Hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm của nam cao

  • pdf
  • 148 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HUỲNH KIM THƠ
MSSV: 6060886

HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP ĐIỆP TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Cần Thơ, 05 - 2010

1

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
ĐỀ TÀI
HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP ĐIỆP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4 . Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÉP ĐIỆP
1. Quan điểm của một số tác giả về phép điệp và phân loại phép điệp
1.1 Quan điểm của ngữ pháp văn bản
1.1.1 Quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm
1.1.2 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban
1.2 Quan điểm của phong cách học
1.2.1 Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm (chủ biên) trong “Giáo trình tiếng Việt”
1.2.2 Quan điểm của tác giả Hữu Đạt
1.2.3 Quan điểm của các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa
1.2.4 Quan điểm của tác giả Cù Đình Tú
2. Nhận xét
3. Hiệu quả tu từ của phép điệp
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP ĐIỆP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NAM CAO
1. Phép điệp

tạo ấn tượng về cái đói, miếng ăn và vấn đề nhân phẩm con người

2. Phép điệp làm nổi bật ý thức của nhân vật về bản thân và cuộc sống
3. Phép điệp thể hiện những triết lí sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN
BẢNG PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Phép điệp là một biện pháp tu từ, một thủ pháp nghệ thuật từ lâu đã được các tác
giả dân gian sử dụng sáng tạo trong những bài ca dao trữ tình. Không dừng lại ở đó,
chúng ta bắt gặp phép điệp trong các sáng tác văn học nghệ thuật mọi thời đại. Phép
điệp được các tác giả vận dụng cụ thể, linh hoạt vào các tác phẩm nhờ đó mà người đọc
hiểu thêm bối cảnh, tâm tư, tình cảm cũng như hiện thực cuộc sống mà nhà văn muốn
truyền đạt.
Với mục đích muốn tìm hiểu sâu hơn những giá trị nội dung và nghệ thuật trong
tác phẩm Nam Cao, bằng cách thông qua việc phân tích phép điệp trong sáng tác của
ông, chúng tôi đã chọn đề tài Hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm
của Nam Cao.
Chúng tôi chọn Nam Cao không chỉ đây là nhà văn nổi tiếng với cái tâm trong
sáng, trái tim nhân hậu, bao dung mà ở các tác phẩm của ông còn nổi lên những thủ
pháp nghệ thuật đặc sắc, sinh động.
Bên cạnh những tên tuổi nổi bật của dòng văn học hiện thực nước ta trước cách
mạng tháng Tám như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thì Nam
Cao xuất hiện có vẻ muộn hơn nhưng giản dị và chân thực giữa cuộc đời xô bồ, hối hả.
Ông đã nhanh chóng khẳng định vị trí vững chắc của mình trên văn đàn. Nam Cao đã
trở thành một trong những đại biểu xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực Việt Nam
trước 1945. Các sáng tác của ông đã mang đến cho người đọc những tiếng cười, những
giọt nước mắt cảm thông, thương xót, những bài học và những giá trị chân chính về
cuộc sống, về con người.
Thực hiện đề tài Hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm của Nam
Cao, chúng tôi có thể vận dụng những lý thuyết về phong cách học và ngữ pháp tiếng
Việt vào việc lĩnh hội tác phẩm. Đồng thời, tìm hiểu đề tài này, người viết có thể hiểu
thêm về cuộc sống cũng như tâm tư, tính cách, vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn Nam Cao,
những giá trị nhân văn sâu sắc của thời đại mà tác phẩm mang đến.

3

2. Lịch sử vấn đề
Đề tài Hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm của Nam Cao là đề
tài mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phép điệp, về tác giả Nam Cao thì đã có rất
nhiều tác giả nói đến.
- Về phép điệp:
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn
Thái Hòa đã lần lượt tìm hiểu phép điệp ở các cấp độ ngôn ngữ. Các ông nhấn mạnh
không chỉ dựa vào một số phương tiện tu từ cố định, tiếng Việt còn mở rộng cách nhấn
nghĩa, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu màu sắc tu từ học. Về phép điệp, ở cấp độ từ ngữ, tác
giả nghiên cứu phần điệp ngữ. Khi trình bày các biện pháp tu từ cú pháp, các tác giả đề
cập đến phép dùng cú pháp sóng đôi (điệp cú pháp). Ở cấp độ ngữ âm, các tác giả chỉ
ra biện pháp điệp âm (điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh). Ở mọi dạng thức, các tác
giả đã tìm hiểu, trình bày cụ thể, hệ thống và làm sáng tỏ về phép điệp ở các cấp độ.
Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến trường hợp “điệp khúc là một phương thức ở cấp độ văn
bản”. [ 9; tr 275].
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt và 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đi vào tìm hiểu phép điệp ở các cấp độ ngôn ngữ.
Tác giả cũng nghiên cứu về các dạng thức điệp ngữ, điệp âm và sóng đôi cú pháp.
Nhưng ở đây đã có sự khác biệt một số vấn đề về tên gọi. Ở cấp độ từ, ngữ, tác giả tìm
hiểu điệp ngữ (điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vòng tròn). Ở cấp độ
“trên ngữ”, tác giả trình bày về sóng đôi cú pháp. Còn ở cấp độ tu từ cú pháp thì tác giả
nghiên cứu thêm phần lặp đầu, lặp cuối. Tác giả đã đi sâu vào việc phân tích cụ thể, chi
tiết về phép điệp cũng như phạm vi sử dụng, giá trị của chúng trong hệ thống ngôn ngữ
nghệ thuật.
Trong quyển Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, tác giả
Hữu Đạt đã tìm hiểu giá trị phong cách của một số kiểu điệp từ, ngữ trong tiếng Việt.
Tác giả không đi vào khảo sát phép điệp ở cấp độ ngữ âm mà chỉ dừng lại ở cấp độ từ
(điệp từ) và ngữ (điệp ngữ). Tác giả cũng đề cập đến phép lặp cú pháp với hai dạng
thức: lặp lại một thành phần cú pháp trong câu (lặp lại thành phần chủ ngữ, lặp lại
thành phần vị ngữ) và lặp mô hình câu.
4

Trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú
đề cập đến các cách tu từ được cấu tạo theo quan hệ tổ hợp trong đó có phép điệp. Tác
giả chỉ khảo sát phép điệp ở cấp độ từ, ngữ, kiểu câu với tên gọi chung là “điệp từ
ngữ”. Tác giả đã đưa ra các dạng thức của điệp từ ngữ bao gồm: điệp từ ngữ nối tiếp,
điệp từ ngữ cách quãng, và điệp kiểu câu. Nhưng trong phần khảo sát đặc điểm tu từ
tiếng Việt, tác giả không tách “điệp cú pháp” ra tìm hiểu riêng như các tác giả khác.
Trong phần nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra chức năng, phạm vi sử dụng và cơ sở tâm lý
của phép điệp.
Trong quyển Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tác giả Bùi Tất
Tươm cũng đi sâu vào tìm hiểu phép điệp một cách cụ thể, rõ ràng và có hệ thống. Tác
giả đã đưa ra khái niệm, và phân tích giá trị tu từ của phép điệp. Dựa vào qui mô của
yếu tố lặp, tác giả chia phép điệp thành hai loại: điệp ngữ, điệp cấu trúc và sóng đôi cú
pháp. Ở hình thức điệp ngữ, tác giả phân loại theo hai hướng khác nhau: dựa vào vị trí
của các yếu tố lặp (điệp ngữ đầu câu, điệp ngữ giữa câu, điệp ngữ cuối câu), dựa theo
chức năng của yếu tố điệp (điệp chủ ngữ, điệp vị ngữ, điệp bổ ngữ). Còn ở các biện
pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp ngữ âm, tác giả đề cập đến điệp âm bao gồm
điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh.
Quyển Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm đề cập đến
phương thức lặp. Từ góc độ ngữ pháp văn bản, tác giả phân loại phép lặp thành ba
dạng: lặp từ vựng, lặp ngữ âm, lặp ngữ pháp. Mỗi dạng, tác giả đi sâu vào phân tích,
khái quát các hình thức, phạm vị sử dụngvà giá trị của chúng. Đồng thời, giữa các dạng
thức, tác giả đã có sự lồng ghép đối chiếu, so sánh để thấy được sự khác biệt và các giá
trị khu biệt của chúng.
Trong quyển Văn bản và liên kết văn bản, tác giả Diệp Quang Ban tìm hiểu
phép lặp thuộc hệ thống các phương tiện liên kết. Tác giả cũng đưa ra ba dạng: lặp từ
vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ. Xét ở mức độ gần nghĩa đến xa nghĩa, phép lặp chia
thành các dạng: nhắc lại, đồng nghĩa, và gần đồng nghĩa, từ ngữ trên bậc, từ ngữ khái
quát. Tác giả cũng chỉ điểm sơ qua chứ chưa đi vào phân tích cụ thể, chi tiết.
- Về tác giả Nam Cao:

5

Nam Cao là một trong số những cây bút tiêu biểu và có những đóng góp quan
trọng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về Nam
Cao, cuộc đời và tác phẩm. Trong các bài viết của mình, các tác giả đều có cách nhìn
nhận, đánh giá về các phương diện sáng tác của Nam Cao cũng như tài năng, phong
cách của nhà văn này.
Trong quyển Nam Cao, tác gia và tác phẩm, Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu
một cách cụ thể và hệ thống các bài viết về Nam Cao như: Văn và người, tác phẩm –
tiếp cần và thưởng thức, phong cách nghệ thuật, hồi ức và kỷ niệm. Công trình này đã
tập hợp đông đảo các bài viết tiêu biểu, sâu sắc của một lực lượng nghiên cứu hùng hậu
như Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Suyền… Các tác giả
tiếp cận về Nam Cao và tác phẩm ở góc độ khác nhau nhưng nhìn chung họ đã nói lên
được những nét độc đáo và những giá trị đáng trân trọng mà nhà văn để lại. Nói như
giáo sư Hà Minh Đức “Nam Cao đến muộn, ông chưa được biết đến trong nhà văn
hiện đại của Vũ Ngọc Phan nhưng từ những năm đầu thập kỷ sáu mươi, Nam Cao đã
thu hút và ngày càng nằm sâu trong kí ức từ tuổi học trò đến những người trải đời và
đau đời”. [ 22; tr 10].
Trong quyển Nam Cao, đời văn và tác phẩm, Hà Minh Đức đã giúp cho độc giả
gần gũi hơn với Nam Cao ở nhiều góc độ. Tác giả đã có sự nỗ lực tìm hiểu và ghi nhận
những giá trị phong phú và tiềm ẩn trong tác phẩm Nam Cao. “Qua thời gian và những
đổi thay của xã hội, Nam Cao vẫn ở giữa chúng ta và ngày càng được quý mến” [ 6;
tr1]. Ở công trình này, tác giả đã đánh giá cao tài năng của Nam Cao ở phương diện
rộng hơn và khẳng định giá trị, ý nghĩa tác phẩm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
văn học nước nhà trong thế kỉ mới.
Trong quyển Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, Phong Lê đã đưa ra một nhận định
về Nam Cao khá sâu sắc. Ông ngưỡng mộ tài năng văn chương, khả năng “biến hóa”
nhuần nhuyễn của nhà văn này. “Ở văn Nam Cao gần như có đủ các chất liệu: hài và
bi, trào phúng và chính luận, triết lý và trữ tình, nghịch dị và nhàm tẻ, thô nhám và
chất thơ… mỗi khía cạnh có thể tách riêng ra mà bàn, và hứa hẹn không ít những điều
thú vị; nhưng để đúng là Nam Cao lại cần hình dung trong một sự tổng hợp của nhiều

6

chất liệu, nhiều giọng điệu; và đồng thời là một giọng điệu riêng, không lẫn với bất cứ
ai”. [ 24; tr71].
Bên cạnh những công trình kể tên, còn có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: Nam Cao, phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê), Nam Cao, nhà văn
hiện thực xuất sắc, Luận đề về Nam Cao ( Trần Ngọc Hưởng)…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung ở hai bình diện: nội dung
và nghệ thuật. Về nội dung, các tác giả chủ yếu xoay quanh hai đề tài then chốt: nông
dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo. Ngoài ra, các tác phẩm còn quan tâm đến giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Về nghệ thuật, hầu như các nhà nghiên
cứu thường tập trung vào ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, không gian và thời gian nghệ
thuật, bút pháp tự sự…
Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu phong phú cho luận văn, giúp
chúng tôi bổ sung thêm kiến thức trong quá trình tìm hiểu.
3. Mục đích yêu cầu
Với đề tài Hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm của Nam Cao,
chúng tôi bước đầu tiến hành tổng hợp kiến thức về phép điệp. Trên cơ sở hệ thống lí
thuyết về phép điệp, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những hiệu quả tu từ trong
việc sử dụng phép điệp ở một số tác phẩm của Nam Cao.
Việc tìm hiểu này sẽ giúp người viết hiểu thêm về giá trị tác phẩm nói chung
cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn về nghệ thuật sử dụng phép điệp trong tác phẩm Nam
Cao nói riêng. Mặt khác, người viết có thể nhận thức rõ hơn về những đóng góp quan
trọng của nhà văn trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trước tiên chúng tôi đi sâu tìm hiểu lý thuyết về phép
điệp từ các công trình phong cách học và ngữ pháp văn bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi
phân tích hiệu quả tu từ của phép điệp trong tác phẩm Nam Cao qua ngôn ngữ của
nhân vật, qua lời trần thuật của chính tác giả.
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm Nam Cao
trước năm 1945. Tài liệu cơ bản mà chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu là quyển Nam Cao toàn tập, Nxb Văn học, 2002.
7

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài Hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm của
Nam Cao, trước hết, chúng tôi tiến hành sưu tầm tài liệu liên quan về phép điệp, về các
tác giả và tác phẩm Nam Cao. Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp. Bằng
phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các dạng thức của phép
điệp trong một số tác phẩm của Nam Cao.
Trên nền tảng đó, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh nhằm
triển khai, làm sáng tỏ vấn đề hiệu quả tu từ của phép điệp trong một số tác phẩm của
Nam Cao.

8

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÉP ĐIỆP
1. Quan điểm của một số tác giả về phép điệp và phân loại phép điệp

1.1 Quan điểm của ngữ pháp văn bản
1.1.1 Quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm
Trong quyển Hệ thống liên kết văn bản, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng có 5
phương thức liên kết là tài sản chung của ba loại phát ngôn đều có thể dùng được là:
phép lặp (gồm lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm), phép đối, phép thế đồng nghĩa,
phép liên tưởng và phép tuyến tính.
Theo tác giả, “phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại
trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn”.[ 16; tr 87]
Như vậy, phương thức lặp có cả hai yếu tố liên kết và kết tố ở đây được gọi là lặp
tố. Tùy thuộc vào tính chất của lặp tố mà phương thức lặp có thể chia thành ba dạng
thức: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm.
- Phép lặp từ vựng
Tác giả cho rằng “phép lặp từ vựng là một dạng phương thức lặp mà ở đó chủ tố
và lặp tố là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ)”.[ 16; tr 88]
Ví dụ:
Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang
báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)
Lặp từ vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản. Hơn thế nữa, độ
phổ biến của lặp từ vựng không chỉ trải dài trên văn bản mà còn thể hiện ở sự có mặt
nhiều lần của nó trong một cặp phát ngôn, tức là thể hiện ở cả sự lặp phức.
Hiện tượng lặp từ vựng phổ biến đến mức giữa nó và tính liên kết của văn bản
tồn tại một mối quan hệ hai chiều. Trước hết, ở một văn bản liên kết, tất yếu phải có
lặp từ vựng. Mặt khác, ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ vựng thì sự liên kết
cũng xuất hiện. Như thế, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện liên kết
chủ đề của văn bản.
Phép lặp từ vựng có thể được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ:

9

+ Căn cứ vào kích thước của chủ tố và lặp tố, ta có thể phân biệt lặp từ và lặp
cụm từ, trong lặp cụm từ lại phân biệt lặp hoàn toàn và lặp bộ phận.
Ví dụ:
Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn. Nhưng
lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. (Hồ Chí Minh)
+ Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố, có thể phân biệt lặp từ
cùng loại và lặp từ chuyển loại.
Ví dụ:
Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta
phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm. (Hồ Chí Minh)
+ Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lặp tố, ta có
thể chia lặp cùng chức năng hoặc lặp chuyển chức năng.
- Phép lặp ngữ pháp
Trần Ngọc Thêm cho rằng “phép lặp ngữ pháp là một dạng thức của phương
thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp cả
một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng”.[ 16; tr93]
+ Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép
lặp ngữ pháp thành bốn kiểu: lặp đủ, lặp khác, lặp thừa và lặp thiếu.
● Lặp đủ. Mô hình: A-B-C.A-B-C. Lặp đủ thuộc nhóm lặp cân và lặp hoàn
toàn.
Ví dụ:
Từng ngày mẹ thầm đoán con đi đến đâu. Từng giờ, mẹ thầm hỏi con đang làm
gì. (Nguyễn Thị Như Trang).
● Lặp khác. Mô hình: A-B-C.A-B-D. Lặp khác thuộc nhóm lặp cân và lặp bộ
phận.
Ví dụ:
Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân
ta một cách vô cùng tàn nhẫn. (Hồ Chí Minh)
● Lặp thừa. Mô hình: A-B-C.A-B-C-D. Lặp thừa là lặp hoàn toàn song nó
thuộc nhóm lặp lệch.
10

Ví dụ:
Kế hoạch Taylo đã tiêu tan. Kế hoạch Mắc Namara cũng phá sản. Kế hoạch
“leo thang” mà hiện nay đế quốc Mĩ đang cố gắng thực hiện ở miền Bắc cũng nhất
định sẽ thất bại.(Hồ Chí Minh).
● Lặp thiếu. Mô hình: A-B-C.A-B. Lặp thiếu thuộc nhóm lặp lệch và lặp bộ
phận.
Ví dụ:
Pháo của anh bắn tầm gần rất tốt, bắn tầm xa cũng rất tốt. Bắn ngày hay bắn
đêm càng hay. Bắn dưới đất chính xác, bắn trên trời lại càng chính xác. (Bùi Xuân)
+ Căn cứ vào mức độ lặp thì có thể chia phép lặp ngữ pháp thành hai nhóm: lặp
hoàn toàn (toàn bộ cấu trúc) và lặp bộ phận ( một bộ phận của cấu trúc).
+ Căn cứ vào tính cân đối của chủ ngôn và kết ngôn (chủ yếu là vào độ dài của
chúng) thì lặp ngữ pháp cũng chia thành hai nhóm: lặp cân và lặp lệch.
Ngoài ra, ở phép lặp ngữ pháp còn có một dạng ít phổ biến đó là hiện tượng lặp bắc
cầu. Nó thường phải có sự hỗ trợ của những yếu tố khác.
- Phép lặp ngữ âm
Ông cho rằng “phép lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở
việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn
vần, phụ âm đầu, thanh điệu…) đã có ở chủ ngôn”.[ 16; tr 102]
Phép lặp ngữ âm là một dạng thức liên kết phát ngôn đươc sử dụng trong một
loại văn bản nhưng nó được thể hiện rõ nhất trong loại văn vần (thơ, phú, hò, vè…). Ở
đó, lặp ngữ âm là một dạng thức liên kết không thể thiếu được. Sở dĩ những văn bản
kiểu như bài hát đồng dao Đòn gánh có mấu. Củ ấu có sừng… hoặc Nu na nu nống.
Cái ống nằm trong… đứng vững lâu dài qua thời gian chủ yếu là nhờ hình thức liên lết
lặp ngữ âm (và lặp ngữ pháp) chặt chẽ của nó.
Ví dụ:
Núi rừng vẫn ngút ngàn rậm rạp. Đường đi tắt nhỏ teo hoang vu. (Hồ Phương)
Mỗi tiếng reo trở thành một nốt nhạc. Mỗi ánh pháo là một hạt kim cương. (Lưu
Quý Kì).

11

1.1.2 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban
Trong quyển Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban cho
rằng “lặp là việc dùng lại trong câu kết yếu tố đã có mặt trong câu chủ, để tạo liên kết
giữa hai câu”. [ 1; tr152]
Tác giả tìm hiểu phép lặp trong hệ thống các phương thức liên kết chung giữa
các phát ngôn bao gồm: phép lặp. phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép
tuyến tính…
Ông đã đưa ra ba dạng lặp:
- Lặp từ vựng, dùng các yếu tố thuộc từ vựng.
- Lặp ngữ pháp, dùng các yếu tố thuộc ngữ pháp.
- Lặp ngữ âm, dùng các yếu tố thuộc ngữ âm.
Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cách phân chia khác. Xét theo mức độ từ gần nghĩa
đến xa nghĩa, phép lặp chia thành:
- Nhắc lại, tức là dùng lại từ đã cho.
Ví dụ:
Vừa nói, chị vừa giở chuỗi đồng trinh, giắt ở dải lưng và tám hào con, tiền bán
khoai mà chị vẫn khư khư buộc ở đầu dải yếm. Bớt lại một hào, chị rón rén đặt hai
đồng bảy lên trước lí trưởng:
- Thưa ông, nhà cháu không kịp đi đổi tiền giấy, xin ông làm ơn nhận cho!
Lí trưởng cầm chuỗi tiền trinh đưa cho thủ quỹ đếm lại và bảo chị Dậu:
- Mỗi đồng có ba xu, bỏ luôn vào đây,tao nhận cho. Nhưng sao lại có hai đồng
bảy? (Ngô Tất Tố).
- Đồng nghĩa và gần nghĩa, tức dùng từ đồng nghĩa hoặc từ gần như đồng nghĩa với từ
đã cho.
Ví dụ:
Hình như hai vợ chồng nhà nó cãi nhau luôn. Thứ chắc chắn là hai mẹ con bà Hà
cãi nhau luôn. Có lần chính Mô vặc nhau với bà mẹ vợ. (Nam Cao).
- Lặp từ ngữ trên bậc (thượng danh) tức dùng từ ngữ cao hơn một bậc (về chủng
loại) so với từ ngữ đã cho, có nghĩa bao gồm được nghĩa của từ đã cho.
12

- Từ ngữ khái quát, tức là dùng từ khái quát chung chung cho cả loại sự vật
trong đó có sự vật mà từ ngữ đã cho diễn đạt.
1.2 Quan điểm của phong cách học
1.2.1 Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm (chủ biên) trong “Giáo trình tiếng
Việt”
Trong quyển Giáo trình tiếng Việt, tác giả Bùi Tất Tươm (chủ biên) cho rằng
“phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật những thành phần tạo câu hay một
câu trọn vẹn, một kiểu cấu trúc ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh một nội dung ý nghĩa và
tăng cường nhạc tính, tăng cường sức biểu cảm cho thơ văn”. [ 20; tr 247]
Ví dụ:
Áo em thoang thoảng hương cau
Áo em say đắm một màu trầm hương
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nắng mười sương em chờ. (Xuân Diệu)
Dựa vào quy mô cấu tạo của yếu tố lặp, các tác giả chia phép điệp thành hai
loại:
- Điệp ngữ
Yếu tố điệp ở đây là từ hoặc ngữ. Phân loại điệp ngữ có thể dựa vào vị trí hoặc
chức năng ngữ pháp của yếu tố điệp.
+ Phân loại theo vị trí của yếu tố điệp
● Điệp ngữ đầu câu
Ví dụ:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Bằng Việt).
● Điệp ngữ giữa câu
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới)
● Điệp ngữ cuối câu
Ví dụ:
13

Đối với gan vàng, dạ sắt của đồng bào, toàn thể quốc dân không bao giờ
quên, Tổ Quốc không bao giờ quên, chính phủ không bao giờ quên. (Hồ Chí Minh)
+ Phân loại theo chức năng của yếu tố điệp
● Điệp chủ ngữ
Ví dụ:
Tre, anh hùng chiến đấu! Tre, anh hùng lao động! (Thép Mới).
● Điệp vị ngữ
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta… (Nguyễn Đình Thi)
● Điệp bổ tố
Ví dụ:
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một. (Minh Huệ)
Ngoài ra, còn có nhiều loại điệp ngữ khác: điệp định tố, điệp trạng ngữ…
- Điệp cấu trúc và sóng đôi cú pháp
Các tác giả cho rằng “điệp cấu trúc là phép lặp lại các kiểu cấu trúc ngữ pháp
có phương thức biểu hiện giống nhau, cùng thể hiện một ý cần nhấn mạnh”. [ 20; tr
148]
Ví dụ:
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương. (Tế Hanh)
“Điệp cấu trúc khi có sóng đôi từng bộ phận tạo câu hay sóng đôi câu được gọi
là sóng đôi cú pháp”. [ 20; tr 148]
Ví dụ:
Người nước bạn kính yêu dân tộc ta, một chữ “Hồ Chí Minh” đọc lên nghìn
người xúc động, một tên “Điện Biên Phủ” nói ra hàng tràng vỗ tay. (Xuân Diệu)
Chức năng chủ yếu của phép điệp là khắc sâu nhận thức. Phép điệp tạo tính cân
đối, tính âm nhạc cho thơ văn. Nó được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ
14

thuật và chính luận. Biện pháp sóng đôi có khi được sử dụng trong một tác phẩm trọn
vẹn.
Ở góc độ các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp ngữ âm, các tác giả
tìm hiểu điệp âm bao gồm: điệp phụ âm đầu. điệp vần và điệp thanh.
Các tác giả cho rằng “điệp âm là biện pháp tu từ lặp lại một hay nhiều yếu tố
ngữ âm tạo nên âm tiết, nhằm tăng cường sức gợi tả và giá trị biểu cảm thơ văn”. [ 20;
tr 255].
Ví dụ:
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. ( Nguyễn Khuyến).
- Điệp phụ âm đầu: yếu tố lặp ở biện pháp này là phụ âm đầu.
Ví dụ:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. (Nguyễn Du).
- Điệp vần: yếu tố lặp lại của điệp vần là vần.
Ví dụ:
Buồn gieo theo nó veo hồ
Đèo cao quán chật bến đò lau thưa. (Huy Cận)
- Điệp thanh: yếu tố lặp lại ở đây là các thanh điệu có âm điệu giống nhau.
Ví dụ:
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông… (Bích Khê).
1.2.2 Quan điểm của tác giả Hữu Đạt
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tác giả cho rằng “xét về ý
nghĩa phong cách học thì điệp là hiện tượng lặp có chủ đích nhằm nhấn mạnh ý nghĩa
của hành động, trạng thái hay tính chất của sự vật, hiện tượng. Cơ sở của nó là tác
động kích thích của vỏ vật chất ngôn ngữ đến tâm lí người nghe, người đọc: “một dấu
hiệu náo đó xuất hiện nhiều lần sẽ gây ấn tượng và sự chú ý của người ta”. Trong khi
đó, lặp là hiện tượng sơ xuất không có chủ đích”. [ 4; tr 289]
Tác giả tìm hiểu phép điệp ở hai dạng: điệp từ và điệp ngữ.
- Điệp từ

15

Theo ông, “điệp từ là hình thức dùng đi dùng lại một từ nào đó với mục đích nhấn
mạnh ý nghĩa nhằm tập trung sự chú ý của người đọc hoặc người nghe”. [ 4; tr 289]
Khi tiến hành điệp từ, người ta có thể dựa vào trục kết hợp-tuyến tính và cũng
có thể làm việc trên trục đối hệ-hệ hình.
● Trục kết hợp-tuyến tính
Ví dụ:
Suốt mấy đêm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa. (Tố Hữu)
● Trục đối hệ-hệ hình
Ví dụ:
Nhớ lúc rượu ngon năm bảy chén
Nhớ khi đêm vắng một đôi người
Nhớ sân đứng tế người thiên cổ
Nhớ chỗ nằm xem chuyện Liêu Trai. (Tản Đà)
Hoặc:
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt nước một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)
- Điệp ngữ
Tác giả cho rằng “điệp ngữ là hiện tượng tổ hợp từ hay một kết cấu nào đó được
lặp đi lặp lại với mục đích nhất định”. [ 4; tr 292]
Ví dụ:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
16

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trái bùi để rụng măng mai để già
Mình đí có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son. (Tố Hữu)
Điệp từ, ngữ thường được dùng trong phong cách nghệ thuật, phong cách
chính luận và đôi khi trong phong cách khoa học với mục đích luận lí, chứng minh. Ở
các câu văn, đoạn văn có hiện tượng điệp từ, ngữ lượng thông tin thường có độ tập
trung cao. Ngoài nội dung chính của nó còn có thêm nội dung thông tin bổ sung như
thông tin cảm xúc, đánh giá. Khi hiện tượng này xuất hiện ở mật độ lớn, sắc thái biểu
cảm của câu sẽ tăng cao.
Vì điệp từ, ngữ có giá trị phong cách học nên từ xưa trong các sáng tác dân gian,
người Việt Nam hết sức coi trọng xem đó là một phương tiện để thu hút sự chú ý của
đối tượng giao tiếp.
Ví dụ:
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ đợi ai. (Ca dao)
Tác giả Hữu Đạt không đi vào tìm hiểu điệp cấu trúc nhưng ở phần điệp ngữ
ông cũng đã nhấn mạnh trong văn chính luận, điệp ngữ và điệp cấu trúc không chỉ có
tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa mà còn có tác dụng tạo ra ý nghĩa mới.
Trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo điệp cấu trúc được dùng khơi gợi
sự chú ý và trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh Tổ Quốc.
Nhìn chủ nhục …………………………

không từng lo

Chịu nước hổ ………………………… không từng thẹn
Hầu tù trưởng mọi rợ ………………… không lòng giận
Nghe nhạc thái thường ………………… không sắc tức.
Ý nghĩa mới: trách nhiệm cá nhân.
Tuy nhiên, trong quyển Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng
Việt, tác giả Hữu Đạt đã tìm hiểu phép điệp cú pháp với tên gọi là phép lặp cú pháp để
tránh có sự nhầm lẫn.
17

Ông cho rằng “lặp cú pháp với tính cách là một biện pháp tu từ là kiểu lặp do
người viết (hay nói) cố tình dùng đi dùng lại một mô hình hay một thành phần cú pháp
nào đó với mục đích nhấn mạnh sự chú ý đến đối tượng miêu tả”. [ 5; tr 434].
Phép lặp cú pháp chia thành hai dạng :
- Lặp lại một thành phần cú pháp trong câu:
+ Lặp lại thành phần chủ ngữ
Ví dụ:
Người tựa lưng vào dãy Trường Sơn
Thành bức tượng đồng mới tạc
Người nằm trên đỉnh đèo chót vót
Mây trắng vờn bay mái tóc mềm. (Nguyễn Đức Mậu).
+ Lặp lại thành phần vị ngữ
Ví dụ:
Thôi rồi cái thuở anh em
Thôi rồi một thoáng êm đềm ngày xưa
Thôi rồi bím tóc ngây thơ
Thôi rồi nũng nịu câu đùa trẻ con. (Phan Thị Thanh Nhàn).
- Lặp mô hình câu
Ví dụ:
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ. (Tế Hanh).
Trong quyển Tiếng Việt hiện đại, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh cũng có cách
phân chia tương tự như của tác giả Hữu Đạt. Ông đi vào tìm hiểu phép điệp ở dạng
điệp từ ngữ. Ông cho rằng “điệp từ ngữ là cách lặp đi lặp lại một số từ ngữ nhằm nhấn
mạnh ý hoặc nội dung biểu đạt”. [ 14; tr 263]
- Điệp từ
18

Ví dụ:
Ta sống mãi với tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với ngọn nguồn hét núi,
Với khi kết thúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng. (Thế Lữ)
- Điệp ngữ
Ví dụ:
Đối với gan vàng, dạ sắt của đồng bào, toàn thể quốc dân không bao giờ quên, Tổ
Quốc không bao giờ quên, chính phủ không bao giờ quên. (Hồ Chí Minh).
1.2.3 Quan điểm của các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, các tác giả đã tìm hiểu phép điệp với
các dạng tiêu biểu là điệp ngữ, phép dùng cú pháp sóng đôi (điệp cú pháp), điệp âm,
điệp thanh, điệp khúc.
- Điệp ngữ
Các tác giả cho rằng “điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ,
ngữ… nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm
trong lòng người đọc, người nghe”. [ 9; tr 210]
Ví dụ:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Đôi o bướm trắng dải điều thắt lưng. (Ca dao)
Có nhiều cách phân chia điệp ngữ:
+ Theo các yếu tố: điệp từ, ngữ, đoạn câu…
+Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp
+ Theo tính chất: điệp đơn giản, điệp phức hợp.
- Điệp cú pháp
Khi nghiên cứu biện pháp tu từ cú pháp, các tác giả tìm hiểu điệp cú pháp với
tên gọi là phép dùng cú pháp sóng đôi. Các ông nhấn mạnh “khi người nói muốn nhấn

19

mạnh ý nghĩa một thông báo và triển khai theo hướng đối lập hay bổ sung thì thường
dùng phép điệp cú pháp hay sóng đôi cú pháp”. [ 9; tr 235]
Ví dụ:
Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ Quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. (Hồ Chí Minh).
Phép điệp cú pháp gồm nhiều biến thể: điệp nguyên vẹn, điệp bộ phận, điệp có
láy từ và không láy từ…
- Điệp âm
Các tác giả cho rằng “điệp âm là biện pháp dùng láy phương tiện âm thanh để
tạo cộng hưởng ý nghĩa, hoặc là tô đậm thêm hình tượng hoặc cảm xúc, gợi tưởng
tượng”. [ 9; tr 271]
Điệp âm bao gồm: điệp phụ âm đầu, điệp vần.
+ Điệp phụ âm đầu
Ví dụ:
Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai. (Tố Hữu)
+ “Điệp vần là biện pháp láy lại một số vấn đề gia tăng ý nghĩa”. [ 9; tr 272].
Ví dụ:
Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. (Tố Hữu)
- Điệp thanh
Ví dụ:
Chân trời lui mãi lan man rộng
Hi vọng tràn trên đồng mênh mông… (Tố Hữu).
- Điệp khúc
Các tác giả cho rằng “điệp khúc là phương thức láy ở cuối một khổ thơ hay đầu
dòng của bài thơ. Đây là một phương thức ở cấp độ văn bản”. [ 9; tr 275].
Tố Hữu dùng cả khổ thơ để láy lại sau câu hỏi: “Lượm ơi còn không?” như muốn
nói rằng Lượm vĩnh viễn không mất trong lòng mọi người. Ở bài Tiếng hát sông

20