Chủ đề trong truyện ngắn antôn paplôvich sêkhôp
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
HUỲNH HUYỀN TRANG
MSSV: 6095898
CHỦ ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN ANTÔN PAPLÔVICH
SÊKHÔP
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Ngữ văn
Cán bộ hƣớng dẫn: Th.S TRẦN VĂN THỊNH
Cần Thơ 11/2012
GVHD: Trần Văn Thịnh
1
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về bối cảnh lịch sử nước Nga nửa sau thế kỉ XIX
1.1.1. Tình hình xã hội
1.1.2. Tình hình văn học
1.2.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sêkhôp
1.2.1. Cuộc đời của Sêkhôp
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Sêkhôp
1.3. Vài nét về truyện ngắn Sêkhôp
1.4. Một số vấn đề lí luận
1.4.1. Giới thuyết về khái niệm “truyện ngắn”
1.4.2. Giới thuyết về khái niệm “chủ đề”
CHƢƠNG 2: NHỮNG CHỦ ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN SÊKHÔP
2.1. Chủ đề tố cáo thói dung tục tầm thường
2.2. Chủ đề về “con người nhỏ bé”
2.3. Chủ đề tố cáo thiết chế xã hội; phản bác chủ nghĩa Tônxtôi, thuyết “việc
nhỏ”; chống bệnh “vĩ cuồng”
2.4. Chủ đề về sự thức tỉnh của ý thức con người về sự vô nghĩa của cuộc sống
hiện tại và khát vọng hướng tới tương lai
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CHỦ ĐỀ TRONG TRUYỆN
NGẮN SÊKHÔP
3.1. Chủ đề chính và chủ đề phụ trong truyện ngắn Sêkhôp
3.2. Sự khám phá đời sống trong truyện ngắn Sêkhôp
GVHD: Trần Văn Thịnh
2
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
3.3. Đặc điểm truyện ngắn Sêkhôp
3.4. Một số đặc điểm khác về chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
C. KẾT LUẬN
.
GVHD: Trần Văn Thịnh
3
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Nga - một đất nước rộng lớn, trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á - chiếm
1/8 diện tích lục địa toàn thế giới và là một quốc gia có vị trí đặc biệt trên trường
quốc tế. Nước Nga có một nền văn học giàu tính tư tưởng nhân bản, tính cộng đồng
nhân loại vì vậy mà có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới. Văn học Nga thế kỉ
XIX có những cống hiến to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Các tác giả đã làm cho văn học Nga thời kì này đạt
đến đỉnh cao đó là: Puskin, Đôxtôiepxki, Tônxtôi,… và chúng ta không thể nào
không nhắc đến Sêkhôp. Có thể nói Sêkhôp đã góp phần làm cho diện mạo văn học
Nga thế kỉ XIX mang một sắc màu trọn vẹn như những gì mà chúng ta nhìn nhận
ngày hôm nay.
Từ Puskin đến Sêkhôp văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX đã đi từ khởi đầu đến
hoàn mĩ. Sêkhôp đã góp một tiếng nói cách tân vào sự phát triển của hai thể loại:
truyện ngắn, kịch của văn học Nga và văn học thế giới.
Sêkhôp là một trong những “ông thánh truyện ngắn” vĩ đại trong lịch sử văn
học thế giới. Là người “sáng tạo nên cách viết mới cho toàn thế giới” (L. Tônxtôi).
Sêkhôp đã mang đến cho nhân loại các tác phẩm đậm tính nhân văn bằng những
sáng tác của mình. Có thể nói, trước Sêkhôp có nhiều tác giả thành công với thể loại
truyện ngắn nhưng đến với Sêkhôp thì ta mới cảm nhận đầy đủ phong vị đặc sắc của
“truyện ngắn”.
Truyện ngắn của Sêkhôp vẫn nói về xã hội Nga và con người Nga của thế kỉ
XIX (cụ thể là nửa sau thế kỉ XIX). Với những vấn đề “không lạ” đó nhưng qua tài
năng của Sêkhôp ông đã làm mới những vấn đề mà ông sáng tác.
Để tìm hiểu rõ một tác phẩm thì chúng ta phải tìm hiểu ở nhiều phương diện,
khía cạnh. Tuy nhiên các tác phẩm đều xoay quanh một chủ đề cụ thể, thông qua
chủ đề ta có thể thấy được hiện thực xã hội và tư tưởng của tác giả. Truyện ngắn
của Sêkhôp có nhiều chủ đề khác nhau, những chủ đề ấy tạo nên một bức tranh
tương đối đầy đủ của xã hội Nga nửa sau thế kỉ XIX.
Với những chủ đề trong truyện ngắn của Sêkhôp, một lần nữa chúng ta cùng
nhìn lại những vấn đề nhức nhối tồn tại đang diễn ra trên đất nước Nga thời bấy giờ
GVHD: Trần Văn Thịnh
4
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
và nói rộng ra đó là vấn đề mà xã hội nào cũng đã từng tồn tại ít hay nhiều. Các chủ
đề trong truyện ngắn của Sêkhôp đi sâu vào hiện thực để khai thác và khám phá
những vấn đề của xã hội. Và điều cốt lõi của các chủ đề ấy hướng đến là phủ định
những cái xấu, khẳng định những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những chủ đề mà
Sêkhôp nói đến trong sáng tác của mình cho đến ngày hôm nay vẫn giữ nguyên giá
trị bởi tính hiện thực và chân thật mà nó đem lại. Thông qua những chủ đề đó giúp
chúng ta nhìn nhận chính bản thân mình của ngày hôm nay và tự rèn luyện bản thân
để hoàn thiện hơn trong tương lai.
Vì các lí do đã nêu trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Chủ đề trong
truyện ngắn Antôn Paplôvich Sêkhôp” để được tìm hiểu sâu hơn về những chủ đề
nổi bật trong sáng tác của Sêkhôp cũng như muốn khai thác thêm về vấn đề tư
tưởng của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Sêkhôp là một trong những đỉnh cao chói lọi của văn học Nga và văn học thế
giới. Ông là nhà văn được đọc nhiều nhất trong thế kỉ XX, theo đó những công
trình nghiên cứu về ông cũng ngày một gia tăng, Sêkhôp được nghiên cứu nhiều ở
nước ngoài. Do hạn chế về tư liệu và trình độ, chúng tôi thấy có một số công trình
nghiên cứu sáng tác của Sêkhôp ở những phương diện chủ yếu sau:
Trong cuốn “Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội 1962), giáo sư Hoàng Xuân Nhị đã giới thiệu và lí giải nội dung tư tưởng thẩm
mĩ nhiều truyện ngắn Sêkhôp qua các giai đoạn sáng tác. Theo giáo sư Hoàng Xuân
Nhị, chủ đề của các truyện Sêkhôp đã nghiêm khắc lên án chế độ xã hội bất công,
thói cường hào và cuộc sống ăn bám của chế độ thống trị, phê phán sự bất lực của
giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một số người trong số bọn họ, đồng thời
biểu lộ lòng thương yêu sâu sắc đối với người lao động nghèo khổ, niềm tin về một
ngày mai tươi sáng của nhân dân Nga. Tuy nhiên, Hoàng Xuân Nhị chỉ điểm qua
một cách sơ lược về các chủ đề trong truyện ngắn của Sêkhôp, chứ chưa thực sự đi
sâu vào vấn đề này.
M.Gorki, trong cuốn “Gorki bàn về văn học - tập 2”, Nhà xuất bản Văn học,
Hà Nội 1970, đã có nhiều ý kiến quan trọng về Sêkhôp. Trong nhiều bức thư và bài
viết của mình, ông đã đề cập đến cuộc đời và sáng tác của Sêkhôp một cách khá đầy
GVHD: Trần Văn Thịnh
5
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
đủ. Có thể nói rằng Gorki là người đánh giá đúng đắn nhất các sáng tác của Sêkhôp.
Theo Gorki, với những truyện ngắn con con của mình, Sêkhôp đã làm nên một sự
nghiệp vĩ đại đó là thức tỉnh con người lòng kinh tởm đối với cuộc sống tẻ nhạt, cái
cuộc sống chẳng khác chết là mấy. Ông còn khẳng định tài năng tuyệt vời của
Sêkhôp: "TSêkhôp có được cái nghệ thuật là ở chỗ nào cũng phát hiện ra và nêu
bật được sự dung tục - một nghệ thuật mà chỉ người nào có những yêu cầu thật cao
đối với cuộc sống mới có được, một nghệ thuật mà chỉ có một khát vọng thiết tha
muốn thấy con người giản dị, đẹp đẽ, hài hoà, mới có thể hun đúc nên được. Sự
dung tục bao giờ cũng tìm thấy ở TSêkhôp một vị quan tòa sắc sảo mà không
thương xót" [9, tr 335]. Gorki nhấn mạnh truyện ngắn của Sêkhôp như chiếc lọ pha
lê giũa rất đẹp đựng đủ hương vị cuộc đời. Có thể nói Gorki cũng đang dừng lại ở
việc đánh giá những đóng góp về nội dung, tư tưởng nghệ thuật của Sêkhôp trong
văn học và đời sống.
Trong cuốn “Lịch sử văn học Nga” của tập thể tác giả Đỗ Hồng Chung,
Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Trường Lịch, Huy
Liên (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2006) đã đi sâu tìm hiểu về cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác cũng như đặc điểm của truyện ngắn Sêkhôp và khẳng định những
đóng góp của nhà văn hiện thực này như sau: “Sự xuất hiện truyện ngắn Skhop đã
dần dần đổi thay quan niệm về truyện ngắn, nâng truyện ngắn từ thể loại “hèn
mọn” lên ngang tầm những thể loại “cao quý” như thơ, trường ca, tiểu thuyết,
giành một vị trí trang trọng trên các tờ tạp chí nghiêm túc trong những năm 80 và
90 của thế kỷ trước. Có nhà nghiên cứu cho rằng Sekhov đã làm một cuộc cách
mạng về thể loại. Nội dung truyện Sekhov phong phú sâu sắc có dung lượng lớn,
hình thức lại giản dị tinh tế, tiết kiệm từ ngữ, lời ít mà ý nhiều, cô đọng như thơ. Có
thể nói là truyện ngắn lớn hơn truyện ngắn, nội dung nhiều hơn hẳn lời văn” [3, tr
447 - 448].
Ở cuốn “Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
1978) giáo sư Đỗ Xuân Hà đã gắn sự xuất hiện các truyện của Sêkhôp vào bối cảnh
lịch sử xã hội và văn học Nga từ những năm 80 đến cuối thế kỉ XIX và những năm
đầu thế kỉ XX. Về cơ bản, những ý kiến của giáo sư Đỗ Xuân Hà thống nhất với ý
GVHD: Trần Văn Thịnh
6
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
kiến của giáo sư Hoàng Xuân Nhị. Nhưng ở đây giáo sư Đỗ Xuân Hà đã có giới
thiệu sơ lược một số nét tiêu biểu về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sêkhôp.
Nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Chung đã có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời và
đặc điểm cơ bản về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của Sêkhôp qua
một số truyện tiêu biểu. Ý kiến của ông thể hiện trong cuốn “Lịch sử văn học Nga”
(Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1990): "Sêkhôp là nhà
văn của thời đại. Đọc mỗi tác phẩm của ông người ta thêm chán ghét cuộc sống
tầm thường, đê tiện làm cho con người mòn mỏi, u mê, bệnh hoạn; muốn xóa bỏ nó
vĩnh viễn và đồng thời muốn nhân vật của ông "ra đi" đến những chân trời mới, đấu
tranh cho cuộc sống công bằng, nhân đạo, tươi vui. Sêkhôp vô cùng cần thiết cho
nước Nga lúc bấy giờ …" [2, tr 151]. Ngoài ra Đỗ Hồng Chung còn khẳng định vị
trí của Sêkhôp và những đóng góp của ông về truyện ngắn: "Khi Sêkhôp đến với văn
học dường như các nhà văn đi trước đã giải quyết xong mọi vấn đề. Puskin đã viết
những truyện ngắn cực kì trong sáng, giản dị. Gôgôn với ngòi bút sắc sảo của mình
đẫ dựng lên những hình tượng địa chủ, quan lại, viên chức nhỏ bé và cất tiếng cười
phủ định trật tự hiện hành. Lecmôntôp đã phân tích sâu sắc tâm lí xã hội và người
đời khám phá cái thế giới bên trong thầm kín của con người. Và còn bao nhiêu nhà
văn lớp trước, đương thời nữa. Tiếp tục phủ định và khẳng định những gì và như
thế nào để đừng lặp lại, để tạo nên giá trị nghệ thuật mới. Kế thừa những truyền
thống tốt đẹp của văn học hiện thực Nga nhưng đồng thời phải cách tân, tìm tòi
sáng tạo không ngừng. Cuối cùng chúng ta có những truyện ngắn đặc biệt Sêkhôp,
của riêng Sêkhôp" [2, tr 156 - 157].
Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu “Chất nhân bản trong Sêkhôp” (Anton
Sekhov tuyển tập tác phẩm, tập 1, truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm
văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 1999) đã đi sâu tìm hiểu giá trị hiện thực và
đặc biệt là chất nhân bản - chiều sâu giá trị nhân đạo trong tác phẩm của nhà văn,
nhà nhân đạo chủ nghĩa Sêkhôp: "Đọc ông, không ai có thể nghi ngờ niềm tha thiết
với tất cả những biểu hiện của con người và cái ý tưởng đau đáu nơi tác giả: lẽ ra,
con người có thể sống cao đẹp hơn biết bao, so với hàng ngày họ đã sống! (…) Hai
yếu tố làm nên giá trị văn chương của các nhà văn lớn xưa nay là hiện thực và nhân
đạo. Với Sêkhôp người ta cũng chỉ có cách dừng lại hai tiêu chí ấy. Chỉ có điều cần
GVHD: Trần Văn Thịnh
7
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
ghi chú thêm: Sekhov hiện thực theo cách của ông. Nhất là Sekhov nhân đạo theo
cách riêng của ông - không bao giờ nhà văn đứng trên để chỉ lối cho con người,
ngược lại ông chỉ muốn giúp họ nhận ra sự thật về bản thân để họ thức tỉnh. Chủ
nghĩa nhân đạo với Sekhov trước tiên chưa phải là yêu con người, mà là hiểu con
người, giúp con người vượt lên cái tầm thường của đời sống hàng ngày, tránh được
sự ăn mòn của thói quen dung tục, và nói chung là sống một cuộc sống xứng đáng
hơn nữa" [11, tr 23 - 24].
Ngoài các công trình kể trên, chúng ta còn phải kể đến những ý kiến của một
số tác giả viết về khía cạnh khác đã góp phần làm sáng tỏ thêm cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Sêkhôp, tiêu biểu trong đó là ý kiến của Nguyễn Tuân. Nguyễn
Tuân cho rằng nghệ thuật viết truyện ngắn của Sêkhôp vô cùng tuyệt diệu, nó không
những mẫu mực cho văn học thế kỉ XIX mà còn tiêu biểu cho văn học hôm nay và
mai sau.
Nhìn chung, do mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu và những điều kiện cụ thể
khác nhau trong các bài viết và công trình kể trên, các tác giả chỉ mới tập trung đi
vào tìm hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm của Sêkhôp mà
chưa đi sâu vào nghiên cứu chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp một cách toàn diện.
Đây chính là vấn đề chúng tôi muốn hướng đến tìm hiểu trong luận văn này.
3. Mục đích yêu cầu
Đến với đề tài này, chúng tôi vận dụng những kiến thức về văn học Nga, cụ
thể là truyện ngắn của Sêkhôp và những vấn đề liên quan đến Sêkhôp ở nhiều
phương diện, để từ đó tập trung tìm hiểu sâu hơn về những chủ đề trong sáng tác
của Sêkhôp ở thể loại truyện ngắn.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức trong khả
năng và điều kiện có thể để mang lại một cái nhìn đầy đủ hơn, hệ thống hơn, sâu sắc
và mới mẻ hơn trong việc đánh giá trên bình diện khách quan về những chủ đề được
thể hiện trong truyện ngắn Sêkhôp. Và chúng tôi cũng hi vọng rằng với những gì
mình làm được ở đề tài này sẽ góp phần khẳng định thêm tài năng bậc thầy của thể
loại truyện ngắn – Sêkhôp.
GVHD: Trần Văn Thịnh
8
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
4. Phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp sáng tác văn học của Sêkhôp rất phong phú và điều đó đồng nghĩa
với rất nhiều đề tài, chủ đề được nhà văn nêu ra trong tác phẩm của mình, đó là cả
một thế giới cho việc tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng với yêu cầu và phạm vi của
một luận văn đại học, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của mình được giới
hạn như sau:
-Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là “chủ đề” trong truyện ngắn của
Sêkhôp.
-Dựa vào truyện ngắn của Sêkhôp, một số bài viết, bài giới thiệu, nghiên
cứu của các tác giả về Sêkhôp và truyện ngắn Sêkhôp.
Để việc tìm hiểu đề tài nghiên cứu của chúng tôi được rõ hơn và sâu hơn,
chúng tôi chủ yếu khai thác về những chủ đề được biểu hiện trong truyện ngắn
Sêkhôp và qua đó cũng góp phần tìm hiểu tư tưởng, thái độ, tình cảm của tác giả khi
ông viết về những chủ đề này. Vì thế chúng tôi sẽ không đề cập đến những vấn đề
không liên quan đến việc làm rõ hay hỗ trợ trong việc làm sáng tỏ vấn đề mà chúng
tôi nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể tiếp cận và làm rõ về đề tài mà chúng tôi cần nghiên cứu, chúng tôi
đã vận dụng một số phương pháp sau đây:
-Phương pháp lịch sử: chúng tôi dùng phương pháp này để tiếp cận tác
phẩm và tác giả Sêkhôp. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích lý
giải những vấn đề có liên quan đến tư tưởng của tác giả vào thời gian đó.
-Phương pháp phân tích – tổng hợp: chúng tôi kết hợp hai phương pháp
này để đi sâu vào phân tích tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của vấn đề đặt ra, sau
đó đúc kết lại đưa ra kết luận chung.
-Phương pháp hệ thống: chúng tôi hệ thống lại những điều đã phân tích để
từ đó giúp cho việc phân tích được xác thực hơn và tránh việc phân tích sa đà vào
những vấn đề không liên quan đến đề tài cần nghiên cứu.
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp: chúng tôi kết hợp hai phương pháp
này để trình bày kết quả thu được thông qua quá trình nghiên cứu.
GVHD: Trần Văn Thịnh
9
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi còn sử dụng thêm một số
phương pháp khác để việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi có chiều sâu và mang
tính khoa học.
GVHD: Trần Văn Thịnh
10
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về bối cảnh lịch sử nƣớc Nga nửa sau thế kỉ XIX
1.1.1. Tình hình xã hội
Năm 1860 làn sóng đấu tranh vì tự do dân chủ ở nước Nga lên cao chưa từng
thấy. Năm 1861, Nga hoàng Aleksandr II buộc phải ban hành đạo luật Cải cách
nông nô để giải quyết tình thế. Thực chất đây là một cuộc cải cách không triệt để do
giai cấp phong kiến thống trị cấu kết với giai cấp tư sản thực hiện, nhằm lẩn tránh
búa rìu của cuộc bạo động quần chúng. Chính bọn địa chủ quý tộc chủ trương bãi
bỏ chế độ nông nô, là để duy trì các đặc quyền đặc lợi của chúng. Số phận của hàng
chục triệu nông dân vẫn chẳng được cải thiện chút nào. Điều này đã dẫn đến sự
bùng nổ của hàng chục ngàn cuộc bạo động của nông dân trên khắp 90% các tỉnh
nước Nga.
Tuy có những hạn chế, nhưng việc bãi bỏ chế độ nông nô vẫn là một bước
ngoặt trong quá trình phát triển của xã hội Nga. Nó đã tạo cơ sở cho nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, đồng thời đưa nước Nga từ một nước quân
chủ phong kiến trở thành một nước quân chủ tư sản.
Tuy đạo luật chỉ mang tính cải lương, nhưng nó tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản phát triển và làm cho xã hội Nga phân hóa một cách rõ rệt. Vào nửa sau thế kỉ,
chủ nghĩa tư bản phát triển mãnh liệt, được biểu hiện bằng việc nông dân rời bỏ
nông thôn, các thành phố được mở rộng, các vùng công thương nghiệp và các nhà
máy, công xưởng được xây dựng song song với các cuộc di chuyển phi nông
nghiệp. Mặt khác, hai đặc điểm căn bản của chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa được
bộc lộ rõ rệt, đó là quyền lực đồng tiền và sự phân hóa nông dân. Nông dân lúc này
phân hóa thành hai bộ phận: giai cấp tư sản có số lượng ít nhưng lại vững mạnh do
địa vị kinh tế của nó và giai cấp vô sản nông thôn.
Cùng với hai đặc điểm nổi bật, lúc này nền đại sản xuất công nghiệp cũng ra
đời kéo theo sự xuất hiện và lớn dần của giai cấp vô sản công nghiệp. Đây là một
hiện tượng tiến bộ. Song giai cấp tư sản Nga không phải là giai cấp cách mạng,
GVHD: Trần Văn Thịnh
11
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
không đấu tranh thắng lợi như ở các nước phương Tây, mà ngược lại quá trình tiến
lên của chủ nghĩa tư bản Nga diễn ra song song với quá trình tăng cường bóc lột
nhân dân lao động. Đây là thời kì tích lũy tư bản, chủ nghĩa tư bản khắp mình “từng
lỗ chân lông đều vấy máu”. Chủ nghĩa tư bản Nga thêm hai lần tàn bạo vì nó gắn
với chế độ phong kiến Sa hoàng, một thể chế đạt kỉ lục về sự hà khắc, đểu giả và
ngu dốt.
Chính vì những lẽ đó mà nước Nga nửa sau thế kỉ XIX vẫn là một nước nông
nghiệp lạc hậu ở châu Âu. Nông dân vẫn chiếm đến 90% dân số, vẫn chìm trong
đêm dài nô lệ, vẫn chịu sự bóc lột tàn nhẫn của bọn địa chủ - tư sản, quan lại – nhà
thờ. Nước Nga trong nửa đầu thế kỉ XIX đã rơi vào khủng hoảng đến bây giờ càng
rơi vào bế tắc, không còn lối thoát.
Trong suốt nửa sau thế kỉ XIX, nước Nga vẫn diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa
giai cấp thống trị và quần chúng bị trị. Mâu thuẫn ấy tạo nên cơn khủng hoảng gay
gắt trầm trọng trong xã hội mang tính bùng nổ chỉ đợi thời cơ là bốc cháy dữ dội.
Lúc này, vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân có một ý nghĩa trọng đại đối với
quá trình phát triển lịch sử xã hội tư tưởng cũng như văn học nghệ thuật Nga suốt
thế kỉ XIX.
Cuộc cải cách nông nô ngày 19/2/1861 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử
nước Nga. Thời đại đã sản sinh ra hai trào lưu tư tưởng mới: một bên là phái tự do
chủ nghĩa nổi bật vào những năm 1860 – 1870, một bên là phái dân chủ cách mạng.
Hai phái này được xem là những người đại diện cho hai xu hướng lịch sử quyết
định trong cuộc đấu tranh đòi giải phóng của nông dân Nga.
Phái tự do chủ nghĩa muốn giải phóng nước Nga ra khỏi tình trạng bế tắc,
khủng hoảng nhưng họ không muốn hủy bỏ chế độ nông nô mà chỉ nhượng bộ theo
tinh thần thời đại. Thực chất đây là phái của những nhà tư tưởng thuộc giai cấp tư
sản. Họ không chấp nhận chế độ nông nô nhưng lại sợ cách mạng và phong trào của
quần chúng lật đổ chế độ quân chủ. Đại biểu cho khuynh hướng này trong văn học
là Tuôcghenhep, A. Ôxtrôpxki, Gônsarôp,…
Phái dân chủ cách mạng phần lớn thuộc lớp trí thức bình dân chủ trương tiêu
diệt chế độ nông nô Nga hoàng để giải phóng nhân dân bằng vũ lực, đưa xã hội Nga
tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông thôn. Tuy chỉ dừng lại ở chủ
GVHD: Trần Văn Thịnh
12
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
nghĩa xã hội không tưởng, nhưng phong trào dân chủ cách mạng đã góp phần cống
hiến lớn lao vào việc thức tỉnh, giáo dục tư tưởng cách mạng cho nhân dân, đặc biệt
là tầng lớp thanh niên thời bấy giờ. Trong văn học, đại biểu cho khuynh hướng này
là Bêlinxki, Secnưsepxki, Pixarep,…
Song song với hai xu hướng trên, vào những năm 80, cùng với sự lớn mạnh
của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác từ Tây Âu được truyền vào. Tiếp đến những
năm 90, Lênin bắt đầu hoạt động thực tiễn, tích cực rèn luyện một chính đảng kiểu
mới.
1.1.2. Tình hình văn học
Phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy, văn học Nga đã có những thành tựu đặc
biệt xuất sắc. Đây là giai đoạn chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX phát triển tới
đỉnh cao và là giai đoạn thể nghiệm của nhiều khuynh hướng văn chương rất đa
dạng cả về tìm tòi nghệ thuật lẫn đổi mới tư duy.
Những nhà tiểu thuyết lớn nhất trong giai đoạn này là: Tuôcghênhep (18181883) với tiểu thuyết “Cha và con” (1862); Đôxtôiepxki (1821-1881) với “Tội ác và
hình phạt” (1866), “Anh em nhà Karamazov (1879-1880); Tônxtôi(1828-1910) với
“Chiến tranh và hòa bình” (1863-1869), “Anna Karenina” (1873-1877), “Phục sinh”
(1889-1899),…
Từ những năm 1890, truyện ngắn và truyện vừa dần dần thay thế địa vị độc tôn
của tiểu thuyết trong văn xuôi Nga, các nhân vật không còn kì vĩ nữa mà trở thành
những con người bình thường trong cuộc sống bình thường. Chủ nghĩa hiện thực
chuyển mình trong những cuộc tìm tòi đổi mới theo các khuynh hướng đa dạng từ
chủ nghĩa tự nhiên cho đến các trào lưu hiện đại chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa,… Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các cây bút truyện ngắn và
truyện vừa như: N. Leskov (1831-1895), V. Korolenko (1853-1921), A. Kuprin
(1870-1938),… Điều nổi bật nhất là truyện ngắn nửa sau thế kỉ đã đạt tới đỉnh cao
vời vợi của nghệ thuật thế giới mà tên tuổi không thể tách rời tiếng tăm bậc thầy của
thiên tài Sêkhôp.
Kịch Nga trong giai đoạn 1860-1917 cũng có sự vận động đổi mới vượt bậc.
Trong đó phải kể đến những vở kịch của Sêkhôp như: “Ivanov” (1887), “Cậu
GVHD: Trần Văn Thịnh
13
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
Vania” (1897), “Vườn anh đào” (1904),… đã nâng kịch tâm lí lên tầm cao của kịch
hiện đại.
Trong lĩnh vực thơ ca, văn học trong giai đoạn 1860-1917 cũng có những
thành tựu xuất sắc với các tên tuổi như: N. Nekrasov (1821-1878), A. Fet (18201892), A. Blok (1880-1921),…
Kế thừa và phát huy những thành tựu xuất sắc của nền văn học Nga nửa đầu
thế kỉ, nền văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX đã đạt tới đỉnh cao, góp phần cống hiến
lớn vào kho tàng văn hóa nghệ thuật của toàn nhân loại. Vì thế, trong một lá thư gửi
cho Erixtơ viết ngày 5/6/1890, F. Ăngghen đã nhận định rằng: “Trong khoảng 20
năm lại đây, văn học nước Na Uy phát triển vô cùng phong phú, không một nước
nào sánh kịp trừ nước Nga” [3, tr 242].
Văn học Nga thế kỉ XIX được M.Gorki gọi là “một hiện tượng kì diệu” [12, tr
13] bởi tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng của nó; bởi khả năng tạo ra cả một
“quầng sao thiên tài” [12, tr 13] với những tên tuổi hàng đầu trong văn học thế
giới; bởi tính tư tưởng sâu sắc của nó; bởi tinh thần tổng hòa chủ nghĩa nhân văn
với ý thức xã hội dân chủ như đặc điểm nổi bật của nền văn học này đã làm cho nó
trở nên gần gũi và bức thiết đối với cuộc sống chung của cộng đồng dân tộc, nhân
loại.
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sêkhôp
1.2.1. Cuộc đời của Sêkhôp
Antôn Paplôvich Sêkhôp sinh ngày 29/1/1860 tại Taganrôc ở miền Nam nước
Nga.
Dòng họ Sêkhôp năm đời làm ruộng. Bằng sức lao động miệt mài, với nghị lực
kiên nhẫn khác thường, ông nội của Sêkhôp đã dành dụm một số tiền khá lớn đủ để
chuộc mình và gia đình ra khỏi kiếp nông nô. Bố của Sêkhôp, ông Paven Egorovits,
đã trở thành một chủ hiệu tạp hóa nhỏ. Ông Paven Egorovits là một người say mê
nghệ thuật – ông biết chơi đàn vĩ cầm và thường tổ chức các buổi “hòa nhạc” gia
đình, hát thánh ca. Nhưng về cá tính thì lại là một người cục cằn, độc đoán.
Chính ngôi nhà nhỏ bé ấy – tiệm tạp hóa nhỏ - đã giam hãm cả tuổi thơ của
Sêkhôp. Cuộc sống của cậu bé Sêkhôp lúc ấy cứ lặp đi lặp lại theo cái vòng tẻ nhạt:
cầu kinh, trông hàng, đi học rồi lại cầu kinh… và xen lẫn những tiếng quát tháo,
GVHD: Trần Văn Thịnh
14
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
những đòn roi của người bố chẳng mấy khi thấy vừa ý với cuộc đời. Từ kí ức của
tuổi thơ không trọn vẹn như thế sau này nhắc lại Sêkhôp đã chua chát nói rằng:
“Hồi nhỏ, tôi không có thời thơ ấu”. Mặc dù thời thơ ấu của Sêkhôp là con số không
nhưng không vì thế mà tâm hồn của cậu bé Sêkhôp bị cằn cỗi, thui chột. Cậu bé
Sêkhôp cứ thế lớn lên, cứ thế trưởng thành, hoàn cảnh càng khô cứng, dập vùi, ngầu
đục bao nhiêu thì tâm hồn Sêkhôp càng mềm mại, dịu dàng, trong suốt, càng khao
khát vươn tới ánh sáng, vươn tới cái đẹp bấy nhiêu.
Gia đình Sêkhôp buôn bán thô lỗ, phá sản vì thế nên phải về Maxcơva sinh
sống. Ngôi nhà gán cho chủ nợ mới, cậu bé Sêkhôp mười sáu tuổi còn phải ở lại
một mình tại Taganrôc ba năm nữa để học xong trung học và nếm đủ mùi vị chua
chát của một kẻ đi ở nhờ, vừa học vừa làm để nuôi thân và giúp đỡ gia đình.
Năm 1880 Sêkhôp về Maxcơva học khoa y trường đại học Tổng hợp và đến
năm 1884 tốt nghiệp. Ngay từ lúc còn là sinh viên, Sêkhôp đã bắt đầu viết truyện
ngắn cho các báo khôi hài. Từ đó dần dần tên tuổi ông trở nên quen thuộc với công
chúng độc giả.
Trước khi là nhà văn, Sêkhôp đã là một con người với bản lĩnh hết sức rõ ràng.
Cái mà chàng trai Sêkhôp quan tâm đến trước tiên đó là nhân phẩm. Không phải
ngay lập tức Sêkhôp trở thành con người như ông mong muốn, để làm được như thế
Sêkhôp phải trải qua cả một quá trình tự hoàn thiện nghiêm khắc, hay nói như chính
chữ dùng của Sêkhôp, đó là quá trình “chắt lọc loại bỏ từng giọt nô lệ ra khỏi con
người mình” đã diễn ra trong suốt những năm tuổi trẻ để rồi trước mắt chúng ta hiện
lên Sêkhôp – một con người miệt mài lao động, trung thực, vị tha, khát khao cái đẹp
và không bao giờ khoan nhượng với những gì ngăn cản con người sống tốt và hạnh
phúc.
Song hành với hoạt động nghệ thuật Sêkhôp còn tham gia nhiều vào các hoạt
động văn hóa, xã hội tham gia cứu trợ nạn đói, chống bệnh dịch tả, phát triển giáo
dục nhân dân, mở trường học, lập trạm xá, tổ chức thư viện, làm đường sá, dựng
chòi cứu hỏa, khám bệnh phát thuốc cho nhân dân.
Năm 1890 nhà văn Sêkhôp đã làm một cuộc hành trình gian khổ hơn 12 ngàn
cây số bằng những phương tiện thô sơ đến đảo Xakhalin ở Viễn Đông, một trung
tâm tù ngục của chính phủ Nga hoàng. Sau cuộc hành trình này, ông trở về
GVHD: Trần Văn Thịnh
15
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
Maxcơva mang theo những ấn tượng không bao giờ phai, những số liệu biết nói mà
bấy lâu nay người ta bỏ qua. Cuốn “Đảo Xakhalin” (1893) của ông đã gây một tiếng
vang lớn.
Sêkhôp lao động nghệ thuật rất căng thẳng. Sức khỏe của ông vì thế mà nhanh
chóng sa sút. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1904 căn bệnh lao quái ác đã cắt ngang cuộc
đời sáng tạo của Sêkhôp ở tuổi bốn mươi bốn, độ tuổi chín rộ của tài năng ông.
Nhưng tác phẩm của Sêkhôp thì càng được nhiều người thuộc nhiều dân tộc trên thế
giới tìm đọc, yêu mến.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Sêkhôp
Sêkhôp là nhà văn thuộc tầng lớp bình dân. Sêkhôp không có những điều kiện
thuận lợi như Puskin, Tônxtôi. Sêkhôp phải tự kiếm sống từ nhỏ bằng sự nổ lực,
bền bỉ phi thường để ăn học, giành lấy một chỗ đứng trong xã hội để thành người và
thành văn. Cuộc sống tỉnh lẻ cho Sêkhôp một bài học thấm thía: phải hàng ngày vắt
cho kiệt dòng máu nô lệ trong người để cho dòng máu tươi chân chính chảy trong
huyết quản.
Từ năm 1876-1877 Sêkhôp đã bắt đầu viết và năm 1880 đăng truyện ngắn đầu
tiên trên báo “Con chuồn chuồn”. Trong giai đoạn 1880-1886, những sáng tác của
ông với những bút danh không nghiêm túc như: Người không lá lách, Anh của anh
tôi, Antonsha Chekhonte; phần nhiều ông viết cho những tờ báo “lá cải”, những tờ
tạp chí gây cười như: Con chuồn chuồn, Đồng hồ báo thức, Giải trí,… Những
truyện ngắn của Sêkhôp ở giai đoạn đầu phần nhiều chỉ mang tính chất truyện vui,
được sáng tác rất nhanh và nhiều truyện đã nhanh chóng rơi vào quên lãng. Tuy
nhiên chất hài hước vô tư lự dần dần chuyển hóa thành tính trào lộng sâu sắc, bắt
đầu thể hiện phong cách truyện ngắn rất riêng của Sêkhôp đã nâng một số truyện
ngắn của ông trong giai đoạn này lên tầm cao của những hình tượng có ý nghĩa khái
quát rộng lớn. Khung cảnh nền, ngoại hình nhân vật trong những truyện này thường
được miêu tả ngắn gọn, cô đọng. Tất cả tập trung vào những hoạt cảnh tình huống
hay tính cách ngắn, mang đậm tính chất tiếu lâm với thắt nút và mở nút bất ngờ làm
bật lên tiếng cười trào phúng, sâu sắc. Tiêu biểu là các truyện ngắn: “Cái chết của
một viên công chức” (1883), “Anh béo và anh gầy” (1883), “Mặt nạ” (1884), “Lão
quản Prishibeiev” (1885), “Con kì nhông” (1885),…
GVHD: Trần Văn Thịnh
16
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
Sêkhôp bước vào sáng tác trong “buổi hoàng hôn ảm đạm của nước Nga”,
trong buổi đầu nghề văn của mình, Sêkhôp đã gặp may: các nhà văn Nga có tên tuổi
thời bấy giờ như Đ.Grigorovits, V.Corolenkov, M.Xantukop – Sedrin… đã ân cần
theo dõi bước đi chập chững của nhiều người viết trẻ và đã khích lệ, nâng đỡ họ.
Tháng 3 năm 1886, Sêkhôp nhận được bức thư của nhà văn lão thành Đ.Grigorovits
đánh giá cao tài năng của ông nhưng khuyên ông “hãy biết quý trọng tài năng” của
mình, “bỏ lối làm việc chóng vánh” và có một thái độ nghiêm túc đối với văn
chương. Bức thư này tạo nên một chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt về ý thức của
Sêkhôp đối với việc sáng tác những tác phẩm văn học một cách nghiêm túc. Sêkhôp
cho ra đời tuyển tập “Những truyện ngắn sặc sỡ” và bắt đầu cộng tác với những tờ
báo, tạp chí có uy tín ở Pêtécbua như: Thời mới, Người đưa tin từ phương bắc.
Từ năm 1887, Sêkhôp thực sự bước vào “văn học lớn” và chiếm lĩnh đỉnh cao
của nó. Truyện ngắn và truyện vừa của Sêkhôp trong giai đoạn này không chỉ tiếp
tục đưa ra những điển hình của cuộc sống phù phiếm, nhỏ hẹp, tù túng tha hóa con
người (Người đàn bà phù phiếm, Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Phòng số
6,…), mà còn thể hiện những nỗi buồn nhân thế, những trăn trở, sự bừng tỉnh của ý
thức con người muốn vùng thoát khỏi bi kịch đời thường (Nỗi thống khổ, Nỗi buồn,
Câu chuyện buồn tẻ,…). Tuy nhiên niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp luôn
hiện hữu trong tác phẩm của Sêkhôp, tiêu biểu là các truyện ngắn như: Hạnh phúc,
Thảo nguyên,…
Sêkhôp là nhà văn của lúc kết thúc và lúc mở đầu: kết thúc thế kỉ XIX, mở đầu
thế kỉ XX, kết thúc cuộc đời cũ và mở đầu cuộc đời mới. Với 24 năm lao động nghệ
thuật miệt mài, cần mẫn, Sêkhôp đã để lại một di sản văn học phong phú, đặc sắc,
độc đáo, lột tả sâu sắc chân thực cuộc sống của nước Nga trong nửa cuối thế kỉ
XIX. Những tác phẩm của ông đã tái hiện chân thực buổi hoàng hôn ảm đạm của
nước Nga, làm cho người đọc thấy tất cả sự khủng khiếp của cuộc sống cũ nhỏ
nhen, trì trệ và làm thức dậy trong họ về một sự đổi thay cần phải có và phải có.
1.3. Vài nét về truyện ngắn Sêkhôp
Sêkhôp là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Ông đã đưa thể loại truyện ngắn
đến đỉnh cao của sự phát triển. Trong cuộc đời viết văn ngắn ngủi của mình, ông đã
GVHD: Trần Văn Thịnh
17
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
để lại gần 500 truyện ngắn, trong đó có nhiều tác phẩm thuộc vào hàng những kiệt
tác văn học thế giới.
Mỗi tác phẩm Sêkhôp làm cho người đọc ghê tởm cuộc sống dung tục, nhơ
nhớp, cuộc sống mòn mỏi, han rỉ, đầy lo âu sợ sệt, khiến con người không còn giữ
được nhân phẩm và thoái hóa, biến chất. Cuộc sống ấy quen thuộc quá đỗi như
không khí vẫn thở hàng ngày mà không nhận ra, bình thường rất mực khiến chẳng
ai băn khoăn thắc mắc, hôm qua đã thế, hôm nay lại thế và ngày sau cũng thế mà
thôi, đó cũng chính là một kiểu chết “chết vì sợ”.
Sêkhôp bền bỉ “vắt kiệt” dòng máu nô lệ, khuyến khích con người dứt ra khỏi
cuộc sống tủn mủn, trống rỗng để đấu tranh cho nhân phẩm, cho tình yêu, hạnh
phúc chân chính. Sêkhôp không khoan nhượng, ông phê phán mà buồn rầu xót
thương, tiếc cho con người, ông tha thiết mong con người mơ ước, hi vọng, đấu
tranh.
Đọc truyện Sêkhôp mới cảm thấy rõ ràng, trọn vẹn về nước Nga ngày ấy, nước
Nga cũ ngột ngạt không sao chịu đựng nổi. Và quả đúng như một nhân vật đã nói và
nhiều nhân vật đã bằng cách này hay cách khác đồng tình nhắc lại cái cảm giác
chung nhức nhối không lúc nào yên là không thể sống như thế này mãi được,
không thể tiếp tục cuộc sống cũ được nữa, phải thay đổi cuộc sống càng sớm càng
hay.
Đúng như Gorki nhận xét, mỗi tác phẩm của Sêkhôp góp thêm một âm thanh
mới lạc quan, yêu đời, thúc giục người ta thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Khi
con người biết mơ ước, dám mơ ước, khi con người nghĩ về một xã hội tương lai
tràn đầy ánh sáng, thiết tha biến ước mơ thành sự thật thì con người dám vượt lên
mọi khó khăn mà đi tới đích.
Sêkhôp viết truyện ngắn đúng là truyện ngắn. Nhiều câu nói của ông đã thành
châm ngôn: “Nghệ thuật viết là nghệ thuật rút gọn”, “Biết nói ngắn gọn về những
chuyện dài”, “Thà nói thiếu còn hơn hơn nói thừa”, “Điều gì chưa nói thì người đọc
sẽ nói”. Phẩm chất viết truyện ngắn của Sêkhôp được khái quát ngắn gọn lại trong
nhận định khi M.Gorki nói về ông: “Sêkhôp là người nghệ sĩ duy nhất của thời đại
ta nắm vững đến mức cao nhất cái nghệ thuật viết làm sao cho “lời chật mà ý
rộng”” [3, tr 453].
GVHD: Trần Văn Thịnh
18
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
1.4. Một số vấn đề lí luận
1.4.1. Giới thuyết về khái niệm “truyện ngắn”
“Truyện ngắn” là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho
truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức văn học dân gian như truyện cổ, giai
thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó
gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội
dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái
độc đáo của nó lại là “ngắn”. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một
đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính
của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc
đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa. Truyện
ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là một kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói chung, truyện
ngắn đích thực xuất hiện muộn trong lịch sử văn học. Ở nhiều nước trên thế giới,
truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép dài. Truyện
ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó “ngắn”, mà vì cách nắm bắt cuộc
sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con
người. Chính vì vậy tronng truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của
tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ
của thế giới. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa những tính cách
điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật
truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội
hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, do truyện ngắn lại có thể mở rộng
diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như chức
nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường
hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó
nói chung là để “nhận” ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn
tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự
tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa
GVHD: Trần Văn Thịnh
19
SVTH: Huỳnh Huyền Trang
Luận văn tốt nghiệp
Chủ đề trong truyện ngắn Sêkhôp
quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang
ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng
hết sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại
dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động
báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
1.4.2. Giới thuyết về khái niệm “chủ đề”
Chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của đề tài.
Khi phản ánh hiện thực nhà văn chẳng những xác định một phạm vi hiện tượng đời
sống mà còn tập trung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó.
Chủ đề hình thành từ trong ý đồ và biểu hiện trong sáng tác. Chủ đề là góc độ, bình
diện, con đường tác giả đưa dắt người đọc thâm nhập tác phẩm.
Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào
bản chất của đời sống. Chủ đề đóng vai trò rất lớn trong việc làm cho tác phẩm trở
nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng. Chủ đề của những tác phẩm lớn thường
là những vấn đề khái quát vượt lên trên những đề tài cụ thể. Lịch sử văn học cho
thấy, chủ đề của tác phẩm văn học lớn bao giờ cũng vừa phản ánh sâu sắc những
vấn đề có nội dung lịch sử xã hội xác định, vừa từ mảnh đất xã hội lịch sử cụ thể ấy
nêu lên những vấn đề chung về sự tồn tại và phát triển của nhân cách con người, về
ý nghĩa của cuộc sống.
Về bản chất, chủ đề văn học không bao giờ là một vấn đề đơn nhất. Nếu trong
thực tại, bản chất con người đã là một tổng hòa của các quan hệ xã hội, thì điều đó
có nghĩa là bất cứ một vấn đề nào của nhân sinh cũng liên quan đến hàng loạt vấn
đề phức tạp khác của quan hệ xã hội. Trong các chủ đề của tác phẩm có thể phân
biệt ra chủ đề chính quán xuyến toàn tác phẩm và chủ đề phụ, cục bộ thể hiện qua
các nhân vật hoặc tình tiết riêng lẻ. Lẫn lộn chủ đề chính phụ sẽ hạn chế việc lí giải
đúng đắn nội dung tác phẩm.
Chủ đề và nhất là đề tài chủ yếu là phương diện khách quan của nội dung tư
tưởng tác phẩm. Nó cho thấy tác phẩm nói tới cái gì, nêu vấn đề gì của hiện thực
đời sống. Gọi là “khách quan”, bởi vì tuy chúng do tác giả xác định, nhưng lại do
hiện thực quy định, có cội nguồn hiện thực. Sức sống của tác phẩm trước hết là ở
chủ đề chân thật, có tầm quan trọng của nó. Không nêu được chủ đề có ý nghĩa
GVHD: Trần Văn Thịnh
20
SVTH: Huỳnh Huyền Trang