Tổng hợp đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn văn được tải nhiều nhất

  • pdf
  • 47 trang
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Đề thi có 2 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Th i gian: 180 phút
----------------------------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỉ phú đều có một phòng thư viện gia
đình rộng lớn với bao sách quý. Theo bạn, họ giàu, do vậy họ có thể mua được tất cả những gì
mình thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm ?
Một nhà thông thái nào đó đã từng nói “Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách
họ đã đọc”. Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy?
Trước hết, từ ngữ là tổng thể của các ý nghĩ. Mỗi một từ mới học được tương đương với
một sáng kiến. Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá. Với lí do như vậy, nhiều người cho rằng
số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu. Đọc sách giúp ta luyện
óc tưởng tượng. Nhân loại sẽ không ở vị trí ngày hôm nay nếu không có óc tưởng tượng phong
phú ! (…)
Lí do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ
đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu
cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất trong một thời gian dài. Chúng ta không
cần phải vầp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý. Kiến thức về mọi chủ
đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó. Công việc duy nhất của độc giả là miệt mài tìm
kiếm. Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay đổi cả cuộc đời
bạn…
(Theo hoathuytinh.com)
Câu 1. Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào trong văn bản trên?
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Chúng ta không cần phải vấp ngã trên đường
đời để từ đó rút ra những bài học cao quý” ?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng khác của việc đọc sách (không trùng lặp với quan
điểm của tác giả). Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
...Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm-Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
"-Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy"

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

"- Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
(Trích Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, Theo Tình bạn tình yêu thơ, NXB
Giáo dục, 1987).
Câu 5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau:
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
Câu 8. Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm xúc gì khi sắp rời xa mái trường THPT (Trình bày
khoảng 5 đến 7 dòng).
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi
vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới".
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi c+hẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012)
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012)
--------------- HẾT ----------------

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Phần
I

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/lập luận phân tích/phân tích.

0,5

2

Đặt nhan đề:
Đọc sách/ Vai trò của đọc sách/ Tầm quan trọng của đọc sách...
Giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Chúng ta...bài học cao quý”
Bởi vì đọc sách sẽ giúp chúng ta có những kiến thức, kinh nghiệm, những bài học
quý giá… trong đời sống.
Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân,
không nhắc lại những tác dụng mà tác giả đã nêu trong đoạn trích. (Có thể là: đọc
sách giúp tâm hồn ta trở nên phong phú, tăng cường khả năng giao tiếp, rèn luyện
năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo...)
Thể thơ tự do/ tự do.

0,25

Hai biện pháp tu từ:
- Điệp từ (Nỗi nhớ....nhớ),
- Câu hỏi tu từ (Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?)
Tác dụng:
- Nhấn mạnh nỗi nhớ thương tràn ngập, tha thiết...
- Thể hiện những cảm xúc đẹp của tuổi học trò...
Nội dung chính của đoạn thơ:
Kí ức đẹp/Những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò
Ghi lại cảm xúc chân thành, suy nghĩ trong sáng, lời lẽ thuyết phục

0,5

3
4

5
6

7
8
II

THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án thang điểm gồm 03 trang)
---------------------------------------------

0,25
0,5

0,25

0,25
0,5

LÀM VĂN
1

Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề:
Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi
văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới.
a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất,
mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động.
- Giải thích:
+ “Phép lịch sự”: Cách ứng xử, hành vi ứng xử, giao tiếp lễ phép, thanh lịch, có
văn hóa ...
+ “tấm giấy thông hành”: giấy đi đường cho phép đến được nhiều nơi.
->Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó là giấy

3,0
0,25

0,25

0,5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới, và với mọi trái tim.

2

- Bàn luận:
+ Những biểu hiện của phép lịch sự: Luôn mỉm cười; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
đúng lúc; biết lắng nghe người khác; tôn trọng những sở thích, cá tính
của người khác; tôn trọng những nét văn hóa của các dân tộc khác...
+ Giao tiếp, ứng xử lịch sự giúp ta dễ dàng tiếp cận với những người xung quanh,
dù người đó khác biệt về sắc tộc, màu da... làm tăng tính hiệu quả trong giao
tiếp.
+ Lịch sự cũng là một trong những biểu hiện của lòng tốt, của văn hóa, nếu ta mở
lòng thì thế giới xung quanh ta sẽ rộng mở...khiến nâng cao giá trị của bản thân
và làm mối quan hệ giữa người với người, giữa các dân tộc trở nên tốt đẹp.
+ Nếu thiếu phép lịch sự thì con người trở nên lạc lõng, thậm chí là vô cảm, bị
đánh giá là thiếu văn hóa... -> Phê phán lối ứng xử thiếu lịch sự đồng thời cũng
ca ngợi lối ứng xử lịch sự của một số HS, một số người trong XH.
(Có dẫn chứng chứng minh cụ thể)
- Bài học:
Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,
yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được phát hiện mới mẻ; có cách trình bày vấn đề
độc đáo.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

1.25

Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến và đoạn trích Đất Nước

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn
liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát
được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong baì Tây Tiến và đoạn trích Đất Nước

0,25

c. Triển khai vấn đề
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác
lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so
sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ
+ Đoạn thơ trong bài Tây Tiến
Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được
o
Về nội dung: Đoạn thơ đã thể hiện tinh thần yêu nước, anh dũng và
sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến. Những nấm mồ rải rác thầm lặng,
lẻ loi nơi xa xôi, hoang vắng... Tinh thần dũng cảm, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ
cho đất nước. Cái chết đơn sơ nhẹ nhàng, thanh thản. Lời ai điếu dữ dội của
thiên nhiên tiễn đưa linh hồn tử sĩ.
o
Về nghệ thuật: Ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, giọng điệu
vừa bi thương vừa hùng tráng, nói giảm nói tránh, thể thơ thất ngôn với ngôn
ngữ trang trọng, cổ kính qua hệ thống từ Hán Việt....

2,25

0,25
0,25

0,25

0,5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
+ Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước
Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
Về nội dung: Đoạn thơ là sự khám phá đất nước dưới góc nhìn lịch
o
sử. Trong đó nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng ngợi ca, biết ơn với nhân dân những người anh hùng vô danh đã cống hiến, hi sinh một cách tự nguyện, thầm
lặng để làm nên đất nước. Từ đó, khẳng định đất nước của nhân dân.
Về nghệ thuật: Thể thơ tự do với những câu dài ngắn linh hoạt,
o
ngôn ngữ bình dị...Giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng, sâu lắng...
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗ đoạn
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:
Sự tương đồng: Hai đoạn thơ cùng ngợi ca tinh thần yêu nước của
o
những người đã ngã xuống trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Họ hi
sinh một cách tự nguyện, thanh thản, nhẹ nhàng mà thầm lặng. Họ là những
người bình thường nhưng công lao lại vô cùng to lớn.
Sự khác biệt:
o
/ Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến", ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp, khắc họa vẻ đẹp rất hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến, họ
là những con người cụ thể - những chàng trai xuất thân từ Hà Nội, lần đầu lên
miền Tây hoang vu, xa xôi để chiến đấu với lí tưởng cao đẹp.
Giọng điệu vừa bi thương vừa hùng tráng, biện pháp nói giảm. nói tránh, thể
thơ thất ngôn với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, thể hiện rõ hồn thơ Quang
Dũng tinh tế, hào hoa, đậm chất lãng mạn.
/ Đọan thơ trong đoạn trích "Đất Nước" ra đời trong kháng chiến chống Mĩ, khắc
họa hình ảnh tập thể (nhân dân) dưới góc nhìn lịch sử, trân trọng những người
bình dị, vô danh nhưng đã làm ra đất nước.
Thể thơ tự do, bộc lộ rõ phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tư,
cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức đứng về nhân dân.
+ Lí giải sự khác biệt (Thời đại, xuất thân của tác giả, đặc điểm sáng tác...)
- Khẳng định lại vấn đề
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Lưu ý cách cho điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một
vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2.5->3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể
mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1.5->2: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, mắc
nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa hiểu kĩ đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

--------------HẾT---------------

0,5

0,5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

YÊN BÁI

Môn thi: NGỮ VĂN

(Đề thi gồm 02 trang)

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa
Đã qua, thuở âm u bóng giặc
Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây
Đã qua, nỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày! (...)
Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương...
(Trích Vui thế, hôm nay... - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự
"hùng vĩ" của "toàn thân đất nước"? (0,25 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai.
(0,5 điểm)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 4. Hai dòng cuối của khổ thứ ba cho thấy những phẩm chất gì của con người
Việt Nam? (0,5 điểm) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Về nước sau 10 năm học và sống ở Anh, chỉ ở vài ngày, anh bạn tôi đã phải thốt lên:
"Toàn người ăn, người chơi thế này thì lấy ai xây dựng đất nước?". Vào lúc 8 - 9 giờ
sáng, cao điểm nhất của giờ làm việc, nam thanh nữ tú ngồi là liệt, lướt điện thoại.
Người gác chân thủng thẳng, người thẩn thơ gạt tàn thuốc, nhâm nhi cà phê... Đến
chiều, cũng vào giờ hành chính, các quán cà phê vẫn cứ tấp nập người. Sau 16 giờ,
các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân đều đông nghẹt. Khách hàng trẻ người
Việt đã trở thành "cỗ máy in tiền" cho các quán cà phê, đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim
nhập ngoại. Thậm chí, những thương hiệu gà rán, đồ ăn nhanh mà bạn tôi nói rằng
bên nước ngoài ế ẩm lắm thì vào Việt Nam lại trở thành hàng "hot". Người trẻ kéo
nhau vào giết thời gian đồng thời thể hiện độ sành điệu.
Trong một cuộc giao lưu, với câu hỏi làm sao để trở nên giàu có của các bạn trẻ, chủ
tịch một tập đoàn đa quốc gia chua chát trả lời rằng trước khi bàn đến những việc to
tát, các bạn hãy dốc sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian ca phê, ăn nhậu, thời
gian lên mạng vô bổ... Lười mà thích chơi sang. Sự lãng phí không chỉ chuyện những
chai bia, điện thoại xin, xe đẹp mà rất nhiều người Việt đang phung phí cả những thứ
quý giá nhất của đời người là thời gian, sức khỏe và trí tuệ.
(Theo Dantri.com.vn, ngày 38/03/2016)
Câu 5. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Đoạn trích trên đã nhắc đến những điều đáng trách nào của một bộ phận giới
trẻ? (0,5 điểm)
Câu 7. Trong đoạn trích, lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu
là gì? (0,25 điểm)
Câu 8. Thế hệ trước đã đổ bao xương máu để "Tổ quốc ta như một thiên đường - Của
muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống", vậy thế hệ trẻ hôm nay đã sống xứng đáng
với những sự hi sinh đó hay chưa? (0,5 điểm) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trong buổi chào cờ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Phú Yên, tuy
không thể hát, không thể nghe tiếng nhạc, nhưng tất cả các em học sinh khuyết tật tại
đây đều hướng lên lá cờ Tổ quốc và thể hiện bài quốc ca hùng tráng bằng ngôn ngữ
của riêng mình - ngôn ngữ kí hiệu của đôi tay.
(Theo 24h.com.vn, ngày 08/10/2015)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Từ câu chuyện trên, anh, chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày
suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước và ý chí vượt lên hoàn cảnh cảu con người
trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
Sáng hôm sau, nghe chị Chiến nói, chú Năm cứ ngồi y trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu.
Một lát, chú nói:
- Khôn, việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề
nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước. – Chú cười,
đưa mấy ngón tay cứng còng chùi mắt. – Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị
em bây. Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua sông là hư hết.
Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má
trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng
hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên
cái ghe hèo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như
một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ,
tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến
ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn
vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc
bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà
chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại
đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân
chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn
mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai…
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữ văn 12,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua
đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và
tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc
trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 02 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân - Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr.51 - 52)

Câu 1. Các từ êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc thuộc loại từ
gì? (0.25 điểm).
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Đò biếng lười nằm mặc
nước sông trôi? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? (0.5 điểm)
Câu 3. Tìm những câu thơ có sử dụng từ chỉ màu sắc. (0.25 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn (7 - 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức
tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác hoạ trong bài thơ. (0.5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi
Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở
trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”.
Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt
Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm
sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý.
Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác
phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất
xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh
hùng của dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi.
(Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc - Phạm Văn Đồng,
dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008, tr.72)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 5. Trong câu “Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca
ngợi Nguyễn Trãi như sau…”, cụm từ “một người bạn của Nguyễn Trãi” là thành
phần gì? (0.25 điểm)
Câu 6. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng
của thao tác lập luận ấy? (0.5 điểm)
Câu 7. Phép liên kết chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích là gì? (0.25 điểm)
Câu 8. Nêu nội dung chính của đoạn trích? (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau
đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi
nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con
có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm
rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội. Trong lời kêu gọi ủng hộ chương trình
“Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” của đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, có đoạn viết:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình
Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường
Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con của đất Việt đã anh dũng hi
sinh bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ việc hiểu ý nghĩa của lời kêu gọi trên, anh/chị hãy viết một bài văn thể
hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình về vấn đề chủ quyền dân tộc.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.118 - 122)

……………………………………Hết……………………………………

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KHẢO SÁT KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đáp án gồm 05 trang)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần

I. Phần
Đọc hiểu
(3.0 điểm)

Câu

Nội dung
1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh trả lời ngắn gọn,
chính xác nội dung câu hỏi. Trả lời đúng được điểm
tối đa, trả lời sai không có điểm
2. Yêu cầu về kiến thức:

Điểm

Câu 1
Câu 2

Từ láy
0.25
- Biện pháp tu từ nhân hoá
- Tác dụng: Bức tranh quê được cảm nhận sinh 0.5
động và có linh hồn

Câu 3

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời (màu tím),
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ (màu xanh),
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ (màu đen),
0.25
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng (màu xanh),
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm (màu đỏ)
Đoạn văn cần đảm bảo được các ý:
+ Khái quát được vẻ đẹp yên bình của bức tranh quê
buổi chiều xuân
+ Bức tranh là những nét phác hoạ về thiên nhiên
+ Một bức tranh dùng tĩnh để tả động cho thấy vẻ 0.5
đẹp giản dị, thanh bình
+ Tình cảm gắn bó của con người trước cảnh vật
Thành phần phụ chú
0.25

Câu 4

Câu 5
Câu 6

Câu 7
Câu 8

- Thao tác lập luận so sánh
- Tác dụng: Sử dụng thao tác lập luận so sánh đã 0.5
góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú của con người
Nguyễn Trãi
- Phép lặp và phép thế
0.25
Đoạn trích tập trung ca ngợi Nguyễn Trãi vừa là
một thi nhân với “cái tài làm hay, làm đẹp cho nước,
từ xưa chưa có bao giờ”, lại vừa là một anh hùng có 0.5
cả sự nghiệp lừng lẫy lẫn mối “hận nghìn năm”.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

II. Phần
Câu 1
1. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài
Làm văn (3.0 điểm) văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng,
(7.0 điểm)
lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc
lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo các nội
dung sau
a. Ý nghĩa của lời kêu gọi
- Lời kêu gọi không chỉ đơn thuần là một sự hưởng
ứng cho một cuộc vận động mà gốc rễ chính là tình
yêu tổ quốc, là ý thức tự tôn, là niềm tự hào về chủ
quyền của dân tộc.
- Bên cạnh đó, là lòng tri ân đối với những các chiến
sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử
không quên, tôn vinh những người con của đất Việt
đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và thể hiện
tinh thân đại đoàn kết dân tộc.
- Đó là lời kêu gọi mang tính nhân văn và trách
nhiệm.
b. Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về vấn đề
chủ quyền dân tộc
- Hiểu khái niệm chủ quyền dân tộc, những phương
diện thể hiện chủ quyền của một dân tộc và nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc: Chủ quyền là quyền
làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh
thổ của mình. Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ
quyền làm chủ, quyền độc lập của dân tộc. Đây
cũng là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã
không tiếc máu xương mình để gìn giữ từ bao đời
nay. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền Tổ
quốc của cha ông.
- Chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về lịch sử dân tộc,
khát vọng về một nề hòa bình vĩnh viễn trên lãnh
thổ Việt Nam cũng như của cả nhân loại … luôn là
khát vọng ngàn đời của dân tộc ta (nêu dẫn chứng).
- Tri ân các anh hùng liệt sĩ, chia sẻ nỗi đau với
những người mẹ, người vợ, người con có thân nhân
hi sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa hôm qua; bảo

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

vệ quyền lợi kinh tế và chủ quyền thiêng liêng dân
tộc khi đường biên giới, lãnh hải của chúng ta bị
xâm phạm hôm nay, luôn là việc làm cần thiết.
Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”
được phát động sâu rộng trong đời sống nhân dân
(nêu dẫn chứng)
- Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh
giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách
nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích
gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu (nêu
dẫn chứng).
c. Bài học
- Hưởng ứng tính thần ấy, chúng ta cũng có dịp để
hiểu rõ hơn về mình, về dân tộc mình, về tình yêu
của bạn bè bốn phương đang lên tiếng ủng hộ chúng
ta - ủng hộ chính nghĩa. Giữ gìn từng tấc đất, cũng
là bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc ta.
- Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, là lòng tự hào
dân tộc. Bởi, đó là hành động thiết thực nhất “Nghĩa
tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
1. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài
văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu
cảm xúc, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả,
diễn đạt.
Câu 2
2. Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo những kiến
(4.0 điểm) thức sau
a. Vài nét về tác giả, đoạn trích “Đất Nước”
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ, có nhiều đóng góp cho văn học…
- Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường
khát vọng được sáng tác vào cuối năm 1971 (đoạn
trích trong SGK chỉ là một phần của chương này).
Có thể nói đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc
một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản
trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
b. Cảm nhận về đoạn thơ
* Trong đoạn thơ, Đất Nước được nhìn ở tầm

0.5

0.5

0.5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

-

gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh và em. Bởi
thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị,
thân thiết. Tình cảm dành cho đất nước vô cùng
chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm
của một con người cá nhân nên có khả năng làm lay
động thấm thía tâm hồn người đọc.
- Sáu câu đầu của đoạn thơ như muốn trả lời cho
câu hỏi: Đất nước là gì? Đất nước ở đâu? Lời đáp
thật giản dị nhưng cũng hàm chứa những bất ngờ:
Đất nước không tồn tại ở đâu xa mà có trong mỗi
một con người; mỗi người đều mang một phần đất
nước; tổng thể đất nước sẽ được hình dung trọn vẹn
khi anh và em biết “cầm tay” nhau, “cầm tay mọi
người”…
- Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự
tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại của ta và
chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự
hiện hữu của đất nước. Hành động “cầm tay” là một
hành động mang tính biểu tượng. Nhờ hành động
đó, đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”,
mới trở nên “vẹn tròn to lớn”.
- Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới
những nhận thức - tình cảm đã được triển khai ở
phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ
lẫm”: Mai này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất
Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng. Thực
chất, đây là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn
đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên một
tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc
năm châu”. Như vậy, quá trình hình thành và phát
triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy
trách nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối
tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ là một mắt
xích trong đó.
- Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới
cao trào. Nhân vật trữ tình thốt lên với niềm xúc
động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu
xương của mình / Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải

0.5

0.5

0.5

0.5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất
Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc
thái mệnh lệnh với sự lặp lại cụm từ “phải biết”,
nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm
gắn bó thiết tha với đất nước. Từ Đất Nước được
viết hoa, lặp lại 6 lần là bản thông điệp về trách
nhiệm và lòng tự hào của tuổi trẻ đối với đất nước.
c. Đánh giá chung
- Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa
Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo, nhưng quan
trọng hơn là vô cùng chân thật. Điều đó đã khiến
cho cả đoạn thơ, cũng như toàn bộ chương thơ đã
được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là
tiếng lòng sâu thẳm nhất của chính mình.
- Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những
nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình
cảm để từ đó biết suy nghĩ nghiêm túc về trách
nhiệm của mình đối với đất nước

0.5

0.5

0.5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD& ĐT LÀO CAI

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút

PhầnI. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
(Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ - Đỗ Trung Quân )
Câu 1: Đặt nhan đề cho bài thơ. (0,25 điểm).
Câu 2: Đặt trong toàn bài thơ, câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?” có ý
nghĩa gì? (0,25 điểm).
Câu 3: Đoạn thơ
“Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
sao mẹ già ở cách xa đến vậy”
tác giả muốn nói điều gì? (0,5 điểm)
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5 dòng trình bày cảm xúc khi đọc xong đoạn thơ? (0,5
điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Thư Các Mác gửi con gái.
Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến.
Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu
là không so tính thiệt hơn, con ạ!
Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao
động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm
cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững
chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy.
Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu
con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì
khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ
làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người
chân chính.
Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung
thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì
mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu
con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì
trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng
khinh con hơn nhất.
Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may,
nhất định đó là chồng con
Câu 5: Nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 6: Tại sao Các Mác lại nói: Dù con có sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến? (0,25 điểm)
Câu 7: Trong văn bản trên Các Mác sử dụng kiểu câu: “Nếu người con yêu là một người
nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu”.
Câu văn trên thuộc kiểu câu nào xét về mặt ngữ pháp? (0,25 điểm)
Câu 8: “Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên
môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

hôn họ càng khinh con hơn nhất”. Theo em tại sao Các Mác lại nói như vậy (0,5 )
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1. (3,0 điểm)
“Vào đêm thứ Sáu vừa qua, các ngươi đã cướp đi mạng sống một con người đặc biệt,
tình yêu của đời ta, mẹ của con trai ta nhưng ta sẽ không bao giờ căm thù các ngươi dù
chỉ là một giây phút.
Ta không quan tâm và cũng không muốn biết các ngươi là ai –những kẻ linh hồn đã
chết. Nếu Chúa trời mà các người tôn thờ biết tới chúng ta thì mỗi viên đạn găm trên
người vợ ta sẽ là một vết thương cào xé trái tim ông ấy.
Thế nên, ta sẽ không bao giờ cho phép mình ghét bỏ các ngươi. Các ngươi muốn ta
căm ghét nhưng ta sẽ không đáp trả bằng sự giận dữ ngu ngốc. Sự vô minh ấy đã hình
thành nên thứ hình hài như các ngươi.
Các ngươi muốn ta run sợ, muốn nhìn những người đồng bào của mình bằng ánh mắt
nghi ngờ, muốn ta hy sinh tự do vì an toàn cá nhân. Các ngươi đã nhầm”.
Viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lời tâm sự trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó
là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt.Lại có ý kiến khẳng
định:Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu
hạn của kiếp người.
Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Bình Thạnh lần 1 năm 2016
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh
diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để
có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu,
việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam
nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải
phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ
đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo
SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Từ đoạn trích trên anh chị hãy nêu khái quát chủ đề của đoạn trích
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi