Báo cáo thực tập nhà máy lọc dầu cát lái

  • pdf
  • 15 trang
Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

GIỚI THIỆU
Nhà máy lọc dầu Cát Lái là một đơn vị sản xuất kinh doanh các sản
phẩm xăng dầu trực thuộc công ty dầu khí thành phố Hồ Chí Minh – SaiGon
Petro. Nhà máy được thành lập vào năm 1986 với tổng diện tích mặt bằng là
25 ha nằm trên địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, cách trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh 18km về phía Đông – Bắc. Đây là đơn vị sản xuất, cung
ứng trực tiếp các sản phẩm xăng dầu của công ty SaiGon Petro với công
suất lọc dầu 350.000 tấn/năm và là đầu mối tiếp nhận, tồn trữ xăng dầu nhập
khẩu, phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Các bộ phận sản xuất của
nhà máy bao gồm:
- Bộ phận lọc dầu: gồm 2 hệ thống tháp chưng cất: tháp chưng
Condensat công suất 350.000 tấn / năm và tháp mini xử lý phần cặn
của tháp chưng Condensat công suất 40.000 tấn / năm.
- Hệ thống cầu cảng gồm : 2 cầu cảng A và B, mỗi cầu cảng có công
suất tiếp nhận tàu có trọng tải tối đa 25.000 tấn DWT, mớn nước tối
đa 9,5m.
- Hệ thống đường ống, bồn chứa sản phẩm với 28 bồn, tổng sức chứa
là 204.000m3.
- Hệ thống cấp phát xăng dầu cho xe bồn và xà lan với công suất
8000m3/ ngày.
- Hệ thống phao quây dầu, phòng và tránh tai nạn dầu tràn.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm với mức độ tự động hóa và
tiêu chuẩn hóa cao là cơ sở bảo đảm chất lượng hàng hóa.
- Xưởng LPG: hệ thống tồn trữ với mức chứa 2000 tấn LPG và cầu
cảng tại đây. Xưởng nạp bình tự động hóa với công suất trên 40.000
tấn / năm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
Ngoài ra còn có phân xưởng kiểm tra chất lượng bình gas và sơn bình
nhằm đảm bảo cho bình gaz luôn an toàn và mới đẹp.

http://hoadaudanang.com

1

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

A. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỐ TRÍ, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA
CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT VÀ CÁC PHÒNG BAN TRONG NHÀ
MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI:
- Nhà máy lọc dầu Cát Lái với tổng diện tích 25ha, là 1 đơn vị sản xuất
của công ty Dầu khí Tp Hồ Chí Minh. Chức năng của nhà máy là sản
xuất ra các loại nhiên liệu như : LPG, xăng, Kérosène, Diesel oil, Fuel
oil cung cấp chủ yếu cho thành phố và các tỉnh lân cận.
- Do đặc điểm của dây chuyền công nghệ, yêu cầu kỹ thuật vận hành,
nhà máy gồm có 3 phân xưởng sản xuất chính : phân xưởng chưng
cất Condensate, phân xưởng Mini và phân xưởng LPG.
Phân xưởng chưng cất Condensate : gồm một cột chưng cất chính,
nguồn nguyên liệu xử lý là Condensate nhập từ nước ngoài và từ nhà
máy chế biến khí Dinh Cố. Chức năng của phân xưởng này là cho sản
phẩm gồm Naphta 1, Naphta 2 và Bottoms. Naphta 1 và Naphta 2 dùng
phối trộn với xăng có chỉ số octan cao nhập từ nước ngoài để tạo thành
xăng có chỉ số octane mong muốn. Phần Bottoms làm nguyên liệu cho
phân xưởng chưng cất Mini.
Phân xưởng chưng cất Mini : gồm 2 cột chưng cất chính, nguồn nguyên
liệu xử lý là Bottoms của phân xưởng chưng cất Condensate. Chức
năng của phân xưởng này là tạo các sản phẩm: kérosène, Diesel oil và
Fuel oil.
Phân xưởng chưng cất khí hóa lỏng (LPG) : Phân xưởng này bao gồm
1 tháp chưng cất được bố trí nối tiếp với phân xưởng chưng cất
Condensate. Nguồn nguyên liệu là khí chưa được ngưng tụ ở đỉnh tháp
chưng cất Condensate, được nén ở áp suất cao 1100 KPa, hóa lỏng
trước khi vào tháp chưng LPG. Chức năng của phân xưởng này là tách
C3 và C4 ở đáy tháp nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và
hoạt động sản xuất công nghiệp. Khí thu ở đỉnh tháp được dẫn ra đuốc
để đốt. Phân xưởng này hoạt động gián đoạn do phụ thuộc vào lượng
khí ở phân xưởng Condensate.
-

Ngoài ra, bên cạnh phân xưởng chính còn có các phân xưởng phụ
khác phục vụ cho quá trình sản xuất như :
Phân xưởng xử lý nước sinh hoạt, nước tuần hoàn trong các thiết bị
trao đổi nhiệt, nước thải nhà máy.
Phân xưởng phòng cháy chữa cháy.
Phân xưởng máy nén, lò gia nhiệt, lò hơi.
Các bồn, bể chứa condensate và sản phẩm nhà máy.
- Các phòng ban trong nhà máy gồm :
+ Ban giám đốc: có chức năng giám sát điều hành mọi hoạt động trong
nhà máy. Đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng của sản
phẩm cho quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

http://hoadaudanang.com

2

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

+ Phòng KCS: Có chức năng kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm,
đồng thời đưa ra các thông số vận hành cần thiết cho người vận
hành thực hiện.
+ Bộ phận sản xuất đảm bảo hoạt động của nhà máy, điều chỉnh cho
phù hợp với các thông số hoạt động mà phòng KCS đưa ra.
Ngoài ra còn có các phòng ban khác như :
+ Xưởng cơ khí.
+ Xưởng điện.
+ Phòng y tế.
+ Phòng bảo vệ.
Tất cả các phân xưởng sản xuất, các phòng ban trong nhà máy mang
đặc tính riêng, chức năng riêng nhưng là một khối thống nhất liên kết chặt
chẽ tạo cho quá trình hoạt động của nhà máy đạt được hiệu quả cao.
B. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY :
I. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN LIỆU ĐƯA VÀO CHẾ
BIẾN :
Để đánh giá thành phần, tính chất của nguyên liệu, cũnh như các bán
sản phẩm, phòng KCS sẽ thực hiện một số phép thử nhằm đưa ra các dữ liệu
cần thiết. Từ những dữ liệu này, các trưởng ca và ban lãnh đạo nhà máy sẽ
đưa ra thông số hoạt động cụ thể cho từng cột chưng cất, từng thiết bị phụ
trợ.
Một số phép thử nhằm đánh giá thành phần, tính chất của nguyên liệu,
các bán sản phẩm :
Xác định độ nhớt, áp suất hơi bão hòa Reid, nhiệt trị cháy, điểm chớp
cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, chỉ số octane , chỉ số cetane, thành phần phân
đoạn nhiên liệu (gồm nhiệt độ chưng cất 10%, 50%, 90% ), độ màu Saybolt,
nhiệt độ đông đặc, hàm lượng tro, hàm lượng nưóc và các tạp chất cơ học, tỷ
trọng ở 150C,
Qua các quá trình chưng cất, sử lý, pha trộn, nhà máy sẽ cho ra các
sản phẩm đạt chất lượng, thõa mãn các tiêu chuẩn Việt Nam lẫn quốc tế. Các
tiêu chuẩn cho mỗi sản phẩm được nêu ra trong các bảng tiêu chuẩn chất
lượng. Cụ thể là :
- Đối với xăng ôtô : Theo tiêu chuẩn TCVN 5690 -1998.
- Đối với dầu lửa : Theo tiêu chuẩn TCVN 6240 -1997.
- Đối với dầu Diesel (loại thông thường): Theo tiêu chuẩn TCVN 5689
-1997.
- Đối với dầu Diesel (chất lượng cao) : Theo chuẩn TCVN 5689 -1997.
- Đối với dầu F.O : Theo tiêu chuẩn TCVN 6239 -1997.
- Đối với khí đốt hóa lỏng : Theo tiêu chuẩn TC 01 - 93 / SP.
II. Cụm condensate:
http://hoadaudanang.com

3

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

1. Muc đích:
Mục đích của cụm Condensate là phân tích nguyên liệu ( Condensate)
thành các phân đoạn: Naphta 1 ( NA1), Naphta 2 (NA2), và sản phẩm đáy
(Bottoms). NA1, NA2 dùng để phối tạo xăng cùng với xăng có chỉ số octan
cao (RON = 97) nhập từ nước ngoài.
Bottoms tiếp tục được phân tách ở phân xưởng Mini để tạo ba sản phẩm
: Kérosène, D.O, F.O.
Với mục đích chính là sản xuất các bán sản phẩm để tạo xăng, do đó
trong cụm này ta đặc biệt quan tâm đến quá trình tách giữa NA2 và Bottoms
(quá trình tách giữa NA1 và NA2 không yêu cầu khắt khe). Chất lượng của
quá trình này thể hiện bằng chất lượng của 2 bán sản phẫm ( điểm 95%
chưng cất của NA2 và điểm chớp cháy của Bottoms) thay cho khái niệm GAP
hoặc OVER – LAB)
Quá trình vận hành cụm condensate phải đảm bảo được hai yếu tố.
- Cân bằng vật liệu.
- Chất lượng các bán sản phẩm: tỷ trọng, điểm 95% chưng cất của NA2
và điểm chớp cháy của Bottoms.
2/ Sơ đồ công nghệ:
Nguyên liệu từ bồn chứa đi qua các thiết bị trao đổi nhiệt E-04, E-05, E06 để tận dụng lượng nhiệt do các dòng bán sản phẩm NA2, Bottoms mang
ra.
Nhiệt độ nguyên liệu được nâng lên khoảng 200OC rồi được đưa vào
tháp chưng cất. Quá trình phân tách xảy ra trong tháp. Hơi đỉnh tháp (138oC)
được ngưng tụ nhờ thiết bị ngưng tụ E-13 rồi vào bình hồi lưu V-14. Từ đây
dòng NA1 lấy ra một phần hồi lưu lại đỉnh tháp, một phần được tiếp tục làm
lạnh rồi đưa ra bồn chứa.
Dòng sản phẩm trích ngang ( NA2) lấy ra ở đĩa thứ 9 (171OC) qua thiết bị trao
đổi nhiệt E-05 để tận dụng nhiệt rồi một phần hồi lưu lại tháp, một phần khác
tiếp tục được làm lạnh đến 45oC nhờ các thiết bị trao đổi nhiệt E-03, E-18 rồi
đưa về bồn chứa.
Sản phẩm đáy ( Bottoms) lấy ra (302oC) một phần qua Reboiler E-10 để
gia nhiệt lên khoảng 332oC rồi đưa vào tháp đảm bảo lượng nhiệt cho quá
trình bốc hơi trong tháp, một phần khác được làm lạnh liên tiếp nhờ các thiết
bị trao đổi nhiệt E-06, E-04, E-19 rồi đưa vào bồn chứa.
Các thiết bị điều khiển:
Chế độ hoạt động của tháp chưng được duy trì nhờ các thiết bị điều
khiển. Lưu lượng nguyên liệu được giữ ổn định nhờ FRC301 (Flow reconding
controles), nó sẽ tác động lên một van (tự động thay đổi độ mở của van này).
PIC-741 giữ cho áp suất của dòng nguyên liệu trong các thiết bị trao đổi nhiệt
luôn đạt một giá trị nhất định để cho nguyên liệu ở trạng thái lỏng, đảm bảo
hiệu suất trao đổi nhiệt. Áp suất trong tháp được giữ ổn định nhờ PIC-140
lắp trên bình hồi lưu V-14.

http://hoadaudanang.com

4

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

Mức lỏng trong bình hồi lưu V-14 được giữ ổn định nhờ LT để đảm bảo
Hold-up (thời gian lưu) của sản phẩm trong bình nhằm tránh để các giọt lỏng
bị cuốn theo khí không ngưng và phần khí không ngưng tan trong lỏng. Mức
chất lỏng ở đáy cũng được duy trì ở một giá trị nhất định nhờ LIC. FRC-183
giữ cho lưu lượng dòng NA2 không đổi.
Như vậy, xét về cân bằng vật liệu thì sự nhiễu (perturbation) trong tháp
chỉ làm thay đổi lưu lượng NA1 và Bottoms.
Fcondensate = FNA1 + FNA2 + F Bottoms
ngững)
FRC301 điều khiển

( Bỏ qua khí không ngưng )

FRC183 điều khiển

Nhờ FNA1, FBottoms có thể thay đổi nhưng FNA1 + FBottoms = Const. Do đó,
trong quá trình vận hành khi thay đổi chất lượng quá trình tách trong tháp
phải để ý đến cân bằng vật liệu.
Chất lượng quá trình tách trong tháp được quyết định nhờ các quá trị
gán (valeur de consigne) trên các thiết bị: FIC ( lưu lượng dòng hồi lưu đỉnh)
TIC –183 (lưu lượng dòng hồi lưu NA2), TIC-1 (lượng nhiệt hấp phụ từ lò gia
nhiệt).
Khi muốn thay đổi khả năng tách của các vùng trong tháp ta phải thay
đổi lưu lượng lỏng hơi trong các vùng này bằng cách thay đổi cái giá trị gán
trên các thiết bị nói trên. Ví dụ: Muốn tăng khả năng tách giữa NA2 và
Bottoms ( cải thiện điểm 95% chưng cất NA2 và điểm chấp cháy Bottoms) ta
phải tăng giá trị gán trên TIC-183 ( cũng có thể tăng giá trị gán trên FIC. Tuy
nhiên ta phải tốn một lượng nhiệt cho quá trình phân tách giữa NA1 và NA2) .

http://hoadaudanang.com

5

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

Tiêu tốn nhiệt lượng

Û

Khả năng tách của tháp

Để thay đổi chất lượng quá trình phân tách giữa 2 sản phẩm kế tiếp
(khi lưu lượng nguyên liệu và cân bằng vật liệu không đổi), cần thực hiện :
- Tăng lượng nhiệt cung cấp cho toàn tháp ( lò gia nhiệt).
- Giữ nguyên lượng nhiệt cung cấp cho toàn tháp nhưng tăng nhiệt
lượng cần tiêu tốn cho vùng cần tăng chất lượng tránh lượng nhiệt
ở các vùng khác.
3/ Cấu tạo các thiết bị chính:
a/ Tháp chưng cất:
Tháp chưng cất tại cụm Condersate nhà máy lọc dầu Cát Lái là loại
tháp đĩa van.
- Đường kính đoạn dưới: 1,6m
- Đường kính đoạn trên (đỉnh tháp) : 0,6m
- Số đĩa : 30
- Số passe trên đĩa : 1
- Loại đĩa : đĩa van có chân
Cấu tạo van:
Loại van này có ưu điểm so với van khung là cấu tạo đơn giản. Tuy
nhiên nó có 2 nhược điểm chủ yếu sau :
- Ma sát giữa chân với lỗ gây mài mòn các chân.
- Khi có hiện tượng đóng cặn trân các chân sẽ làm cho van bị kẹt gây
hiện tượng sặc tháp.
Tháp chưng cất cụm Mini là loại tháp đệm (loại đệm Pall), làm việc ở
áp suất khí quyển. Do phải chưng cất bottoms-là sản phẩm nặng hơn nhiều
so với condensate, do đó việc dùng đệm là hợp lý. Đệm ở đây được rải
thành 1 lớp trong tháp, cao khoảng 1m.
b/ Thiết bị trao đổi nhiệt:
Thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng chủ yếu trong nhà máy là loại thiết bị
ống chùm 1-2 (2 passe phía ống, 1 passe phía shell). Khi cần tăng số passe
lên người ta lắp nối tiếp 2 thiết bị này (E-05, E-06, 2 thiết bị 1-2 nối tiếp). Về
mặt cấu tạo thiết bị trao đổi nhiệt trong nhà máy thường sử dụng dạng
AEM.
Loại thiết bị này có ưu điểm là tháo ra dễ dàng để làm vệ sinh phía bên
trong. Người ta có thể phát hiện sự đóng cáu trên bề mặt ống bằng cách đo
chênh lệch áp suất hoặc đo độ dày của ống.
Tuy nhiên lọai thiết bị này có nhược điểm sau:
http://hoadaudanang.com

6

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

- Để đảm bảo độ kín giữa đầu phân phối và bên ngoài cần lắp 2 fant,
hai fant này có nguy cơ rò rỉ đặc biệt là trong trường hợp chất lỏng
dưới áp suất cao.
- Đáy bằng chịu áp suất kém hơn đáy tròn.
III. Cụm chưng cất LPG
II.1. Giới thiệu:
1. Mục đích vận hành:
Nhằm phân tách các thành phần của khí không ngưng thu được từ
đỉnh cột chưng cất condensat.
2. Sản phẩm:
- Sản phẩm chính: propane và butane được gộp chung thành sản
phẩm LPG (khí hóa lỏng).
- Ngoài ra : phần condensate (C+5) ở đáy được đưa hồi lưu về cụm
chưng cất condensate.
- Phần khí khô C-2 được đốt ngay tại ngọn đuốc của nhà máy.
3. Đặc tính của nguyên liệu:
Theo thiết kế, lưu lượng của nhiên liệu là 4,927 kmol/h, tương đương
với 299,02 kg/h.
Phân tử lượng trung bình: 60,69.
Áp suất: 50kPa, Nhiệt độ: 50OC
Thành phần của khí : ( neu-offgas of SaiGon –Petro) % (khối lượng):
CH4

0

C2

1,62

C3

10,71

iC4

16,36

nC4

30,02

néo-C5

2,00

iC5

23,95

nC5

5,98

C+6

8,69

4. Sơ đồ công nghệ:
Nguyên tắc vận hành:
Khí nguyên liệu trước khi vào tháp phân tách (Debutanizer) phải được
nén đến áp suất cao ( cỡ 1150 kPa) nhằm hóa lỏng khí. Sau khi phân tách
trong tháp, phần hơi ở đỉnh được làm lạnh bằng nước thông qua một
échangeur, toàn bộ được gia nhiệt nhờ dòng Bottoms ( sản phẩm đáy của
http://hoadaudanang.com

7

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

cụm condensat) trong một Reboiler, phần nhẹ mang nhiệt bốc lên được hồi
lưu về đáy tháp để cung cấp nhiệt cho tháp.
II.2. Cấu tạo, các thông số hoạt động, điều kiện làm việc của các
thiết bị:
1/ Tháp tách :
+ Cụm condensate :
Là loại tháp đĩa van (dạng supape), gồm 30 đĩa, mỗi đĩa có 9 van.
Đường kính : Phần dưới : 1.6I1.7m .
Phần trên : 1.2m.
Chiều cao : 12m.
Vị trí nạp liệu : đĩa số 12.
Tháp làm việc ở áp suất cao: >10kg/cm2.
+ Cụm Mini :
Là loại tháp đệm (đệm Pall), đệm được đổ đầy 1m ;
Tháp làm việc ở áp suất khí quyển ;
Nhiệt độ nguyên liệu vào tháp khoảng 2750C.
2/ Máy nén:
Bộ phận nén khí bao gồm cụm các thiết bị sau : các bình tách lỏng
trước và sau khi nén, máy nén piston ( 2 máy tương ứng với 2 cấp nén),
quạt gió.
Nén cấp 1:
Khí nguyên liệu ở 50OC, p = 50 KPa được tách lỏng theo nguyên lý li
tâm, sau đó được nén đến 505KPa, đạt 87OC, sau đó được làm lạnh bằng
quạt gió đến khoảng 49OC.
Nén cấp 2:
Khí nén ở trên tiếp tục được nén đến khoảng 1250 KPa, đạt nhiệt độ
»116oC, sau đó được tiếp tục tách lỏng trước khi vào tháp tách khí.
Áp suất của nguyên liệu vào tháp là thông số quan trọng và được điều
khiển tự động.
3.Thiết bị trao đổi nhiệt ở đỉnh:
- Sử dụng nước tuần hoàn để làm mát khí, nhiệt độ nước vào khoảng
30oC, nhiệt độ nước ra khoảng 40oC.
4/ Bình ngưng tụ:
- Phân chia pha giữa khí đốt C-2 và LPG.
Thông số hoạt động : P = 950KPa, t =37OC. Áp suất là thông số được
điều khiển tự động.
http://hoadaudanang.com

8

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

5/Reboiler:
- Cung cấp nhiệt cho tháp nhờ dòng Bottoms của cụm Condensate.
- (Kettle reboiler).
- Sử dụng reboiler kiểm tra TEMA, bên trong có vách ngăn tràn.
- Nhiệt độ hồi lưu ở đáy tháp khoảng 157OC, là thông số quan trọng
điều khiển lưu lượng dòng Bottoms.
C. Hệ THốNG CÁC THIếT Bị PHụ TRợ TRONG NHÀ MÁY LọC DầU CÁT LÁI :

1/Lò đốt :
a/ Mục đích:
Thực hiện quá trình gia nhiệt nhằm tăng nhiệt độ của dòng bottoms
từ đáy tháp chưng condensate với mục đích hồi lưu về lại tháp chưng.
b/ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Là một lò đứng gồm hai vùng: đối lưu và bức xạ. Vùng đối lưu có 2
passe.
Lò được trang bị ba vòi đốt diesel thông gió tự nhiên được gắn ở thềm
lò. Mỗi vòi đốt được trang bị vòi đốt “lửa lớn” (main-flame), vòi đốt “lửa nhỏ”
(pilot) và bộ đánh lửa tự động. Công suất nhiệt thiết kế của lò:
11,95mmBTU/HR.
Quá trình trao nhiệt là trực tiếp : dòng bottoms đi trong ống, lửa đốt
ngoài ống. Nhiên liệu được đốt ở đây là dầu diesel. Đầu tiên, quá trình đốt
cháy nhiên liệu được mồi bằng gaz mồi, tiếp đó dầu diesel được đốt sau
khi đã bị tán thành dạng sương dưới tác dụng của khí nén. Không khí được
thổi liên tục vào lò. Ống đi trong lò thành một cặp dạng ruột gà và được tiếp
xúc trực tiếp với ngọn lửa có nhiệt độ 700 oC.
c/ Các sự cố hay xảy ra:
- Dạng lửa không ổn định:
+ Nguyên nhân : -Lắp sai lệch vòi đốt
-Ăn mòn và mài mòn miệng vòi đốt do lửa có hướng
xiên
-Tắt miệng vòi đốt : do chỉnh vòi đốt không tốt nên
tạo muội trên vòi đốt.
+ Tác hại: lửa chạm ống lò gây oxy hóa tạo vẩy gỉ và các điểm nóng
cục bộ, làm giảm sự truyền nhiệt và tuổi thọ các ống.
- Lửa tạt trở lại và sự rung động:
+ Nguyên nhân : -Nhiên liệu cháy xen nhau.
-Thiếu không khí.
-Lò được thiết kế với áp suất âm để đảm bảo vận tốc
khói đúng như thiết kế.
http://hoadaudanang.com

9

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

- Ngọn lửa vàng:
+ Nguyên nhân : Do vật bẩn hay hạt dầu bám ở xung quanh cửa
chắn vòi đốt.
- Cong ống :
+ Nguyên nhân : Do bị bắt lửa hay có sự quá tải.
- Hỏng vật liệu chịu nhiệt.
2/ Lò hơi.
a/ Mục đích:
Cung cấp hơi nước để:
- Sấy khô lò trước khi lò bắt đầu đưa vào sử dụng.
- Gia nhiệt cho các đường ống dẫn nguyên liệu và sản phẩm.
- Đưa vào một bộ phận trong một số bơm để tán sương các hạt dầu
khi có sự rò rỉ dầu (bottoms ở nhiệt độ cao 280-300oC) nhằm tránh
sự bắt cháy gây nguy cơ cháy nổ.
b/ Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:
Lò hơi có 2 loại, với công suất 6 tấn/h và 5 tấn/h.
Đây là loại ống gồm 3 passe và quá trình trao đổi nhiệt xảy ra trực tiếp:
nước chảy ở ngoài ống còn lửa trong ống. Vòi đốt gồm 2 loại tương ứng với
2 lò hơi: một loại là vòi đốt hoạt động theo nguyên tắc quay để dầu đốt FO
phun ra ở dạng sương, một loại dùng khí nén để tạo sương cho dầu đốt
FO.
Lò hơi hoạt động gián đoạn: Nước được đưa vào lò và chảy ở ngoài
ống sẽ được đun nóng để tạo thành hơi. Khi hơi nước tạo ra đạt được áp
suất 88 psi thì lò tự động ngừng làm việc và khi hơi nước trong các đường
ống giảm xuống còn 20 psi thì lò sẽ làm việc trở lại.
3/ Máy nén :
a/ Mục đích:
- Cung cấp khí nén cho hệ thống điều khiển tự động.
- Cung cấp khí nén để phục vụ cho việc làm sạch các đường ống
cũng như các bộ phận lọc trong bơm.
B/ Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:
Máy nén thuộc loại máy nén trục vít.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cụm máyMàng
nén lọc
khí như sau:
Không khí
+ dầu

Máy nén

Khí nén

Dầu tuần hoàn

http://hoadaudanang.com

Bộ

lọc

Bể chứa
Làm lạnh

Sử dụng

10

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

Máy nén hoạt động liên tục nhưng trong chu trình hoạt động luôn có
giai đoạn chạy không tải. Hai trục vít của máy nén sẽ hút không khí và dầu
“siêu làm lạnh” để nén lên áp suất 7,8 KPa sau đó nó sẽ chạy không tải. Khi
áp suất của khí nén tụt xuống khoảng 7KPa thì máy sẽ tự động chạy có tải
trở lại. Không khí sau khi được nén sẽ được đưa vào bể chứa và sau đó đi
qua bộ phận làm lạnh để tách lỏng. Thông thường nhiệt độ khí nén sau khi
làm lạnh đạt 4oC.
Để bảo đảm an toàn, bình chứa được trang bị một supap xả. Khi áp
xuất trong bình đạt 9 KPa thì supape tự động xả để giảm áp.
D. Hệ THốNG PHÒNG CHÁY CHữA CHÁY :

I/ Mục đích :
- Đảm bảo an toàn cho hoạt động của nhà máy cũng như tính mạng
của công nhân do luôn phải làm việc với nguy cơ cao về cháy nổ.
- Giảm tới mức tối đa những thiệt hại do các sự cố cháy nổ xăng dầu
xảy ra trong quá trình hoạt động.
II/ Mức độ nguy hiểm về cháy nổ trong NMLD :
- Các nguyên liệu hay sản phẩm của NMLD đều tiềm ẩn cao về nguy
cơ cháy, nổ.
- Các sản phẩm trong NMLD phổ biến ở 2 dạng : khí và lỏng và đều
là những chất dễ cháy, nổ.
- Các sản phẩm ở dạng khí nặng hơn không khí, do vậy nếu ở trong
không khí thì sản phẩm khí sẽ là là trên mặt đất.
- Các sản phẩm lỏng nhẹ hơn nước, do vậy sẽ nổi lên trên mặt
nước.
- Do đặc điểm như trên của các sản phẩm khí và lỏng, và cộng với
việc các sản phẩm này dễ dàng bắt cháy ở nhiệt độ bình thường
nên khi các sản phẩm này cháy thì thiệt hại là không thể lường
trước được.
III/ Biện pháp chữa cháy xăng dầu và các khí sản phẩm :
- Cũng giống như việc chữa cháy thông thường là muốn dập tắt đám
cháy thì phải cô lập chất cháy, nguồn duy trì sự cháy (O2), và mồi
lửa (lửa trần, tia lửa điện, tia quang học).
- Căn cứ vào đặc điểm của các sản phẩm dầu mở thì đối với từng loại
sản phẩm ta có cách khắc phục riêng.
+ Sản phẩm khí cháy : dùng nước phun để dập tắc, hoặc dùng bình
xịt CO2 đuổi O2.
+ Sản phẩm lỏng cháy: ta phun 1 lớp bọt ngăn cách sản phẩm lỏng
và O2 chấm dứt sự cháy.
http://hoadaudanang.com

11

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

IV/ Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:
- Hệ thống đường ống, bơm chữa cháy, các ống phun và bình xịt
CO2.
+ Do đặc điểm của nhà máy là nằm cạnh con sông nên nguồn nước
dùng cho chữa cháy là rất lớn.
+ Hệ thống bơm gồm : 2 bơm dầu Diesel ( phòng khi mất điện), và 6
bơm điện li tâm nhiều cấp ( 2 cái ngập trong hồ, và 4 cái bơm trên
cạn).
Tuyến đường ống với 2 đường xanh, đỏ : Xanh là đường ống nước và
đỏ là đường ống chứa bọt cứu hỏa.
+ Tại những cụm sản xuất nhạy cảm có bố trí vòi phun bọt chữa cháy
và phân bố những bình xịt khí CO2 tại những nơi có công nhân
trực, làm việc ( khắc phục nhanh những sự cố cháy nổ).
Cả hệ thống bơm, đường ống được bố trí tại các bể chứa các sản
phẩm và dọc theo hệ thống đê, ở những cụm Condensate và cụm Mini.
- Hệ thống đê có tác dụng ngăn cách các bể chứa phòng khi sự
cháy của bể này không lan sang bể kia. Khi một bể cháy, thì đê
bao quanh ngăn không cho sự cháy lan sang các bể khác bằng hệ
thống phun bọt chữa cháy xung quanh đê.
- Cấu tạo của những bể chứa các sản phẩm xăng dầu :
+ Các bể chứa được làm bằng sắt, sơn cách nhiệt, mái của bể được
cấu tạo tùy theo sản phẩm chứa. Tuy nhiên trên mái bể có những
bộ phận an toàn sau : 2 van an toàn xả khí và cột thu lôi chống sét.
+ Trên mái bể có hệ thống ống đỏ phun bọt chữa cháy vào sản
phẩm trong bể khi bể xảy ra sự cháy. Phía bên trên có hệ thống
ống xanh làm mát bể khi thời tiết nắng nóng hoặc khi các bể khác
xảy ra sự cháy.
+ Bên ngoài bể sắt có tường bảo vệ bao quanh chống nhiệt và đạn
cũng như ngăn cách sự cháy lan ra ngoài bể.
Với cấu tạo bể như vậy sẽ giảm được nguy cơ cháy nổ và sự mất mát
sản phẩm trong quá trình tồn chứa.
- Tóm lại cả hệ thống PCCC hoạt động theo nguyên tắc tự động. Khi
có sự cố cháy nổ, bơm sẽ tự động bơm, nếu mất điện thì khởi động
bơm Diesel, tại nơi cháy vòi phun sẽ tự động phun, các bồn bể
được làm mát và hệ thống đê phun bọt.
V. Công tác phòng cháy:
- Khi bị cháy bởi xăng dầu, nói chung là sẽ bị thiệt hại, và thường là
lớn do sự cháy của xăng dầu là khó dập tắt.

http://hoadaudanang.com

12

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

- Do vậy công tác phòng cháy luôn được đề cao ở mọi nơi. Giáo dục
ý thức tự giác của mọi người vì nguy cơ cháy nổ, cũng như luôn tập
dượt thành thục các kỹ năng chữa cháy.
- Ý thức về những hậu quả nghiêm trọng của cháy nổ và hiểu biết về
cách khắc phục sự cháy là điều kiện thiết yếu để một nhà máy lọc
dầu luôn hoạt động an toàn.
E. VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM MÔI SINH :Nhà máy lọc dầu Cát Lái hoạt động theo 1

chu trình kín, do đó có 2 nguồn sản phẩm thải chính ảnh hưởng trực tiếp
đến vấn đề môi sinh đó là khói thải và nước thải.
I/ Khói đốt thải ra ở xưởng lọc dầu :
Điều kiện khói đốt thoát ra từ xưởng lọc dầu có 2 nguồn gốc sinh ra :
I.1/ Sinh ra từ 2 lò gia nhiệt (STPRP1, STPRP2):
Các lò đốt dùng dầu FO để đốt và lưu lượng dầu FO cung cấp cho lò
đốt khoảng 5 tấn/ ngày, ống khói của lò cao khoảng 12m.
Hơi trong khói của nhà máy lọc dầu Cát Lái được kiểm tra về môi sinh,
cụ thể như sau :
STT

Loại hơi đốt

Nồng độ thực
tế

Nồng độ cho
phép tại xưởng

1

SO2 (mg/m3)

12 ¸ 12,5

20

2

H2S (mg/m3)

Vết rất nhỏ

10

3

CO (mg/m3)

10

30

4

CO2 (% 0)

1,7

1¸5

5

Bụi khói (hạt/cm3)

105

1000

I.2.Khói ở tháp đốt khí thải: ( Phần khí không ngưng tụ trong quá trình lọc)
Do còn có 1 phần nhỏ khí không ngưng còn trong dầu mà thành phần
là C1, C2, C3, C4, các khí này cùng với dầu đi qua thiết bị ngưng tụ, chúng
không được dẫn đến cột đốt ( như ở cụm trước).
Khói ở thùng đốt khí thải khác với khói ở lò gia nhiệt đốt dầu F.O,
thành phần của khói này chỉ có CO và CO2 có SO2, H2S và hạt khói.
Tóm lại khói thải của xưởng lọc dầu ớ mức độ thông thường nếu có
chất độc thải thì đều dưới nồng độ bảo vệ môi sinh cho phép. Mặt khác địa
điểm ở vùng trống cách xa dầu nên vấn đề ô nhiễm môi trường có thể yên
tâm.
II/ Nước thải của nhà máy lọc dầu Cát Lái :
Nước thải của nhà máy được phân ra làm 2 loại :
http://hoadaudanang.com

13

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

II.1. Nước thải nhiễm dầu:
Nước thải này gồm:
+ Nước thải từ bể tách muối, không dầu, bị nhiễm bẫn do chất phá
nhũ, muối và dầu dính theo. Nước thải ra với lưu lượng khoảng
1m3/h.
+ Nước thải từ các bình ngưng tụ sản phẩm, thoát ra với lưu lượng
khoảng 4m3/h loại này có nhiễm bẫn dầu.
+ Nước mưa rơi xuống mặt đất nhiễm dầu trong 15’ đầu.
II.2. Nước thải không nhiễm dầu :
+ Nước thải sinh họat.
+ Nước mưa rơi xuống mặt bằng sau 15’.
Lưu lượng của nước thải nhiễm bẩn dầu :
STT

Loại nước thải

Lưu lượng
(m3/h)

1

Nước thải từ các bộ
phận tin muối

1

Hàm lượng các chất
nhiễm bẫn mg/l
-

Muối Cl 200¸ 280

-

Chất phá nhủ 300

-

Dầu khô 3000

2

Nước từ các bình
tách sản phẩm

4

-

Các loại nhiên liệu
2000 ¸3000

3

Nước mưa nhiễm
dầu trong 15’ đầu

10 ¸ 100

-

Dầu 20

-

Chất lơ lững 20

Để xử lý nước thải nhiễm bẫn dầu, nhà máy lọc dầu Cát Lái đã sử
dụng biện pháp đưa nước thải nhiễm bẫn vào đường riêng và đưa về hệ
thống xử lý nước thải. Hệ thống này gồm có 3 bể với tổng công suất 340m3
và 1 ao dung tích 7840m3. Còn đối với nước thải sinh họat không nhiễm
bẫn dầu và nước mưa lên mặt bằng sau 15’ ( đã hết nhiễm dầu) được dẫn
về hệ thống mương lớn trong xưởng, tại đây có rong để làm sạch nước. Khi
mức nước ở đây cao hơn mức nước cần thiết mới cho thải ra sông.

http://hoadaudanang.com

14

Tài liệu thực tập tốt nghiệp nhà máy lọc dầu Cát Lái

Mục lục
GIỚI THIỆU .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
A. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỐ TRÍ, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÂN XƯỞNG
SẢN XUẤT VÀ CÁC PHÒNG BAN TRONG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI: ...................... 2
B. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY.......................................................................... 3
I.Thành phần, tính chất của nguyên liệu đưa vào chế biến .................................. 3
II. Cụm condensate ................................................................................................................ 3
III. Cụm chưng cất LPG.......................................................................................................... 7
C. HỆ THỐNG CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRONG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI: ............... 9
1/Lò đốt.................................................................................................................................. 9
2/ Lò hơi............................................................................................................................... 10
3/ Máy nén ........................................................................................................................... 10
D. Hệ THốNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ......................................................................... 11
I/ Mục đích: .......................................................................................................................... 11
II/ Mức độ nguy hiểm về cháy nổ trong NMLD: ..................................................................... 11
III/ Biện pháp chữa cháy xăng dầu và các khí sản phẩm:...................................................... 11
IV/ Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: ................................................................................... 12
V. Công tác phòng cháy: ...................................................................................................... 12
E. VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM MÔI SINH .................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
I/ Khói đốt thải ra ở xưởng lọc dầu:....................................................................................... 13
II/ Nước thải của nhà máy lọc dầu cát lái: ............................................................................. 13
KẾT LUẬN: .................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

http://hoadaudanang.com

15