Bút pháp tả thực trong thơ đường luật của nguyễn khuyến

  • pdf
  • 70 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
------o0o-----

DUYÊN THÚY QUỲNH

BÚT PHÁP TẢ THỰC TRONG THƠ ĐƯỜNG
LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Cần Thơ, tháng 5/ 2010

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bút pháp tả cảnh
1.1.1. Bút pháp
1.1.2. Bút pháp tả cảnh

1.2. Thơ Nôm Đường luật trong nền văn học trung đại Việt Nam
1.2.1. Mốc ra đời của chữ Nôm
1.2.2. Vài nét về thơ Nôm Đường luật

1.3. Điều kiện hình thành của thơ Nôm Đường luật
1.3.1. Điều kiện lịch sử
1.3.2. Điều kiện xã hội
1.3.3. Điều kiện văn học

1.4. Vài nét về thơ Nôm tả cảnh trong dòng thơ Nôm Đường luật của văn học
trung đại Việt Nam

Chương 2:
BÚT PHÁP TẢ CẢNH TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
CỦA NGUYỄN KHUYẾN ĐẬM ĐÀ PHONG VỊ
ĐƯỜNG THI
2.1. Thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng bút pháp “thi trung hữu
họa”.
2.1.1. Nghệ thuật miêu tả màu sắc.
2.1.2. Nghệ thuật khắc họa đường nét.
2.1.3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh.

2.2. Thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng bút pháp “thi trung hữu
nhạc”.
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả âm thanh trong thế giới tự nhiên.
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả âm thanh trong sinh hoạt con người.

2.3. Thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng bút pháp “tả cảnh ngụ
tình”.
2.3.1. Thơ tả cảnh thể hiện nỗi buồn thời thế.
2.3.2. Thơ tả cảnh thể hiện nỗi buồn thân phận.

Chương 3:
NGÔN NGỮ TẢ CẢNH TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
CỦA NGUYỄN KHUYẾN ĐẠT ĐẾNTRÌNH ĐỘ
THẨM MĨ, TINH TẾ VÀ SÂU SẮC
3.1. Nghệ thuật sử dụng từ ghép
3.1.1. Khái niệm từ ghép
3.1.2. Khả năng diễn đạt của từ ghép với việc tả cảnh vật làng thôn

3.2. Nghệ thuật sử dụng từ láy

3.2.1. Khái niệm từ láy
3.2.2. Khả năng diễn đạt của từ láy với việc tả cảnh vật làng thôn

3.3. Nghệ thuật sử dụng từ điệp
3.3.1. Khái niệm từ điệp
3.3.2. Khả năng diễn đạt của từ điệp với việc tả cảnh vật làng thôn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Nguyễn Khuyến - người được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt
Nam”, đến với thơ Nguyễn Khuyến ta dường như say trong cảnh nghèo, đơn sơ, giản
dị nhưng vẫn mang nét lung linh huyền ảo, quyến rũ đến lạ thường, như đắm chìm
trong cảnh thanh bình, êm ấm, lao động mệt nhọc nhưng vẫn vui tươi của những người
dân suốt ngày chân lấm tay bùn. Thơ ông như dòng suối mát làm êm dịu lòng người,
bên cạnh những vần thơ về cảnh trí thiên nhiên làm nên những bức tranh để đời, làm
nên tên tuổi Nguyễn Khuyến trong dòng thơ Nôm tả cảnh. Nguyễn Khuyến thành công
ở cả hai lĩnh vực thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Mặc dù số lượng thơ chữ Hán nhiều
hơn nhưng thơ Nôm Nguyễn Khuyến vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong nền thơ ca
dân tộc. Khảo sát thơ văn Nguyễn Khuyến mà bỏ qua mảng thơ Nôm Đường luật thì
thật là thiếu sót. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là một cây bút giàu tâm huyết, ông là
người suốt đời tận tụy chăm bón cho khu vườn thơ của mình ngày một thêm nhiều
hương sắc. Không chỉ thành công ở nội dung mà tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến trên
phương diện nghệ thuật ta vẫn bắt gặp những thành công đặc sắc. Ở đấy, ta bắt gặp
thỉnh thoảng sự vọng lại cái vị cổ thi ngàn đời, lúc lại mang hơi thở của cuộc sống đời
thường. Ông có thể được coi là nhà thơ cuối cùng của nền văn học trung đại có nhiều
đóng góp cho nghệ thuật thơ dân tộc. Thi pháp thơ Nguyễn Khuyến là sự giao thoa
giữa bút pháp tượng trưng, ước lệ với tả thực, đó là bước chuyển từ thi pháp trung đại
sang chủ nghĩa hiện thực. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là sự hội tụ những tinh hoa dân
tộc và cái mới của thời đại. Thơ Nôm Nguyễn Khuyến mà đặc biệt là thơ Nôm tả cảnh
của ông được xem như là “nức danh” trong làng thơ tả cảnh của dòng văn học trung
đại Việt Nam. Vì thế mà tôi chọn đề tài “Bút pháp tả cảnh trong thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến” để khảo sát, tìm hiểu trên phương diện hình thức nghệ
thuật thơ Nguyễn Khuyến nhằm bổ sung thêm vào những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Khuyến ngày một thêm toàn diện.

2. Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn cuối cùng của nền văn
học trung đại Việt Nam, ông viết dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, bằng một
thứ văn tự “vuông”. Song, ông cũng lại là một trong những nhà thơ lớn, nhân chứng
đầu tiên của một thời kì đất nước lâm vào vòng nô lệ của chủ nghĩa đế quốc phương
Tây. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là cây đại thụ trong nền thơ ca trung đại Việt Nam,
thế nên những công trình nghiên cứu về ông trước nay không phải là ít. Trên con
đường tìm hiểu sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến có rất nhiều nhà lí luận,
phê bình, nghiên cứu thẩm định đóng góp ngày một hoàn thiện hơn về thơ văn ông
như Hà Như Chi với Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ [5], Ngô Viết Dinh với Đến
với thơ Nguyễn Khuyến [8], Vũ Thanh với Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm
[35],…

Trước hết, đề cập đến vấn đề này Vũ Thanh trong quyển Nguyễn Khuyến tác
gia và tác phẩm [35] đã tập hợp được rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
về cả nội dung thơ văn cũng như nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến trong đó có bài của
Ngô Ngũ Ngọc Long nhận xét: “...đọc thơ Nguyễn Khuyến ta có cảm tưởng như vừa
được xem tranh thủy mặc vừa nghe thơ Đường. Thật vậy, nét vẽ trong thơ Nguyễn
Khuyến có chịu ảnh hưởng của nghệ thuật thủy mặc, đó là những nét đơn sơ nhưng
dịu dàng, linh động.” Không những vậy nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Khuyến còn
chịu ảnh hưởng bởi nghệ thuật tương phản của Đường thi “Một sự tương phản đầy
nghệ thuật giữa bầu trời mênh mông vô tận với vài nét khắc họa nhỏ bé mong manh
của tạo vật, một vài nét cây, một túp lều, một ngọn núi cao vút, một cánh nhạn lẻ loi
hay chiếc thuyền con cô quạnh,...Tranh được cấu trúc bằng nghệ thuật đưa cái nền
thật lớn vào một đối tượng thật nhỏ in lên đó để gây hiệu lực khiến người đọc chú ý
đến cái mênh mông của bầu trời, nhưng cũng có khi ngược lại. Mang vóc dáng của
những bức tranh thủy mặc tuyệt tác, cảnh làng quê Việt Nam được pha loãng bởi một
lớp sương nhạt, màu sắc thường nghiên về màu lạnh, mờ ảo, thanh đạm và lặng lẽ,
một sự yên lặng tế nhị, thâm trầm của nhà nho,...Nhà thơ không biểu hiện tâm trạng,
không nói nhiều đến mình trong thơ tả cảnh nhưng người đọc vẫn cảm thấy trong cái
cao nhẹ lâng lâng của mùa thu hình như có sự cảm thông sâu lắng giữa người và
cảnh” [35; tr.284,285].
Không chỉ vậy ở công trình này tác giả còn đề cập đến ngôn ngữ trong nghệ
thuật tả cảnh: “Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất tinh xác, chọn lọc, bình dị và dễ
hiểu. Tự nhiên, chân thật chính là đặc điểm nổi bật nhất trong thơ, hầu hết những chữ
dùng đều là Nôm và rất linh động, gợi cảm, lời thơ chảy tuôn giống như lời nói bình
thường mà lại súc tích, thâm trầm” [35; tr.285].
Đây là một công trình nghiên cứu được sưu tầm công phu, có hệ thống, chọn
lọc khá đầy đủ và toàn diện về thơ văn Nguyễn Khuyến ở cả phương diện nội dung lẫn
phương diện nghệ thuật.
Theo Trần Ngọc Hưởng trong quyển Luận đề về Nguyễn Khuyến [19], một
công trình nghiên cứu khá hoàn thiện gồm ba phần:
1. Sơ lược về tác giả và một số bài thơ học trong nhà trường.
2. Một số bài viết, nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và bình giảng các bài thơ tiêu
biểu.
3. Ý kiến của các nhà phê bình và giai thoại.
Trong quyển này tác giả có đưa ra một số nhận định về nghệ thuật tả cảnh trong
thơ Nguyễn Khuyến: “Trong khi phần lớn các thi sĩ đương thời tỏ ra hời hợt ca ngợi
quê hương qua hình ảnh ước lệ lấy từ văn chương Trung Hoa thì Nguyễn Khuyến đã
thể hiện được trong thơ ca cái hồn quê xứ sở, bình dị, thân thuộc mà đẹp đến nao
lòng, gợi nhớ đến khôn tả là hình ảnh của một chiếc ao bèo, một hàng giậu thưa, một

con ngõ nhỏ, những khóm tre, bụi trúc, chiếc thuyền con, ngọn gió heo may se sát màn
sương khói hư ảo mùa thu” [19;tr.66].
Cũng trong luận đề này tác giả cũng nhận định: “Nguồn thi hứng của Nguyễn
Khuyến là những hình ảnh từ làng xóm, bụi tre, cái ao, chiếc thuyền câu, hàng giậu
thưa trước nhà, làn khói lam chiều, tiếng sáo vo ve, con trâu già, con chó sủa, con
đom đóm,... đến cảnh mất mùa, cảnh nước lụt lênh láng, đến cảnh trưa hè oi ả, những
bức tranh thu tĩnh lặng mơ màng. Những cảnh vật hết sức bình thường đó đã khơi dậy
được nguồn cảm hứng chân thành tạo nên những vần điệu rung cảm tuyệt vời cho nhà
thơ”. [19; tr.246]. Có thể nói nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến đã đạt đến bậc thầy
“tả cảnh nhưng không như Bà huyện Thanh Quan hay một số nhà thơ nổi tiếng thời
trước, Nguyễn Khuyến chủ yếu chỉ dùng lời ăn tiếng nói nhân dân, nét mộc mạc dung
dị của làng quê mà đã vẽ nên một góc khung cảnh quê hương đơn sơ nhưng không
kém phần quyến rũ”. [19; tr.144,145]
Ở công trình này Trần Ngọc Hưởng đã có những khảo sát cụ thể, khá chi tiết về
thơ văn Nguyễn Khuyến qua những tác phẩm tiêu biểu, cụ thể. Qua đó, giúp người đọc
có những nhận xét vừa khái quát cũng đồng thời chứng minh được những nhận định
đó qua từng tác phẩm.
Theo Hà Như Chi trong quyển Việt Nam thi văn giảng luận [4] có viết: “Về
phương diện kiến trúc của bài thơ tả cảnh ta cần phải nhận xét rằng nghệ thuật của
Nguyễn Khuyến vẫn còn dính dáng rất nhiều với nghệ thuật cổ truyền”, “cụ tỏ ra còn
chịu ảnh hưởng của đường lối cổ truyền khi sắp xếp các chi tiết của bức tranh” [4;
tr.751]. Song, không vì thế mà thơ Nguyễn Khuyến đi theo những công thức sáo mòn
của thơ cổ mà trong một số bài thơ ông mạnh dạn dứt bỏ những khuôn khổ quy phạm
khắt khe không phù hợp “Nguyễn Khuyến thường mô tả những cảnh vật thật và tự
nhiên hoặc những cảnh nơi thôn dã rất gần với chúng ta”. “Trong khi tả cảnh Nguyễn
Khuyến đã dùng cái nhìn tinh tế để chọn lọc những chi tiết nào đặc sắc để làm cho ta
rung cảm” [4; tr.749]. Từ đó cho ta cái nhìn khái quát hơn về thơ Nguyễn Khuyến vừa
có những sự kế thừa vừa thể hiện sự vượt thoát độc đáo.
Theo Nguyễn Huệ Chi trong quyển Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ [5] có
bài viết về những biến động trong nguyên tắc sáng tác và quan điểm thẩm mĩ đã giúp
Nguyễn Khuyến tạo nên những mảng thơ “dân tình làng cảnh”. Đồng thời cũng có
những bài viết về sự đa dạng trong bút pháp của nhà thơ biểu hiện khả năng chiếm lĩnh
cùng một lúc rất nhiều thể loại dưới nhiều tư duy khác nhau. Nhìn chung, tác giả có
những đóng góp về cách nhìn nhận và phương pháp tiếp cận thơ văn Nguyễn Khuyến
một cách mới mẻ: “Thơ vịnh cảnh của Nguyễn Khuyến mặc dù chưa dứt bỏ hẳn hình
thức tượng trưng, ước lệ của cổ nhân nhưng vẫn bộc lộ rõ sự cố gắng xa rời lối biểu
đạt này, khiến ta có cảm giác như trong thơ ông có sự giằng co giữa một hình thức
nghệ thuật còn nhiều ước lệ với việc miêu tả chân xác hơn, giản dị hơn, đại chúng hơn

và những sự vật, hiện tượng cùng những tư tưởng, tình cảm của người viết để cho mỗi
đối tượng khi được nghệ thuật tái hiện lại không còn khoảng cách với tác giả, với
người đọc” [5; tr.202].
Theo Hồ Sĩ Hiệp trong quyển Nguyễn Khuyến - tủ sách văn học trong nhà
trường [14] có bài đề cập đến nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Khuyến: “Cụ Nguyễn
Khuyến là một nhà thơ tả cảnh có tài. Cụ có một tâm hồn dễ xúc cảm trước cảnh vật,
có một cái nhìn mau lẹ và chắc chắn để ghi chú hình ảnh cần thiết, và nhất là biết sắp
đặt chi tiết thành một bức tranh cân đối hoàn hảo. Nói một cách khác, khi tả cảnh cụ
vừa là thi sĩ mà cũng vừa là nghệ sĩ” [14; tr.75,76]. Chứng tỏ nhà thơ có một cách
quan sát tinh nhạy đồng thời có khả năng chọn lọc những hình ảnh đặc sắc nhất đưa
vào thơ. Nhận xét trên cho thấy Nguyễn Khuyến là một thi sĩ tả cảnh bậc thầy.
Theo Trần Đình Sử trong quyển Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [33] có
trích nhận định của Xuân Diệu về thơ Nguyễn Khuyến vẫn “chứng tỏ một tâm hồn
rộng rãi nhìn xa lên cao theo mô hình không gian truyền thống nhưng đồng thời cũng
xuất hiện những đường nét không gian mới, gần gũi, thân thuộc của làng quê” [33;
tr.223]. Có thể xem đây là một nhận định khá đầy đủ về nghệ thuật thơ Nguyễn
Khuyến.
Như vậy, viết về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến đã có không ít những
công trình nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên, đó còn là những công trình rời rạc, cho
đến nay vẫn chưa có công trình nào thật sự chuyên sâu về đề tài này ở phương diện sử
dụng ngôn ngữ cụ thể là hệ thống từ ghép, từ láy, từ điệp trong việc miêu tả cảnh vật
làng thôn. Đó thật sự là một phương diện còn mới mẻ, chưa được các nhà nghiên cứu
đi sâu tìm hiểu. Và đó cũng chính là những khó khăn cho người viết khi đi vào tìm
hiểu đề tài này. Tuy nhiên, với những tài liệu của các nhà nghiên cứu đã giúp người
viết có cơ sở, tạo điều kiện tiền đề hoàn thành đề tài.

3. Mục đích, yêu cầu.
Đề tài “Bút pháp tả cảnh trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến” đã đi
vào khảo sát những biểu hiện nghệ thuật làm nên tên tuổi “nhà thơ của quê hương
làng cảnh Việt Nam”. Trước hết, đề tài đã tái hiện trọn vẹn bức tranh làng cảnh nơi
quê hương Yên Đỗ từ “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” hay cách chọn lọc
hình ảnh, màu sắc đến cả những âm thanh làm nên bức tranh vừa bình dị, gần gũi vừa
sống động để từ đó nâng lên thành bức tranh tâm trạng “tả cảnh ngụ tình”. Không
những vậy, đề tài còn đi vào tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong việc tả cảnh
vật làng thôn. Hệ thống những từ láy, từ ghép, từ điệp,… tạo hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc
đạt đến trình độ tinh tế, sâu sắc. Trên cơ sở đó, người viết so sánh, đối chiếu thơ văn
Nguyễn Khuyến với các nhà thơ trung đại khác để thấy được sự kế thừa những tinh
hoa và sự vượt thoát những công thức truyền thống của Nguyễn Khuyến. Đồng thời

qua đó khẳng định những đóng góp của Nguyễn Khuyến đối với nền thi ca trung đại
nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung.

4. Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát đề tài “Bút pháp tả cảnh trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến” người viết chủ yếu tập trung tìm hiểu phần thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đặc
biệt về phương diện tả cảnh. Như chúng ta đều biết, Nguyễn Khuyến thành công trên
cả hai lĩnh vực thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến thì lại
vô cùng phong phú bao trùm hầu như tất cả các đề tài trong cuộc sống. Đặc biệt là
mảng thơ trữ tình từ sau khi nhà thơ cáo quan về ở ẩn đã làm nên sự “nức danh” của
một nhà thơ khi viết về dân tình, làng cảnh quê hương. Nhưng sự thành công của thi
phẩm phải là một “phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”(V. Huygo).
Cho nên, ở đây người viết đi vào nghiên cứu những phương diện nghệ thuật làm nên
sự thành công rực rỡ, làm nên tên tuổi của một nhà thơ Nôm kiệt xuất khi viết về “quê
hương làng cảnh Việt Nam”.
Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Bút pháp tả cảnh trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến đậm
đà phong vị Đường thi.
Chương 3: Ngôn ngữ tả cảnh trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến đạt
đến trình độ thẩm mĩ, tinh tế và sâu sắc.
Trong quá trình khảo sát đề tài người viết chủ yếu tham khảo trên các tài liệu
sau:
Thơ văn Nguyễn Khuyến [6].
Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ [5].
Nguyễn Khuyến tác gia và tác phẩm [35].

5. Phương pháp nghiên cứu.
Qua quá trình tìm hiểu đề tài, khảo sát và chọn lọc tư liệu tiêu biểu từ các công
trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, người viết vận dụng những phương pháp sau để
giải quyết vấn đề:
Phương pháp thống kê: Nhằm tập hợp tài liệu, các bài thơ có nội dung liên quan
đến đề tài, giúp cho việc minh họa, dẫn chứng được chính xác, dễ dàng, không có sự
trùng lặp.
Phương pháp phân tích, chứng minh: Đây là phương pháp được sử dụng chủ
yếu khi thực hiện đề tài.
Phương pháp so sánh: trong mối tương quan với các nhà thơ trung đại để thấy
được ông có sự kế thừa và sáng tạo riêng.
Phương pháp tổng hợp: nhằm khái quát vấn đề đưa ra. Đây cũng là một phương
pháp chủ yếu và quan trọng để thực hiện đề tài.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bút pháp tả cảnh
1.1.1. Bút pháp
Ở phương Đông, bút pháp vốn là thuật ngữ của thư pháp - nghệ thuật viết chữ
Nho. Thuật ngữ ấy chỉ cách thức cầm bút lông, cách đưa đẩy nét bút để tạo dáng chữ
đẹp. Theo Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt [25] thì bút pháp là “cách dùng ngôn
ngữ hoặc đường nét, màu sắc, hình khối, ánh sáng để biểu hiện hiện thực, thể hiện tư
tưởng trong tác phẩm nghệ thuật” [25; tr.89]. Chẳng hạn trong Truyện Kiều có câu
“Khen rằng bút pháp đã tinh” là để nói đến phương thức này của bút pháp.
Trong văn học, theo Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học [32] thì “Bút
pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu
hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở đây bút pháp cũng tức là cách
viết, lối viết. Người ta thường nói: bút pháp trào lộng, bút pháp trữ tình, bút pháp cổ
kính,…là do sử dụng các biện pháp trào lộng, trữ tình hay từ cổ, cách diễn đạt mà
nên” [32; tr.29].
Quan niệm này cho thấy đây là một thuật ngữ bút pháp khá toàn diện. Chẳng
hạn khi nói về bút pháp của Bác Phạm Huy Thông nhận xét “Bút pháp sở trường của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong truyện và kí là châm biếm.” Hay Nguyễn Đăng Mạnh
cũng nhận xét: “Trong thơ trữ tình Bác thường dùng bút pháp hiện thực và bút pháp
tượng trưng. Và đó cũng chính là cách thức mà Bác sử dụng trong sáng tác văn học.”
Từ việc phân tích trên cho thấy khái niệm bút pháp do trực tiếp gắn liền với
cách viết, lối viết nên có phần tương đồng với phong cách và văn phong. Văn phong là
“lề thói viết văn” hay “phong độ viết văn” [32; tr.419]. Theo nghĩa này văn phong
khác bút pháp, bút pháp để chỉ tổng hợp những phương tiện để làm nên một hình thức
nghệ thuật nào đó. Phong cách là “một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối
ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên
cách nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn [32; tr.255]. Hay nói khác đi
“phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem
lại cho tác phẩm một chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái
thống nhất.” [32; tr.256]. Theo Lê Bá Hán thì phong cách trong tiếng Hy Lạp, La-tinh
lúc đầu có nghĩa là “cây bút” sau mở rộng nên thành “chữ viết”, “cách viết”. Tuy
nhiên, theo Trần Đình Sử “phong cách là cả một hệ thống hình thức và nội dung” [32;
tr.19]. Do đó, thuật ngữ phong cách hiện nay được hiểu rộng hơn, có tính hệ thống hơn
và bao hàm cả bút pháp. Do đó, bút pháp thường được xem là yếu tố của phong cách.

Cũng giống như văn phong và phong cách ở đây ta cũng thấy có sự gần gũi
giữa bút pháp và thi pháp bởi lẽ theo Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại
[33] thì “thi pháp là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp thể loại tạo thành đặc trưng
của văn học” [33; tr.23] hay “thi pháp là hệ thống hình thức, phong cách, bút pháp,
bao gồm hệ thống thể loại, các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các phong cách cụ thể
của các tác giả cụ thể”. [33; tr.25]. Từ khái niệm này ta thấy bút pháp cũng là một yếu
tố trong thi pháp.
Từ sự so sánh trên cho thấy bút pháp là hệ thống phương tiện nghệ thuật để
truyền tải nội dung được các tác giả sử dụng làm bật nổi lên đặc trưng thi pháp cũng
như phong cách của từng nhà văn, nhà thơ.

1.1.2. Bút pháp tả cảnh.
Nguyễn Du trong Truyện Kiều từng viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Có thể nói, văn chương xưa nay đều mang đậm một sắc xanh của cảnh vật thiên
nhiên. Cảnh sắc thiên nhiên đã ghi dấu trong lòng mỗi người và đặc biệt hơn hết là
trong lòng biết bao thế hệ thi nhân để từ đó làm nên biết bao trang viết với nhiều cảm
xúc khác nhau.
Tả cảnh trước hết là lấy cảnh vật làm đối tượng miêu tả làm cho bức tranh thiên
nhiên thêm phần xinh tươi, giàu sức sống. Và cảnh ở đây không đơn thuần là cảnh của
tự nhiên là “cỏ, cây, hoa, lá” mà còn là cảnh sinh hoạt trong cuộc sống, trong sinh
hoạt con người.
Như đã nói, tả cảnh không chỉ để miêu tả thiên nhiên đẹp mà thiên nhiên, cảnh
vật còn được các tác giả sử dụng như một thứ “ngôn ngữ nghệ thuật”. Phan Ngọc
từng viết: “Ngôn ngữ thiên nhiên là một phạm trù nghệ thuật có tính lịch sử, bị quy
định bởi sự phân tích nội tâm”. Hiểu như vậy để thấy được hiệu quả nghệ thuật trong
việc lấy cảnh vật làm đối tượng hay phương tiện biểu hiện của hình thức nghệ thuật.
Như vậy, bút pháp tả cảnh là một hình thức nghệ thuật dùng cảnh vật làm
phương tiện biểu hiện cho cách thức hành văn, xây dựng lối viết tạo nên nét đặc sắc và
hài hòa về màu sắc, âm thanh, hình khối trong một tác phẩm nghệ thuật.
Trong dòng văn học trung đại Việt Nam, cảnh vật trở thành phương tiện nghệ
thuật chính yếu trong sáng tác của các nhà thơ trung đại. Trước hết ta bắt gặp cảnh
trong những bài thơ thiền thời Lý- Trần, mượn cảnh vật để nói lên những triết lí,
chiêm nghiệm về cuộc đời, chất thiền trong thơ:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
(Mãn Giác Thiền Sư)

Đó không phải là cành mai trong số trăm hoa tươi tươi rồi rụng thông thường,
mà là thứ hoa của thiền tâm bất toại, nở trong tuyết lạnh, hoa của tịch mịch Niết Bàn.
Hay ta bắt gặp vô vàn những hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến…
Có thể nói bút pháp tả cảnh đã được các nhà thơ trung đại vận dụng rất thành
công vừa linh hoạt vừa sinh động và cũng vừa chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng cho
tác phẩm.

1.2. Thơ Nôm Đường luật trong nền văn học trung đại Việt Nam.
1.2.1. Mốc ra đời của chữ Nôm
Chữ Nôm là một loại chữ viết mượn chữ Hán là căn bản để ghi chép tiếng nói
của người Việt Nam. Chữ Nôm đã được sáng tạo và có mặt trong đời sống văn hóa của
dân tộc từ hàng nghìn năm nay. Song, việc xác định chính xác “chữ Nôm có tự bao
giờ” vẫn còn là một ẩn số với nhiều quan niệm khác nhau cho đến nay vẫn còn chưa
ngã ngũ.
Quan niệm cho chữ Nôm có từ thời Hùng Vương: Theo Phạm Huy Hổ cho rằng
“người Việt Nam ta biết được chữ Hán từ thời Hồng Bàng cho nên chữ Nôm cũng ra
đời từ đó”.
Quan niệm cho chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp: Theo Pháp Tính cho rằng do nhu
cầu truyền bá mà Sĩ Nhiếp đưa ra chữ Nôm để dạy dân chúng. Và Văn Đa Cư Sĩ cũng
có quan niệm giống Pháp Tính cho là chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp.
Quan niệm cho chữ Nôm có từ thời nước ta bị phong kiến thống trị: Liên Giang
cho rằng chữ Nôm do các nhà truyền giáo đặt ra để thực hiện mục đích của mình. Bởi
lẽ, khi truyền giáo gặp phải những tên “nôm na” phải đặt ra chữ để đọc. Nghiêm Toản
cũng có quan niệm giống Liên Giang nhưng có cách lí giải thỏa đáng hơn là do nhu
cầu hành chính, giao dịch,… nên chữ Nôm ra đời để đáp ứng cho nhu cầu đó. Vì vậy,
ông cho rằng chữ Nôm ra đời từ khi nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị.
Quan niệm cho chữ Nôm có từ thế kỉ VIII: Theo Dương Quảng Hàm, Nguyễn
Văn Tố căn cứ vào tôn hiệu Phùng Hưng do dựa vào hai chữ “bố” “cái” trong Bố Cái
Đại Vương mà cho rằng chữ Nôm có từ thế kỉ VIII.
Quan niệm cho chữ Nôm có từ thời Trần (thế kỉ XIII): Theo các học giả nước
ngoài căn cứ vào việc Nguyễn Thuyên làm thơ Nôm đuổi cá nên cho rằng chữ Nôm có
từ lúc này.
Quan niệm tổng hợp theo Hữu Cầm trong bài Nguồn gốc chữ Nôm cho rằng
chữ Nôm đã manh nha vào cuối thế kỉ VIII, đầu thế kỉ X, hình thành vào triều Lý và
thịnh hành vào triều Trần (thế kỉ XIII). Cho nên hiện nay khảo sát và nghiên cứu chữ
Nôm do có nhiều quan niệm không thống nhất, việc lựa chọn mốc ra đời chính xác cho
chữ Nôm vẫn chưa làm được. Nhưng nhìn chung từ việc nhìn nhận các quan niệm của

tác giả thì trong bài viết này chúng tôi đi theo quan niệm tổng hợp lấy mốc thế kỉ XIII
làm mốc ra đời của chữ Nôm.

1.2.2. Vài nét về thơ Nôm Đường luật
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng bởi
sự đóng góp của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc. Từ trước đến nay đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về thể thơ này bởi lẽ thơ Nôm Đường luật là một thể
thơ tuy có nguồn gốc ngoại lai nhưng lại có vị trí đáng kể trong nền văn học dân tộc,
nó cùng phát triển song song với các thể thơ khác. Trước hết, thơ Nôm Đường luật là
thể thơ được làm theo luật thơ Đường, một thể thơ Trung Quốc nhưng được sáng tác
bằng ngôn ngữ dân tộc - chữ Nôm. Các tác giả dùng chữ Nôm để sáng tác dựa trên cơ
sở những luật lệ về thơ có từ thời Đường (Đường thi). Dương Quảng Hàm nhận định
“Thơ Nôm của ta làm theo phép tắc thơ Tàu mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng
Tàu nên thi pháp của ta cũng tức là thi pháp của Tàu và niêm luật của thơ ta cũng
phỏng theo thơ Tàu cả.” Tuy nhiên, cũng không nên đánh đồng thơ Nôm Đường luật
của ta với thơ Đường Trung Quốc bởi lẽ các tác giả trên con đường sáng tác cũng tạo
ra những phá cách tạo nên nét riêng cho thể thơ dân tộc.
Cũng giống như chữ Nôm cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chính
xác và thống nhất về mốc ra đời của thơ Nôm Đường luật.
Theo Lã Nhâm Thìn trong Thơ Nôm Đường luật [38] cho rằng “Thơ Nôm
Đường luật ra đời có lẽ từ cuối thế kỉ XIII”. Bởi ông cho rằng lúc này về ngôn ngữ
“chữ Nôm có đầy đủ khả năng trở thành ngôn ngữ văn học”. Đồng thời về phương
diện lịch sử ông tin vào Đại Việt sử kí toàn thư - bộ sử chính thức của nhà nước phong
kiến.
Theo Hà Xuân Liêm trong Thơ Việt Nam - thơ Nôm Đường luật [21] cho rằng
thơ Nôm ra đời vào thế kỉ XV. Bởi lẽ về phương diện chữ viết, chữ Nôm phải có sự
chuẩn bị, ổn định mới có khả năng trở thành ngôn ngữ văn học. Và về phương diện
lịch sử thì văn bản thơ Nôm Đường luật còn lại hiện nay là Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi (thế kỉ XV).
Như vậy, ở đây người viết đi theo quan niệm thứ hai bởi xem chữ Nôm ra đời
vào thế kỉ XIII nên phải có giai đoạn chuẩn bị để trở thành ngôn ngữ văn học. Đồng
thời như trên đã phân tích thì đến hôm nay “dù muốn dù không” để khảo sát, nghiên
cứu thơ Nôm Đường luật vẫn chỉ bắt đầu từ Quốc âm thi tập (thế kỉ XV), xem đấy như
mốc ra đời của thơ Nôm Đường luật.
Về sự phát triển của thơ Nôm Đường luật để tiện cho việc khảo sát ở đây tạm
chia hai giai đoạn:
Giai đoạn từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương: đây là giai đoạn đi từ thể
nghiệm đến ổn định đồng thời cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thơ Nôm
Đường luật.

Trước hết được đánh dấu bằng Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập. Nguyễn Trãi
được xem là người thể hiện mạnh mẽ những phá cách trong sáng tác: sử dụng nhiều,
thành công thơ Đường luật xen lục ngôn, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ và cả
những hình ảnh mang đậm chất dân dã, màu sắc dân tộc trong sáng tác.
Kế đến phải kể đến là Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn với Hồng Đức quốc âm
thi tập: tiếp tục kế thừa những phá cách trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đồng
thời cũng thể hiện nhiều nét mới trong nghệ thuật sử dụng từ láy.
Nhìn chung, cả Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập dù có nhiều cách
tân nhưng vẫn chưa thoát khỏi những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.
Tiếp đến là Nguyễn Bỉnh Khiêm với tập Bạch Vân quốc ngữ thi: đến đây thơ
Nôm Đường luật đi vào ổn định hơn - nhẹ nhàng, uyển chuyển, ít dùng chữ Hán.
Đến Hồ Xuân Hương, người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” thì có thể
nói đến lúc này thơ Nôm đã đạt được những thành tựu rực rỡ: giải tỏa được hoàn toàn
những quy định của thơ Đường luật Trung Quốc, đi thẳng vào cuộc sống đời thường
và những vấn đề thế tục. Nói về vấn đề này Dương Quảng Hàm nhận xét “Hồ Xuân
Hương là một nhà viết thơ Nôm thuần túy, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán
với cách tả tình, tả cảnh, dùng chữ, hiệp vần rất khéo” [27; tr.88].
Như vậy, từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương các nhà thơ Việt Nam chỉ mượn
luật thơ Đường làm hình thức thể hiện, nhưng họ luôn muốn thoát khỏi thơ Đường về
cả nội dung và hình thức.
Giai đoạn sau Hồ Xuân Hương: đây là giai đoạn xuất hiện nhiều phong cách tác
giả như Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... Đến đây thì “hồn Việt,
lối nói Việt, tâm trạng Việt đã làm cho thơ luật Đường đến độ hoàn hảo…” [27; tr.88].
Và đây cũng chính là giai đoạn thơ Nôm Đường luật đi vào giai đoạn kết thúc bởi lẽ
lúc này chữ Nôm đã không còn được dùng trong sáng tác.

1.3. Điều kiện hình thành của thơ Nôm Đường luật
Là một loại hình văn học nên sự ra đời của thơ Nôm Đường luật cũng có những
điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển. Bên cạnh điều kiện văn học được xem
như một điều kiện tất yếu cho sự hình thành một thể loại văn học mới còn có những
tiền đề ngoài văn học cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời thơ Nôm
Đường luật.

1.3.1. Điều kiện văn học
Về ngôn ngữ, chữ Nôm là ngôn ngữ sáng tác thơ Nôm Đường luật. Và như trên
đã nói chữ được hình thành trên cơ sở chữ Hán - ngôn ngữ sáng tác thơ Đường. Do đó
giữa chữ Nôm và chữ Hán có sự gần gũi về các phương diện:
Cả chữ Nôm và chữ Hán đều là ngôn ngữ không biến hình: tạo tính cố định cao
về vần, số lượng âm tiết của từ. Đây là một quy định về luật trong thơ Đường Trung
Quốc mà nếu mất đi sẽ không còn là một bài thơ Đường thật sự nữa.

Ngôn ngữ đơn âm: tạo nên số chữ cố định và phân bố đều ở mỗi câu. Đây cũng
là sự gần gũi giữa chữ Hán và chữ Nôm làm nên việc lấy luật thơ Đường sáng tác thơ
Nôm.
Tuyến tính: Đối với tiếng Việt và tiếng Hán, trật tự trước sau giữa các từ là vô
cùng quan trọng. Thơ Đường luật là thơ không chấp nhận bất kì sự lộn xộn nào dù là
nhỏ nhất trong trật tự của câu. Bởi vì, không những nó làm đảo lộn hoặc phá vỡ nội
dung thông báo mà còn không đảm bảo trật tự trong quy định chặt chẽ về niêm và luật,
thay đổi trật tự từ cũng sẽ làm thay đổi luật bằng trắc nghiêm ngặt của thơ Đường luật.
Thanh điệu: quy định về niêm, luật cho một bài thơ luật Đường.
Từ sự gần gũi như trên vừa phân tích đã có ý nghĩa quyết định trong việc tiếp
thu thơ Đường luật Trung Quốc để làm nên thành công cho thể thơ Nôm Đường luật
Việt Nam.
Về thể loại, sự lựa chọn thơ Nôm Đường luật Trung Quốc - một thành tựu rực
rỡ của nền văn học Trung Quốc để làm đối tượng tiếp nhận sáng tạo nên thơ Nôm
Đường luật - một thành tựu xuất sắc nhất của nền văn học dân tộc. Bên cạnh đó, thơ
Đường luật là một thể loại có kết cấu chặt chẽ và ổn định tạo nên điều kiện thuận lợi
cho sự hấp thu và chuyển hóa.
Như vậy, từ những yếu tố khách quan về những điều kiện văn học đã tạo tiền
đề cho sự ra đời và phát triển rực rỡ như một tất yếu của thể loại thơ Nôm Đường luật
Việt Nam.

1.3.2. Điều kiện lịch sử
Thế kỉ X, đất nước ta đi vào thời kì độc lập dân tộc và tự chủ. Đây là một mốc
đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong tất cả các lĩnh vực về chính trị, văn hóa,
xã hội. Như chúng ta biết chính trị vững chắc thì xã hội ổn định nhưng bên cạnh đó
việc khẳng định văn hóa cũng chính là khẳng định nền dân chủ độc lập dân tộc.
Trước thế kỉ X, trong hoàn cảnh ngoại xâm, đất nước mất chủ quyền thì một
yêu cầu bức thiết đặt ra cho nền văn hóa là phải làm sao thoát khỏi được nguy cơ đồng
hóa của kẻ thù. Do đó, việc đóng cửa không giao lưu để tránh sự đồng hóa giữ gìn và
bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc là một điều kiện cần thiết và tất yếu.
Sau thế kỉ X, đất nước được hoàn toàn tự chủ thì việc khép kín nền văn hóa
không giao lưu với bên ngoài là một việc làm không còn phù hợp nữa. Thậm chí dẫn
đến sự lạc hậu về văn hóa. Cho nên, việc mở cửa giao lưu văn hóa nước ngoài để học
tập tinh hoa văn hóa nước ngoài làm phong phú cho văn hóa dân tộc nói chung và văn
học nói riêng. Song, mở cửa giao lưu học tập trên cơ sở những truyền thống văn hóa
dân tộc chứ không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu theo kiểu “hòa nhập
chứ không hòa tan”. Chính điều kiện quan trọng này đã tạo điều kiện cho việc tiếp thu
thơ Đường luật Trung Quốc để sáng tạo nên thơ Nôm Đường luật Việt Nam.

1.3.3. Điều kiện xã hội.

Bên cạnh những điều kiện văn học, lịch sử thì sự xuất hiện của tầng lớp tri thức
Việt Nam, những người có tài năng và tâm huyết trong việc làm phong phú thêm văn
hóa cũng như văn học dân tộc. Đồng thời ngay cả những bậc vương giả, vua chúa thời
kì này cũng sáng tác làm nên sự phát triển rầm rộ và mạnh mẽ ngay từ khi mới manh
nha của thơ Nôm Đường luật.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận không phải đến lúc này mới xuất hiện những
nhà tri thức mà trước đó cũng đã xuất hiện như Lý Ông Trọng (đời Tần), Trương
Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm (đời Hán) nhưng họ vẫn chưa được xem là những nhà văn
hóa dân tộc bởi lẽ những đóng góp của họ còn quá ít ỏi chưa đem lại những thành tựu
đáng kể cho văn học dân tộc. Phải đến sau thế kỉ X đặc biệt là triều Trần (thế kỉ XV)
mới xuất hiện những nhà văn hóa lớn như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Nguyễn
Trãi,… đã có những đóng góp to lớn góp phần tạo nên một thể loại văn học mới, đặc
sắc - thơ Nôm Đường luật.
Với tinh thần dân tộc cao độ, những người lãnh đạo, các tri thức Nho học đã
sáng tạo ra một loại chữ của dân tộc mình và sử dụng nó để sáng tác thơ văn thi cử.
Chữ Nôm xuất hiện là một tiền đề lịch sử quan trọng cho sự sáng tạo văn hóa dân tộc
nói chung và văn học nói riêng. Không có chữ Nôm thì không có thơ Nôm Đường
luật. Do đó, cần biết thơ Nôm Đường luật là một thể thơ luật Đường sáng tác bằng chữ
Nôm. Thơ Đường luật có tính cô đọng, hàm súc, sử dụng ít từ nên cũng rất phù hợp
với chữ Nôm ở giai đoạn hình thành và phát triển. Như vậy, sự ra đời của thơ Nôm
Đường luật là sự tiếp thu thơ Đường luật có sáng tạo đó cũng đồng thời là kết quả của
sự trưởng thành ý thức dân tộc.

1.4. Vài nét về thơ Nôm tả cảnh trong dòng thơ Nôm Đường luật của văn
học trung đại Việt Nam.
Chữ Nôm ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong ngôn ngữ văn
học dân tộc. Sự ra đời thể thơ Nôm Đường luật như một tất yếu và cũng thể hiện sự
trưởng thành phát triển mạnh mẽ trong văn hóa nói chung và văn học dân tộc nói
riêng. Mượn thể thơ Đường luật Trung Quốc để sáng tạo nên thể thơ dân tộc, như tên
gọi của nó đó là thể thơ được viết bằng chữ Nôm trên cơ sở những thi luật của Đường
thi. Do đó, một lẽ tất yếu thơ Nôm Đường luật phát triển trên sự kế thừa những đặc
điểm của Đường thi, văn học dân tộc trước đó. Đồng thời cũng có những sáng tạo thể
hiện dấu hiệu vượt thoát ra khỏi những công thức truyền thống của các thi nhân. Thơ
vịnh cảnh trong dòng thơ Nôm Đường luật có thể xem là một đề tài quen thuộc trong
thi ca trung đại và đi vào khảo sát dòng thơ Nôm tả cảnh có rất nhiều vấn đề. Nhưng ở
đây chúng tôi chỉ điểm qua những nét tiêu biểu về tính quy phạm và bất quy phạm
trong dòng thơ Nôm Đường luật tả cảnh.
Về tính quy phạm, trước thơ tả cảnh còn bị chi phối bởi bút pháp tượng trưng
ước lệ - xuất hiện nhiều “tùng, cúc, trúc, mai”:

Hái cúc ương sen hương bén áo
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn
(Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những hình ảnh này thơ tả cảnh còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những
“phong, hoa, tuyết, nguyệt” của một bức tranh tứ bình:
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
(Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Và hơn hết cảnh vật còn là nơi ẩn chứa biết bao tâm sự, những trăn trở, suy
nghĩ về thế thái nhân tình. Đó cũng là nơi gửi gắm nỗi lòng yêu nước thiết tha:
Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ
Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi
(Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng: ta với ta
(Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)
Có thể nói thơ Nôm tả cảnh trong dòng thơ Nôm Đường luật chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ những đặc trưng văn học trung đại không chỉ ở bút pháp tượng trưng ước lệ,
tả cảnh ngụ tình,… như đã phân tích ở trên mà thơ tả cảnh còn kế thừa thể thơ Đường
luật, cũng như việc sử dụng nhiều từ Hán - Việt, nhiều thi liệu Hán học:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan)
Về những dấu hiệu vượt thoát văn học truyền thống trong thơ Nôm tả cảnh của
dòng thơ Nôm Đường luật trung đại trước hết phải nói đến sự cách tân thể thơ. Thể thơ
thất ngôn bát cú Đường luật đã được xen và những câu lục ngôn:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp trương
(Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)
Những hình ảnh chân thực bình dị của cuộc sống đời thường đã đi vào trong
thơ thay cho những hình ảnh mang tính chất truyền thống:
Đó là những ông đầu rau:
Hòn canh, ngày giúp việc thừa tướng

Thêm bếp, đêm liều chước tướng quân
(Hồng Đức quốc âm thi tập - Lê Thánh Tông)
Là những con vật bình thường trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con
người:
Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè
(Hồng Đức quốc âm thi tập - Lê Thánh Tông)
Cửa vương nhện, nhân vì nắng
Thớt quyến ruồi, ấy bởi tanh
(Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ngoài việc sử dụng thành công ngôn ngữ dân tộc các tác giả trung đại còn sử
dụng những từ láy tạo nên hiệu quả diễn đạt mạnh mẽ:
Cửa trúc vỗ mai cười khúc khích
Hiên mai tréo cẳng hát nghêu ngao
(Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Chí cha chí chát khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là
(Xuân - Tú Xương)
Nhìn chung, trong dòng thơ Nôm Đường luật thì thơ Nôm tả cảnh đã góp phần
làm nên thành công rực rỡ cho dòng văn học này. Từ những đặc điểm như đã phân tích
ở trên ta thấy trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của dòng văn học truyền thống các tác
giả trung đại đã sáng tạo, vượt thoát khỏi những công thức, những quy phạm chặt chẽ
của thơ cổ điển làm nên diện mạo mới cho dòng thơ Nôm tả cảnh Đường luật Việt
Nam.

Chương 2
BÚT PHÁP TẢ CẢNH TRONG THƠ NÔM
ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN ĐẬM ĐÀ PHONG VỊ
ĐƯỜNG THI.
Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam đã bỏ lại sau mình những
tượng trưng, ước lệ, những "tầm chương, trích cú", những vay mượn ồn ào, những vần
thơ quý phái tẻ nhạt đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, với làng quê với người
nông dân nghèo khó vất vả. Đến với thơ Nguyễn Khuyến ta bắt gặp vô vàn những hình
ảnh chân thực, bình dị gắn bó với vùng đồng quê chiêm trũng quê hương ông. Song,
dẫu sao khi nhắc tới Nguyễn Khuyến người ta vẫn gọi ông bằng cái tên đầy tôn kính
"Tam nguyên Yên Đỗ", thế mới biết trước khi là nhà thơ ông từng là một nhà nho,
từng có những ngày dùi mài "sôi kinh nấu sử", từng có những ngày vinh quang ở chốn
kinh đô, từng "tắm" mình trong không khí văn chương bác học, quý phái chốn quan
trường. Thế nên, những giá trị nhân bản truyền thống đã ăn sâu vào cách sống, nếp
nghĩ của nhà thơ và hơn thế nếu tách khỏi, rũ bỏ tất cả liệu còn chăng những vần thơ
vừa trang trọng, uyên bác vừa gần gũi, dân dã nơi vườn Bùi của Tam nguyên. Hiểu
như vậy để thấy khi khảo sát bút pháp tả cảnh trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn
Khuyến dẫu có nhiều cách tân, vượt thoát khỏi những công thức sáo mòn truyền
thống. Nhưng mặt khác Nguyễn Khuyến vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của thơ truyền
thống - vẫn đậm đà phong vị Đường thi.

2.1. Thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng bút pháp "thi trung
hữu họa".
Trong thơ Đường, nhịp cầu chuyển giao hai thế giới ấy là đôi mắt. Điều đó dẫn
đến hệ quả là thơ Đường đặc biệt ưu tiên cho thị giác và làm cho nó giàu tính chất hội
họa "Thơ phải cho ta thấy cả một bức tranh trong một nét, và phải diễn tả một triết lí
trong mười hai hàng một ý nghĩa sâu sắc trong vài chữ vì họa là tính bản thể của thơ",
"thơ là họa bằng lời, họa là thơ không lời" [26; tr.36]. Chi phối từ những nguyên tắc
thơ Đường, dù có những sáng tạo nhưng Nguyễn Khuyến vẫn chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi bút pháp này của thơ Đường. Mỗi bài thơ Nguyễn Khuyến là một bức tranh với
màu sắc, đường nét, hình ảnh phối hợp tinh tế, độc đáo.

2.1.1. Nghệ thuật miêu tả màu sắc.
Màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến là những màu của cuộc sống, những màu
sắc thông thường xanh, đỏ, trắng, vàng của thế giới tự nhiên, là những màu sắc thường