Hình thành kĩ năng tách đoạn văn cho học sinh
Chị Thanh Phương
Hình thành kĩ năng tách đoạn văn cho học sinh
Phần I
Đặt vấn đề
I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, trong quá trình chấm bài kiểm tra cho học sinh ta bắt gặp
không ít bài mà giáo viên có những lời phê dạng như: Không tách đoạn văn, trình
bày không mạch lạc, tách đoạn tùy tiện vụn vặt, bài viết rối ý…Nghĩa là trong bài
làm văn của học sinh ta nhận thấy vẫn còn không ít học sinh chưa chú ý việc tách
đoạn văn, nhất là phần thân bài. Phần thân bài là trọng tâm, chiếm dung lượng
lớn, ấy vậy mà học sinh chỉ viết có một đoạn văn, thậm chí cả bài văn cũng thế.
Còn nếu có tách đoạn văn thì tách một cách tùy tiện (theo ngẫu hứng): Có đoạn thì
dung lượng quá lớn, chất chứa nhiều nội dung vượt quá “sức chứa” của một đoạn
văn; có đoạn lại chưa đầy đủ ý được tách riêng ra; cơ sở tách đoạn văn thiếu nhất
quá; các đoạn văn khác chủ đề nhưng lại không được tách…Một số học sinh khác
làm bài bài văn nào cũng nhất quán theo thói quen làm ba đoạn: một đoạn mở bài,
một đoạn thân bài ( đoạn này rất dài), một đoạn kết bài.
Ngoài ra, ta còn thấy học sinh học sinh viết đoạn văn không lùi đầu dòng; gạch
đầu dòng, đánh dấu cộng, dấu trừ như lập dàn bài… đừng nói gì đến liên kết câu
liên kết đoạn văn .
Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài: Hình thành kĩ năng tách đoạn văn cho học sinh
làm nội dung cho sáng kiến kinh nghiệm của mình để đồng nghiệp cùng tham
khảo, rất mong được sự đóng góp ý kiến chia sẻ của đồng nghiệp gần xa.
II. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài Hình thành kĩ năng tách đoạn văn cho học sinh , mục đích tôi sẽ
rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng tách đoạn văn khi làm văn và tránh được
tình trạng trong bài làm của học sinh ở phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn là lỗi học
sinh thường mắc phải kiến cho bài viết không mạch lạc. Mặt khác cũng cho học
sinh nhận thức được việc tách đoạn phải có cơ sở không tách tùy tiện.
1
Chị Thanh Phương
Phần II
Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, SGK có bài Xây dựng đoạn văn trong văn
bản, trong bài giảng đó giáo viên có mục đích cần truyền đạt cho học sinh kiến
thức thế nào là đoạn văn, nắm được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề từ đó có cách xây
dựng đoạn văn trong văn bản theo một số cách thông dụng (diễn dịch, quy nạp,
móc xích, song hành) và bài Bố cục trong văn bản, thì học sinh phải nắm được
bố cục của văn bản là gì và cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài . Mặt
khác trong chương trình ngữ văn 8, 9 còn có bài về Liên kết đoạn văn trong văn
bản, Liên kết câu, liên kết đoạn giúp học sinh có cách chuyển ý, chuyển đoạn
nhịp nhàng, hợp lí… Tuy nhiên trong thực tế, tuy học sinh được giáo viên cung
cấp kiến thức về lí thuyết là thế nhưng các em còn mắc nhiều lỗi về tách đoạn ,
liên kết đoạn kết văn bản, trình bày không mạch lạc, tràn lan ý, rối ý… Vì vậy
việc rèn kĩ năng tách đoạn văn cho học sinh là việc làm vô cùng thiết thực.
II. Thực trạng vấn đề
Việc học sinh không tách đoạn văn hoặc tách một cách tùy tiện thì có nhiều
nguyên nhân:
1.Về phía học sinh
+Không nắm vững khái niệm về đoạn văn ( Đoạn văn xét về hình thức, về nội
dung)
+Chưa biết phân biệt câu văn, đoạn văn, bài văn.
+Chưa biết tách đoạn văn ( Chưa nắm vững cơ sở tách đoạn văn).
+Học sinh ít chịu thực hành thao tách, kĩ năng làm văn; viết bài cho qua loa lấy lệ (
làm để đối phó với việc kiểm tra của giáo viên).
2.Về phía giáo viên
+Có thể giáo viên chưa quan tâm tới việc rèn kĩ năng tách đoạn văn cho học sinh.
2
Chị Thanh Phương
+Có thể giáo viên không có nhiều thời gian để rèn cho học sinh.
+Có thể do SGK mới dành số tiết dạy học về tách đoạn văn trong văn bản còn “
khiêm tốn”, nên GV còn gặp không ít khó khăn trong cách giúp học sinh học và
luyện tập.
+Có thể một số giáo viên chúng ta còn băn khoăn chưa tìm ra giải pháp, cách thức
rèn luyện tách đoạn văn.
+Có thể trong các tiết trả bài Tập làm văn, thầy cô giáo chúng ta chưa chú trọng
sửa chữa lỗi cho học sinh về tách đoạn văn.
III. Tìm hiểu một số cách thức rèn kĩ năng tách đoạn văn
1. Một số vấn đề liên quan đến việc tách đoạn văn
Để tách đoạn văn trong văn bản, trước hết học sinh phải nắm vững kiến thức cơ
bản một số vấn đề sau:
a. Đoạn văn: Đoạn văn xét về mặt hình thức, xét về mặt nội dung.
b. Chủ đề đoạn văn.
c. Cách cách trình bày nội dung đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song
hành.
d. Liên kết đoạn văn.
e. Bố cục văn bản.
f. Đặc biệt, học sinh phải nắm được kiến thức về mối quan hệ giữa đoạn văn
với đoạn văn.
* Giữa đoạn văn với đoạn văn có hai mối quan hệ chính sau đây:
-Quan hệ không phụ thuộc giữa đoạn văn với đoạn văn ( có thứ bậc
ngang nhau). Quan hệ này được dùng khi nội dung giữa các đoạn văn có
những quan hệ cụ thể sau:
3
Chị Thanh Phương
+Tính chất liệt kê những đối tượng, những sự việc khác nhau (đồng thời
hoặc cùng một địa điểm)
+Nối tiếp trong thời gian ( trước –sau, xưa –nay, hiện nay - mai sau…)
+Nối tiếp trong không gian (xa – gần, đằng trước – đằng sau, trên - dưới,
trong – ngoài…)
+ Giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng… khác nhau của một sự vật, sự
việc.
Ví dụ: Đọc văn bản sau
Ai cũng lần khóc đầu tiên khi chào đời.
Cô giáo khóc khi thấy học trò của mình không có gắng. Rồi lại khóc khi
thấy học trò mình thành danh.
Người học trò khóc khi bước vào lớp một. Lại khóc khi tạm biệt thầy cô,
bạn bè và mái trường để bước vào đời.
Có những ông bố bà mẹ khóc khi đứa con hỗn xược. Rồi lại rơi nước
mắt khi thấy con mình bấy lâu ham chơi, nay đã biết suy nghĩ về việc
mình cần làm.
Chị công nhân khóc khi bị trách mắng. Rồi lại chảy nước mắt khi thấy sản
phẩm của mình được tung ra thị trường. Bác nông dân khóc khi thấy lúa của
mình bị sâu bệnh, thất mùa, đàn con nheo nhóc. Rồi lại khóc khi một đứa
con rời xóm làng lên thành phố vào Đại học.
Những em bé mồ côi khóc vì chưa một lần biết mặt bố mẹ. Rồi lại khóc khi
có gia đình nào đó đang đón em rời mái ấm tình thương.
Suốt dọc cuộc đời biết bao giọt nước mắt đã rơi, có những giọt nước mắt
buồn, có những giọt nước mắt vui… Nhưng dù thế nào thì cũng phải vượt
qua để đến đích cuối cùng là cuộc đời tốt đẹp và hạnh phúc.
( Huỳnh Thị Tài, Khóc)
4
Chị Thanh Phương
Trong văn bản trên, các đoạn văn (2),(3),(4), (5),(6),(7) có quan hệ ngang
nhau: Cô giáo khóc, học trò khóc, ông bố khóc, bà mẹ khóc, chị công nhân
khóc, bác nông dân khóc, những em bé mồ côi khóc. Mỗi nhóm đối tượng
này trình bày bằng một đoạn văn.
Có thể phác họa lược đồ mối quan hệ không phụ thuộc giữa đoạn văn (2)
->(7) như sau:
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
-Quan hệ phụ thuộc giữa đoạn văn với đoạn văn: Giữa ý chính với ý diễn
giả, giữa ý cụ thể với ý tổng kết, quan hện nhân ( phụ)- quả (chính)
Ví dụ:
Trong văn bản “Khóc” trên đoạn văn(1) có tính chất mở bài( giới thiệu vấn
đề nghị luận). Các đoạn văn (2)->(7) có quan hệ không phụ thuộc nhau.
Đọan văn (8) có tính chất kết bài, được rút ra (phụ thuộc) từ các đoạn (2)>(7)
Có thể phác họa lược đồ như sau
(1)
(2 ) (3)
(4)
(5)
(8)
2.Tách đoạn văn trong văn bản
a.Vì sao cần tách đoạn văn
5
(6)
(7)
Chị Thanh Phương
Trong một bài văn thường nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn thường trình bày một
ý ( Một tiểu chủ đề/ một đề tài nhỏ). Cho nên, người viết cần phải tách đoạn,
vì tách đoạn là để phân chia nội dung trình bày, nhờ đó giúp cho:
-Người viết trình bày rõ ràng mạch lạc, làm rõ ý chính, ý phụ.
-Người đọc hiểu nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, nội dung bài văn. Nói cách
khác, nó giúp cho người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu, dễ nhớ.
-Người đọc có thời gian ngừng nghỉ, giảm bớt sự căng thẳng ( cũng như việc
dùng dấu phẩy, dấu chấm…)
b.Thế nào là tách đoạn văn
Tách một văn bản hay một phần của văn bản thành những đoạn văn là xếp
một số câu vào những đoạn nối tiếp nhau, phân biệt nó với phần trước nó và
sau nó. Nói ngắn gọn, tách đoạn văn là chia văn bản ra thành một số đoạn
văn.
c. Các căn cứ để tách đoạn
Việc chia tách đoạn văn gắn liền với việc chuyển đoạn và liên kết đoạn. Tất
cả đều góp phần làm cho văn bản có độ liên kết chặt chẽ và trở thành một
thể thống nhất. Việc tách đoạn văn hay chuyển đoạn văn đều dựa trên những
nguyên do nhất định, có phần tùy thuộc ở loại hình văn bản ( tự sự, miêu tả,
biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính-công vụ…), tùy thuộc vào
dụng ý tác giả…
Sau đây là mấy căn cứ chung để tách đoạn:
*Tách đoạn văn dựa vào vai trò, nhiệm vụ của đoạn văn trong bố cục văn
bản
-Đoạn văn làm phần mở bài
-Đọan văn ( hay nhiều đoạn) làm phần thân bài
-Đoạn văn làm phần kết bài
6
Chị Thanh Phương
Có thể phác họa mô hình bố cục chung của một văn bản để làm cơ sở cho
việc tách đoạn như sau:
Mở bài (thường một đoạn văn)
Thân bài (thường gồm một số đoạn văn)
Kết bài ( thường một đoạn văn)
* Tách đoạn văn dựa vào những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các
đoạn văn (thường là phần Thân bài)
-Quan hệ giữa sự vật, việc, hiện tượng.
Ví dụ:
Tiếng súng chưa im nên người lính vẫn phải ra đi, anh ra đi với niềm tin
vào mùa xuân và ra đi để giữ gìn mùa xuân. Lá ngụy trang giắt quanh lưng
hay chồi non, vẻ tài hoa của người lính chợt đã hé lộ, hé lộ để ngầm mách
bảo bước chân anh đang ruổi bước trên con đường nào! Hẳn đó là con
đường đến hạnh phúc, đến bình yên. Đấy là mùa xuân trách nhiệm , mùa
xuân gắn với ý thức bảo vệ. Đọc câu thơ của Thanh Hải, chợt nhớ da diết
hình ảnh anh bộ đội Tây Bắc ngụy trang bằng hoa đào của Nguyễn Tuân.
Còn đây là mùa xuân của những con người có trách nhiệm, có thức dựng
xây. “Lộc” của họ là nương mạ non, là mầm mống sẽ sinh sôi, làm nên no
đủ và giàu có, “ lộc” ấy cũng thật cụ thể, thiết thực. Cố nhiên là nó cũng
không làm mất đi ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh thơ. Mùa xuân của mỗi
người hóa ra là mùa xuân của tất cả mọi người. Mỗi người một công việc
nhưng tất cả đều cùng nhịp bước, “ Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”
để cùng tiến lên phía trước.
7
Chị Thanh Phương
( Nguyễn Trọng Hòan ( Chủ biên), Rèn kĩ năng cảm thụ
thơ văn cho học sinh lớp 9)
Việc tách phần văn bản trên thành 2 đoạn văn, vì mỗi đoạn văn phân tích
một đối tượng, sự việc.
-Đoạn văn(1): Hình ảnh “ Người cẩm súng” ( Nhiệm vụ chiến đấu)
-Đoạn (2): Hình ảnh ”Người ra đồng” ( Nhiệm vụ xây dựng)
-Quan hệ giữa các điểm không gian
Ví dụ:
Từ tây sang đông, những dải núi trẻ chạy tiếp nhau trông tựa một vành đai.
Những dải núi trẻ này tiếp nối dải núi tiếp dải núi trẻ khác của Châu Âu,
chạy ngang qua châu Á tới bán đảo Trung Ấn, rồi tiến ra quần đảo In-đô nêxi-a.
Quá lên phía bắc châu Á có nhiều cao nguyên cổ. Những cao nguyên này
bị bào mòn từ lâu đời, nhưng về sau hiện tượng tạo sơn này lại làm xuất hiện
những dải núi trẻ.
( Dẫn theo Tiếng Việt 9, năm 1992)
Việc tách phần văn bản này thành 2 đoạn văn khác nhau, vì mỗi đoạn văn
ứng với một không gian trình bày khác nhau.
-Quan hệ giữa các điểm thời gian
Ví dụ:
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.
Tôi cứ phải cắn môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn
ra ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây
hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: Em lặng lẽ đặt tay lên vai
tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
8
Chị Thanh Phương
( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Phần văn bản trên được tác giả thành 2 đoạn văn, vì mỗi đoạn văn ứng với
mỗi thời điểm khác nhau: đoạn văn(1): “ Đêm qua”, đoạn văn (2) “ Sáng
nay”.
-Quan hệ giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng… khác nhau của
môt vật, việc, hiện tượng.
Ví dụ:
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được liên hiệp quốc xếp vào
hàng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua
Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông
Ba …
Huế được yêu vì những sản phẩm của đặc biệt của mình. Huế là thành phố
của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa cây cảnh, những vườn chè
vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón
Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn , duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.Huế còn là
thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên
cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)
-Tách đoạn theo mục đích tu từ (để nhấn mạnh, gây ấn tượng gây chú
ý…)
Ví dụ:
Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở thúng câu ra là một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực,
niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm
lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo…
(Duy Khán)
9
Chị Thanh Phương
Đoạn văn (1) chỉ có mỗi một câu được tách ra thành một đoạn là để gây
một không khí, một tình cảm bao trùm lên toàn bộ những câu, đoạn còn lại.
3.Một số giải pháp
Sau khi trình bày một số kiến thức về tách đoạn (mục 1,2), giáo viên có
thể cho học sinh thực hành bằng một số bài tập dạng như sau:
1.Cho một số câu ghép lại, xét xem có phải đoạn văn chưa? Vì sao?
Ví dụ:
Hôm nay tôi đi học. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và
em Quế tôi. Hình như tức không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho
cháu về với bà.
Gợi ý:
Không phải đoạn văn, vì:
-Xét về hình thức: Mở đầu không lùi đầu dòng.
Xét về nội dung: Các câu trong ĐV không tập trung vào một chủ đề. Mỗi
câu là một ý. Người đọc không biết người viết đang nói hay viết về chuyện
(vấn đề) gì.
2. Cho một số ý lớn, hãy triển khai thành một số đoạn văn, mỗi đoạn văn
trình bày một ý.
Ví dụ:
Cho 2 ý như sau: (1). Bộ phận vỏ phích (bình thủy); (2). Bộ phận ruột
phích. Hãy viết thành 2 đoạn văn thuyết minh.
3. Cho một số đoạn văn, hãy rút gọn thành một số câu văn (mỗi đoạn văn rút
gọn lại một câu).
Ví dụ: Hãy rút gọn lại mỗi đoạn văn ở phần văn bản “Huế” (đã nói ở trên
đây) thành một câu.
10
Chị Thanh Phương
Gợi ý:
-Đoạn văn (1): Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng.
-Đoạn văn (2): Huế được yêu vì những sản phẩm nổi tiếng của mình.
-Đoạn văn (3): Huế nổi tiếng với những món ăn.
-Đoạn văn (4): Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường.
4. Tìm ý chính, ý phụ trong một ĐV.
5. Chỉ ra bố cục 3 phần của văn bản, phần mở bài có mấy đoạn văn, phần
thân bài có mấy đoạn văn. Ví dụ văn bản “ Khóc” của Huỳnh Thị Tài.
8. Hãy tách phần văn bản đã cho thành một đoạn văn và nói rõ cơ sở nào
tách đoạn như thế.
9.Xác định quan hệ không phụ thuộc và quan hệ phụ thuộc giữa các đoạn
văn trong văn bản.
10. Cho 1 văn bản hoặc 1 phần của văn bản tách đoạn sai, yêu cầu học sinh
tách đoạn hợp lí .
Ví dụ:
Đêm ấy trời rất đẹp. Hằng hà sa số lấp lánh những vì sao trên trời cao. Gió
nam thổi nhẹ. Phông màn rực rỡ ánh điện sáng trưng. Đúng bảy rưỡi đêm
buổi biểu diễn bắt đầu.
Hai cánh màn nhung hé mở. Một chị văn công hiện ra cười rất tươi cúi
chào khán giả. Với giọng trong trẻo, chị giới thiệu chương trình mở màn là
một bài hùng ca làm nô nức lòng người. Bài hát quen thuộc mà sao hôm nay
em nghe xúc động quá.
Nhận xét
Cách tách đoạn như thế là chưa hợp lí. Vì đọan văn thứ nhất mô tả đêm biểu
diễn : câu 1 đến câu 4, sang câu 5 giới thiệu thời gian biểu diễn, ( nghĩa là
11
Chị Thanh Phương
chuyển sang đề tài khác) nhưng vẫn để ở câu 5 trong đoạn văn thứ nhất là
sai.
Có thể tách lại hai đoạn văn trên như sau: tách thành 3 đoạn
+ Đoạn 1: Giới thiệu đêm biểu diễn (4 câu đầu).
+ Đoạn 2: Giới thiệu chương trình biểu diễn: Từ câu 5 đến câu 7.
+Đoạn 3: Tiết mục biểu diễn ( Các câu còn lại).
11. Lấy sự vật , sự việc, hiện tượng khác nhau, hãy tách phần văn bản đã cho
thành các đoạn văn.
12.Lấy các điểm không gian khác nhau làm cơ sở, hãy tách phần văn bản đã
cho thành các đoạn văn.
13 Lấy các điểm thời gian khác nhau làm cơ sở, hãy tách phần văn bản đã
cho thành các đoạn văn.
14. Lấy các mặt, các đặc điểm , các tác dụng làm cơ sở, hãy tách phần văn
bản đã cho thành các đoạn văn.
15. Cho các sự việc, hiện tượng, các điểm không gian, các thời điểm thời
gian… sau đó triển khai thành một số đoạn văn.
Ví dụ:
Cho điểm không gian “trên con đường đến trường” “ trên sân trường”, “
trong lớp học” hãy viết thành 3 đoạn văn kể ngày đầu tiên đi học.
16. Đọc bài tập làm văn của bạn mình, rồi cùng với các bạn trong lớp nhận
xét, sửa chữa lỗi tách đoạn cho bạn.
17.Tự đọc lại bài văn của mình, sau đó tự nhận xét xem cách tách đoạn văn
đã hợp lí chưa?
19. Giữa các đoạn văn có sự chuyển đoạn hay không?
12
Chị Thanh Phương
20. Mỗi học sinh tự ý thức và thực hành thường xuyên tách đoạn trong tất cả
các bài tập làm văn của mình.
…
Phần III
Kết luận
Trên đây là một số kĩ năng tách đoạn văn trong văn bản. Không phải lúc
nào giáo viên cũng đồng thời rèn luyện cho học sinh tất cả các kĩ năng. Bởi
vậy, giáo viên cần xác định ở thời điểm này có thể tập trung rèn kĩ năng này,
vào thời điểm khác rèn cho học sinh kĩ năng khác. Hoặc thấy học sinh non
yếu ở kĩ năng nào thì giáo viên tập trung rèn cho học sinh kĩ năng đó trước
nhưng cái đích cuối cùng là các em phải được rèn luyện đủ mọi kĩ năng. Hi
vọng những điều đó sẽ góp phần tích cực trong việc làm văn của học sinh
ngày một tốt hơn.Trong quá trình viết SKKN chắc chắn tôi không tránh khỏi
những hạn chế sai sót, rất mong được sự nhận xét của đồng nghiệp và cấp
trên để bài viết của tôi lần sau đạt kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Người thực hiện
Lê Thị Thanh Phương
13
Chị Thanh Phương
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP QUẬN
Đã thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học cấp quận
Với nhận xét và đề nghị sau
SKKN có giá trị………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Đã tiến hành kiểm nghiệm tại………………………………………………………………………………
Vào thời gian………………………………………………………………………………………………..
Và mang lại hiệu quả là……………………………………………….........................................................
Đề nghị hội đồng khoa học Quận công nhận SKKN đạt cấp………………………………………………...
Năm học 2014-2015
Tân Bình, ngày tháng năm 2015
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
14