Đặc điểm trần thuật trong truyện và kí nguyễn thi (tt)

  • pdf
  • 14 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

Vương Thị Diệu Hoàn

Demo Version
- Select.Pdf
SDKTHUẬT
ĐẶC ĐIỂM
TRẦN

TRONG TRUYỆN VÀ KÍ NGUYỄN THI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

VƯƠNG THỊ DIỆU HOÀN

ĐẶC ĐIỂM TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN VÀ KÍ NGUYỄN THI

Demo Version
- Select.Pdf
SDK
Chuyên
ngành: Lí luận
văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI

Huế, năm 2014

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Vương Thị Diệu Hoàn

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii

LỜI CẢM ƠN
Trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Thành Thi – người thầy đã tận tình gợi ý, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
Cảm ơn Dự án “Hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ, giáo viên
các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ” của Bộ Giáo
dục – Đào tạo, Phòng sau đại học – Đại học Sư phạm Huế, cảm ơn

SDKkiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trường Demo
Đại họcVersion
Đồng Nai- Select.Pdf
đã tạo mọi điều
trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Huế, tháng 6 năm 2014.
Vương Thi Diệu Hoàn

iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ......................................................................................................... i
Lời cam đoan ......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 9
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 9
NỘI DUNG .......................................................................................................... 11
Chương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VÀ KÍ
NGUYỄN THI
.....................................................................................................
11
Demo
Version - Select.Pdf SDK
1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện và kí Nguyễn Thi ...................... 11
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 11
1.1.1.1. Khái niệm về người kể chuyện theo lý thuyết tự sự học.............................. 11
1.1.1.2. Khái niệm về người kể chuyện ngôi thứ nhất ............................................. 13
1.1.2. Người kể chuyện xưng "tôi" với vai trò là nhân vật chính tự kể chuyện mình. ...... 13
1.1.3. Người kể chuyện xưng "tôi" là nhân chứng, với vai trò là người quan sát,
chứng kiến và thuật chuyện ................................................................................... 15
1.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện và kí Nguyễn Thi .......................... 20
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 20
1.2.2. Người kể chuyện hoà mình với nhân vật. .................................................... 21
1.2.3. Người kể chuyện trao quyền trần thuật......................................................... 26
1.2.4. Người kể chuyện có giọng điệu riêng. .......................................................... 28
1.3. Điểm nhìn và việc dịch chuyển điểm nhìn trong truyện và ký của Nguyễn Thi .... 33
1.3.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật .................................................................... 33

1

1.3.2. Điểm nhìn người kể chuyện toàn tri trong truyện và kí Nguyễn Thi ............. 34
1.3.3. Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện và kí Nguyễn Thi....... 38
1.3.4. Một số hình thức dịch chuyển điểm nhìn trong truyện, kí Nguyễn Thi ......... 42
Chương 2: CÁCH XỬ LÝ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
VÀ KÍ NGUYỄN THI ......................................................................................... 46
2.1. Thời gian trần thuật tuyến tính và phi tuyến tính ............................................. 46
2.1.1. Khái niệm thời gian trần thuật ...................................................................... 46
2.1.2. Trần thuật theo thời gian tuyến tính và phi tuyến tính .................................. 47
2.1.2.1 Theo thời gian tuyến tính ........................................................................... 47
2.1.2.2. Theo thời gian phi tuyến tính .................................................................... 47
2.2. Trần thuật tuyến tính trong truyện và kí Nguyễn Thi....................................... 48
2.2.1. Nhận xét chung ........................................................................................... 48
2.2.2. Ưu thế và nhược thế..................................................................................... 49
2.2.2.1. Ưu thế ....................................................................................................... 49
2.2.2.2. Nhược thế ................................................................................................. 49
2.2.3. Một số trường hợp cụ thể ............................................................................ 49

Demo
Version
- Select.Pdf
2.3. Trần thuật
phi tuyến
tính trong
truyện và kíSDK
Nguyễn Thi ................................. 52
2.3.1. Mức độ phổ biến của trần thuật phi tuyến tính trong truyện và kí Nguyễn Thi .. 52
2.3.2. Ưu thế và hiệu quả nghệ thuật của trần thuật phi tuyến tính trong truyện và kí
Nguyễn Thi ........................................................................................................... 53
2.3.3. Sự điều tiết thời gian trần thuật .................................................................... 57
2.3.3.1. Tạo tần suất trần thuật hợp lý ................................................................... 57
2.3.3.2. Kỹ thuật trì hoãn ....................................................................................... 58
2.3.3.3. Kỹ thuật tăng tốc...................................................................................... 61
2.3.4. Sự phối hợp trần thuật tuyến tính và phi tuyến tính: hồi cố và dự thuật ........ 63
Chương 3: DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN VÀ KÝ
NGUYỄN THI ............................................................................................. 68
3.1. Diễn ngôn và các hình thức của diễn ngôn trần thuật ..................................... 68
3.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 68
3.1.2. Các hình thức chính của diễn ngôn trần thuật ............................................... 68
3.1.2.1. Diễn ngôn người kể chuyện ....................................................................... 68
2

3.1.2.2. Diễn ngôn nhân vật .................................................................................. 69
3.2. Diễn ngôn trần thuật trong truyện và kí Nguyễn Thi ....................................... 70
3.2.1. Sự đa dạng, linh hoạt của diễn ngôn người kể chuyện trong truyện và kí
Nguyễn Thi ........................................................................................................... 70
3.2.1.1. Một ít số liệu đối chiếu.............................................................................. 70
3.2.1.2. Diễn ngôn kể (tính phổ quát)..................................................................... 70
3.2.1.3. Diễn ngôn tả trong sự phối hợp với diễn ngôn kể ..................................... 73
3.2.1.4. Diễn ngôn bình luận trong sự phối hợp với diễn ngôn kể và diễn ngôn tả . 75
3.2.1.5. Sắc thái Nam Bộ trong diễn ngôn người kể chuyện ................................... 78
3.2.2. Diễn ngôn nhân vật ...................................................................................... 80
3.2.2.1. Vị trí, đặc điểm chung của diễn ngôn nhân vật trong truyện, kí Nguyễn Thi...... 80
3.2.2.2. Đặc điểm của diễn ngôn đối thoại trong truyện và kí Nguyễn Thi ............ 81
3.2.2.3. Đặc điểm của diễn ngôn độc thoại trong truyện và kí Nguyễn Thi............. 85
3.2.3. Sự hoà phối giữa diễn ngôn nhân vật và diễn ngôn người kể chuyện trong
truyện, kí Nguyễn Thi. ........................................................................................... 88
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91

Demo KHẢO
Version
- Select.Pdf SDK
TÀI LIỆU THAM
...................................................................................
96

3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, Nguyễn Thi
là nhà văn có nhiều đóng góp lớn. Với phong cách lao động nghiêm túc, không
ngừng tìm tòi, học hỏi trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí của
mình trên văn đàn. Qua các sáng tác, nhà văn đã minh chứng được sự đúng đắn trong
đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối hướng nhà văn đến những mũi nhọn của cuộc
sống, để có thể cầm bút với tư cách là một nhà văn – chiến sỹ, đánh giặc bằng vũ khí
văn học lợi hại.
Các tác phẩm của nhà văn đều lấy từ những đề tài quen thuộc: phản ánh cuộc
chiến đấu anh dũng, bất khuất của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược và những tội
ác của quân thù…nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Thi lại trở nên hấp dẫn lạ lùng.
Với một phong cách viết văn riêng, độc đáo của mình, Nguyễn Thi đã để lại dấu ấn
khó phai mờ trong nền văn học nước nhà. Thủ pháp nghệ thuật cơ bản trong các tác
phẩm của nhà văn là tập trung miêu tả tâm trạng, ít hành động, nhiều tâm tình. Ông
đã tạo ra được sự hài hòa giữa chiều sâu hiện thực với tầm cao của lý tưởng và thẩm

Demo Version - Select.Pdf SDK

mỹ. Nguyễn Thi đã hình thành được một phong cách nghệ thuật độc đáo: phong cách
dân gian giàu tính hiện đại, sắc sảo mà vẫn rất trữ tình; nhân vật được miêu tả trong
những mối quan hệ phức tạp và trong sự vận động, phát triển; chi tiết chọn lọc hàm
chứa chiều sâu triết lý; lối kể chuyện tự nhiên như chính cuộc sống vậy.
Đặc biệt, truyện và kí của ông là một trong những thành tựu xuất sắc của nền
văn học cách mạng Miền Nam. Truyện và kí là đỉnh cao trong quá trình phát triển
sự nghiệp văn học từ Nguyễn Ngọc Tấn đến Nguyễn Thi. Đó là một bài học lớn về
một nhân sinh quan mới: chiến đấu để chiến thắng là niềm hạnh phúc lớn lao và
chân chính nhất.
Bằng lao động nghệ thuật quên mình, những trang viết của Nguyễn Thi đã
thể hiện được sức sống mãnh liệt, sức quật khởi phi thường của con người Việt
Nam trước những thử thách sống còn của lịch sử, làm dấy lên niềm tin và lòng tự
hào dân tộc, củng cố nhận thức, khẳng định tư thế trong chiến đấu.

4

Chúng tôi chọn, thực hiện đề tài "Đặc điểm trần thuật trong truyện và kí
Nguyễn Thi" bởi mấy lý do sau:
Thứ nhất: Hiện đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những sáng tác của
Nguyễn Thi, nhất là các bài viết, các bài báo đăng trên các sách báo, tạp chí,
,…Nhưng nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện và kí Nguyễn Thi vẫn
chưa có một công trình chuyên biệt nào.
Thứ hai: Trong luận văn này, chúng tôi muốn vận dụng lý thuyết về trần
thuật học để tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật trong truyện, ký Nguyễn Thi. Qua đó,
nhằm xác nhận những đóng góp của ông trong lĩnh vực truyện, ký cho nền văn học
nước nhà.
Thứ ba: Hiện nay, trong chương trình văn học ở các trường đại học, truyện
và ký Nguyễn Thi được giới thiệu một cách tổng quát để minh họa cho giai đoạn
văn học 1945 – 1975, trong chương trình văn học phổ thông cũng chọn các tác
phẩm: “Những đứa con trong gia đình”, “Mẹ vắng nhà” để giảng dạy. Vì vậy,
nghiên cứu thành công luận văn này sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo
của Nguyễn Thi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời, đưa đến cho người

Demo Version - Select.Pdf SDK

đọc một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về phong cách sáng tạo nghệ thuật của
ông, hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, học sinh trong
các nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Thi là một nhà văn lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt
Nam, nhất là giai đoạn văn học 1945 – 1975. Từ trước tới nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu về những sáng tác của ông.
Trước năm 1975, giới nghiên cứu, phê bình viết về Nguyễn Thi chủ yếu qua
những bài báo riêng lẻ đăng trên các tạp chí văn học.
Khi những tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Thi được ra mắt độc giả, như tập
truyện ngắn "Trăng sáng" (1960), "Đôi bạn" (1962), trên các tạp chí , các báo văn
nghệ đã có nhiều bài viết nghiên cứu về những sáng tác của nhà văn. Các bài viết chủ
yếu tập trung nhận xét về nội dung và một số phong cách nghệ thuật trong sáng tác
của ông. Đặc biệt, khi tập truyện kí "Người mẹ cầm súng" ra đời năm 1965, đã gây
5

được tiếng vang lớn trong giới Văn nghệ và đã có nhiều bài viết về tác phẩm này. Các
bài viết đều ca ngợi phẩm chất anh hùng của chị Út Tịch trong cuộc chiến tranh ác
liệt với quân thù, nghệ thuật viết truyện kí và phong cách dân gian trong tác phẩm.
Từ sau năm 1975, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Thi rộng rãi hơn, bao
quát hơn và sâu sắc hơn.
Nguyễn Đăng Mạnh với Sức sống và ngòi bút Nguyễn Thi, nhà văn, tư tưởng
và phong cách in trên tuần báo Văn nghệ ngày 1 tháng 4 năm 1996.
Trần Đăng Suyền viết Nguyễn Thi với truyện ngắn “Những đứa con trong
gia đình” đã đánh giá tài năng và những đóng góp của Nguyễn Thi trong văn nghệ
giải phóng miền Nam nói chung.
Tập sách “Gương mặt còn lại - Nguyễn Thi” (NXB Tác phẩm mới, 1983)
của nhà phê bình văn học Nhị Ca đã giới thiệu và đánh giá một cách tổng quát toàn
bộ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi. Cuốn sách gồm hai phần, phần
một viết về đời tư và phần hai viết về tác phẩm. Trong phần hai, tác giả đã giới
thiệu, nhìn nhận, đánh giá rất sâu sắc đến từng tác phẩm cụ thể trong sáng tác
Nguyễn Thi. Cuối cùng, Nhị Ca cho rằng: “Chất lượng, bản lĩnh, sức mạnh nghệ

Demo Version - Select.Pdf SDK

thuật, hiện thực đặc biệt của Nguyễn Thi đã làm cho tác phẩm của anh có một sức
bao trùm, sức gợi cảm, sức động viên lớn.” [5, tr.320]
Năm 1986, trên tạp chí Văn học số 2, Ngô Thảo – một nhà nghiên cứu khá
kỹ và am hiểu về Nguyễn Thi đã viết bài: “Phát hiện mới về nhà văn Nguyễn Ngọc
Tấn - Nguyễn Thi”. Tác giả đã phát hiện tập ghi chép của Nguyễn Thi mà ông cho
là cuốn “Bách khoa về Nam Bộ”, sau đó tập ghi chép được ông cho xuất bản và
mang tên: “Nguyễn Thi – năm tháng chưa xa”. Đây là tập sách ghi chép khá chi tiết
về cảnh vật và con người Nam Bộ, đặc biệt là ở hai tỉnh Mỹ Tho và Bến Tre trên
nhiều phương diện: “Ấn tượng sâu đậm nhất từ những trang ghi chép của nhà văn
về Mỹ tho và Bến Tre, qua việc khảo sát của những con người cụ thể, là bóng dáng
lồng lộng của quần chúng với những vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại, vừa rất Việt
Nam, vừa có nét riêng của Nam Bộ. [47, tr.333]
Sau này, trong cuốn tiểu luận phê bình “Văn học về người lính”, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, năm 2001, Ngô Thảo đã giới thiệu một cách tổng quát về
6

cuộc đời và những ghi chép của Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi. Tác giả có đưa ra
nhận xét chính xác về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Thi: “Những truyện
ngắn đã sớm bộc lộ một bản sắc riêng là nhờ hệ thống đề tài rất đắt, hệ thống nhân
vật, một chủ đề trung tâm mới mẻ và tự nó đã có sức lôi cuốn: tình cảm thống nhất
và niềm vui trong lao động. Còn lại mới là giọng điệu riêng, lối văn trong sáng và
ngôn ngữ nhân vật ít nào có cá tính”.[47, tr.334 – 335]
Sau đó, trong công trình “Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập”, gồm 4
tập, ông đã tập hợp đầy đủ các sáng tác của Nguyễn Thi từ lúc mới bắt đầu cầm
bút cho đến những tác phẩm cuối cùng chưa kịp hoàn thành.
Trong cuốn sách “Vẫn chuyện văn và người” (NXB Văn hóa thông tin – Hà
Nội – 1999), tác giả Phong Lê trong bài “Đặc sắc Nguyễn Thi” đã viết về phong
cách nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Thi: “Cuộc sống trong sáng tác của
Nguyễn Thi không bao giờ là cuộc sống để ta xem ngắm một cách thờ ơ, mà
là một cuộc sống luôn luôn sục sôi, giục giã buộc ta bộc lộ một thái độ, đòi
hỏi ta phải có ý kiến trả lời. Nguyễn Thi ít khi nói to lên một cách trực tiếp
những cảm xúc của chính mình. Nhưng sau những trang viết “khách quan”

Demo Version - Select.Pdf SDK

để cho sự việc tự nói lên, thấy dồn nén bao nhiêu nghĩ suy, tâm sự khiến cho
người đọc không thể nào bình yên vô tâm được”.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các nhà phê bình có tên tuổi, tác
phẩm của Nguyễn Thi còn được sự quan tâm của nhiều thế hệ sinh viên, học viên ở
các trường đại học. Đã có nhiều luận văn, nhiều công trình nghiên cứu về các tác
phẩm của ông như:
Nguyễn Chí Hòa, Văn xuôi Nguyễn Thi, luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, năm 1999.
Nguyễn Minh Bằng, Nguyễn Thi trong văn xuôi chống Mỹ, luận văn thạc sĩ,
Đại học Vinh, 2005.
Trần Văn Tuấn, Một số đặc trưng thi pháp truyện kí Nguyễn Thi, luận văn
thạc sĩ, Đại học sư phạm Huế, 2002.
Tất cả các công trình nghiên cứu đều đánh giá Nguyễn Thi là nhà văn có tài
năng với sức lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi. Ông đã để lại cho nền

7

văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị, với một phong cách nghệ thuật riêng
biệt, độc đáo.
Qua việc tìm hiểu các công tình nghiên cứu về những sáng tác của nhà văn,
chúng tôi nhận thấy: Phần lớn các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu về
truyện, kí Nguyễn Thi nói chung, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về
đặc điểm trần thuật trong truyện, kí của ông. Đây cũng là một phương diện cần
nghiên cứu, khám phá để thấy rõ tài năng và sức sáng tạo của nhà văn. Trên cơ sở
vận dụng những đặc điểm lý thuyết về Tự sự học và kế thừa kết quả những công
trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, sẽ là những tư liệu quý giá, định hướng,
gợi mở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, triển khai luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Triển khai đề tài "Đặc điểm trần thuật trong truyện và kí Nguyễn Thi"
nhằm mục đích:
Tìm hiểu đặc điểm trần thuật trong truyện và kí của Nguyễn Thi ở một số
phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, diễn ngôn trần thuật, từ đó góp
tiếng nói khẳng định sự sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nghệ thuật trần thuật
trong tác phẩm tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật trong truyện và kí Nguyễn
Thi nói riêng.
- Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật trần thuật: người kể chuyện,
điểm nhìn, thời gian và diễn ngôn trần thuật. Dựa trên cơ sở lý luận liên quan đến đề
tài luận văn, chúng tôi khảo sát và phân tích những biểu hiện cụ thể của các phương
diện trần thuật nói trên trong truyện và kí Nguyễn Thi, từ đó khẳng định sự sáng tạo
của tác giả.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật trần thuật trong truyện và
kí Nguyễn Thi, thể hiện qua các phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn trần
thuật, thời gian trần thuật, diễn ngôn trần thuật,...

8

- Luận văn khảo sát toàn bộ truyện và kí của nhà văn Nguyễn Thi. Tuy nhiên
khi phân tích, chúng tôi tập trung vào một số tác phẩm tiểu biểu của nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Luận văn sử dụng phướng pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để có
được một cái nhìn bao quát mang tính hệ thống, phát hiện các mối quan hệ mang
tính bản chất của đối tượng nghiên cứu.
5.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh giúp luận văn làm sáng tỏ những nét đặc trưng, khác
biệt của nghệ thuật trần thuật trong truyện và kí Nguyễn Thi so với các tác giả khác.
5.3. Phương pháp loại hình
Là xem xét đối tượng từ góc nhìn loại hình với một hệ tiêu chí phân loại
thích đáng.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng các thao tác
thống kê, phân tích, tổng hợp…
6. Đóng góp của luận văn

Demo Version - Select.Pdf SDK

- Qua tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện và kí Nguyễn
Thi, đề tài đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện và kí của ông. Thông
qua đó, chúng tôi còn tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật mà nhà văn sử dụng
trong tác phẩm của mình.
- Trên cơ sở khẳng định những giá trị tư tưởng nổi bật và nghệ thuật trần
thuật đặc sắc trong truyện và kí Nguyễn Thi, giúp chúng ta thấy được diện mạo
riêng và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Hình tượng người kể chuyện trong truyện và kí Nguyễn Thi
Ở chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu người kể chuyện ngôi thứ nhất: người
kể chuyện xưng “tôi” với vai trò là nhân vật chính tự kể chuyện mình; người kể
chuyện xưng “tôi” là nhân chứng với vai trò là người quan sát, chứng kiến và thuật
chuyện; người kể chuyện ngôi thứ ba: người kể chuyện hòa mình với nhân vật,
9

người kể chuyện trao quyền trần thuật cho nhân vật, người kể chuyện có giọng điệu
riêng; điểm nhìn và việc dịch chuyển điểm nhìn trong truyện và kí Nguyễn Thi.
Chương 2: Cách xử lý thời gian trần thuật trong truyện và kí Nguyễn Thi
Luận văn sẽ tìm hiểu thời gian trần thuật tuyến tính và phi tuyến tính
trong truyện và kí Nguyễn Thi. Thời gian trần thuật tuyến tính: nhận xét ưu
thế và nhược thế, một số trường hợp tiểu biểu. Thời gian trần thuật phi tuyến
tính: mức độ phổ biến, ưu thế và hiệu quả nghệ thuật, sự điều tiết thời gian
trần thuật với việc tạo tần suất trần thuật hợp lý, vận dụng kỹ thuật trì hoãn,
kỹ thuật tăng tốc, sự phối hợp trần thuật tuyến tính và phi tuyến tính.
Chương 3: Diễn ngôn trần thuật trong truyện và kí Nguyễn Thi
Luận văn sẽ tìm hiểu về diễn ngôn và các hình thức của diễn ngôn; sự đa
dạng, linh hoạt của diễn ngôn người kể chuyện: bao gồm diễn ngôn kể, tả, bình
luận, sắc thái Nam Bộ trong diễn ngôn người kể chuyện; diễn ngôn nhân vật: vị
trí, đặc điểm chung, đặc điểm diễn ngôn đối thoại, diễn ngôn độc thoại; sự hòa
phối giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật trong truyện và kí
Nguyễn Thi.

Demo Version - Select.Pdf SDK

10