Bức xạ mặt trời và nhiệt độ không khí

  • doc
  • 13 trang
Chuyên đề:
BỨC XẠ MẶT TRỜI VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
Thực hiện: nhóm địa lí trường THPT chuyên Lạng Sơn
Phần 1. Lý thuyết
I. Bức xạ Mặt Trời
1. Khái niệm
Bức xạ mặt trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời phát ra. Đây
chính là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận
chuyển, bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành
tinh trong hệ Mặt Trời.
Năng lượng bức xạ Mặt trời thường biểu diễn bằng cal/cm².phút
2. Sự phân phối bức xạ Mặt Trời khi đến Trái Đất.
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời. Quá trình bức xạ
Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất được phân bố như sau: Nếu nguồn bức xạ là 100% thì
30% bị phản hồi vào không gian trước khi đến Trái Đất, 19% bị khí quyển hấp thụ,
47% được bề mặt Trái Đất hấp thụ, 4% tới bề mặt Trái Đất lại bị phản hồi vào không
gian.

Như vậy, nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề
mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái
Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời, nếu góc chiếu lớn thì nhiệt
lượng lớn và ngược lại.
II. Nhiệt độ không khí và sự phân bố nhiệt độ không khí
1

1. Nhiệt độ không khí
Về phương diện địa lí, nói đến nhiệt độ của một nơi là nói đến nhiệt độ không
khí ở nơi đó, cụ thể là nhiệt độ của không khí cách bề mặt đất 2 mét. Nhiệt độ của lớp
không khí này vừa chịu ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời vừa chịu ảnh hưởng rất lớn
của bức xạ mặt đất (do mặt đất tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rồi lại tỏa vào không
khí)
Nhiệt độ không khí ở mỗi nơi lên xuống liên tục từ ngày sang đêm và từ mùa
này sang mùa khác:
Ban ngày, Mặt Trời càng lên cao thì cường độ bức xạ Mặt Trời càng lớn; cường
độ bức xạ mặt đất cũng tăng lên theo nhưng chậm hơn. Cường độ bức xạ Mặt Trời cao
nhất là lúc 12 giờ trưa, cường độ bức xạ mặt đất cao nhất là lúc 14-16 giờ. Vì vậy
nhiệt độ của lớp không khí gần mặt đất lên cao nhất là trong khoảng 14-16 giờ.
Ban đêm, khi bức xạ Mặt Trời không có thì bức xạ mặt đất cũng yếu dần,
cường độ bức xạ mặt đất thấp nhất là lúc 4 – 6 giờ sáng (mùa đông là 6 – 8 giờ sáng)
nên nhiệt độ của lớp không khí gần sát mặt đất cũng xuống thấp nhất trong khoảng
thời gian này.
Ở bán cầu Bắc, từ ngày 21-3 đến ngày 22-6 góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn
dần, ngày càng dài dần, mặt đất càng thu được nhiều lượng nhiệt và cũng tỏa nhiệt
vào không khí cũng ngày càng nhiều, đến tháng 7 thì nhiệt độ của lớp không khí gần
sát mặt đất lên cao nhất. Từ ngày 23-9 đến hết ngày 22-12, góc chiếu của tia sáng Mặt
Trời nhỏ dần, ngày cũng ngắn dần, mặt đất ngày càng thu ít nhiệt, và tỏa nhiệt vào
không khí ngày càng ít, đến tháng 1 thì nhiệt độ của lớp không khí gần mặt đất xuống
thấp nhất.
Ở bán cầu Nam, ngược lại, tháng 1 có nhiệt độ lên cao nhất và tháng 7 có nhiệt
độ xuống thấp nhất.
2. Sự phân bố nhiệt độ không khí
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
Nhân tố
Vĩ độ địa lí

Ảnh hưởng
Càng lên cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ,
chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn, nên
nhiệt độ trung bình năm ngày càng giảm, biên độ nhiệt năm ngày càng
lớn.
Lục địa và Do tính chất vật lí của đất và nước khác nhau nên nhiệt độ trung bình
2

đại dương

Địa hình

năm cao nhất và thấp nhất đều năm ở lục địa; đại dương có biên độ
nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Càng xa đại dương biên độ nhiệt
năm càng tăng, do tính chất lục địa tăng dần. Nhiệt độ không khí còn
thay đổi tùy theo bờ Đông và bờ Tây lục địa, do ảnh hưởng của dòng
biển nóng, lạnh và sự thay đổi hướng của chúng.
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng
Mặt Trời thường có góc chiếu nhỏ hơn, nên nhận được lượng nhiệt thấp
hơn.

b. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ
+Nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo và Chí tuyến (trong đó khu vực nội chí
tuyến có nhiệt độ cao hơn), giảm dần về cực.
+Biên độ nhiệt ở Xích đạo rất thấp (1,80C) tăng dần từ cực.
c. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương
+Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm ở lục địa.
+Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ, ở lục địa lớn.
d. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo địa hình
+Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m,
nhiệt độ giảm 0,60C)
+Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo độ dốc và hướng sườn.
Phần 2. Các dạng bài tập
I. Dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến bức xạ mặt đất.
1. Tại sao cán cân bức xạ Mặt Trời trung bình năm của mặt đất giảm dần từ
Xích đạo về hai Cực?
2. Tại sao vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tổng bức xạ ở Cực cao hơn ở Xích đạo?
3. Cho bảng số liệu:
Phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ vào ngày 22/6
(cal/cm3/ngày)
200
500
700
900
728
22/6
577
649
624
634
707
Giải thích tại sao ngày 22/6, tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhất ở 20 0B và ở
các vĩ độ từ 100B đến 700B lớn hơn Xích đạo?
3
Ngày

00

90

Hướng dẫn:
Tổng lượng bức xạ Mặt Trời phụ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng.
- Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc, nên có tổng lượng bức xạ Mặt
Trời lớn nhất ở vĩ độ 200B.
- Đồng thời, từ vĩ độ 100B đến 700B, thời gian ngày dài hơn đêm nhiều hơn ở Xích
đạo, do đó có tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn hơn ở Xích đạo.
4. Cho bảng số liệu: Phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ
(cal/cm3/ngày)
Ngày
00
90
200
500
700
900
21/3
672
659
556
367
132
0
22/6
577
649
728
707
624
634
23/9
663
650
548
361
130
0
22/12
616
519
286
66
0
0
a. Cho biết bảng số liệu trên thuộc bán cầu nào? Vì sao?
b. Nhận xét và giải thích sự phân hóa tổng lượng bức xạ Mặt Trời.
Hướng dẫn:
a. BSL ở Bán cầu Bắc vì:
- Ngày 22/6 có tổng lượng bức xạ Mặt Trời cao đồng đều. Ở 20 0 thì tổng lượng bức xạ
Mặt Trời cao nhất vì Mặt Trời liên thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc.
Ở Cực vào ngày 22/6 là 634 còn ngày 22/12 là 0. Nên BCB đang ngả về phía Mặt
Trời, BCN chếch xa Mặt Trời.
b. Nhận xét:
*Tổng lượng bức xạ Mặt Trời phân phối không đều theo ngày và vĩ độ:
-Ngày 22/6: Tổng lượng bức xạ Mặt Trời cao nhất ở 20 0; Tổng lượng bức xạ Mặt Trời
giảm từ Xích đạo về Cực; Tổng lượng bức xạ Mặt Trời Cực cao hơn ở Xích đạo
-Ngày 22/12: Tổng lượng bức xạ Mặt Trời giảm rất nhanh từ Xích đạo đến Cực, tại
vòng Cực có tổng lượng bức xạ bằng 0.
-Ngày 21/3, 23/9: Tổng lượng bức xạ Mặt Trời giảm từ Xích đạo về Cực, Cực = 0.
Góc nhập xạ giảm dần về 2 Cực, ở Cực góc nhập xạ = 0.
*Giải thích: Tổng lượng bức xạ phụ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng.
- Vào ngày 22/6: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc, từ Chí tuyến Bắc về Xích
đạo và Cực góc nhập xạ giảm dần. Tại Cực thời gian chiếu sáng (186 ngày) nhiều hơn
ở Xích đạo.
4

- Vào ngày 22/12: từ Xích đạo đến Cực có góc nhập xạ giảm nhanh, từ vòng Cực đến
Cực nằm khuất trong bóng tối, góc nhập xạ bằng 0
- Ngày 21/3, 23/9: Góc nhập xạ giảm dần về 2 Cực, ở Cực góc nhập xạ = 0.
5. Cho bảng số liệu:
Lượng nhiệt tiếp thu trong một ngày tại các vĩ độ
(Cal/cm2)
Vĩ độ
00
200
400
600
900
Trung bình năm
880
830
694
500
366
Ngày 22/6
809
958
1015
1002
1103
Ngày 22/12
803
624
326
51
0
a. Xác định các vĩ độ trên thuộc Bán cầu nào? Tại sao
b. Tại sao vào mùa hạ ở Bán cầu Bắc, tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở Cực nhưng
nhiệt độ không khí ở đây vẫn cao?
Hướng dẫn:
a. Các vĩ độ trên thuộc Bán cầu Bắc vì:
- Ngày 22/6, lượng nhiệt tiếp thu trong một ngày cao nhất ở khoảng vĩ độ 40 0, các vĩ
độ về phía Cực có lượng nhiệt tiếp thu được lớn hơn ở Xích đạo.
- Ngày 22/12, lượng nhiệt tiếp thu giảm nhanh từ Xích đạo về Cực, tại Cực có lượng
nhiệt bằng 0 vì góc nhập xạ giảm.
b. Vào mùa hạ ở Bán cầu Bắc, tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở Cực Bắc chủ yếu do
thời gian chiếu sáng ở Cực dài hơn ở Xích đạo (tại Cực có 6 tháng ngày, tại Xích đạo
chỉ có 3 tháng ngày)
Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định
bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất
bề mặt đệm. Ở Xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có chứa
nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi
hầu hết lượng bức xạ Mặt Trời, phần còn lại rất nhỏ chủ yếu dùng làm tan băng nên
nhiệt độ rất thấp.
III. Các dạng câu hỏi lý thuyết liên quan đến nhiệt độ không khí
1. Trình bày đặc điểm của chế độ nhiệt của lớp khí quyển dưới thấp?
HD:
5

Không khí nhận được nhiệt của Mặt Trời đốt nóng trực tiếp và nhiệt từ mặt đất
truyền lên, trong đó lượng nhiệt nhận được từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ
và 500 000 lần so với dẫn nhiệt phân tử. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí
ở dưới thấp là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
Việc truyền nhiệt từ mặt đất vào không chủ yếu do loạn lưu. Loạn lưu (hay còn
gọi là đối lưu nhiệt) là sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí do mặt đất bị đốt
nóng không đều gây nên. Không khí bị mặt đất đốt nóng bốc lên cao mang theo nhiệt.
Các phần tử khí trong chuyển động loạn lưu, dần dần tiếp theo nhau nhận được nhiệt
khi tiếp xúc với bề mặt đất nóng và khi thăng lên hay di chuyển sẽ truyền nhiệt cho
các phần tử khác.
Nhiệt được đưa vào không khí cùng với hơi nước bốc hơi, rồi được toả ra trong
quá trình ngưng kết. Mỗi một gam hơi nước chứa 600 calo tiềm năng nhiệt hoá hơi.
Do mặt đất là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu, nên nhiệt độ không khí ở lớp dưới
thấp giảm theo chiều cao. Trung bình, không khí ẩm khi lên cao 100m giảm 0,6 0C.
Nếu nhiệt độ của khối khí lạnh hơn xung quanh, nó sẽ giáng xuống (với điều kiện
trạng thái khí quyển ổn định). Khi đó, nhiệt độ hối khí sẽ tăng lên, trung bình tăng 1 0C
trên 100m, nếu đó là không khí khô.
2. Tại sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?
HD:
-Nêu nguyên nhân tạo ra nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu: Do nguồn bức xạ Mặt
Trời trực tiếp; nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. Khi các tia bức xạ
Mặt Trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên; sau đó mặt đất sẽ bức
xạ trở lại không khí làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ
vào việc tiếp nhận trực tiếp bức xạ Mặt Trời, nhưng sự truyền nhiệt từ mặt đất có tác
dụng rất lớn. Càng lên cao, càng xa mặt đất không khí càng ít nhận được bức xạ của
bề mặt đất.
-Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời rồi tỏa vào không khí được hơi nước giữ lại
60 %. Hơi nước tập trung ở dưới thấp, khoảng ¾ khối lượng hơi nước nằm từ 40 km
trở xuống. Càng lên cao, hơi nước càng ít, nhiệt độ giảm.
-Các phần tử vật chất (tro bụi, các loại muối, các vi sinh vật…) hấp thụ một phần bức
xạ Mặt Trời. Càng lên cao các phần tử này càng ít nên góp phần làm cho nhiệt độ
giảm.
6

3. Tại sao sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất khác nhau?
HD:
-Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất khác nhau do nhiều nhân tố tác động ….
-Mỗi nhân tố trên tác động khác nhau ở mỗi nơi trên Trái Đất. (yêu cầu phân tích cụ
thể)
+Vĩ độ (Dẫn chứng)
+Lục địa và đại dương (Dẫn chứng)
+Địa hình
-Mối quan hệ giữa các nhân tố này khác nhau ở mỗi nơi trên Trái Đất. (dẫn chứng)
4. Câu nhận định sau đây: Đúng hay sai? Tại sao?
HD:
“Khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở đâu thì ở đó nhận được lượng nhiệt lớn nhất”
Nhận định sai vì ở mọi địa điểm khác nhau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh thì chỉ có góc
nhập xạ lớn nhất, còn thời gian chiếu sáng khác nhau, tính chất bề mặt đệm khác nhau
(khả năng hập thụ nhiệt khác nhau).
5. Phân tích nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ trung bình của Bán cầu Bắc cao hơn
Bán cầu Nam.
HD:
(Do góc nhập xạ, do thời gian chiếu sáng, tính chất bề mặt đệm)
- do mùa hè ở BCB dài hơn BCN: Mùa hè ở BBC được tính từ 21/3 đến 23/9 dài
186 ngày. Mùa hè ở NBC được tính từ 23/9 đến 21/3 năm sau dài 179 ngày. Như vậy
mùa hè ở BBC dài hơn mùa hè ở NBC 7 ngày.
+Mùa hạ ở BBC từ 21/3 đến 23/9 Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo lớn có chứa
điểm viễn nhật (5/7) nên vận tốc chuyển động chậm và thời gian kéo dài ra.
+Mùa hạ ở NBC từ 23/9 đến 21/3 năm sau Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo nhỏ có
chứa điểm cận nhật (4/1) nên vận tốc chuyển động nhanh và thời gian rút ngắn lại nên
mùa hạ ngắn hơn BBC
-Diện tích lục địa của bán cầu bắc lớn hơn bán cầu nam
-Ở bán cầu nam có lục địa nam cực lạnh, bán cầu bắc là đại dương bắc băng dương.
6. Vì sao chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực và xích đạo trong mùa hè nhỏ hơn
mùa đông.
HD:
7

Do góc nhập xạ:
Vào mùa hè, Mặt trời lên thiên đỉnh ở khu vực chí tuyến bắc nên góc nhập xạ chênh
nhau không lớn. Vào mùa đông Mặt trời lên thiên đỉnh ở khu vực chí tuyến nam nên
góc nhập xạ chênh nhau nhiều, ở cực góc nhập xạ bằng 0.
Do thời gian chiếu sáng:
-Mùa hè: XĐ có 3 tháng ngày, cực là 6 tháng ngày
-Mùa đông: XĐ có 3 tháng là đêm, cực là 6 tháng đêm.
 nhiệt độ ở vùng cực và xích đạo vào mùa hè cao và chênh lệch ít hơn so với mùa
đông.
7. Tại sao biên độ nhiệt năm thay đổi theo vĩ độ địa lí và theo lục địa đại dương?
HD:
*Biên độ nhiệt thay đổi theo vĩ độ
- Chênh lệch mùa nóng mùa lạnh ngày càng lớn về cực
- Chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày càng lớn khi về cực
 Biên độ nhiệt năm thay đổi theo vĩ độ
*Biên độ nhiệt năm thay đổi theo lục địa đại dương
Lục địa: hấp thụ nhiệt nhanh, tỏa nhiệt nhanh
Đại dương: hấp thụ nhiệt chậm, tỏa nhiệt chậm
 Biên độ nhiệt năm lục địa > đại dương
8. Giải thích tại sao ở khu vực xích đạo có biên độ nhiệt năm nhỏ nhưng biên độ
nhiệt ngày đêm lớn?
HD:
Có biên độ nhiệt năm nhỏ vì nhiệt độ cao quanh năm, ít có sự chênh lệch nhiệt độ, còn
biên độ nhiệt ngày đêm lớn vì ban ngày nhận được lượng bức xạ cao, lượng nhiệt cao,
còn ban đêm nhiệt hạ thấp, mặt đất tiếp tục tỏa nhiệt.
9. Giải thích tại sao biên độ nhiệt năm tăng dần từ xích đạo về cực còn biên độ
nhiệt ngày đêm lại tăng dần từ cực về xích đạo?
HD:
*Biên độ nhiệt năm tăng dần từ XĐ  Cực là do:

8

- Hình dạng khối cầu của TĐ kết hợp với chuyển động quanh Mặt Trời với địa trục
nghiêng …lần lượt các nửa cầu ngả hoặc chếch xa MT … càng xa XĐ độ ngả và
chếch xa MT càng rõ … dấu hiệu mùa rõ rệt khi xa XĐ (Biên độ nhiệt năm cao…)
- XĐ và vùng đới nóng nhận được lượng nhiệt lớn quanh năm từ MT …biên độ nhiệt
năm nhỏ …
* Biên độ nhiệt ngày - đêm tăng dần từ cực về XĐ do:
- Hình dạng khối cầu của TĐ  góc nhập xạ giảm dần từ XĐ về 2 cực…Ban ngày
vùng vĩ độ thấp nhận được lượng nhiệt lớn hơn so với các vĩ độ cao…- biên độ
nhiệt ngày và đêm sẽ tăng dần từ cực về XĐ (Với cùng một bề mặt đệm như nhau…)
10. Chứng minh nhiệt độ không khí trên Trái Đất thay đổi tuân theo quy luật địa
đới:
HD:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về cực
- Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên bề mặt Trái Đất (tự dẫn chứng)
IV. Các dạng câu hỏi liên quan đến bài tập nhận xét lược đồ, bảng số liệu, tính
toán độ cao và nhiệt độ
1. Dựa vào bản đồ các đường đẳng nhiệt trung bình ở mực nước biển, hãy cho biết:
a. Đó là bản đồ các đường đẳng nhiệt trung bình ở mực nước biển vào tháng mấy? Vì
sao?
b. Nhận xét và giải thích về các đường đẳng nhiệt 0 0C, 80C ở đại dương các vùng ôn
đới.

9

HD:
a. Tên bản đồ: các đường đẳng nhiệt trung bình tháng 1 ở mực nước biển. Vì Ở Bán
cầu Bắc, đặc biệt ở vòng cực Bắc nhiệt độ trung bình rất thấp có thể xuống tới -48 0C,
trong khi ở bán cầu Nam nhiệt độ thấp nhất ở vòng cực Nam khoảng 4 0C. vì vào tháng
1, Mặt Trời đang chuyển động biểu kiến ở bán cầu Nam, nên nhiệt độ trung bình ở
mực nước biển cao hơn; ở bán cầu Bắc lượng bức xạ và lượng nhiệt nhận được ít hơn
nên nhiệt độ trung bình thấp hơn có nơi xuống tới -480C
b. Nhận xét
-Ở bán cầu Bắc trong khoảng vĩ độ từ 400 đến 600B:
+ Bờ đông các đại dương: các đường đẳng nhiệt 00C, 80C vòng lên cao về phía cực
Bắc, cho thấy bờ đông của đại dương ấm hơn bờ tây của đại dương
+ Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-Xtrim và Cư-rô-si-ô khi chảy
lên vĩ độ cao thì hướng sang đông làm ấm bờ đông đại dương.
+ Bờ tây các đại dương: các đường đẳng nhiệt 00C, 80C vòng xuống thấp về phía Xích
đạo, cho thấy bờ tây của đại dương lạnh hơn bờ đông của đại dương.
+ Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh La-bra-đô và Ôi-a-si-vô khi chảy
lên từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp thì hướng sang tây làm lạnh bờ tây đại dương.
- Ở bán cầu Nam trong khoảng vĩ độ từ 400 đến 600N:
+ Đường đẳng nhiệt 00C, 80C chạy gần xong xong với vĩ tuyến.
+ Nguyên nhân: do ở bán cầu Nam phần lớn diện tích là biển và đại dương.
2. Dựa vào bản đồ các đường đẳng nhiệt trung bình ở mực nước biển, hãy cho
biết:

10

a. Đó là bản đồ các đường đẳng nhiệt trung bình ở mực nước biển vào tháng mấy? Vì
sao?
b. Nhận xét và giải thích về các đường đẳng nhiệt 0 0C, 80C ở đại dương các vùng ôn
đới.
3. Quan sát bảng số liệu sau:
Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lý ở
Bán cầu Bắc.
Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình
Biên độ nhiệt độ năm
năm (0C)
(0C)
0
24,5
1,8
20
25,0
7,4
30
20,4
13,3
40
14,0
17,7
50
5,4
23,8
60
-0,6
29,0
70
-10,4
32,2
Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ không khí ở bán cầu Bắc theo vĩ độ
HD:
Nhận xét:
- Càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm (dẫn chứng)
Do Trái Đất có dạng hình khối cầu và góc nhập xạ càng nhỏ dần khi lên các vĩ độ cao.
- Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực chí tuyến (d/c) vì do diện tích bề mặt đệm
chủ yếu là lục địa, khô hạn, ít hơi nước, ít mưa nên nhiệt độ không khí cao hơn ở xích
đạo có bề mặt đệm chủ yếu là rừng và đại dương nên năng lượng bức xạ Mặt Trời bị
suy giảm do có nhiều hơi nước, mây, mưa.
- Càng lên vĩ độ cao thì biên độ nhiệt năm càng tăng (d/c), càng về xích đạo sự chênh
lệch nhiệt độ trung bình năm trong năm càng giảm, càng lên vĩ độ cao, sự chênh lệch
nhiệt độ càng lớn.
Nguyên nhân: do càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu
sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ có góc chiếu sáng
lớn, lại có thời gian chiếu sáng dài, mùa đông góc chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu
sáng lại ít dần.
11

4. Cho bảng số liệu: Biên độ nhiệt năm ở hai bán cầu

Vĩ độ

0

10

20

Bán cầu Bắc

0

0,7

5,5

Bán cầu Nam

0

1,6

5,2

30

40

50

60

13,1 19,3

25,8

30,4

34,1 35,2 36,0

7,6

5,4

11,2

9,5

6,5

70

80

90

28,7 35,0

Nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt
HD:
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt trong năm càng lớn vì chênh lệnh góc nhập xạ và
độ dài ngày đêm trong năm càng lớn.
- Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt có sự khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam do
tương quan tỉ lệ lục địa đại dương giữa hai bán cầu khác nhau. Tỉ lệ này càng lớn thì
biên độ nhiệt càng cao và ngược lại.
- Từ 00 đến 300, cả hai bán cầu diện tích lục địa đều tăng lên biên độ nhiệt tăng, bán
cầu Bắc có biên độ nhiệt tăng hơn vì diện tích lục địa lớn hơn.
- Từ 300 đến 500 Bắc và Nam, diện tích lục địa ở bán cầu Nam giảm nhanh, nên biên
độ nhiệt năm giảm
- Từ 500 đến 700 Bắc và Nam, ở bán cầu Bắc có diện tích lục địa tăng tới mức cao nhất
nên biên độ nhiệt tiếp tục tăng, Nam bán cầu nhiệt độ tăng nhanh hơn có xuất hiện các
đảo và bán đảo ở lục địa Nam cực.
- Từ 700 đến 900 Bắc và Nam, biên độ nhiệt ở 2 bán cầu đều đạt tới mức cực đại do sự
chênh lệch ngày đêm và góc chiếu giữa hai mùa ở vùng cực rất lớn. Tuy nhiên biên độ
nhiệt ở bán cầu Nam cao là do xuất hiện lục địa Nam Cực, trong khi ở bán cầu Bắc là
Bắc Băng Dương.
5. Sự phân hóa của nhiệt độ theo độ cao đã gây ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ
giữa chân và đỉnh của một địa hình là 1,80C.
a. Hãy tìm độ cao tương đối của địa hình này
b. Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 710mmHg. Vậy khí áp ở đỉnh của
địa hình này là bao nhiêu biết rằng nếu cứ lên cao 100m khí áp giảm 10mmHg.
c. Với các điểm đã được xác định ở trên, vùng này được xếp vào dạng địa hình gì?
HD:
12

a. Độ cao tương đối là 300m
Vì trong tầng đối lưu, không khí ẩm càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ
lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C, nên ta có chênh lệch nhiệt độ giữa chân và đỉnh
của một địa hình là 1,80C nên độ cao tương đối là: (1,80C *100)/0,6 = 300 (m)
b. Khí áp ở đỉnh là 680 mmHg
Độ cao tuyệt đối của địa hình này là 800 m, địa hình núi.

13