Cái “tôi” tự trào trong thơ nôm tú xương

  • pdf
  • 46 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&

PHẠM NGỌC HÂN
MSSV: 6086246

CÁI “TÔI” TỰ TRÀO TRONG THƠ NÔM
TÚ XƯƠNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, năm 2012

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Đề tài: Cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương
A - Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B - Nội dung
Chương 1
Một số vấn đề chung
1.1. Đôi nét về tác giả Tú Xương
1.2. Lý luận về cái “tôi” và cái “tôi” tự trào
1.3. Hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng tới cái “tôi” tự trào của Tú Xương
Chương 2
Những biểu hiện của cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương
2.1. Hình ảnh của Tú Xương qua cái “tôi” tự trào
2.2. Biểu hiện của cái “tôi” trữ tình trong thơ Nôm Tú Xương
Chương 3
Nghệ thuật thể hiện cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
3.2. Nghệ thuật tự cười mình
3.3. Nghệ thuật sử dụng giọng điệu
3.4. Một số biện pháp nghệ thuật khác
C - Kết luận
D - Tài liệu tham khảo
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tác giả Tú Xương, chắc hẳn ta không xa lạ khi chúng ta đã được biết đến
tên tuổi của ông trong chương trình phổ thông trung học và khi học tác gia Tú
Xương trong dòng văn học Việt Nam trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Cùng với dòng chảy của văn học Việt Nam, thơ văn Tú Xương đậm chất trào
phúng kết hợp với chất trữ tình sâu lắng. Tác phẩm của ông đã đóng góp đáng kể
vào mạch thơ trào phúng của dân tộc bên cạnh các đại biểu ưu tú như: Hồ Xuân
Hương, Kỳ Đồng, Nguyễn Khuyến, Tú Mỡ, Đồ Phồn,... Nhà phê bình Đỗ Đức
Hiểu từng nói: “Sau Hồ Xuân Hương, trong thời kì văn học cận đại, Tú Xương là
nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng nhân dân cả về phương
diện tư tưởng và nghệ thuật”. Hay một nhận định khác của Nguyễn Sĩ Tế: “Có
thể nói rằng nhà thơ non Côi sông Vị đã ghi công đầu trong nền thơ ca trào
phúng của nước nhà. Cho cả đến ngày nay, hệ thống trào phúng của ông hầu như

chưa có ai vượt trội được. Nếu như Nguyễn Du xứng danh là một thi bá trong
ngành thơ tình cảm, thì Trần Tế Xương đáng kể là một thi hào trong ngành thơ
trào phúng Việt Nam”. Không những thế, “trào phúng hòa vào trữ tình một cách
tự nhiên, khoát hoạt.[10; tr. 18].
Từ những nhận định trên ta không thể phủ nhận rằng Tú Xương là một
nhà thơ lớn của dân tộc. Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, thế nhưng, ông đã để lại
cho đời một kho tàng tác phẩm chứa đựng những tâm tư tình cảm của ông trước
thời cuộc; trước sự đổi thay từng giờ của đất nước. Ông là nhà thư kí trung thành
của thời đại, của xã hội Việt Nam một thời, được thu nhỏ ở thành Nam Định- quê
hương ông. Đó là xã hội với những thứ lố lăng, tây ta khó phân biệt. Những truyền
thống ngàn đời ngỡ như bền vững, thế mà giờ đây đang ngày một lụi tàn dưới gót
giày của bọn ngoại xâm. Tú Xương ra đời trong hoàn cảnh đó, ông là một nhân
chứng sống của lịch sử xã hội một thời. Chính vì thế, mà thơ ông luôn chứa đựng những
điều đau đáu, xót xa. Ông không “cười” một cách trực tiếp mà thông qua
trang viết của mình, đặc biệt là những vần thơ nói về tâm tư, tình cảm, cuộc sống
riêng tư của mình, để bật lên tiếng cười sâu cay mà thâm thúy. Có lẽ, sự cười cợt
mình là một điều tự hạ thấp mình, “vạch áo cho người xem lưng” nhưng đó lại là
phương tiện hết sức độc đáo và công hiệu để tác giả lột tả sự mục ruỗng, thối nát
của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn từng
nói: “Cái tôi là hình tượng tác giả trong tác phẩm, là sự diễn tả, giải bày thế giới
tư tưởng, tình cảm riêng tư thầm kín của tác giả. Nhìn từ góc độ phản ánh luận thì
cái tôi lại là đối tượng phản ánh của bản thân nhà thơ, là kết quả của sự tự ý thức,
tự đánh giá, tự miêu tả (có nhà nghiên cứu gọi là tự họa) của nhà thơ”. [22; tr. 80]
Khi tìm hiểu tác giả tôi chưa thể sâu chuỗi thành hệ thống những kiến thức
về ông. Do đó, khi nghiên cứu đề tài này với mục đích sẽ tiếp thu thêm những kiến
thức cơ sở, nền tảng về thời đại của Tú Xương sống, về thân thế, sự nghiệp, cũng
như vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam. Có thể nắm được kiến thức có
tính hệ thống và tương đối toàn diện về Tú Xương. Vì thế, khi tìm hiểu về con
người Tú Xương tôi có thể hiểu phần nào những băn khoăn, trăn trở được chứa
đựng trong cái “tôi” luôn trào lộng về mình. Biết được nguyên nhân vì đâu một
con người tài hoa thế kia mà có đến tám lần thi hỏng và vì sao con người có tâm
thế kia lại tỏ ra ngông nghênh khác thường. Để thấy được tác giả tự cười mình như
thế nào, và cuộc sống của ông cũng như những suy tư thái độ của ông trước vận
mệnh của đất nước đang ngày một “cáo chung” ra sao. Chính vì những lý do trên,
tôi đã chọn đề tài “Cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương”, để nghiên cứu
làm luận văn tốt nghiệp.
Nghiên cứu đề tài này còn giúp tôi có thể nhìn nhận, tiếp thu những tiền
đề, lý luận, những ý kiến nghiên cứu về vấn đề hình ảnh con người trong tác phẩm
văn học, cái “tôi” trong tác phẩm văn học cũng như cái “tôi” tự trào trong văn thơ
trung đại, để từ đó ta thấy cái “tôi” tự trào của Tú Xương là độc đáo.
2. Lịch sử vấn đề:Tú Xương là một tác giả lớn của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XIX.
Trên con đường tìm hiểu sự nghiệp văn chương của ông đã có rất nhiều nhà lí
luận, phê bình nghiên cứu thẩm định để có những đóng góp ngày một hoàn thiện
hơn về thơ văn Tú Xương, chẳng hạn như:
Công trình “Trông giòng sông Vị” là một công trình lớn của Trần Thanh

Mại in trong tập Trần Thanh Mại Toàn tập (tập 2), ở đây, ông đi sâu vào những
khía cạnh cụ thể như:
Mở ra khung cảnh của trường thi đương thời với những buổi “lễ xướng
danh”; đó là “một ông Tú Xương” với tư cách là một kẻ sĩ phong lưu, nơi phố
Hàng Thao “Tú Xương với Sào Nam”; hay đó còn là “một nhà đạo đức khác
đời”. Bên cạnh đó, Trần Thanh Mại còn dành cho “bà Tú Xương”- một người
vợ hiền đức cán đán công việc gia đình thay chồng- “một vị thiên thần” trong
cảnh nghèo túng của gia đình ông Tú, thảm hại hơn khi tết đến. Hay đó là một con
người hết lòng vì lo cho dân cho nước qua “văn thơ Tú Xương”. Ông cũng nhấn
mạnh rằng Tú Xương không chỉ là nhà thơ trữ tình, mà còn là “một nhà thơ trào
phúng” với “lối thơ khẩu khí”. Không những thế, ông còn đem đến cho người
đọc những “đoạn cuối của một đời thi sĩ” và “cái chết của Tú Xương” để người
đọc có cái nhìn tổng quan về cuộc đời của ông Tú.
Trong công trình này, ông còn đề cập đến thời đại của Tú Xương để làm
nổi bật những nội dung trong văn chương của Tú Xương: Bộ mặt thật của xã hội
đương thời; chế độ thi cử và tình trạng nho học với một sự xuống cấp nặng nề;
chính quyền thực dân và bọn thực dân với những chính sách dã man; cái nghèo,
cái đau xót của mình; lên tiếng phê phán những gì không thuộc về mình.
Ngoài ra, ông còn góp phần đấu tranh chống “hai quan điểm” sai lầm về
Tú Xương. Đó là, Tú Xương vì nghèo, vì thi hỏng nên bất mãn với đời và quan
điểm cho rằng ông hành lạc ăn chơi làm khổ vợ con. Với công trình này, tác giả
còn nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của thơ Tú Xương. Ở đây, ông còn dành
một phần nghiên cứu về “Tú Xương con người và nhà thơ”, kèm thêm 193 bài thơ của
Tú Xương và 16 bài có vấn đề tồn nghi.
Công trình “Tú Xương thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên. Ở đây, ông đem
đến cho độc giả 136 bài thơ. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về Tú Xương- chuyện
đời, chuyện thơ và những giai thoại về Tú Xương. Đây là phần ông tập hợp những
bài viết của các tác giả như: Trần Thanh Mại với “Những đoạn cuối của đời một
nhà đại thi sĩ và cái chết của ông Tú Xương”; hay công trình của Tú Mỡ với bài
viết “Tính chất trào lộng trong thơ Tú Xương”; hoặc công trình “Tú Xươngbậc thầy thơ thánh chữ” của Nguyễn Đình Chú;... Ở đây, tác giả Lữ Huy Nguyên
chưa đi sâu vào một khía cạnh nào mà chỉ dừng lại ở mức độ tập hợp những bài
viết có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Tú Xương, một cách rất
rời rạc. Nhưng nó đã đóng góp một phần đáng kể vào những công trình, nhận
định, nghiên cứu về Tú Xương thêm toàn diện và sâu sắc.
Công trình “Tú Xương toàn tập” của Đoàn Hồng Nguyên cũng là một
trong những công trình đóng góp nghiên cứu về Tú Xương gần đây nhất. Ở công
trình này, ông thống kê được niên biểu của Tú Xương từ lúc sinh ra gắn liền với
những biến cố lịch sử đến khi ông qua đời. Ngoài ra, ông còn có những nghiên
cứu về thơ Nôm Tú Xương như: Vấn đề về văn bản tác phẩm thơ Nôm với 134 bài
thơ và câu đối. Bên cạnh đó, ông còn tập hợp những bài dịch từ thơ Đường của Tú
Xương về các tác giả như: Đỗ Phủ, Lí Kì, Bạch Cư Dị,...Trong phần “Đường thi
hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” – 83 bài. Không những thế, ông còn tập hợp
những bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về thơ văn Tú Xương như: “Một
thế kỉ tiếp nhận thơ Tú Xương” của Nguyễn Hữu Sơn; “Về việc nghiên cứu thơ
Tú Xương” của Nguyễn Công Hoan; hay của tác giả Vũ Đăng Văn với công trình

“Tú Xương – nhà thơ phúng thế - ông tổ thơ trào phúng Việt Nam”;...
Hay công trình của giáo sư Lê Trí Viễn cũng đã từng đóng góp ý kiến của
mình về tác giả này. Sở dĩ, có bản thân Tú Xương là do Tú Xương bất mãn lớn
trước xã hội thực dân nửa phong kiến buổi giao thời, do sự bế tắc, cùng cực trong
tâm trạng mà sinh ra. “Trong thơ văn Trần Tế Xương cũng có một mảng thơ lấy đề tài
bản thân mình hoặc vợ con”. [21; tr. 417]. Để phần nào thấy được sự góp mặt
của nhân vật Tú Xương vào trong sáng tác của chính ông như một nhân vật điển
hình, một hình tượng: “Cách tân lớn về xây dựng hình tượng tác giả theo hướng
phi lý tưởng hóa”. [14; tr. 232]
Và trong đó, cái “tôi” là một đề tài nhỏ nhưng được khá nhiều nhà phê
bình đề cập đến, cụ thể:
Công trình “Cái “tôi” trong thơ Tú Xương, một điển hình nghệ thuật”
của giáo sư Nguyễn Lộc, ông chỉ rõ Tú Xương là một người có ăn chơi, nhưng
ông không thỏa mãn và hể hả với sự ăn chơi đó, mà có một chừng mực nhất định.
Ông không nâng nó lên thành triết lí sống, mục đích sống, cùng với giọng thơ cười
cợt, trêu đùa, có khi khinh bạc, hợm hĩnh. Và cũng có lúc cái “tôi” sa đọa đó vùi
mình vào những cuộc ăn chơi nhưng không để trào lộng mà vì đau buồn trước tình
cảnh đất nước. Đồng thời, Nguyễn Lộc còn chỉ rõ cái “tôi” trong bộ phận trữ tình
và cái “tôi” trong bộ phận trào phúng “là hai mặt của cái “tôi” thống nhất của
nhà thơ, và trong sáng tác của ông, nó có tính cách một điển hình xã hội”. [7; tr.
781]. Thơ ông còn là tiếng nói thở than cùng vợ khi không giúp được gì cho gia
đình; cũng có lúc ông nói nhiều đến cuộc sống nghèo khổ của riêng mình; hay đó
còn là một cái “tôi” đau đời, lo đời.
Hay công trình khác “Tú Xương- đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam”
của tác giả Lê Đình Kị. Ông khẳng định cái độc đáo trong thơ Tú Xương là ở chỗ
kết tinh được cái “độc đáo” của thời buổi. Và hình thức “tự trào” là một hình thức
thường dùng và thấm thía nhất, mang ý nghĩa khái quát, phát hiện lớn về tình
trạng ý thức đương thời. Trong đó, “ngông” là cách thách thức với trật tự thống
trị, một sự phản ứng liều lĩnh của bộ phận Nho sĩ mất phương hướng.
Hoặc trong công trình có tên “Cảm hứng về cái “tôi” và kiểu bộc lộ
cái “tôi” thị dân trong thơ Tú Xương” của tác giả Đoàn Hồng Nguyên. Ở đây,
ông phát hiện Tú Xương đã bứt ra khỏi qui phạm của đề tài thơ trung đại. Đó là
người có tính cách mới mẻ trong văn chương, vì ông dám tung trên giấy một
cái “tôi” trần truồng và táo bạo. Cái “tôi” ấy nhìn thấy cảnh sinh hoạt êm đềm
bình dị ở vùng quê dân dã, hay nhìn thấy sự biến đổi của đất Vị Hoàng. Qua đó,
nhà thơ đã “vẽ” lên lòng mình một cách chân thật, chi tiết và sinh động. Đó còn là
cái “tôi” xông pha giữa chốn thị thành và gắn bó với nó để cười đời, cười người
và khẳng định bản ngã của mình. Và rõ nhất là khẳng định cái “tôi” qua bức chân
dung tự họa.
Đây là những đóng góp hết sức đáng kể cho việc nghiên cứu về tác giả lớn
trong nền văn học trung đại- Tú Xương. Nhưng các nghiên cứu trên chỉ mới dừng
lại ở mức độ phát hiện nêu vấn đề, chưa nghiên cứu sâu vào biểu hiện của cái
“tôi” trong mảng thơ Nôm của tú Xương để thấy được những khía cạnh sâu thẳm
trong việc tự trào lộng về mình, những nỗi niềm bâng khuâng, day dứt về thời
cuộc. Và đó là vấn đề cốt lõi để tôi chọn làm đề tài nghiên cứu, và có thể góp một
phần rất nhỏ vào những nhận định, nghiên cứu về Tú Xương thêm phần sâu sắc và

toàn diện hơn.
3. Mục đích, yêu cầu
Với đề tài “Cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương”, chúng tôi sẽ phải
tìm hiểu về đặc trưng của cái “tôi” tự trào trong văn học trung đại Việt Nam nói
chung và trong thơ văn Tú xương nói riêng. Ngoài ra, khảo sát cái “tôi” tự trào
của tác giả trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử để tìm ra nguyên nhân của sự
tự trào lộng về mình. Không những thế, đó còn là cơ sở cho những nghiên cứu sau
này có tính chất chuyên sâu hơn, cao hơn cũng bắt đầu từ “Cái “tôi” tự trào trong
thơ Nôm Tú Xương”. Và nắm vững về tác giả Tú Xương, con người cũng như sự
nghiệp của ông để biết được nguyên nhân tạo nên phong cách độc đáo tự trào.
Ngoài ra, cái “tôi” tự trào của Tú Xương sẽ giúp việc giảng dạy thơ văn của ông
đạt hiệu quả cao, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và có thái độ trân trọng, đồng cảm
với bậc thiên tài nhưng nhiều lận đận. Qua đó, người viết còn rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về một tác giả cụ thể.
4. Phạm vi nghiên cứuVới đề tài “Cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương”, chúng
tôi chủ
yếu khảo sát trên mảng thơ Nôm của Tú Xương. Như chúng ta đã biết, thơ Tú
Xương lúc đầu chỉ được lưu hành bằng cách truyền miệng nên được phổ biến vào
công chúng. Do không được ghi chép lại nên bị thất lạc nhiều. Ngày nay, vấn đề
về văn bản thơ Tú Xương đã trở thành vấn đề hết sức phức tạp. Hiện tại thơ Tú
Xương nói chung, thơ Nôm nói riêng càng có nhiều dị bản. Vì vậy, khi nghiên cứu
vấn đề thơ Nôm của Tú Xương, sau khi so sánh chúng tôi dựa vào quyển Thơ văn
Trần Tế Xương của Nguyễn Đình Chú- Lê Mai, để làm tài liệu tham khảo chính
và kết hợp tư liệu trong quyển Tú Xương toàn tập của Đoàn Hồng Nguyên để
dẫn chứng trong quá trình làm luận văn.
Trong thơ Nôm Tú Xương có nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi chỉ giới hạn
ở vấn đề “cái “tôi” tự trào”. Cụ thể giới hạn của đề tài này gồm 3 phần: phần mở
đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó nghiên cứu sâu vào phần nội dung,
với 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Những biểu hiện của cái “tôi” tự trào trong thơ Nôm Tú Xương
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái “tôi” trong thơ Nôm Tú Xương
5. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi đề tài đều có những đặc trưng riêng của nó. Với đề tài “Cái “tôi” tự
trào trong thơ Nôm Tú Xương”, chúng tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản nhất
là ngữ văn học và văn bản học để ngiên cứu. Phương pháp ngữ văn học với các
thao tác phân tích, bình luận, so sánh để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến thơ
Tú Xương. Phương pháp văn bản học với các thao tác đối chiếu, so sánh, giúp
chúng tôi chọn được văn bản tốt nhất, gần nhất với tác giả Tú Xương. Từ đó, giúp
chúng tôi bình giá chính xác, khách quan hơn trong quá trình nghiên cứu. Để thấy
được cái hay, độc đáo của tác giả Tú Xương trong việc khắc họa hình ảnh của
mình trong thơ.
PHẦN NỘI DUNGChương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đôi nét về tác giả Tú Xương:
“Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại.
Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.”

(Santykov Chédrine, nhà văn Nga, 1826-1889)
Thơ văn Tú Xương là một trường hợp như vậy. Thể xác Tú Xương gần như
đã nát với cỏ cây, nhưng sự nghiệp của ông thì bất tử cùng năm tháng. Trần Thanh
Mại gọi Tú Xương là “nhà thơ thiên tài”. Nguyễn Công Hoan tôn Tú Xương là
“bậc thần thơ thánh chữ”. Đặng Thai Mai khen Tú Xương là “một thầy Tú cũng
biết cười” cạnh một “ông nghè thích cười” là Nguyễn Khuyến. Nguyễn Tuân biểu
dương Tú Xương là “một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức”. Hay
Xuân Diệu viết về Tú Xương:
Ông nghè ông thám vô mây khói,
Đứng lại văn chương một tú tài.
Trần Tế Xương, tên thật là Trần Duy Uyên, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng
Tích, khi đi thi Hương lấy tên Tế Xương, khoa cuối cùng lại lấy tên là Trần Cao
Xương. Cái tên quen gọi nhất là Tú Xương.
Tú Xương sinh ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ (tức ngày 5-9-1870) tại khu
Đình Hữu, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Nay là phố hàng Nâu,
thuộc khu 8 thành phố Nam Định tỉnh Nam Định.
Tú Xương xuất thân trong một gia đình nho học lâu đời. Bố là Trần Duy
Nhuận, cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm tự thừa ở dinh
Đốc học Nam Định. Cụ Nhuận sinh được sáu người con trai, Tú Xương là con
trưởng.
Tú Xương khôi ngô, hoạt bát, thông minh, tính tình phóng khoáng, ăn nói
có duyên, đặc biệt có khiếu hài hước, châm biếm người khác. Tú Xương lấy vợ
sớm, là bà Phạm Thị Mẫn tần tảo có tiếng.Năm 15 tuổi, ông bắt đầu đi thi. Đời thi của
ông tính ra có tất cả 8 lần. Đó
là các khoa: Ất dậu (1885), Mậu tí (1888), Tân mão (1891), Giáp ngọ (1894),
Đinh dậu (1897), Canh tí (1900), Quý mão (1903), Bính ngọ (1906). Năm 24 tuổi
ông đỗ Tú Tài (1894). Về sau thi mãi cũng không đỗ Cử nhân, vì lẽ “tám khoa
chưa khỏi phạm trường qui”. Việc hỏng thi có ảnh hưởng không ít đến cuộc sống
vật chất và tâm lí nhà thơ. Đồng thời, cũng nói lên rằng chế độ xã hội đương thời
đã không dung nổi những người như Tú Xương.
Gia đình Tú Xương lúc đầu sinh hoạt đầy đủ, nhưng về sau có phần sa sút,
rơi vào cảnh nghèo túng. Tú Xương có dạy học nhưng không chuyên tâm với nghề
đó. Ông mắc bệnh đau tim. Một hôm về quê ngoại ăn giỗ, đường xa đi bộ, lại gặp
mưa rét, Tú Xương bị cảm rồi mất ở nhà thờ họ ngoại tại làng Địa Tử, cùng trong
huyện, ngày 20-1-1907.
Cuộc đời Tú Xương nằm trọn trong một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử
dân tộc. Năm 1870, khi Tú Xương cất tiếng khóc chào đời là lúc tổ quốc ta đang
lâm vào cảnh nguy nan khốn đốn. Giặc pháp cướp xong Nam kì sắp tiến ra cướp
nốt Bắc kì và Trung kì. Cuộc đổi thay đã lay động đến toàn cõi đất nước, đến
các tỉnh Nam, các thành Nam, đến cái làng Vị Xuyên nhỏ bé của Tú Xương. Tú
Xương vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của cuộc đổi thay này.
1.2. Lí luận về cái “tôi” và cái “tôi” tự trào
1.2.1. Cái “tôi” trong tác phẩm văn học
Sáng tác văn chương là một dạng hoạt động mang tính chất chủ quan cao.
Hiện thực khách quan được phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả. Vì thế,
sự tưởng tượng, năng lực hư cấu cùng với sự lựa chọn chủ đề, đề tài cũng như việc

sử dụng các thủ pháp nghệ thuật, sử dụng ngôn từ,... Đều đậm sắc thái chủ quan.
Và cái “tôi” của tác giả không giống với cái chủ quan của tác giả, vì nếu xét trong
mối tương quan với tác giả thì cái “tôi” thuộc phạm trù khách quan. Cho nên, qua
việc thể hiện cái “tôi” của nhà Nho ta sẽ thấy thực tại nói chung được phản ánh ở
đó.Cái “tôi” của tác giả nhờ vào môi trường xung quanh để thể hiện mình. Vì
thế, nó có quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh sống. Và cũng có nhiều cách thể hiện
cái “tôi” trong những mối quan hệ đó. Chẳng hạn như, cái “tôi” của tác giả chứa
đựng cả môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, qua đó cái “tôi” bộc lộ tâm sự
của mình:
Thấy nghĩa lòng đâu dám hững hờ,
Làm trai ngay thảo quyết tôn thờ.
Thân này sống chết khôn màng nhắc,
Thương mấy mẹ già tóc bạc phơ.
(Lâm hình thời tác-Hồ Huân Nghiệp)
Đó là lòng yêu thương vô bờ bến đối với người mẹ trước khi vào cõi chết.
Qua đó, ta còn thấy những suy tư của người anh hùng về lẽ sống chết ở đời.
Ngoài ra, cái tôi còn tìm đến thiên nhiên để bộc lộ những suy tư, trăn trở
của mình. Bởi lẽ, họ tìm thấy ở đó một sự chở che và họ có thể gửi gấm tâm sự
của mình, có thể di dưỡng tính tình của mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc từng
nhận xét: “Theo quan niệm Nho giáo, cái chuẩn mực thuộc về quá khứ, còn cái
trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên”. Chẳng hạn, cây tùng là hình ảnh của
người trượng phu; trúc là hình ảnh của người quân tử; cúc, mai là sự trắng trong,
tinh khiết; phong, hoa, tuyết, nguyệt, là những thú thanh tao:
Vén trúc bước qua lòng suối,
Thưởng mai về đạp bóng trăng. (Nguyễn Trãi)
Môi trường thiên nhiên thuần khiết là người bạn thân tình của cái “tôi”, để
cái “tôi” nâng niu, trân trọng.
Cái “tôi” của nhà thơ tìm đến thiên nhiên trong mọi lúc, mọi trường hợp,
để có thể ghi lại những ấn tượng, những cảm xúc về vẻ đẹp của đất trời, sông núi
mà vô tình bắt gặp. Nó như những trang nhật kí bằng thơ của họ:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú;
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh
Quan)
Cũng có lúc, cái “tôi” là một con người cô đơn, đang trầm tư suy nghĩ
trong đêm khuya tĩnh mịch, hay nơi đất khách quê người. Khi mọi người đã chìm
vào giấc ngủ, khi bóng đêm dần đi vào chiều sâu, mọi âm thanh ồn ào lắng xuống.
Đó là lúc thích hợp để cái “tôi” bộc lộ những bâng khuâng, day dứt của mình:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn!
(Tự tình- Hồ Xuân Hương)
Họ có thể đặt cái “tôi” của mình vào một bối cảnh thiên nhiên nào đó: Một
vầng trăng lẻ loi như chính nhà thơ, vài vì sao nhấp nháy ở phía trời xa, một làn

gió thoảng, một tiếng chim khuya, hay tiếng chuông chùa trong đêm lạnh đều có
thể là cái “tôi” của tác giả đang ẩn mình vào đó với một tâm trạng cô đơn:
Cây lộng gió tây vẳng tiếng đàn,
Dạt dào tình khách tiếng bi than.
Sân đầy lá úa thu già nửa,
Mưa hắt đèn xanh khắc sắp tàn.
Ngủ ít xương gầy do bệnh lắm,
Mộng thanh mình rỗi, bởi quan nhàn.
Một niềm dứt ấy, muôn niềm dứt,
Gà bọ thôi đành kẻo hại thân. (Nguyễn Trãi)
Ta thấy cái “tôi” của tác giả ở đây chỉ đối diện với thiên nhiên. Mà yếu tố
nhân sự, xã hội dường như bị loại bỏ, cái “tôi” nhà thơ đang suy nghĩ về cuộc đời, về
thân thế, về cách ứng xử sao cho phù hợp nhưng vẫn không đánh mất chính
mình. Đối diện với nhà thơ có ngọn đèn trong nhà và tiếng gió thu xào xạc qua cây
lá, lá rụng đầy sân. Dường như, chỉ có thiên nhiên mới xứng đáng bầu bạn cùng
tác giả, để tác giả phô bày những tâm sự của mình.
Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:
Ưu thời thốn niệm bằng thùy tả
Duy hữu hàn sơn bán dạ chung.
(Tấc dạ lo đời nhờ ai miêu tả,
Chỉ có tiếng chuông từ bên núi lạnh vẳng đến.)
Mặt khác, cái “tôi” nhà Nho đôi khi xuất hiện trong mối quan hệ với nhân
dân, xã hội:
Chạy xem tiếng nhộn ở ngoài đường
Tranh đói nhờ ai vẽ một trương
Thấy nói sáng mai ngày phát chuẩn,
Cách vùng bồng bế cảnh nên thương.
Ơn trên chưa nỡ quên nhà khó,
Đời thịnh ai lo một kẻ thương.
Lòng thẹn với lòng nay hóa lão,
Cúi đầu lẳng lặng dựa bên tường.
(Quan chuẩn (lời thơ dịch)-Cao Bá
Quát)
Đó là quang cảnh sắp phát chuẩn mà tác giả được chứng kiến. Nhìn đám
đông ồn ào, dắt díu nhau, ông nghĩ đến trách nhiệm của một nhà nho như mình.
Trước cảnh ấy, ông băn khoăn, day dứt, cúi đầu, lẳng lặng tựa mình vào một góc
tường không nói. Nhưng ông không dửng dưng, bàng quan mà trái lại, ông rất
quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Ông cảm thấy day dứt, hổ thẹn vì không
giúp được cho nhân dân trong cảnh túng quẫn đó. Ta thấy cái “tôi” ở đây chỉ đứng
bên ngoài chứng kiến chứ không tham gia.Hay có lúc cái “tôi” lại hổ thẹn về sự bất lực
của mình với trời đất, thiên
nhiên về sự nghiệp còn dang dở, chưa trọn vẹn, chứ không phải với nhân dân:
Phủ ngưỡng hốt phùng tam tứ hạo,
Vấn như hà nhật đáo Trường An.
(Văn chí Chiền tân cảnh thành- Sái
Thuận)

(Đang cúi nhìn đất, ngửa trông trời, bỗng gặp ba bốn cụ già,
Hỏi ta ngày nào đến kinh đô.)
Như vậy trong việc thể hiện cái “tôi’’, có thể hướng vào thiên nhiên hay có
lúc gắn với môi trường xã hội. Cũng có lúc, cái “tôi” đứng bên ngoài môi trường
xã hội để gạt bỏ những thứ trần tục của cuộc đời để giữ lại cái “tôi” cao quý, trong
sạch hướng về thiên nhiên không chút vướng bận bụi trần.
Trong tác phẩm văn học, Nhà thơ trữ tình có thể bộc lộ những nỗi niềm chủ
quan, thầm kín. Chính vì vậy, những suy tư trữ tình có thể thâm nhập vào những
chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người đó là: sự sống, cái chết, tình yêu, lòng
thủy chung, lý tưởng, ước mơ, tương lai, hạnh phúc.
Và nhân vật trữ tình bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác
phẩm một cách trực tiếp qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ. Qua đó, ta
như bắt gặp một tâm hồn người, một tấm lòng người.
Chính vì thế, nhân vật trữ tình là hiện thân của tác giả. Đó như một bản
thuật tâm trạng khi sáng tác thơ trữ tình, tác giả tự nâng mình lên thành người
mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ người. “Có biết
lắng nghe những tiếng nói nội tâm thì mới biết quan sát thế giới bên ngoài một
cách tinh tế. Ngược lai, có nhận biết được sắc thái muôn màu muôn vẻ của ngoại
cảnh thì mới bộc lộ được thế giới nội tâm phong phú của mình”.[8; tr. 253]
1.2.2. Cái “tôi” tự trào trong văn thơ trung đạiCác nhà thơ Việt Nam làm thơ “ngôn
chí” không bao giờ biểu hiện một tình
cảm nào khác với tình cảm thật, thân phận thật của mình. Chẳng hạn như, Nguyễn
Trãi có 254 bài thơ Nôm đều là tâm sự của bản thân nhà thơ.
Và sáng tác của họ tuy là đi theo những thể thức chung. Nhưng bản sắc
riêng của mỗi người thì vẫn nhận ra được; Nguyễn Công Trứ khác Hồ Xuân
Hương và Nguyễn Khuyến khác Tú Xương,... Các nhà thơ văn trung đại cũng có
ý thức nuôi dưỡng, vun đắp cá tính riêng của mình, trau dồi cho sáng tác của mình
để trở thành mỗi “gia”.
Nhà phê bình Phùng Khắc Khoan từng nhận định về cái riêng, bản ngã
trong văn chương trung đại: “Nói cái chí của riêng một mình mà thôi”. Hay một
tác giả khác là Nhữ Bá Sĩ cũng từng nói “Văn cử nghiệp thì có thể tuân theo thói
tục, văn thời xưa thì cần trở nên một nhà”. Và nhà thơ lớn của dân tộc Cao Bá
Quát từng nhận định: “Phẩm chất của người là phẩm chất của thơ... xem người
thì có thể biết thơ”. Qua đó, ta có thể thấy cái riêng của mỗi tác giả được thể hiện
trong sáng tác của mình.
Có nhiều người nhận định rằng trong thơ trữ tình cổ, trung đại chưa có hư
cấu nghệ thuật; thơ ca mang tính chất tự truyện, là tiểu sử tình cảm của nhà thơ.
Chính vì thế, tác giả trùng khích với chủ thể trữ tình trong thơ. Và khi muốn bộc
lộ nỗi lòng của mình thì các nhà thơ xưa gọi là “ngôn hoài”, “thuật hoài”, “ngôn
chí”, “tự tình”, “tự thuật”, “mạn thuật”, “trần tình”. “Chí”, “hoài”, “tình”, “sự”,...
là nội dung trữ tình. “Thuật”, “ngôn”, “tự”, “trần”,... là cách trữ tình. “Thuật” là
kể, “tự” cũng là kể, “ngôn” là nói ra, là tuyên bố cho mọi người biết, “trần” là bày
tỏ, trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng của mình, cảm xúc, chí hướng của mình.
Thơ trữ tình phương đông khác với thơ trữ tình phương tây ở chỗ thiếu
vắng cách biểu thị trực tiếp của chủ thể trữ tình dưới dạng thức “tôi”, “ta”, “chúng
ta”. Như trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Tạm dịch:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ
Những thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Ta có thể hiểu người cầm giáo ở đây là tác giả nhưng “tam quân tỳ hổ” thì
là số đông người cầm giáo. Và thêm “nam nhi”- là một số chung hơn nữa, không
còn riêng là tác giả, mà đó là một con người vừa cá thể, vừa tổng hợp, phổ quát, có
khả năng gây đồng cảm mạnh mẽ.
Chủ thể nhà thơ trong thơ là một người cảm nhận tĩnh tại thuần túy. Bởi vì,
con người trong văn học là con người biết nói năng, suy nghĩ bằng ngôn từ. Nhưng
nó “nói” bằng sự im lặng. Những dấu hiệu ấy tạo thành thế giới chủ thể trong thơ.
Nó phân biệt với thế giới khách thể được miêu tả trong bài thơ. Như bài Nghe
mưa của Nguyễn Trãi, thì bản thân nhà thơ như một khách thể:
Vò võ trai phòng vắng
Suốt đêm nghe tiếng mưa
Não nùng rung gối khách
Thánh thót mấy canh dư
Cách trúc khua song nhặt
Hòa chuông động giấc mơ
Ngâm rồi vẫn chưa ngủ
Đứt nối đến tờ mờ.
(Đào Duy Anh dịch)Nhà thơ vừa nghe mưa lại vừa nhìn mình như một
người khác- “khách”, đối
lập với “chủ”. Hay trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
(Chiều hôm nhớ nhà)
Nhà thơ nhìn mình như một người khách, như nhìn con chim bay
ngoài chân mây. Điểm này như hé mở thêm một đặc điểm nữa trong thơ
trung đại đó là: Khi trữ tình, nhà thơ không chỉ hướng người đọc vào một
miền lý tưởng, hoài bão trong tâm tư, mà còn hướng người đọc vào vị thế,
địa vị, cảnh ngộ của chính mình trong thế giới. Hay bài Đêm thu (qua bản
dịch) của Nguyễn Du:
Già về tóc bạc thương cho gã,
Nán mãi non xanh chửa chán người.
Khổ nhất bên trời thân khách mỏi,
Suốt năm nằm bệnh quế giang hoài. (Đêm thu)
Ở đây “gã”, “người”, “khách” đều là từ để Nguyễn Du chỉ bản thân mình.
Nhà thơ đã khách thể hóa mình để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình. Đó là cách
trữ tình rất đặc trưng của thơ trung đại.
Bên cạnh đó, yếu tố “chủ” với cảm xúc lời nói là ngữ điệu cảm thán, nghi

vấn, nghị luận,... Như bài Đêm dài của Tú Xương:
Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng lòa
Đêm sao đêm mãi thế ru mà ?
Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết
Xao xác năm canh một tiếng gà
Chim chóc hãy còn nương cửa tổ
Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa
Nào ai là kẻ tìm ta đó?
Đốt đuốc mà soi kẻo lẫn nhà! (Đêm dài)Ta thấy “sực tỉnh trông ra”, “đêm sao đêm
mãi”, “hãy còn”, “chưa thấy”,
đều là những cụm từ có bóng dáng của tác giả và ở hai câu cuối chủ thể biểu hiện
dày đặc hơn. Trong thơ chữ Nôm chủ thể lời nói được biểu hiện rõ nét hơn trong
thơ chữ Hán.
1.3. Hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng tới cái “tôi” tự trào của Tú
Xương
Xã hội phong kiến nhường chỗ cho xã hội thực dân nửa phong kiến với lộp
cộp móng lừa tây, vó ngựa lai, giày đinh săng đá. Một xã hội hỗn tạp với những
thứ “lai căng”: phong kiến- tư sản- thực dân. Không những thế, nho phong tàn tạ,
sĩ khí tiêu điều, bút lông không còn giá trị, bút chì gặp thời. Thay vào đó, thế lực
đồng tiền bắt đầu ngự trị trong xã hội và ra sức tác oai tác quái“Có tiền mua tiên
cũng được”.
Bên cạnh tác động tích cực, đồng tiền còn phát huy tác dụng tiêu cực trong
xã hội thực dân nửa phong kiến. Vì tiền mà bao xấu xa, thối nát, quái gở, lố lăng
trong xã hội ngày càng được phơi bày. Vì tiền mà có cảnh: “Chí cha chí chát khua
giày dép” nghe điếc cả tai, hay “Đen thủi đen thui, cũng lượt là” thấy gai cả mắt.
Không những thế:
Khăn là bác nọ to tày rế;
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè. (Năm mới)
Vì tiền mà ngay cả những người tu hành, từ bi bác ái, ăn chay niệm phật
nay cũng hành nghề cho vay nặng lãi:
Một vốn bốn lời mong có lãi,
Năm liều bảy lĩnh tưởng nên câu.
(Vay sư không được)
Người tu hành nhưng lại không xa lánh những hào nhoáng phù hoa, mà lại
dùng lọng che như quan lớn:
Công đức tu hành sư có lọng. (Năm mới)Trong gia đình, nề nếp ngày nào có tôn ti trật tự,
nay lại lục đục, con khinh
bố, vợ chán chồng:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. (Đất Vị Hoàng)
Không những thế, những tên quan phụ mẫu ngày nào, nay sống
với “phương châm”:
Chữ y chữ chiểu không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ tiền. (Đùa ông phủ)
Đây cũng là lúc bọn đầu cơ hãnh tiến, bọn thông ngôn, thầu khoán làm giàu
trong nháy mắt. Còn những kẻ có tiền thì:“Đứa thì mua tước, đứa mua quan”.

Tiền bắt “tráng sĩ phải nằm co” nếu trong túi tráng sĩ không tiền. Tiền cho phép
hễ ai có tiền thì tha hồ ngang ngửa, tha hồ nói dơi, nói chuột. Một trật tự xã hội
thật hỗn độn và xáo trộn với thế lực của đồng tiền. Tiền là trên hết:
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ,
Đứa trọng thằng khinh chỉ vì tiền. (Thói đời)
Thực dân pháp xâm lược, không chỉ làm nước ta biến đổi về kinh tế mà cả
về chính trị, nền Hán học lâu đời nay bị “tây hóa”. Chế độ thi cử, nho học rơi vào
tình trạng đổ nát thảm hại. Sĩ tử thì:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
(Lễ xướng danh khoa Đinh dậu )
Và người điều khiển thi cử giờ là viên chức người pháp. Trường thi chữ
Hán uy nghiêm ngày nào giờ là cảnh:
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
(Lễ xướng danh khoa Đinh dậu)
Thảm hại hơn nữa là cảnh:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Giễu người thi đỗ)
Đó là cảnh của mấy ông cử tân khoa năm Đinh dậu 1897. Còn gì đáng buồn
hơn khi những giá trị văn hóa tốt đẹp ngày nào, giờ đã lụi tàn. Tác giả đau xót khi
chứng kiến cảnh đau lòng như thế, phụ nữ vốn nơi khuê phòng, nâng khăn sửa
túi; không được đến trường, thế mà giờ đây họ lại đường đường chính chính trong
buổi lễ quan trọng này, và còn rất nghênh ngang nữa là khác. Tú Xương chính là
nạn nhân của xã hội này, xã hội mà cái tài của ông không được trọng dụng và đề
cao. Ông là người “sinh nhầm thế kỉ”, ông ra đời khi chế độ thi cử sụp đổ, nho học
suy tàn:
Đạo học ngày nay đã chán rồi,
Mười người đi học chín người thôi.
Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi. (Than đạo học)
Trong xã hội đảo lộn như thế thì làm sao người nho sĩ như Tú Xương có thể
tiến thân được. Đó không còn là tâm lý của riêng ai nữa, Tú Xương là nhân chứng
sống của xã hội đó. Với ngòi bút sắc sảo, ông đã thay mặt tầng lớp của mình nói
lên những nỗi lòng đau xót khi chứng kiến những cảnh xã hội lố lăng đó. Chính
xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẻ ra những thứ lố bịch này. Vì thế, có người
đã quan niệm thơ trào phúng của Tú xương: “Chẳng qua là một lối chửi đổng, bất
lực, chứng tỏ một tâm trạng đầy ganh tức, oán hờn”.[27; tr. 134].
Những thứ xấu xa, bịp bỡm trong xã hội đã tác động và chi phối không ít
đến cuộc đời của Tú Xương. Được sống ở thành thị ông càng thấu hiểu sâu sắc
những đổi thay đó. Bằng bức chân dung tự họa của mình ông đã phơi bày tất cả
những thói xấu của mình, nói lên nỗi buồn của riêng mình, nhưng nó lại là “đại
biểu” cho những con người thất thế bị xã hội đen bạc gạt ra ngoài lề xã hội, “đại
diện” cho những con người muốn quay lưng với xã hội khi trước mắt là những
cảnh đau lòng. Bêlinxki đã từng viết: “Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại
nếu chỉ do ở mình, và chỉ miêu tả mình – dù là miêu tả những nỗi khổ đau

của mình hay những hạnh phúc của mình. Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại
là bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của
lịch sử xã hội; bởi vì họ là những khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và
cả nhân loại”. [11; tr. 175]
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI “TÔI” TỰ TRÀO
TRONG THƠ NÔM TÚ XƯƠNG
2. 1. Hình ảnh của Tú Xương qua cái “tôi” tự trào
2.1.1. Tú Xương- kẻ sĩ phong lưu
Nhà thơ đã cường điệu hóa tật xấu của mình, tự gán tội cho mình là một
người khóang đạt, hào hoa, phong nhã, rộng rãi và hiếu khách. Ông không chơi
lường, ăn quỵt như ca dao :
Vị Xuyên có bác Tú Xương,
Quanh năm ăn quỵt, chơi lường thì thôi. (Ca dao)
Nhưng ông lại nhận đó là mình và ông viết :
Vị Xuyên có Tú Xương,
Dở dở lại ương ương.
Cao lương thường ăn quỵt,
Thổ đĩ lại chơi lường. (Tự vịnh)Thế nhưng, ta không nên nghĩ rằng Tú Xương là con
người như thế, mà
đó chỉ là phương tiện để ông tự biêu xấu mình. “Sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật
văn học như những con người thật, yêu mến và phán xét nó như những kẻ ngoài
đời”.[9; tr. 67]
Không những thế, ông còn tự chỉ trích; nói lên tật ăn chơi, sa đọa của mình:
Cho hay công nợ âu là thế,
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
(Tự cười mình II)
Hay một bài thơ khác, ông tự chế nhạo mình:
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắt mắt khinh đời, cái bộ anh!
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ,
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
(Tự cười mình I)
Ông chỉ có mỗi một công chơi và giỏi tài nịnh nót vợ mình, gánh nặng gia
đình ông phó mặc cho người vợ tần tảo sớm hôm.
Ngoài ra, ông còn tự châm biếm mình, nếu công thành danh toại, học hành
đỗ đạt thì sẽ cưới thêm vợ chứ không chung thủy:
Ví cho thi đỗ làm quan lớn,
Thì cũng nhỏ to lấy chị hầu. (Cảm hứng)
Hoặc ông cười sự ăn chơi trác táng của mình, ví dù nhà ông giàu có đến
đâu đi nữa, thì ông cũng nướng tiền trong các cao lâu, tửu quán, trong các cuộc
mua vui:
Cầm kỳ thi tửu vui ra phá,
Điền sản tư cơ mấy cũng nghèo. (Không chiều đãi)Hay có khi đó là hình ảnh của một
người hào hoa, tươm tất, ăn diện gọn

gàng, sang trọng:
Quanh năm phong vận áo hàng tàu,
Khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh ;
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định
bóng.
(Hỏng khoa Canh tý)
Không những thế, ông còn:
Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu;
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.
(Hỏng khoa Canh tý)
Ông thường “Xuống lõng” tức là xuống thuyền để nghe đàn hát và vui đùa
với các cô gái làng chơi, một ông Tú rất mực phong lưu.
Cũng có lúc bất cần, ông đã vùi mình vào những cuộc ăn chơi:
Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá,
khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe. (Chú Mán)
Ông phiêu diêu hưởng thụ những thú vui ở đời với tất cả những gì có thể,
ông không màng đến những chuyện vặt vãnh trong gia đình cũng như ngoài xã
hội, cuộc sống của ông đầy những thú vị với những cám dỗ ở đời!
Hoặc có lúc ông muốn lên tận trời cao để tìm nguyên nhân vì sao ông lại
sống trên cõi đời này, trong khi ông “chẳng biết gì”. Nhưng cũng từ đó, ông nhấn
mạnh sự “biết” của mình, biết tận hưởng những tinh túy nhất của cuộc đời:
Ta lên ta hỏi ông trời :
Trời sinh ta ở trên đời biết chi ?
Biết chăng cũng chẳng biết gì:
Biết ngồi Thống bảo, biết đi ả đầu.
Biết thuốc lá, biết chè tàu,
Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi. (Hỏi ông trời)Có lẽ, ông sinh ra là để hưởng lạc:
Hầu con chè rượu ngày sai vặt,
Lương vợ ngô khoai tháng phát dần.
Có lúc vểnh râu vai phụ lão,
Cũng khi lên mặt dáng văn thân.
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần. (Tự trào)
Cuộc đời ông chẳng phải làm gì nhưng vẫn được tôn sùng và kính trọng,
được “vểnh râu”, “lên mặt”. Vì mọi thứ dường như đã được định sẵn để phục vụ
ông: con để sai vặt, vợ thì phát ngô khoai,...
Thế nhưng, ông luôn luôn bận bịu với những thứ phù phiếm, xa hoa với
những cám dỗ của cuộc sống, dù có lúc ông hối hận, nhưng vẫn không sao bỏ
được mà vẫn cứ vướng vào như một lẽ tất nhiên:
Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái nào hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
(Ba cái lăng nhăng)
“Đàn bà” với ông đó là một cái “lăng nhăng”, luôn phá rối ông, nhưng đó
lại là thú vui tao nhã:

Nhân sinh qui thích chí,
Còn gì hơn hú hí với cô đầu. (Chơi ả đào)
Trời sinh Tú Xương vốn thuộc giống đa tình, nên có lần ông mơ ước:
Ước gì anh hóa ra dưa,
Để cho em rửa nước mưa chậu đồng.
Ước gì anh hóa ra hồng,
Để cho em bế em bồng trên tay. (Hóa ra dưa)Khi thấy cô gái rửa những quả dưa, ông đã
mơ màng ước mình là nó để
được bồng bế, nựng nịu, nâng niu trên đôi tay dịu dàng, mềm mại của cô gái.
Và tất nhiên ông cũng từng có người tình. Đó là điều không thể phủ nhận,
với một người vốn đa tình như Tú Xương:
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào,
Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao? (Gởi người cũ)
Nỗi lòng băn khoăn khi tình cờ gặp lại người yêu cũ sau bao năm biền biệt.
Trong giờ phút vội vàng ấy, ông muốn biết cảm nhận của người yêu cũ sau khi hai
người xa nhau.
Vì đa tình nên có lần Tú Xương:
Đêm qua anh đến chơi đây,
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày, sang trống canh năm,
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ. (Đi hát mất ô)
“Đến chơi” “đêm qua” nhưng sáng nay thì ô đã không còn. Ông hỏi nhỏ
nhẹ với câu tình tứ ý nhị, pha chút “lịch sự văn minh”:
Hỏi ô, ô mất bao giờ?
Hỏi em, em cứ ậm ờ không thưa. (Đi hát mất ô)
Và lúc ấy, Tú Xương chỉ có một nỗi sợ là:
Sợ khi rày gió mai mưa,
Lấy gì đi sớm về trưa với tình. (Đi hát mất ô)
Vẫn là một kẻ sĩ hết sức phong lưu, dù đã bị “mất ô” nhưng vẫn không
chừa được thói trăng hoa của mình.
Qua đây ta thấy, nhân vật Tú Xương hiện lên là một người ăn chơi, phúng
túng; nhưng lại rất hào hoa, phong nhã. Đó là hình ảnh của một con người với
những thói hư tật xấu ở đời, sống chỉ biết hưởng thụ những lạc thú, chỉ biết ăn
chơi, đua đòi. Ngoài ra, ông còn là người rất đa tình và phong lưu.
2.1.2. Tú Xương- con người ngông nghênh nhưng tài hoaTrước Tú Xương, Nguyễn
Công Trứ cũng từng ngông nghênh không kém,
ông đã sống vì mình, bất chấp mọi ràng buộc:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
(Chí anh hùng)
“Ngông không phải là một thiên tính, mà là một tập quán. Cho nên, người
ta chỉ ngông khi ở vào cái thế có thể ngông. Nhưng khi hoàn cảnh đã biến đổi, khi
người ta đã niếm trải những chua chát của nỗi đời, khi người ta đã vào hoàn cảnh
cực kì nguy khốn vì không cầu cứu được vào ai, và ai cũng quay lưng lại trước sự

đau khổ của người ta, thì cái nhiệt độ ngông sẽ dần dần giảm xuống hoặc mất hẳn
đi.” [19; tr. 201]
Và đó chính là trường hợp của Tú Xương. Bởi lẽ, hỏng thi, là nỗi đau đớn
nhất của người kẻ sĩ. Tú Xương không ngoại lệ, nhưng điều đặc biệt là ông không
hề chán nản và tuyệt vọng. Mỗi kì thi là mỗi niềm hi vọng mãnh liệt đối với ông,
dù nó rất mong manh và dễ vỡ. Dù Tú Xương là người có tài, có năng lực, và ông
cũng có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp đáng có của một người kẻ sĩ. Nhưng có
lẽ, với cá tính vốn có của mình, ông khó có thể ép mình vào bất cứ khuôn khổ nào,
cho dù nó có quan trọng với cuộc đời ông như thế nào đi chăng nữa. Chính vì thế,
khoa thi nào mọi người xung quanh ông cũng không khỏi hi vọng, không khỏi chờ
đón, để rồi họ phải thất vọng tràn trề khi ông lại hỏng thi. Lâu dần thành thói quen,
mọi người cảm thấy việc Tú Xương thi hỏng cũng không còn xa lạ và bất thường
với họ nữa. Bởi lẽ, ông quan niệm rằng việc đi thi chẳng qua là “theo phong trào”,
thấy mọi người đi thi, mình cũng đi thi, thi cho vui vậy mà, chứ đâu tha thiết gì
việc thi đậu hay không!
Tấp tểnh người đi tớ cũng đi,Cũng lều cũng chõng cũng đi thi.
Tiễn chân, cô mất hai đồng chẵn,
Sờ bụng thầy không một chữ gì! (Đi thi)
Chỉ vỏn vẹn có bốn câu thơ, nhưng người đọc có thể phác thảo trước mắt
mình khung cảnh của trường thi lúc bấy giờ. Đó là hình ảnh của những kẻ sĩ với
lều, với chõng khệ nệ khuân vác vào trường để dự thi. Khung cảnh thật sống động
và náo nhiệt. Thế nhưng, người đi thi lại với vẻ “tấp tểnh”, đó là một thế đứng
không vững vàng cũng như họ chưa đủ tự tin vào kiến thức và năng lực của chính
mình. Và một hành động không thể không bật cười khi những sĩ tử trước giờ bước
vào trường thi lại “sờ bụng” để biết rằng thầy “không một chữ gì”. Hình ảnh ấy
thật chẳng khác với hình ảnh của những ông địa đi với dáng vẻ lắc lư, nghiêng
ngửa, vừa đi vừa sờ bụng ngân nga câu hát “không một chữ gì”.
Đi thi, với tâm lí là thi cho vui, thì việc hỏng thi với Tú Xương là một
chuyện bình thường không đáng nói. Vì thế mà, ông rất tự nhiên và điềm tĩnh như
không có chuyện gì xảy đến với mình. Đó là một cách ngông nghênh khác người!
Dù là đậu với chót bảng nhưng ông vẫn tỏ ra mình là người tài hoa chẳng kém ai:
Tú rốt bảng giữa năm Giáp ngọ, nổi tiếng tài hoa,
Con nhà nghề ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng.
(Hỏng khoa Canh tí)
Khi kì thi có kết quả, trường thi sẽ có hai bảng. Một bảng đề tên những
người trúng tuyển và một bảng nhỏ là tên của những người hỏng thi, với những
lí do như: phạm trường qui hay nộp bài chậm, hoặc không đủ điểm để đậu. Và
Tú Xương thuộc loại người “phạm úy”. Nhưng lạ thay! Ông không hề có thái độ
buồn bã, đau thương, hay luyến tiếc cho những gì đã qua, dù rằng khoa thi được
mở cách nhau đến những ba năm, và thi rớt là một nỗi buồn đau vô tận với những
người dự thi. Thay vào đó, ông khẳng định “có tên” của mình trên bảng, dù là trên
bảng nhỏ và với vị trí là kẻ hỏng thi. Người tầm thường khi thất bại thì như dại
như điên, còn con người như Tú Xương thì ngạo nghễ khoe:
Ông trông lên bảng thấy tên ông,
Ông nốc rượu vào, ông nói ngông.
(Đi thi nói ngông)

Ông không đỗ thực mà ông đỗ trong tưởng tượng, ai có thể cấm được khi
ông đỗ thủ khoa:
Trên bảng, năm hai thầy Cử đội,
Bốn kì mười bảy cái ưu thông.
(Đi thi nói ngông)
Theo lệ thi, mỗi kì chỉ lấy năm mươi Cử Nhân, và Tú Xương đã thấy có
đến năm mươi hai “thầy” đứng dưới tên của mình. Tức là không đứng vào đâu cả.
Ông ngông một cách rất tài hoa! Và cả bốn kì chỉ có tối đa là mười sáu điểm ưu
(ưu thông), nhưng tác giả lại khẳng định mình được tới những mười bảy điểm ưu
thông. Quả là một người ngông nghênh khác thường!
Ông hãnh diện với mọi người khi nghe “xướng danh” mình và buổi tiệc
thiết đãi một cử nhân như ông có cả ‘thịt công”:
Xướng danh tên gọi trên mình tượng,
Ăn yến xem ra có thịt công.
(Đi thi nói ngông)
Và sự ngông nghênh của ông thể hiện rõ nhất là:
Cụ xứ có cô con gái đẹp,
Lăm le xui bố cưới làm chồng.
(Đi thi nói ngông)
Vì ông là người tài hoa, nên những cô gái đẹp quay quanh và muốn mình là
người được chọn, trong đó có cô con gái của cụ xứ đẹp người, đẹp nết.
Ngoài ra, Tú Xương còn khẳng định tài hoa của mình một cách ngông
nghênh. Khi ông cho rằng mình đã “trải mùi đời”, là “khôn chán”, nhưng lại
thích “chơi ngông” một cách kì lạ, thích giả vờ là kẻ ngây ngô để ngạo nghễ, mỉa
mai đời, cười đời:
Kể suốt thế, đố ai bằng anh Mán,
Trải mùi đời khôn chán giả làm ngây. (Bần nhi lạc)
Anh Mán, hay đó là Tú Xương, một “nhân vật của thời đại”, ngang tàng,
kiêu hãnh và ngông nghênh.
Bên cạnh đó, Tú Xương còn ý thức được tài năng của mình, tự cho mình
là người có chức sắc duy nhất trước tình thế đều ngao ngán; đều chán chường với
đạo học; phụ bạc và quay lưng lại với nhà nho. Trong khi ông có đủ tài nghệ để
trình làng:
Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ,
Trình có ông tiên, thứ chỉ tôi. (Than đạo học)
Nói là không mỉa mai, nhưng thật chất ông đã buông lời mai mỉa, mỉa một
cách cay đắng, xót xa.
Ngoài ra, ông còn khẳng định cái tài của mình, khẳng định giá trị tâm hồn
của mình vốn trong sạch, dù sống chung với cái xã hội bát nhào bát nháo như thế
này:
Ta nghĩ như ta có dại gì,
Ai chơi, chơi với, chẳng cần chi. (Tự đắc)
Ông cậy vào cái tài của bản thân để Tự đắc với đời, với người. Ông cho
rằng mình khôn ngoan, mình tinh tế khi nhận thức được thời buổi đảo điên. Cho
nên, ông chẳng cần “chơi” với ai, cũng chẳng cần giao tiếp với ai, bởi vì mình có
tài thì ắt người khác sẽ tự tìm đến mà “chơi” với mình.

Không những thế, ông còn khẳng định cái ta, cái tài riêng :
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành.
(Tự cười mình I)Trong chốn ăn chơi ông cho rằng mình
ăn chơi cũng nhất, thanh tao giang
hồ cũng nhất, là người lãng tử, hào hoa, phong nhã. Còn trong học hành thì ông
làm thơ cũng nhất, ông thuộc loại người “giỏi” không ai có thể sánh kịp.
Trong khi, có người nói đến cái “tài” với thái độ e dè, khép nép:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Truyện kiều- Nguyễn Du)
Nguyễn Du cho rằng “tài” năng là vô ích, thậm chí người có tài rồi sẽ
chuốc khổ vào thân mà thôi! Trong khi đó, Nguyễn Công Trứ lại kiêu hãnh với
mọi người vì cái “tài” của ông:
Trời đất cho ta một cái tài,
Dắt lưng dành để tháng ngày chơi.
(Cầm kì thi tửu I)
Nguyễn Công Trứ xem cuộc sống nhàn hạ, sống an nhàn hưởng lạc chẳng
khác với tài năng riêng của mình. Đó cũng là cách ông cho rằng mình hơn người,
hơn đời. Tú Xương cũng vậy, ông không xem tài năng của mình là một gánh nặng,
một tai họa, mà đó lại là niềm tự hào lớn lao. Cho nên, ông thẳng thừng đề cập đến
cái tài của mình và xem đó là một niềm đáng tự hào hơn cả:
Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc nhất nhì. (Tự đắc)
Tú Xương nói về cái tài hoa của mình với một niềm kiêu hãnh, tự tin là thế!
Ngoài ra, Tú Xương còn nổi tiếng trong làng ăn chơi vì có khiếu “đánh
chầu” rất giỏi:
Có phải rằng ông chẳng học đâu?
Một năm ông học một vài câu.
Ví dù vua mở khoa thi trống,
“Lạc nhạn”, “xuyên tâm” đủ ngón chầu. (Ngón chầu)Vì “hay hát, hay chơi, hay nghề
xuống lõng” cho nên, ông có tài nghệ đánh
trống trong hát ả đầu, mà có lẽ không ai sánh kịp. Và nếu nhà nước có mở khoa thi
này, thì chắc chắn ông sẽ đậu ngay!
Sống trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi như đang đi lạc giữa biển người mê
muội, vô tình, bạc nghĩa,… Nhưng vượt lên trên những thứ tầm thường nhỏ nhặt,
đó là hình ảnh của con người tài hoa, luôn ý thức được tài nghệ của mình. Dù có
đến tám lần đi thi mà chỉ đỗ Tú tài, nhưng ta không thể phủ nhận ông là người có
tài. Chỉ vì chế độ xã hội ông đang sống không biết cách sử dụng tài nghệ của ông.
Có lẽ vì tài năng của ông không phù hợp với xã hội chăng? Cái xã hội mà chỉ dung
nạp những quan chức chỉ cần có tiền mà không cậy chi có tài.
“Tài hoa” và “ngông nghênh” là hai đặc điểm luôn tồn tại song song bên
trong con người Tú Xương, chúng tác động và bổ sung cho nhau. “Tài hoa” là
điều kiện, là cơ sở, là điểm xuất phát của cái “ngông”. Và chính cái “ngông”
lại là nền tảng để bộc lộ và khẳng định cái “tài hoa”. Có “tài hoa” thật sự thì
cái “ngông” của Tú Xương mới được chấp nhận như một hiện tượng nghệ thuật

độc đáo và đáng trân trọng.
2.2. Biểu hiện của cái “tôi” trữ tình trong thơ Nôm Tú Xương
2.2.1. Cuộc sống nghèo túng của ông Tú
Ông nói nhiều nhất đến cái nghèo, nghèo khổ vật chất và đau xót tinh thần
của mình. Đồng thời, đó cũng là nỗi đau của con người trong trật tự xã hội buổi
đó. Nói đến cái nghèo với nỗi đau đớn, tủi cực, có khi ông muốn đi tu:
Gần chùa gần cảnh, ta tu quách,
Cửa phật quanh năm sẵn áo sồng.
(Mùa nực mặc áo bông)
Khát vọng đi tu không vì lòng trọng đạo, cũng không vì cứu khổ chúng sinh
mà vì lợi ích trước mắt của bản thân. Đó là nhu cầu thực tế trước cảnh nghèo. Đi
tu chỉ vì nhà ở gần chùa, tu vì có sẵn áo sồng để mặc,...Gia đình Tú Xương rất nghèo,
đời sống và sự học hành của đàn con ông,
cũng như cả sự ăn chơi hát xướng của ông điều trông nhờ vào sự “quanh năm
buôn bán ở mom sông” của người vợ đảm đang và hiền đức. Tú Xương mong thi
đỗ để có thể giũ bỏ được cái nghèo. Buổi đầu khi rơi vào cảnh nghèo, ông đùa:
Lúc túng toan lên bán cả trời,
Trời cười thằng bé nó hay chơi.
(Tự cười mình II)
Về sau, ông nói đến cái nghèo với giọng trào lộng chua chát đắng cay. Vì
có lẽ, ông thấm thía cái nghèo cùng cực hơn ai hết, ông thở than:
Ta phải trang xong cái nợ ta,
Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà?
(Than thân chưa đạt)
Với ông nghèo là một cái tội, tội là chạy kiếm ăn từng bữa, ăn không đủ no,
mặc không đủ ấm:
Chẳng khôn cũng biết một hai điều,
Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo. (Nghèo)
Hoặc trong bài thơ khác ông tâm sự nỗi lòng sâu thẳm của mình, lời thơ
giản dị, nhưng tình thơ rất mực chân thành, gieo vào lòng người niềm thương cảm
khôn nguôi:
Cái khó theo nhau mãi thế thôi,
Có ai hay chỉ một mình tôi? (Than nghèo I)
Đó là giọng tâm huyết, và khi trữ tình lại càng tâm huyết hơn.
Có lúc Tú xương kêu tiếng kêu nghe ảo não, quần quại, làm “trào nước
mắt” người đọc:
Van nợ lắm khi trào nước mắt,
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi. (Than nghèo I)Vì túng quẫn, thiếu nợ nên ông không sĩ
diện khi van xin chủ nợ để được
khất lại, nhưng người ta vẫn dửng dưng trước cảnh nghèo đói của gia đình ôngmột gia đình phải kiếm từng bữa ăn để sống qua ngày.
Cái nghèo cứ đeo bám lấy ông như một vật kí sinh không tài nào vứt ra
được, và nó làm cuộc sống của ông trở nên bần cùng hơn:
Người bảo ông cùng mãi,
Ông cùng thế này thôi:
Vợ lăm le ở vú,