Bài thảo luận maketing, thứ 5 phải nộp vào hòm thư
của nhóm :
[email protected]
hoatrangnguyen_902002
telephone: 01667312377
So sánh quan điểm bán hàng và maketing hiện đại?
Khái niệm Marketing xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu là một khâu trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty quan niệm Marketing chính là
việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm
vi kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người.
Thực tế, Marketing và bán hàng hầu như đối lập với nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào
việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng Marketing được hiểu chính xác là bộ phận
tạo ra khách hàng cho công ty. Bản chất của Marketing và việc bán hàng hiểu một cách
đầy đủ là thế nào? Làm sao để phân biệt Marketing với bán hàng ?
Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng
Đây là quan điểm cho rằng người tiêu dùng bảo thủ và do đó có sức ỳ hay thái độ
ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công, doanh
nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến
mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng
biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất
cứ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu
chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác
Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing hiện đại
Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và
quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua
của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển
sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là
bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu
cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa
mãn).
Quan điểm này khẳng định chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của
doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu
(khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng
những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là Marketing
hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi :
(1) liệu thị trường có cần hết-mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra?
(2) Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay kg?
Kinh doanh theo cách thức Marketing tức là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường- nhu cầu và ước muốn của khách
hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing
Có thể so sánh Marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểm xuất phát,
trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức.
Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà
máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của
khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.
Hai là trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản
phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn
toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng và
Marketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhà
Marketing nổi tiếng: “Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng
ca của nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòng
mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang
hỏi: “Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất?” ”
Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và
phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên
quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing
đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng
tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và
biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội
tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt
và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu
hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành
công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.
Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với
việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản
phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận
bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giaai pháp tốt hơn, giúp
giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến
cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn.