De thi thu thpt quoc gia mon hoa truong thpt chuyen dai hoc khoa hoc hue lan 1 nam 2017 file word co loi giai

  • doc
  • 13 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

KHỐI CHUYÊN THPT

NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO 3)2 (điện cực trơ,màng ngăn
xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho
thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt
giảm 2,6 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là :
A. 0,4

B. 0,2

C. 0,3

D. 0,5

Câu 2: Cho dãy các chất : glucozo, fructozo, saccarozo , xenlulozo, tinh bột. Số chất trong
dãy không tham gia phản ứng thủy phân là:
A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 3: Cho Ba kim loại lần lượt vào các dung dịch sau : NaHCO 3, CuSO4, (NH4)2CO3 ,
NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo thành kết tủa là :
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng : NaCl -> X -> NaHCO3 -> Y -> NaNO3. X và Y có thể là :
A. NaOH và NaClO

B. Na2CO3 và NaClO C. NaClO3 và Na2CO3 D. NaOH và Na2CO3

Câu 5: Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,045g kết tủa. Giá trị của V là :
A. 75

B. 150

C. 300

D. 200

Câu 6: Để tác dụng vừa đủ với m gam hỗn hợp X gồm Cr và kim loại M có hóa trị không đổi
cần vừa đủ 2,24 lit hỗn hợp khí Y(dktc) gồm O 2 và Cl2 có tỉ khối so với H2 là 27,7 thu được
11,91g hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng
với 1 lượng dư dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 2,24 lit khí NO2 (dktc) là sản phẩm khử
duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là :
A. Ca

B. Cu

C. Mg

D. Zn

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh

B. Saccarozo làm mất màu nước Brom

C. Glucozo bị khử bởi AgNO3/NH3

D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 8: Thủy phân 0,02 mol saccarozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản
ứng là h%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với 1 lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì thu
được 6,048 g Ag. Giá trị của h là :
A. 65

B. 70

C. 50

D. 75

Trang 1 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

Câu 9: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là ;
A. dung dịch HCl

B. Cu(OH)2/OH-

C. dung dịch NaCl

D. dung dịch NaOH

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este đơn chức no , mạch hở cần 4,256 lit
O2 (dktc) thu được 7,04g CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được một
ancol và 4,3g hỗn hợp muối của 2 axit hữu cơ đồng đẳng kế tiếp. Công thức của 2 chất hữu
cơ trong hỗn hợp đầu là :
A. C2H5COOC2H5 và CH3COOC2H5

B. HCOOC3H7 và CH3COOC3H7

C. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5

D. CH3COOCH3 và C2H5COOOCH3

Câu 11: Cho 0,1 mol chất X có công thức phân tử C 3H12O3N2 tác dụng với 240 ml dung dịch
NaOH 1M đun nóng. Sau phản ứng thu được một chất khí Y có mùi khai và dung dịch Z. Cô
cạn Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 12,2

B. 10,6

C. 18,6

D. 1,6

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu
khí trong số các khí sau: Cl2; NO; SO2; CO2; C2H4; H2; NH3.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 13: Có 3 dung dịch hỗn hợp X (NaHCO3 ; Na2CO3) ; Y(NaHCO3 ; Na2SO4) ; Z(Na2CO3 ;
Na2SO4). Chỉ dùng thêm 2 dung dịch nào dưới đây để nhận biết 3 dung dịch trên :
A. NH3 và NH4Cl

B. HCl và NaCl

C. NaOH và HCl

D. HNO3 và Ba(NO3)2

Câu 14: Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thủy tinh hữu cơ) là :
A. CH2 = CH – CH3

B. CH2 = C(CH3) – COOCH3

C. CH2 = CH – COOCH3

D. CH3COOCH = CH2

Câu 15: Cho các hợp chất hữu cơ sau : C 6H5NH2(1) ; C2H5NH2 (2) ; (C2H5)2NH (3) ; NaOH
(4) ; NH3 (5). Độ mạnh của các bazo được sắp xếp theo thứ tự tăng dần :
A. 1 < 5 < 3 < 2 < 4

B. 1 < 2 < 3 < 4 < 5

C. 1 < 5 < 2 < 3 < 4

D. 5 < 1 < 2 < 4 < 3

Câu 16: Hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe. Cho hỗn hợp X tác dụng với O 2; sau một
thời gian thu được (136a +11,36) g hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO 3
dư thu được 3 sản phẩm khử có cùng số mol gồm NO ; N 2O ; NH4NO3. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 647a gam chất rắn khan. Đốt hỗn hợp X bằng V lít hỗn hợp khí Cl 2 và O2
Trang 2 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

(đktc) thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan hỗn hợp
Z cần vừa đủ 0,4 lít dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa. Giá trị của V là:
A. 12,32

B. 14,56

C. 8,64

D. 16,80

Câu 17: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện
phân nóng chảy hợp chất của chúng là :
A. Na,Ca,Al

B. Na,Ca,Zn

C. Fe,Ca,Al

D. Na,Cu,Al

Câu 18: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư , thu được 1,12 lit (dktc) hỗn
hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 20 (không có sản phẩm khử nào khác). Khối
lượng muối nitrat tạo thành là :
A. 66,75

B. 33,35

C. 6,775

D. 3,335

Câu 19: Để phân biệt các kim loại Ba, Cu, Al, Ag thì phương pháp hóa học hay dùng là :
A. dd HCl

B. dd NaOH

C. H2O

D. dd FeCl3

Câu 20: Trong ăn mòn điện hóa xảy ra :
A. sự OXH ở cực dương, sự OXH ở cực âm

B. sự OXH ở cực dương, sự khử ở cực âm

C. sự OXH ở cực âm, sự khử ở cực dương

D. sự khử ở cực dương, sự OXH ở cực dương

Câu 21: 100 ml dung dịch X chứa 2,17g hỗn hợp gồm NaOH, Na2CO3 , Na2SO4. Cho BaCl2
vào dung dịch X thu được kết tủa và dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Y thì cần
20 ml dung dịch HCl 0,5M. Mặt khác , 50 ml dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl được 112 ml khí (dktc). Nồng độ mol của Na2SO4 trong X là :
A. 0,06M

B. 0,5M

C. 0,12M

D. 0,05M

Câu 22: Cho luồng khí H2(dư) qua hỗn hợp oxit : CuO, Fe 2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt dộ
cao. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp :
A. Cu, Fe, ZnO, MgO

B. Cu, Fe, Zn, Mg

C. Cu, Fe, Zn, MgO

D. Cu, FeO, ZnO, MgO

Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
Cr  OH  3   KOH X   Cl2 KOH  Y  H2SO4  Z   FeSO3  2SO4  T
 
  
 
  H 
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là :
A. K2CrO4, KCrO2, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3

B. KCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4,Cr2(SO4)3

C. KCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4,CrSO4

D. KCrO2, K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3

Câu 24: Tên gọi của hợp chất hữu cơ CH2=CHOOCCH3 là :
A. vinyl axetat

B. vinyl fomat

C. etyl fomat

D. anlyl fomat

Trang 3 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư),
sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125)g muối khan.
Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được (m + 7,7) gam muối. Giá trị
của m là :
A. 32,25

B. 39,60

C. 33,75

D. 26,40

Câu 26: Cho các este : vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat,
anlyl axetat, metyl benzoat. Số este có thể được điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và
ancol là :
A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

C. Manhetit

D. Manhetit

Câu 27: Quặng sắt có hàm lượng sắt lớn nhất là :
A. Xiderit

B. Hematit

Câu 28: Cho : C4H11O2N + NaOH → A + CH3NH2 + H2O
Vậy CTCT của C4H11O2N là :
A. C2H5COONH3CH3

B. CH3COONH3CH2CH3

C. CH3CH2CH2COONH4

D. C2H5COOCH2CH2NH2

Câu 29: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt
cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lit khí (dktc) . Cho
dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là :
A. 19,7 và 4,48

B. 39,4 và 1,12

C. 19,7 và 2,24

D. 39,4 và 3,36

Câu 30: Có các nhận định sau :
(1) Lipit và chất béo
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroid…
(3) chất béo là các chất lỏng
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động thực vật
Số nhận định đúng là :
A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este đơn chức X cần vừa hết 10,08 lit khí oxi (dktc)
sinh ra 8,96 lit khí CO2. Mặt khác m gam X phản ứng với vừa hết 100 ml dung dịch NaOH
1M. Số đồng phân X có dạng CxHy-OOCH là :
A. 7

B. 3

C. 4

D. 8

Câu 32: Dãy các chất đều tác dụng được với H2SO4 đặc nóng sinh ra SO2 là :
A. S, Fe3O4

B. CuCO3, Fe

C. Cu, Fe2O3

D. Al, CuO

Trang 4 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

Câu 33: Cho kim loại M vào dung dịch muối của kim loại X thấy có kết tủa và khí bay ra.
Cho kim loại X vào dung dịch muối của kim loại Y thì thấy có kết tủa Y. Mặt khác, kim loại
X vào dung dịch muối của Z không thấy có hiện tượng gì. Cho biết sự sắp xếp nào sau đây
đúng với chiều cao tăng dần tính kim loại :
A. Y < X < M < Z

B. Y < X < Z < M

C. Z < X < M < Y

D. Z < X < Y < M

Câu 34: Nhúng thanh kim loại R hoá trị 2 vào dung dịch CuSO 4.Sau 1 thời gian lấy thanh
kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%.Mặt khác nhúng thanh kim loại này vào dung dịch
Pb(NO3)2,sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng tăng 7,1%.Biết rằng số mol R
tham gia vào cả hai phản ứng là như nhau.Tìm R
A. Zn

B. Mg

C. Cd

D. Fe

Câu 35: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (C xHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với
dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol
muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O 2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO 2, H2O và
N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là :
A. 32

B. 18

C. 24

D. 28

Câu 36: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch
HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Thêm BaCl2 dư vào dung
dịch X thu được m gam kết tủa. Mặt khác, nếu thêm Ba(OH) 2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của m và a
là:
A. 111,48g và 157,44g

B. 111,84g và 157,44g

C. 112,84g và 157,44g

D. 112,84g và 167,44g

Câu 37: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là :
A. W

B. Cr

C. Fe

D. Hg

Câu 38: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức mạch hở X với 30 ml dung dịch 20% (D = 1,2
g/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm A. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hoá, cô cạn
dung dịch thì thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z, biết rằng Z bị oxi hoá bởi CuO thành
sản phẩm có khả năng phản ứng tráng bạc. Đốt cháy chất rắn Y thì thu được 9,54 gam muối
cacbonat, 8,26 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH3

B. CH3COOC2H5

C. HCOOCH3

D. C2H5COOCH3

Câu 39: Chất hữu cơ P tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ có
mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan-2-ol. Axit Q có ứng dụng trong phản ứng tạo thành
tơ nilon-6,6. Cấu tạo thu gọn của P là :
A. CH3CH2OOC-[CH2]4-COOCH2CH2CH3

B. CH3CH2OOC-[CH2]6-COOCH2CH(CH3)2

Trang 5 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

C. CH3CH2OOC-[CH2]4-COOCH2CH(CH3)2

D. CH3CH2OOC-[CH2]4-OOCCH2CH(CH3)2

Câu 40: Phát biể nào sau đây không đúng :
A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glycin
B. Amino axit là những hợp chất tạp chức , phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
caboxyl
C. Trong dung dịch , H2NCH2COOH tồn tại ở dạng H3N+-CH2-COOD. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Đáp án
1-A
11-B
21-D
31-B

2-B
12-C
22-C
32-A

3-D
13-D
23-D
33-B

4-D
14-B
24-A
34-A

5-B
6-D
7-D
15-C
16-C
17-A
25-A
26-C
27-C
35-D
36-B
37-A
LỜI GIẢI CHI TIẾT

8-B
18-C
28-A
38-B

9-B
19-D
29-B
39-C

Câu 1: Đáp án A
Xét cả quá trình điện phân :
2NaCl + Cu(NO3)2 →Cu + 2Cl2 + 2NaNO3
0,2

0,1

Cu(NO3)2 + H2O →Cu + 0,5O2 + 2HNO3
a

a

a

0,5a

2a

Dung dịch X chứa HNO3 (2a mol) và Cu(NO3)2 dư (b mol)
Do Fe dư nên :
3Fe + 8HNO3 →3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,75a ← 2a
Cu(NO3)2 + Fe →Fe(NO3)2 + Cu
b →

b

=> mgiảm = 64b – 56.(0,75a + b) = - 2,6
=> Giải hệ ta có : a = 0,1 ; b = 0,2
=> nCu(NO3)2 = x = 0,1 + a + b = 0,4 mol
Câu 2: Đáp án B
Trang 6 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

10-C
20-C
30-A
40-A

Các chất thỏa mãn : Glucozo ; Fructozo
Câu 3: Đáp án D
Các dung dịch tạo kết tủa : NaHCO3 ; CuSO4 ; (NH4)2CO3 ; MgCl2
Câu 4: Đáp án D
X : NaOH ; Y : Na2CO3
Câu 5: Đáp án B
Phương pháp : Cho biết nAl3+ = a và nOH- = b, tính số mol kết tủa:
+ Với muối nhôm
Các phản ứng xảy ra:
Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
Al(OH)3 + OH- [Al(OH)4]- (2)
Từ (1) và (2) ta rút ra kết luận:
+ Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hoà tan và
nAl(OH)3= b/3
+ Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hoà tan 1 phần
Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
mol

a

3a

a

Al(OH)3 + OH- [Al(OH)4]- (2)
Mol

b-3a

b-3a

nAl(OH)3= 4a-b
+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn
Lời giải :
nBa(OH)2 = 0,05 mol
+) Nếu tạo 0,05 mol BaSO4 => nAl(OH)3 = 0,005 mol << nOH => Loại
=> nBa2+ > nSO4 => kết tủa gồm : BaSO4 và Al(OH)3
nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH- = 0,8V – 0,1
=> mrắn = 233.0,3V + 78.(0,8V – 0,1) = 12,045
=> V = 0,15 lit = 150 ml
Câu 6: Đáp án D
Cr không tác dụng được với HNO3 đặc nguội => M phản ứng tạo NO2
=> me M = nNO2 = 0,1 mol
Có : nkhí = 0,1 mol ; Mkhí = 55,4g
=> nCl2 = 0,06 ; nO2 = 0,04 mol
Trang 7 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

Bảo toàn e : 3nCr + ne M = 2nCl2 + 4nO2
=> nCr = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng : mKL = mmuối – mPK = 6,37g
=> mM = 3,25g
Gọi hóa trị của M là n => nM = 0,1 / n => MM = 32,5n
Với n = 2 thì M = 65g (Zn)
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Đáp án B
Saccarozo →Fructozo + Glucozo
0,02h



0,02h → 0,02h

Fructozo →2Ag
Glucozo →2Ag
=> nAg = 2.(0,02h + 0,02h) => h = 0,7 = 70%
Câu 9: Đáp án B
Chỉ có tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
Câu 10: Đáp án C
nO2 = 0,19 mol ; nCO2 = 0,16 mol
Đốt cháy este đơn chức no mạch hở => nCO2 = nH2O = 0,16 mol
Bảo toàn khối lượng : meste = mCO2 + mH2O – mO2 = 3,84g
Bảo toàn O : neste.2 + 2nO2 = 2CO2 + nH2O => neste = 0,05 mol
=> nKOH = 0,05 mol = nmuối = nancol
=> Mmuối = 86g => 2 muối là HCOOK và CH3COOK
Bảo toàn khối lượng : mancol = meste + mKOH - mmuối = 2,3g
=> Mancol = 46g (C2H5OH)
2 este là HCOOC2H5 và CH3COOC2H5
Câu 11: Đáp án B
X + NaOH tạo khí mùi khai + chất rắn
CT phù hợp : NH4OCOONH3C2H5 + 2NaOH →NH3 + C2H5NH2 + Na2CO3 + H2O
chất rắn là : Na2CO3 có m = 10,6g
Câu 12: Đáp án C
Cl2 ; NO ; SO2 ; CO2 ; NH3
Câu 13: Đáp án D
- Dùng HNO3 đến dư vào 3 dung dịch, sau đó cho Ba(NO3)2 vào
+) Có kết tủa : Y hoặc Z (có SO42-)
Trang 8 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

+) Không có kết tủa : X
- nhỏ từ từ HNO vào Y và Z :
+) sủi bọt khí ngay => Y (vì có NaHCO3)
+) 1 lúc sau mới sủi bọt khí Z (vì có Na2CO3)
Câu 14: Đáp án B
Câu 15: Đáp án C
Phương pháp : So sánh tính bazơ của các amin
(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản
trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.
Câu 16: Đáp án C
Phương pháp : Bảo toàn e
Lời giải :
Y + HNO3 dư => muối gồm : Mg(NO3)2 ; Fe(NO3)3 ; NH4NO3
Có : mmuối = 647a (g) => nNH4NO3 = 0,1875a (mol) = nNO = nN2O
Bảo toàn khối lượng : mY = mMg + mFe + mO => nO = 0,71 mol
Bảo toàn e : 2nMg + 3nFe = 2nO + 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3
=> 2a + 6a = 0,71 + 19.0,1875a
=> a = 0,16 mol
Khi đốt X (0,16 mol Mg ; 0,32 mol Fe)
Ta thấy : (2nCl2 + 4nO2) đạt lớn nhất khi = 3nFe + 2nMg = 1,28 mol
Lại có : nO(Z) = ½ nHCl = 0,4 mol => nO2 = 0,2 mol
=> nCl2 (max) = 0,24 mol
=> V max = 9,856 lit
Câu 17: Đáp án A
Câu 18: Đáp án C
Có : nNO + nNO2 = 0,05 mol ; M = 40g
=> nNO = 0,01875; nNO2 = 0,03125 mol
Ta có : nNO3 = 3nNO + nNO2 = 0,0875 mol
=> mmuối = mKL + mNO3 = 6,775g
Câu 19: Đáp án D
Khi dùng dung dịch FeCl3 :
- có khí , kết tủa nâu đỏ : Ba
Trang 9 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

- Dung dịch từ nâu đỏ chuyển xanh lam : Cu
- Dung dịch chuyển từ nâu đỏ →không màu : Al
- dung dịch không đổi màu : Ag
Câu 20: Đáp án C
Câu 21: Đáp án D
nNaOH = nHCl = 0,01 mol
(trong 50 ml) nNa2CO3 = nCO2 = 0,005 mol
=> trong 100 ml có : nNa2CO3 = 0,01 mol
=> nNa2SO4 = 0,005 mol
=> CM (Na2SO4) = 0,05M
Câu 22: Đáp án C
Oxit của kim loại đứng sau Al mới bị các tác nhân trung bình (CO, C, H2) khử
Câu 23: Đáp án D
Câu 24: Đáp án A
Câu 25: Đáp án A
X gồm : a mol Glutamic và b mol Valin
Khi X + HCl : mmuối – mX = mHCl pứ
=> a + b = 0,25 mol
Khi X + NaOH : mmuối – mX = nNaOH.(23 – 1)
=> 2a + b = 0,35 mol
=> a = 0,1 ; b = 0,15
=> m = 32,25g
Câu 26: Đáp án C
Các chất thỏa mãn : etylaxetat ; isoamylaxetat ; anlylyaxetat ; metylbenzoat
Câu 27: Đáp án C
Câu 28: Đáp án A
Câu 29: Đáp án B
Thứ tự phản ứng :
CO32- + H+ →HCO3HCO3- + H+ →CO2 + H2O
=> nHCO3 còn lại = 0,2 mol
nCO2 = 0,05 mol => V = 1,12 lit
Khi cho Ba(OH)2 dư thì nBaCO3 = 0,2 mol => m = 39,4g
Câu 30: Đáp án A
Trang 10 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

(1) Sai.
(3) Sai. Chất béo cũng có thể ở dạng rắn
(5) Sai. là phản ứng 1 chiều
Câu 31: Đáp án B
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố
Lời giải :
nO2 = 0,45 mol ; nCO2 = 0,4 mol
nNaOH = nCOO = nX = 0,1 mol
Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nH2O = 0,3 mol
=> nC : nH : nO = 0,4 : 0,6 : 0,2 = 4 : 6 : 2 => X là C4H6O2 (vì X đơn chức => chỉ có 2 O)
Các CT thỏa mãn : HCOOC=C-CH3 ; HCOOC-C=CH2 ; HCOOC(CH3)=CH2
Câu 32: Đáp án A
Câu 33: Đáp án B
M + dd X => khí bay lên => M là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ => mạnh nhất
=> Loại A và C
X + dd muối của Y => kết tủa Y => X mạnh hơn Y
=> Loại D
Câu 34: Đáp án A
Phương pháp : Tăng giảm khối lượng.
Lời giải :
Gọi x là số mol R phản ứng
R + CuSO4 →RSO4 + Cu
=> mgiảm = x.(R – 64) = 0,05%m(1)
R + Pb(NO3)2 →R(NO3)2 + Pb
=> mtăng = x.(207 – R) = 7,1%m(2)
Từ (1) và (2) => R = 65g (Zn)
Câu 35: Đáp án D
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố , Bảo toàn khối lượng
Lời giải :
B1 : Xác định số mol các chất trong A
Vì thủy phân chỉ tạo Gly và Ala là những amino axit có 1 NH2 và 1 COOH
=> Số O = 2.(Số N) – (số N – 1) = số N + 1
Trang 11 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

=> A gồm CxHyO5N4 : a mol và CnHmO7N6 : b mol
=> Bảo toàn N : 4a + 6b = nGly + nAla = 0,68 mol
Lại có : a + b = 0,14 mol
=> a = 0,08 ; b = 0,06 mol => nX: nY = 4 : 3
B2 : Tính khối lượng tính m
Khi đốt cháy A thu được : nCO2 = 2nGly + 3nAla = 1,76 mol
Khi phản ứng NaOH => nH2O = nA = 0,14 mol và nNaOH = nmuối Ala + Gly = 0,68 mol
Bảo toàn khối lượng : mA = mmuối + mH2O - mNaOH
=> mA = 46,88g
=> nH = mA – mC – mO – mN = 3,12 mol => nH2O = 1,56 mol
=> mCO2 + mH2O = 105,52g
Xét m gam A : mCO2 + mH2O = 63,312g
=> mspk(1) : mspk(2) = 5 : 3
=> mA(1) : mA(2) = 5 : 3 => mA(2) = m = 28,008g
Câu 36: Đáp án B
Phương pháp : Bảo toàn e
Lời giải :
B1 : Tính m
Cho hỗn hợp đầu vào HNO3 thu được dung dịch X và khí Y gồm NO và NO2
=> S trong 2 chất chuyển thành SO42Vì HNO3 là chất oxi hóa mạnh nên các chất Cu, Fe, S lên số oxi hóa cao nhất
CuFeS2 →Fe3+ + Cu2+ + 2SO42Cu2FeS2 →2Cu2+ + Fe3+ + 2SO42Sau phản ứng sẽ có : 0,48 mol SO42- ; 0,33 mol Cu2+ ; 0,24 mol Fe3+
Khi cho BaCl2 dư vào thì sẽ có kết tủa BaSO4 (n = 0,48 mol)
=> m = 111,84g
B2 : Tính a
Nếu cho Ba(OH)2 dư vào thì kết tủa gồm BaSO4 ; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3
Khi nung thu được : 0,48 mol BaSO4 ; 0,33 mol CuO ; 0,12 mol Fe2O3
=> a = 157,44g
Câu 37: Đáp án A
Câu 38: Đáp án B
nX = 0,1 mol. Vì X là este no đơn chức mạch hở
=> nZ = 0,1 mol => MZ = 46g (C2H5OH)
Trang 12 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

=> Chọn luôn đáp án B
Câu 39: Đáp án C
Câu 40: Đáp án A
A sai. hợp chất trong đề bài là muối của glyxin, không phải este.

Trang 13 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải