Đặc trưng tác phẩm kịch

  • doc
  • 25 trang
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI KỊCH
MỤC LỤC:
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỊCH.......................................................3
1.1.Khái niệm..................................................................................................3
1.2.Phân loại...................................................................................................3
1.3.Bố cục, chủ đề, đề tài của kịch.................................................................5
2. ĐẶC TRƯNG.......................................................................................6
2.1.Xung đột kịch...........................................................................................6
2.2.Hành động kịch.........................................................................................10
2.3.Nhân vật kịch............................................................................................13
2.4.Ngôn ngữ kịch..........................................................................................16
2.5.Không gian và thời gian kịch...................................................................20
3. MỞ RỘNG: ĐẶC TRƯNG KỊCH VỀ MẶT NGHỆ THUẬT SÂN
KHẤU…………………………………………………………………………… 23
3.1.Tính tập thể...............................................................................................23
3.2.Tính tổng hợp............................................................................................24
3.3.Tính trực tiếp............................................................................................24
4. KẾT LUẬN...........................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................26

1

1.
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỊCH
Khái niệm

Kịch gồm có kịch sân khấu và kịch bản văn học.
Kịch sân khấu là một loại hình nghệ thuật sân khấu, thuộc lĩnh vực nghệ thuật
sân khấu. Ở đây tập trung vào kịch bản văn học hay tác phẩm kịch.
Ở cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức phản ánh của văn học
(trữ tình, tự sự, kịch).
Ở cấp độ loại thể : kịch được sáng tạo nên bởi nhà văn, là một thể loại gắn với
một phương thức tồn tại độc lập – phương thức kịch. Chất liệu để nhà viết kịch sáng
tạo nên tác phẩm kịch là ngôn ngữ văn học.
Kịch bản văn học là một trong những thể loại có lịch sử lâu đời của văn học
với những đặc điểm thi pháp nổi bật và trở thành đối tượng nghiên cứu của lí luận về
loại thể , của văn bản học, của thi pháp học…đối tượng nghiên cứu của lý luận
Kịch bản văn học là một loại thể văn học có đầy đủ những đặc trưng và tính
chất riêng trong cấu trúc hình tượng, trong phương thức biểu hiện, trong ngôn ngữ
nghệ thuật ( Lí luận văn học, NXB GD, 2008).
Kịch bản là một vở kịch được viết dưới dạng văn bản (Theo Từ điển Tiếng Việt
do GS Hoàng Phê chủ biên, NXB KHXH).
Thuật ngữ kịch bản văn học xuất hiện từ lâu dùng để chỉ một chương trình đã
được phác thảo hoặc bản tóm tắt của một tác phẩm kịch, nó được hiểu như một bản
miêu tả sơ lược trật tự các lớp của một vở diễn.

1.2.

Phân loại

Có thể phân loại kịch theo nhiều cách khác nhau.











Theo trường phái:
Kịch cổ điển
Kịch lãng mạn
Kịch hiện đại
Kịch hiện sinh
Theo tính chất:
Kịch tâm lí
Kịch lịch sử
Kịch tượng trưng
Kịch phi lí
2


Theo phương thức biểu diễn:

Ca kịch

Nhạc kịch

Kịch thơ

Kịch nói

Kịch câm

Theo dung lượng và quy mô:

Kịch dài

Kịch ngắn

Hoạt kịch

Phiến đoạn

Theo nội dung và loại hình các kiểu xung đột:

Bi kịch: là một thể loại kịch mà ở đó xung đột chủ yếu được biểu diễn ở
chỗ yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào thực hiện được điều đó
trong thực tiễn. Bi kịch miêu tả những con người lương thiện, dũng cảm đấu tranh vì
mục đích tốt đẹp, vì một lí tưởng cao quý nhưng điều kiện khách quan không cho phép
họ thực hiện, khiến họ thất bại. Bản chất của cái bi như V.Bielinsky viết không phải
nằm trong kết thúc đẫm máu mà bản chất của nó nằm trong kiểu xung đột. Các vở bi
kịch như Hamlet, Romeo và Juliet (W.Shakespeare), Medee (Euripitde)…

Hài kịch: là những vở kịch mang tính hài hước hay châm biếm về những
thói hư tật xấu, những thế lực già cỗi xấu xa đang tìm cách che đậy bằng lớp vỏ hào
nhoáng bên ngoài. Mâu thuẫn trong hài kịch là mâu thuẫn giữa thế giới bóng ma
(Hegel) tức là thế giới đã lỗi thời về mặt xã hội với lí tưởng cao đẹp. Người mang lí
tưởng cao đẹp này có thể là các nhân vật tích cực của hài kịch. Xét về chủ đề, thể tài
hài kịch là một thể tài thế sự. Các tính cách của hài kịch không phát triển và hơi phiến
diện nhưng chính sự phiến diện này lại làm cho khả năng hài trở nên tập trung. Để
miêu tả loại tính cách này, hài kịch thường dùng hình thức khuếch đại đến mức quái
gở,kì dị.
Các vở hài kịch như: Tartufe, Lão hà tiện (Moliere), Chàng thương gia
thành Vơnidơ, Đêm thứ mười hai (W.Shakespeare)…

Chính kịch (Drame): xuất hiện giữa thế kỉ XVIII, là thể loại kịch không
phải là hài, không phải là bi, mà đề cập đến mọi mặt của đời sống hiện đại với một
phạm vi bao quát rộng lớn. Ở chính kịch, đề tài được mở rộng, phạm vi các vấn đề
nêu lên cũng phong phú hơn. Nhân vật kịch là bất cứ ai từ con người bình thường cho
đến nhân vật lịch sử, xung đột kịch cũng đa dạng, phong phú hơn, phản ánh mọi khía
cạnh có thể có trong đời sống xã hội và con người.
Ví dụ về chính kịch: Lôi vũ (Tào Ngu)…


Ngoài ra chia theo hình thức thì có:
3



Kịch nguyên tác : tác phẩm vốn thuộc thể koại kịch.


Kịch chuyển thể: tác phẩm kịch được chuyển từ một thể loại văn
học khác như tự sự hay trữ tình.
1.3.

Bố cục, đề tài, chủ đề của kịch.

Bố cục:
Bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác
phẩm theo một trình tự nhất định. Cần phải phân biệt giữa bố cục và kết cấu. Kết cấu
thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở
sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà
còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.
Bố cục là một phương diện của kết cấu.
Đề tài, chủ đề:
Đề tài kịch bao giờ cũng chọn những phạm vi cuộc sống chứa đựng những
mâu thuẫn và xung đột bản chất, những hoàn cảnh hoặc cảnh ngộ tạo ra một cuộc đấu
tranh gay go, phức tạp. Kịch Lôi Vũ của Tào Ngu lấy đề tài về lớp người đại diện cho
thế lực phong kiến Trung Quốc trong một giai đoạn lịch sử hết sức rối ren. Câu chuyện
kịch xảy ra vào khoảng trước sau Ngũ tạp vận động (1925). Trong thời kì này giai cấp
tư sản mại bản và thế lực phong kiến đã kết hợp chặt chẽ với nhau để bôi bác vai trò
lịch sử của chúng, để thỏa hiệp, đầu hàng với tư bản ngoại quốc và để bóc lột giai cấp
vô sản trong nước. Trong lúc đó thì giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc, ngày càng lớn mạnh và đã bắt đầu đấu tranh kịch liệt để giải
phóng cho bản thân mình.
Xuất phát từ những sự đối lập đang âm ỷ hay đã vùng trỗi dậy trong hiện thực
đời sống để sáng tạo những tình huống xung đột vừa khái quát vừa cụ thể, người viết
kịch đã bộc lộ cái nhìn sâu sắc của mình về hiện thực ấy, tạo nên chủ đề cho kịch. Kịch
Lôi Vũ cố nhiên chưa phải là một tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của thời
đại. Nó chưa nhìn thấy rõ bước đường đi tới và sự thắng lợi lịch sử tất nhiên của giai
cấp công nhân. Vả lại đó không phải là mục đích sáng tác của tác giả. Tác giả trong
kịch này chỉ nhằm mục đích phản ánh một khía cạnh trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là
tấn bi kịch trong đời sống đầy tội ác của một gia đình đại biểu cho thế lực phong kiến
liên kết với thế lực tư sản mại bản. Mà cái nhân tố xã hội là nguyên nhân căn bản cho
tấn bi kịch ấy. Đây là sự nhận thức của tác giả về tội lỗi của giai cấp áp bức, về sự tủi
khổ của những con người lương thiện bị giày xéo. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm là ở
đó.
2.
2.1.

ĐẶC TRƯNG
Xung đột kịch
4

Trong văn học, mỗi thể loại thường bắt nguồn từ một yếu tố cơ sở được coi là
đặc trưng đầu tiên. Với kịch có thể khẳng định ngay rằng đó là yếu tố xung đột.
Xung đột theo tiếng Pháp (Conflit): dùng để chỉ sự đối lập, sự mâu thuẫn, được
dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hiện
tượng của tác phẩm nghệ thuật.
Thuật ngữ xung đột thường được dùng khi nói đến tác phẩm kịch- một loại hình
nghệ thuật năng động. Do tính chất loại biệt của sự phản ánh, kịch lấy xung đột làm
nội dung phản ánh. Nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh cuộc sống trong một quá
trình nhất định, ở trạng thái khách quan, dưới dạng trực tiếp, cụ thể, sinh động như
đang diễn ra trước mắt người xem. Nghệ thuật kịch đã chọn những chất liệu có tính
chất động làm cơ sở cho nội dung kịch. Mà đã nói tới vận động là không thể không nói
tới xung đột. Là cơ sở và động lực thúc đẩy hành động, xung đột quy định những giai
đoạn chính của sự phát triển (cốt truyện, trình bày, khai đoạn, thắt nút phát triển, đỉnh
điểm (còn gọi là cao trào), kết thúc (mở nút). Các xung đột thường xuất hiện dưới
dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa các thế lực
hoạt động được mô tả trong tác phẩm: giữa tính cách với nhau, giữa những phương
diện khác nhau của một tính cách.
Vậy: xung đột kịch là hình thức phản ánh hiện thực khách quan thông qua các
mâu thuẫn xã hội được khái quát hóa từ cuộc đấu tranh của các nhân vật trong kịch
nhằm bộc lộ ý đồ tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Xung đột kịch còn là trung
tâm của nội dung kịch có tác động làm bùng nổ các hoạt động của nhân vật tạo ra sự
vận động của các sự kiện và tính cách nhân vật: quy tụ, tổ chức hành động kịch theo
một chiều hướng nhất định, theo quy định của tư tưởng chủ đề.
Mọi hoạt động kịch đều bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chủ yếu giữa các nhân vật
trong kịch, phát triển và kết thúc theo xu thế chung của sự giải quyết xung đột.
Nói tới kịch là nói tới xung đột, Aristote cho rằng kịch sẽ trở nên vô nghĩa nếu
không có những xung đột và những tình huống éo le. Còn G.Hégel trong Mĩ học thì
quan niệm tình thế giàu xung đột là ưu tiên của nghệ thuật kịch. Sau này nhiều nhà lí
luận, nhiều nhà viết kịch đều quan niệm xung đột như một yếu tố thiết yếu của kịch.
5

A.Lunachasky khẳng định những vở kịch không có sự phát triển của sự kiện, không có
sự xung đột của các mâu thuẩn chỉ có thể là những vở kịch tồi.
Lấy xung đột trong đời sống xã hội làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà
viết kịch đã đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. Xung đột chính là yếu tố
“châm ngòi”, là nơi bắt đầu kịch, cũng như tạo nên kịch tính cho vở kịch. Tính chất
xung đột có mặt hầu hết ở các thể loại nhưng ở kịch nó mang theo một sắc thái thẩm
mĩ đặc biệt: đó chính là tính chất tập trung cao độ của những khối mâu thuẫn lớn, là sự
chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động khác thường của cốt
truyện.
Xung đột cũng thể hiện trong tác phẩm với cốt truyện ít chặt chẽ hơn và đôi khi
cả ở ngoài cốt truyện, như trong sự tương phản của kết cấu, sự đối lập giữa các tình
huống, sự đối lập về tư tưởng về quan niệm giữa các tình huống.
Nhờ xung đột thúc đẩy, hành động mới phát triển, tính cách của nhân vật mới
được bộc lộ. Chẳng hạn qua vở Lôi Vũ (Tào Ngu), tác giả đã xây dựng nên những
xung đột độc đáo. Qua sự lựa chọn và giải quyết xung đột thấy được tư tưởng nghệ
thuật của vở kịch. Ta thấy trong Lôi Vũ, xung đột bộc lộ qua chi tiết: Bình kiên quyết
ra đi, Phồn Y thì ra sức van nài, cố giữ Bình ở lại, nhưng Bình vẫn không thay đổi
quyết định, nên Phồn Y đã gọi con trai ra ngăn cản, thậm chí cả Phác Viên.
Xung đột kịch bao giờ cũng mang ý nghĩa xã hội và ý nghĩa thời đại, tổ chức
trên cơ sở của phương thức điển hình hóa. Giữa dòng hiện thực trong đó bao hàm một
sự vận động đa chiều của các phạm trù thẩm mỹ,đặc điểm thẩm mỹ của xung đột và
cảm hứng chủ đạo của nó phụ thuộc vào tính chất của các lực lượng tương quan.
Trong những tác phẩm khác nhau của mỗi thời đại, xung đột tuy biểu hiện dưới
những hình thái khác nhau, song vẫn mang những nét chung.
Xung đột kịch có thể có nhiều phạm vi ,cấp độ khác nhau, xung đột nội tâm
trong một tính cách, xung đột giữa các tính cách với hoàn cảnh… Nhưng tập trung và
tiêu biểu hơn cả là xung đột giữa các lực lượng xã hội. Ví dụ trong kịch Lôi Vũ (Tào
Ngu), ta nhận ra một Phác Viên với tâm trạng giằng xé, cầm bức ảnh Thị Bình suy tư
6

(lớp 1), rồi bộc lộ sự lo lắng lẫn ngờ vực về Phồn Y. Phồn Y thì đầy đau khổ, sợ hãi…
(lớp 2)
Ở các thể loại kịch khác nhau cũng có những kiểu xung đột khác nhau. Trong
các bi kịch , hài kịch cao cả thường là những xung đột nghiêm trang và lớn lao, còn ở
hài kịch và hề kịch xung đột lại là những hiểu lầm, những hiềm khích ngộ nghĩnh giữa
các nhân vật.
Xung đột kịch thường nằm ở điểm cao trào của sự vận động ấy. Từ những mâu
thuẫn đang tồn tại trong lòng hiện thực, người viết phải tiến hành quá trình chọn lọc,
tổng hợp và sáng tạo để đưa ra những xung đột mang tính chất khái quát cao. Đồng
thời hiện thực hóa để nó trở nên chân thực và gần gũi. Xung đột kịch có thể trở nên
gay gắt cực độ dẫn đến sự tiêu vong như bi kịch của Etsinlo, Xôphôclơ… và cũng có
thể điều hòa hơn như trong hài kịch của Molie.
Xung đột cũng mang sắc thái trữ tình, giàu cảm xúc và suy nghĩ nội tâm như
trong kịch tâm lí của Lưu Quang Vũ. Xung đột kịch cũng có thể biểu thị bằng sự đối
lập giữa tính cách và hoàn cảnh, sự xung khắc giữa tính cách và tính cách, hoặc bằng
những mâu thuẫn, giằng xé ngay trong bản thân một tính cách. Chẳng hạn sự mâu
thuẫn, đấu tranh trong nội tâm của Chu Bình trong vở kịch Lôi Vũ của Tào Ngu, đồng
thời ta cũng thấy được xung đột kịch nổi lên trong tác phẩm khi mà các mối quan hệ,
tình cảm phức tạp,

đan xen giữa các nhân vật: Bình yêu Phượng sâu sắc, Phượng

mang trong mình giot máu của Bình nhưng oái ăm thay Bình và Phượng lại là hai anh
em cùng cha khác mẹ. Không chỉ vậy, Phồn Y lại rất yêu Chu Bình, Xung thì yêu
Phượng… để rồi hiện lên là bao nỗi niềm tâm sự, bao sự giằng xé, hoang mang.
Và dù thể hiện ở mức độ nào, dưới hình thức nào thì tác phẩm kịch cũng đều
phải đạt đến tính điển hình và chân thật. Thiếu ý nghĩa điển hình thì tác phẩm kịch chỉ
là sự mô phỏng, cường điệu những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu
ý nghĩa chân thật, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là những lí thuyết suông mà thôi.
Nới tới xung đột kịch ta cần chú ý đến vai trò tư tưởng của người viết. Phản
ánh những xung đột trong đời sống, người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa tư tưởng
nào đó tới khán giả . Xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang
7

lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ
thuộc vào một cái cao nhất và cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của của
tác phẩm (Pôgôđin). Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau,mà
trong đó tư tưởng chủ đề là cái gốc, mang tính chất quyết định.
Ta thấy trong vở kịch Lôi Vũ của Tào Ngu: mục đích của vở kịch này phản
ánh một khía cạnh trong thực tế xã hội bấy giờ: tấn bi kịch trong đời sống đầy tội ác
của một gia đình đại biểu cho thế lực phong kiến liên kết với thế lực tư sản mại
bản( chủ đề tư tưởng của tác phẩm). Để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình, tác giả đã
tạo ra những xung đột kịch hết sức độc đáo và có sự gắn kết nhất định đối với tư
tưởng, chủ đề tác phẩm.
Hay trong kịch chuyển thể Phạm Công- Cúc Hoa, chỉ với một trích đoạn ngắn
ngủi nhưng chúng ta cũng phần nào nhận ra giá trị sâu sắc của tác phẩm, mà xung đột
kịch là yếu tố quan trọng thể hiện điều đó. Mở đầu trích đoạn là cái chết của Cúc Hoa.
Phạm Công tái giá với Tào Thị nhưng lòng vẫn hướng về Cúc Hoa, lạnh nhạt với Tào
Thị. Tào Thị tức giận, ganh ghét với cả người đã chết. Xung đột kịch đã được thể hiện
trong sự mâu thuẫn của tính cách các nhân vật, giữa tính cách với hoàn cảnh, và mâu
thuẫn ngay trong tính cách nhân vật. Thật vậy, Cúc Hoa hiền lành, hết mực tin tưởng
Tào Thị, dặn dò chồng cưới Tào chăm sóc hai con. Ngược lại, Tào Thị lại là người ích
kỹ, tính toán, ganh tức với Cúc Hoa khi thấy chồng cứ nhớ về vợ cũ. Lẽ ra phải làm
trọn bổn phận người vợ, người dì, Tào Thị lại đem lòng tính toán, so đo... Kịch tính
bộc lộ mạnh mẽ khi Phạm Công phải đi trấn Cao Bằng, để lại hai con cho vợ kế. Tào
Thị ngoại tình, mắng chửi, ngược đãi, đối xử tệ bạc với Nghi Xuân, Tiến Lực. Xung
đột kịch được đẩy lên cao khi mà hai đứa trẻ phát hiện mẹ kế dan díu với Lê Báo, để
rồi đỉnh điểm là Tào đuổi Nghi Xuân, Tiến Lực ra khỏi nhà. Qua đó, ta thấy được bản
chất của một con người, thấy được sự giao tranh, đối lập giữa độc ác và hiền lương…
để rồi đọng lại là tính nhân văn, vẻ đẹp lương thiện, là thắng lợi vinh quang của cái
thiện…
Như chúng ta đã biết, những thành tựu rực rỡ của chủng loại kịch trên thế giới
xưa nay đều là những tác phẩm xoáy sâu vào những xung đột xã hội sâu sắc: ở bi kịch
Hy Lạp là xung đột giữa khát vọng của con người với những qui luật nghiệt ngã của
8

định mệnh ( kịch Etsinlo, Xôphôclơ…). Bi kịch của Sêcxpia là xung đột giữa lí tưởng
nhân văn cao cả với những trở lực đen tối của xã hội, là nỗi đau và sự hoài nghi của
con người trước ngưỡng cửa của một thời đại mới. Kịch Sêkhôp đi từ nỗi bế tắc của
mỗi số phận để phản ánh những vấn đề sâu xa của xã hội. Cả Sile, Ipxen, Tào Ngu….
Và nhiều tên tuổi tài năng khác đã đi từ những xung đột cụ thể của mỗi cá nhân, mỗi
gia đình, mỗi dân tộc để vươn tới tầm khái quát lớn lao và giá trị nhân văn sâu sắc cho
đời sống nhân loại.
Tóm lại, xung đột kịch làm cho kịch có tính sân khấu, nhờ có xung đột mà vở
kịch có thể diễn được. Xung đột kịch được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác
phẩm kịch. Nếu kịch không có xung đột thật sự thì dễ trở thành những hoạt cảnh nhạt
nhẽo mà thôi.
2.2.

Hành động kịch

Một trong những đặc trưng quan trọng của kịch đó chính là hành động kịch.
Kịch diễn trên sân khấu phải thông qua hành động. Bởi vì kịch là một hình thức văn
học dùng hành động để bộc lộ tính cách nhân vật và thông qua xung đột gay gắt, đột
xuất để trình bày hành động nhân vật. Nhưng hành động của nhân vật không chỉ được
hiểu là bao gồm ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ…tức là “ ngôn ngữ cơ thể” của diễn viên
trên sân khấu mà hành động kịch còn phải dựa trên cơ sở kịch bản .
Trên sân khấu, mỗi diễn viên sẽ có một hệ thống hành động chính, gọi là hành
động xuyên, nhằm biểu hiện tư tưởng của nhân vật mà diễn viên đó đóng. Và trong
toàn bộ buổi biểu diễn đó sẽ có một hệ thống tập hợp tập hợp tất cả những hành động
xuyên của nhân vật thành hành động quán xuyến thể hiện tư tưởng chủ đề của toàn vở
kịch. Vì vậy, muốn làm rõ được khái niệm hành động thì phải xét nó trong mối quan
hệ với các yếu tố khác của kịch như xung đột, cốt truyện…
Trong một vở kịch, xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác
phẩm, còn hành động là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Xung đột là trung
tâm của vở kịch , là nơi quy tụ , chọn lọc và tổ chức hành động kịch đồng thời hành
động lại chính là sự biểu hiện trực tiếp của xung đột. Nhờ có hành động mà nội dung
của xung đột được giải tỏa. Và ngược lại hành động kịch được phát triển bằng sự giải
quyết các mâu thuẫn xung đột giữa các cảnh ngộ và tính cách nhân vật. Vì vây, hành
động trong tác phẩm kịch là “hành động mang xung đột”, trực tiếp biểu hiện xung đột.
9

Hành động kịch còn thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột
kịch. Trong vở Lôi vũ của Tào Ngu, Bình kiên quyết đi xa còn Phồn Y lại van nài Bình
ở lại. Đến cuối cùng, Bình vẫn quyết định ra đi, và Bình lại ra đi cùng Phượng. Xung
đột xảy ra, lúc đầu Phồn Y van nài Bình, nhưng sau đó Phồn Y lại gọi con trai mình là
Xung ra để ngăn cản. Đến cuối cùng, Phồn Y đã la to lên gọi Phác Viên ra…khi xung
đột giữ Phồn Y và Bình càng trở nên gay gắt khi cô không những không giữ được Bình
mà Bình còn ra đi với Phượng khiến Phồn Y càng hành động quyết liệt, mạnh mẽ hơn
để ngăn cản họ.Trong vở Phạm Công Cúc Hoa, Tào Thị vốn đã có mâu thuẫn với Tiến
Lực, Nghi Xuân vì từ khi cưới Tào Thị về Phạm Công vẫn một lòng thương nhớ Cúc
Hoa. Khi Phạm Công đi xa, hai anh em Tiến Lực, Nghi Xuân bị Tào Thị đối xử tệ bạc.
Và xung đột xảy ra khi anh em Tiến Lực và Nghi Xuân phát hiện cảnh Tào Thị dan díu
với Lê Báo. Lúc này mâu thuân giữa Tào Thị và hai anh em Tiến Lực, Nghi Xuân càng
trở nên căng thẳng. Tào Thị càng hành động gay gắt, tàn nhẫn hơn. Cô ta tìm trăm
phương nghìn kế để đày đọa hai anh em phải bỏ nhà đi. Tào Thị không cho Tiến Lực
và Nghi Xuân ăn, bắt hai anh em phải đi chăn vịt thay vì học bài, vung roi đánh đập
chửi bới khiến họ phải đi ăn mày, không cho người dân bố thí cho hai anh em họ…Có
thể nói khi xung đột kịch càng gay gắt, căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở
nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Vở kịch sẽ càng phát triển lên cao trào hơn, sức hấp dẫn
và độ lôi cuốn cũng sẽ được tăng lên rất nhiều, đem lại khoái cảm cho người xem.
Bên cạnh xung đột kịch, hành động kịch còn có mối quan hệ với cốt truyện
kịch. Kịch bản tồn tại khi ở trên sân khấu. Nhưng trên sân khấu, cả không gian và thời
gian sẽ bị hạn chế. Trong khi hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ,
ngắt quáng mà là một chuỗi hành động liên tiếp. Hành động của các nhân vật (tức là
hành động quán xuyến) trong vở kịch cũng phải tập trung, thống nhất và không được
quá phức tạp. Vì vậy, cốt truyện của kịch bản cũng phải thật trung “Trong kịch không
có những yếu tố tùy hứng mà người nghệ sĩ có quyền dùng khi điều khiển số phận
những con người trong các tiểu thuyết và các truyện. Ở đây có một khuôn khổ rất chặt
chẽ, đây là tám mươi lăm trang giấy viết kín. Không có thì giờ để mạn đàm, giải thích
luận bàn, ta không có quyền làm những việc đó”( Arbudop). Có nghĩa là cốt truyện
kịch chỉ chứa đựng những tình tiết thật sự tiêu biểu, có ý nghĩa tượng trưng khái quát
cao. Trong Lôi vũ, tại buồng tiếp khách nhà Chu Phác Viên, Bình xuất hiện, quyết
10

định ra đi, Phồn Y về nhà gặp Bình cố gắng giữ Bình ở lại, Hải đến nhà Phác Viên,
Phượng mất tích, Thị Bình đến tìm Phượng, Phượng và Bình quyết định đi cùng nhau,
Phồn Y kiên quyết ngăn cản, gọi Phác Viên ra…Tất cả những việc ấy đều diễn ra tại
buồng tiếp khách nhà Chu Phác Viên vào lúc nửa đêm. Cốt truyện kịch không dung
nạp những chi tiết vụn vặt, những kể lể, tâm sự, giải trình như tác phẩm tự sự hay trữ
tình. Trong Phạm Công Cúc Hoa, khi được chuyển thành kịch những tình tiết trong
truyện được rút ngắn lại hết sức cô động, chỉ đưa ra những tình tiết chính nhất, cốt lõi
nhất không còn dài dòng miêu tả phong cảnh, khắc họa nội tâm…Ví dụ như khi Cúc
Hoa ở Diêm La hiện về , nguyên văn viết:
Ba tàn ra rước Cúc hoa về đền
Tòa vàng, áo lục hai bên,
Cung phi, mĩ nữ trong đền trở ra.
Đều rước Công chúa vào tòa,
Một trăm con hát, đàn ca rời rời.
Tiêu, thiều, nhã nhạc vui thay!
Dưới thì cá nước cơn đầy, cơn vơi.
Quần tiên nghe thấy đến chơi,
Đàn Hồ, đàn Hán vui đà nên vui…
Trong khi được chuyển thành kịch thì đoạn này được lượt bỏ chỉ còn những câu
đối thoại rất ngắn giữa Phạm Công và Cúc Hoa.
Cốt truyện kịch xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật
riêng: quy luật nhân quả. Cốt truyện và hành động kịch phải thống nhất, tập trung, đòi
hỏi chi tiết, tình tiết, sự kiện không những phải cô đúc, gãy gọn, mà còn phải liên đới
với nhau một cách chặt chẽ, logich, tất yếu, tự nhiên. Mọi hành động trong tác phẩm
kịch dù trức tiếp hay gián tiếp đều phải dựa trên quy luật nhân quả, hành động này là
kết quả của hành động trước nhưng lại là nguyên nhân thúc đẩy hành động sau. Trong
quy luật này có hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Hình thức nhân quả trực tiếp, bất
kì hành động chính nào cũng là nguyên nhân và kết quả trực tiếp của cái liền trước và
sau đó. Hình thức nhân quả gián tiếp, tác động nhân quả không liền mạch kề nhau mà
cách quãng.

11

Khi cốt truyện được dấn dắt theo quy luật nhân quả, các mối liên hệ phải thật
chặt chẽ, nhưng không phải là quá tất yếu, quá hiển nhiên mà phải có những chỗ
ngoặt, những đoạn đột biến, gây hứng thú cho người xem. Nhưng sự bất ngờ ấy phải
được lí giải bằng hệ thống logich và tính cách nhân vật, hoặc bằng những tình huống
được dự báo. Đọc Lôi vũ, Phượng khi biết được sự thật, chạy ra phía cửa giữa. Xung
chạy theo níu giữ Phượng . Cả hai cùng đổ người vào sợi dây điện. Kết thúc gây bất
ngờ nhưng ngay từ đầu vở kịch, tác giả đã viết: thỉnh thoảng có một luồng chớp
nhoáng, dưới ánh sáng xanh sẫm, người ta thấy cột đèn điện và mấy gốc cây. Luồng
chớp qua. Đêm lại càng tối.
Vì vậy, khi đặt hành động trong mối tương quan với các yếu khác thì hành động
kịch không phải chỉ là những cử chỉ, diễn xuất của diễn viên. Mà hành động được
phân chia thành hai loại chính là hành động bên ngoài và hành động bên trong. Hành
động bên ngoài là bao gồm những điệu bộ cử chỉ, ánh mắt, nụ cười...tất cả những động
tác hình thể của diễn viên và hành động bên trong là toàn bộ những diễn biến tâm lý,
những suy nghĩ, tâm trạng...bao hàm những yếu tố hợp thành nội tâm đầy biến động
của nhân vật kịch. Hành động bên trong được coi là cái gốc tạo chiều sâu tâm lý cho
nhân vật. Hành động bên ngoài diễn tả thế giới nội tâm sâu kín và tăng thêm sức sống
cho nhân vật kịch bằng diễn xuất của diễn viên.

2.3.

Nhân vật kịch

Trong kịch bản văn học, nhân vật kịch đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như trên
sân khấu của một vở kịch chỉ có các nhân vật kịch hành động, đối thoại, diễn xuấtthì
trong kịch bản văn học nhân vật cũng đóng vai trò chủ yếu. So với các loại văn học
khác, chỉ có kịch là chỉ có nhân vật mà thôi. Trong kịch bản văn học nhân vật phải tự
mình bộc lộ, tự mình thể hiện tính cách, nên nhân vật kịch cũng khác so với nhân vật
trong các tác phẩm tự sự. Bởi vì trong tác phẩm tự sự, nhân vật luôn được sự giúp đỡ
từ tác giả nhưng nhân vật trong kịch bản văn học thì không. M.Gorky nhận xét:
“Trong tiểu thuyết, trong truyện những con người được tác giả miêu tả hành động với
sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ… Kịch bản không cho phép tác
giả được tự do can thiệp như vậy, kịch bản loại trừ việc tác giả mách nước cho độc
giả”.Trong hai tác phẩm kịch Lôi vũcủa Tào Ngu và kịch chuyển thểPhạm Công – Cúc
Hoa chúng ta cũng thấy rõ đặc điểm này. Trong lớp 1, màn IV của kịch Lôi vũ các
nhân vật tự thể hiện hành động của mình: Phác Viên ngồi bên tủ thờ, dáng bộ trầm
ngâm, tay cầm bức ảnh của Thị Bình đăm chiêu nhìn rất lâu. Xung từ phòng ăn đi ra.
12

Ở lớp 6 của vở kịch, hành động, cử chỉ của nhân vật Hải và Phồn Y hiện lên: Hải đi
vào quần áo ướt sũng, nét mặt hầm hầm, mắt nhìn khắp bốn góc phòng có vẻ vừa mệt
vừa giận. Phồn Y nhìn Hải ra dáng sợ hãi.Đặc biệt ở lớp cuối cùng của tác phẩm, lớp
thứ 11, hai nhân vật Phồn Y và Phác Viên có những cử chỉ, điệu bộ rất rối loạn, dữ dội:
Phồn Y nhìn xác ba người, cười lên một tràng điên loạn. Phác viên sững sờ, bước tới
sờ mặt con tay run run, rồi lại rụt lại, người chao đảo, rồi đứng trụ lại như tượng đá,
nét mặt vô hồn.Trong vở kịch Phạm Công – Cúc Hoa chuyển thể từ truyện thơ Nôm
Phạm Công – Cúc Hoa của Dương Minh Đức Thị các nhân vật cũng tự mình bộc lộ
hành động. Trong cảnh ba, cảnh Phạm Công từ biệt hai con và Tào Thị để đi trấn Cao
Bằng: Phạm Công đến trước bàn thờ Cúc Hoa, đốt nhang, vái lạy. Phạm Công ôm hai
con vào lòng, ba cha con ôm nhau khóc. Phạm Công từ biệt Tào Thị rồi bước đi. Nghi
Xuân khóc, chạy theo cha, níu áo lại. Qua những dẫn chứng trên, ta thấy nhân vật
trong kịch bản văn học phải tự mình thể hiện, tự mình xoay sở, không hề có sự can
thiệp của tác giả.
Nhân vật kịch luôn được miêu tả ở những khía cạnh xung đột mãnh liệt nhất.
Do đó, nhân vật kịch luôn được đặt trong những trạng thái căng thẳng, đầy lo âu, luôn
luôn xúc động và xao xuyến, đợi chờ và lo lắng.Nếu như trong tác phẩm trữ tình, nhân
vật trữ tình không được miêu tả trọn vẹn mà chỉ hiện lên ở những phút giây rung cảm
của các trạng thái cảm xúc thì nhân vật trong kịch bản văn học luôn luôn hiện lên với
những mâu thuẫn, những xung đột dữ dội. Trong trích đoạn kịch Lôi vũ của Tào Ngu
chúng ta thấy rõ đặc trưng này. Ở lớp 1 của trích đoạn kịch, ta thấy nhân vật Phác Viên
mang nỗi hoài niệm về quá khứ khi cầm bức ảnh của Thị Bình đăm chiêu nhìn rất
lâu.Ở lớp thứ 2, Phác Viên lại mang một tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ngờ vực với người
vợ hiện tại là Phồn Y. Nhân vật Phồn Y luôn mang trong mình tâm trạng giằng xé, đầy
đau khổ. Phồn Y đau khổ khi phải sống trong một gia đình có mối quan hệ chồng chéo,
phức tạp. Phồn Y là vợ Phác Viên nhưng lại có tình cảm đặc biệt với Chu Bình (con
trai Phác Viên). Nhưng tình cảm ấy không được Chu Bình đáp lại. Nỗi đau khổ của
Phồn Y lên đến tột cùng khi phải chứng kiến sự thật là Chu Bình yêu tha thiết Phượng.
Nhân vật Thị Bình phải sống với những khổ đau từ quá khứ và nỗi đau ấy kéo dài đến
tận hiện tại. Khi những lỗi lầm trong quá khứ mang đến bi kịch cho các con của mình,
Thị Bình rất đau đớn, dằn vặt. Nhân vật này chỉ mong sao mọi sự trừng phạt dồn hết
lên mình, muốn được gánh chịu mọi thiệt thòi cho các con. Trong kịch Lôi vũ không
chỉ các nhân vật làm cha làm mẹ mà các nhân vật thuộc thế hệ sau cũng phải chịu bao
đắng cay, bất hạnh. Tình yêu giữa Bình và Phượng gặp phải rất nhiều trở ngại. Khi
Bình và Phượng tưởng sẽ được chung sống hạnh phúc cùng nhau thì cả hai vô cùng
đau khổ khi biết sự thật nghiệt ngã. Họ là anh em cùng mẹ khác cha. Không những
thế, Phượng còn đang mang trong mình đứa con của Bình. Xung (con trai của Phồn Y)
yêu say đắm Phượng nhưng tình yêu đó cũng không được đền đáp. Như vậy các nhân
vật trong trích đoạn kịch Lôi Vũ mang tâm trạng giằng xé, hoang mang, đầy đau khổ.
Từ những phân tích trên ta thấy nhân vật kịch luôn mang trong mình những xung đột
13

rất mạnh mẽ. Chính những xung đột mạnh mẽ đó đã khiến nhân vật kịch chỉ mang một
vài nét tính cách. Điều này khác với các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Bởi đối với các
nhân vật trong tác phẩm tự sự, người đọc rất khó xác định tính cách của nhân vật. Vì
sự khác nhau đó nên tính cách nhân vật kịch được biểu hiện rõ rệt, gay gắt, gây ảnh
hưởng lớn cho người đọc, người xem.
Nhân vật kịch không được miêu tả đầy đủ như nhân vật tự sự về các mặt chân
dung, ngoại hình, nội tâm… Thông thường nhân vật kịch chỉ được giới thiệu rất ngắn
gọn trong bảng phân vai: tên, tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, quan hệ với các nhân vật
khác trong vở kịch như thế nào. Nội tâm của nhân vật kịch cũng đơn giản hơn so với
nội tâm của nhân vật trong tác phẩm tự sự.Nhân vật kịch biểu hiện tâm trạng, thái độ
của mình qua hành động, cử chỉ, nét mặt. Vì vậy, người đọc (kịch bản), người xem
(sân khấu) chỉ có thể thấy nội tâm nhân vật qua những biểu hiện bề ngoài. Còn đối với
nhân vật tự sự, nhà văn có thể đi vào từng ngõ ngách trong suy nghĩ để miêu tả tỉ mỉ,
chi tiết nội tâm nhân vật. Trong kịch Lôi Vũ của Tào Ngu, nhân vật Phồn Y được miêu
tả: Phồn Y im lặng đi từ phía cửa giữa vào, khoác chiếc áo mưa ướt đầm đìa. Mái tóc
ướt mất một phần, mặt trắng nhợt; đôi mắt có vẻ lạnh lùng, chán chường. Nhân vật
Phượng xuất hiện với dáng điệu:Phượng đi vào, đầu tóc tán loạn, áo quần ướt sạch,
nước mắt lẫn nước mưa trên má, rét run cả mình, hàm răng đánh cầm cập, đứng ngẩn
người nhìn Bình một lúc. Qua những dẫn chứng trên, ta thấy nhân vật Phồn Y và
Phượng chỉ được miêu tả trang phục, nét mặt, cử chỉ rất sơ lược chứ không đi sâu vào
biểu hiện nội tâm.
Nhân vật kịch chủ yếu được xây dựng thông qua ngôn ngữ nhân vật. Đây cũng
là một đặc điểm quan trọng của nhân vật kịch. Bởi vì nếu như trong tác phẩm trữ tình
lời văn chủ yếu là lời bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình, trong tác phẩm tự sự là lời
kể thì trong tác phẩm kịch là ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật giúp độc giả
(kịch bản), khán giả (sân khấu) thấy được tính cách nhân vật, biết được sự việc nào sắp
diễn ra. Chẳng hạn trong kịch Lôi Vũ, Phác Viên – một người muốn duy trì trật tự kiểu
gia đình phong kiến nên ngôn ngữ nhân vật này đầy những lời giáo huấn, ra lệnh. Khi
Phồn Y giật tấm ảnh của Thị Bình, nói: Để tôi giữ hộ ông vậy. Không mất đâu! Phác
Viên nói rằng:Đừng giả điên giả khùng nữa! Mà tôi đã mời ông đốc tờ cho bà, mai
ông ấy sẽ tới. Bà liệu mà nghe ông ấy, đi nghỉ đi. Trong đoạn kịch chuyển thể Phạm
Công – Cúc Hoa ngôn ngữ nhân vật Tào Thị cũng thể hiện rõ tính cách nhân vật này.
Trước mặt chồng Tào Thị tỏ ra rất hiền thục. Khi Phạm Công từ biệt hai con và Tào
Thị đi trấn Cao Bằng, Tào Thị nói rằng: Xin chàng hãy cứ yên lòng. Mọi chuyện ở nhà
đã có ta lo toan gánh vác. Các con ta cũng sẽ yêu thương dạy dỗ như con của mình.
Nhưng khi hai anh em Tiến Lực, Nghi Xuân biết việc dan díu của Tào Thị và Lê Báo,
Tào Thị vô cùng tức giận, đuổi hai anh em Tiến Lực, Nghi Xuân ra khỏi nhà: Cha mày
chết từ lâu rồi con ạ. Ở đó mà hứa với chẳng hẹn. Huống chi lũ chúng mày chẳng
phải con tao. Biết điều tao còn cho miếng mà ăn, còn không thì xéo khỏi cái nhà này
14

cho khuất mắt tao. Ngôn ngữ đối thoại trên cho chúng ta thấy Tào Thị là một người
giả dối, độc ác. Như vậy ngôn ngữ nhân vật rất quan trọng.
Tóm lại nhân vật kịch đóng vai trò rất quan trọng trong kịch bản cũng như trên
sân khấu. Nhân vật kịch mang những đặc điểm khác so với nhân vật trong tác phẩm
trữ tình và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Qua việc tìm hiểu các nhân vật trong hai
trích đoạn kịch Lôi Vũ và Phạm Công – Cúc Hoa ta thấy: Một nhân vật kịch hoàn
chỉnh được xây dựng với những đặc điểm trên. Có như thế nhân vật kịch mới phát huy
được hết khả năng của mình và vở kịch mới thành công.
2.4.

Ngôn ngữ kịch

So với các loại thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang những đặc thù rõ
rệt. và có thể nói rằng nghệ thuật của vở kịch chủ yếu tập trung biểu hiện qua ngôn
ngữ.
Nguyên tắc xây dựng ngôn từ nghệ thuật của một kịch bản văn học là tất cả mọi
vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật
là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. Vì như Gorki nói đối với kịch, ngôn
ngữ là tất cả. Không có ngôn ngữ của nhân vật thì không có ngôn ngữ kịch. So với hệ
thống ngôn ngữ tự sự (ngôn từ tiểu thuyết), ngôn ngữ trữ tình (ngôn từ thơ) đây là
điểm khác biệt rất rõ. Ngoài ra, khi tiếp xúc với kịch bản, chúng ta còn thấy có những
lời chú thích, hướng dẫn ít ỏi của tác giả được gọi là phần ngôn ngữ không lời.
Buồng tiếp khách nhà Chu Phác Viên lúc 2 giờ sáng. Màn mở, Chu Phác Viên
ngồi một mình nơi chiếc xô-pha đọc báo, dưới ánh sáng ngọn đèn bàn giấy có chao
đèn phủ trên. Trong phòng bốn bề tối sâm sẩm. Bên ngoài phòng tiếng mưa nghe lách
tách. Màn cửa sổ bỏ xuống, cửa giữa khép. Nhìn qua cửa kính cảnh vườn hoa chìm
lỉm trong đêm tối. Thỉnh thoảng một luồng chớp nhoáng, dưới ánh sáng xanh sẫm,
người ta thấy cột đèn điện và mấy gốc cây. Luồng chớp qua, đêm lại càng tối.
Phác Viên ngồi bên tủ thờ, dáng bộ thâm trầm, tay cầm bức ảnh của Thị Bình
đăm chiêu nhìn rất lâu. Xung đi từ phía phòng ăn đi ra. (kịch Lôi Vũ).
Phạm Công ôm hai con vào lòng,ba cha con ôm nhau khóc. Phạm Công từ biệt
Tào Thị rồi bước đi. Nghi Xuân khóc chạy theo cha,níu áo lại. (kịch Phạm Công Cúc
Hoa).
15

Đó là những gợi ý của tác giả về phương pháp dàn cảnh, bài trí sân khấu, thời
gian không gian…Nó sẽ được thay thế hoàn toàn bằng ngôn ngữ sân khấu khi kịch bản
văn học được trình diễn, được hình tượng hóa.
Về mặt văn bản, văn bản kịch là một thứ văn bản nghệ thuật được xây dựng
theo tinh thần của ngôn ngữ đối thoại, là văn bản đối thoại. Vì là ngôn ngữ đối thoại
nên nó khác với ngôn ngữ sách vở, nó phải khiến cho người xem không có cảm giác
nhàm chán, hay như đang đọc sách…Tính đa thanh của của ngôn ngữ kịch có được
nhờ tác giả biết khai thác những ưu thế của ngôn ngữ đối thoại. Tuy không giành được
chỗ đứng trong tác phẩm nhưng tác giả kịch bản lại cùng lúc có quyền nói được nhiều
tiếng nói, nhiều giọng điệu khác nhau.
Cùng là một nhân vật Tào thị nhưng khi nói chuyện với Phạm Công thì giọng
nói là hờn dỗi, ghen tuông cả với người đã chết:
Tào Thị : Chúng ta nay đã thành vợ thành chồng, cớ sao chàng không quan
tâm đến ta mà ngày nào cũng ngắm nhìn chân dung Cúc Hoa. Cúc Hoa chết đã lâu,
chàng cũng nên nguôi ngoai. Việc nhà bề bộn, con trẻ ngây thơ dồn hết lên vai ta .
Lại có khi là giọng lẳng lơ, uốn éo, trăng hoa… với nhân tình Lê Báo:
Tào Thị: Kìa Lê sư huynh, đã lâu không gặp, mời huynh vào nhà chơi.
Lê Báo: Lâu lắm rồi cũng mới gặp lại muội, sư muội vẫn xinh đẹp như ngày
nào. Không! Thậm chí còn đẹp hơn nữa.
Tào Thị (liếc mắt đưa tình ): Đa tạ sư huynh quá khen.
Tào Thị: Huynh uống trà đi, trà này tự tay muội pha cho huynh đó.
Ngôn ngữ đối thoại là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Sự đối đáp này
diễn ra với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau: nhẹ nhàng, chua chát, vỗ về, bênh vực,
mỉa mai…
Bình: (Buồn bã hỏi em) - Em Xung, sao em cũng vớ vẩn như vậy?
Xung:

- Mẹ gọi em đến đấy chứ, em có biết gì đâu.

Phồn Y:

(Lạnh lùng) - Đấy, bây giờ thì mày biết rồi đấy!
16

Bình: (Nóng mặt bảo Phồn Y) - Dì định làm trò gì mới được chứ?
Phồn Y:

(Mỉa mai) - Làm gì đâu, cho em anh lại tiễn chân anh đấy thôi!

Bình: (Tức tối) - Đê tiện đến thế là cùng!
Xen kẽ giữa hệ thống ngôn ngữ đối thoại đầy chất kịch tính là những mẩu độc
thoại của nhân vật.
Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật nói với chính mình. Mặc dù chiếm
một tỷ lệ ít ỏi trong tổng thể cấu trúc văn bản nhưng ngôn ngữ độc thoại có một vai trò
hết sức quan trọng. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc chìm khuất bên trong, tác
giả kịch bản nhằm tới mục đích khai thác chiều sâu tâm lí cho nhân vật. Tội nghiệp hai
con tôi quá,chúng còn nhỏ dại, mất mẹ, giờ cha lại ở xa. Đường xa trắc trở,lòng
người nham hiểm khó ngờ, xin ông trời rủ lòng thương chở che cho chúng. Qua lời
độc thoại của nhân vật Cúc Hoa ( Phạm Công Cúc Hoa) ta thấy nàng là một người mẹ
rất thương yêu con, lúc nào cũng muốn được che chở cho con dù là ở cứ nơi đâu, trần
gian hay cõi âm…
Ngôn ngữ nhân vật kịch, dù là đối thoại hay độc thoại, trước hết đó là ngôn ngữ
khắc họa tính cách, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tuổi tác của nhân vật… Không
giống như thể loại tự sự, sự thể hiện tính cách của nhân vật được tác giả miêu tả đầy
đủ qua ngoại hình, hành động việc làm, suy nghĩ… mà nhân vật kịch phải thể hiện
được những đặc điểm nổi bật của cá tính qua lời ăn, tiếng nói của riêng mình. Đó là
một đòi hỏi tất yếu, bởi vì bản chất của nhân vật kịch trước sau cũng chỉ có thể được
bộc lộ qua chính lời lẽ của họ mà thôi. Ví dụ: khi nhân vật là Phạm Công thì ngôn ngữ
phải như thế nào mới thể hiện được Phạm Công là người chồng rất yêu vợ, là người
cha thương con…
(Phạm Công trước bàn thở Cúc Hoa ,đốt nhang,vái lạy). Phạm Công: Lần này
ta đi trong lòng ngổn ngang trăm mối lo toan,thương hai con mất mẹ chưa bao lâu,
nay lại phải sống xa cha . Nàng sống khôn thác thiêng phù hộ cho hai con luôn được
yêu thương chở che và ta lên đường bình an, sớm trở về nuôi dạy hai con.
Còn nhân vật Hải (Lôi Vũ) thì nóng nảy, thiếu bình tĩnh nhưng thương em thì
như thế nào?

17

Bình:

(Nhìn Hải) – Anh Hải! (Run cả tiếng) Đến giờ này mà anh vẫn còn

đến đây cơ à?
Hải:

- Tôi nghe nói cậu hai sắp đi?

Bình: - Vâng! Nhưng tôi vẫn còn thời gian để tiếp chuyện anh được.
Hải: (Tức tối) - Sửa soạn xong cả rồi kia à?
Bình: - Phải.
Hải: (Tới sát mặt Bình) - Này! (Tát mạnh vào mặt Bình)
Ngôn ngữ kịch, đồng thời cũng là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động.
Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các
thao tác hành động. Thuộc tính hành động của nhân vật kịch hình thành ngay từ trong
cấu tạo của kịch bản. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch là ngôn ngữ hành động. Ngôn ngữ
ấy phải đảm bảo cho sự phát triển đầy kịch tính của cốt truyện và những phản ứng theo
dây chuyền của nhân vật kịch. Ngôn ngữ nhân vật không chỉ giúp cho người ta hiểu
những suy nghĩ tâm tư của nhân vật mà còn phải làm cho người ta thấy cả những động
tác, điệu bộ của nhân vật sản sinh ra từ bên trong. Tính hành động là đặc điểm nổi bật
của ngôn ngữ kịch. Thiếu hành động, nhân vật trở nên xơ cứng.
Cuối cùng, khác với hình thái ngôn ngữ giàu ẩn ý, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa
hình tượng…trong các tác phẩm trữ tình. Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội
thoại vừa gần gũi với đời sống, vừa giàu tính nghệ thuật. Lời lẽ của các nhân vật kịch
thường ngắn gọn, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất của khẩu ngữ. Họ đối đáp với
nhau một cách tự nhiên, giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hằng ngày.
Bình: (Nhìn thẳng vào mặt Hải) - Anh tưởng hiện giờ tôi sợ anh đấy hẳn?
Không, anh lầm. Tôi sợ gì anh, tôi chỉ sợ tự tôi đây này; tôi đã lầm một lần rồi, tôi
không muốn lầm một lần nữa.
Hải:

(Cười chế diễu) - Tao thấy cái thứ người như mày, sống đã là lầm to rồi.

Hồi nãy, nếu không có mẹ tao, thì tao đã thịt ngay mày rồi kia. Bây giờ đây, cái mạng
mày vẫn còn trong tay tao mà!
Bình: - Chết đi là may mắn cho tôi chứ sao! (Chua chát) Anh tưởng tôi sợ
chết, không, không đâu! Tôi chán sống lắm rồi!
Hải: - A! Mày... không thích sống nữa? Nhưng mày còn quyến rũ con em của
tao, đi theo mày, hầu hạ mày.
18

Là một dạng ngôn ngữ cấu văn bản nghệ thuật khá đặc biệt, ngôn ngữ tác phẩm
kịch cần phải đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện. Mặc dầu rất gần gũi với ngôn ngữ
hội thoại hằng ngày nhưng tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô thiển,
vụng về, cách nói năng thiếu chọn lọc, thiếu văn hóa.

2.5.

Không gian và thời gian kịch

Bất kỳ một loại thể văn học nào muốn đạt tới sự thành công đều phải chú ý đến
yếu tố không gian và thời gian, đặc biệt là kịch. Kịch là loại thể hướng tới sự khái quát
nghệ thuật bằng cách mô tả hiện thực đời sống mang tính chất tập trung, dồn nén và
một hình thức ngôn ngữ đặc biệt. Mục đích cuối cùng của kịch là được diễn trên sân
khấu nên yếu tố không gian và thời gian rất được chú trọng.


Không gian kịch:

Không gian là những gì tồn tại xung quanh cuộc sống con người hay đó là thế
giới tinh thần của mỗi cá nhân.
Không gian kịch là một không gian hẹp, không gian không có độ mở. Nếu
trong tiểu thuyết không gian được xây dựng là một không gian rộng, có chiều sâu. Nó
luôn hướng tới sự chiếm lĩnh không giới hạn về độ dài, bề rộng với các lớp sự kiện và
chi tiết hiện thực hay như loại thể truyện ngắn không tác giả nào lại chịu để nhân vật
của mình ép mình trong một không gian nhỏ hẹp, không gian đứng yên mà luôn cho
nhân vật của mình vận động trong mọi điều kiện không gian thì loại thể kịch lại đi
ngược lại. Nó luôn phải vận động trong một không gian nhất định nhằm tập trung khắc
họa một hành động nổi bật nhất.
Không gian kịch được chia làm 2 loại: không gian sân khấu và không gian
ngoài sân khấu.
Không gian sân khấu là không gian bao bọc trong nó nhân vật, đồ đạc, cảnh
trí… trên sân khấu. Có thể gọi đó là không gian mang tính xác định, không gian nhìn
thấy – không gian vật thể. Đây là không gian hẹp, một không gian tĩnh lặng. Ta thường
bắt gặp trong tiểu thuyết nhân vật nhập mình trong mọi khung cảnh không gian vô
19

cùng sinh động, đa dạng và phong phú còn các nhân vậy kịch chỉ được tiếp xúc với
không gian đã định sẵn không có sự vận động của tự nhiên như: dòng suối không chả
róc rách, cây cối không lay động…Vì sự hạn hẹp của không gian nên dường như mọi
vật được miêu tả rất gọn gàng và đơn giản. Buồng tiếp khách nhà Chu Phác Viên lúc
2h sang. Mở màn, Chu Phác Viên ngồi một mình nơi chiếc ghế xô – pha đọc báo, dưới
ánh sang ngọn đèn bàn giấy có chao đèn phủ trên. Trong phòng bốn bề tối sâm sẩm.
Màn cửa sổ bỏ xuống, cửa giữa khép. (kịch Lôi Vũ). Nếu làm một phép so sánh giữa
không gian kịch và không gian của tiểu thuyết ta dễ dành nhận thấy không gian kịch
rất “thiệt thòi”, trong khi không gian tiểu thuyết được trải rộng thì không gian kịch lại
gò bó, cảnh vật được thu gọn tới mức tối thiểu và mang tính không tự nhiên. Tuy vậy
không gian kịch vẫn là không gian ít nhiều mang tính ước lệ: bên ngoài phòng tiếng
mưa nghe lách tách. Nhìn qua cửa kính khung cảnh vườn hoa chìm lỉm trong đêm tối.
Thỉnh thoảng một luồng chớp nhoáng, dưới ánh sáng xanh thẫm, người ta thấy cột
đèn và mấy gốc cây. (kịch Lôi Vũ)
Đó không hẳn là một không gian yên ả mà nó luôn đắm mình trong bầu không
khí sục sôi với bao dạng thức khác nhau của các hành động kịch, xung đột kịch.
Không gian ngoài sân khấu là không gian tưởng tượng, không gian tâm tưởng,
không gian ký ức…được mở ra theo mạch đối thoại và sự vận động của cốt truyện. Đó
là không gian không nhìn thấy mà chỉ có thể hình dung, một không gian có “độ nhòe”
lớn bởi vì rất khó xác định – không gian phi vật thể
Vì phạm vi không gian bị hạn chế nên tác giả không thể đưa toàn bộ cốt truyện,
nhân vật của mình lên sân khấu mà chỉ có thể tóm lược những nội dung chính và thể
hiện lên sân khấu những hành động, xung đột nổi bật nhất. Trong kịch Phạm Công –
Cúc Hoa tác giả không thể đưa toàn cảnh câu chuyện lên sân khấu được mà phải giản
lược bớt chỉ lấy đoạn tiêu biểu nhất (cảnh Cúc Hoa chết, cảnh Tào Thị đuổi hai con
Phạm Công ra khỏi nhà…) để dựng lên sân khấu và người xem muốn hiểu rõ phải tự
mình hình dung ra bối cảnh đó. Hay đó là không gian nội tâm nhân vật tự mình bộc
bạch qua lời độc thoại của mình. Đây là không gian rộng, nó biến đổi theo sự hình
dung của người xem chứ không tác giả nào tạo ra cụ thể được.

20