Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “người con gái viên đại úy” của alêchxan xecghêêvits puskin
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT QUÝ TỘC TRONG
TÁC PHẨM “NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY” CỦA
ALÊCHXAN XECGHÊÊVITS PUSKIN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn:
ThS. TRẦN VĂN THỊNH
Cần Thơ, 5 – 2010
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
1
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1.1.2. Một số sáng tác tiêu biểu
1.2. Tác phẩm
1.2.1. Tóm tắt tác phẩm
1.2.2. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
1.2.3. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT QUÝ TỘC TRONG TÁC PHẨM
“NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY” CỦA A.X.PUSKIN
2.1. Nhân vật Grinhốp – thanh niên quý tộc chân chính
2.1.1. Con người trọng danh dự
2.1.2. Một sĩ quan dũng cảm
2.1.3. Con người trung thực và có trách nhiệm trong tình yêu
2.2. Nhân vật Svabrin – một quý tộc đáng chê trách
2.2.1. Con người mất nhân cách
2.2.2. Con người hai mặt trong tình yêu
2.3. Nhân vật Nữ hoàng Êcaterina – một người nhân hậu
2.4. Nhân vật trung tá Andrây Pêtơrôvích Grinhốp – một trung tá quyết đoán và
trung thành với danh dự quý tộc
2.5. Nội dung tư tưởng và giá trị hiện thực của tác phẩm qua hình tượng nhân
vật quý tộc
2.5.1. Hình tượng nhân vật quý tộc và vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm
2.5.2. Hình tượng nhân vật người quý tộc và vấn đề giá trị hiện thực của tác
phẩm
2.6. Một số vấn đề xoay quanh hình tượng nhân vật người quý tộc
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG BÚT PHÁP
XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT QUÝ TỘC
3.1. Xây dựng hình tượng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả mâu thuẫn nội tâm
nhân vật
3.2. Xây dựng hình tượng nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện
C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
2
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CBHD
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
3
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Nga từ khi mới hình thành (thế kỉ XI) cho đến thời đại Puskin sống
(thế kỉ XIX) đã đi được một chặng đường dài, đạt được những thành tựu đáng kể về
nội dung, nghệ thuật cũng như phương pháp sáng tác song tầm vóc của nó vẫn chưa
vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Nói như Biêlinxki “Trước Puskin thơ ca Nga chỉ là người học trò thông minh,
nhanh nhẹn của nàng thơ Tây Âu”[14; tr.28]. Là một nền văn học còn non trẻ, văn học
Nga không khỏi đi theo lối mòn của các dòng văn học kỳ cựu khác như văn học Anh,
Pháp, Đức. Ngay cả trong sáng tác đôi khi các nhà văn, nhà thơ phải mượn ngôn ngữ
của nước ngoài để sáng tác. Đối với độc giả Việt Nam thì văn học Nga quả là khó
nuốt. Tiếng Nga cũng lại là một trở ngại nữa đối với công tác dịch thuật, biên soạn.
Tiếng Nga có thể nói là một trong những ngôn ngữ khó học trên Thế Giới. Người Việt
từ lâu đã quen với Thủy Hử, Hầu Lâu Mộng, Tây Du Ký…của văn học Trung Quốc.
Ngay đến những đứa trẻ nhỏ cũng biết đến nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du
Ký. Còn với văn học Nga thì ít ai biết đến.
Nhà phê bình Bêlinxki đã nhận định: “viết về Puskin có nghĩa là viết về toàn bộ
nền văn học Nga”[7; tr.50] và sáng tác của Puskin được so sánh như là “bách khoa
toàn thư về nước Nga”. Do đó nghiên cứu về ông không phải là một công việc dễ dàng
mà bất kỳ nhà nghiên cứu nào cũng làm được. Bên cạnh đó Puskin là một thiên tài văn
chương vắn số. Ông sống chỉ trong 38 năm nhưng hoạt động nghệ thuật thì vô cùng bề
thế. Ông sáng tác rất nhiều thể loại từ thơ trữ tình, trường ca cho đến kịch, tiểu thuyết,
văn xuôi. Tất cả chúng đều rất thành công. Nhưng văn chương Nga du nhập vào Việt
Nam có thể nói là muộn, kể từ khoảng thế kỷ XX công tác in ấn và xuất bản các tác
phẩm của Puskin mới bắt đầu manh nha.
Người Nga tôn vinh ông là “mặt trời thi ca Nga”. Ông thực sự là ngôi sao mà ai
ai cũng muốn được nó soi sáng. Tôi biết đến Puskin từ bài thơ tình hay nhất thế gian
“Tôi yêu em” lúc học phổ thông. Puskin thật sự để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi
yêu mến ông từ đó nhưng chưa biết nhiều về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp
sáng tác của ông. Do đó, tôi chọn đề tài “ Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm
Người con gái viên đại úy” cho đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. Đây
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
4
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
vẫn còn là đề tài khá mới mẻ, ít người nghiên cứu, chú ý đến. Nhưng do lòng say mê,
yêu thích đối với văn chương Puskin, tôi tin sẽ làm tốt đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Nói về Puskin đã có không biết bao nhiêu lời ca tụng, tán thưởng: Puskin “mặt
trời thi ca Nga” (nhà phê bình đặt cho ông), “nguồn gốc của mọi nguồn gốc”
(M.Gorki), “nhà cải cách vĩ đại” (nhà phê bình đặt cho ông), “người anh cả của thơ ca
và tự do” hay “ngọn nến của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới” (nhà thơ Chi Lê
Pablô Neruđa)… nhưng sẽ không thừa nếu tiếp tục nhắc đến ông với những cống hiến
mà ông đã đem lại cho văn học Nga nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung. Mọi
người đều ghi nhận những sản phẩm tinh thần mà ông đã cống hiến cho chúng ta – thế
hệ trẻ hôm nay. Từ những tác phẩm thơ ca đến kịch, rồi tiểu thuyết… dần dần càng
khẳng định tên tuổi của ông trên văn đàn. Sống vỏn vẹn hơn một phần ba thế kỷ nhưng
Puskin đã cống hiến cả cuộc đời cho hoạt động nghệ thuật. Xét về sự nghiệp sáng tác
của Puskin chúng ta thấy có nhiều điểm mốc đầu tiên: người đặt viên gạch đầu tiên
cho phương pháp sáng tác mới – phương pháp hiện thực thế kỉ XIX; người mở đường
cho sự nảy nở của thể loại thơ, kịch, văn xuôi phát triển toàn diện; người đầu tiên góp
phần làm cho ngôn ngữ Nga trở về bản thể của nó trở nên trong sáng, gần gũi, thuần
chất Nga, mang tính dân tộc đậm nét.
Đối với Việt Nam, tác phẩm của Puskin có lẽ được du nhập từ khoảng những
năm 1925-1926 của thế kỷ XX (theo nhà văn Nguyễn Đình Thi). Các tác phẩm của
ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch Hoa ngữ, Pháp ngữ…Song đến khi
hòa bình lập lại tức là sau năm 1954 thì các tác phẩm của Puskin mới được phổ biến.
Năm 1957 - năm kỉ niệm lần thứ 40 cách mạng tháng Mười Nga, lần đầu tiên chúng ta
biết đến các sáng tác của Puskin như bản dịch truyện ngắn Lão chủ xe đòn đám ma của
Chu Khắc trên tạp chí Sinh viên số 12/1957; trường ca Người tù cápca trên tạp chí
Văn nghệ số 24/1957 và tập truyện cổ tích bằng thơ Nàng công chúa thiên nga (nxb
Kim Đồng – 1957) qua bản dịch của Hoàng Trung Thông.
Đầu những năm 60, những bản dịch văn xuôi của Puskin lần lượt ra mắt như:
Đubrôpxki, Người con gái viên đại úy do Cao Xuân Hạo dịch; Tuyển tập truyện ngắn
do Nguyễn Duy Bình, Phương Hồng, Thủy Nguyên và Hoàng Tôn dịch. Trong năm
này, nhà hát lớn Hà Nội bắt đầu dàn dựng vở kịch Epghenhi Oneghin.
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
5
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
Năm 1966, lúc cuộc chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ diễn ra ác liệt ở
miền Bắc, Tuyển tập thơ trữ tình và hai bản trường ca Người tù Capca, Đoàn người
Sưgan vẫn được xuất bản với đội ngũ dịch thuật như nhà thơ Xuân Diệu, Tế Hanh,
Hoàng Trung Thông…và những người am hiểu ngôn ngữ Nga như Thúy Toàn, Việt
Thương…
Năm 1973, nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tập Chuyện đời người đánh ca và
con cá vàng (Hoàng Trung Thông dịch)
Năm 1979, Thái Bá Tân bắt tay dịch Epghenhi Oneghin cho đến năm 1985 thì
hoàn thành và đến tay độc giả.
Năm 1985, 1986 Truyện ngắn của A.X.Puskin và Tuyển tập văn xuôi của Puskin
(bản dịch của Đỗ Hồng Chung) được NXB ĐH&THCN ấn hành
Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Puskin tức năm 1987, nhà xuất bản Sân khấu
giới thiệu Tuyển tập kịch gồm bi kịch Bôrix Gôđunôp và chùm bi kịch nhỏ: Môza và
Xelêri, Người khách bằng đá, Hiệp sĩ keo kiệt, Bữa tiệc thời dịch hạch (bản dịch của
Thúy Toàn và Thái Bá Tân); NXB Văn Hóa cho ra mắt bản trường ca Ruxlan và
Liutmila cùng một số truyện cổ tích bằng thơ của Puskin (bản dịch của Việt Thương).
Với những công trình sưu tầm và dịch thuật như thế đã đem đến cho bạn đọc người
Việt cái nhìn tương đối toàn diện về thiên tài văn chương Puskin.
Năm 1992, NXB Lao động in tập Dựng đài kỷ niệm gồm bài thơ của Puskin
dưới hình thức song ngữ Việt – Nga do Lương Trọng Lãnh dịch.
Giáo sư tiến sĩ N.I.Niculin - nhà Việt Nam học nổi tiếng người Nga trong bài
Tác phẩm Puskin ở Việt Nam (in trong tập Puskin ở các nước phương Đông, Khoa
học, Matxcơva, 1979) khi xác định những tiền đề lịch sử xã hội cho việc phổ biến tác
phẩm Puskin ở Việt Nam đã chỉ ra những khó khăn của việc dịch thuật có lẽ là bức
tường ngôn ngữ. Nhưng cuối cùng độc giả vẫn biết đến ông cũng như yêu mến các tác
phẩm của ông. Nhà thơ Bằng Việt thì nhận xét “Puskin ngày nay đã chiếm lĩnh độc giả
Việt Nam, trái tim của người Việt Nam”. Minh chứng cho câu nói đó chính là tần số
xuất hiện các bản dịch tác phẩm của Puskin ngày càng nhiều. Thêm vào đó, một số tác
phẩm như Ruxlan và Liutmila, Người con gái viên đại úy, Con đầm pích, Cô tiểu thư
nông dân…được dựng thành phim, góp phần truyền tải các sáng tác cũng như văn hóa
hai nước Việt – Nga xích lại gần nhau hơn.
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
6
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
Trong khi đó ở miền Nam trước năm 1975, tên tuổi Puskin được nhắc nhở khi
đề cập đến văn học cổ điển Nga nhưng hiện diện tác phẩm gần như vắng bóng. Chúng
ta gần như tìm thấy những mẫu rãi rác các bản dịch truyện ngắn Phát đạn của Nguyễn
trên tạp chí Bách khoa số 73/1960 hay Nguyễn Hiến Lê viết bài giới thiệu Puskin dưới
hình thức chân dung văn học. Đó là một số tài liệu dịch thuật ít ỏi về tác phẩm của
Puskin giới thiệu đến độc giả miền Nam.
Cùng với những bản dịch tác phẩm là những công trình nghiên cứu phê bình về
Puskin. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Puskin được tiến hành vào cuối những năm
50, bộ giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX của giáo sư Hoàng Xuân Nhị là công
trình nghiên cứu đầu tiên về văn học Nga cũng như về Puskin. Tiếp đó là Lịch sử văn
học Nga thế kỷ XIX của trường đại học Sư Phạm I Hà Nội (chương Puskin do Nguyễn
Văn Giai viết) và bộ Lịch sử văn học Nga (Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà
Nội, 1932) của trường đại học Tổng Hợp Hà Nội (chương Puskin do Đỗ Hồng Chung
biên soạn). Tất cả các nghiên cứu trên đều là những nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của Puskin nói chung.
Chuyên luận Puskin – nhà thơ Nga vĩ đại của Đỗ Hồng Chung là một công
trình nghiên cứu công phu, tỉ mĩ và cụ thể. Tác giả Đỗ Hồng Chung đã nhận định
“Puskin là đại diện xứng đáng nhất, toàn vẹn nhất cho văn học Nga, tổng kết sự phát
triển của quá khứ, mở ra một giai đoạn mới cao hơn, chuẩn bị cho tương lai huy
hoàng”. Puskin được đánh giá là đại biểu mở đầu của phương pháp sáng tác hiện thực
và là người có công mang ngôn ngữ Nga về với người Nga.
Còn trong cuốn Văn học Nga trong nhà trường do Hà Thị Hòa biên soạn và
tuyển chọn, tác giả đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Puskin cũng như
tổng hợp tham khảo thêm một số khảo luận của những nhà nghiên cứu văn học Nga
như Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Hải Hà, Huy Liên. Giới thiệu về Puskin, tác giả ca ngợi
ông là nhà thơ lỗi lạc của nhân dân Nga và nhân dân thế giới. Cũng như tác giả lựa
chọn phân tích và bình giảng một số tác phẩm của Puskin được chọn lọc giảng dạy
trong nhà trường phổ thông.
Puskin còn là đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ Việt Nam, chẳng
hạn “Nghĩ về Puskin” của Hữu Nguyện, “Puskin” của Phan Thị Thanh Nhàn, “Cùng
môtíp thơ với Puskin” của Ngô Thế Oanh, “Đọc Puskin” của Xuân Hoàng, “Ngôi nhà
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
7
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
hạnh phúc của Puskin ở Matxcơva” của Nguyễn Thị Hồng Ngát, “Mặt trời vẫn mọc”
của Nguyễn Huy Hoàng…
Đến nay có thể nói văn học Nga đã tự nhiên đi vào đời sống văn học của công
chúng yêu văn chương người Việt, đặc biệt hiện tượng Puskin đã trở nên gắn bó với
chúng ta hơn. Với những công trình nghiên cứu trên có thể khái quát lên một điều sự
nghiệp sáng tác của ông thật sự đa dạng, phong phú và có nhiều giá trị. Nó thật sự mở
rộng tâm hồn, tư tưởng, khả năng cảm thụ văn chương cũng như giao lưu học hỏi văn
hóa Nga ở người Việt Nam. Người Việt đã thực sự chủ động hộI nhập và tìm hiểu văn
hóa cũng như văn chương Nga.
Nhưng xoay đi, ngoảnh lại vẫn chưa thấy có những đề tài nghiên cứu riêng về
tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của ông mà cụ thể là đề tài mà chúng tôi đang
nghiên cứu “hình tượng nhân vật quý tộc” trong tác phẩm này. Vì thế, chúng tôi nhận
thấy tầm quan trọng của nó nên chúng tôi càng nghiêm túc hơn và sáng suốt hơn để
giải quyết vấn đề này tốt hơn.
3. Mục đích, yêu cầu
Trước khi giải quyết được vấn đề “hình tượng nhân vật quý tộc” trong tác phẩm
“Người con gái viên đại úy” của Puskin, người làm đề tài cần vạch ra hướng đi cho
bản thân. Đầu tiên cần có những kiến thức cơ bản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến đề tài mà mình đang nghiên cứu. Ví dụ như vấn đề hình tượng nhân vật có những
biểu hiện như thế nào trong văn học? Một số nhân vật quý tộc trong tác phẩm Người
con gái viên đại úy của Puskin được ông xây dựng ra sao? Có gì đặc sắc trong bút
pháp xây dựng hình tượng nhân vật quý tộc của ông?... Khi đã xem xét vấn đề ở nhiều
góc độ và định hướng xong, người làm đề tài sẽ phải giải quyết các vần đề đó sao cho
thu được nhiều lượng thông tin bổ ích và đưa ra được những phát hiện mới mẻ có giá
trị cho người tiếp nhận nhất.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu đã được thể hiện ngay ở tên đề tài. Đó
là“hình tượng nhân vật quý tộc”. Puskin sáng tác rất phong phú ở nhiều thể loại khác
nhau nhưng người làm đề tài cần chú trọng nhiều đến tác phẩm “Người con gái viên
đại úy” được sáng tác theo thể văn xuôi. Vì đề tài còn khá mới mẻ chưa có tác phẩm
nghiên cứu cụ thể nên người làm đề tài phải đi sâu tìm hiểu và làm rõ hơn vấn đề đặt
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
8
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
ra đó. Những thể loại khác như truyện ngắn, thơ trữ tình của Puskin người làm chỉ
tham khảo để làm phong phú thêm bài nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đến với đề tài này, người nghiên cứu cần thu thập tài liệu có liên quan hoặc gần
liên quan tới vấn đề cần làm. Từ thao tác tìm kiếm, người làm đề tài phải biết tổng hợp
và lựa chọn các tài liệu tham khảo. Bên cạnh người làm bài phải biết kết hợp với
phương pháp tổng hợp – phân tích, phương pháp so sánh – đối chiếu... để cho bài làm
sinh động. Trong khi viết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh cũng cần kết hợp phương
pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp để bài làm thêm phần hấp dẫn. Dùng kết hợp các
phương pháp trên một cách hài hòa trong quá trình viết thành bài làm hoàn chỉnh để có
thể đạt được thành quả tốt nhất.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Alếchxan Xetgheevits Puskin sinh ngày 6.6.1799 tại thủ đô Matcơva trong một
gia đình có dòng dõi quý tộc và giàu có. Ông trãi qua tuổi thơ êm đềm và có điều kiện
tiếp thu với văn học khá sớm. Cha ông là Xecgây Livôvits Puskin là một người yêu
thích văn chương và sân khấu. Chú ông là Vaxili Livôvits là một nhà thơ nổi tiếng
đương thời. Ngoài dòng máu quý tộc, ông còn tiềm ẩn chút ít khí chất dòng máu Phi
châu nóng bỏng, nhiệt thành. Mẹ ông là Nagiezđa Ôxinốpna là cháu nội của viên
tướng kỹ thuật lừng danh người châu phi Abram Pêtrôvich Ganiban là một trong
những sủng thần ưu ái của Piốt Đại Đế. Lúc nhỏ được gia sư người Pháp kiềm cập,
dạy dỗ. Trong nhà lúc nào cũng tràn ngập không khí văn chương bởi các bạn của chú
ông như Caramdin, Giucôpxki, Bachiuscôp, Đmitơriep thường xuyên lui tới chơi và
bàn luận văn chương. Trong môi trường nhạy cảm như thế đã sớm hun đúc tinh thần
sáng tác của Puskin từ rất sớm. Lúc 15 tuổi còn là học sinh của trường Lixê, Puskin đã
có sáng tác đầu tay là tác phẩm thơ “Gửi bạn thơ” và đã được đăng báo. Năm 1815,
viết “Ký ức Hoàng thôn” như một lời tổng kết chặng đường đầu đời của thi nhân và đã
được đọc trong buổi lễ ra trường. Năm 1817 sau khi tốt nghiệp trường Lixê ông vào
làm việc ở Bộ ngoại giao tại Petecburg đồng thời còn là lãnh tụ của một nhóm thi nhân
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
9
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
lãng mạn và cấp tiến. Thời kỳ này, Puskin cho ra đời một số bài thơ chống chuyên chế
Nga hoàng như: “Tự do” (1817); “Những câu chuyện thần thoại Noel” (1818); “Gởi
Sađaép” (1818); “Làng” (1819)…
Trong thời gian lưu đày phương Nam (1820 – 1824), Puskin có dịp đi nhiều nơi
như Capca, Crum, Kisinhôp, Ôđetxa tiếp xúc với nhiều người dân lao động đã giúp
ông có cái nhìn mới trong sáng tác văn chương. Một số sáng tác như “Ánh mặt trời của
ban ngày đã tắt” (1820); “Người tù” (1822); “Con chim nhỏ” (1823); “Hỡi sóng cả ai
ngăn chặn” (1823); “Người gieo giống trên đồng vắng” (1823). Viết trường ca
“Rutxlan và Liutmila” (1820); “Người tù Capca” (1820 – 1821); “Anh em kẻ cướp”
(1821 – 1822). Năm 1823 ông bắt đầu viết tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin đánh
dấu bước đầu cho thể nghiệm phương pháp sáng tác mới – phương pháp hiện thực.
Vào tháng 6 năm 1823 ông bị chuyển đến sống ở Ôđétxa, làm việc ở văn phòng
của bá tước Vôrônxốp đến tháng 7 năm 1824 thì bị cách chức rồi bị lưu đày về phương
Bắc sống ở làng Mikhailôpxkoe. Người thân duy nhất của ông lúc này là nhũ mẫu
Arina Rôđiônôpna. Ông luôn sống trong sự quản thúc gắt gao của chính quyền địa
phương. Năm 1824, ông viết trường ca “Đoàn người Sưgan”; thơ “Gửi biển”. Năm
1825, ông viết bi kịch lịch sử “Bôrit Gôđunôp”; bài thơ “Buổi tối mùa đông”; “Con
đường mùa đông”; “Gửi K”; “Lá thư bị đốt cháy”… Sau thất bại của cuộc cách mạng
tháng Chạp cuối năm 1825 tại Sant-Petecburg chính quyền xem xét và cho phép
Puskin được về sống tại nhà. Nhưng ông vẫn bị quản thúc và kiểm duyệt gắt gao các
tác phẩm của ông.
Năm 1826, Nga hoàng Nicolai I cho gọi Puskin về sống ở Matxcơva viết thơ
“Nhũ mẫu”, “Nhà tiên tri”.
Năm 1827, ông trở về Petecburg và đã sáng tác thơ “Ariôn”; truyện ngắn
“Người da đen của vua Piốt Đại đế”.
Năm 1828 , ông viết “Trường ca Pôntava”; thơ “Cây Ansa”.
Năm 1829 sau chuyến đi Capca về, ông có những sáng tác như bài thơ “Trên
đồi Gruzia đêm xuống” và “Tôi yêu em”.
Năm 1829 hoàn thành tiểu thuyết thơ “Epghênhi Ônêghin”; “tập truyện của
ông Benkin”; “Những bi kịch nhỏ, Lũ quỷ”.
Năm 1831, ông kết hôn cùng tiểu thư Natalia Gôntsarôva tại Mátcơva và quay
lại làm việc ở Bộ ngoại giao. Hai năm sau ông được cử vào Hàn lâm viện.
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
10
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
Năm 1832 ông viết tiểu thuyết “Đubrôpxki”.
Năm 1833 ông trở lại Sant-Petecburg, nhờ sự ưu ái của Sa hoàng Nicôlai I chế
độ quản thúc được nới lỏng. Thời gian này, ông viết trường ca “Kỵ sĩ đồng”; truyện
ngắn “Con đầm pích”; bài thơ “Mùa thu”.
Năm 1834, ông nhận chức thiếu niên thị tòng.
Năm 1835, ông viết bài thơ “Tôi lại về thăm”.
Năm 1836, Puskin viết truyện “Người con gái viên đại úy” có thể coi là sáng
tác cuối cùng của ông. Đồng thời ông cùng bạn bè cũng phát hành tạp chí “Người cùng
thời”. Thời gian này, ông vô cùng đau khổ khi mẹ ông đã vĩnh viễn ra đi. Sau đó, bà
được chôn cất tại tu viện Xviatôgo (gần làng Mikhailôpxcôe).
Một năm sau, ngày 10.2.1837 (lịch cũ 29.1) trong niềm nuối tiếc khôn nguôi,
thiên tài Puskin đã vĩnh viễn rời xa chúng ta. Sau đó, thi hài ông cũng được chôn cất
cạnh mộ mẹ ông. Nguyên nhân cái chết của ông mà theo điều tra là do đấu kiếm với
Đăngtex.
1.1.2. Một số sáng tác tiêu biểu
1.1.2.1. Thơ
Puskin được cả nhân loại biết đến đầu tiên là một nhà thơ. Sự nghiệp sáng tác
thơ trữ tình của ông khá đồ sộ với ước tính hơn 800 bài thơ có giá trị. Thơ Puskin có
nội dung rộng lớn nhưng có thể gom về các chủ đề lớn như sau: 1. Chủ đề phê phán
chế độ chuyên chế Nga hoàng; 2. Chủ đề ca ngợi tự do; 3. Chủ đề thiên nhiên; 4. Chủ
đề tình yêu.
1.1. Chủ đề phê phán chế độ chuyên chế Nga hoàng
Từ ngôi trường Lixê (Hoàng thôn – Petecburg) ông đã sớm tiếp thu các tư
tưởng tự do của các nhà hoạt động chính trị cùng các giáo sư, tiến sĩ. Mặc dù xuất thân
từ quý tộc nhưng ông rất quan tâm và am hiểu về đời sống người dân. Từ đó ông đã
không ngần ngại đứng vào vị trí của họ mà đấu tranh. Có thể kể về những sáng tác của
ông như: “Những kỉ niệm Hoàng thôn” (1815); “Tự do” (1817); “Gửi Sađeép” (1818);
“Làng” (1819)…Puskin đã từng yêu mến thơ Rađisép “kẻ thù của nô dịch”. Ảnh
hưởng sâu sắc từ sáng tác của Rađisép, Puskin mạnh dạn đi vào cuộc chiến đấu cho tự
do thiêng liêng “theo Rađisép tôi ca ngợi tự do”. Trong bài thơ “Tự do”, nhà thơ chưa
kêu gọi nhân dân vũ trang khởi nghĩa nhưng cũng phản ánh được tâm trạng sôi nổi
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
11
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
cách mạng của thanh niên, lòng yêu nước thiết tha, tinh thần lạc quan hi vọng và một
thái độ căm thù bạo lực, uy quyền:
Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược!
Ta căm ngươi ngôi báu của ngươi
Ta thấy trước với niềm vui cay độc
Cái chết của ngươi của cháu con ngươi
còn “Gửi Sađéep” lại là lời kêu gọi những người đồng tâm, đồng chí:
Khi trong ta lửa tự do rực cháy
Khi tim ta còn sống cho thanh danh
Người bạn hỡi hiến dâng cho Tổ quốc
Những ngọn triều kỳ diệu của lòng anh
Còn với “Làng” của Puskin, chúng ta thấy một quan cảnh nông thôn nghèo đói,
tăm tối, những bọn địa chủ dã man, tàn bạo và những đám nông nô xơ xác, héo hon.
Theo luống cày còng lưng tê tái
Dưới làng roi khổ nhục ê chề
Đám nông nô xơ xác chân kéo lê
Trên luống đất bọn chủ nô tàn ác
Ách nặng nề kéo lê cho tới chết
Không dám nuôi chút hoài bão, ước mong…
Bên cạnh, Puskin còn dùng hình tượng cây Ansa để nói lên tính chất phản động
của tên độc tài, lên án kẻ gây chết chóc đau thương cho nhân dân, nhắc nhở mọi người
bài học cảnh giác với kẻ thù tàn bạo và nham hiểm
Còn tên chúa lấy ra chất độc
Tẩm mũi tên, tên trúng đích trăm lần
Đem chết choc gieo ra ngoài bờ cõi
Qua biên thùy sang các nước lân bang…
Thơ Puskin thực sự là vũ khí đấu tranh chống lại Nga hoàng, kích động tư
tưởng, thức tỉnh nhân dân, tổ chức thanh niên đấu tranh cho tự do.
1.2. Chủ đề ca ngợi tự do
Ngoài ca ngợi đấu tranh Puskin còn chỉ ra giá trị của quyền tự do ở con người.
Tự do phải dựa trên việc hạn chế quyền hành của nhà vua, phải tiến hành cải cách từ
trên xuống, phải bãi bỏ chế độ nông nô
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
12
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
Hỡi các đế vương! Các ngươi có mũ ngọc ngai vàng
Do luật pháp chứ không do tạo hóa
Trên nhân dân các ngươi ngồi cao hơn cả
Nhưng muôn đời luật pháp trên các ngươi
Đối với Puskin, tự do là khát vọng cao nhất, là tiếng lòng tha thiết nhất, mãnh
liệt nhất đối với nhân dân “Puskin yêu tự do chân thành và nồng nhiệt…ông buồn rầu
và tha thiết mong chờ tự do, trước ông chưa có người nào như vậy” (M.Gorki)
[3; tr.60]. Từ khi mới bắt đầu làm thơ Puskin đã nhận thức rõ sứ mệnh thiêng liêng
đó:
Nàng thơ kêu hãnh của tự do
Nỗi kinh hoàng của thiên tử
(Tự do)
Ông dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh để diễn tả khái niệm “tự do”, cùng với nó là
“hạnh phúc”, “giải phóng”, “độc lập”: lửa tự do rực cháy, bình minh rực cháy của tự
do, sao hạnh phúc nguy nga hiện sáng, nhân dân cởi tròng thoát ách, dông tố đâu hình
ảnh của tự do, bay bay đi ta loài chim tự do…trong thơ ông có sức lay động mạnh mẽ
đến nhiều tầng lớp trong xã hội.
Thơ ông không phải chỉ là những lời cổ cũ, những lời thơ vuốt ve suồng sã mà
đó là những trãi nghiệm và đúc kết kinh nghiệm của chính bản thân ông.
1.3. Chủ đề thiên nhiên
Trong thơ Puskin những bài viết về thiên nhiên chiếm một khối lượng lớn và
mang nội dung đa dạng.
Thứ nhất, thiên nhiên hiện lên với sự trọn vẹn của cái hồn của thiên nhiên Nga,
nét độc đáo và hết sức đặc trưng của thiên nhiên Nga. Thiên nhiên trong thơ Puskin
còn mang tính chân thực và có tính chất tư liệu
Thứ hai, thiên nhiên trong thơ ông thể hiện một nội dung lớn, đó là sự thể hiện
tình yêu chân thành của một con người ham sống, ham giao cảm với đời, với cảnh sắc
thiên nhiên, tìm thấy ở thiên nhiên những giá trị cho cuộc sống.
Thứ ba, thiên nhiên trong thơ có tinh chất ngợi ca đất nước Nga sâu sắc, có tác
dụng thúc đẩy người đọc thêm yêu thiên nhiên và con người Nga.
1.4. Chủ đề ca ngợi tình yêu
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
13
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
Puskin không chỉ là nhà thơ của nhân dân mà còn là nhà thơ tình xuất sắc với
thế giới. Ông không ca ngợi những tình yêu thông thường thấp kém. Đọc thơ ông,
người ta ảm nhận được sự chân thành, trong sáng, sự tế nhị trong tâm hồn của người
đang yêu. Thơ tình yêu của Puskin luôn làm cho người đọc nhận thức khi yêu phải yêu
cho đẹp, cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu. Những bài thơ của
Puskin luôn phủ định tình yêu giả dối, ích kỷ, vụ lợi và suy tính, tiền bạc.
Một số bài thơ tình đặc sắc như: Gửi, tôi yêu em, Ngài và anh, cô và em, Trên
đồi Grudia đêm xuống, Lá thư bị đốt cháy…
Qua thơ Puskin chúng ta có thể thấy được hình ảnh con người dũng cảm kiên
cường trong đấu tranh, chân thành chung thủy trong tình bạn, lành mạnh, trong sáng và
tha thiết trong tình yêu.
1.1.2.2. Trường ca
Trong các bản trường ca, Puskin đã tạo ra một kiểu nhân vật “con người thời
đại”[7; tr.55]. Đó là những thanh niên thuộc tầng lớp quý tộc thượng lưu, bất mãn
thời cuộc, chán ghét xã hội phồn hoa quý tộc giả dối, muốn đoạn tuyệt với nó để tìm tự
do. Thông qua những nhân vật đó, Puskin đề cao lý tưởng tự do đồng thời phản ánh sự
thật ngột ngạt xã hội Nga trước cách mạng. Sáng tác đầu tiên là bản trường ca “Ruxlan
và Liutmila” (1820) khẳng định tài năng văn chương nổi trội của Puskin. Bản trường
ca được ông khai thác bằng chất liệu thơ ca dân gian, từ những tuyển tập bài hát cổ
làm tác phẩm thấm đẫm “tinh thần nhân dân”. Bản trường ca tràn đầy tinh thần lạc
quan, yêu đời, ngợi ca chính nghĩa thắng gian tà theo đúng đạo lý công bằng, nhân đạo
của nhân dân, toát lên “tinh thần Nga”, “hương vị Nga”. Puskin còn xây dựng những
nhân vật sống động, đa dạng, nhiều vẻ, đó là “những con người chứ không phải những
cái bóng”(Bêlinxki). Qua tác phẩm, Puskin ca ngợi lý tưởng lập chiến công vinh
quang. Tráng sĩ Ruxlan là hiện thân của “sức mạnh con người Nga vĩ đại”.
Thời kỳ bị lưu đày đến phương Nam, Puskin sáng tác “Người tù Capca” (1820
– 1821) và “Đoàn người Sưgan” (1824) mang tầm khái quát cao. Người tù không chỉ
là hình ảnh cụ thể của một thanh niên Nga bị người Secket bắt cầm tù tại Capca mà là
hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên đương thời, hình ảnh con người thời đại, nhân
vật thời đại. Một năm sau khi tác phẩm ra đời, nhà thơ Viademxki xác nhận: “những
nhân vật như thế thường hay gặp trong hoàn cảnh hiện nay của xã hội”[4; tr76]. Về
sau Bêlinxki có nhận xét: “Người tù – đó là nhân vật của thời đại bấy giờ”[7; tr.57].
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
14
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
Nhà phê bình còn nói thêm: “nhưng không phải Puskin đã sinh ra hoặc bày đặt những
đặc điểm ấy. Ông chỉ là người đầu tiên nêu chúng lên vì những đặc điểm ấy đã bắt đầu
xuất hiện từ trước Puskin và đến thời Puskin đã có nhiều rồi”[4; tr.76]. Nhân vật
Alêcô trong “Đoàn người Sưgan” thể hiện tư thế con người thời đại đã rõ ràng hơn.
Puskin đã qua thời kỳ quá độ để thành “nhà thơ của thực tại”[3; tr.68] để viết những
bản trường ca hiện thực.
1.1.2.3. Tiểu thuyết
Đầu tiên phải kể đến “một tác phẩm có quy mô bách khoa toàn thư” (Bêlinxki)
đó là Epghênhi Ônêghin bắt đầu sáng tác từ 9.5.1823 đến 5.10.1831 mới hoàn thành.
Sáng tác ở thời điểm đặc biệt của nước Nga là sau cuộc chiến tranh Vệ quốc và trước
cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, xã hội và con người có bước chuyển biến mới. Puskin đã
phản ánh trung thành thực tại, viết nên “bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”
[4; tr.90]. “Epghênhi Ônêghin” viết về một thanh niên ăn chơi là Oneghin, một thi
nhân lãng mạn Lensky. Hai nhân vật này hay lai vãng đến nhà bà Larine. Bà có hai cô
con gái là Tachina hay buồn và lãng mạn, Olga thì nhí nhảnh và vui vẻ. Cô cũng là vị
hôn thê của Lensky. Tachina tỏ tình với Oneghin nhưng Oneghin từ chối vì Oneghin
cũng yêu Olga. Thế rồi Oneghin và Lensky đấu gươm, Lensky bị giết. Oneghin trở
thành một tay ăn chơi, rời Nga đến Pháp rồi lưu lạc nhiều quốc gia khác nữa. Thời
gian sau chàng về thăm Sant-Petecburg gặp lại Tachina nay trở thành mệnh phụ sang
trọng và xinh đẹp. Do đó Oneghin đã si mê Tachina và bày tỏ tình cảm với cô nhưng
Tachina đã từ chối nhưng không thể phản bội chồng. Oneghin và Lenxki là hai nhân
vật có tính cách trái ngược nhau và đầy phức tạp. Cả hai đại diện cho tầng lớp thanh
niên đương thời ích kỉ, sống không mục đích, không lý tưởng. Từ Oneghin, Puskin
khái quát thành hình tượng “con người thừa” trong xã hội Nga. Đây là tác phẩm đánh
dấu sự manh nha của phương pháp sáng tác mới – phương pháp hiện thực.
Thành công nữa về thể loại văn xuôi hiện thực phải kể đến tiểu thuyết lịch sử
“Người con gái viên đại úy”. Qua lời kể của Grinhốp câu chuyện gần như được thuật
lại với sự trung thành và khách quan. Xen lẫn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố đời thường
câu chuyện lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối. Truyện vẽ lên hình tượng lãnh tụ nông
dân Pugatsốp anh hùng và hình tượng chàng thanh niên qúy tộc Grinhốp chân thành,
thương người và trung thực với tình yêu. Sức mạnh của Puskin là ở quan điểm lịch sử
đúng đắn, tình cảm sâu sắc của ông dành cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nông
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
15
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
dân, ở nghệ thuật hiện thực chính xác, cụ thể, phản ánh trung thành cuộc sống và con
người.
1.1.2.4. Truyện ngắn
Puskin không chỉ làm thơ mà còn viết văn. Trong 10 năm sáng tác (1827-1837)
Puskin viết truyện ngắn không nhiều nhưng đều là những tác phẩm hay có giá trị “đặt
nền móng” cho văn xuôi hiện thực Nga thế kỷ XIX. Quả thật văn xuôi Puskin vượt xa
trình độ văn xuôi Nga đương thời, giải thoát nó khỏi những hạn chế như giáo huấn khô
khan, duy cảm nhạt nhẽo, cầu kỳ bóng bẩy, từ ngữ nghèo nàn. Truyện ngắn Puskin
bám chắc thực tại muôn vẻ hàng ngày, phản ánh chân thực nhiều mặt trong cuộc sống
của các tầng lớp nhân dân như: sinh hoạt của các sĩ quan quý tộc (Phát súng, Con đầm
pích), công việc làm ăn của giới tiểu thương tiểu chủ (Người chủ hiệu quan tài), thân
phận người viên chức nhỏ (Người trưởng trạm), bức tranh làng quê (Bão tuyết, Tiểu
thư nông dân), cuộc chiến tranh giữ nước (Rôxlapliep)… cốt truyện giản dị dễ nhớ, dễ
kể, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Puskin chú trọng lối viết cô đọng,
ngắn gọn và chính xác. Puskin xứng đáng là người mở đầu cho văn xuôi hiện thực
Nga. Các sáng tác của ông là tiền đề cho các tác phẩm của Gôgôn, Đốxtôiepxki,
Sêkhốp, Lep Tônxtôi…Truyện ngắn Puskin mãi mãi như bông hoa tươi thắm đem lại
cho chúng ta những tình cảm tốt lành, đẹp đẽ.
1.1.2.5. Kịch
Tuy số lượng không nhiều nhưng những vở kịch của Puskin đã trở thành những
kiệt tác của văn học nhân loại. Ngay từ những năm 20 thế kỷ XVIII, Puskin đã chú ý
đến kịch. Ông nhận thấy ở thể loại này những khả năng ưu thế trong sự nhận thức cái
hiện thực đầy mâu thuẫn của xã hội Nga đương thời. Tuy nhiên, nền kịch Nga thời kỳ
này vẫn còn hạn chế, mới chỉ có những vở hài kịch mà chưa có những vở kịch tương
xứng. Tình hình đó thôi thúc nhà văn tìm tòi, sáng tác, đổi mới thể loại bi kịch.
Trong những vở bi kịch, Puskin khai thác nhiều đề tài: đề tài về lịch sử (Bôrix
Gôđunôp); đề tài về tình bạn (Moda và Xalêri), về tình yêu (Người khách bằng đá) về
gia đình, cha con (Hiệp sĩ keo kiệt)…Qua những vở bi kịch Puskin đã thể hiện một
cảm quan hiện thực rất nhạy bén. Đó là vấn đề: số phận nhân dân, số phận của con
người, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa tình yêu và dục vọng, sự
lên ngôi của đồng tiền và hậu quả tất yếu của nó đối với mối quan hệ con
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
16
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
người…trong các vở kịch, Puskin rất quan tâm nắm bắt tinh thần thời đại đồng thời
ông cũng chú trọng khắc họa những tính cách với những biến đổi tâm lý phức tạp.
Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tài năng Puskin đủ sức để tỏa sáng trên thi đàn. Ông
để lại sự nghiệp sáng tác phong phú, một di sản văn hóa lớn lao. Ngoài ngàn bài thơ
trữ tình tuyệt diệu, Puskin còn sáng tác hàng chục bản trường ca bằng thơ, truyện cổ
tích thơ và cả tiểu thuyết bằng thơ. Không chỉ thế, Puskin còn là thiên tài về văn xuôi.
Nhiều truyện ngằn, truyện dài của ông đạt đến sự mẫu mực. Tác phẩm “Người con gái
viên đại úy” có thể coi như là một sự tổng kết quá trình sáng tác theo phương pháp
hiện thực thế kỷ XIX của ông.
1.2. Tác phẩm
1.2.1. Tóm tắt tác phẩm
Chàng Grinhốp sinh trưởng trong một gia đình qúy tộc ở làng quê miền
Ximbiếcxcơ. Cha anh là trung tá Anđrây Pêtơrôvích Grinhốp đã về hưu. Mẹ là bà
Ápđôchia Vaxiliépna Iu con một quý tộc nghèo cùng vùng. Anh là đứa trẻ may mắn
sống sót được trên đời bởi chín anh chị khác của anh đã lần lượt ra đi từ lúc còn rất
nhỏ. Từ lúc nằm trong bụng mẹ, anh đã được ghi danh vào làm trung sĩ ở trung đoàn
Xêmiônốpxki. Gia sư đầu tiên của anh - mexừ Bôprê là một người Pháp. Từ nhỏ người
gần gũi anh nhất là bác giám mã Xavêlích. Mười sáu tuổi anh nhập ngũ. Và anh phải
đến một đồn ải xa xôi, hẻo lánh thuộc tỉnh Orenburg. Trên đường đi gặp phải trận bão
tuyết, anh bị lạc, may nhờ người dẫn đường đưa tới quán trọ. Anh được phân về Đồn
ải Bêlôgo, bổ sung vào đơn vị của đại úy Mirônốp. Ở đây anh sống cùng viên sĩ quan
Svabrin, nhân một chuyện bất hòa hai người đấu kiếm, anh bị thương được Maria
Ivanốpna – con gái viên đại úy săn sóc. Anh nhận thấy Masa (cách gọi thân mật của
Maria Ivanốpna) là một cô gái thông minh và giàu tình cảm nên rất yêu quý cô. Nhưng
một biến cố đột ngột ảnh hưởng đến cả cuộc sống và hạnh phúc của anh sau này là
việc quân Pugatsốp xuất hiện. Sau trận đánh đồn, ông bà đồn trưởng bị giết chết, anh
Grinhốp được Pugatsốp là “người dẫn đường” giúp đỡ và tha chết cho anh vì nhớ ơn
xưa. Svabrin phản bội đã đầu hàng kẻ địch và được phong làm đồn trưởng. Pugatsốp
trở thành người khách bất đắc dĩ ở nhà ông bà cố đạo trong khi cô Masa đang ẩn náu ở
đó. Grinhốp đành chia ly với người yêu, trở về thành Orenbua cầu cứu quân chi vịên.
Nhưng tướng tá thành này án binh bất động. Quân Pugatsốp tràn tới hãm thành. Nghe
tin Svabrin định cưỡng ép Masa phải lấy hắn, Grinhốp liền cùng người lão bộc trung
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
17
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
thành vượt vòng vây qua sào huyệt kẻ thù đi cứu Masa nhưng lại lạc vào thôn phiến
lọan. Ở đây chàng lại một lần nữa gặp Pugatsốp. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa đưa chàng
trở lại đồn Bêlogo để cứu người con gái mồ côi là Masa. Pugatsốp cho đôi bạn trẻ
được tự do còn tác hợp cho họ. Ông lão bộc đưa Masa về quê nương nhờ vào cha mẹ
Grinhốp, còn Grinhốp đi theo một đơn vị quân triều đình để tiêu diệt quân khởi nghĩa.
Chiến tranh kết thúc, Grinhốp chưa kịp về nhà đòan tụ thì bị bắt vì Svabrin tố giác anh
phản bội triều đình. Anh bị đưa ra tòa bị kết án tù chung thân. Masa được tin liền đi
Petecburg minh oan cho Grinhốp. Nữ hoàng Ecatêrina Đệ Nhị xem xét và trả lại tự do
cho Grinhốp. Cuối cùng anh kết hôn cùng “người con gái viên đại úy”.
1.2.2. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
Sau ngày 14.12.1825 phong trào cách mạng có tạm thời lắng xuống nhưng vào
những năm 30 phong trào lại phục hồi, phát triển. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân
dường như nối tiếp thổi bùng ngọn lửa căm hờn lên tới cao trào. Con số lên đến 145
cuộc biến động lớn nhỏ từ năm 1826 đến năm 1834 thật sự đáng quan tâm.
Puskin cũng đã suy nghĩ nhiều về vấn đề thời sự nóng bỏng này. Cùng với kịch
và thơ ông cũng đã viết Lịch sử làng Gơriukhinô, Đubrốpxki và giờ đây là tiểu thuyết
Người con gái viên đại úy. Ông khai thác đề tài về cuộc khởi nghĩa vĩ đại từng làm
rung chuyển nước Nga trong những năm 1773 – 1775 và có ảnh hưởng vang dội mãi
về sau, Puskin muốn “hỏi” quá khứ để tìm “lời giải đáp” cho hiện tại và suy nghĩ về
tương lai. Phải bỏ qua một khoảng thời gian khá dài Puskin mới bắt tay vào lập đề
cương đầu tiên của "Người con gái viên đại uý” được phác ra ngày 31 tháng 1 năm
1833.
Cuối tháng Hai năm 1833 Puskin được phép vào nghiên cứu một loạt các tư liệu
lưu trữ và lòng say mê những tư liệu này đã cho ra đời "Lịch sử Pugatsốp". Nhưng
theo yêu cầu của Nga hoàng tác phẩm phải mang tên là "Lịch sử cuộc phiến loạn của
Pugatsốp" - đó chính là công trình nghiên cứu cơ bản về cuộc chiến tranh nông dân
1773-1775.
Puskin đã trãi qua một chuyến đi thực tế suốt bốn tháng về vùng Uran, Cadan,
Ôrenbua đến nơi xuất phát của cuộc khởi nghĩa và “thủ đô” của Pugatsốp, xưa kia là
“thôn phiến loạn”. Ông lần tìm theo dấu vết của đội quân Pugatsốp, tìm hiểu về hình
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
18
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
sông, thế núi, làng mạc, dân cư, phong tục tập quán. Ông có dịp gặp gỡ những nhân
chứng sống kể lại về cuộc khởi nghĩa một cách khách quan nhất.
Một nguồn tài liệu quan trọng nữa cho Puskin là những tác phẩm văn học cuối
thế kỉ XVIII, nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa theo cảm quan của những nhà văn cùng
thời Pugatsốp. Puskin còn được phép của Nga hoàng vào lục lại các tài liệu, các biên
bản, tờ trình của các cấp, những lời khai tại tòa về vụ án Pugatsốp, những truyền đơn,
giấy tờ, tang vật thu lượm được của quân khởi nghĩa.
Truyện còn dựa vào nguồn lịch sử nữa là quyển bút ký của ông Piốt Anđrêêvích
Grinhốp. Bản bút ký viết tay của Piốt Anđrêêvích Grinhốp là do một người cháu nội
của ông ta trao cho Puskin, khi người này biết rằng ông đang tiến hành một việc có
liên quan đến thời đại mà tổ phụ mình có miêu tả. Puskin bèn quyết định, với sự thoả
thuận của con cháu ông, xuất bản tập bút ký này và có thêm vào mỗi chương mấy câu
đầu đề thích hợp đồng thời cũng tự ý thay đổi một vài tên họ.
Công việc viết "Người con gái viên đại uý" kết thúc vào năm 1836, những dòng
cuối cùng được đề ngày 19 tháng Mười 1836.
"Người con gái viên đại uý” được in đầu tiên trên tạp chí “Người đương thời”
vào năm 1836 (tập IV - tập cuối cùng của tạp chí ra khi Puskin còn sống). Lần in này
có một số chỗ bị kiểm duyệt bỏ. Thực ra trong quá trình viết về một đề tài xã hội gay
cấn như thế này Puskin đã luôn luôn phải thận trọng nghĩ đến kiểm duyệt. Đáng chú ý
là mặc dù như vậy ông vẫn xây dựng được hình tượng của chính Pugatsốp khá hấp dẫn
và nhấn mạnh tình cảm của Grinhốp đối với nhân vật này. Có lẽ, chính vì suy tính đến
kiểm duyệt mà ở bản thảo cuối cùng Puskin đã loại ra chương kể về cuộc nổi dậy ở
chính làng của cha Grinhốp và việc nông dân ở đây hưởng ứng cuộc nổi dậy này. Có lẽ
không hy vọng in được chương này, nên tác giả không sửa chữa lại, và chính ông gọi
chương này trong bản thảo là "Chương bỏ qua". Chương này được in lần đầu tiên vào
năm 1880 ("Tư liệu lưu trữ Nga")
Bản dịch tác phẩm mà chúng tôi tiếp nhận là của giáo sư Cao Xuân Hạo. Với độ
dài là 15 chương với khoảng 193 trang giấy A4 của nhà xuất bản Văn học tháng
6.1996. Vừa tìm hiểu lịch sử vừa sáng tạo nghệ thuật cần cù, tỉ mĩ, tác giả cho ta một
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
19
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi
Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm “Người con gái viên đại úy” của A.X.Puskin
tác phẩm văn chương thật sự - không đơn giản là một công trình nghiên cứu khoa học
với đầy ắp những con số cứng nhắc. Với những nhân chứng sống kể lại câu chuyện và
sự kết hợp nhuần nhuyễn cảm quan nghệ thuật, Puskin không áp đặt người tiếp nhận,
không xuyên tạc lịch sử, không mãi mê với những số liệu ông chỉ dừng lại ở bề mặt
nhường bề sâu cho độc giả tự đánh giá.
1.2.3. Vấn đề hình tượng nhân vật trong văn học
Tác phẩm văn học được ví von là đứa con tinh thần của nhà văn thì nhân vật
trong tác phẩm cũng xứng đáng là một trong những tế bào quan trọng trong cơ thể đó.
Nhân vật có vị trí không nhỏ quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một tác phẩm
văn học. Có thể tạo ra được một tác phẩm hay, để lại dư âm trong lòng độc giả đòi hỏi
một quá trình hoạt động nghệ thuật miệt mài và thực sự nghiêm túc của nhà văn. Tạo
ra nhân vật có cá tính và mang dấu ấn riêng là một việc khó khăn. Thật sự sẽ không
mâu thuẩn khi người đọc lại nhớ tên nhân vật trước khi nhớ ra tác giả của nó. Ví như
ngoài đời người ta hay nói bằng cách gán ghép tên nhân vật với một nét tính cách nổi
bật của nhân vật đó như “ác như Tú Bà”, “ghen như Họan Thư”, hay một nét ngoại
hình như “xấu như Thị Nở”…điều đó khẳng định sự thành công của quá trình sáng tạo
không mệt mỏi.
Nhân vật đi vào tác phẩm văn học là kết quả sự sáng tạo có tính chất hư cấu của
tác giả. Nó thể hiện chính kiến chủ quan của tác giả nhiều hơn. Thế giới khách quan
cũng gần như được sàng lọc qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Con người là tổng
hòa của nhiều mối quan hệ phức tạp (theo luận cương về Feuerbach, K.Marx từng viết:
“bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”)
[9; tr.185]. Con người cũng như hình tượng nhân vật không thể tồn tại biệt lập với thế
giới, không thể là một óc đảo cô đơn. Do đó xem xét hình tượng nhân vật trong tác
phẩm văn học phải đặt nhân vật trong mối quan hệ gắn bó với các nhân vật khác. Và
xem xét đối tượng đó qua cách hành động, ngôn ngữ, trạng thái tâm lý, tình cảm…mà
họ thể hiện để đi đến kết luận chung về tính cách của nhân vật có gì nổi bật hơn. Nói
đến tính cách chính là nói đến những đặc điểm tâm lý ổn định chi phối mọi hành vi,
thái độ và bộc lộ cốt cách, phẩm chất của nhân vật đó.
CBHD: ThS.Trần Văn Thịnh
20
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi