Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO
DỤCSƯ
VÀPHẠM
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
HÀ NỘI 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HÀ DUY LINH
HÀ DUY LINH
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
XUÂN QUỲNH, PHAN THỊ THANH NHÀN, LÂM THỊ MỸ DẠ
XUÂN QUỲNH, PHAN THỊ THANH NHÀN, LÂM THỊ MỸ DẠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Nam – người
thầy đã hướng dẫn tận tình và cho tôi những gợi ý quý báu trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn thuộc chuyên
ngành Lý luận văn học, phòng Sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin gửi tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp gần xa – những người luôn bên
cạnh giúp đỡ, động viên tôi những tình cảm yêu thương nhất!
Tháng 6 năm 2014
Tác giả
Hà Duy Linh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tháng 6 năm 2014
Tác giả
Hà Duy Linh
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
7. Cấu trúc luận văn.................................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................12
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA
XUÂN QUỲNH, LÂM THỊ MỸ DẠ, PHAN THỊ THANH NHÀN..............................12
1.1. Lý thuyết về cái tôi trữ tình trong thơ...............................................................12
1.1.1. Khái niệm cái tôi......................................................................................12
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình..........................................................................14
1.2. Hành trình sáng tạo của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn.....21
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
XUÂN QUỲNH,LÂM THỊ MỸ DẠ, PHAN THỊ THANH NHÀN...............................26
2.1. Cái tôi trữ tình trong những cảm xúc công dân................................................26
2.1.1. Với Tổ quốc và nhân dân..........................................................................26
2.1.2. Với chiến tranh và kẻ thù..........................................................................42
2.2. Cái tôi trữ tình trong những cảm xúc đời thường.............................................48
2.2.1. Cái tôi trong tình yêu đôi lứa.....................................................................48
2.2.1.1. Một trái tim táo bạo, mạnh mẽ, nồng nàn đắm say. Khao khát yêu
thương, hạnh phúc và luôn sẵn sàng hy sinh dâng hiến cho tình yêu......................48
2.2.1.2. Tâm hồn phụ nữ đầy khắc khoải lo âu và trăn trở..............................59
2.2.2. Cái tôi mang vẻ đẹp mẫu tính ...................................................................68
CHƯƠNG 3: NHỮNG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH, LÂM THỊ MỸ DẠ, PHAN THỊ THANH NHÀN........82
4
3.1. Hệ thống hình ảnh và biểu tượng của nghệ thuật trong thơ..............................82
3.1.1. Hình ảnh thơ gần gũi với thiên nhiên, khoáng đạt, giàu cảm xúc..............82
3.1.2. Biểu tượng trái tim và bàn tay...................................................................88
3.2. Ngôn ngữ thơ ca.............................................................................................101
3.3. Thể thơ...........................................................................................................104
3.3.1.Thể thơ tự do............................................................................................104
3.3.2 Thể thơ năm chữ......................................................................................106
3.3.3. Thể thơ lục bát........................................................................................108
3.4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật..............................................112
3.4.1. Thời gian nghệ thuật...............................................................................112
3.4.2. Không gian nghệ thuật............................................................................115
3.5. Giọng điệu thơ................................................................................................121
PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................128
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội phong kiến xưa đầy những bất công, những hủ tục lạc hậu khiến cho
những người phụ nữ bị coi thường, hắt hủi. Vậy mà trong hoàn cảnh đó vẫn có
những nhà thơ nữ với những tác phẩm bộc lộ được vẻ đẹp tâm hồn như Hồ Xuân
Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Đến thời kỳ đất nước ta diễn ra
cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt với đầy những khó khăn thì nền văn học nước
nhà cũng đón nhận nhiều nhà thơ nữ trưởng thành trong đó phải kể đến những cái
tên như Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ. Ba tác giả này được
coi là ba trụ cột của thơ nữ thời kỳ chống Mỹ. Thơ của các chị dù viết về cuộc chiến
tranh khốc liệt, về những khó khăn, thiếu thốn vật chất trong cuộc sống hằng ngày
hay về tình yêu và khát khao hạnh phúc đời thường thì chúng ta đều thấy hiện lên
những phẩm chất đáng quý.
Lựa chọn đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn” cho luận văn của mình, chúng tôi xuất phát từ những
lý do sau:
Một là, tâm hồn là một thế giới rất phức tạp, nói đến tâm hồn là nói đến thế
giới bên trong, thế giới nội tâm không dễ gì nắm bắt được. Nó không như hình thức
bên ngoài mà ta dễ nhận ra và đánh giá nhưng tâm hồn chính là kim chỉ nam cho
mọi hành động của con người.
Hai là, người phụ nữ Việt Nam có tâm hồn cao đẹp và rất đáng được ca
ngợi. Họ chung thủy, đảm đang, tháo vát, nhân hậu và rất nhạy cảm. Khi tìm hiểu
về thơ nữ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chúng tôi thấy ba tác giả Xuân Quỳnh,
Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ có nhiều điểm chung. Các chị cùng sống
trong một thời kỳ lịch sử đất nước có chiến tranh, có sự tương đồng về hoàn cảnh
gia đình, cuộc sống khó khăn vất vả của bản thân. Trong thơ của các chị chúng tôi
thấy những khát vọng, những hi sinh, cả những lo âu trăn trở. Và trong hoàn cảnh
1
nào các chị cũng luôn bộc lộ một tâm hồn rất cao đẹp. Vẻ đẹp đó phần nào được các
chị thể hiện qua hình tượng cái tôi trữ tình trong những bài thơ.
Trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh (1948-1988) là một gương
mặt tiêu biểu. Lại Nguyên Ân từng nói: “Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các
chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại được một nữ
sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như
vậy, dồi dào và phong phú như vậy”.
Cũng giống như Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, là những người đã
mang chính cuộc đời mình ra làm chất liệu cho từng tác phẩm, cho mỗi tập thơ,
Xuân Quỳnh viết nhiều nhất chính là về cuộc đời mình và chị trở thành nhân vật
văn học của chính thơ chị. Trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
Xuân Quỳnh nổi bật lên là một gương mặt tiêu biểu mang bản sắc riêng. Trải qua
những năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, chị đã
để lại những vần thơ thể hiện tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông
minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Thơ chị dù viết trong khói lửa đạn bom hay trong hòa
bình dựng xây đất nước thì vẫn thống nhất một cách nhìn, cách cảm riêng. Lấy sự
chân thành làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính
là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của
cuộc sống. Mảng thơ viết về đề tài tình yêu, hạnh phúc của Xuân Quỳnh ngay từ khi
ra đời đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Thơ nữ trong thời kỳ này cũng phải kể đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
(1943). Chị làm thơ từ rất sớm, đầu những năm 60 đã có thơ đăng báo. Ngay từ khi
mới xuất hiện trên thi đàn, Phan Thị Thanh Nhàn đã để lại những dấu ấn khó phai
trong lòng độc giả bởi tiếng thơ trữ tình duyên dáng mà ý nhị, kín đáo.
Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh Nhàn đã thử
nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại, viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi, làm
thơ và viết tiểu luận, phê bình… Ở thể loại nào chị cũng đạt được những thành công
nhất định. Nhưng với riêng thơ, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện rõ nhất tài năng
2
và vốn sống của mình. Đặc biệt ở mảng thơ tình, chị đã góp một tiếng nói quan
trọng thể hiện khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc muôn đời của phụ nữ. Đặng
Tương Như đã có lần phát biểu: “Đọc thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên
một phụ nữ yêu hết mình với một tình yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng
lẽ hiến dâng, một tình yêu luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản
kháng và oán trách”.
Khi nhắc đến thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, ngay từ những năm đế quốc Mỹ đang
ném bom rất dữ dội ở Miền Bắc, bạn đọc nghe tin ở Quảng Bình cất lên những vần
thơ của một nhà thơ nữ trẻ, rất trẻ, đó là Mỹ Dạ, với những bài thơ làm rung động
tình cảm của rất nhiều nhà thơ cũng như bạn đọc. Qua những câu thơ, những bài thơ
ấy người ta thấy một tâm hồn rất hiền, rất xanh, trong sáng, với một tình yêu mơ
mộng để chống lại sự hủy diệt của bom đạn. Từ đó Mỹ Dạ đã thành một nhà thơ nữ
của cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau này khi “Tập đề tặng một giấc mơ” xuất
hiện chúng ta thấy chị là một nhà thơ vừa có sự hồn nhiên của cây cỏ, đất trời, đồng
thời có nhiều suy nghĩ về cuộc đời người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay, vói cuộc
đời riêng không phải là dễ dàng.
“Đọc thơ Lâm Thị Mỹ Dạ’’ của tác giả Vũ Quần Phương có đoạn viết:
“Nhiều nét đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên và tâm hồn con người hiện diện trong thơ
chiến tranh của Mỹ Dạ. Thơ mang tính hướng nội và mang những nét của bản sắc
tâm hồn người viết, rõ nhất là tính phụ nữ, nét dịu dàng của cảm xúc, cách khai
thác, cách lọc tìm chất thơ trong đời sống...”
Trong “Vài dòng về Lâm Thị Mỹ Dạ”, Phan Thị Thanh Nhàn viết: Với tôi,
Mỹ Dạ ở trong thơ cũng như ngoài đời đều có gì đó rất tinh tế, rất sâu sắc. Tôi nghĩ
Lâm Thị Mỹ Dạ vẫn có chất hồn nhiên, tinh tế nhưng lại sâu đằm ở bên trong, tức
là có hồn thơ, rất nữ tính”.
Ba là, cái tôi trữ tình được thể hiện qua những vần thơ, những trang thơ là
tiếng nói của cõi lòng, của cảm xúc nhạy cảm của thi sĩ. Đó là tiếng nói sôi nổi trẻ
trung đầy ắp những trải nghiệm về con người, cuộc sống. Viết về tình yêu ta thấy rất
3
nhiều những cung bậc cảm xúc đó là lòng thủy chung, yêu hết mình, cháy hết mình
và luôn khao khát một tình yêu trọn vẹn. Vẻ đẹp tâm hồn còn được thể hiện trong
mối quan hệ tình cảm gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó ta còn thấy một tình yêu lớn lao
dành cho thiên nhiên, quê hương và đất nước. Chúng ta cũng thấy trong thơ một cái
tôi đầy nghị lực vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống. Dù cuộc sống có
thế nào họ vẫn là những con người yêu đời và cống hiến hết mình vì nghệ thuật.
Từ nhận thức trên chúng tôi thấy cần phải làm rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn của ba
nữ sĩ - những người phụ nữ trong thời kỳ khó khăn và gian khổ đó. Và chúng tôi
cũng đặt ra câu hỏi vì sao phần lớn tuổi trẻ ngày nay bị “suy dinh dưỡng tâm hồn”?
Vì sao hai người cùng ngắm một bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người
chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh? Vì vậy từ việc
làm rõ cái tôi trữ tình trong thơ của các chị, chúng tôi mong những người cùng thế
hệ chúng tôi và những thế hệ sau hiểu được thế nào là người có tâm hồn đẹp. Từ
nhận thức đúng đắn có hành động đúng và không ngừng vun đắp cho tâm hồn mình
thêm đẹp hơn.
Vì vậy để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về thơ Xuân Quỳnh - Lâm Thị Mỹ
Dạ - Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi đã chọn đề tài: “Cái tôi trữ tình trong thơ
Xuân Quỳnh - Lâm Thị Mỹ Dạ - Phan Thị Thanh Nhàn”. Chúng tôi hy vọng sẽ
góp thêm tiếng nói làm rõ hơn nét độc đáo về cái tôi trữ tình của ba nhà thơ này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ ca kháng chiến chống Mỹ nói riêng
đã tự khẳng định mình bằng phẩm chất mới, khẳng định một bước tiến mạnh mẽ
trong hành trình lịch sử của văn học dân tộc. Đặc biệt một số gương mặt thơ nữ
thuộc thế hệ này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của giới phê bình văn học. Các
chị đã làm cho thơ ca Việt Nam hiện đại phong phú hơn, nhiều màu sắc hơn. GS.TS
Mã Giang Lân từng nhận xét: “Lớp trẻ đông đảo, xuất hiện hàng loạt, nhiều khả
năng đáng quý, có cái nhìn tươi trẻ, cụ thể, phong phú. Có tư tưởng vững vàng và
nghệ thuật mới mẻ...”. GS. Hà Minh Đức nhận định: “Thơ của các chị là tiếng nói
4
của trái tim xúc động, da diết chân thực. Nếu xem tình cảm sâu lắng chân thực như
một phẩm chất quan trọng của thơ tình thì chính thơ tình của các tác giả nữ dễ ưu
trội hơn về phương diện này’’. Quả thật như vậy bởi giữa những bài ca kháng chiến
hào sảng của cả dân tộc lúc này ta tìm thấy một “Phan Thị Thanh Nhàn dịu nhẹ,
duyên dáng mà kín đáo. Một Xuân Quỳnh giàu cảm xúc, sôi nổi mà dịu êm. Một Ý
Nhi giai đoạn này đã bộc lộ là một nhà thơ có nhiều suy nghĩ về cuộc sống và ta
còn gặp một Lâm Thị Mỹ Dạ giàu sáng tạo trong sáng, táo bạo, có nhiều tứ thơ lạ
nhưng vẫn đầy nữ tính”.
Trong số những nhà thơ nữ thời kỳ chống Mỹ thì Xuân Quỳnh - Lâm Thị Mỹ
Dạ - Phan Thị Thanh Nhàn là ba gương mặt tiêu biểu, thu hút được sự quan tâm của
giới nghiên cứu và phê bình văn học.
Về Xuân Quỳnh, có thể khẳng định cho đến nay chị đã có một vị trí chắc
chắn trong làng thơ. Các công trình nghiên cứu về thơ chị gồm có: “Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ, tình yêu và sự nghiệp” của tuyển tập nhiều tác giả; “Xuân Quỳnh
thơ với lời bình” của Vũ Thị Kim Xuyến; “Thơ Xuân Quỳnh” của Chu Văn Sơn;
“Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” của Lưu Khánh Thơ... Ngoài ra tác giả Đông Mai
còn có một cuốn sách tưởng nhớ về thi sĩ khi chị qua đời: “Xuân Quỳnh một nửa
cuộc đời tôi”.
Bằng những cách tiếp cận khác nhau, những quan điểm khác nhau trước một
vấn đề nào đó, các nhà nghiên cứu đã trình bày trong các bài viết của mình một
phong cách thơ Xuân Quỳnh với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Ngay từ những
ngày đầu, tác giả Chu Nga đã nói về sắc biếc ở chồi thơ mới nhú này. Mượn tên tập
thơ đầu tay của Xuân Quỳnh (Chồi biếc) người viết muốn nhấn mạnh chất tươi trẻ,
hồn nhiên của một chồi thơ sắc biếc.
GS. Hà Minh Đức nhận định: “Nghĩ đến ưu điểm của lực lượng thơ thẻ, tôi
muốn nói đến Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh... Xuân Quỳnh đã đến với
thơ bằng tình yêu tha thiết của tuổi trẻ, lòng gắn bó với nghề nghiệp (...) từ cái
riêng đi vào cái chung thơ Xuân Quỳnh dần trở nên phong phú và có bản sắc hơn.
5
Xuân Quỳnh luôn chân thật và mềm mại trong cảm xúc, chị nhìn cuộc sống không
đơn giản một chiều”.
Vương Trí Nhàn, Phạm Tiến Duật lấy hình thức đối thoại bàn về thơ Xuân
Quỳnh trong bài viết “Ý thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc”. Hai tác giả thấu
suốt được sự mẫn cảm trong trái tim đàn bà của chị nên có những nhận xét khá tinh
tế: “Những cảm giác hiện tại mà Xuân Quỳnh giỏi lọc ra và sống hết mình với nó
(...) đặt những giây lát hiện tại cạnh nhau ta sẽ thấy ở tác giả một cảm giác khác
nữa - cảm giác về sự thay đổi”. Sau khi khẳng định đóng góp riêng của Xuân
Quỳnh cho nền thi ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Vương Trí Nhàn đi
đến tổng kết: “Chưa phải lúc đi đến tổng kết về thơ Xuân Quỳnh vì tác giả đang
viết nhưng có thể tin, chỉ với những bài thơ hôm nay Xuân Quỳnh mới có những
điều cần thiết nhất đối với một tác giả thơ, một cách nghĩ, một cách nói riêng của
mình” [63,70].
Có thể khẳng định, bao nhiêu bài nghiên cứu, nhận xét là bấy nhiêu lời trân
trọng, là tình cảm yêu mến, cảm thông của các thế hệ độc giả gửi đến cuộc đời hạnh
phúc thì ít mà bất hạnh thì nhiều của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những bài viết về nữ thi sĩ Xuân
Quỳnh ta cũng bắt gặp không ít những lời nhận xét, đánh giá trân trọng của các thế
hệ độc giả giành cho Lâm Thị Mỹ Dạ và Phan Thị Thanh Nhàn.
Lâm Thị Mỹ Dạ đường hoàng bước vào làng thơ trong ánh hào quang của
giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ. Những thi phẩm lẻ của nữ sĩ trong giai đoạn
đầu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Từ
những năm 80 của thế kỷ trước, căn cứ vào hai tập thơ đầu tay của nữ sĩ, Hồng Diệu
đã chỉ ra những đặc điểm thành công cơ bản của thơ Mỹ Dạ: từ sự độc đáo trong tứ
thơ, nét duyên dáng trong cách viết, sự mới mẻ của hình ảnh đến âm hưởng chính
trong thơ nữ sĩ “xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ, đằm thắm không ồn ào
nhưng có lúc lại không kém phần khỏe khoắn” [17,4].
6
Năm 1988, khi tập thơ mới ‘‘Hái tuổi em đầy tay” ra đời, cây bút phê bình
Hồ Thế Hà đã đặc biệt quan tâm đến hiện tượng thơ Mỹ Dạ, đã chỉ ra hướng đi mới
của nữ sĩ: “chính là sự quay về gấp gáp và quyết liệt hơn với nhu cầu khám phá
những giá trị vĩnh hằng của con người và cuộc sống. Hành trình ấy chân thật, dữ
dội nhưng đầy trách nhiệm đến nỗi nhà thơ phải trải lòng mình, trải hết vui buồn,
tốt xấu của chính mình để từ đó nhìn ra tha nhân, tâm tình cùng tha nhân” [28,35].
Từ đó ông thẳng thắn ghi nhận những thành công mới của thơ Mỹ Dạ: “Với hành
trình này, Lâm Thị Mỹ Dạ đã thành công trong cách thể hiện những vấn đề đời tư
với một giọng thơ lạ, cấu trúc nhiều tầng lớp, làm hiện lên những liên tưởng, ý
tưởng sâu sắc” [28,37]. Vũ Quần Phương từng khẳng định nét riêng trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ với “tính phụ nữ, nét dịu dàng của cảm xúc, cách khai thác, cách lọc
tìm chất thơ trong đời sống” tạo nên “một phẩm chất trữ tình khá thuần khiết”
[66,1]. Càng ở những chặng đường sau, xu hướng cách tân của Mỹ Dạ càng được
đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là sự đổi mới thi pháp:“lấy chính mình làm đối tượng
và dám vực dậy những ước mơ tro vùi” [29,34]. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra những nét đặc trưng, sự vận động cùng những đóng góp của Mỹ Dạ cho thơ
Việt đồng thời không né tránh chỉ ra những hạn ché. Do đó, tìm hiểu về cái tôi trữ
tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để nhận ra những nét riêng giữa dòng chung của hồn
thơ đặc sắc này.
Phan Thị Thanh Nhàn là cây bút cùng thời với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn... Ngay từ những thập niên 60 khi tập thơ Hương thầm ra
đời, đông đảo bạn đọc đã tiếp nhận và đón nhận Thanh Nhàn với tư cách là nữ thi sĩ
thơ tình và tuổi trẻ. Có rất nhiều bài đánh giá, nghiên cứu, phê bình về thơ chủa chị.
Tác giả Thiếu Mai với “Một nét thơ đáng yêu” đã nêu bật đặc điểm thơ của Phan
Thị Thanh Nhàn: “Dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo, không chỉ khác so với các nhà
thơ nam giới mà ngay cả với các nhà thơ nữ cũng không thể lẫn. Đọc là mến ngay.
Và nhớ ngay”. Lời mở đầu của tập thơ Thơ với tuổi thơ, Vũ Quần Phương đã viết
“Thanh Nhàn viết bằng những kỷ niệm ấu thơ và bằng chính những chất liệu của
cuộc sống thường nhật. Bà không tìm thơ xa xôi, cũng không kiễng lên với những
7
chủ đề lớn. Thơ bà giản dị, cảm xúc, chân thực...”. Nguyễn Thị Minh Thái nhận
định: “Thơ của Nhàn không phải là thư thơ tình thuận bằng trắc để dễ thuộc lòng,
nhưng một khi đã đi vào hồn người, nó sẽ mắc lại ở đó và trở thành cái mà người ta
vẫn gọi là “những câu thơ thuộc nằm lòng”. Những câu thơ ấy giống hệt như
những giọt nước sau cơn mưa qua, còn đọng lại trên lá cây chỉ cần một làn xúc
cảm chợt đến, khẽ chạm vào lá là những câu thơ ấy sẽ rụng ngay xuống vùng tâm
thức và mồn một hiện lên giữa lòng ta”. Đó là những nét cốt cách nhất, đặc điểm
riêng nhất của thơ Phan Thị Thanh Nhàn.
Ngoài những bài viết trên còn có rất nhiều luận văn của sinh viên, thạc sỹ
viết về ba gương mặt tiêu biểu này..
Tựu chung lại những bài viết ấy mang lại cho chúng ta cái nhìn tổng quan về
thơ nữ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước, khơi gợi nhiều vấn đề cho chúng tôi tiếp
cận đề tài. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu tổng hợp
nào đi sâu vào vấn đề cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan
Thị Thanh Nhàn. Vì vậy chúng tôi lựa chọ đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân
Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn” với mong muốn góp một phần
công sức của mình vào việc nghiên cứu thơ trữ tình của ba gương mặt nữ sĩ trẻ
nhưng có nhiều đóng góp cho nền thơ Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi chọn đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn” nghiên cứu nhằm mục đích:
Một là, thấy được những điểm tương đồng trong cuộc đời của các nữ sĩ
trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ rồi bước ra thời bình. Từ đó
chúng ta cũng thấy được sự tương đồng trong cái tôi trữ tình được gửi gắm trong
những bài thơ.
Hai là, thấy được vẻ đẹp tâm hồn đầy nữ tính, thùy mị, đằm thắm và duyên
dáng, rất nhạy cảm nhưng cũng đầy mạnh mẽ và bạo trong tình yêu. Họ cũng là
8
những phụ nữ đầy nghị lực vượt lên những khó khăn của cuộc sống, thể hiện một
tâm hồn cao đẹp đó là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam .
Luận văn mong muốn mang lại hiệu quả giáo dục cho người đọc. Góp phần
tìm hiểu một cách chủ động, khách quan hệ thống cái tôi trữ tình trong thơ của ba
gương mặt nữ sĩ tiêu biểu thời chống Mỹ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Từ đề tài trên, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, khám phá vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ qua hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ thời chống Mỹ (Xuân
Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Mỗi một bài thơ đều bắt nguồn từ cảm xúc mạnh mẽ, thôi thúc cùng với sự
nhạy cảm của thi sĩ. Do đó nhiệm vụ của luận văn là đi sâu vào tìm hiểu vẻ đẹp tâm
hồn được thể hiện qua cái tôi trữ tình của mỗi tác giả.
4..2. Hình tượng cái tôi trữ tình tất yếu phải được thể hiện bằng văn bản ngôn từ.
Vậy nhiệm vụ thứ hai của luận văn đặt ra để giải quyết là: nghiên cứu những
phương thức, phương tiện biểu đạt, đặc sắc trong thơ của ba nhà thơ nữ tiêu biểu
cho các nhà thơ nữ thời kỳ chống Mỹ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Thơ Xuân Quỳnh: Các tác phẩm chính:
- Chồi biếc (trong tập Tơ tằm - Chồi biếc, in chung với Cẩm Lai): 1963
- Hoa dọc chiến hào: 1968
- Gió Lào cát trắng : 1974
- Lời ru trên mặt đất: 1978
- Sân ga chiều em đi: 1984
- Tự hát: 1984
- Hoa cỏ may: 1989
9
Thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Các tác phẩm chính:
- Hương thầm: 1973
- Chân dung người chiến thắng: 1977
- Bông hoa không tặng: 1990
- Nghiêng về anh: 1992
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Các tác phẩm chính :
Trái tim sinh nở - (trong tập Trái tim nỗi nhớ in chung với Ý Nhi): 1974
Bài thơ không năm tháng: 1983
Hái tuổi em đầy tay: 1989
Đề tặng một giấc mơ: 1998
Cốm non: 2005
Hồn đầy hoa cúc dại: 2007
Chỉ riêng mình em thấy (Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ) 2008
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học;
- Phương pháp lịch sử - xã hội;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp loại hình;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Để luận văn có tính khoa học, chúng tôi đã kết hợp một số thao tác nghiên
cứu như: Thống kê, phân tích, chứng minh, nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu
một cách toàn diện, sâu sắc và triệt để hơn.
10
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương :
Chương 1: Khái niệm “Cái tôi trữ tình” và quá trình sáng tạo của Xuân
Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ.
Chương 2: Những đặc điểm nổi bật của cái tôi trữ tình trong thơ Xuân
Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ.
Chương 3 : Những hình thức thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Xuân
Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ.
11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ QUÁ TRÌNH
SÁNG TẠO CỦA XUÂN QUỲNH, LÂM THỊ MỸ DẠ,
PHAN THỊ THANH NHÀN
1.1. Lý thuyết về cái tôi trữ tình trong thơ
1.1.1. Khái niệm cái tôi
Về thực chất, cái tôi là một khái niệm triết học. Các nhà triết học duy tâm là
những người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức, lý tính trong mối quan hệ
vật chất, ý thức, chủ quan, khách quan, cá nhân và xã hội. Khái niệm cái tôi, được
hình thành bởi một quá trình lâu dài, mang trong mình tính phức tạp nhiều khi
tưởng như thần bí. Cái tôi có nội hàm rộng đến nỗi khó xác định được toàn bộ ý
nghĩa của nó cũng như tìm cho nó một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất.
Trong Triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao
hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Các quan
điểm duy tâm về cái tôi đã khẳng định cái tôi là phương diện trung tâm của tinh
thần con người, là cốt lõi của ý thức có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng
định nhân cách con người trong thế giới.
Các nhà triết học: Đêcactơ, Phichtê, Cantơ, Hêghen, Becxông, Phơrơt.. đã “
giải thích cái tôi như là căn nguyên có tính chất quan niệm” và từ những quan niệm
mà xây dựng thành hệ thống triết học duy tâm của mình.
Đêcactơ (1595 – 1650) đưa ra định nghĩa duy lý nổi tiếng “Tôi tư duy vậy là
tôi tồn tại”. Ông quan niệm cái tôi thể hiện ra như một cái thuộc về thực thể biết tư
duy, như là căn nguyên của nhận thức duy lý, do đó khẳng định tính độc lập của mình.
Cantơ (1724-1804] cho rằng: Cái tôi bao gồm hai phương diện: cái tôi với tư
cách chủ thể tư duy, chủ thể nhận thức thế giới và cái tôi với tư cách là khách thể
của chính nhận thức.
Hêghen (1770-1831] coi cái tôi như sự tha hoá của “ý niệm tuyệt đối” đồng
thời nhấn mạnh vai trò to lớn của cái tôi . Cái tôi như là trung tâm của tồn tại, cái tôi
12
có khả năng, khát vọng và sức mạnh để thể hiện mình trong hiện thực. Mọi cái đều
tồn tại nhờ có cái tôi và cái tôi có thể chi phối toàn bộ sự tồn tại và hủy diệt của thế giới.
Hai nhà triết học cổ điển Đức (Cantơ và Hêghen) đã có những đóng góp to lớn
không chỉ cho triết học mà cho cả hoạt động nghiên cứu văn học nghệ thuật, đặc
biệt trong việc khẳng định vai trò to lớn của chủ thể sáng tạo.
Becxông (1859-1941) cho rằng trong con người có “cái tôi bề mặt” và “cái
tôi bề sâu”. Chỉ có “cái tôi bề sâu” thuộc về sâu thẳm của ý thức mới chính là đối
tượng của nghệ thuật.
Trong phân tâm học, cái tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại
và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Phơ - rớt, cái tôi cùng với nó và cái
siêu tôi là ba miền của tâm thức. Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người sinh
ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cái tôi học cách cư xử sao cho kiểm soát
được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Cái tôi có vai trò
trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách,
xã hội.
Tiếp sau đó các nhà tâm lý học cũng đề cập tới khái niệm cái tôi khi xây dựng
các học thuyết về nhân cách. Tuy sự lý giải về nhân cách cũng như cấu trúc nhân
cách khác nhau nhưng nhìn chung họ đều coi cái tôi là yếu tố cơ bản cấu thành phần
ý thức của nhân cách con người.
Trong triết lý Phật giáo, cái tôi chính là ngã, là cái tôi được thiết thuyết với
một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Quan niệm của Phật
giáo cũng như các tôn giáo khác như Nho giáo, Cơ đốc giáo... đều hướng con người
đến đấng tối cao, quên đi cái tôi của mình. Song, để đạt được điều đó, tôn giáo đòi
hỏi mỗi cá nhân phải có một nghị lực phi thường để vượt qua chính mình. Để chế
ngự cái tôi, vượt qua cái tôi, quên đi cái tôi, suy cho cùng lại phải thực sự nhận biết
tường tận về cái tôi. Chính vì vậy mà chủ trương diệt ngã, vô ngã, xoá cái tôi cá
nhân, tôn giáo cũng đã gián tiếp thừa nhận cái tôi tồn tại trong mỗi cá nhân. Duy có
điều, quá trình sống của con người là quá trình khẳng định cái tôi thì tôn giáo lại đi
ngược lại – xoá bỏ cái tôi.
13
Triết học Mác - Lê Nin xác định: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con
người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản
thân mình. Chỉ có con người độc lập, kiểm soát những hành vi của mình và có khả
năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình” (Dẫn theo Lê Lưu
Oanh, thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội).
Như vậy cái tôi thực chất là khái niệm về cấu trúc nhân cách mang tính phổ
quát. Hiện tượng cái tôi vừa mang tính xã hội - lịch sử vừa phân biệt cái độc đáo và
khẳng định tính tích cực của nhân cách cá nhân.
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình
Xuất phát từ quan điểm cái tôi trong triết học Mác - Lê Nin chúng ta sẽ
nghiên cứu về cái tôi trữ tình với tư cách là một khái niệm vừa mang tính phổ quát
vừa mang tính cụ thể.
Cái tôi cá nhân chính là hình tượng của chủ thể trữ tình trong tác phẩm thơ.
Thông qua cái tôi, nhà thơ giãi bày tâm tư, tình cảm, thế giới quan, tư tưởng của
mình. Nhìn từ góc độ phản ánh luận thì cái tôi chính là đối tượng phản ánh của nhà
thơ, là kết quả của sự miêu tả, tự đánh giá, tự ý thức của chính nhà thơ. Vũ Tuấn
Anh xác định: “Cái tôi trữ tình vừa là một cách thế nhìn và cảm nhận thế giới của
chủ thể,lại vừa là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể. Đồng thời cái tôi trữ tình
cũng đóng vai trò sáng tạo, tổ chức các phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình
tượng, vần, nhịp...) để vật chất hóa thế giới tinh thần thành một hình thức văn bản
trữ tình.”
Có thể nói rằng, tiến trình thơ trong lịch sử văn học nói chung luôn luôn
đồng hành với sự vận động của các kiểu cái tôi trữ tình. Theo cách diễn giải của
Hêghen, mỗi thời đại đều định hình một kiểu cái tôi văn học riêng: “Mỗi thời đại
đều có lối cảm xúc tế nhị hay cao siêu, hay tự do của nó. Tóm lại, mỗi thời đại đều
có lối quan niệm riêng về thế giới của nó. Cái này được biểu hiện rõ ràng nhất và
hoàn toàn nhất vì tiếng nói dùng để diễn đạt tất cả những gì diễn ra trong tinh thần
con người”. Cái tôi trong thơ thời nào cũng có nhưng khái niệm, nội hàm và sắc
thái biểu hiện của cái tôi qua các giai đoạn văn học là khác nhau. Theo Đỗ Lai
14
Thúy, lịch sử hình thành cái tôi cá nhân là một tiến trình vận động trải qua các hình
thái: “Cái tôi cá nhân với tư cách vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của nền văn hóa
mới xuất hiện. Một mặt, nó vừa tiếp nối cái tôi tập đoàn (hay cái tôi đại diện) của
xã hội cổ truyền đã phát triển qua các hình thái như cái tôi làng xã, cái tôi vô ngã
Lý - Trần, cái tôi quân tử và cái tôi tài tử”. Có thể dễ dàng nhận thây điều này qua
sự phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Trở về với thể loại văn học cổ xa văn học
dân gian cái tôi trữ tình trong ca dao, dân ca là cái tôi tìm thấy tiếng nói chung của
tập thể. Cái tôi ở đây không bộc lộ như một cá nhân riêng biệt mà chìm đi, biểu hiện
cái tôi xã hội, cái tôi của tập thể. Cảm hứng của các tác giả dân gian bắt nguồn từ
nhu cầu được chia sẽ, giao hòa và đồng vọng trong những cảnh ngộ tương đồng.
Nhân vật trữ tình trong văn học dân gian chủ yếu là những người lao động, họ có
thể là những người đang dãi nắng dầm mưa “trên đồng cạn, dưới đồng sâu”, là
người đang nhọc nhằn lên đồng xuống truông và không gian họ xuất hiện cũng gắn
liền không gian lao động sản xuất: Bến nước, con đò, bãi dâu, đồng cỏ, vườn
chè... Cái tôi trữ tình dân gian về cơ bản là cái tôi phi cá thể hóa, hình thức của loại
hình văn học là diễn xướng và truyền miệng, thời gian và không gian mang tính ước
lệ làm cho thời gian cá thể hóa của cái tôi tác giả mờ nhạt hẳn đi. Không gian có thể
thay đổi, chẳng hạn từ địa danh này sang địa danh khác vì thế làm mất đi cá tính cụ
thể của một hoàn cảnh cụ thể, diện mạo duy nhất của cái tôi dân gian là cái chung.
Sang đến cái tôi trữ tình trong thơ cổ điển chúng ta thấy có rất nhiều quan
điểm theo truyền thống bản chất con người bắt nguồn từ mối quan hệ cộng đồng,
làng xã và cá nhân không thể tách rời mối quan hệ ấy. Văn học chủ yếu phát ngôn
trên tính cách siêu cá nhân với những vấn đề của gia đình, dòng tộc, giai cấp, dân
tộc. Điều này tạo nên kiểu nhà thơ cổ điển, phi ngã. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi thể
hiện lòng yêu nước thương đời qua hình tượng cây tùng. Cây tùng là biểu tượng cho
những phẩm chất chuẩn mực được xác định của người quân tử. Trong văn học trung
đại ý thức về cá nhân cá tính có xuất hiện nhưng tồn tại trong những quy tắc luật lệ
khuôn mẫu mà ta gọi là tính quy phạm. Cái tôi trữ tình chủ yếu là cái tôi vũ trụ. Mỗi
sự việc hình ảnh đều mang ý nghĩa triết lý về quan hệ giữa con người và vũ trụ.
15