Con người cô đơn trong truyện ngắn phan thị vàng anh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------
TRẦN THỊ THU
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG
TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------
TRẦN THỊ THU
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG
TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. GVC NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo,
TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt
là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trần Thị Thu
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
giáo – TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trần Thị Thu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
7. Đóng góp của khóa luận............................................................................. 4
8. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 5
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
Chương 1. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong bối cảnh văn
xuôi đương đại Việt Nam ............................................................................. 6
1.1. Diện mạo chung của truyện ngắn đương đại ........................................... 6
1.2. Những chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người ................. 9
1.3. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh và truyện ngắn ........................................ 10
Chương 2. Con người cô đơn trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ..... 13
2.1. Cô đơn do sự vệnh lệch giữa các thế hệ trong gia đình .......................... 14
2.2. Cô đơn vì bất hòa với môi trường sống.................................................. 20
2.3. Cô đơn do những hẫng hụt, lầm lạc ....................................................... 26
2.4. Cô đơn do khát vọng và hoài nghi ......................................................... 35
2.5. Cô đơn do suy tư về cái tôi bản thể. ...................................................... 39
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện con người cô đơn trong truyện ngắn
Phan Thị Vàng Anh.................................................................................... 45
3.1. Nhịp điệu trần thuật chậm chạp, rời rạc ................................................. 45
3.2. Đối thoại lệch kênh................................................................................ 48
3.3. Độc thoại nội tâm .................................................................................. 50
KẾT LUẬN.................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam sau 1975 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ trên
tinh thần đổi mới. Nền văn học trong bối cảnh xã hội mới đã vận động xa dần
khỏi quỹ đạo của văn học cách mạng với cảm hứng sử thi bao trùm để hướng
tới cảm hứng thế sự, đời tư. Hiện thực sau chiến tranh ngổn ngang bề bộn đã
trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nghệ sĩ đặc biệt là các cây bút văn
xuôi cày xới. Trong khi tiểu thuyết với ưu thế về khả năng bao quát hiện thực
đã hăng hái tiến vào lãnh địa của đời sống thì truyện ngắn tuy không có ưu thế
về dung lượng nhưng ngược lại với sự gọn nhẹ, cô đúc, linh hoạt, nhanh nhạy
đã nhanh chóng bắt kịp với công cuộc đổi mới, luồn lách sâu vào bức tranh
hiện thực xã hội để mổ xẻ những vấn đề nhức nhối, nóng bỏng của thời đại.
Điều đáng nói là những vấn đề ấy lại được thể hiện trong những hình thức
mới có tính chất đột phá so với trước 1975. Cùng với nó là việc nhiều cây bút
truyện ngắn đã đi vào khai thác những vấn đề của con người cá nhân, không
chỉ ở sự tái hiện lại trạng thái đời sống, trạng thái nhân thế mà còn là sự lí giải
hiện thực; là nhu cầu được phân tích, chiêm nghiệm đời sống của người cầm
bút trước hiện thực mới. Bởi vậy, tìm hiểu về truyện ngắn giai đoạn sau 1975
không những giúp ta có cái nhìn đầy đủ về nền văn học đổi mới mà còn thấy
được sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn và tâm thái
của con người hôm nay, những con người đang sống và làm việc tại các thành
phố hiện đại, bị chi phối bởi cuộc sống và hoàn cảnh.
1.2. Văn học là nhân học. Từ xưa đến nay, văn chương đều lấy con
người làm đối tượng miêu tả, phản ánh. Trái lại, văn chương cũng phục vụ
con người. Con người trong văn chương thể hiện ý thức về con người và cuộc
đời của nhà văn. Đây là một yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc sáng tạo
1
các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Từ sau 1975, yêu cầu về đổi mới
văn học đòi hỏi nhà văn phải nhìn con người trong các mối quan hệ đời
thường, đa đoan và phức tạp, khám phá con người ở khía cạnh đời tư bằng
cặp mắt nhiều chiều và bằng cách viết đa thanh.
1.3. Trong bức tranh đa sắc của văn học đương đại, Phan Thị Vàng Anh
được biết đến từ những năm 90 của thế kỉ XX như một nhà văn nữ độc đáo
và tài hoa. Chị thu hút người đọc bằng sự sắc sảo của một nhà văn trẻ, sự
điềm tĩnh của một người từng trải và cả sự dịu dàng, nồng nàn của một phụ
nữ. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh được toát ra từ cách đặt
những vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong đời sống đương đại, lối kể chuyện lôi
cuốn và trên hết là cách xây dựng được những nhân vật sống động, chân thực,
gần gũi. Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh tập trung khắc họa hình tượng
con người cô đơn- con người bơ vơ, lạc lõng ngay trong chính cuộc sống của
mình.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài con người cô đơn trong
truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người viết
có cái nhìn toàn diện hơn về truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh và chủ đề cô
đơn trong văn học đương đại. Qua đó, thấy được tài năng và đóng góp của tác
giả đối với sự phát triển của văn học đương đại. Đồng thời, đó cũng là tư liệu
cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học Việt Nam giai
đoạn sau 1975 hiện nay được thuận lợi và hiệu quả hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phan ThÞ Vµng Anh s¸ng t¸c truyÖn ng¾n kh«ng nhiÒu nhưng so với
những cây bút cùng thế hÖ, truyÖn ng¾n cña chị cã s¾c ®iÖu riªng kh¸ ®éc ®¸o.
V× vËy, ngay tõ tËp truyÖn ng¾n ®Çu tiªn, chị ®· được nhiÒu b¹n ®äc yªu thÝch
vµ c¸c nhµ phª b×nh chó ý. Cã thÓ kÓ tªn mét sè c«ng tr×nh vµ bµi viÕt sau ®©y:
2
- Huỳnh Như Phương, “Sân chơi Vàng Anh", trong Khi người ta trẻ,
Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 1994.
- Huúnh Phan Anh, Ghi nhËn vÒ thÕ giíi nghÖ thuËt Phan ThÞ vµng
Anh, B¸o V¨n nghÖ trÎ, sè 1 n¨m 1995.
- Thôy Khuª, Vµng Anh cÊt tiÕng ë Pari, B¸o V¨n nghÖ trÎ, sè 5 n¨m
1996.
- Bïi ViÖt Th¾ng, “Khi người ta trÎ I, II”, trong B×nh luËn truyÖn ng¾n,
Nhµ xuÊt b¶n V¨n häc, Hµ Néi, n¨m 1999.
- TuyÕt Ng©n, Phan ThÞ Vµng Anh vµ TrÇn Thanh Hµ hai phong c¸ch
truyÖn ng¾n trÎ, B¸o V¨n nghÖ TrÎ, sè 8 n¨m 2001.
- Bïi ViÖt Th¾ng, Tø tö tr×nh lµng, bµi giíi thiÖu cuèn truyÖn ng¾n bèn
c©y bót n÷, nhµ xuÊt b¶n V¨n häc Hµ Néi, n¨m 2002 .
- Hoµng ThÞ Loan, Phan ThÞ Vµng Anh- §©u råi bÇu trêi xanh, B¸o An
ninh thÕ giíi cuèi th¸ng, sè 32 n¨m 2004.
- Trư¬ng ThÞ Hµ, §Æc ®iÓm ng«n ng÷ vµ c¸ tÝnh s¸ng t¹o trong truyÖn
ng¾n Phan ThÞ Vµng Anh, khãa luËn tèt nghiÖp n¨m 2004 §¹i häc Vinh.
- Lª Hång L©m, Trong nhiÒu Vµng Anh cã mét Vµng Anh, Nguồn: http//
www.talaws.org.
-
Vương
Trí
Nhàn,
Phan
ThÞ
Vµng
Anh,
Nguồn:
http//
Vuongdangbi.com..v..v...
Nh×n chung, c¸c nhµ nghiªn cøu, phª b×nh ®Òu Ýt nhiÒu chØ ra nh÷ng nÐt
®Æc s¾c riªng cña truyÖn ng¾n Phan ThÞ Vµng Anh ë phương diện nội dung
hay hình thức. Nhưng tất cả mới chỉ là những nhận định có tính chất đặt vấn
đề khái quát chứ chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề cụ thể trong truyện
ngắn Phan Thị Vàng Anh một cách có hệ thống. Đó là những gợi mở, định
hướng bổ ích cho việc tiÕp cËn, nghiªn cøu con người cô đơn trong truyÖn
ng¾n Phan ThÞ Vµng Anh của chúng tôi cã hiÖu qu¶.
3
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Phan Thị
Vàng Anh, thấy được tâm thái của con người trong thời đại mới- thời đại cái
tôi bản thể được phát huy tận độ; đồng thời, thấy được sự bén nhạy và linh
hoạt trong cách tiếp cận, thể hiện và lí giải nhiều vấn đề của đời sống, trong
đó có đời sống của lớp người trẻ tuổi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, khám phá một số phương diện nổi bật về hình tượng con
người cô đơn trong các truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh.
- Khóa luận đi sâu phát hiện những yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện
hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các tập truyện ngắn sau đây:
+ Tập truyện ngắn Khi người ta trẻ, Nhà xuất bản Hội Việt Nam, Hà
Nội 1993.
+ Tập truyện ngắn Hội Chợ, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh
năm 1995.
- Phạm vi nghiên cứu: con người cô đơn trong truyện ngắn Phan Thị
Vàng Anh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tập trung sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống
về Con người cô đơn trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Qua việc nghiên
4
cứu đề tài này, người viết thấy được hiện trạng đời sống đương đại, đồng thời
cũng khẳng định những đóng góp của nhà văn cho nền văn xuôi đương đại
Việt Nam.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong bối cảnh văn xuôi
đương đại Việt Nam.
Chương 2: Con người cô đơn trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người cô đơn trong truyện ngắn
Phan Thị Vàng Anh.
5
CHƯƠNG 1
TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH TRONG
BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Diện mạo chung của truyện ngắn đương đại
Phát triển trong không khí dân chủ, đời sống văn học sau 1975 đã bước
sang "một thời kì khác" (Nguyễn Kiên), thời kì mà giao lưu văn hóa được mở
rộng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới bước phát triển
mới cho văn học nước nhà. Thông qua giao lưu hội nhập, văn học nước ta có
điều kiện tiếp xúc, lĩnh hội những giá trị đích thực, những thành tựu to lớn
của văn học thế giới. Các nhà văn có nhiều cơ hội để bộc lộ quan điểm và cá
tính sáng tạo của mình. Bên cạnh những cây bút đã trưởng thành qua hai cuộc
kháng chiến là sự xuất hiện của những cây bút trẻ hăm hở, xông xáo, đầy tài
năng và hoài bão. Không chỉ các nhà văn trong nước phấn đấu hết mình cho
sự nghiệp cách tân đổi mới nghệ thuật mà các nhà văn hải ngoại cũng góp
phần không nhỏ trong sự nghiệp chung của đổi mới văn học. Với cơ chế mở
cửa của nền kinh tế thị trường, số lượng sách báo tăng lên nhiều, việc in ấn
xuất bản, quảng cáo đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều tác phẩm mới.
Quan niệm về văn học thời kì này cởi mở hơn, gắn với cá tính sáng tạo
của người viết. Các nhà văn không thần thánh hóa văn chương, không đặt vào
đó quá nhiều hi vọng cao siêu. Văn chương cũng như một hiện tượng của đời
sống. "Văn chương sẽ sống cái sức sống của nó. Nhưng như tất cả mọi việc
trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái
cao cả cũng như cái bình thường" (Lê Minh Khuê). "Với tôi, văn chương là
một tôn giáo, nó không mang màu sắc chính trị nào cả. Nó là nỗi đau, là khát
vọng của con người" (Thái Thăng Long). Rõ ràng, cách nhìn văn học như một
vũ khí tuyên truyền về cơ bản đã được giải tỏa. Văn học đã được nhìn nhận
6
trong bản chất đặc thù của nghệ thuật ngôn từ, xuất phát từ quan niệm của
người cầm bút. Từ đó ta thấy nhà văn có một tâm thế mới, một vị thế mới,
chủ động hơn và tự do hơn trong sáng tạo.
Trong mối quan hệ với độc giả, nhà văn đã thiết lập được mối quan hệ
thân mật bình đẳng và giành quyền quyết định cuối cùng cho bạn đọc đối với
tác phẩm của họ. Theo Nguyễn Thị Thu Huệ, "Người viết chỉ nên làm một
người bạn tâm tình với người đọc chứ đừng là người dạy người đọc vì chưa
chắc cứ nhà văn giỏi đã có văn hóa". Ý kiến của Nguyễn Huy Thiệp cũng xác
định rõ hơn không chỉ quan niệm về văn học, mà còn là mối quan hệ bình
đẳng giữa nhà văn với độc giả "Văn chương chỉ là một bộ phận của đời sống.
Mà đã là đời sống thì phải xác định như bình thường. Huyễn hoặc chính
mình, coi mình là thiên chức, nâng cái nghiệp lên thành thần bí thì ắt sinh ra
chứng coi thường bạn đọc". Nhiệm vụ của nhà văn không phải nói ra chân lí
mà thức tỉnh ý thức, hướng về chân lí hoặc chí ít cũng là thức tỉnh lương tri và
phẩm giá con người "Nhà văn giữ vai trò là người đối thoại, đưa ra những
nhận xét, đề nghị với người đọc để cùng suy nghĩ, tìm kiếm, có thể cả tranh
luận" (Lê Minh Khuê). Người đọc ngày nay không còn thụ động, không tiếp
nhận và đánh giá văn học theo những quan niệm và giá trị quen thuộc tưởng
như bất biến, họ không chỉ có quyền lựa chọn tác giả, tác phẩm mà còn hơn
thế họ còn có quyền đồng sáng tạo với nhà văn. Người đọc trở thành một
nhân tố quan trọng tạo nên sự hoàn chỉnh cho tác phẩm văn học.
Nằm trong mạch vận động chung của văn xuôi Việt Nam sau 1975,
truyện ngắn với những ưu thế của nó đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
"Chỉ có ba cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Thành phố
Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức đã có gần 7000 truyện
ngắn dự thi. Nếu tính cả truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm, con số
lên hàng vạn". Theo Bùi Việt Thắng "Cuộc thi truyện ngắn 2001 - 2002 do
7
tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi, bằng số
lượng truyện ngắn của bốn năm 1978 - 1979, 1983 - 1984". Điều đó cho thấy
tiềm lực rất lớn của thể loại tự sự cỡ nhỏ. Có thể nói, chưa bao giờ truyện
ngắn lại phát triển phong phú về số lượng lẫn hiệu quả như thời kì này.
Truyện ngắn thời kì Đổi mới đi vào mọi vấn đề của cuộc sống thường nhật.
Đó là nỗi đau của chiến tranh để lại, là sự mất mát của người lính bước ra
khỏi cuộc chiến, là nỗi hận thù của dòng họ, gia tộc, là cái khắc nghiệt của sự
đói khát và cô đơn. Có cả vấn đề của cõi tâm linh và vô thức. Có niềm hân
hoan hạnh phúc, có nỗi xót xa cay đắng. Bao nhiêu phức tạp ồn ào, bao nhiêu
dư vị đắng chát của cuộc sống thời đổi mới đều được truyện ngắn phản ánh
chân thực. Truyện ngắn giờ đây không còn là "mũi khoan thăm dò nhỏ và
nhẹ" (Nguyên Ngọc) mà đã mang sức nặng của sự khái quát, qua mỗi câu
chuyện có thể thấy cả một cảnh đời, một kiếp người, một vận hội, một thời
đại. Có những truyện ngắn có sức nặng hơn cả một cuốn tiểu thuyết như
Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Bước qua lời
nguyền của Tạ Duy Anh, Ác mộng của Ngô Ngọc Bội. Thậm chí truyện ngắn
của Phan Thị Vàng Anh thoạt trông tưởng nhẹ nhàng như một ngọn gió hay
một cơn mưa nhẹ và buồn, dễ nhầm với thứ truyện học trò, nhưng đọc kĩ lại
nghe rất dữ dội mà người ta cố tình nén lại như một vở Kịch câm.
Các nhà văn đang nỗ lực không ngừng trên con đường sáng tạo. Họ đã
chấp nhận đương đầu thử thách khó khăn, vượt lên trên mọi dư luận khen chê,
bằng tài năng và bản lĩnh của mình để đem lại một lối nghĩ mới, một cách
nhìn mới, một phương thức miêu tả mới về hiện thực. Văn học giai đoạn này
ghi nhận sự hình thành của nhiều phong cách truyện ngắn đặc sắc như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm
Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân,
Trần Thùy Mai… Đội ngũ tác giả với sự tiếp nối các thế hệ cầm bút đã góp
8
phần không nhỏ trong việc kế thừa, cách tân thể loại, làm cho truyện ngắn
ngày càng mới mẻ và phong phú hơn.
1.2. Những chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người
Giai đoạn 1945 - 1975, với nguyên lí “văn học phản ánh hiện thực” và
yêu cầu quán triệt lí luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học trở
nên gắn bó với đời sống xã hội, theo sát từng biến cố lịch sử. Tính hiện thực
đồng nhất với quan niệm lí tưởng về hiện thực. Sự lệ thuộc của nhà văn vào
hiện thực khi đó, sau này được Nguyễn Minh Châu nhìn lại “…cũng phải nói
thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết
minh họa, với những cây bút chỉ quen với việc cài hoa kết lá, vờn mây cho
những khuôn khổ đã có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà
chúng ta quy cho đấy là hiện thực cuộc sống đa dạng và rộng lớn”.
Hiện thực về con người lúc này là “cái có thể biết trước”. Cái nhìn lí
tưởng hóa lúc đó đáp ứng yêu cầu chính trị và chuẩn thẩm mĩ thời đại. Con
người có lí tưởng cao cả, con người “quên” cái tôi riêng, hi sinh cho cái chung
một cách thanh thản, nhẹ nhõm. Con người với những khát vọng cống hiến, ít
nhu cầu hưởng thụ trở thành hình mẫu phổ biến. Nói như M. Bakhtin thì đó là
quan niệm kiểu con người sử thi, mà “Trong thế giới sử thi không có chỗ cho
bất cứ một sự dang dở, một sự chưa quyết đoán, một sự có vấn đề nào hết”.
Sau 1975, truyện ngắn đã có sự nới rộng phạm vi hiện thực, hiện thực
lúc này là cái chưa biết, không thể biết, hiện thực phức tạp, cần khám phá tìm
tòi. Nhà văn không coi trọng việc dựng lại trung thực bức tranh đời sống là
mục đích của nghệ thuật, không quan niệm hiện thực phải được miêu tả theo
đúng logic thông thường mà có thể chỉ là phương tiện để suy nghĩ, để chiêm
nghiệm và cả sự phiêu lưu bút pháp trong khát vọng chiếm lĩnh thế giới vô
cùng rộng lớn và bí ẩn này.
9
Lịch sử văn học nhìn theo góc độ nào đó là lịch sử của những quan
niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Văn học giai đoạn sau 1975, con
người cá nhân phức tạp và bí ẩn đã thay thế cho kiểu con người sử thi, con
người cộng đồng trước đó. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi
hỏi phải nhìn nhận lại nhiều điều. Truyện ngắn sau 1975 xuất hiện kiểu con
người cô đơn, kiểu con người không trùng khít với chính mình, con người
phức tạp, nhiều chiều. Vì thế đem lại cảm giác mỗi người là một tiểu vũ trụ
đầy bí ẩn không thể biết trước và không thể biết hết. Ít có nhân vật hoàn hảo,
đẹp đẽ; nói đúng ra những dạng thức nhân vật lí tưởng bị lấn át, lu mờ bởi thế
giới nhân vật đời thường, phàm tục.
Như vậy, có thể thấy, sau 1975 là giai đoạn ý thức cá nhân của con
người trỗi dậy mạnh mẽ, điều đó được phản ánh rõ nét trong văn học.
1.3. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh và thể loại truyện ngắn
Phan ThÞ Vµng Anh sinh ngµy 18 th¸ng 8 n¨m 1968 t¹i Hµ Néi. Quª ë
huyÖn Cam Léc, tØnh Qu¶ng TrÞ. ChÞ tèt nghiÖp ®¹i häc Y khoa thµnh phè Hå
ChÝ Minh n¨m 1993, hiÖn sèng vµ lµm viÖc t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh, lµ héi
viªn Héi Nhµ v¨n ViÖt Nam tõ n¨m 1996. Năm 2005, chị được bầu làm ủy
viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhiệm kì 7.
Phan ThÞ Vµng Anh lµ con g¸i cña nhµ th¬ ChÕ Lan Viªn vµ nhµ v¨n Vũ
Thị Thường. Đầy sự kiêu hãnh, thông minh và mạnh mẽ, tự tin, đó là chÊt v¨n
cña c©y bót trÎ nµy. Vµng Anh còng thö søc trªn nhiÒu lÜnh vùc như viÕt v¨n,
viÕt b¸o, viÕt kÞch b¶n phim ... ChÞ lµm viÖc rÊt nhiÒu, ngoµi lµm viÖc ë bÖnh
viÖn, chÞ cßn ph¸t hiÖn vµ gióp c¸c häa sÜ trÎ b¸n tranh cña hä. Kh«ng nh÷ng
thÕ, cã mét thêi gian ng¾n, Vµng Anh cßn ®i lµm kÕ to¸n cho mét siªu thÞ ë
Thµnh phè Hå ChÝ Minh. ChÞ kh¼ng ®Þnh r»ng mçi c«ng viÖc ®ã ®Òu mang l¹i
cho m×nh mét chót kinh nghiÖm cuéc ®êi ®Ó cã thÓ viÕt v¨n.
10
Phan ThÞ Vµng Anh lµ mét c©y bót mµ ngay tõ nh÷ng t¸c phÈm ®Çu tay
®· thÓ hiÖn được những nÐt ®Æc s¾c riªng, ®ược nhiÒu b¹n ®äc yªu mÕn vµ
h©m mé. B¹n ®äc biÕt ®Õn Vµng Anh cña lÜnh vùc truyÖn ng¾n, ®Çu tiªn qua
c¸c t¸c phÈm ®ược đăng trên các báo ¸o tr¾ng, Tuæi trÎ, TiÒn phong, V¨n
nghÖ, Lao ®éng… tõ nh÷ng n¨m 1988, 1989 trë ®i. Trong kho¶ng thêi gian
h¬n mêi n¨m s¸ng t¸c truyÖn ng¾n, Phan ThÞ Vµng Anh ®· cã kho¶ng h¬n bèn
l¨m truyÖn ng¾n hÇu hÕt đều được tập hợp trong ba tập truyện:
- Khi người ta trẻ (1993), Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam.
- Héi chî (1995), Nhµ xuÊt b¶n TrÎ, TP Hå ChÝ Minh.
- TruyÖn ng¾n Phan ThÞ Vµng Anh - NguyÔn Träng NghÜa (1999), Nhµ
xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n.
Thực ra, đã kh«ng ph¶i lµ mét c¸i vèn "khÊm kh¸" cña Phan ThÞ Vµng
Anh so víi c¸c bËc ®µn anh, ®µn chÞ vµ nh÷ng người ®ång trang løa trong giíi
v¨n chương. Tuy nhiên, với cái vốn đó, Vàng Anh đã để lại một ấn tượng khá
sắc nét trong lòng bạn đọc và cả giới nghiên cứu phê bình đương đại. Đặc
biệt, tập truyện ngắn Khi người ta trẻ được Hội Nhà văn Việt Nam tặng
thưởng năm 1994, cùng truyện ngắn Hoa muộn được trao giải nhất cuộc thi
viết truyện cực ngắn dưới một nghìn chữ do báo ThÕ giíi míi tæ chøc lµ
nh÷ng dÊu mèc quan träng kh¼ng ®Þnh tµi n¨ng cña c©y bót nµy.
Gièng như phần nhiÒu nh÷ng c©y bót trÎ, truyÖn ng¾n Phan ThÞ Vµng
Anh ra ®êi tõ sù tr¶i nghiÖm, b»ng nh÷ng kû niÖm vµ ký øc được dồn nÐn ®Ó
råi viÕt như “một cuộc thử sức sinh tử”, trút hÕt nh÷ng g× m×nh cã ngay trong
tËp truyÖn ®Çu tay. "Víi l¹i còng cã thÓ, ®èi víi người mới đến, míi tíi c¸i g×
còng míi vµ ®Ëm, chÝnh hä cã thÓ nh×n ra ®«i khi rÊt s¾c s¶o bao nhiªu ®iÒu
mµ người đã sống lâu bị chai l×, kh«ng cßn ®ñ nh¹y c¶m nhËn ra n÷a". V× vËy,
t×m hiÓu truyÖn ng¾n cña Phan ThÞ Vµng Anh chóng ta như được đồng hành
cùng một người trẻ tuổi trong cuộc khám phá, tìm hiểu say mê đối với mình,
11
lứa tuổi mình và thời đại mình. Ngổn ngang những câu chuyện thế sự và đời
tư của những người đang còn trẻ trong truyện ngắn Phan ThÞ Vµng Anh, đã lµ
nh÷ng g× rÊt nhá nhÆt, rÊt thường tình, cã thÓ gÆp ë bÊt cø ®©u trong cuéc sèng
h«m nay, trong quan hÖ gia ®×nh, b¹n bÌ, thÇy trß, t×nh yªu…vµ cã c¶ nh÷ng
vÊn ®Ò, nh÷ng c¶m xóc cña chÝnh nhµ v¨n.
Với khoảng 45 truyện ngắn, Vàng Anh đã tạo nên một phong cách rất
đặc trưng: ngắn gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thúy. Nguyễn Khải tõng khen
Vµng Anh: "NguyÔn Huy ThiÖp mÆc v¸y". TruyÖn ng¾n cña chị dành được
niềm ưu ái của độc giả bởi ngòi bút “biết làm cho da diết những điều tưởng
chừng như nhạt nhẽo”.
12
CHƯƠNG 2
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN
PHAN THỊ VÀNG ANH
Xã hội Việt Nam sau 1975 đã bước sang một thời đại mới, mặc dù vẫn
tiếp bước trên con đường Chủ nghĩa xã hội nhưng là một đất nước đã thoát ra
khỏi chiến tranh, sống cuộc sống hòa bình. Ở thời bình, con người có những
ước mơ, nhu cầu, khát vọng khác với thời chiến tranh. Đặc biệt, trong thời đại
mới, khi xã hội ngày càng phát triển, những suy nghĩ và cảm xúc của con
người hàng ngày, hàng giờ bị nền kinh tế nhào nặn lại. Con người một mặt
chịu quá nhiều áp lực công việc, mặt khác khi cái tôi được giải phóng thì
những mối liên kết cộng đồng ngày càng trở nên lỏng lẻo. Con người luôn
muốn vượt qua những giới hạn cũ mòn để tự khẳng định mình. Cũng vì quá
bận rộn mà con người ngày càng không có thời gian để lắng nghe và chia sẻ.
Quan niệm hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” trước đây, nay đã dần thưa
vắng. Tất cả điều đó khiến cho con người của thời đại mới ngày càng sống thu
mình, sống khép kín như một tiểu vũ trụ bí ẩn, cô đơn đến vô cùng.
Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh đã bắt nhịp kịp thời với những vấn đề
thời sự bộn bề, ngổn ngang của thời đại mới. Với ngòi bút sắc sảo, tác phẩm
của chị đã phản ánh những sự thực của đời sống mà nổi bật là nỗi cô đơn của
con người. Không dừng lại ở đó, Vàng Anh đã chỉ ra nguyên nhân khiến con
người cứ mãi vẫy vùng trong trạng thái cô đơn, không thể nào thoát ra được;
đồng thời, tác phẩm của Vàng Anh cũng ẩn chứa những thông điệp nhân văn
sâu sắc.
13
2.1. Cô đơn do sự vênh lệch giữa các thế hệ trong gia đình
Vấn đề bất đồng quan điểm, cách nhìn đời có sự vênh lệch, khác nhau
giữa hai thế hệ, hai lớp người: già - trẻ là vấn đề trở đi trở lại nhiều lần trong
các tác phẩm của Vàng Anh. Trong vòng quay bất tận của cuộc sống mới
muôn hình vạn trạng, suy nghĩ của con người đổi khác dần và bị chi phối sâu
sắc bởi hoàn cảnh. Người ta cứ mải miết chạy theo những nhu cầu của riêng
mình để rồi vô tình lãng quên đi cách yêu thương, chia sẻ. Bởi thế ngay cả
những người trong gia đình, dù họ sống gần nhau nhưng vẫn tồn tại như
những khối cô độc, không liên kết, ràng buộc, không có sự đồng cảm, thấu
hiểu.
Sự vênh lệch giữa các thế hệ trong gia đình được thể hiện trước hết ở
những bất đồng trong cách nhìn, trong những quan niệm về các vấn đề đời
sống. Họ không tìm được tiếng nói đồng điệu, cảm thông. Bởi thế con người
cảm thấy cô độc ngay giữa gia đình, bên cạnh người thân. Truyện Chị em họ
là một minh chứng. Mẹ luôn áp đặt suy nghĩ cho Thùy: “Buổi sáng, các dì,
cậu khen: “Thùy thật là chăm!”. Mẹ bảo: “Ui! Lười học lắm!”. Thùy ngồi
rửa rau, kêu to uất ức: “Con lười học hồi nào!”. Mẹ nghiêm mặt, ý bảo:
“Hỗn! không được cãi người lớn!”. Mẹ không lắng nghe để hiểu những suy
nghĩ của Thùy mà chỉ luôn luôn áp đặt, khiến trong lòng Thùy không được
thoải mái, mà tâm lí của những người trẻ tuổi, mới lớn như Thùy thường thích
làm theo ý mình. Mẹ không hiểu được điều đó khiến hai mẹ con cứ ngày càng
xa cách và bất đồng. Việc áp đặt của mẹ với Thùy cũng là cách làm của nhiều
cha mẹ khác, khi cuộc sống quá bận rộn, họ không có đủ thời gian để tâm sự,
lắng nghe những suy nghĩ của con trẻ. Đó cũng là nguyên nhân khiến những
người trẻ tuổi ngày càng cảm thấy cô độc.
Hai chị em Thùy và Hà, hai người cùng trang lứa, học cùng lớp mà lại
khác nhau hoàn toàn, luôn luôn bất đồng quan điểm: “Thùy đổ chậu nước, nó
14
nghĩ: “Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỉ, nó không có
bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!”… “Chị làm thế làm gì,
việc tụi nó mà!”. Thùy đáp cụt lủn: “Rảnh thì làm!”, nó muốn nói thêm: “Tao
cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!”, rồi lại thôi…”. Chính cuộc
sống ngày càng đầy đủ về vật chất nhưng lại nhàm chán, cũ mòn về tinh thần
đã đẩy họ ngày càng xa nhau. Ngòi bút của Phan Thị Vàng Anh đã khám phá
một sự thực muôn thuở trong cuộc sống gia đình: mỗi người là một tính cách
khác nhau, nếu không chịu dung hòa, không biết nhường nhịn, họ mãi chỉ là
những cá thể đơn độc, không tìm được tiếng nói chung.
Mối quan hệ cha con cũng vậy. Có những cảnh huống tưởng như yên
bình mà giấu trong lòng nhiều giông bão. Đọc truyện ngắn Kịch câm, độc giả
sững sờ trước những xung đột và diễn biến trong thiên truyện. Sự im lặng đến
trống vắng giữa người cha và cô con gái qua màn kịch câm. Ẩn trong sự im
lặng đó là cơn bão lòng, xung đột mãnh liệt trong suy nghĩ và tâm hồn của hai
cha con. Nguyên do bắt đầu từ việc đứa con gái nhặt được mẩu giấy hẹn hò
của cha mình với một “Em!”… thương yêu nào đó. Từ đó nó thấy khinh ghét
đến “căm hờn” người cha, thương hại cho mẹ “bà mẹ hồn nhiên giữa mấy
đứa con lít nhít, đứa nào cũng giống mẹ, mắt lồi”, bà mẹ vẫn hàng ngày trong
bữa cơm gia đình đang “yêu thương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng”. Còn
cha, nếu trước đây “ông thực sự thấy mình làm chủ gia đình, một gia đình của
trăm năm xa xưa mà trong thâm tâm đàn ông nào cũng ao ước” thì bây giờ
tất cả mọi quyền năng, “mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi”. Việc phát hiện ra sự
tha hóa của “nhà đạo đức giả”, khoác áo “ông hiệu phó của một trường cấp
ba…mực thước” khiến đứa con trở nên “khổ sở” và “nghĩ rằng từ đây mọi trò
vui của mình có được chẳng qua cũng nhờ một trò đáng khóc”. Đứa con gái
mới lớn đã đau đớn biết nhường nào khi biết được sự thật về cha nó! Cú sốc
tinh thần đối với một đứa trẻ đang lớn ấy đã vô tình tạo ra trong lòng nó vết
15