Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930 1945)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN ĐẤU
CÁC LOẠI HÌNH CƠ BẢN
CỦA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
(TRÊN CƠ SỞ CỨ LIỆU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945)
Chuyên ngành : Lý thuyết và lịch sử văn học
Mã số
: 5.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS LA KHẮC HÒA
HÀ NỘI – 2001
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
.................................................................................................................................................. 24
1.1 Đặc trƣng của truyện ngắn hiện đại ................................................................................... 24
1.1.1. Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ ............................................................................ 24
1.1.2. Truyện ngắn – tác phẩm tự sự hiện đại .......................................................................... 29
1.2 VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI ............................................. 45
1.2.1. Phƣơng pháp loại hình trong nghiên cứu văn học ......................................................... 45
1.2.2. Loại hình hóa truyện ngắn theo cấu trúc chức năng ...................................................... 48
1.2.3. Các bình diện và cấp độ nghiên cứu truyện ngắn .......................................................... 58
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - KỊCH HÓA” ............................................. 62
2.1. Cốt truyện trong “ truyện ngắn - kịch hóa”....................................................................... 63
2.1.1. Chức năng thể hiện trạng thái nhân thể của cốt truyện. ................................................. 63
2.1.2. “Sự kiện hành động” giàu kịch tính là chất liệu cơ bản của cốt truyện. ........................ 67
2.1.3. Nguyên tắc tạo gút tỉ mỉ và mở gút bất ngờ trong xây dựng cốt truyện ........................ 72
2.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - kịch hóa” .......................................................................... 76
2.2.1. Nhân vật loại hình trong “truyện ngắn - kịch hóa”. ....................................................... 76
2.2.2. Chi tiết mô tả ngoại hình và hành động là chất liệu cơ bản trong xây dựng nhân vật. .. 81
2.2.3. Đối lập trong hành động là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhân vật. ..................... 86
2.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - kịch hóa” ........................................................................ 90
2.3.1. Trào phúng - chức năng nghệ thuật cơ bản của trần thuật. ............................................ 90
2.3.2. Lời văn mô tả ngoại hình và hành động nhân vật là thành phần cơ bản của trần thuật . 97
2.3.3. Nguyên tắc tƣơng phản và tăng cấp trong trần thuật. .................................................. 101
CHƯƠNG 3: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TRỮ TÌNH HÓA” .................................. 106
3.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - trữ tình hóa”................................................................. 106
3.1.1. Chức năng bộc lộ trạng thái tâm tƣởng của cốt truyện ................................................ 106
3.1.2. “Sự kiện nội tâm” - chất liệu cơ bản của cốt truyện .................................................... 113
3.1.3. Nguyên tắc “chuyển hóa và lặp lại” trong tổ chức cốt truyện ..................................... 117
3.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” ................................................................... 121
3.2.1. Nhân vật tƣ tƣởng và nhân vật loại hình ...................................................................... 121
3.2.2. Chi tiết nội tâm - chất liệu chủ yếu trong xây dựng nhân vật ...................................... 126
3.2.3. Xung đột nội tâm – cơ sở cho cấu trúc nhân vật. ......................................................... 131
3.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” ................................................................. 135
3.3.1. Chức năng gợi cảm của trần thuật ............................................................................... 135
3.3.2. Lời văn mô tả - thành phần cơ bản của trần thuật ........................................................ 139
3.3.3. Nguyên tắc “trùng điệp” trong trần thuật ..................................................................... 144
CHƯƠNG 4: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TIỂU THUYẾT HÓA” .......................... 149
4.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”. .......................................................... 150
4.1.1. Chức năng phân tích và lý giải đời sống của cốt truyện .............................................. 150
4.1.2. Cái hàng ngày là chất liệu cơ bản trong xây dựng cốt truyện ...................................... 156
4.1.3. Nguyên tắc “mơ hồ hóa” trong xây dựng cốt truyện ................................................... 161
4.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” .............................................................. 164
4.2.1. Nhân vật loại hình và nhân vật tính cách ..................................................................... 164
4.2.2. Sự phong phú, đa dạng của hệ thống chi tiết mô tả nhân vật ...................................... 168
4.2.3. Nguyên tắc kết hợp các mặt đối lập trong xây dựng nhân vật. .................................... 176
4.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” ............................................................ 180
4.3.1. Chức năng phân tích, triết luận về đời sống của trần thuật. ......................................... 180
4.3.2. Sự đa dạng của lời trần thuật, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật .............................. 183
4.3.3. Nguyên tắc “đối thoại” trong trần thuật ....................................................................... 187
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 198
5
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Bakhtin, nhà lý luận phê bình Nga nổi tiếng, cây đại thụ về lý luận thể loại đã từng
khẳng định rằng: “Thể loại phải là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học… Lịch
sử văn học trƣớc hết là lịch sử hình thành, phát triển và tƣơng tác giữa các thể loại” [5,7 - 8].
Lịch sử phát triển văn học đã chứng minh điều đó. Và trong đời sống văn học hôm nay, việc
tìm hiểu đặc trƣng của các thể loại văn học càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ
hết. Đó sẽ là chìa khóa để khám phá giá trị đích thực của những tác phẩm cụ thể, cùng với sự
vận động và phát triển của một nền văn học. Bởi vì nói đến thể loại là nói đến một cách nhìn,
một cách tƣ duy, cách cảm nhận đời sống và sang tạo tác phẩm. Bất kỳ tác phẩm văn học nào
cũng phải tồn tại dƣới một hình thức thể lạo nhất định. Thể loại là yếu tố hình thức lớn nhất,
chi phối các yếu tố hình thức khác, góp phần tạo nên một diện mạo cụ thể cho tác phẩm văn
học.
1.2. Ở Việt Nam, truyện ngắn là một trong những thể loại có nhiều thành tựu nổi bật.
Không ít truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam nhƣ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam
Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh
Châu…đã trở nên rất nổi tiếng, có toàn quyền đứng ngang hang với các truyện ngắn tiêu biểu
của thế giới. Và truyện ngắn cũng là thể loại đã đƣợc quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình
diện nhƣ trào lƣu, phong cách, những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là các
tác phẩm đƣợc nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trƣờng…Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc
trƣng của truyện ngắn ở góc độ tính hiện đại của thể loại và tính đa dạng về loại hình lại chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức.
1.3. Vì vậy, việc tìm hiểu các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, trên cơ sở cứ
liệu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 là thực sự cần thiết
6
Một mặt, nó giúp xác định đƣợc những đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn gắn liền với những
dạng thức, những loại hình tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam 1930-1945. Ở đây, việc
nghiên cứu đặc trƣng của truyện ngắn không chỉ giới hạn ở vấn đề quy mô mà còn đƣợc xem
xét nhƣ một kiểu tƣ duy nghệ thuật và một phƣơng thức cảm nhận, khám phá đới sống. Mặt
khác, qua đó phần nào có thể ruát ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của văn học mà truyện
ngắn là một loại hình tiêu biểu có vai trò không nhỏ trong đời sống văn học và trong gia đình
văn học hôm nay.
Đây là đề tài có tính chất lý thuyết- lịch sử, dựa trên thành tựu truyện ngắn 19301945, giai đoạn mang tính bƣớc ngoặt từ cận đại sang hiện đại trong lịch sử phát triển truyện
ngắn Việt Nam. Ở một giai đoạn nhƣ thế, các đặc trƣng và loại hình của truyện ngắn thƣờng
có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ và rõ nét hơn. Do vậy đề tài sẽ có ý nghĩa nhất định với
các họa động sang tạo, nghiên cứu và giảng dạy văn học nói chung và thể loại truyện ngắn
nói riêng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Vấn đề mà đề tài luận án đặt ra là khá rộng, có liên quan đến nhiều vấn đề lý luận
khách nhau về thể loại, trong đó có truyện ngắn Việt Nam và thế giới. Song với khả năng có
hạn và ứng với phạm vi cụ thể mà đề tài có thể giải quyết, chúng tôi chỉ xin điểm lại những
tác giả, những công trình, những bài viết tiêu biểu có liên quan mật thiết đến khái niệm, đặc
trƣng của truyện ngắn và một số vấn đề về loại hình truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 19301945, trong đó tập trung chủ yếu vào ba cây bút tiểu biểu nhất là Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam và Nam Cao. Đó là những đại diện xứng đáng cho ba loại hình mà luận án của chúng tôi
tập trung nghiên cứu.
2.1 Đã có rất nhiều tài liệu bàn về khái niệm và đặc trƣng của truyện ngắn, trong đó
phải kể đến các giáo trình lý luận văn học, từ điển văn học,
7
các loại sách “kinh nghiệm viết văn”, “sổ tay viết văn”, một số bài viết đăng trên các báo và
tạp chí…
Có các giáo trình tiêu biểu nhƣ Lý luận văn học của Gulaiep [55], Dẫn luận nghiên
cứu văn học của Pospelov [180], Lý luận văn học tập II [182], Lý luận văn học (do Hà
Minh Đức chủ biên) [48]…; có các Từ điển văn học [172], Từ điển thuật ngữ văn học
[173]... , các sách “kinh nghiệm” nhƣ Viết truyện ngắn của Antônôp [2], Đời viết văn của tôi
[94], Hỏi chuyện các nhà văn [95] của Nguyễn Công Hoan, Sổ tay người viết truyện ngắn
của Vƣơng Trí Nhàn [169], Nhà văn bàn về nghề văn [165], Tìm hiểu truyện ngắn của
Trần Thanh ĐỊch [42], Bình luận truyện ngắn của Bùi Việt Thắng [192], Những vấn đè thi
pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa) [76], Nghệ thuật viết truyện và ký [171]…;Có các bài
viết bàn về truyện ngắn nhƣ: Sự sáng tạo trong truyện ngắn của Vƣơng Trí Nhàn [159],
Đôi điều về truyện ngắn, Nghĩ về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu [18], Cái khó của
truyện ngắn của Tô Ngọc Hiên [71], Sự trói buộc của truyện ngắn của Nguyễn Quang
Thân [193], Những quan niệm của nước ngoài về truyện và đọc truyện ngắn hiện đại của
Đào Duy Hiệp [73]; các ý kiến trên mục Nói ngắn về truyện ngắn của rất nhiều tác giả trên
tạp chí Thế giới mới năm 1993 nhân cuộc thi truyện rất ngắn. Sau đó có các bài viết của
Nguyên Ngọc: Truyện rất ngắn – tác phẩm nghệ thuật [11], của Lê Ngọc Trà: Chất thơ
của truyện rất ngắn [11] và của Nguyễn Kiên: Lời giới thiệu 45 truyện rất ngắn [12]…
Ngoài ra, xung quanh cuộc thi Truyện vừa Tạp chí tác phẩm mới 1996-1997, một số ý kiến
của Xuân Cang, Đặng Văn Kí, Ông Văn Tùng, Hà Phạm Phú… cũng đề cập ít nhiều đến
truyện ngắn…
Những ý kiến về truyện ngắn ở các tài liệu nêu trên rất phong phú, đa dạng, song
chung quy lại có 2 loai cơ bản sau đây:
8
2.1.1. Nêu ra những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn, từ những vấn đề mang tính khái quát
(nhƣ vai trò, khả năng, phạm vi khám phá, cách thức chiếm lĩnh đời sống…) đến những vấn
đề cụ thể (nhƣ cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, chi tiết…)
Các tác giả của những tài liệu trên, từ nhà lý luận, phê bình đến nhà văn, bạn đọc.. đều
rất thống nhất khi cho rằng đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn là… “ngắn”: “truyện ngắn
là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ…Các độc đáo của nó là ngắn” [173, 252]: “chính việc truyện ngắn
phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu
thuyết” (Antônôp); với truyện ngắn thì “ngắn gọn” là quy luật cấu tạo tác phẩm” (Hoan
Botsơ). Gớt nhấn mạnh “đặc tính giai thoại” của truyện ngắn cũng có nghĩa nó phải ngắn
gọn. Còn theo Bandelaire thì “một truyện ngắn quá ngắn (chắc chắn là một khuyết điểm) vẫn
còn tốt hơn là một truyện ngắn quá dài” [73, 170].
Tuy nhiên, cái “ngắn” của truyện ngắn trở nên rất tƣơng đối trong cách xác định của
các tác giả. Có ngƣời nhƣ Antônôp quan niệm truyện ngắn chỉ nên có độ dài từ 4-8 trang.
Nhƣng nhƣ Grojnowski lại cho đọ dài của truyện ngắn là “từ 3 dòng đến 30 trang”. Theo Ma
Văn Kháng truyện ngắn nên có từ vài ngàn đến mƣời ngàn chữ, còn theo Môôm, truyện ngắn
nên có từ 10 nghìn đến 12 nghìn chữ. Và thời gian đọc một truyện ngắn là từ vài phút dến 1
giờ, phải đảm bảo “tính duy nhất về ấn tƣợng”, “tính tổng thể của hiệu quả” (Bandelaire)…
Về vai trò của truyện ngắn trong đời sống văn học hiện đại, các tác giả đều khẳng
định rằng truyện ngắn có khả năng rất lớn trong việc khám phá đời sống, bộc lộ tƣ tƣởng, tình
cảm và tài năng của nhà văn. Phađêep cho truyện ngắn “là một trong những thể tài văn học
khó nhất… nó là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật của một nền văn học”. Kuranốp khẳng
định: “Một nền văn học chƣa đƣợc coi là hình thành nếu trong đó truyện ngắn không chiếm
một vị trí xứng đáng” [158, 118]. Còn theo Hoan Bôt sơ
9
thì Truyện ngắn “là một thứ giọt nƣớc mà không có nó, không thể có đại dƣơng” (Animatôp).
Do vậy, truyện ngắn “là trƣờng học tốt nhất luyenẹ cho nhà văn nhiều nết quý” (A. Tônxtôi,
Tô Hoài), “viết truyện ngắn là một công việc rất thiêng liêng” (Đỗ Chu), “truyện ngắn chứa
đựng phần vốn liếng lớn nhất của mỗi nhà văn, Nó đánh dấu thời kỳ ngòi bút anh đang sung
sức nhất, sức lực anh đang dồi dào nhất, là nơi anh gửi gắm đựoc nhiều tâm huyết trong cuộc
đời” [158, 36].
Về khả năng khám phá của truyện ngắn, các ý kiến đều cho truyện ngắn là một thể
loại văn học đặc biệt. Là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nhƣng truyện ngắn luôn có “sức chứa” và
“sức mở” lớn: “sự sáng tạo trong truyện ngắn là không cùng” (Vƣơng Trí Nhàn): nội dung
của nó “khơi mãi không hết” (Xaroyan): ở truyện ngắn “có sự kết hợp yếu tố năng động, khả
năng nhạy bén với một cái nhìn rất mới mẻ đối với cuộc sống” (Antônôp); nó “cô đọng và
nhanh gọn, hợp với cách nghĩ và nhịp sống của thời hiện đại” (Nguyễn Kiên)…
Ở phạm vi và cách thức phản ánh đời sống của truyện ngắn, có hai loại ý kiến khác
nhau. Một loại thiên về cách “cƣa lấy một khúc” (Tô Hoài); tìm đến “cái mô măng”, “cái
chốc lát” của cuộc sống (Nguyễn Thành Long); tập trung phản ánh “một trƣờng hợp, một tình
thế, một trạng thái tâm lý, một sự kiện, một vấn đề... ” (Nguyễn Kiên, Nguyễn Công Hoan,
Gulaiep…) Loại ý kiến khác cho rằng truyện ngắn “không nhất thiết phải trói buộc vào
những khuôn mẫu gò bó. Có truyện viết về cả một đời ngƣời. Lại có truyện chỉ ghi lại một
giây phút thoáng qua” (Nguyên Ngọc). Truyện ngắn “cho phép các tác giả của nó tồn tại ở
nhiều cung bậc” (Vƣơng Trí Nhàn). Có một số nhà văn Nga nhƣ Rekemsúc và Tơriphônốp
còn cho rằng: “những truyện ngắn viết về cả đời ngƣời phải trở thành khu vực quan trọng của
các tác giả truyện ngắn hôm nay” và “khả năng ôm trùm cuộc sống, truyện ngắn và tiểu
thuyết bình đẳng với nhau”.
10
Đi vào những vấn đề cụ thể của truyện ngắn nhƣ nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn
ngữ, chi tiết… các ý kiến cũng chia làm hai loại. Chẳng hạn về kết cấu và cốt truyện, có ý
kiến nhấn mạnh vai trò không thể thiếu đƣợc của cốt truyện: “không thể có truyện ngắn nếu
thiếu cốt truyện” (Sicôvani); “nhà văn sống bắng cốt truyện y nhƣ họa sỹ sống bằng màu và
bút vẽ vậy” (Môôm), ”với truyện ngắn nhất thiết phải có cốt truyện kỳ lạ” (Gớt); “khi viết
truyện ngắn cần tìm cho đƣợc cốt truyện” (A. Tônxtôi)…Loại ý kiến này tƣơng đối phổ biến
ở các nhà văn. Tuy nhiên loại ý kiến không coi trọng vai trò cốt truyện cũng không phải là
hiếm. Với Sêkhốp “không việc gì phải lo tìm bằng đƣợc những cốt truyện cho thật lắt léo”.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì truyện của Sekhốp thiên về khai thác tâm lý nhân vật. Với loại
truyện ngắn nhứ thế, ý kiến không coi trọng cốt truyện thƣƣòng phổ biến hơn ở các nhà văn
đƣơng đại. Chẳng hạn ý kiến của Đỗ Chu: “Với tôi, thƣờng cốt truyện không thành vấn đề
lắm” hay ý kiến của Tơriphônốp: “Phần lớn các tác phẩm có cốt truyện lắt léo thƣờng thuộc
loại tầm thƣờng” và D. Grojnowski: “Có truyện ngắn mà ở đó chẳng xảy ra sự cố gì, chúng
gợi nên mỹ học về cái đứt đoạn. về những mảnh rời rạc. Công việc nhà văn của họ là hƣớng
tới làm thất bại sự chờ đợi của độc giả” [73, 171].
Về nhân vật trong truyện ngắn, các ý kiến thƣƣòng thống nhất khi cho rằng “truyện
ngắn thƣờng ít nhân vật” (Từ điển thuật ngữ văn học); nhân vật thƣờng đƣợc khắc họa sắc nét
(Gulaiep, Huy Phƣơng, Phan Cung Việt. Hoàng Dân…); nhân vật truyện ngắn phải “mang
vấn đề”, phải “có những động cơ bên trong, những tham vọng cụ thể” (Nguyễn Kiên).
Ở vấn đề chi tiết và ngôn ngữ, các ý kiến đề nhấn mạnh tính chất cô đọng, súc tích”
không có gì là thừa” của chúng: Viết truyện ngắn là “chạm trổ một cái khay, một tấm tranh
khắc gỗ” (Pantôpxki, Vũ Thị Thƣờng), là “phải chăm sóc tới từng chữ, câu chữ phải trở nên
có nhung có tuyết”
11
(Đỗ Chu); là “ luôn đòi hỏi chính xác đến từng chi tiết” (Rekemsue). Trong truyện ngắn,
“cũng y nhƣ trên boong tầu quân sự, tất cả đều phải đâu vào đấy” (Sêkhốp) và “truyện ngắn
cần phải viết làm sao để ngƣời ta không bổ sung vào đó chút gi, cũng không thể rút bớt ra
chút gì hết” (Môôm). Còn theo Ơconner, một truyện “là một cách nói điều mà không thể nói
bằng cách khác, và mỗi từ đƣợc viết ra phải là tất yếu cho việc biểu hiện cái ý nghĩa đó”
[173, 171].
Nhƣ vậy, có thể nói, ý kiến về truyện ngắn với tƣ cách một thể loại văn học hiện đại là
rất phong phú và tƣơng đối thống nhất ở những đặc điểm cơ bản. Các tác giả đều nhấn mạnh
vai trò quan trọng và khả năng khám phá đời sống của truyện ngắn trong tƣơng quan với các
thể loại văn học khác. Từ đó, những vấn đề cụ thể trong xây dựng truyện ngắn cũng đƣợc đề
cập với thiên hƣớng chung là khẳng định vai trò của các yếu tố này trong việc thể hiện phong
cách và tài năng sang tạo của nhà văn. Những ý kiến trên đa số thuộc về các nhà văn có nhiều
duyên nợ với truyện ngắn nên thƣờng sinh động và sâu sắc, nhƣng cũng không tránh khỏi có
lúc cực đoan, phiên diệu. Trong đời sống văn học hiện đại, không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của truyện ngắn. Nhƣng cần phải thấy rằng các thể loại khác cũng có những thế mạnh
riêng phù hợp với “mảnh đất” đã giúp cho nó tồn tại và phát triển. Những ý kiến trên đã chỉ
ra đƣợc đặc trƣng của truyện ngắn gắn liền với quy mô tác phẩm là chủ yếu. Và theo chúng
tôi, để có cái nhìn toàn diện về thể loại này cần quan tâm hơn đến tính hiện đại của thể loại do
nguyên tắc tƣ duy tiểu thuyết mang lại và tính đa dạng về loại hình do cấu trúc, chức năng thể
loại quy định. Đó cũng chính là vấn đề mà luận án của chúng tôi sẽ đi sâu giải quyết.
2. 1. 2. Trình bày kinh nghiệm viết truyện ngắn.
Loại ý kiến này thƣờng là của các cây bút truyện ngắn có nhiều thành tựu. Để minh
họa cho những nhận xét mang tín khái quát về thể loại, họ trình
12
bày lại quá trình viết các tác phẩm và từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cho sáng tác. Ở đây,
chúng ta có thể gặp lại các nhà văn tiêu biểu của Việt Nam và thế giới: Tô Hoài và Nguyễn
Công Hoan qua Đời viết văn của tôi và Một số kinh nghiệm viết văn của tôi đã trình bày
rất cụ thể, chi tiết những kinh nghiệm này. Qua cuốn Sổ tay người viết truyện ngắn, Vƣơng
Trí Nhàn tập hợp những ý kiến tiêu biểu của các nhà văn Việt Nam và thế giới tâm huyết với
truyện ngắn” Nguyễn Thành Long với Lặng lẽ Sapa; Vũ Thị Thƣờng với quá trình viết các
truyện ngắn Cái lạt, Câu chuyện từ những đứa trẻ, Vợ chồng ông lão chăn vịt; Nguyễn
Quang Sáng với Ông Năm Hạng, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch. Rồi Hêmingway với
Tuyết trên đỉnh Kilimanjarô, Những con voi trắng.
Loại ý kiến này có thể không trực tiếp phục vụ cho việc giải quyết đề tài, nhƣng ít
nhiều cũng là những gợi ý cần thiết cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu các sang tác cụ thể,
phục vụ cho việc khái quát lý thuyết.
2.2 Về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945, ý kiến của các nhà nghiên cứu
phê bình rất phong phú, ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Những vấn đề cơ bản, từ quan điểm nghệ
thuật đến phong cách, từ kết cấu, cốt truyện đến nhân vật, ngôn ngữ…đều đƣợc tìm hiểu,
khám phá một cách tƣơng đối thấu đáo. Tuy nhiên, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những ý
kiến có lien quan mật thiết đến đề tài, gắn liền với đặc điểm của thể loại hoặc gắn với các cây
bút truyện ngắn tiêu biểu, giữ vai trò nhƣ những cột môc trên con đƣờng phats triển thể loại
truyện ngắn Việt Nam, nhƣ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển,
Thanh Tịnh, Hồ Dếnh…
Cho đến nay đã có hang trăm cuốn sách, bài báo viết về truyện ngắn Việt Nam 19301945 nói chung và sang tác của các cây bút nói trên. Chúng tôi tạm chia việc nghiên cứu này
làm hai gian đoạn.
13
2.2.1 Trƣớc Cách mạng.
Có ba công trình đáng chú ý là cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan [175], Việt
Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm [58] và Dƣới mắt tôi của Trƣơng Chính [21],
bàn về văn chƣơng, về tiểu thuyết (bao hàm cả truyện ngắn).. Ngoài ra, sự xuất hiện tập
truyện Kép Tƣ Bền (1935) của Nguyễn Công Hoan đã làm rộ lên một cuộc tranh luận với rất
nhiều bài báo có tiếng nhƣ: Nhân xem quyển Kép Tƣ Bền: Nguyễn Công Hoan, nhà văn có
nhiều triển vọng của Hoài Thanh [190], Kép Tƣ Bền, một tác phẩm thuộc về cái triều lƣu
“nghệ thuật vì nhân sinh” ở nƣớc ta của Hải Triều [211], Kép Tƣ Bền của Nguyễn Công
Hoan của Tƣờng Lam – Phú Xuân Hội [128]. Phê bình Kép Tƣ Bền của Trần Hạc Đình [43].
CÒn về Thạch Lam, có hai bài viết của Thế Lữ: Tính cách tạo tác của Thạch Lam [138] và
Lời giới thiệu của Khái Hƣng về tập truyện Gió đầu mùa [100]…
Trong các cuốn sách và bài báo nói trên, một số vấn đề về thể loại tiểu thuyết và đặc
trƣng loại hình của sáng tác Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam đã đƣợc đề cập. Tác giả cuốn
Nhà văn hiện đại và Việt Nam văn học sử yếu đã có những đóng góp to lớn trong việc “phân
chia các khuynh hƣớng phổ thôg của tƣ tƣởng quốc văn hiện đại”. Trong đố đáng chú ý là
việc Vũ Ngọc Phan chia tiểu thuyết (bao hàm cả truyện ngắn với tƣ cách là “đoản thiên tiểu
thuyết”) làm các loại: Tiểu thuyết tả chân, Tiểu thuyết xã hội, Tiểu thuyết tình cảm, Tiểu
thuyết phong tục, Tiểu thuyết luận đề, Tiểu thuyết luận lý, TIểu thuyết truyền kỳ, Tiểu thuyết
phóng sự và Tiểu thuyết hoạt kê.
Với cách phân chia tỉ mỉ, chi tiết nhƣ trên, cuốn sách đã thâu tóm đƣợc toàn bộ diện
mạo của tiểu thuyết (vả cả truyện ngắn) của giai đoạn này. Ngoài ra, đối với tác giả cụ thể,
Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét rất sâu sắc về phong cách nhà văn, về giá trị nổi bật của
sang tác, Chẳng hạn, so sánh Nguyễn Công Hoan với các nhà văn “tả chân” khác, ông viết
14
“Trong số những nhà tiểu thuyết về phong tục, ông đã đứng riêng hẳn về một phái: phái tả
chân và khuynh hƣớng hoạt kê, nhƣng ông không hoạt kê nhƣ Vũ Trọng Phụng, hay nhƣ Đỗ
Phồn. Cái cƣời của ông là cái cƣời sặc sụa, cái cƣời hể hả, của ngƣời sung sƣớng và ngoài
cuộc”. [175, 37].
Về Thạch Lam, ông cũng đã có những nhận xét rất tinh tế và xác đáng. Ông cho rằng
Thạch Lam “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái
rất nhỏ và rất đẹp, cảm tình, cảm giác con con…Buồn mà đẹp, tỉ mỉ và sâu sắc, đó là hai đặc
tính của những truyện xuất sắc nhất của Thạch Lam” [175, 134]…
Những đóng góp của Nhà văn hiện đại và Việt Nam văn học sử yếu ở bình diện văn
học sử và nghiên cứu thể loại là không nhỏ. Song do sự “bùng nổ” của sáng tác ở giai đoạn
này, và do sự thiếu nhất quán trong tiêu chí phân loại, nên hai công trình trên không tranh
khỏi sự bất cập trong phân loại nói chung cũng nhƣ trong việc xếp nhà văn hay tác phẩm cụ
thể ở vào loại này hay loại khác. Mặt khác, với hƣớng tiếp cận thiên về cảm nhận, chƣa đi sâu
khám phá các sang tác theo hƣớng thi pháp thể loại nên việc đánh giá của các tác giả tinh tế,
sâu sắc, nhƣng cũng không tránh khỏi phiến diện, bất cập ở một số trƣờng hợp cụ thể. Chẳng
hạn, đó là việc Vũ Ngọc Phan chê một số truyện rất tiêu biểu của Thạch Lam nhƣ Nắng
trong vườn, Bên kia song, Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng, Dứới bóng hoàng lan… là
“đơn giản”, “tầm thƣờng”, ”nhạt nhẽo và rời rạc”; hay việc Trƣơng Chính cho Nguyễn Công
Hoan chỉ là “một anh pha trò” “tàn nhẫn”, “thô lỗ”, “bẩn thỉu”…
Còn ở các bài báo, sự khẳng định của Hải Triều, Trần Hạc Đình…cũng nhƣ sự phủ
định của Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều về Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan đều lien quan
chặt chẽ đến quan điểm vốn đối lập của hai trƣờng phái “nghệ thuật vị nhân sinh” và “nghệ
thuật vị nghệ thuật”. Hải Triều cho rằng Kép Tư Bền đã “trình bày biết bao những sự xấu xa,
mục nát của một chế độ xã hội. Những cái đạo đức chân lý, tình ái mà trƣớc họ
15
cho là thiêng liêng cao quý thì ngày nay đã hóa ra một bức màn để che đậy biết bao sự thối
tha hèn mạt ở trong…” [211]. Trần Hạc Đình đã có những nhân xét rất khái quát và có sức
thuyết phục về Nguyễn Công Hoan: “Ông ƣa tả, ƣa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của cả một
hàng ngƣời xƣa và nay vẫn đeo cái mặt nạ giả dối” và “nhà văn đã nhận thấy rằng, cái xã hội
hiện thời đầy rẫy sự ô trọc, giả dối, lại vây lên trên mọi sự bất bình là một xã hội cần phải đạp
đổ” [43]…Trong khi đó, Hoài Thanh lại cho rằng “văn chƣơng là văn chƣơng, nội dung của
Kép Tư Bền cũng chẳng có gì đáng chú ý” [191], và Lê Tràng Kiều, thậm chí còn cho rằng
Nguyễn Công Hoan không xứng đáng là nhà văn xã hội [112]…
Nhƣ vậy, ở thời kỳ trƣớc cách mạng, một vài vấn đề về đặc trƣng loại hình của truyện
ngắn 1930- 1945 cũng nhƣ đặc điểm cơ bản của các cây bút truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,
Thạch Lam Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân đã đƣợc đề cập, song chƣa toàn
diện và sâu sắc. Riêng trƣờng hợp Nam Cao, ngoài lời Đề tựa của Lê Văn Trƣơng nhân nhà
xuất bản Đôi mốt ấn hành Đôi lứa xứng đôi (Chí Phéo) vào năm 1941, sáng tác của ông hầu
nhƣ chƣa đƣợc quan tâm.
2.2.2 Từ sau Cách mạng đến nay.
Từ sau Cách mạng đến nay, việc nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 đã đạt
đƣợc nhiều thành tựu cả về quy mô, số lƣợng công trình và chiều sâu của sự khám phá. Ở đây
chúng tôi chỉ xin dẫn ra các ý kiến tiêu biểu:
Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh, trong các công trình nhƣ Nhà văn- tư tưởng và phong
cách, Khái Luận (Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A)… đã có ý kiến nhận xét về một số
vấn đề có liên quan đề tài của chúng tôi. Ở đó, tác giả vừa đề cập đến những gì mang tính
chất khái quát về giai đoạn văn học, vừa đi sâu khám phá một cách độc đáo các hiện tƣợng
văn học cụ thể. Về truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, ông viết: “Thành tựu đáng chú ý nhất
của văn xuôi hiện thực thời kỳ này là truyện ngắn. Thể tài này đã
16
đƣợc nâng lên tới mức độ có thể gọi là hoàn thiện”. Với mỗi nhà văn, ông cũng đã chỉ ra
đƣợc đích danh nét phong cách của họ. Ông gọi Nguyên Hồng là “nhà văn của một chủ nghĩa
nhân đạo thống thiết, sôi nổi”. Còn Nam Cao, theo ông, “đề tài tuy không mới, nhƣng tác
phẩm có nhiều đặc sắc, tân kì”; Tô Hoài là nhà văn “có nhãn quan phong tục độc đáo”.
Một trong những nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến truyện ngắn giai đoạn này là
giáo sƣ Nguyễn Hoành Khung. Trong Lời giới thiệu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 và
Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, ông đã đề cập đến một số vấn đề cơ
bản của truyện ngắn thời kỳ này. Nhận xét về sự phát triển của truyện ngắn 1930-1945, ông
viết:
Trong tình hình phát triển, có tính bùng nổ của văn học, truyện ngắn đã trưởng thành
vượt bậc…trữ lượng của di sản truyện ngắn Việt Nam trươc cách mạng là giàu có mà chúng
ta chư phải đã khai thác hết. Nó phong phú, đặc sắc và đa dạng – đa dạng về phong cách, về
bút phap, về đề tài, về màu sắc địa phưưong và khuynh hướng sang tác [109, 1-2].
Ý kiến của ông đã bao quát đƣợc diện mạo và đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam
1930-1945. Và ở một chỗ khác, ông đã khẳng định cụ thể hơn về khuynh hƣớng phát triển
chủ đạo của truyện ngắn giai đoạn này là từ truyền thống đến hiện đại. Điều đó đƣợc thể hiện
rõ qua sự phát triển của sáng tác từ Nguyễn Công Hoan “cây bút ký cựu mà tƣ duy nghệ
thuật, mà cách viết có nhiều tính chất quá độ”, đến Nam Cao “nhà văn xuôi tiêu biểu nhất của
thế hệ những năm 1940 đã đem đến cho văn xuôi những cách làm sâu sắc”. [108, 7 – 9 ].
Một số nhà nghiên cứu có tên tuổi nhƣ Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Trần
Đình Sử, Nguyễn Huệ Chi, Lê Thị Đức Hạnh, Vƣơng Trí Nhàn.. đều có nhƣng công trình
nghiên cứu công phu và sâu sắc về truyện ngắn giai đoạn này. Các tác giả tƣơng đối nhất
quán ở việc đánh giá những
17
thành tựu của các nhà văn, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
Là ngƣời dày công nghiên cứu Nam Cao, trong các công trình nghiên cứu từ năm 961
đến nay (xin xem phần thƣ mục), giáo sƣ Hà Minh Đức đã có những nhận xét mang tính khái
quát toàn diện về Nam Cao, theo ông sang tác của Nam Cao vừa “giàu chất sống thực tế”
“vừa có khuynh hƣớng khái quát triết lý…Chất tâm lý và dòng cảm nghĩ của nhân vật phát
triển xen với sự đổi thay của dòng sự kiện và bức tranh miêu tả”. Sáng tác của Nam Cao
“đƣợc biểu hiện qua một hình thƣc nghệ thuật độc đáo”; văn Nam Cao “mang nhiều tính chất
hiện đại, mới mẻ”.
Giáo sƣ Phong Lê, trong rất nhiều bài viết về các cây bút truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan, Thạch Lam, Nam Cao (xin xem phân thƣ mục) đã có những ý kiến sâu sắc về nhiều
vấn đề có lien quan đến đề tài của chúng tôi. Chẳng hạn về Nguyễn Công Hoan ông viết:
Truyện ngắn đó mới chính là sở trường của ông, trào phúng mới là giọng điệu của
riêng ông. Một thứ trào phúng rõ rang là bắt nguồn từ gia tài dân gian và cổ điển, nhưng vẫn
là giọng điệu của riêng ông”. Và ông “là người hiếm hoi, cùng với Nam Cao, Thạch Lam có
công đưa thể loại dễ mà khó này lên một tầng cao thật siêu việt” [137, 152- 153].
Phong Lê cũng có nhận xét xác đáng về Nam Cao, trong đó có tính chất “nghịch lý” ở
mọi phạm vi truyện ngắn của ông: “Nam Cao là một nghịch lý. Ít ai có một nghịch lý dồi dào
đến thế và rõ rệt đến thế !”. Trong rất nhiều ý kiến về Thạch Lam, chúng tôi đặc biệt quan
tâm đến ý kiến của ông về câu văn Thạch Lam:
Câu văn Thạch Lam cứ như câu văn của ngày hôm nay. Văn Thạch Lam không nặng
về dung chữ to tát hoặc những cấu trúc gấp gáp vội vàng, câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn.
Có lúc diễn tả vượt ra ngoài câu chữ vì sức gợi mở và khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta
nhìn, vừa cho ta cảm [133, 20]…
18
Giáo sƣ Phan Cự Đệ là ngƣời đã sớm phát hiện ra nghệ thuật miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy
luật tâm lý và độc thoại nội tâm trong sang tác của Nam Cao. Ông cũng là ngƣời đầu tiên đề
cập đến thứ “ngôn ngữ đa thanh, nhiều âm hƣƣỏng nhƣ trong tiểu thuyết Đôxtôiepxki” ở
Nam Cao [37, 124].
Về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi đặc biệt lƣu ý đến công trình Tìm hiểu
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan của phó giáo sƣ Lê Thị Đức Hạnh. Qua công trình này và
một loạt bài báo viết về Nguyễn Công Hoan, tác giả đã khám phá đƣợc những nét đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật của văn chƣơng, cũng nhƣ vai trò tiên phong của ông trong địa hạt
truyện ngắn và chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam. Theo tác giả, Nguyễn Công Hoan cần đƣợc
nghiên cứu “không chỉ đơn thuần với tƣ cách một sang tạo cá nhân mà còn với tƣ cách đại
biểu của một khuynh hƣớng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phƣơng diện mỹ
học” [66, 17]. Nguyễn Công Hoan “là nhà văn đầu tiên đạt đến trình độ viết truyện ngắn với
nghệ thuật điêu luyện” và nhiều truyện của ông “xứng đáng đƣợc xếp vào những truyện hay
trong vốn văn học dân tộc. Nó có ý nghĩa tiêu biểu và trở thành cổ điển”.
Đối với các nhà văn có nhiều đóng góp trên con đƣờng phát triển thể loại truyện ngắn
nhƣ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam. Nam Cao, Những nhận xét từ khái quát đến cụ thể về
sáng tác của họ là rất phong phú. Chúng đƣợc tập hợp trong một số công trình lớn nhƣ cuốn
Nghĩ tiếp về Nam Cao [217], Nam Cao về tác giả và tác phẩm [197], Nguyễn Công Hoan,
về tác giả và tác phẩm [66]. Thạch Lam- văn chương và cái đẹp [1]… Đây cũng là các
nhà văn đƣợc viết nhiều trong các bài đăng trên Tạp chí văn học trong 40 năm (1960-1999):
có 10 bài viết về Thạch Lam, 13 bài viết về Nguyễn Công Hoan và 36 bài viết về Nam Cao
[218].
Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và Nam Cao cũng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Trong đó chúng tôi đặc biệt lƣu ý đến các luận án nhƣ: Ba
phong cách truyện ngắn trong văn
19
học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam,
Nam Cao của tiến sĩ Trần Ngọc Dung [29]; Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1930-1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dềnh của tiến sĩ Phạm
Thị Thu Hƣơng [101]: Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện
ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan của tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú [205]: Thi pháp
truyện ngắn Nam Cao của tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng [8].
Luận án của Trần Ngọc Dung, nhƣ chính tác giả đã nói “lý luận văn học không phải là
mục đích của luận án”, nhƣng kết quả của nó cũng là những gì rất cần cho chúng tôi tham
khảo. Đặc biệt, ở phần kết luận, tác giả luận án đã khái quát: “Có thể khẳng định đây là ba
nhà truyện ngắn vào loại lớn nhất ở nƣớc ta trong giai đoạn 1930-1945. Họ đã đóng vai trò
quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Đó là ba
phong cách lớn nhất, tiểu biểu nhất và có ảnh hƣởng lớn nhất trong giai đoạn văn học này”
[29, 161].
Luận án của Phạm Thị Thu Hƣơng đi sâu vào nghiên cứu dòng truyện ngắn trữ tình
Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Kết quả của luận án là sự khẳng định vị trí của dòng truyện
này: “Truyện ngắn trữ tình đã góp phần làm phong phú them cho văn học Việt Nam và có
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển rực rỡ của văn học giai đoạn này, trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật” [101, 157-158].
Luận án của Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Hoa Bằng đã trực tiếp nghiên cứu về thị
pháp của truyện Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Một số vấn đề về cốt truyện, nhân vật và
trần thuật nhìn dƣới góc độ thi pháp đã đƣợc các tác giả đề cập đến một cách cụ thể. Đặc biệt
ở luận án của Nguyễn Thanh Tú, vấn đề kịch hóa ngƣời kể chuyện, kịch hóa nhân vật, vấn đề
lời văn trào phúng Nguyễn Công Hoan… đã đƣợc nghiên cứu tƣơng đối tỉ mỉ. Tuy nhiên về
cơ bản luận án thiên về khám phá nghệ thuật trào phúng, nghệ thuật tạo ra tiếng cƣời ở truyện
Nguyễn Công Hoan.
20
Cũng nhƣ vậy, luận án của Nguyễn Hoa Bằng tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của
thi pháp truyện ngắn Nam Cao, từ “Ngôn ngữ đa thanh” (Chƣơng I), “Nhân vật của điểm
nhìn định kiên cố và nhân vật ý thức” (Chƣơng II). “Thời gian và không gian ý thức”
(Chƣơng III), “Kết cấu đa quan hệ, mơ hồ; cốt truyện một sự kiện, nhận biết, thể tài khách
quan triết lý” (Chƣơng IV). Các luận án trên ít nhiều đều có sự “gặp gỡ” với luận án của
chúng tôi ở đối tƣợng nghiên cứu, xét trên phạm vi rộng là tác giả và tác phẩm. Nhƣng chúng
chƣa đi sâu khám phá truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 dựa trên một quan điểm thể loại cụ
thể, để từ đó khái quát đƣợc những đặc trƣng cơ bản cho truyện ngắn hiện đại.
Theo hƣớng nghiên cứu đó, chúng tôi quan tâm đến hai tác giả và nhiều ý kiến cụ thể
về truyện ngắn nói chung và vấn đề thể loại trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
là Vƣơng Trí Nhàn và Lã Nguyên. Là ngƣời sƣu tầm, biên soạn cuốn Sổ tay người viết
truyện ngắn [158] và Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến 1945 [164], cũng đồng thời là tác giả của một số bài viết đi sâu vào thể loại nhỏ
này nhƣ Truyện ngắn, một số vấn đề nghề nghiệp [158], Sự sáng tạo trong truyện ngắn
[159]…Vƣơng Trí Nhàn trở thành một trong những ngƣời quan tâm nhiều đến thể loại truyện
ngắn. Ở đó, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của thể loại nhƣ: Những đặc điểm của
truyện ngắn đƣợc quy định bởi chính cách tồn tại của nó trên hai phƣơng diện báo chí và văn
học; sự đa dạng, sự sang tạo vô tận của truyện ngắn, quy luật vận động phát triển của truyện
ngắn từ truyền thống đến hiện đại…Theo ông:
Nếu nói rằng, trong sự đa dạng của truyện ngắn, có một cái trục thì vấn đề “có cần
cốt truyện căng thẳng hay không” đó chính là cái trục của nó. Truyện viết về một hay nhiều
nhân vật, truyện đi vào những giây lát đáng kể. hay nói tới cả đời người…là những truyện
cần cân nhắc, nhưng có một tiêu chuẩn nữa đáng chú ý hơn, tạo nên hai thái cực của truyện
ngắn.
21
Một, đó là loại truyện kể về một trường hợp đặc biệt nào đó và một là loại truyện kể
về một sự kiện đơn giản, bình thường [158, 148].
Ở truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, một cực là truyện của Nguyễn Công Hoan và
cực kia là truyện của Nam Cao. Còn tác giả Lã Nguyên qua các bài viết nhƣ Khả năng phản
ánh đời sống trong truyện ngắn của Nam Cao [155] Diện mạo văn học Việt Nam 19451975 (nhìn từ góc độ thi pháp thể loại) [156].. đã đƣa ra đƣợc mô hình hạt nhân của cấu
trúc thể loại bao gồm: loại hình nội dung, loại hình chức năng xã hội - thẩm mỹ và loại hình
cảm hứng. Qua đó, tác giả xác định rằng “trong mối quan hệ với nội dung, thể loại văn học là
một cấu trúc chức năng”, do vậy việc nghiên cứu thể loại phải căn cứ vào các hạt nhân của
cấu trúc chức năng đó. Cũng trong các bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về
cấu trúc của loại hình truyện ngắn Việt Nam 1930-1945. Theo tác giả, “cấu trúc truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan rất gần gũi với cấu trúc kịch” và “sự kiện, biến cố không còn là nền
tảng tự sự trong sáng tác của Nam Cao…” [156, 210].
Tóm lại, những công trình, những bài viết có liên quan đến đề tài luận án tƣơng đối
phong phú. Việc nghiên cứu truyện ngắn Việt nam 1930-19445 đã đạt đƣợc những kết quả
đáng nể. Tuy nhiên, những công trình đó chủ yếu nghiên cứu truyện ngắn 1930-1945 với tƣ
cách là những trào lƣu, những phong cách, những sáng tác độc đáo, có giá trị đặc sắc. Chƣa
có công trình nào thực sự tìm hiểu vấn đề đặc trƣng thể loại của truyện ngắn một cách toàn
diện vừa nhƣ là một quy mô của tự sự, vừa nhƣ là một nguyên tắc tƣ duy nghệ thuật hiện đại,
một phƣơng thức cảm nhận, khám phá đời sống riêng… Cũng chƣa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu cấu trúc chức năng để khái quát đƣợc sự đa dạng của loại hình truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1930-1945. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên vẫn là tiền đề quan
trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.