Hướng dẫn dạy đọc hiểu văn bản kí trong chương trình ngữ văn thpt hiện nay

  • doc
  • 118 trang
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………...1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....………………………………………..2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu…………………..........................4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….5
5. Cấu trúc của khoá luận………………………………………………5
Chương 1: GIỚI THUYẾT VỀ LOẠI HÌNH KÍ VĂN HỌC
VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN KÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THPT……………………………………………………….7
1.1. Giới thuyết về loại hình kí văn học………………………………..7
1.1.1. Khái niệm kí văn học………………………………………….......7
1.1.2. Đặc trưng của loại hình kí văn học…………………………..........9
1.1.3. Phân biệt kí văn học và kí báo chí, kí văn học với truyện………..29
1.1.4. Sự phân loại kí văn học…………………………………………..31
1.2. Đặc điểm văn bản kí trong chương trình Ngữ văn
THPT hiện nay………………………………………………………..33
1.2.1. Khái quát về chương trình Ngữ văn THPT hiện nay.................. .33
1.2.2. Khái quát về văn bản kí trong chương trình Ngữ văn
THPT hiện nay…………………………………………………………38
1.2.3. Đặc điểm của văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 10….42
1

1.2.4. Đặc điểm của văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 11….45
1.2.5. Đặc điểm của văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12….47
Chương 2: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN KÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THPT HIỆN NAY……………………………………..51
2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy đọc - hiểu văn
bản kí trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay……………..51
2.1.1. Thuận lợi………………………………………………………51
2.1.2. Khó khăn………………………………………………………52
2.2. Một số định hướng dạy đọc - hiểu văn bản kí trong
Trình Ngữ văn THPT hiện nay……………………………………53
2.2.1. Phải bám sát vào đặc trưng thể loại khi dạy đọc - hiểu
văn bản kí………………………………………………………………53
2.2.2. Phải chú trọng nguyên tắc tích hợp khi dạy đọc - hiểu
văn bản kí……………………………………………………………….60
2.2.3. Phải chú ý đặc điểm riêng của từng bộ SGK khi
dạy đọc - hiểu văn bản kí………………………………………………63
2.3. Các phương pháp và hình thức dạy đọc - hiểu văn bản
trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay………………………..65
2.3.1. Các phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản kí trong
chương trình Ngữ văn THPT hiện nay………………………………….66
2.3.2. Các hình thức dạy đọc - hiểu văn bản kí trong
chương trình Ngữ văn THPT hiện nay…………………………………..77
2

Chương 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM…………………..85
Vào phủ chúa Trịnh……………………………………………………86
Ai đã đặt tên cho dòng sông……………………………………………97
KẾT LUẬN……………………………………………………………109
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….110

BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT

SGK:

Sách giáo khoa

SGV:

Sách giáo viên

GV:

Giáo viên
3

HS:

Học sinh

Nxb:

Nhà xuất bản

THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
CNTT: Công nghệ thông tin
Các chú thích tài liệu trích dẫn: Bao gồm số thứ tự của tài liệu trong thư
mục Tài liệu tham khảo và số thứ tự trang chứa trích dẫn. Ví dụ, kí hiệu [5,210]
nghĩa là số thứ tự củ tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo là 5, nhận định
được trích dẫn nằm ở trang 210 của tài liệu này.

Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập ở trường Đại học Vinh, tôi đã tiếp thu được những
tri thức quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn. Khoá luận này được
hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Hồ Quang, những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và sự động viên của bạn bè. Nhân dịp
này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn, cùng tất cả các
thầy cô trong khoa Ngữ văn và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này./
4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Kí là một loại hình văn học đặc thù, có khả năng tác động mạnh mẽ tới
nhận thức và tình cảm của độc giả, bởi kí mang thông tin xác thực về người thật,
việc thật. Tác dụng của kí trong việc cung cấp tri thức và giáo dục nhân cách cho
bạn đọc, cụ thể là cho những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, là rất lớn.
Kí khắc sâu vào tâm trí HS niềm tin vào sự thật, vào quan niệm nhân sinh đúng
đắn, niềm say mê trước cái đẹp của nhân cách con người, của thiên nhiên...
Chính vì vậy, cần có những định hướng dạy học đúng đắn để có thể phát huy tối
đa những giá trị nhân sinh – thẩm mĩ của loại tác phẩm này trong nhà trường phổ
thông.
1.2. Mặc dù trong chương trình SGK ngữ văn phổ thông hiện nay, số lượng
các tác phẩm kí được đưa vào khá nhiều (gồm 8 tác phẩm ở chương trình Ngữ
văn cơ bản và 12 tác phẩm ở chương trình Ngữ văn nâng cao) thế nhưng cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu và đưa ra
các định hướng cụ thể về việc dạy đọc - hiểu các văn bản kí ở trường phổ thông.
Việc dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông hiện nay còn gặp không ít khó
khăn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, cần kể đến là do sự thiếu hụt về
những tri thức về lí thuyết thể loại, tri thức về phương pháp luận và phương pháp
dạy đọc – hiểu văn bản kí.
1.3. Là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, không lâu
nữa, chúng tôi sẽ trở thành những giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường
phổ thông. Vì vậy, công trình nghiên cứu này là hành trang để chúng tôi bước

5

vào nghề, nó trang bị cho chúng tôi một bộ phận kĩ năng cần thiết của người giáo
viên trong hoạt động dạy học văn ở trường phổ thông hiện nay.
Trên đây là những lí do cơ bản thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài Hướng dẫn
dạy đọc - hiểu văn bản kí trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông đã nhận được
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Một số công trình đã đề cập đến vấn đề
này, tiêu biểu là cuốn Phương pháp dạy học văn do tác giả Phan Trọng Luận chủ
biên (1988). Ở công trình này, tác giả đã dành một phần tương đối dài để nghiên
cứu về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Công trình
nghiên cứu của tác giả vừa cung cấp các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận
như "phương pháp dạy học là gì?" lại vừa chỉ ra được các thủ pháp, biện pháp có
khả năng mang lại hiệu quả trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường
phổ thông. Tuy nhiên, hạn chế của công trình này là ở chỗ nó mới chỉ đề ra được
những nguyên tắc và phương dạy học chung cho tất cả các thể loại văn học chứ
chưa chỉ ra được cách dạy riêng đối với từng thể loại. Song cũng phải thừa nhận
rằng, cuốn sách này ra đời đã có vai trò mở đường cho các công trình nghiên cứu
về phương pháp dạy học tác phẩm thuộc từng thể loại cụ thể ra đời.
Khoá luận của chúng tôi nghiên cứu về vấn đề định hướng và phương pháp
dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông hiện nay. Vấn đề đó đã được tác
giả Nguyễn Viết Chữ đề cập đến trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương (theo loại thể) (2001). Ở cuốn sách này, tác giả đã trực tiếp đề ra những
biện pháp dạy học tác phẩm kí ở trong nhà trường. Theo tác giả: "Với loại kí (tuỳ
bút) giàu chất trữ tình, chất thơ như Cây tre Việt Nam của Thép Mới, Đường
chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành, ta nên vận dụng con đường "theo bước tác
giả" kết hợp với đọc diễn cảm, kết hợp biện pháp giảng bình và câu hỏi hình
6

dung tưởng tượng tái hiện" [2,133]. Những định hướng mà tác giả Nguyễn Viết
Chữ đưa ra hết sức ngắn gọn và ở một mức độ tương đối nào đó, nó cũng góp
phần cung cấp cho GV một số biện pháp cụ thể trong dạy học tác phẩm kí. Song
có lẽ vì quá ngắn gọn nên nó chưa đầy đủ và còn phiến diện.
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu này còn được thể hiện trong một số cuốn sách
nói về phương pháp phân tích, bình giảng tác phẩm văn chương trong nhà trường
chẳng hạn như bộ sách phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, 11, 12 (Trần Nho Thìn
chủ biên), các cuốn sách giảng văn trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Đăng
Mạnh chủ biên), v.v đã cung cấp cho GV những định hướng để phân tích văn
bản văn học trong chương trình, trong đó có các văn bản kí. Trong số những
sách tham khảo này, chúng tôi khá tâm đắc với công trình Tác phẩm văn học
trong nhà trường phổ thông - Một góc nhìn, một cách đọc của tác giả Phan Huy
Dũng. Cuốn sách là sự tập hợp các bài viết đăng trên báo của tác giả trong suốt
hai mươi năm qua như lời tác giả tâm sự. Tuy nó không trực tiếp chỉ ra các
phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản kí trong nhà trường phổ thông nhưng qua
một số văn bản kí cụ thể, tác giả cũng đã đưa ra được một số gợi ý bổ ích về
phương pháp, mặc dù nhiều khi phương pháp ẩn dưới những lời bình cụ thể.
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế dạy học văn, bộ SGK Ngữ văn tích hợp
được xuất bản. Ở bộ sách này có phần "Hướng dẫn học bài", phần này không chỉ
cung cấp cho HS các câu hỏi để các em tìm hiểu văn bản mà nó còn góp phần
hướng dẫn GV trong quá trình dạy học. Khi bàn về lịch sử nghiên cứu vấn đề
phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông, chúng ta không thể
không nhắc đến bộ SGV Ngữ văn tích hợp. Ở bộ sách này, các tác giả đã nêu ra
những phương pháp cụ thể đối với việc dạy đọc - hiểu một tác phẩm kí cụ thể để
GV tham khảo. Nó được thể hiện trong phần hai: "Phương pháp và tiến trình tổ
chức dạy học" của cuốn sách. Những giải pháp mà SGV đề xuất rất cụ thể, rõ
ràng, có tác dụng lớn trong việc giúp GV tiến hành giờ dạy học văn bản kí đạt
7

được hiệu quả. Song nó chỉ hướng dẫn cách dạy cho những bài kí cụ thể trong
chương trình chứ chưa đưa ra được định hướng và phương pháp chung cho việc
dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông hiện nay. Ngoài ra, khi dạy đọc hiểu văn bản kí, GV có thể tham khảo bộ sách Thiết kế bài giảng (Nguyễn Văn
Đường chủ biên), Thiết kế giáo án (Nguyễn Hải Châu chủ biên). Tuy nhiên, cũng
như bộ SGV, bộ sách tham khảo này chưa đề xuất được những phương pháp
chung cho việc dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông mà nó mới chỉ
dừng lại hướng dẫn GV dạy các bài đọc - hiểu văn bản kí cụ thể.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp
khá quan trọng đối với hoạt động dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông
hiện nay. Tuy nhiên ở các cuốn sách này còn tồn tại một hạn chế chung là chỉ đi
vào một bài kí cụ thể theo một hướng nhất định. Vì thế mà chúng chưa thể trở
thành những tài liệu có ý nghĩa chỉ đạo chung về mặt nguyên tắc và phương pháp
cho việc dạy đọc - hiểu toàn bộ các văn bản kí ở trường phổ thông hiện nay.
Như vậy, lịch sử nghiên cứu của đề tài Hướng dẫn dạy đọc - hiểu văn bản
kí ở trường phổ thông hiện nay còn khá mới mẻ. Có thể khẳng định rằng từ trước
tới nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
này. Chính vì vậy, khoá luận của chúng tôi hứa hẹn sẽ cung cấp những hướng đi
mới trong việc dạy đọc - hiểu văn bản kí ở trường phổ thông hiện nay để bạn đọc
tham khảo.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở khoá luận này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề "Hướng dẫn dạy đọc hiểu văn bản kí trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay" trên một số phương
diện định hướng và phương pháp giảng dạy.
8

3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận của chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản dưới
đây:
- Giới thuyết về khái niệm kí văn học, tìm ra những đặc trưng cơ bản của nó;
khảo sát đặc điểm của văn bản kí ở trường THPT hiện nay.
- Đề xuất một số định hướng và phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản kí ở
trường THPT hiện nay.
- Thiết kế hai giáo án thể nghiệm: Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác và
Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát - thống kê
Phương pháp miêu tả - so sánh
Phương pháp phân tích - tổng hợp
5. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài có cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1: Giới thuyết về loại hình kí văn học và đặc điểm của văn bản kí
trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

9

Chương 2: Một số định hướng và phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản kí ở
trường phổ thông hiện nay
Chương3: Thiết kế giáo án thể nghiệm

10

Chương 1
GIỚI THUYẾT VỀ LOẠI HÌNH KÍ VĂN HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN
KÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT HIỆN NAY
1.1. Giới thuyết về loại hình kí văn học
1.1.1. Khái niệm kí văn học
Kí có nghĩa gốc là "ghi chép" về sự vật, sự việc diễn ra trong đời sống. Khái
niệm kí (tiếng Nga: Ocherk; tiếng Pháp: essai, reportage) cũng đã có mặt trong
nhiều từ điển chuyên ngành cũng như các công trình nghiên cứu lí luận văn học.
Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đồng chủ biên) đã định nghĩa về kí như sau: "Kí là một loại hình văn học trung
gian nằm giữa báo chí và văn học. Kí bao gồm nhiều thể, chủ yếu dưới dạng văn
xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tuỳ bút và cả hồi kí tự
truyện"[36,162]. Định nghĩa này thiên về nhấn mạnh các đặc điểm hình thức của
loại hình kí. Các tác giả chủ yếu nói đến tính chất trung gian và tính nhiều biến
thể của loại hình văn học đặc biệt này. ,…
Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cũng khẳng định
tính chất trung gian có ở loại hình kí khi ông định nghĩa về nó: "Kí là tên gọi
chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn
học (báo chí, ghi chép) chủ yếu là văn xuôi tự sự" [1,179]. Tính chất trung gian
trong tác phẩm kí được biểu hiện ở điểm kí vừa mang đặc điểm của các văn bản
hành chính công vụ, lại vừa mang giá trị văn học.

11

Giáo trình Lí luận văn học (do Trần Đình Sử chủ biên) cũng nhấn mạnh đến
hai tính chất này của kí: "Kí là loại hình văn học có nhiều biến thể", và "Kí là
một loại hình văn học trung gian" [26,356]. Trên thực tế không chỉ riêng kí mới
có sự phong phú về thể loại mà từ xa xưa loại hình truyện cũng bao gồm nhiều
thể loại như: truyện chí quái, chí nhân, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết,…
Tuy nhiên có thể thấy thể loại của kí đa dạng và phức tạp hơn. Về tính trung
gian, kí là loại hình thể hiện đậm nét nhất đặc điểm này.
Cũng đi vào nhấn mạnh tính nhiều biến thể của kí "Bao gồm nhiều thể khác
nhau như kí sự, phóng sự, tuỳ bút, bút kí, nhật kí, v.v" [5,210], nhưng giáo trình
Lí luận văn học (do Hà Minh Đức chủ biên) còn nhấn mạnh: "Kí văn học là thể
loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp
nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất" [5,210]. Ở đây, tác giả khi bàn về
kí đã nói đến một đặc trưng rất cơ bản của kí, đó là sự năng động, nhạy bén trong
phản ánh hiện thực. Bất cứ loại hình văn học nào cũng bắt rễ từ cuộc sống, là
tấm gương phản chiếu cuộc sống nhưng kí là loại hình văn học tiên phong, đi
đầu trong việc phản ánh hiện thực. Nó luôn bám sát cuộc sống ở cái thế trực tiếp
nhất. Định nghĩa này nhấn mạnh đặc điểm về nội dung rất quan trọng làm nên
đặc trưng riêng biệt của kí so với các loại hình văn học khác.
Theo công trình Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ (do Nguyễn Văn Hạnh,
Huỳnh như Phương đồng chủ biên), kí "là ghi chép, về nguyên tắc là viết về sự
thật mắt thấy tai nghe, do vậy, không chấp nhận hư cấu, bịa đặt. Ngoài ra, kí có
thể có cốt truyện hay không có cốt truyện, có nhân vật hay không có nhân vật.
Trong trường hợp có cốt truyện có nhân vật thì kí về mặt kết cấu giống như
truyện. Kí cũng có thể chứa đựng các yếu tố trữ tình ở các mức độ khác nhau"
[25,99]. Với định nghĩa này, tác giả đã đề cập đến phương diện cốt truyện và
nhân vật trong kí. Kí không đặc trưng bởi cốt truyện và nhân vật, nhưng nếu có
cốt truyện và nhân vật thì kết cấu của kí giống với kết cấu của truyện. Tuy nhiên,
12

trên thực tế cốt truyện trong truyện thường chặt chẽ hơn cốt truyện của kí. Cốt
truyện của kí nhiều khi rất lỏng lẻo, có trường hợp tác phẩm kí không có cốt
truyện, tác giả kí tự do bộc lộ cảm xúc của mình. Chính vì thế mà "Kí cũng có
thể chứa đựng các yếu tố trữ tình ở các mức độ khác nhau".
Nhìn chung, khi định nghĩa về kí, các tác giả đều nhấn mạnh về giá trị văn
học của nó, bởi vì, kí trong các định nghĩa này chính là kí văn học. (Nó cũng là
đối tượng khảo sát cơ bản của đề tài này, vì thế ở các phần sau, có lúc chúng tôi
chỉ gọi vắn tắt là kí (hoặc tác phẩm kí) thì xin hiểu đấy là loại hình kí văn học).
Trên cơ sở tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu lí luận, trong giới hạn một
khóa luận, chúng tôi hiểu về khái niệm này như sau:
Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa văn học và báo chí. Kí bao
gồm nhiều thể như kí sự, nhật kí, bút kí, tuỳ bút, v.v. Đây là một loại hình văn
học năng động, đi đầu trong việc khám phá hiện thực cuộc sống ở thế trực tiếp
nhất. Bên cạnh giá trị tác động nhân sinh - xã hội mạnh mẽ, các tác phẩm kí còn
có giá trị nghệ thuật cao.
1.1.2. Đặc trưng của loại hình kí văn học
Đến nay, việc xác định đặc trưng của kí cho đến nay vẫn đang còn nhiều ý
kiến chưa hoàn toàn thống nhất. Có nhiều ý kiến cho rằng đặc trưng của kí bao
gồm: kí viết về người thật, việc thật; có tính chính luận; tính chủ quan; tính nghệ
thuật cao; v.v. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài giảng về thể loại lại đưa
ra các đặc trưng của kí như sau: kí gần gũi với văn báo chí, vẫn có thể có những
phẩm giá của văn học; kí là sự hợp nhất truyện và nghiên cứu; kí là “sự nhức
nhối của trí tuệ”... Về tính hư cấu ở trong kí cũng có hai quan điểm, một quan
điểm cho rằng kí không có hư cấu và quan niệm khác lại khẳng định kí có hư cấu
nhưng trong phạm vi giới hạn của kí... Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà
13

nghiên cứu đi trước, sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số đặc trưng cơ bản của
loại hình kí văn học để bạn đọc tiện theo dõi.
1.1.2.1. Kí luôn bám sát những vấn đề nhân sinh - thế sự nóng hổi của thực
tế đời sống
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và nhà văn là người thư kí trung thành của
thời đại. Kí là một loại hình văn học mang tính thời đại, người viết kí luôn là
những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn chương. Do vậy một đặc trưng rất
quan trọng của loại hình văn học năng động này là “luôn bám sát vào các vấn đề
nhân sinh - thế sự nóng hổi của thực tế đời sống". Nói cách khác, đối tượng nhận
thức phản ánh cơ bản của kí chính là những vấn đề nhân sinh - thế sự mang ý
nghĩa xã hội rộng lớn, cấp bách.
Đến với các tác phẩm kí, ta luôn bắt gặp hình ảnh cuộc sống được phản ánh
đa chiều, phong phú về nhiều lĩnh vực: chính trị, đạo đức, văn hoá... Kí còn cung
cấp cho người đọc những khám phá mới về địa lý, phong cảnh của đất nước
trong một loạt tuỳ bút - bút kí của Nguyễn Tuân như Cô Tô, Sông Đà,v.v. Bên
cạnh đó, kí còn mang đến cho người đọc những tri thức về văn hoá của dân tộc,
thể hiện trong hàng loạt bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường như Ngôi sao trên
đỉnh Phu Văn Lâu, Ai đã đặt tên cho dòng sông, v.v. Kí không chỉ đi vào văn
hoá, địa lí phong cảnh mà nó còn phản ánh lịch sử đấu tranh của dân tộc ta. Tuỳ
bút kháng chiến, Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân hay thiên kí sự Họ sống và
chiến đấu của Nguyễn Khải đều là tấm gương phản chiếu hiện thực lịch sử cách mạng của dân tộc. Như vậy, đặc điểm này cho người đọc thấy được phạm
vi, giới hạn hiện thực được mô tả trong kí hết sức rộng lớn và phong phú. Có thể
nói kí có thể bao quát được mọi đối tượng liên quan đến nhân sinh - thế sự của
con người trong đời sống thực tế.

14

Kí có thể có mặt ở nhiều lĩnh vực để phản ánh kịp thời nhanh nhạy những
vấn đề bức thiết của cuộc sống. Chính vì vậy mà đối tượng nhận thức - thẩm mĩ
của kí rất phong phú, bao gồm cả vấn đề nhân sinh - thế sự, các sự kiện chính trị
- xã hội, hình ảnh thiên nhiên, v.v. Viết về những vấn đề nhân sinh tức là kí đang
phản ánh về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người. Vai trò là "chiến sĩ
xung kích của kí" được thể hiện rõ ở thể loại phóng sự. Ở Việt Nam, phóng sự
giai đoạn 1930 - 1945 có ý nghĩa xã hội hết sức nóng bỏng. Chúng ta biết đến
phóng sự Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố; Tôi kéo xe của Tam Lang:
và đặc biệt là Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng. Đây đều
là những sản phẩm tinh thần của những cây bút phóng sự tên tuổi và đồng thời
cũng là những nhà hoạt động xã hội sôi nổi. Vũ Trọng Phụng vừa là nhà văn lại
vừa là cây bút báo chí sắc sảo. Vì thế tác phẩm của ông luôn đem đến cho người
đọc cái nhìn đa diện về hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam.
Đặc biệt là ở hai thiên phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, tác giả
dường như đã bóc trần bộ mặt thật của xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt
Nam. Xã hội đầy rẫy những thói hư tật xấu và con người đứng trước nguy cơ bị
phong hoá về đạo đức: thanh niên trai tráng ngập sâu vào bàn đèn thuốc phiện,
các cô gái thi nhau lấy chồng Tây để được sung sướng, v.v. Đó là những tệ nạn
của cuộc sống thành thị mà qua trang phóng sự của Vũ Trọng Phụng nó đã được
phơi bày ra ánh sáng. Khác với Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố có sở trường viết
về nông thôn. Tuy nhiên nhà văn không phản ánh hiện thực nông thôn trên diện
rộng, ông chỉ tập trung đi sâu vào khai thác những hủ lậu đè nặng lên vai người
nông dân Việt Nam vào thời điểm đó: "Những việc tôi làm, bất kỳ việc nào, tuy
không phát đạt, nhưng không thất bại bao giờ, chẳng lãi nhiều thì lãi ít. Vậy mà
cuộc đời lại nghèo xơ, nghèo xác, ăn không đủ, mặc không đủ. Cả nhà có một
thằng con, đành để nó phải dốt nát. Ông bảo là vì cớ gì? Ấy là lỗi gánh việc
làng" (Việc làng). Lời nói của một cụ già trước lúc lâm chung đã cho ta thấy
được bộ mặt thật của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ. Người dân chìm đắm
15

trong nghèo khổ, không đủ ăn, không đủ mặc bởi một lí do lớn hơn bất kỳ lí do
khác, đó là những hủ tục đã ăn sâu vào đời sống, bọn quan lại đã lợi dụng những
hủ tục này để vơ vét của cải của người dân. Đây là một trong những vấn đề nhức
nhối của hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Qua trang kí của các
nhà văn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang,… hiện thực đó được phản
ánh đa chiều, sắc nét hơn. Bằng những trang viết giàu chất hiện thực và ý nghĩa
tố cáo xã hội ấy, một mặt, các nhà văn bộc lộ thái độ căm phẫn trước sự vô lương
và tàn bạo của bọn quan lại, đồng thời họ còn bày tỏ sự cảm thông, niềm xót
thương trước cuộc sống lầm than của người dân Việt Nam.
Đối tượng nhận thức - thẩm mĩ của kí còn là những vấn đề thế sự, liên quan
đến vận mệnh của dân tộc. Kí sự Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải viết về
cuộc sống và những chiến công thầm lặng của những chiến sĩ trên đảo Cồn Cỏ:
"Những người sống và chiến đấu trên hòn đảo mờ xanh kia, ở tận mãi chân trời
kia, đã không còn bí ẩn và khó hiểu nữa. Chúng tôi đã đến với họ, đã sống với
họ và điều phát hiện quan trọng nhất là họ rất giống với chúng ta: giàu lí tưởng
và lòng tin, rất giản dị và khiêm tốn (...) Cũng như khi cần thiết chúng ta sẽ trở
thành những chiến sĩ gang thép, và mỗi mảnh đất ta đang đứng cũng sẽ là một
mảnh đất anh hùng". Họ là những chiến sĩ anh hùng sống và chiến đấu trên một
mảnh đất anh hùng. Tác giả viết về họ với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn chân
thành. Qua những số phận, những mảnh đời của Ấp, Bắc, Bích, Nguyễn Khải
muốn nói về một vấn đề thế sự có ý nghĩa sâu sắc: cả dân tộc đang bước vào thời
kì đấu tranh cách mạng và mỗi người dân Việt Nam hãy là một chiến sĩ chiến
đấu anh dũng cho từng nắm đất, giọt mồ hôi, cây lá,… của quê hương. Điều này
cũng được thể hiện rõ trong Kí sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tưởng và các tập
kí sự của tác giả Trần Đăng sau Cách mạng tháng Tám. Như vậy, các vấn đề
nhân sinh - thế sự đã trở thành đối tượng nhận thức - thẩm mĩ của kí văn học.

16

Nói về đối tượng nhận thức - thẩm mĩ của kí không thể không đề cập đến
quan điểm, thái độ của tác giả trước hiện thực. Trong Thượng kinh kí sự, Lê Hữu
Trác miêu tả hiện thực cuộc sống xa hoa có thực nơi phủ chúa. Qua đó, người
đọc nhận ra được thái độ mỉa mai, phê phán của tác giả; đồng thời ta còn cảm
nhận được thái độ yêu thích cuộc sống an nhàn, không màng danh lợi của vị Hải
Thượng Lãn Ông tài giỏi và nhân cách. Ngoài việc nhận thức phản ánh về hiện
thực đời sống nhân sinh thế sự của con người, thái độ tình cảm của con người, kí
còn xây dựng hình tượng thiên nhiên thành đối tượng nhận thức - thẩm mĩ. Kí
phong cảnh mang đến cho người đọc những giây phút được thoải mái thả hồn
mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên của đất nước mình. Đọc tuỳ bút Sông
Đà ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một dòng sông mang dáng hình của quê
hương, xứ sở vừa mềm mại trữ tình lại vừa hùng vĩ, hung dữ: "Con Sông Đà
tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình" và "Tiếng nước thác nghe như là
oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo". Và làm sao ta có thể thờ ơ trước dòng sông Hương thơ mộng khi khám
phá Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và còn bao nhiêu
khung cảnh thiên nhiên khác nữa trong những trang kí đầy tài hoa và phóng túng
của Vũ Bằng, Thạch Lam...
Điều gì đã thôi thúc tác giả kí sáng tác ra những tác phẩm kí có thể đi sâu vào
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nắm bắt những vấn đề thời sự nóng bỏng
nhất? Phải chăng là do nhu cầu ghi chép, phản ánh hiện thực nhằm tác động vào
đời sống xã hội của các nhà văn. Những người viết kí thông thường là những cây
bút lão luyện. Họ tìm đến kí không phải là để thử nghiệm mà để phản ánh được
những vấn đề bức thiết đang đặt ra cho con người và xã hội. Vì vậy các nhà văn
đồng thời cũng là những nhà hoạt động xã hội, những nhà cách mạng trực tiếp
tham gia chiến đấu ở chiến trường. Nam Cao trong nhật kí Ở rừng đã thể hiện
được một vấn đề xã hội có ý nghĩa cấp bách. Đó là vấn đề mối quan hệ giữa sống
17

và viết. Những ngày tháng được ngủ chung lán trong rừng với đồng bào Thổ,
nhà văn hiểu họ hơn và càng ý thức mạnh mẽ hơn về nhiệm vụ của một nhà văn.
Và tác giả đã nhận ra rằng: "Bây giờ đây tôi thấy yên lòng về những bài viết cỏn
con của tôi hơn. Nó chẳng nói được điều gì sâu sắc lắm đâu. Nhưng nó làm cho
người đọc hiểu biết hơn, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của ta hơn, nó đẩy họ
cũng hăng hái giúp ích cho cuộc kháng chiến của toàn dân và gợi cho họ những
việc họ có thể làm để giúp ích cho kháng chiến". Có thể nói vấn đề mối quan hệ
giữa sống và viết đã thôi thúc tác giả viết nên tập nhật kí đậm tính chất văn học
này. Từ sự thôi thúc trước các vấn đề nhức nhối của cuộc sống các tác giả kí với
tinh thần "dấn thân" đã góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước. Đóng góp này không chỉ có ở tác phẩm của Nam Cao, mà nó
còn được thể hiện sâu sắc qua hàng loạt tác phẩm kí của các tác giả kí sau Cách
mạng tháng Tám như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Cái đêm hôm ấy đêm gì của
Phùng Gia Lộc, v.v
Xuất phát từ nhu cầu phản ánh hiện thực, từ trái tim của người nghệ sỹ, các
tác phẩm kí ra đời đã đi đầu trong công cuộc hiện thực hoá văn học. Như vậy
kí là một loại hình văn học xung kích tiên phong, mang tính thời sự và cung cấp
thông tin nhiều mặt. Kí xuất hiện và dẫn đường cho sự phát triển của chủ nghĩa
hiện thực trong văn học.
1.1.2.2. Kí luôn đề cao tính thông tin xác thực trong mô tả, trần thuật
Kí là loại hình văn học hết sức cơ động và linh hoạt, vì vậy mà nó có khả
năng phản ánh hiện thực một cách nhạy bén, kịp thời. Tính xác thực của con
người, sự việc được nói đến trong kí được đảm bảo một cách cao độ. Ở đây
chúng ta cần có cái nhìn so sánh về hai khái niệm "chân thực" và "xác thực".
"Chân thực" là một thuật ngữ thuộc phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa
còn "xác thực" là thuật ngữ tính chất do loại hình quy định. Do thuộc hai lĩnh
18

vực khác nhau nên hai khái niệm này không hoàn toàn trùng khít nhau mặc dù
chúng đều chỉ về một tính chất, đó là sự thật. Nếu như "chân thực" là phản ánh
được một khía cạnh nào đó của vấn đề, về bản chất của cuộc sống thì "xác thực"
ngoài phần "chân thực" còn có địa chỉ cụ thể, rõ ràng đáng tin cậy.
Có rất nhiều thể loại văn học cũng nói về sự thật nhưng nếu như ở các
thể loại này, sự thật như là cái nguyên cớ để tác giả bộc lộ tư tưởng của mình thì
tuyên ngôn về sự thật trở thành lẽ sống, thành đặc trưng nổi bật nhất của kí văn
học. Hoàng Phủ ngọc tường nhấn mạnh tính chất này ở loại hình kí: "…cùng với
cảm xúc văn học, bút kí còn chứa đựng cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm.
Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như
một quả táo Newton rơi xuống tâm hồn người đọc". Hoàng Phủ Ngọc Tường nói
đến sự thật vốn là cốt lõi của thể loại bút kí và đồng thời nó cũng là đặc tính của
loại hình kí văn học nói chung. Phản ánh trung thực, chính xác người thật, việc
thật là một yêu cầu cấp thiết của kí nói chung và thể loại bút kí nói riêng. Bởi
vậy tiếp xúc với bất cứ tác phẩm kí nào người đọc đều bắt gặp trong đó cái cốt
lõi của người thật, việc thật được phản ánh một cách xác thực. Dù là kí ở thời đại
nào thì người đọc vẫn nhận thức được người thật, việc thật mà người viết kí thể
hiện trong tác phẩm của mình. Đến với Tiên tướng công niên phả lục của tác giả
Trần Tiến, ta bắt gặp cuộc đời thân phụ tác giả hiện lên rõ nét từ lúc sinh ra cho
đến lúc từ giã cõi đời: "Tướng công sinh ra lại lắm bệnh, không dám để ở cùng,
phải nuôi ở bên ngoại. Khi tướng công lớn lên thì bị mồ côi, nhưng ngài ra sức
học hành, lấy văn chương để hiển danh với đời, nối tiếp đỗ đại khoa, làm quan
30 năm, chức vị thấp và tản mạn". Mặc dù tác phẩm chưa thoát khỏi tính chất
của văn học chức năng, vẫn chịu sự quy định của hình thức niên phả song chỉ
bằng mấy nét phác thảo của Trần Tiến mà cuộc đời Trần Cảnh - thân phụ ông
hiện lên rất cụ thể, với những sự kiện có thật trong cuộc đời từ lúc sinh ra cho
đến khi làm quan rồi gặp những điều phiền toái ở chốn công đường. Trong đoạn
19

trích Cha tôi (trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ), tác giả đã
nói về chuyện thi cử của mình một cách thành thực như nó vốn có.
Kí văn học luôn đề cao tính xác thực của thông tin, sự kiện. Vì thế, các tác
giả kí thường chú trọng vào việc đưa ra các dẫn chứng số liệu cụ thể, chính xác.
Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả đã đưa ra số liệu thuyết phục: "Tổng
cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy,
tám vạn người không bao giờ con trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước
mình nữa". Con số này là sự minh chứng cho tội ác dã man của thực dân Pháp
cũng như nỗi thống khổ của người dân An-Nam đồng thời khơi dậy lòng căm
thù, kêu gọi tinh thần đấu tranh của nhân dân. Cũng giống như bút kí chính luận,
thể phóng sự rất hay sử dụng số liệu để minh chứng cho những vấn đề mà tác giả
đặt ra. Ở phóng sự Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã dẫn ra rất nhiều số liệu, như:
"Năm 1937, Hà Nội có 5000 gái điếm, 16 nhà thổ chung, 15 nhà điếm riêng, 377
phòng ngủ trong các nhà săm". Các số liệu mà tác giả đưa ra đã phần nào cho ta
thấy được sự đề cao tính thông tin xác thực ở trong kí. Dường như ở đây, nhà
viết kí đã hoá thân thành nhà thám tử tài ba, để nói cho đến tận cùng sự thật.
Việc đề cao tính thông tin xác thực ở trong kí đồng nghĩa với việc tác
giả đưa các sự kiện, con người của đời sống vào thẳng trang sách. Với những
trang hồi kí của mình, Tô Hoài đã mang đến cho bạn đọc những bức chân dung
xác thực của những nhà văn tên tuổi như Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Xuân
Diệu, v.v. Đúng như Trần Đức Tiến nhận xét: "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu
tiên ông đã để cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn
chương nước nhà từ một cự ly gần (…) Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng chúng tôi
cũng hầu như không có cơ hội để gần gũi, thậm chí để biết mặt (…) Bây giờ qua
Tô Hoài, chúng tôi được "nhìn" gần - một khoảng cách quá tàn nhẫn, nhưng
chính vì thế mà chân thực và sâu sắc". Những con người có thật ở ngoài đời đã
được nhà văn Tô Hoài đưa thẳng vào trang kí của mình, khiến cho bức chân
20