, thanh niên.
+ Buổi giao lưu hi vọng cũng đem lại cho các em khuyết tật những
niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, sự lạc quan, yêu đời và cảm nhận
được sự quan tâm, yêu thương của những thế hệ đoàn viên, thanh niên,
của cộng đồng xã hội…
+ Khâm phục nghị lực sống, vươn lên hoàn cảnh của các em khuyết
tật,…
3. Phê phán một số bạn đoàn viên, thanh niên vô tâm, có những thái
độ, hành vi lời nói không đúng như: mỉa mai, cười cợt, coi sự bất
hạnh của người khác là niềm vui cho mình,…
4. Đề xuất ý kiến, rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp
với thực tiễn (...)
Câu 2
Một trong những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là sử dụng thủ
pháp đối lập. Anh (chị) hãy chọn một phương diện trong truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa phân tích để làm sáng tỏ nhận định
trên.
A. Yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Thí sinh biết xây dựng được những luận điểm, biết chọn lựa dẫn
chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm.
B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần làm rõ được các ý chính sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

1.5

0.5
0.5

3.0

0.25

2. Phần trọng tâm: Học sinh có thể lựa chọn và phân tích một trong
những phương diện sau của tác phẩm mà bản thân cảm thấy tâm
đắc:
2.1. Cấu trúc của tác phẩm được xây dựng trên các mặt đối lập:
- Nửa phần đầu của truyện là bức tranh thiên nhiên với hình ảnh chiếc
thuyền ngoài xa được nhà văn miêu tả bằng bút pháp trữ tình lãng
mạn.
- Nửa phần sau của tác phẩm là bức tranh cuộc đời được miêu tả bằng
bút pháp hiện thực.
-> Tác dụng: nhằm làm rõ hiện thực cuộc sống trần trụi mà nhà văn đã
chứng kiến.
2.2. Đối lập trong việc xây dựng tình huống truyện (qua hai phát
hiện của người nghệ sĩ Phùng)
a. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh :
"một cảnh đắt trời cho" - hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa mặt biển
mờ sương. -> Diễn biến tâm trạng của Phùng...
b. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: bi
kịch của một gia đình hàng chài. -> Diễn biến tâm trạng của Phùng...
-> Tác dụng, ý nghĩa : Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, NMC
muốn người đọc nhận thức về cuộc đời :
+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều
nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện ác,…
+ Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất; hình thức bên ngoài
với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất; đừng vội
đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản
chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng...
2.3. Tính cách nhân vật được xây dựng trên các mặt đối lập:
- Người đàn bà vẻ bề ngoài xấu, thô kệch, cam chịu, nhẫn nhục nhưng
mang những vẻ đẹp tâm hồn: thương con, biết hy sinh vì con; biết chắt
chiu hạnh phúc đời thường; cảm thông, chia sẻ với chồng và giàu lòng
vị tha.
- Chánh án Đẩu lúc đầu còn đơn giản trong cách nghĩ nhưng sau đó đã
“vỡ lẽ” nhiều điều.
- Nhân vật người kể chuyện “tôi’ – Phùng cũng được khắc hoạ trên
những mặt đối lập (lúc đầu chỉ muốn làm nghệ thuật, chỉ săn tìm ảnh
nghệ thuật. Nhưng khi chứng kiến cảnh thực, anh lại quan tâm đến số
phận con người hơn).
-> Tác dụng, ý nghĩa: nhằm làm nổi bật tính đa chiều của tâm hồn con

2.0

3. Bình luận về ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:
- Làm rõ thêm nghịch lý cuộc đời; cuộc sống vốn tồn tại những mặt
đối lập, có lý và phi lý.
- Thể hiện cái nhìn đa chiều của nhà văn về hiện thực cuộc sống
đương đại.
- Góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn: nghệ thuật
không thể tách rời cuộc sống.

0.75

----------------------------HẾT------------------------ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 SỐ 02
DeThiThuDH.Net
PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4 điểm):
1.Câu 1(2 điểm): Văn bản sau đề cập đến vấn đề gì?Đặt tên cho văn bản đó.
… UBND huyện miền núi Sơn Hà(Quảng Ngãi) đã huy động lực lượng bộ đội,
thanh niên tình nguyện và dân quân tự vệ giúp các hộ dân xã Sơn Linh bị thiệt hại nặng
do thiên tai gây ra, tu sửa lại nhà cửa, khắc phục hệ thống điện thắp sáng. Trước đó, chiều
ngày 07/4, xã Sơn Linh hứng chịu một cơn lốc xoáy rất mạnh kèm theo mưa đá bất ngờ
kéo dài khoảng 20 phút, làm 03 người bị thương, 400 ngôi nhà của người dân, trụ sở
UBND xã và nhiều trường học bị tốc mái, hư hỏng nặng, trong đó có 03 ngôi nhà bị sập
hoàn toàn, hàng trăm héc ta hoa màu, rừng keo bị ngã đổ, thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
2.Câu 2(2 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau- nêu
tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
PHẦN II: VIẾT (6 điểm):
1.Câu 1(3 điểm):
Trong cuộc thi “Rung chuông vàng” lần thứ 2, tổ chức tại trường THPT Trần Quốc
Tuấn nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn, có một hoạt động thu hút sự quan tâm của các
thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường đó là khi các chi đoàn tiến hành đập heo đất lấy
tiền ủng hộ bạn nghèo.
Từ hoạt động này, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về phong trào ủng hộ
quỹ Vì người nghèo.
2.Câu 2(3 điểm):
Chọn phân tích một đoạn diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 SỐ 02
PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4 điểm):
1.Câu 1:
- Vấn đề mà văn bản đề cập: Việc khắc phục những thiệt hại về người và của do
lốc xoáy và mưa đá gây ra vào ngày 07/4 tại xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi)
(01 điểm).
- Nhan đề: Khắc phục hậu quả lốc xoáy và mưa đá (01 điểm).
2. Câu 2:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh (0,5 điểm).
- Tác dụng của biện pháp tu từ (1,5 điểm):
+ Bằng cách sáng tạo cả một hệ thống hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo,
nhà thơ đã khẳng định nhân dân là cội nguồn nuôi dưỡng sự sống và thơ ca.
+ Chế Lan Viên muốn nhấn mạnh: Tìm về với nhân dân là con đường tất
yếu- như qui luật vĩnh hằng của tự nhiên. Đồng thời, thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, kì
diệu khi được trở về với nhân dân.
PHẦN II: VIẾT (6 điểm):
1. Câu 1:(3 điểm):
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần đảm bảo các ý sau:
a.Cơ sở ra đời quỹ Vì người nghèo: (0,5đ)
Cuộc sống phát triển, sự phân hóa giàu nghèo do đó cũng gia tăng. Bên cạnh
người giàu lên một cách nhanh chóng, lại có một số người lao động
có mức thu nhập thấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
=> Sự ra đời của quỹ Vì người nghèo đã có những mặt tích cực không thể phủ
nhận, nó là tín hiệu vui cho những người nghèo.
b. Những hiểu biết về quỹ Vì người nghèo: (01đ)
- Việc lập quỹ Vì người nghèo là một chủ trương lớn trong chính sách xã hội của
Đảng và Nhà nước ta. Nó là sự tiếp nối truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc “lá lành
đùm lá rách”, là tình người ấm áp dành cho nhau.
- Mục đích nhân đạo của Quỹ: giúp người nghèo có cơ hội thoát nghèo, dần cải
thiện và tiến tới ổn định cuộc sống.
- Qui mô của quỹ lúc ban đầu không lớn nhưng sau đó phát triển rộng trong phạm
vi cả nước. Những cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước … đều đã có
những cuộc vận động để ủng hộ quỹ này.
Ví dụ: * Những cuộc vận động ủng hộ quỹ nhằm xóa bỏ nhà tranh tre, nứa lá, dột
nát cho người nghèo.
* Những cuộc vận động giúp đỡ bà con vùng bão lũ.
c. Ý nghĩa nhân đạo của quỹ Vì người nghèo: (01đ)
- Góp phần giúp đỡ người nghèo bị thiên tai có được nơi trú ngụ.
+ Giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ được chia sẻ khó khăn,
được đi học và có công việc ổn định dưới mái ấm tình thương.
+ Giúp đỡ người già cô đơn được chăm sóc kịp thời.

- Dù quỹ chưa đáp ứng được tất cả những nhu cầu thiết yếu của người nghèo song
đã giải quyết được các khó khăn trước mắt của họ. Điều quan trọng là quỹ đã tạo được
niềm tin ở người nghèo về những tấm lòng nhân ái, sự sẻ chia về mặt tinh thần của toàn
thể cộng đồng.
d. Nêu bài học và liên hệ với bản thân về những việc làm để ủng hộ quỹ Vì người
nghèo (0,5 điểm).
2. Câu 2: (3điểm)
* Gợi ý:
- Học sinh có thể chọn một đoạn tâm trạng ở các thời điểm sau:
+ Khi nghe tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
+ Khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà.
+ Khi cắt dây trói cho A Phủ.
- Khi phân tích cần làm rõ nguyên nhân nảy sinh diễn biến và nét tính cách của
nhân vật được phản chiếu qua đoạn tâm trạng đó.
Ví dụ: Khi phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, cần làm rõ tác động
của các yếu tố như: Không khí mùa xuân, bữa rượu bên bếp lửa, đặc biệt là tiếng sáo gọi
bạn thiết tha nơi đầu núi. Tiếng gọi yêu thương ấy đã làm sống dậy trong tâm tưởng Mị
những hồi ức của tuổi thanh xuân, khát vọng hạnh phúc, nỗi đau khổ, tinh thần phản
kháng, quyết định “nổi loạn” để giành lại quyền được sống như một con người … Sự hồi
sinh mãnh liệt chứng tỏ nguồn sức sống chưa bao giwof lụi tắt trong tâm hồn Mị, dẫu bị
vùi dập, chà đạp đến tận cùng.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 SỐ 03
I .ĐỌC HIỂU ( 4,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Phát hiện các lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã nhắt nhở người đọc thái độ sống ân
nghĩa thủy chung cùng quá khứ ngày xưa.
Câu 2 (1,0 điểm): Đọc và trả lời các câu hỏi sau
- Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống
đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt.
Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa
con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé
miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám,
chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
(1)Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? Hãy đặt tên cho văn
bản ?
(2) Lời thoại cuối gợi cho em suy nghĩ gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng
trong đoạn thơ sau :
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh )
II. LÀM VĂN ( 6,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm)
HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt
giống tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ
thầm“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan
trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi
lý tưởng để trú ngụ ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự
sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng được nhận nước và
ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích gì được cho nó cả. Nó chết dần chết
mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây
lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới …
( Theo hành trang vào đời, NXB Lao
động – xã hội)
Viết bài văn ngắn dưới 400 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc
xong câu chuyện trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
Diễn biến tâm trạng của mẹ Tràng (bà cụ Tứ) trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
---------- Hết ---------HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 SỐ 03
I .ĐỌC HIỂU ( 4,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Phát hiện các lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng
(1) (0,25 điểm)
- Lỗi chính tả: nhắt nhở
- Sửa : nhắc nhở
(2)(0,25 điểm)
– Lỗi thừa từ: ngày xưa
- Sửa : bỏ từ ngày xưa
(3)(0,5 điểm)
– Lỗi ngữ pháp: Thiếu chủ ngữ vì không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ
ngữ
- Sửa : Có 3 cách ( HS nêu 1 cách hay cả 2, 3 cách vẫn được)
+ Bỏ từ “trong” : Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã nhắc nhở người đọc thái
độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
+ Bỏ từ “của” và thêm dấu phẩy trước từ Nguyễn Duy : Trong bài thơ “Ánh trăng”,
Nguyễn Duy đã nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
+ Thêm dấu phẩy và chủ ngữ sau từ Nguyễn Duy: Trong bài thơ “Ánh trăng” của
Nguyễn Duy, tác giả đã nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá
khứ.
Câu 2 (1,0 điểm)
(1)(0,5 điểm)
- Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( văn chương / văn
học). (0,25 điểm)
- Tên văn bản : Truyện có tên : “Anh Hai” của tác giả Lí Phương Thảo; “Chiếc bánh
kem” khi in trong sách “ Hạt giống tâm hồn” ; (HS có thể đặt nhan đề khác nhưng phải
phù hợp với văn bản.) (0,25 điểm)
(2)(0,5 điểm): HS phát biểu suy nghĩ của bản thân và thấy được tình anh em giữa hai đứa
trẻ, đặc biệt là sự yêu thương, nhường nhịn, hi sinh của người anh...
Câu 3 (2,0 điểm):
(1)Xác định các biện tu từ ( 1,0 điểm)
- Điệp ngữ: “Nghe”
- Liệt kê: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ”
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe
gọi về tuổi thơ”
(2) Phân tích tác dụng ( 1,0 điểm)
- Điệp ngữ cách quãng : “ nghe” lặp lại 3 lần ở đầu câu thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc
động từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê
hương.
- Liệt kê + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ
mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ” . Người chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính
giác mà còn lắng nghe cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,
bằng hồi ức. Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hương.
Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại.

=> Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình cảm làng quê thắm
thiết sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước của người lính.
II. LÀM VĂN ( 6,0 điểm):
* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được
vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa.
- Trân trọng những bài làm sáng tạo.
- Giáo viên cần linh hoạt khi chấm.
*Thang điểm chấm :
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn
chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật
phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều
lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 1: (3,0 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý :
1.Giải thích ý nghĩa của câu chuyện :
Câu chuyện đưa ra hai sự chọn lựa sống trong cuộc đời :
- Sống ích kỷ, khép mình trong lớp vỏ cố hữu của bản thân.
- Sống vị tha, hòa mình với cuộc đời, cống hiến cho đời.
→ Sống khép mình sẽ làm cho bản thân bị mục nát một cách vô nghĩa ; hòa mình với
cuộc đời sẽ mang đến niềm vui cho bản thân và mọi người.
2. Phát biểu suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện trên.
- Câu chuyện là lời khuyên con người đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn
để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu
nát tan để góp cho cánh đồng của cuộc đời những niềm vui mới .
- Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết
mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời
thật nhạt nhẽo, vô nghĩa (liên hệ thực tế ).
- Phê phán lối sống ích kỷ, khép mình, vô cảm...
- Cuộc sống là quá trình cho và nhận không ngừng, mỗi người chúng ta cần lựa chọn cho
mình cách sống đẹp, có ý nghĩa, có ích cho gia đình và xã hội.
- Là học sinh, cần xác định cho mình một mục đích, lý tưởng sống tốt đẹp : mình vì mọi
người, mọi người vì mình, cố gắng phấn đấu để đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho
đất nước, dân tộc...
Câu 2: (3,0 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý :

I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
- Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ được thể hiện khá thành công, góp phần tạo nên chiều
sâu tư tưởng cho tác phẩm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng
- Giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng giống mọi người, lần hồi kiếm miếng ăn và không
khỏi lo vì sự ám ảnh của cái đói.
- Sẽ chẳng có gì đáng nói trong cuộc đời bà nếu không có một hoàn cảnh đặc biệt làm
nảy sinh tâm trạng phức tạp ở người mẹ nghèo này: đó là việc Tràng bỗng nhiên nhặt
được vợ.
2. Diễn biến tâm trạng
a) Trong bóng chiều chạng vạng, nhìn thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong ngôi nhà của
mình, nét tâm lí đầu tiên của bà là một thái độ hết sức ngạc nhiên.
=> Thái độ ngạc nhiên của người mẹ, phải chăng cũng là nỗi đau của nhà văn trước một
sự thật : chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm vốn có
trước hạnh phúc của con mình.
b) Sau khi hiểu ra là con trai đã có vợ, bà lão không nói gì mà chỉ “cúi đầu im lặng”- một
sự im lặng chứa đầy nội tâm : đó là niềm xót xa, buồn vui, lo lắng, thương yêu lẫn lộn .
Bà mẹ đã tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một
chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh...
c) Đặc biệt là sau một ngày con trai có vợ, người mẹ giàu lòng thương con ấy thật sự vui
và hạnh phúc trước hạnh phúc của con
- Bà cụ có nhiều đổi thay khác lạ: bà dậy sớm cùng con thu vén nhà cửa…Và hôm nay
“cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
- Bữa cơm đón nàng dâu mới (...) và bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về
sau này để xua đi thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho con ...
3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt…
- Nhiều chỗ nhà văn trực tiếp diễn tả những cảm xúc tinh tế của nhân vật
III. Kết thúc vấn đề
- Đánh giá khái quát vẻ đẹp của bà cụ Tứ
- Khẳng định tài năng của Kim Lân trong khả năng khai thác tâm lí nhân vật.