Cách đặt tên của người việt nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN SƠN CA
MSSV: 6095760
CÁCH ĐẶT TÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn
Cán bộ hướng dẫn: GV. NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ
Tháng 4 Năm 2013
1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài
4. Giới hạn và đối tượng phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp và phương hướng nghiên cứu
Phần hai: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỌ TÊN NGƯỜI VIỆT VÀ TÊN RIÊNG NGƯỜI
VIỆT
I.
Nguồn gốc họ tên người Việt
II.
Tên riêng
1.
Khái niệm tên riêng
2.
Chức năng của tên riêng
2.1. Chức năng phân biệt
2.2. Chức năng thẩm mỹ
III.
Nguyên tắc đặt tên
1.
Nguyên tắc tránh sự trùng lập
2.
Nguyên tắc ngắn gọn
3.
Nguyên tắc phân biệt giới
4.
Nguyên tắc thẩm mỹ
IV. Mô hình cách đặt họ và tên
CHƯƠNG II: TÊN NGƯỜI VÀ CÁCH ĐẶT TÊN NGƯỜI
I.
Họ
1.
Khái niệm
2.
Vị trí
3.
Đặc điểm
4.
Chức năng
5.
Tỉ lệ họ được khảo sát qua các trường
II.
Tên đệm
1.
Khái niệm
2.
Chức năng
2.1. Khu biệt giới tính
2.2. Khu biệt bộ phận
2.3. Chỉ quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình
2.4. Chức năng thẩm mỹ
3.
Mối quan hệ giữa tên đệm với tên họ và tên chính
4.
Từ thường dùng làm tên đệm hiện nay
4.1. Từ chỉ mùa trong năm
4.2. Từ chỉ các vật quý
4.3. Từ chỉ màu
4.4. Từ chỉ phẩm chất
2
4.5. Từ chỉ sự hưng thịnh, tấn tới
4.6. Từ chỉ sự may mắn
4.7. Từ chỉ sự tốt đẹp
4.8. Từ chỉ sự hùng vĩ, lâu dài
5.
Trường hợp đặc biệt của cách dùng tên đệm
5.1. Dùng họ mẹ làm tên đệm
5.2. Dùng tên đệm của cha làm tên đệm cho con
5.3. Dùng tên đệm của mẹ làm tên đệm cho con
5.4. Dùng tên chính của cha làm tên đệm cho con
5.5. Dùng tên chính của mẹ làm tên đệm cho con
6.
Tỉ lệ tên đệm được khảo sát ở các trường
III.
Tên chính
1.
Khái niệm
2.
Đặc điểm
2.1. Tên chính: lựa chọn và lí do
2.2. Số lượng phong phú
2.3. Yếu tố Hán – Việt trong tên chính
2.4. Xu hướng đa tiết hóa tên chính
2.5. Tên chính không đủ căn cứ để phân biệt nam nữ
2.6. Tên chính không được trùng với tên các bậc trưởng thượng
3.
Cách đặt tên đối với tên của học sinh hiện nay
3.1. Tên có liên quan đến tên cha mẹ
3.1.1.
Tên cùng âm đầu hoặc cùng vần với tên cha mẹ
3.1.2.
Cùng họ, cùng tên đệm, cùng âm đầu với tên cha
3.1.3.
Dùng tên chính của cha hoặc mẹ đặt tên cho con
3.1.4.
Tên cha, tên mẹ, tên con là từ ghép
3.2. Tên liên quan đến ngành nghề, ý thức xã hội
3.2.1.
Tên các ngành nghề
3.2.2.
Tên theo ý thức xã hội
3.3. Tên liên quan đến không gian thời gian
3.4. Tên thể hiện ước muốn tốt đẹp
3.4.1.
Thể hiện phẩm chất
3.4.2.
Theo chân giá trị đích thực
3.4.3.
Theo sự sung túc thành đạt
3.4.4.
Theo sức khỏe
3.5. Tên theo các danh nhân, nghệ sĩ
3.5.1.
Theo các danh nhân
3.5.2.
Theo các nghệ sĩ
3.6. Tên theo số thứ tự
3.7. Tên theo các loài động, thực vật
3.7.1.
Theo tên loài chim
3.7.2.
Theo các loài hoa kiểng
4.
Tỉ lệ tên chính được khảo sát ở các trường
3
CHƯƠNG III: NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CAHC1 ĐẶT TÊN RIÊNG
CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
I.
Xu hướng ghép họ cha và họ mẹ đặt tên cho con
II.
Tên đệm ngày càng trở nên phong phú và đa dạng
III.
Tên ngày càng đẹp về ngữ âm và ngữ nghĩa
IV. Tên có yếu tố Hán – Việt ngày càng chiếm tỉ lệ cao
V.
Tên đệm “Văn” và “Thị” được dùng giảm dần
VI. Đa phần tên học sinh hiện nay có nguồn gốc là từ ghép
VII. Tên tục ngày càng hiếm, tên mang ý nghĩa thẩm mỹ ngày càng nhiều
VIII. Họ tên theo cách phát âm của người dân tộc không còn nhiều
Phần ba: KẾT LUẬN
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
4
1. Lý do chọn đề tài.
“Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta
không biết là cả một đại dương” (Newton), không ai trong mỗi chúng ta tự tin
khẳng định mình hiểu biết hết vốn kiến thức của nhân loại, chúng ta phải học
hỏi từng ngày, từng giờ, bởi cuộc sống là một lăng kính đa sắc, là ngôi trường
của nhân loại.
Mỗi cá nhân tồn tại phải có một cái tên để phân biệt với các cá nhân khác
trong xã hội. Ngoài chức năng phân biệt cá nhân với cá nhân, nhiều cái tên khi
nghe đến chúng ta có thể phân biệt được nam hay nữ, điều đó là cần thiết trong
hành chính và giao tiếp.
Thời đại càng phát triển thì nhu cầu con người ngày một nâng cao, việc tìm
tòi ra một cái tên hay, ý nghĩa để đặt không còn là vấn đề khó khăn nhất là
trong giai đoạn hiện nay, tên gọi mang tính cá nhân – đồng thời cũng mang
đậm tính chất xã hội. Xung quanh việc đặt tên của người Việt hiện nay còn
nhiều vấn đề phát sinh, cần có sự đầu tư nghiên cứu, giải quyết một cách hiệu
quả.
Những vấn đề trên là nguyên nhân cho việc tôi chọn đề tài “ Cách đặt tên
của người Việt Nam (trên cứ liệu là tên học sinh của quận Cái Răng)”, tuy với
trình độ còn hạn hẹp của mình tôi mong bài viết này sẽ là một trong những
“giọt nước” bổ sung, làm đầy thêm đại dương kiến thức mênh mông của nhân
loại.
2. Lịch sử vấn đề.
Trong thời đại ngày nay, ngay thế kỷ 21 này, con người chứng kiến càng
nhiều những sự kiện, hoạt động, thành tựu mang tầm vóc trên thế giới, gắn chặt
với những sự kiện, hoạt động thành tựu trên là những con người với những cái
tên có thể nói “tạo dấu móc son trong lịch sử nhân loại”. Tên người từ lâu đã
là đề tài nghiên cứu không mấy xa lạ ở Việt Nam. Trước đây chỉ có vài cuốn
sách đề cập về vấn đề họ và tên người Việt Nam như: Đại Việt lục triều đăng
khoa lục của Nguyễn Hoản (1779), Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân
Dục (1894), Sơ thảo tự điển biệt hiệu Việt Nam của Nguyễn Nhật Tịnh,
Nguyễn Thị Khuê Giung (1975)……Những cuốn sách kể trên không bàn luận
kỹ mà chỉ có tính liệt kê. Ngày nay, ngoài những cuốn sách của Nguyễn Bạt
Tụy, Trần Ngọc Thêm…còn thấy một vài nhận xét và đi vào phân tích cấu tạo
tên người của một số tác giả quen thuộc như:
“Họ và tên người Việt Nam” của Lê Trung Hoa (NXB KHXH HN
1992)
“Vài nét về tên người Việt” của Nguyễn Kim Thản (tạp chí Dân tộc học,
số 4/1975)
“Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung
(NXB GD 1998)
và một số bài viết ngắn trên các tạp chí.
5
Về họ tên người, các tác giả của các sách đề cập đến phong tục tạp
quán rất thường nhắc đến. Nhưng ở đó thường là những “lời kinh nghiệm –
giáo huấn”, chưa có một luận chứng khoa học cụ thể.
Quảng Tuệ [26;33 - 40] đã nêu lên phong tục đặt tên của người xưa,
qua đó, ông đã đưa ra 7 nguyên tắc cần tránh khi đặt tên con của người xưa:
1. Tên tránh dùng chữ nghĩa quá đầy đủ.
2. Tránh đặt tên quá cứng rắn và mạnh mẽ.
3. Tránh đặt tên có nghĩa hư hoa, hư vinh, phù phiếm.
4. Tránh đặt tên có nghĩa âm ám, hôn trầm.
5. Tránh đặt tên có nghĩa thấp kém, hèn, tục tằn.
6. Tránh đặt tên khi viết ra có nhiều chữ.
7. Tránh đặt tên có nghĩa lạnh lẽo.
Tuy nhiên, trong tài liệu này, tác giả phụ thuộc vào ngôn ngữ, tập tục
của Trung Quốc nên không phù hợp cho lắm với thực tiễn họ tên của người
Việt.
Đề tài về họ tên người Việt cũng được tác giả Vũ Ngọc Khánh đề cập
đến trong “ Văn hóa gia đình Việt Nam”. Ở phần gia phả, tác giả đã viết:
“Có những vị tổ, khi mở đầu cho dòng họ mình đã nghĩ ra một cách, ghi
trong gia phả để dặn con cái tuân theo. Ấy là cách đặt tên con cháu tiếp nối
về sau. Tiếp theo từ chỉ họ, là phải có một chữ lót ấy sẽ được dùng lần lượt
các đời, đời này chữ này, đời sau là chữ tiếp theo…” [13;36 - 37]. Và tác
giả đã đưa ra dẫn chứng: “ Ông Lỗ Uyên Tôn Đức Tiến ở xã Võ Liệt, huyện
Thanh Chương (Nghệ An) đã chọn bảy chữ lót: “Đức – Huy – Quang – Gia
– Tích – Thiện – Lương”. [13;37]. Đó được xem là phong tục đặt họ tên của
dân tộc ta từ xưa.
Ít nhiều các nhà văn hóa một khi đã đề cập đến phong tục, tập quán
dân tộc họ đều đề cập đến vấn đề họ tên của dân tộc ta. Nhưng để nghiên
cứu họ tên người Việt Nam với tư cách là một đối tượng của phân ngành
danh xưng học thuộc ngôn ngữ học là vô cùng ít.
Hoàng Văn Thung đã phân loại tên người với tư cách là danh từ riêng. Ông
không đi sâu phân tích họ tên người như một đối tượng nghiên cứu mà chỉ
xem tên họ là lớp “danh từ riêng chỉ tên người” phân biệt nó với “danh từ
riêng chỉ sự vật” . Tác giả cho rằng: “Tên riêng của người Việt gồm ba yếu
tố: họ, đệm và tên”. “Yếu tố đệm có thể dùng hoặc không dùng trong cấu
tạo tên riêng” [2;80]. Theo đó, tác giả tuy chưa đi sâu phân tích nhưng đã
nêu lên được đặc điểm cấu tạo về tên của người Việt, dù cách phân tích đó
chưa thể bao quát hết họ tên của người Việt.
Theo Lê Trung Hoa, họ tên người Việt được nghiên cứu là một ngành
nhân danh học với bài “ Tên người Việt Nam” của Nguyễn Bạt Tụy. Tác
giả đã “liệt kê 308 họ và khảo cứu về cách đặt tên đệm, tên chính” [10;10].
Bài nghiên cứu này của Nguyễn Bạt Tụy đến năm 1992 được học giả Dã
Lan Nguyễn Đức Dụ lược dẫn lại trong quyển “Gia phả, khảo luận và thực
hành” [5;216]. Trong phần dẫn này, tác giả cũng nêu sơ lược nguồn gốc
6
một số họ, phân biệt tính, thị, danh. Tác giả cũng đề cập đến các loại tên tự,
tên hèm, tên húy, tên đạo, hiệu, bút hiệu, bí danh. Tác giả cũng có một vài
nhận xét về “tiếng lót trong tên đàn ông”, “tiếng lót trong tên đàn bà”.
Những luận điểm đó của Nguyễn Bạt Tụy có thể xem như những định
hướng bước đầu cho những bài nghiên cứu nhân danh học Việt Nam sau
này.
Cũng theo Lê Trung Hoa đến năm 1961, Trịnh Huy Tiến với bài “Các
loại danh nhân Việt Nam” đã đề cập đến 15 loại danh hiệu và tên chính,
không nói về họ và tên đệm [10;10]. Đến năm 1968 Phạm Tất Thắng đưa ra
bài “Vài nhận xét về yếu tố đệm trong tên người Việt” [10;10]. Năm 1996,
Phạm Tất Thắng đã trình bày về “Đặc điểm lớp từ tên riêng chỉ người
(chính danh) trong Tiếng Việt” trong luận án phó tiến sĩ ngành Ngữ Văn
của mình. Đến năm 2003, thêm bài “ Các kiểu cấu trúc tên chính của người
Việt” [22;525 - 528]. Ở bài nghiên cứu này, Phạm Tất Thắng đã “xuất phát
từ quan điểm cho rằng chỉ có tên đệm là có cấu tạo đơn, còn hai thành tố
tên họ và tên cá nhân đều có cấu trúc phức, chúng tôi tiến hành việc mô
hình hóa các kiểu tên gọi của người Việt Nam thành mười kiểu khác nhau”
[22;526]. Qua đó thì mười kiểu mô hình do tác giả đưa ra có thể giải thích
được tất cả họ tên người Việt, nhưng do quan niệm xuất phát còn nhiều
tranh luận của tác giả nên việc phân tích họ tên theo hệ thống cấu trúc này
là chưa tối ưu và hợp lý.
Đến năm 1975, Nguyễn Kim Thản có bài “Vài nét về tên người Việt”,
với bài này Nguyễn Kim Thản đã đi vào nghiên cứu về cấu tạo, cách sử
dụng tên chính thức của người Việt, tác giả không đề cập đến các loại biệt
hiệu, bí danh, bút danh….. Về cách cấu tạo, Nguyễn Kim Thản cho rằng:
“Tên chính thức của người Việt tối đa gồm có ba bộ phận: tên họ, tên đệm
và tên riêng, và tối thiểu gồm có hai bộ phận: tên họ và tên riêng”
[19;563]. Về phần cách sử dụng tên người Việt tác giả đã đưa ra năm cách
dùng tên chính và năm nét khác biệt trong cách dùng theo vùng miền và
theo lứa tuổi.
Sang năm 1976, Trần Ngọc Thêm đăng lên bài “Về lịch sử hiện tại
và tương lai trong tên riêng của người Việt”, tại đây, tác giả nêu lên chức
năng của tên người và nguyên tắc đặt tên chính [10;10]. Trần Ngọc Thêm
đã nêu ra năm chức năng của tên người Việt Nam, đó là :
Chức năng phân biệt
Chức năng biệt giới
Chức năng thẩm mỹ
Chức năng bảo vệ
Chức năng xã hội
Bên cạnh năm chức năng trên tác giả Trần Ngọc Thêm còn đưa ra bốn
nguyên tắc đặt tên:
Nguyên tắc ngắn gọn
7
Nguyên tắc tránh trùng
Nguyên tắc biệt giời
Nguyên tắc thẩm mỹ
Trong thời gian gần đây, tính danh học Việt Nam được khá nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau và vô cùng đa dạng. Tác giả
Nguyễn Thế Truyền đã có bài “Người Việt đặt tên con như thế nào ?” trên tạp chí
“Ngôn ngữ và Đời sống” – số Xuân đặc biệt, năm 2000. Cũng trong năm đó, tác
giả cũng đã có bài “Những khác biệt giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt”.
Trong bài này, tác giả Nguyễn Thế Truyền đã trình bày sơ lược cấu trúc của tên
người, không riêng gì tên của người Việt mà còn bao gồm chung luôn tên của các
dân tộc khác. Từ cấu trúc đó, tác giả Nguyễn Tthế Truyền đã đi đến việc trình bày
cách đánh dấu tên của nam giời và nữ giới.. Theo tác giả, “phương thức cơ bản để
đánh dấu giới tính của tên người Việt hiện nay là phương thức ngữ nghĩa”
[25;334].
Đến năm 2003, tác giả Trần Thị Ánh Thu có bài viết “Việc sử dụng tên học
sinh trong nhà trường hiện nay” [24;528 - 534]. Sau khi nêu “thực trạng sử dụng
tên học sinh trong nhà trường hiện nay gây sốc”, thì tác giả Trần Thị Ánh Thu đã
nêu ngay nguyên nhân, trong đó đáng chú ý cách liệt kê về 25 xu hướng cách đặt
tên trong xã hội.
Qua nhiều sự tìm hiểu, cho đến thời điểm này, có thể thấy trong tất cả các
tài liệu, công trình nghiên cứu, các bài viết trên tạp chí… thì công trình “Họ và tên
người Việt Nam” của Tiến sĩ Lê Trung Hoa là công trình có thể nói là khá đầy đủ
và chi tiết về lĩnh vực nghiên cứu nhân danh học Việt Nam. Công trình này được
công bố vào năm 1992, tái bản lần thứ ba vào năm 2005 và được tác giả sửa chữa
bổ sung. Công trình nghiên cứu này gồm 6 chương, tác giả đã đi từ nghiên cứu các
phần tổng quan của ngành khoa học này đến họ, tên chính, tên đệm của các nhóm
danh hiệu và cách gọi tên của người Việt. Tác giả Lê Trung Hoa cũng đã mô hình
hóa cấu trúc họ tên, chức năng và nguyên tắc đặt tên của người Việt Nam. Công
trình nghiên cứu này của Lê Trung Hoa có thể xem là nền tảng về mặt lý thuyết cơ
bản khi nghiên cứu các bộ phận, thành phần trong tính danh học Việt Nam.
Đó là những bài viết, công trình nghiên cứu có thể nói là khá bao quát đối
với tên họ người Việt Nam.
Để có được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và chất lượng đòi hỏi thời
gian và trình độ, đấy không phải là việc làm mang tính nhất thời, chúng ta cần có
sự đầu tư và nhiệt tình nghiên cứu.
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài.
Tên người có chức năng quan trọng nhất là chức năng phân biệt. Bất cứ ai cũng
có một cái tên riêng để phân biệt mình với người khác trong sinh hoạt và giao tiếp
hằng ngày. Tên người cũng có thể phân biệt được người đó là nam hay nữ. Bên
cạnh đó, chức năng thẩm mỹ của tên người cũng không kém phần quan trọng. Khi
lựa chọn một cái tên ưng ý để đặt cho con cháu thì các bậc ông, bà, cha, mẹ
thường đầu tư, chọn lựa rất kĩ, qua cái tên thể hiện ước muốn, hi vọng tốt đẹp của
ông bà cha mẹ kì vọng ở con cháu mình.
8
Tên người trong nó vốn thể hiện nét tâm lý của mỗi con người ở mỗi thời đại,
đời sống vật chất càng nâng cao thì thì đời sống tinh thần theo đó cũng thay đổi,
điển hình trong sự thay đổi đó là cách đặt tên của người dân. Cách thức đặt tên
hiện nay của người dân như thế nào, thể hiện điều gì…? Đó là một trong những
mục đích khi chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài này.
Mục đích của đề tài là tìm hiểu cách đặt tên người, đặc điểm, ý nghĩa của tên
gọi, đi vào lý giải, nguyên nhân dẫn đến cách đặt tên đó.
Yêu cầu qua cứ liệu học sinh đã khảo sát trên địa bàn quận Cái Răng rút ra
nhận xét thiết thực.
4. Giới hạn và đối tượng phạm vi nghiên cứu
“Nhân danh học nghiên cứu về tên người” [10;7]. Như vậy, tên người được
xem là đối tượng chủ yếu của việc nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu
nghiên cứu về cách đặt tên của người Việt Nam, đề tài được triển khai qua ba
phần: họ, tên đệm và tên chính.
Với trình độ và khuôn khổ cho phép, đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi tìm hiểu
cách đặt tên của học sinh ở thành phố Cần Thơ tại một số trường trên đại bàn quận
Cái Răng: trường Tiểu học Lê Bình 1, trường THCS Lê Bình, trường THPT
Nguyễn Việt Dũng và trường THPT Trần Đại Nghĩa.
5. Phương pháp và phương hướng nghiên cứu
Bất cứ khi nào chúng ta bắt tay vào nghiên cứu vấn đề gì cũng đều cần đến các
phương pháp phụ trợ kết hợp với cứ liệu thu thập được trên phạm vi nhất định.
Để đạt được mục đích và hiệu quả cao nhất, phương pháp làm việc chính ở đây
là lý luận, liệt kê, so sánh đối chiếu kết hợp với thực tế cách đặt tên của học sinh
trong phạm vi nói trên. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê
thực tế, phân loại, từ đó rút ra kết luận chung.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
9
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỌ TÊN NGƯỜI VIỆT VÀ TÊN RIÊNG
NGƯỜI VIỆT
I. Nguồn gốc họ tên người Việt
Theo các nhà nghiên cứu, loài người khi xuất hiện họ vẫn chưa có tên.
“Loài người xưa kia cũng giống như con chim bay trên trời, con thú chạy trong
rừng, và con cá bơi lội trong làn nước trong xanh không họ không tên” [6;5]. Khi
phát triển lên một chừng mực, một giai đoạn nhất định nào đó thì con người lại
dùng “vật tổ” làm biểu trưng cho một nhóm người cùng nhau sinh hoạt, và từ đấy
giữa họ được liên kết với nhau bằng một sợi dây huyết thống. Người Việt Nam ta
từ xưa luôn coi mình là “con Hồng cháu Lạc”, hay “con Lạc cháu Hồng”, “Lạc”
và “Hồng” là những loài chim lớn, theo đó từ xưa chúng ta luôn coi mình giồng
giống tiên rồng. Tâm lý đó cũng xuất phát từ chế độ vật tổ thiên liêng. Vật tổ của
chúng ta chưa hẳn là “rồng - tiên”, bởi đó là những vật tượng trưng trừu tượng,
khó để hình dung. Niên hiệu đầu tiên của nước ta khi có nhà nước là “Hồng
Bàng”. Theo “Tầm nguyên từ điển Hán – Việt” thì “ Hồng Bàng là loại du cầm
như chim nhạn nhưng rất lớn” [12;834]. Dòng họ “Hùng” , dòng họ vua chúa
trong truyền thuyết, là dòng họ đầu tiên của dân tộc ta cũng có liên quan đến loài
chim lớn. “Hùng là loài chim, là con thú đực mạnh mẽ, tài sức hơn người”
[12;847]. Theo đó, một số nhà nghiên cứu văn hóa cũng đã đặt ra một giả thuyết
rằng dân tộc ta xuất phát từ một nhóm người trong cộng đồng Bách Việt, phái
Nam vùng Ngũ Hồ, theo một loài chim di cư dần về phía Nam, loài chim đó được
miêu tả giống như loài chim hạc. Bên cạnh đó, chúng ta rất hay thấy các hoa văn
trên bề mặt trống đồng của các niên đại sau này cũng hay xuất hiện hình ảnh cánh
chim, dựa vào những đặc điểm về các hoa văn đó mà các nhà nghiên cứu cho đó là
hình dáng của cánh chim Lạc. Như vậy, nguồn gốc về họ tên của dân tộc ta cũng
xuất phát từ chế độ “vật tổ” như các dân tộc khác trên thế giới.
Nguồn gốc dòng họ có lẽ xuất hiện sớm hơn tên người. Dựa trên những cứ
liệu lịch sử thì thời đại Hùng Vương, con trai của vua vẫn được gọi là “Quan
Lang”, con gái được gọi là “Mị Nương”. Đó là nhóm danh từ chỉ con trai và con
gái của vua, và đó chưa phải là tên gọi phân biệt cá thể với nhau. Mười tám tên
của mười tám vị vua Hùng có lẽ theo phỏng đoán do các nhà sử học sau này đưa
ra. Và con số mười tám cũng là con số tượng trưng, đại diện, vẫn chưa có một cứ
liệu, tài liệu khoa học nào nhất định .
“Trước thế kỷ thứ II tây lịch, người Việt đã có họ tên. Đó là các nhân Thục
Phán, Cao Lỗ, Đào Nồi, Lí Thân,….” [10;19]. Và xét về cấu tạo thì đa phần tên
người Việt giai đoạn này đều có cấu tạo như sau: “họ + tên chính”, ít có tên đệm.
trong “Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam” có 55 nhân vật từ đầu dựng nước cho
đến thế kỷ thứ X thì có đến 33 nhân vật có họ tên hai âm tiết (60%)
Theo Lê Trung Hoa thì: “Họ và tên người Việt ngày càng phát triển phức
tạp và đa dạng hơn, nhất là từ sau 1945. trong 448 nhân vật lịch sử từ Cách mạng
tháng Tám về trước chỉ có một người có họ tên bốn tiếng: Lương Thị Minh Nguyệt
10
(tức Kiến Quốc phu nhân thời Lê Lợi). Ngày nay, trong 370 họ tên đàn ông thì có
đến 48 họ tên có bốn tiếng (12,97%). Và trong 260 họ tên đàn bà thì có 185 họ tên
có bốn tiếng (71,15%)”. [10;21]
Qua từng giai đoạn lịch sử, họ tên người Việt Nam đã có những bước
chuyển biến khá rõ rệt. Điều đó càng cho chúng ta thấy họ tên có quan hệ rất mật
thiết đối với nét tâm lý của từng thời đại.
II. Tên riêng.
1. Khái niệm tên riêng
Theo Phạm Tất Thắng tên chính của người Việt là một “ Tổ hợp định danh”, có
cấu trúc là một chỉnh thể gồm ba yếu tố, có quan hệ chặt chẽ với nhau theo trật tự :
tên họ, tên đệm, tên cá nhân [22;15].
2. Chức năng của tên riêng.
Để xác định cho đúng và chính xác chức năng của họ tên người Việt Nam là vô
cùng khó, bởi tên người Việt Nam ngày càng phát triển phức tạp và đa dạng hơn.
Tên họ vốn là vật sở hữu riêng của mỗi cá nhân, và nó mang tính xã hội, họ tên
người không phải do người đó quyết định mà thay vào đó tên người mang nét tâm
lý xã hội của các thế hệ trước đó. Lê Trung Hoa cho rằng chức năng xã hội của tên
người mà Trần Ngọc Thêm đưa ra là “quá rộng về ý nghĩa và quá hẹp về phạm vi
sử dụng”, vì Trần Ngọc Thêm chỉ giới hạn trong phạm vi “phân biệt sang hèn” là
quá hẹp, bởi ngày nay họ tên ít còn sự phân biệt sang hèn. Nhưng qua họ tên
chúng ta có thể xác định được cá nhân đó ở vùng miền nào. Ví dụ như họ Võ có
thể là người gốc Nam Bộ, nhưng họ Vũ lại là người Bắc Bộ. Vì thế cho nên chức
năng xã hội trong họ tên người vẫn còn tồn tại.
Tuy thế, tóm lại theo chúng tôi thì họ tên người tồn tại hai chức năng:
Chức năng phân biệt
Chức năng thẩm mỹ
2.1 .Chức năng phân biệt.
Là chức năng cơ bản nhất.
Họ và tên người thuộc loại danh từ riêng dùng định danh cho một người cụ
thể. Xét trong phạm vi nhỏ tên người có chức năng khu biệt rõ ràng giữa các đối
tượng.
Qua tìm hiểu cho thấy, đa số người Việt Nam dùng chữ “thị” làm tên đệm
cho nữ, chữ “văn” làm tên đệm cho nam, việc dùng “thị” và “văn” làm tên đệm
góp phần trong việc nhận dạng và thực hiện chức năng phân biệt của tên người
được rõ ràng hơn.
Vd : “Võ Thị Bích”, bất cứ ai cũng có thể phân biệt được tên này là của nữ
giới bởi chữ “thị” đã biểu hiện chức năng phân biệt.
Tương tự với chức năng phân biệt đó, cái tên “Nguyễn Văn Thành” chắc
chắn là của nam giới bởi chữ “văn” đã thể hiện rõ.
Ngoài chức năng phân biệt người này với người khác ở phương diện ngôn
ngữ, chức năng phân biệt còn giúp các cơ quan trong việc quản lý, điều hành
những công việc có liên quan đến phân biệt nam nữ.
2.2. Chức năng thẫm mỹ.
11
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao, việc
sinh con và nhu cầu đặt tên cũng vì thế mà thay đổi, ai cũng muốn có một cái tên
thật hay, cho nên cái tên được chọn đặt phải thể hiện yếu tố thẩm mỹ, vấn đề ngữ
âm, ngữ nghĩa được lựa chọn khá kỹ, nên tên gọi của con người cũng phần nào thể
hiện chức năng thẩm mỹ.
III. Nguyên tắc đặt tên.
1. Nguyên tắc tránh sự trùng lập
Khi lựa chọn tên để đặt chúng ta hay quan tâm đến vấn đề tránh sự trùng lập ,
cho nên nguyên tắc tránh trùng được sử dụng khá phổ biến trong một phạm vi nhất
định, điển hình trong phạm vi của những người cùng họ hàng, cùng huyết thống.
Nguyên tắc tránh trùng thể hiện ở hai mặt:
Xã hội: giúp cho việc nhận diện và quản lý tên người của các cơ quan, tổ
chức thuận tiện và hiệu quả.
Tâm lý, phong tục: nguyên tắc tránh trùng thể hiện sự tôn kính của thế hệ
sau đối với thế hệ trước.
2. Nguyên tắc ngắn gọn.
Nguyên tắc ngắn gọn được sử dụng khi đặt tên thể hiện quan điểm, sở thích
riêng của mỗi người.
Vd: Nguyễn Duy ( lớp 1/1, tiểu học Lê Bình)
Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ thấy phổ biến trong việc đặt tên cho nam, hiếm
thấy ở nữ.
3. Nguyên tắc phân biệt giới.
Đặt tên theo nguyên tắc này giúp hạn chế đến mức tối đa sự nhầm lẫn tên gọi
giữa hai giới.
4. Nguyên tắc thẩm mỹ.
Cùng với những nguyên tắc trên thì nguyên tắc thẩm mỹ trong việc chọn và đặt
tên cho con cũng chiếm một phần quan trọng, ngoài việc thể hiện tính thẩm mỹ,
nguyên tắc này còn cho thấy sự đầu tư tìm tòi, mang lại nhiều cái tên có ý nghĩa.
Thời buổi phát triển như hiện nay, nguyên tắc này ngày càng phổ biến.
IV. Mô hình cách đặt họ và tên.
Đến nay mô hình cách đặt họ và tên vẫn chưa có sự thống nhất, xoay quanh
vấn đề này còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Nguyễn Kim Thản mô hình đặt tên gồm ba kiểu:
Kiểu 1: gồm ba âm tiết
Vd: Trịnh Quỳnh Anh
Lê Hải Âu
Kiểu 2 : gồm 2 âm tiết
Vd : Nguyễn Tú
Huỳnh Hiếu
Kiểu 3 : gồm 4 âm tiết
Vd : Nguyễn Ngọc Thiên Trang
Trần Ngô Quốc Bảo
Còn theo Trần Ngọc Thêm thì mô hình đặt tên phân thành ba kiểu:
12
Kiểu 1 :không có tên đệm
Tên nam: gồm tên họ + tên riêng
Vd : Lê Lâm
Trần Tuấn
Kiểu 2 : có tên đệm
Tên nam: gồm tên họ + tên đệm + tên riêng (bất kì)
Vd : Lê Tấn Đạt
Liên Thái Thảo
Tên nữ: gồm tên họ + thị + tên riêng
Vd: Huỳnh Thị Diễm
Phạm Thị Dung
Phạm Tất Thắng xuất phát từ quan điểm “chỉ có tên đệm là có cấu tạo đơn,
còn hai thành tố tên họ và tên cá nhân đều có cấu trúc phức” [23;526], qua đó tác
giả đã đưa ra mười “khuôn cấu trúc” họ tên người Việt như sau:
Khuôn cấu trúc 1: họ đơn – O – tên đơn (O – đơn vị trống)
Vd: Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Phạm Hổ….
Khuôn cấu trúc 2: Họ đơn – đệm – tên đệm
Vd: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn…..
Khuôn cấu trúc 3: Họ đơn – O- tên kép 2 (2 - số âm tiết trong tên chính)
Vd: Hoàng Trường Sơn, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thu Thủy…..
Khuôn cấu trúc 4: Họ kép – O – tên đơn
Vd: Tôn Thất Tùng, Phạm Gia Thiều, Nguyễn Tài Thu….
Khuôn cấu trúc 5: Họ kép – O –tên kép 2
Vd: Hồ Sĩ Quang Đức, Tôn Gia Nhất Sĩ, Tôn Nữ Nguyệt Minh…
Khuôn cấu trúc 6: Họ đơn – đệm – tên kép 2
Vd: Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Thị Thu Hương, Vũ Thị Thùy dung….
Khuôn cấu trúc 7: Họ kép – đệm – tên đơn
Vd: Tôn Nữ Nguyệt Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồ Đắc Quỳnh Hoa,…..
Khuôn cấu trúc 8: Họ đơn – đệm – tên kép 3
Vd: Lâm Thị Ngọc Bạch Lan, Nguyễn Văn Thái Học Sĩ….
Khuôn cấu trúc 9: Họ kép – O – tên kép 3
Vd: Tôn Nữ Diệp Minh Thư, Nguyễn Đình Công Văn Tám…
Khuôn cấu trúc 10: Họ kép – đệm – tên kép 2:
Vd: Tôn Nữ Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Đức Văn Thành Thân, Trần Thành Đăng
Chân Tín…..[526 - 527]
Theo tác giả Lê Trung Hoa, ông xuất phát từ quan niệm không có tên họ
ghép, nhưng có tên đệm ghép và tên chính ghép nên đưa ra hai mô hình cấu trúc
sau:
Họ (A)
Tên chính
13
Đơn (C)
Nam
AC: Lê Cửu
AC’: Nguyễn An Ninh
Họ (A)
Tên đệm
Đơn
(B)
Phức (C’)
Nữ
Hà Dung
Đào Cẩm Tú
Tên chính
Phức
(B’)
Đơn (C )
Nam
ABC: Lê Văn Hưu
ABC’: Nguyễn Lê Hải Đăng
AB’C: Trần Văn Hiến Minh
AB’C’: Trần Thành Đăng Chân Chính
Phức (C’)
Nữ
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Thị cẩm Thạch
Phan Ngọc Lan Hồng
Nguyễn Cửu Thị Kim Chi
Theo tác giả quan niệm, tên đơn được cấu tạo bởi một tiếng, còn tên phức
do hai (hoặc ba, bốn,…) tiếng kết hợp thành một từ ghép hay một từ láy.
Các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất về các thành phần cấu tạo họ tên
người Việt Nam. Tuy nhiên, khi xác định giữa ranh giới các thành phần và số
lượng các thành tố tham gia vào từng thành phần lại rất khác nhau. Điều luôn làm
cho các nhà nghiên cứu không có sự phân định rõ ràng chính là việc xác định tên
đệm trong họ tên người Việt Nam. Trong loại hình đơn âm tiết của Tiếng Việt thì
việc xác định vị trí của từng âm tiết trong thành phần cấu tạo lại cho một nét ngữ
nghĩa khác nhau. Mà việc xác định âm tiết thứ hai (tên có ba âm tiết) ghép cùng
âm tiết của họ (âm tiết 1) hay âm tiết của tên chính (âm tiết thứ 3) lại có những nét
nghĩa khác nhau. Tên “Nguyễn Trọng Nghĩa” chúng ta có thể xác định T2
“Trọng” sẽ kết hợp với T3 “Nghĩa” tạo thành ngữ nghĩa. Nhưng đối với tên
“Nguyễn Đình Nghĩa” thì T2 khó xác định kết hợp với T3 để tạo thành ngữ nghĩa.
Mà T2 “Đình” ở đây trở thành đơn vị phân biệt giữa các chi trong họ giữa Nguyễn
Trọng…… và Nguyễn Đình….. Thật ra, tên đệm (T2) là Đình, Trọng, Bá,
Hữu,…..lúc đầu chỉ thêm vào giữa họ và tên để nhằm phân biệt các chi trong họ.
“Thường để phân biệt với nhau, người ta thêm cho mỗi họ hay mỗi gia đình, hay
thậm chí cho mỗi người một chữ đệm giữa họ và tên” [11;772]. Và dường như, sự
phân biệt này không được dùng cho phụ nữ, chỉ áp dụng cho nam giới.
Xu hướng đặt tên hiện nay là lấy họ cha ghép với họ mẹ cộng với tên chính
tạo thành tên cho con hiện nay, từ đó có thể thấy hệ thống tên họ người Việt Nam
xuất hiện thêm họ ghép. Họ kép có kết cấu chặt chẽ thì trái lại họ ghép có kết cấu
lỏng lẻo hơn. Họ ghép cũng là tổ hợp đa âm tiết (phần lớn là hai âm tiết), trong đó
yếu tố thứ nhất cũng do một họ đơn có sẵn đảm nhận, chỉ ra họ của bố, còn yếu tố
thứ hai thì chỉ ra họ mẹ của người mang tên.
Vd: Phạm Lê Minh Lộc (lớp 6A2, THCS Lê Bình)
Lê Mã Ngọc Quý (
"
)
14
Việc lắp ghép hai họ của bố mẹ để làm nên họ trong tên con như vậy mang
tính xã hội tích cực. Nó góp phần khẳng định vai trò bình đẳng của phụ nữ trong
cuộc sống cộng đồng.
Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng cấu trúc trong họ ghép không chặt chẽ
như họ kép. Nó chỉ được sử dụng trong một phạm vi rất hẹp. Nói cách khác, họ
ghép chỉ được duy trì trong tên họ của con, còn trong tên họ của cháu thì cấu trúc
này sẽ bị thay đổi. Ví dụ như một người có tên Phạm Lê Dũng, tại đây “Phạm Lê”
được xem như một họ ghép, trong đó “Phạm” là họ bố và “Lê” là họ mẹ. Nhưng
đến thế hệ thứ ba, các con của anh này lại mang tên khác như: Phạm Thị Nhung,
Phạm Ngọc Phượng…Yếu tố thứ hai góp phần tạo ra họ ghép “Phạm Lê” đã bị
xóa bỏ. Chính vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng họ ghép mang tính cá nhân
hết sức rõ rệt.
Qua tất cả các quan niệm trên về mô hình tên họ người Việt Nam và qua cứ
liệu khảo sát được thì chúng tôi thấy tên họ người hiện nay vô cùng phong phú và
đa dạng:
Về họ: có họ đơn, họ ghép và họ phức
Vd : Đoàn Duy Thành (lớp 11A, THPT Nguyễn Việt Dũng)
Hồ Nguyễn Phương Vy (lớp 11A
˝
)
Nguyễn Trần Quốc Thắng ( lớp 11B1
˝
)
Về tên đệm: có tên đệm đơn và tên đệm phức
Vd : Kim Ngọc Châu (lớp 11A10, THPT Trần Đại Nghĩa)
Nguyễn Thị Hồng Đoan (lớp 6A4, THCS Lê Bình)
Về tên chính: có tên chính đơn và tên chính phức
Vd : Triệu Quốc Thiên (lớp 8A6, THCS Lê Bình)
Phùng Hoài Thu Ngân (lớp 7A8, THCS Lê Bình)
Trên cơ sở đó, mô hình tên họ hiện nay có thể thể hiện như sau:
(1)
Tên chính
Họ đơn
(A)
Đơn (C)
Phức (C’)
Vd : La Toàn (AC) (Lớp 11A9, THPT Trần Đại Nghĩa)
Đặng Phi Phàm (AC’) (Lớp 11B1, THPT Nguyễn Việt Dũng)
Ngô Thanh Đạm (AC’) (Lớp 11B6,
˝
)
15
(2)
Họ ghép
(B)
Tên đệm
Họ phức
(B’)
Đơn
(C)
Phức
(C’)
Tên chính
Đơn
(D)
Phức
(D’)
Vd : Phạm Cao Diễm My (BCD) (lớp 9A1, THCS Lê Bình)
Nguyễn Trần Đăng Khoa (BD’) (lớp 9A2,
˝
)
Nguyễn Huỳnh Lý Bình Thiên (B’CD) (lớp 11B5, THPT
Nguyễn Việt Dũng
CHƯƠNG II: TÊN NGƯỜI VÀ CÁCH ĐẶT TÊN NGƯỜI
16
I. Họ
Họ tên của người Việt Nam có lịch sử lâu đời, phản ánh đời sống tinh thần dồi
dào và ý thức vấn tổ tầm tông của dân tộc.
1. Khái niệm
Họ vốn chỉ một tập hợp người cùng tổ tiên, cùng một dòng máu.
Họ được dùng để chỉ các tiếng đặt trước tên đệm và tên chính, dùng chung cho
những người cùng một tông tộc để phân biệt với những người của họ khác [10;20].
Nếu các nhà nghiên cứu đều cho rằng họ của người Kinh đều xuất phát từ Trung
Quốc thì chắc rằng họ của người Việt liên quan đến “tính” và “thị” của người Hán,
Trung Quốc. “Tính” và “Thị” đều là họ, nhưng nguồn gốc hình thành và lịch sử
phát triển lại không giống nhau. Theo như PGS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện
Ngôn ngữ học) thì “Tính” là sự biểu thị của gia tộc, có nghĩa là “họ” (trong tiếng
Việt, “tính” được dùng với tư cách là yếu tố tạo từ trong tổ hợp tính danh, danh
tính). “Thuyết văn giải tự” đã giải thích “Tính” là “nhân sở sinh dã”, có thể hiểu
rằng “thế hệ sau mà được sinh ra cùng giới nữ tức là cùng tính” (cùng họ). Còn
“Thị” cũng được giải thích là “Tính” (họ). “Thị” xuất hiện sớm nhất vào giai đoạn
quá độ chuyển từ xã hội thị tộc mẫu hệ sang xã hội thị tộc phụ hệ. Còn theo Lý
Tống Địch “Thị không phải là dấu hiệu của huyết thống tự nhiên, kế thừa, không
phải là thứ mà con người sinh ra đã có ngay”, mà “ Tính chính là dấu hiệu của
huyết thống, còn Thị là dấu hiệu của địa vị chính trị của một gia tộc”. Và đến thời
chiến quốc thì “các đẳng cấp quý tiện trong xã hội đã có sự thay đổi mạnh mẽ.
Thị của người xưa giờ đây đã mất khả năng phân biệt quý tiện. Thị cũng dần mất
đi tác dụng tượng trưng cho quyền lực và địa vị, giờ đây nó chỉ đơn thuần là môt
dấu hiệu để chỉ quan hệ huyết thống dòng tộc. Do đó, thị đã biến đổi thành tính,
và xuất hiện chế độ lấy thị làm tính. Tính – thị hợp lại làm một” [6;65].
Như vậy, nguồn gốc của họ chưa hẳn là một tập hợp người cùng tổ tiên mà họ
khi xuất hiện còn chỉ sự tập hợp của một nhóm người có cùng quyền lực, lợi ích
kinh tế với nhau. Song, đây là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều ngành
nên chưa thể kết luận được nhiều.
2. Vị trí
Họ của các dân tộc trên thế giới có những vị trí khác nhau, Nguyễn Thế Truyền
đã đưa ra sáu cách thức sắp xếp của họ, tên đệm, tên chính như sau:
Họ- tên đệm – tên chính
Tên chính – tên đệm – họ
Tên đệm – tên chính – họ
Tên đệm – họ - tên chính
Họ - tên chính – tên đệm
Tên chính – họ - tên đệm
Tên của người Việt và một số dân tộc khác sắp xếp theo cách thức (1). Tên
người Châu Âu sắp xếp theo cách thức (2). Các cách thức sắp xếp còn lại về mặt
lý thuyết, đều có khả năng xảy ra [26;332]
1.
2.
3.
4.
5.
6.
17
Như vậy họ tên của người Việt Nam luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc:
họ + (tên đệm) + tên cá nhân (tên chính).
Khi đứng ở vị trí thứ hai họ trở thành họ ghép. Đó là một tổ hợp đa âm tiết (phần
lớn là hai âm tiết), trong đó yếu tố thứ nhất do một họ đơn có sẵn đảm nhận, chỉ ra
họ của bố, còn yếu tố thứ hai thì chỉ ra họ mẹ của người mang tên.
Vd: Nguyễn Vũ Anh Bằng
Lâm Trương Kim Ngân
Họ ghép giữ vai trò xã hội tích cực, khẳng định vai trò bình đẳng của nữ giới.
Ngoài ra họ của người Việt Nam cũng có kiểu họ phức kiểu như: Tôn Thất,
Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Hoàng Phủ,….nhưng số lượng chiếm rất ít. Tuy
nhiên, khi phân tích chúng tôi xem các kiểu họ phức gồm các kiểu họ phức được
nói ở trên và những họ đơn ghép lại kiểu như: Trần Lê, Nguyễn Lê, Võ
Trần,….mặc dù chúng ta biết kiểu họ phức như Trần Lê, Nguyễn Lê, Võ
Trần,….không có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kiểu tên họ như
thế này nếu có di truyền cũng chỉ kéo dài từ hai đến ba thế hệ. Bởi nếu di truyền
qua nhiều thế hệ thì số âm tiết sẽ tăng lên mỗi ngày một cao, không phù hợp với
văn hóa họ tên.
Họ có thể chứng minh huyết thống của một người nào đó, thế nên họ chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng trong tên người Việt xưa và nay.
3. Đặc điểm.
Họ của người Việt Nam chủ yếu là họ đơn, qua cứ liệu khảo sát cho thấy người
dân ở thành phố Cần Thơ (giới hạn cụ thể trong họ tên của học sinh quận Cái
răng) có 105 họ đơn.
4. Chức năng
Chức năng cơ bản của họ là phân biệt một tập hợp người cùng tổ tiên, cùng
dòng máu này với một tập hợp người cùng tổ tiên, dòng máu khác.
Ngoài chức năng phân biệt, họ còn giữ chức năng cá thể hóa và luôn đi đôi với
tên chính. Ta có thể thấy rõ chức năng cá thể hóa khi xét hai người có cùng tên
đệm nhưng lại khác họ.
Vd: Võ Thị Kim Ngân và Nguyễn Thị Kim Ngân (lớp 10A, THPT Nguyễn
Việt Dũng).
Họ là tiêu chí huyết thống, là sự kế thừa của con cháu với tổ tiên.
5. Tỉ lệ họ được khảo sát qua các trường
Qua cứ liệu khảo sát và số liệu đã thống kê được cho thấy những họ đơn thuộc
những họ lớn như họ Nguyễn, Lê, Trần chiếm tỉ lệ cao.
Trong 105 họ đơn thống kê được, có những họ theo các nhà nghiên cứu danh
xưng là có chung nguồn gốc, nhưng có sự khác biệt là do biến âm mà ra. Đó là
những tên họ: Châu và Chu, Huỳnh và Hoàng, Võ và Vũ. Sỡ dĩ có sự biến âm này
là do tập kiêng kị húy khi xưa. Và đây còn là dấu ấn lịch sử để lại khi Nguyễn
Hoàng vào Nam khai hoang mở cõi. Họ Huỳnh là cách đọc biến âm của họ Hoàng
do kiêng tên của Nguyễn Hoàng (1524 – 1613). Họ Châu là biến âm từ họ Chu do
sự kiêng kị húy của chúa thứ 6 Hiến Tông Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725). Đa số
18
họ Châu, Huỳnh tập trung chủ yếu ở miền Nam. Đối với các họ Chu, họ Hoàng
vẫn dùng chủ yếu mở miền Bắc.
Dưới đây là tỉ lệ họ được khảo sát qua 3908 học sinh của bốn trường: Tiểu
học Lê Bình 1, THCS Lê Bình, THPT Nguyễn Việt Dũng, THPT Trần Đại Nghĩa.
STT
(1)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Họ
(2)
An
Âu
Bạch
Bành
Bào
Bí
Bùi
Cao
Chao
Châu
Chắng
Chiêm
Chung
Danh
Dương
Diệp
Diêu
Duy
Dư
Đàm
Đào
Đăng
Đặng
Đinh
Đoàn
Đỗ
Đồng
Đổng
Đường
Hà
Hải
Hàn
Hoàng
Hồ
Số thể hiện/3908 tên
người khảo sát
(3)
1
3
4
8
1
1
88
23
1
18
1
2
2
2
71
4
1
1
6
1
27
1
65
27
35
58
4
1
3
18
1
2
9
72
19
Tỉ lệ %
(4)
0,025
0,076
0,102
0,204
0,025
0,025
2,251
0,588
0,025
0,460
0,025
0,051
0,051
0,051
1,816
0,102
0,025
0,025
0,153
0,025
0,690
0,025
1,663
0,690
0,895
1,484
0,102
0,025
0,076
0,460
0,025
0,051
0,230
1,842
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
Hồng
Huỳnh
Hứa
Hữu
Khổng
Kim
La
Lai
Lại
Lao
Lâm
Lăng
Lê
Liên
Liêu
Lư
Lữ
Lương
Lưu
Lý
Mã
Mạc
Mai
Mân
Ngọc
Ngô
Ngươn
Nguyễn
Nhan
Nhâm
Như
Ông
Phan
Phạm
Phú
Phùng
Phương
Quách
Quan
Quảng
Sơn
5
210
12
3
1
7
12
5
1
1
75
1
366
1
3
19
5
26
26
35
6
1
35
1
1
58
2
1271
2
2
1
5
103
174
1
19
1
9
4
1
1
20
0,127
5,373
0,307
0,076
0,025
0,179
0,307
0,127
0,025
0,025
1,919
0,025
9,365
0,025
0,076
0,486
0,127
0,665
0,665
0,895
0,153
0,025
0,895
0,025
0,025
1,484
0,051
32,523
0,051
0,051
0,025
0,127
2,635
4,452
0,025
0,486
0,025
0,230
0,102
0,025
0,025