Các khái niệm về AM, FM. Nguyên lý phát sóng AM, FM

  • pdf
  • 11 trang
Các khái niệm về AM, FM. Nguyên lý phát sóng AM, FM
Thứ tư, 04 Tháng 8 2010 09:11
Bài viết trình bày các khái niệm về tín hiệu âm tần, Cao tần, sóng điện từ, Quá trình điều chế sóng AM và xử lý
tín hiệu ở đài phát, ưu nhược điểm của sóng phát thanh AM, Quá trình điều chế FM và xử lý phát sóng FM, ưu
và nhược điểm của phát thanh trên sóng FM

1. Nguyên lý phát thanh trên sóng AM
a) Khái niệm về tín hiệu âm tần ( Audio ) :
Tín hiệu âm tần là tín hiệu của sóng âm thanh sau khi được đổi thành tín hiệu điện thông qua Micro.
Sóng âm thanh là một dạng sóng cơ học truyền trong không gian, khi sóng âm thanh va chạm vào màng Micro
làm cho màng Micro rung lên, làm cho cuộn dây gắn với màng Micro được đặt trong từ trường của nam châm
dao động, hai đầu cuộn dây ta thu được một điện áp cảm ứng => đó chính là tín hiệu âm tần .

Micro đổi sóng âm thanh thành tín hiệu âm tần (Audio)
Tín hiệu âm tần có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và không có khả năng bức xạ thành sóng điện từ để truyền
trong không gian, do đó để truyền tín hiệu âm tần đi xa hàng trăm, hàng ngàn Km. Người ta phải giử tín hiệu
âm tần cần truyền vào sóng cao tần gọi là sóng mang, sau đó cho sóng mang bức xạ thành sóng điện từ truyền
đi xa với vận tốc ánh sáng.
b) Khái niệm về tín hiệu cao tần và sóng điện từ.
Tín hiệu cao tần là các tín hiệu điện có tần số trên 30KHz, tín hiệu cao tần có tính chất bức xạ thành sóng điện
từ. Thí dụ trên một dây dẫn có tín hiệu cao tần chạy qua , thì dây dẫn có một sóng gây can nhiễu ra xung quanh,
đó chính là sóng điện từ do dòng điện cao tần bức xạ ra không gian.
Sóng điện từ :
Là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng, có tần số từ 30KHz đến hàng ngàn
MHz, cong người đã sử dụng sóng điện từ trong các lĩnh vực thông tin , vô tuyến điện , truyền thanh, truyền
hình, trong đó Radio là lĩnh vực truyền thanh chiếm giải tần từ 30KHz đến khoảng 16MHz với các sóng điều
chế AM, và từ 76MHz đến 130MHz với các sóng điều chế FM.

c) Quá trình điều chế AM (Amplitude Moducation : Điều chế biên độ )
Điều chế AM là quá trình điều chế tín hiệu tần số thấp( như tín hiệu âm tần, tín hiệu video ) vào tần số cao tần
theo phương thức => Biến đổi biên độ tín hiệu cao tần theo hình dạng của tín hiệu âm tần => Tín hiệu cao tần
thu được gọi là sóng mang.

Tín hiệu vào và ra của mạch điều chế AM
Tín hiệu âm tần có thể lấy từ Micro sau đó khuếch đại qua mạch khuếch đại âm tần, hoặc có thể lấy từ các thiết
bị
khác
như
đài
Cassette,
Đầu
đĩa
CD
..
Tín hiệu cao tần được tạo bởi mạch tạo dao động, tần số cao tần là tần số theo quy định của đài phát.
Tín hiệu đầu ra là sóng mang có tần số bằng tần số cao tần, có biên độ thay đổi theo tín hiệu âm tần.
d) Quá trình phát tín hiệu ở đài phát .

Quá trình phát sóng Radio AM

Tín hiệu sau khi điều chế thành sóng mang được khuếch đại lên công xuất hàng ngàn Wat sau đó được truyền
ra
Anten
phát
.
Sóng điện từ phát ra từ Anten truyền đi trong không gian bằng vận tốc của ánh sáng, sóng AM có thể truyền đi
rất xa hàng ngàn Km và chúng truyền theo đường thẳng, và cũng có các tính chất phản xạ, khúc xạ như ánh
sáng.

e) Đường truyền từ đài phát đến máy thu cách nửa vòng trái đất.
Với các đài phát ở xa cách chúng ta nửa vòng trái đất như đài BBC phát từ Anh Quốc, sóng điện từ truyền theo
đường thẳng gặp tầng điện ly chúng phản xạ xuống trái đất rồi lại phản xạ ngược lên nhiều lần mới đến được
máy thu, vì vậy tín hiệu đi tới máy thu rất yếu và sóng không ổn định
Để có thể truyền tín hiệu đi xa, các đài phát thường phát ở băng sóng ngắn có tần số sóng mang từ 4 MHz đến
khoảng 23 MHz .

Đường truyền sóng của các Đài phát ở xa máy thu
f) Ưu và nhược điểm của phát thanh trên sóng AM
Ưu điểm : Sóng AM là có thể truyền đi xa tới hàng nghìn Km
Nhược điểm : Sóng AM là dễ bị can nhiễu, dải tần âm thanh bị cắt sén do đặc điểm của mạch tách sóng điều
biên, do đó chất lượng âm thanh bị hạn chế.
2. Nguyên lý phát thanh trên sóng FM
FM là viết tắt của (Fryquency Moducation - Điều chế tần số). FM điều chế theo phương thức làm thay đổi tần
số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng tần số biến đổi là 150KHz
Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu Radio, sóng FM thường phát ở dải tần từ 76MHz đến 108MHz
a) Mạch điều chế FM

Điều chế FM (Fryquency Moducation)

Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần số thay đổi theo biên độ của tín hiệu
âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần tăng thì tần số cao tần tăng, khi biên độ âm tần giảm thì tần số cao tần
giảm. Như vậy sóng mang FM có tần số tăng giảm theo tín hiệu âm tần và giới hạn tăng giảm này là +150KHz
và -150KHz , như vậy tần số sóng mang điều tần có dải thông là 300KHZ.
Thí dụ nếu đài tiếng nói việt nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó truyền đi một dải tần từ 99,85 MHz đến
100,15 MHz.
b) Quá trình phát sóng FM
Quá trình phát sóng FM tương tự như phát sóng AM, sóng mang sau khi điều chế cũng được khuếch đại rồi đưa
ra An ten để phát xạ truyền đi xa
c) Ưu và nhược điểm của sóng FM .
Sóng FM có nhiều ưu điểm về mặt tần số, dải tần âm thanh sau khi tách sóng điều tần có chất lượng rất tốt, cho
âm thanh trung thực và có thể truyền âm thanh Stereo , sóng FM ít bị can nhiễu hơn só với sóng AM.
Nhược điểm của sóng FM là cự ly truyền sóng ngắn, chỉ truyền được cự ly từ vài chục đến vài trăm Km , do đó
sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương.
Sưu tầm

Sóng vô tuyến( Radio Frequency ) 1 comment
Mục tiêu bài học
Ví dụ như tôi nói một câu định nghĩa liên quan về bài học các bạn có hiểu không ?
Sóng mang là gì ?
Sóng mang là những tín hiệu hình Sin tầng số cao trong đó nó sẽ có những thành phần như pha hay biên độ sẽ
biến thiên theo sóng tín hiệu , để tạo các sóng cao tầng mang các tín hiệu này đi trong không gian
Nếu không có sóng mang thì các sóng tín hiệu không thể truyền đi xa do bị suy hao tầng số
Sóng mang có nhiệm vụ đưa tín hiệu lên mức tầng số cao để truyền đi xa hơn. Sau đó sẽ được loại bỏ để thu
được tín hiệu nguyên thủy…..
Vậy để muốn hiểu được định nghĩa này hay tấc cả những vấn đề sau này chúng ta phải bắt đầu đi tìm hiểu à
Sự hình thành sóng vô tuyến
Sóng vô tuyến được hình thành từ đâu? Vì sao người ta gọi sóng đó với tên là sóng vô tuyến ? Để biết sóng vô
tuyến hình thành từ đâu chúng ta phải đi tìm hiểu về điện từ trường ? Điện từ trường hình thành từ đầu chúng ta
phải đi tìm hiểu về 2 lĩnh vực ? Lĩnh vực điện trường và lĩnh vực từ trường ?
Thế nào được gọi là sóng? Sóng có hình dạng như thế nào ? Để biết được thế nào là sóng ? Sóng được hình
thành như thế nào ? Hoạt động ra sao ? Chúng ta sẽ đi nghiên cứu về những buổi sơ khai đầu tiên lúc v ừa hình
thành ra cơ học trong tự nhiên ?
Nói đến sóng chúng ta không thể bỏ qua được những khái niệm định nghĩa như là Biên Độ, Chu Kỳ, Tần Số ,
Pha ? Làm quen với lĩnh vực công nghệ không dây tức là chúng ta sẽ đi tìm hiểu rất nhiều khái niệm như viễn
thông là gì ? Băng thông là gì? Băng tần là gì ? Sóng mang là gì ? Kỹ thuật trải phổ là gì ? DSSS là gì ? FHSS
là gì ? Có thể chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những công nghệ điện thoại di động về OFDM là gì ? 3G là gì ? GSM
là gì ? chúng hoạt động ra sao ? Cũng giống như là ta cầm vô một thiết bị công nghệ mạng không dây . Tấc cả

những thông số kỹ thuật ghi trên đó chúng ta có thể hiểu và đọc hết được nó không và chúng ta sử dụng những
thông số kỹ thuật đó như thế nào ? Đó là cả một vấn đề quan trọng ?
Ở đây tui sẽ đưa ra hàng loạt câu hỏi về sóng ? Tại sao chúng ta nghe được những âm thanh phát ra từ những
nơi rất xa?Tại sao chúng ta nghe đài vào ban đêm lại rõ hơn ban ngày? Tại sao chúng ta lại liên lạc được với
nhau thông qua điện thoại? Tại sao chúng ta xem được truyền hình trực tiếp ? Tại sao con người phải phóng
những vệ tinh ra ngoài vũ trụ? Tại sao dữ liệu lại truyền qua được ngoài không gian? Xung quanh chúng ta có
tồn tại một trạng thái nào vô hình không mà nó có thể làm được biết bao điều kỳ diệu? Chúng ta thấy có rất là
nhiều trạm xây dựng trụ cao thu sóng giữa trời để làm gì vậy? Chúng ta muốn xem tivi, nghe đài tại sao phải có
angten? Rồi chúng ta thấy có rất nhiều những kênh những tần số lạ khi chúng ta kết nối kênh truyền hình để
xem tivi như UHF,VHF, nghe đài thì nghe người ta nhắc đến chữ FM có nghĩa là sao ? Dữ liệu được truyền đi
trên sóng hình dạng như thế nào?………
Sau đó chúng ta sẽ đi nghiên cứu về sự hình thành của sóng vô tuyến . Con người tao ra sóng vô tuyến như
thế nào ? Sóng vô tuyến được sử dụng trong những lĩnh vực gì ? Những đặc điểm của sóng vô tuyến ?
Chúng ta sẽ đi tham khảo tìm hiểu về một số đơn vị dữ liệu được sử dụng trong sóng vô tuyến !
Bây giờ tôi đi vào phần đầu tiên ! Thế nào sóng? Sóng được hình thành như thế nào ?
Sóng cơ học trong thiên nhiên
Ví dụ: Khi ta ném hòn đá xuống mặt hồ, ta thấy những gợn sóng hình tròn xung quanh điểm mà hòn đá vừa rơi
xuống dưới. Ta thả một chiếc lá nhỏ xuống mặt nước. Nó cũng nhấp nhô theo sóng nước nhưng chỉ dao động
tại chỗ theo phương thẳng đứng. chứ không bị đẩy ra xa.
Vậy ta kết luận được rằng khi ta thấy những đợt sóng di chuyển vậy thực sự những phân tử trong nước có di
chuyển không? Trả lời là không. Những phần tử trong nước nó chỉ dao động tai chỗ mà thôi. Chúng ta nhìn
thấy được những đợt sóng là bởi vì khi những phần tử nước dao động tại chỗ tạo nên những lực liên kết nên
chúng ta thấy vậy.
Sóng trên mặt nước là sóng mà chúng ta có thể quan sát được nhưng trong chất rắn thì nó có dao động không?
Trả lời : Có.
Đối với sóng trên mặt nước ở trên , phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Đó là sóng ngang.
Sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng đó là sóng dọc. Sóng âm khi chúng ta nói thì nó cũng
là một loại sóng dọc
Sóng có 2 thành phần chính: Biên độ và bước sóng

Biên độ là độ cao ,độ mạnh hoặc công suất của sóng. Nếu bạn đang đứng trước biển khi các cơn sóng đi vào
bờ, bạn có thể cảm nhận được sức mạnh của những con sóng lớn so với những con sóng nhỏ. Thiết bị angten
cũng thực hiện một chức năng tương tự nhưng với sóng vô tuyến . Các sóng lớn thường tạo ra nhiều tín hiệu
điện trong một angten , giúp cho tín hiệu dễ dàng nhận ra hơn.
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm tương tự trên hai đỉnh sóng liên tiếp
Pha : pha là một thuật ngữ mang tính tương đối . Nó chỉ ra mối quan hệ giữa hai sóng có cùng tần số . Để xác
định pha , bước sóng được chia thành 360 phần được gọi là độ. Nếu bạn nghĩ thông số này tựa như là thời gian
bắt đầu thì nếu có sóng bắt đầu từ điểm 0 độ và một sóng khác bắt đầu từ 90 độ , hai sóng này đang lệch pha
nhau 90 độ. Ví dụ hình bên dưới.

Chu kỳ là gì ? Tần số là gì ? Tần số là số lần dao động trên một đơn vị thời gian và nó bằng f=1/T. Còn chu
kỳ là khoảng thời gian để thực hiện đủ một dao động.
Tác động của việc sử dụng tần số trên mạng WLAN rất lớn. Bằng cách sử dụng những tần số khác nhau, bạn có
thể cho phép các kết nối riêng biệt hoặc có thể liên kết với những sóng vô tuyến khác để tạo nên một vùng phủ
sóng nhất định hoặc di động. Ví dụ: mạng sử dụng công nghệ theo chuẩn IEEE 802.11g hoạt động ở kênh 1 có
thể tồn tại và hoạt động trong vùng phủ sóng của mạng hoạt động theo chuẩn này ở kênh 11. Chúng có thể hoạt
động được với nhau như vậy là do tuy nó sử dụng những kênh truyền khác nhau nhưng vẫn hoạt động cùng một
tần số , nó không hủy nỏ mà nó can thiệp cùng với nhau.
Biên độ và năng lượng của sóng. Khi sóng truyền đến một điểm nào đó , nó làm cho các phần tử vật chất ở đó
chuyển động hay dao động với một biên độ nhất định. Biên độ đó là biên độ sóng ở điểm ta xét.
Ta biết rằng năng lượng của một dao động điều hòa tỷ lệ với bình phương biên độ dao động của sóng. Sóng
làm cho các phần tử vật chất dao động tức là nó đã truyền cho chúng một năng lượng . Quá trình truyền sóng là
quá trình truyền năng lượng
Và quá trình truyền năng lượng này sẽ bị giảm khi truyền ra xa. !!
Sóng âm và cảm giác âm
Ví dụ: khi ta rung nhẹ một miếng thép ta thấy tấm thép đó dao động thấp. Khi ta rung tấm thép với một lực lớn
hơn( tức là tần số dao động đã lớn hơn đến một mức nào đó lớn hơn với một giá trị nào đó. Tai ta bắt đầu nghe
thấy một tiếng vivu nhè nhẹ nào đó , tức là miếng thép đó đã bắt đầu phát ra âm thanh . Như vậy sự dao động
của lá thép có lúc phát ra âm thanh và có lúc không phát ra âm thanh .
Hiện tượng đó ta giải thích như sau: khi lá thép dao động làm vùng không khí xung quanh nó cũng dao động
với tần số bằng tần số dao động của nó. . Sóng truyền trong không khí truyền đến tai nén vào màng nhĩ làm
màng nhĩ của ta cũng tao động với tần số đó và có khả năng tạo ra âm thanh nếu tần số của nó đủ lớn.
Khoa học chứng minh rằng: Tai con người cảm thụ được những dao động có tần số từ khoảng 16Hz đến
20.000Hz. Những dao động trong miền tần số này người ta gọi nó là dao động âm, những sóng có tần số âm
trong miền là sóng âm.
Sóng âm truyền được trong mọi chất rắn ,lỏng, khí . Khi ta áp tai trên mặt đất ta có thể nghe được tiếng đoàn
ngựa phi, tiếng tàu chạy ở một khoảng cách xa là do sóng âm được truyền qua mặt đất. Sở dĩ chúng ta đứng
bình thường không nghe được là do sóng âm truyền trong không khí bị những vật cản nên chúng ta không thể
nghe được nó.
Những sóng cơ học có tấn số lớn hơn 20.000Hz gọi là sóng siêu âm. Một số loài vật như dơi ,dế, cào cào… có
thể phát ra và cảm nhận được sóng siêu âm này. Sóng nhỏ hơn 16Hz là sóng hạ âm. Con người có thể sử dụng
những dụng cụ khoa học để sử dụng những loại sóng này trong khoa học và kĩ thuật
Về mặt bản chất những loại sóng này như nhau, chẳng qua nó được chia ra là do cảm thụ các sóng cơ học của
tai con người
Sóng âm truyền trong tấc cả môi trường và tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi
trương. RắnàLỏngàKhí…… Sóng âm không truyền được trong chân không.
Sự hình thành sóng điện từ ?
Electric Fields(Lĩnh vực điện)Ví dụ: Khi có một dòng điện xoay chiều đang chạy. Lập tức nó sinh ra xung
quanh nó một điện trường

Nói chung điện trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh điện tích. Điện trường tác dụng lực lên tấc cả
các hạt mang điện đặt trong nó
Điện trường được sinh từ những vật mang điện hoặc theo chứng mình khoa học thì điện trường được sinh ra
TỪ TRƯỜNG
Xét về mặt bản chất, điện trường và từ trường là biểu hiện riêng lẽ của một trường thống nhất gọi là điện từ
trường
Magnetic Fields( Lĩnh vực từ trường)Từ trường là một môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện
tích điểm đang chuyển động hoặc là do sự biến thiên của điện trường
Ví dụ: Khi có một dòng điện xoay chiều đang chạy. Chúng ta di chuyển sợi dây của dòng điện đang chạy. Lập
tức nó sinh ra một từ trường.
Xét về mặt bản chất, điện trường và từ trường là biểu hiện riêng lẽ của một trường thống nhất gọi là điện từ
trường
Điện từ trường: Macxoen dẫn đến kết luận không thể có một điện trường hoặc một từ trường hoạt động độc
lập riêng lẽ với nhau. Điện trường và từ trường gọi chung đó là điện từ trường.
Điện từ trường do một điện tích điểm dao động theo phương thẳng đứng tại O sinh ra sẽ lan truyền trong
không gian dưới dạng sóng. Sóng đó người ta gọi đó là sóng điện từ.
Hecxo là người đầu tiên phát được sóng điện từ bằng cách tạo ra những xung điện biến thiên rất nhanh giữa
hai điểm nối với hai bản của một tụ điện cao thế . Ông nghiên cứu được tính chất sóng điện từ phát ra nó cũng
có những tính chất giống như là sóng cơ học. Chúng phản xạ được trên những mặt kim loại. Chúng giao thoa
được với nhau…. Ông cũng đo được vận tốc truyền của sóng điện từ là 300.000km/s. Trùng với vận tốc truyền
đi của ánh sáng. Và ánh sáng thì người ta cũng gọi nó cũng là một loại sóng điện từ.
Sóng điện từ và thông tin vô tuyến.
Sóng điện từ được sử dụng rộng rãi trong thông tin vô tuyến truyền thanh và truyền hình, cũng như trong một
số lĩnh vực khác như vô tuyến định vị rada , thiên văn vô tuyến , điều khiển bằng vô tuyến….. Sóng điện từ
được đặc trưng bằng tấn số hoặc bằng bước sóng. Giữa bước sóng đo bằng (mét) và tấn số (hec) của sóng điện
từ có hệ thức.
Lamda=1/f
Những dao động điện từ có tần số hàng chục và hàng trăm héc bức xạ rất yếu. Sóng điện từ của chúng không có
khả năng truyền đi xa. Trong thông tin vô tuyến, người ta sử dụng những sóng có tần số từ hàng nghìn hec trở
lên, gọi là sóng vô tuyến. Các sóng vô tuyến được phân thành các loại như sau:
Loại sóng
Sóng dài và cực dài

Tần số
3-300kHz

Bước sóng
100-1km

Sóng trung

0,3-3MHz

1000-100m

Sóng ngắn

3-30MHz

100-10m

Sóng cực ngắn

30-3000MHz

10-0,01m

Như đã nói ở trên, sóng càng ngắn (tức là tần số càng cao) thì năng lượng sóng càng lớn. Các sóng dài ít bị
nước hất thụ. Chúng được dùng để thông tin dưới nước, và ít được dùng để thông tin trên mặt đất, vì năng
lượng của chúng thấp, không truyền được đi xa.
Các sóng trung truyền dọc theo bề mặt của trái đất. Ban ngày chúng bị tầng điện li hấp thụ mạnh, nên
khôngtruyền được xa (tầng điện li là tầng khí quyển ở độ cao từ 50km trở lên, chứa rất nhiều hạt tích điện là
các êlectron và các loại ion). Ban đêm, tầng điện li phản xạ các sóng trung nên chúng truyền được xa. Vì vậy
ban đêm nghe đài bằng sóng trung rõ hơn ban ngày.
Các sóng ngắn có năng lượng lớn hơn sóng trung. Chúng được tầng điện li phản xạ về mặt đất, mặt đất phản xạ
lại lần thứ hai tầng điện li phản xạ lần thứ ba v.v… (h.4.5). Vì vậy một đài phát sóng ngắn với công suất lớn có
thể truyền sóng đi mọi địa điểm trên mặt đất.
Các sóng cực ngắn có năng lượng lớn nhất, không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ, có khả năng truyền đi
rất xa theo đường thẳng, và được dùng trong thông tin vũ trụ. Vô tuyến truyền hình dùng các sóng cực ngắn,
không truyền được xa trên mặt đất. Muốn truyền hình đi xa, người ta phải làm các đài tiếp sóng trung gian,
hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu sóng của đài phát
Sự hoạt động của Sóng vô tuyến
Truyền thông vô tuyến bắt đầu khi các sóng vô tuyến được tạo ra từ một máy phát và gửi đến máy nhận ở một
vị trí khác.
Bình thường ví dụ như một âm thanh phát ra không thể truyền đi xa được để âm thanh truyền được đi xa , đài
FM radio hoạt động truyền thanh đi xa như thế nào, điện thoại liên lạc được ra sao …… thì đầu tiên chúng ta đi
tìm hiểu về: Nguyên tắc hoạt động của một máy phát vô tuyến điện
Trên hình 4.12 là sơ đồ nguyên tắc của máy phát vô tuyến điện .Sóng âm đập vào màng rung của Micro . Màng
rung dao động với tần số f’ và làm phát sinh ra một dao động điện cũng với tần số f’ trong mạch điện của
Micro. Dao động đó được đưa đến bộ khuếch đại âm tần khi ra khỏi bộ khuếch đại nó có hình dạng như hình b
Và được đưa vào bộ biến điệu. Đồng thời một máy phát dao động điện cao tần( máy phát điện dùng trandito)
phát ra một dao động điện có hình như hình a. Dao động đó cũng được đưa đến bộ biến điệu. Dao động ra khỏi
bộ biến điệu là dao động đã được biến điệu có dạng như hình c.
Dao động đã được biến điệu được đưa qua bộ khuếch đại cao tần rồi đến angten và angten phát ra một loại sóng
điện từ có tần số sóng là f và có biên độ sóng dao động với tần số f. Sóng cao tần đó gọi là sóng mang, tần số f
của nó gọi là tần số mang. Nó mang biên độ của tần số f’ do micro gởi vào.
Trong một phiên truyền thông , vì tận cùng bản chất của dữ liệu là bao gồm các bit 0 và 1 bên phát dữ liệu cần
phải có một cách thức để gửi các bit 0 và 1 cho bên nhận. Một tín hiệu điện xoay chiều hay một chiều sẽ không
thực hiện được tác vụ này lúc đó nó cần phải truyền đi và nó sẽ gửi và nhận thành công dựa vào chính sự thay
đổi của tín hiệu điện. Dạng tín hiệu điện được điều chế và mang đi này người ta gọi nó là sóng mang( Carrier
Signal).
Sóng mang như ta đã tìm hiểu ở trên. Sóng mang được tạo ra là nhờ chúng ta đã thay đổi biên độ hoặc tần số
hoặc pha của một tín hiệu điện cần phát ra . Tấc cả các dạng truyền thông dùng sóng vô tuyến đều dùng vài
dạng điều chế để truyền dữ liệu. Để mã hóa dữ liệu vào trong một dữ liệu truyền qua sóng AM/FM , điện thoại
di động, truyền hình vệ tinh ta phải thực hiện một vài kiểu điều chế trong sóng vô tuyến đang truyền.
Phương pháp biến điệu biên độ là phương pháp đơn giản nhất. Trong kĩ thuật vô tuyến điện ,ngưởi ta còn sử
dụng phương pháp biến điệu tần số và pha nữa.
Các phương thức điều chế

Trong quá trình lưu trữ và truyền gửi, dữ liệu luôn phải được biến đổi, mã hoá để sao cho phù
hợp với vật mang, có khả năng truyền tải trên đường truyền, có khả năng bảo vệ, tránh các lỗi có thể xảy ra,
khi đó dữ liệu thường mã hoá dưới dạng tín hiệu số hoặc tương tự tuỳ thuộc vào yêu cầu, mụcđích của con
người sử dụng
Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ liên tục tức là có thể nhận một giá trị bất kỳ trong một khoảng nào đó
Tín hiệu số là tín hiệu có biên độ rời rạc, tức là chỉ nhận M giá trị trong đó M là một số hữu hạn
Như chúng ta đã xét ở trên tín hiệu chúng ta đi mã hóa ở Micro âm thanh là chúng ta đã đi thay đổi biên
độ hay còn gọi là điều biên, còn hai loại điều tần và điều pha nữa. Thì khi chúng ta xét điều tần điều pha
hay điều biên là chúng ta đang đi mã hóa ở tín hiệu tương tự
Tín hiệu tương tự là tín hiệu được truyền đi tương tự. Hết. Ở đây chúng ta chỉ đi xét dư liệu truyền đi ở
dạng tương tự chứ không xét dữ liệu truyền đi ở dạng số vì nó khá phức tạp
Ở đây chúng ta sẽ đi xét 2 dạng dữ liệu nhập vào để truyền đi:
ü Dữ liệu tương tự
ü Dữ liệu số
Chúng ta không được nhầm lẫn giữa tín hiệu tương tự ,tín hiệu số và dữ liệu tương tự dữ liệu số
Dữ liệu tương tự ví dụ giống như chúng ta đang nói và truyền âm thanh vào Micro
Dữ liệu số là những dữ liệu bằng số……….
Điều chế ở dữ liệu số:
Để dữ liệu có thể được truyền , tín hiệu phải được xử lý sao cho bên máy nhận có cách để phân biệt bit 0 và 1.
Phương pháp xử lý tín hiệu sao cho nó tượng trưng cho nhiều mẫu dữ liệu được gọi là điều chế. Phương thức
này sẽ biến tín hiệu vào trong sóng mang. Phương thức này mã hóa dữ liệu sao cho có thể truyền. Có ba kiểu
điều chế : điều biên( Amplitude Shift Keying – ASK ), điều tần( Frequency Shift Keying- FSK ) và điều
pha( Phase Shift Keying –PSK ).
Điều chê ở dữ liệu tương tự:
Tín hiệu truyền đi xa, dùng anten để thu, muốn có hiệu quả cao cần có tần số cao, và cho phép
với nhiều tần số khác nhau.
Các phương pháp mã hoá
ü Điều biên AM (Amplitude Modulation)
ü Điều tần FM (Frequency Modulation)
ü Điều pha PM (Phase Modulation)
Tín hiệu truyền cũng giống như hình vẽ trên nhưng khác ở chuỗi bit là số. Còn dữ liệu tương tự không phải là
chuỗi số.
Ví dụ về hình ảnh Điều Biên truyền đi bằng tín hiệu tương tự và dữ liệu là tương tự

Phân biệt ( tham khảo) sự hoạt động
Phương tiện truyền thông không dây được hướng dẫn truyền và tiếp nhậ bởi Angten
Dải tần số ứng dụng trong phương tiện truyền thông vô tuyến.
Dải tần

Tên

<20KHz
20-30 KHz
30-300KHz
300-3000KHz
3-30MHz
30-300MHz
300-3000MHz
3-30GHz
30-300GHz
Tia hồng ngoại
Ánh Sáng
Tia cực tím
Tia X
Tia Gama

ELF
VLF
LF
MF
HF
VHF
UHF
SHF
EHF

Dữ liệu tương tự
Dư liệu số
Sự biên thiên Độ rộng dải Sự điều biến
tần
Tiếng nói, kênh thoại
Âm thanh
ASK ,FSK
AM
4KHz
ASK ,FSK
AM
4KHz
ASK ,FSK
AM,FM
5Khz-5Mhz FSK,PSK
FM
20MHz
PSK
FM
500MHz
PSK
FM
1GHz
PSK

Ứng dụng
Tốc độ dữ
liệu

0.1-100b/s
10-1000b/s
10-3000b/s
100kb/s
10Mb/s
100Mb/s
750Mb/s

Hàng hải
Phát thanh
Sóng ngắn
Truyền hình
Truyền hình
Sóng vệ tinh

Sóng cực ngắn Viba
Tần số 2-40MHz ( Tần số sử dụng thường cao hơn dải tầng)
Truyền phát dùng cách angten Parapol với đường kính lớn 3m đặt cố định ,truyền tập trung với chùm tia hẹp,
thường được dùng truyền cả tín hiệu nói và hình ảnh)
Khoảng cách cực đại giữa các angten được tính theo công thức: ( Thiếu )





D=7,14*SQRT(Kh)
Trong đó: D là khoảng cách giữa các angten
H: là chiều cao của angten
K : là hệ số chỉnh tính toán sự khúc xạ xuống mặt đất K=4/3

Ứng dụng :
Hệ thống viba mặt đất trong các dịch vụ viễn thông
Trong các ứng dụng với khoảng cách ngắn
Khắc phục địa hình mà đường truyền hữu tuyến không thực thi được
Sóng vệ tinh( Setallite)
Tần số 1-10GHz truyền phát : Vệ tinh là một trạm chuyển tiếp ,nối hai hay nhiều bộ thu phát

Trạm phát dải tần số 5,96 -6,4 GHz
Trạm thu : dải tần số 3,7- 4,2 GHz
Dưới 1 GHz sẽ có tin hiệu nhiễu do tự nhiên như : mặt trời , ánh sáng, sóng vũ trụ , sóng điện từ
Ứng dụng :
©

Mạng vệ tinh

©

Truyền hình

©

Mạng di động toàn cầu

Sóng vô tuyến (Radio)
Tần số 3KHz -300GHz. Khoảng tần số MF, HF dành cho Radio(Phát thanh) và dải tần ÙH, VHF dành cho
truyền hình.
Truyền phát: Dùng angten không yêu cầu hình dạng cụ thể , sóng vô tuyến ít bị mất mát tín hiệu do nhạy cảm
với môi trường truyền
Khoảng cách cực đại giữa các angten được tính theo công thức :
D=7,14* sqrt(Kh)
Trong đó:
©

D là khoảng cách giữa các angten(Km)

©

H là chiều cao của angten(m)

©

K là hệ số điều chỉnh tính toán khúc xạ xuống mặt đất ,K=4/3

Ứng dụng
©

Phát thanh

©

Truyền hình