“khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng” (nghiên cứu trường hợp thị xã từ sơn, bắc ninh) tt

  • pdf
  • 27 trang
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------

TRƯƠNG THÚY HẰNG

KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG
(Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI 2021

Công trình hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Trịnh Duy Luân
2. TS. Dương Kim Anh

Phản biện 1: GS.TS, Nguyễn Hữu Minh
Phản biện 2: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp
tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình xã hội hóa về giới1, hiểu trong khía cạnh nghề
nghiệp, khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp là sự khác nhau
giữa nam và nữ trong quá trình định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Quá trình này không chỉ dừng lại ở bậc học THPT. Đây là quá trình
mang dấu mốc quan trọng, với nhiều kỳ vọng của bản thân, gia đình và
xã hội.
Giữa nam và nữ học sinh THPT có những khác biệt nào trong định
hướng nghề nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những khác biệt này?
Đây là những câu hỏi mà các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được câu trả lời
thỏa đáng. Với đề tài “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS
THPT và các yếu tố ảnh hưởng”, nghiên cứu Luận án này hi vọng sẽ cung cấp
được những thông tin hữu ích trên cơ sở những quan điểm lý luận và bằng
chứng thực tiễn về chủ đề này. Qua đó có thể góp phần phát huy tối đa tiềm
năng của học sinh THPT trong tương lai mà không bị cản trở bởi định kiến
giới, khuôn mẫu giới trong lựa chọn nghề nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
và các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra một số khuyến
nghị nhằm phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em, phát huy tối
đa tiềm năng, thế mạnh của học sinh nam, nữ, dựa trên các khác biệt giới.

Xã hội hóa giới là quá trình nam và nữ tiếp nhận, học hỏi các đặc điểm, vị trí, vai trò
liên quan đến giới thông qua giáo dục và các hoạt động trong đời sống thường ngày.
Đồng thời, trong quá trình này, nam và nữ cũng góp phần hình thành hoặc ảnh hưởng tới
một số đặc điểm nào đó của giới.
1

1

2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Xây dựng và làm rõ cơ sở lý thuyết về khác biệt giới trong định hướng
nghề nghiệp của học sinh THPT, bao gồm: một số khái niệm giới, khác biệt
giới, định hướng nghề nghiệp và các lý thuyết tiếp cận liên quan;
2) Xác định rõ định hướng nghề nghiệp của học sinh trong bối cảnh hiện
tại; chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
3) Phân tích và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong
định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
4) Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các em phát huy tốt định
hướng nghề nghiệp trong tương lai, phát huy tốt nhất tiềm năng của mình.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện tại của học sinh THPT
thể hiện như thế nào? Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của
học sinh THPT thể hiện ra sao trong bối cảnh hiện tại?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT?
3) Làm thế nào để phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của
các em dựa trên các khác biệt đó?
4. Giả thuyết nghiên cứu
1) Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT thể
hiện rõ ở một số nhóm nghề điển hình có xu hướng nam hoặc nữ lựa chọn
nhiều.
2) Cá nhân (yếu tố nhận thức), gia đình, truyền thông và bạn bè là những
nhóm yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề
nghiệp của học sinh THPT (yếu tố cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất).

2

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
Các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của
học sinh THPT.
5.2. Khách thể nghiên cứu
1) Học sinh nam và nữ thuộc hai nhóm: Nhóm học sinh đang học lớp
11 và nhóm học sinh đang học lớp 12;
2) Giáo viên đang giảng dạy khối học sinh lớp 11 và 12;
3) Cha mẹ học sinh đang học lớp 11, 12;
4) Cán bộ Sở Giáo dục đào tạo, sở Lao động Thương binh & Xã hội;
5) Chuyên gia giới trong lĩnh vực giáo dục, việc làm;
6) Chuyên gia hướng nghiệp.
6. Phạm vi nghiên cứu
1) Nghiên cứu tại 02 trường THPT (trong đó 01 trường thuộc Phường
trung tâm và 01 trường thuộc xã ven đô) tại đô thị nhỏ: Thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh;
2) Đề tài chỉ hướng đến nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của
nhóm học sinh THPT (lớp 11-12) ở giai đoạn khảo sát.
3) Thời gian thực hiện: Nghiên cứu tiến hành trong 03 năm. Từ tháng
4/2017 - tháng 4/2020
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính,
với các phương pháp cụ thể như sau: 1) Tổng quan, phân tích tài liệu; 2)
Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi; 3) Phương pháp phỏng vấn sâu; 4)
Phương pháp xử lý dữ liệu
8. Phương pháp chọn mẫu và quá trình nghiên cứu thực địa
9. Các biến số và lược đồ phân tích
Mối quan hệ giữa ba nhóm biến số được mô tả trong lược đồ phân
tích (Hình sau).
3

LƯỢC ĐỒ PHÂN TÍCH

BỐI CẢNH KT-XH
- CNH, HĐH
- Nền KTTT
- TCH và HNQT

IA ước, luật quốc tế
- Công
- Đường lối, chính sách
VN
- Truyền thông
- Nền văn hóa cổ truyền

- Bản thân HS

KHÁC BIỆT GIỚI
TRONG ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP CỦA
HSTHPT
- Nhận thức về
nghề nghiệp
- Thái độ đối với
nghề nghiệp
- Hành vi lựa chọn
nghề nghiệp
- Lý do lựa chọn
nghề nghiệp

TÁC ĐỘNG
XÃ HỘI
- Tích cực
- Tiêu cực
- Những vấn đề
đang đặt ra

Định hướng
Chính sách và
Giải pháp

- Các nhóm xã hội (gia
đình, nhà trường, bạn

Chú thích:
Chiều tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội đến khác biệt
giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các hệ quả
kéo theo.
Chiều tác động của các tác nhân vĩ mô đến vi mô và từ
những tác động xã hội đến định hướng chính sách và giải
pháp.
Chiều tác động ngược trở lại của khác biệt giới trong định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tới bối cảnh kinh tế
- xã hội

4

10. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tổng số mẫu định tính là 32 trường hợp
Tổng số mẫu định lượng là 706 trường hợp.
11. Đạo đức nghiên cứu
Trung thực trong nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu.
12. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Luận án góp phần đóng góp những tri thức mới cơ cấu nghề nghiệp
theo giới.
13. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
13.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm rõ thêm nội hàm của các khái niệm;
- Góp phần khẳng định thêm giá trị lý luận, tính phổ biến và mức
độ hữu ích của các lý thuyết đối với đời sống thực tế;
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo.
13.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần giúp thanh niên định hướng nghề nghiệp tốt hơn
trong bối cảnh hiện tại, giảm bớt những rào cản về giới.
12. Kết cấu của luận án
Luận án có cấu trúc gồm các phần như sau: Mục lục, Danh mục
bảng biểu; Phần mở đầu; Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4,
Phần kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Để có cái nhìn bao quát về chủ đề nghiên cứu và tìm ra các khoảng
trống trong nhận thức hay những vấn đề cần nghiên cứu, cần điểm qua
tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề khác biệt giới
trong định hướng nghề nghiệp của thanh niên, HS hiện nay. Tổng quan
nghiên cứu sẽ được triển khai theo 03 nhóm vấn đề chính là: 1) Xác

5

định khái niệm định hướng nghề nghiệp và vai trò của định hướng nghề
nghiệp; 2) Thực trạng định hướng nghề nghiệp và khác biệt giới trong
định hướng nghề nghiệp của HS trong những năm qua; 3) Những yếu tố
ảnh hưởng đến khác biệt giới định hướng nghề nghiệp của HS THPT;
1.1. Định hướng nghề nghề nghiệp và vai trò của việc chọn nghề
Định hướng nghề nghiệp và vai trò của việc chọn nghề được tổng
quan dựa trên 02 nhóm vấn đề như sau: 1)Một số khái niệm về định hướng
nghề nghiệp; 2) Vai trò của định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề
1.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và khác biệt giới trong định
hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay
Các nhóm vấn đề đã tổng quan: 1) Thực trạng công tác hướng nghiệp; 2)
Sự lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp; 3) Những nghề học
sinh ưu tiên lựa chọn; 4) Các yếu tố quan tâm trong định hướng nghề nghiệp
của học sinh; và 5) Khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề
nghiệp của học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
định hướng nghề nghiệp của học sinh đó là: cá nhân học sinh, gia đình,
bạn bè và thầy cô giáo, hoạt động hướng nghiệp của nhà trường, truyền
thông đại chúng.
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng,
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Hai yếu tố chính cho thấy có ảnh hưởng đến khác biệt giới trọng
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh được chỉ ra là: yếu tố giới trong thị
trường lao động và khuôn mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp
Các nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến định
hướng nghề nghiệp của học sinh, trong đó có cả những yếu tố cấu thành

6

sự khác biệt giới, nhưng chưa được đi sâu nghiên cứu đầy đủ. Cần có
nghiên cứu sâu và xuyên suốt để có căn cứ lý luận và thực tiễn lý giải yếu
tố giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Chương này tập trung phân tích hai nội dung chính: cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn của Luận án. Cùng với tổng quan, đây là căn cứ lý luận, thực
tiễn cho việc triển khai Luận án..
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giới
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giới được tác giả làm rõ
như: Giới và giới tính; Xã hội hóa giới; Định kiến giới; Khuôn mẫu
giới; Phân biệt đối xử về giới; Khoảng cách giới; Khác biệt giới;
2.1.2. Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông
Một số khái niệm được làm rõ liên quan đến định hướng nghề
nghiệp của học sinh trung học phổ thông là: Định hướng; Nghề/nghề
nghiệp; Định hướng nghề nghiệp;
2.1.3. Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học
phổ thông
Được thể hiện trên các khía cạnh cơ bản sau:
1) Khác biệt giới trong nhận thức của học sinh về sự phù hợp nghề
nghiệp theo giới tính, về sự phù hợp của một số đặc tính nghề nghiệp
theo giới tính;
2) Khác biệt giới trong hành vi liên quan đến nghề nghiệp trước khi
dưa ra quyết định lựa chọn nghề (lựa chọn khối theo học; dự định lựa
chọn bậc học);
3) Khác biệt giới trong hành vi dự định lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai của học sinh (đưa ra quyết định ở thời điểm hiện tại);

7

4) Khác biệt giới trong lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai.
2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
Luận án ận dụng lý thuyết khác biệt giới để lý giải rõ hơn về khác
biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh; Lý thuyết lựa chọn
hợp lý giúp giải thích hành động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Lý
thuyết xã hội hóa, đặc biệt xã hội hóa giới sẽ giúp giải thích yếu tố ảnh
hưởng đến khác biệt giới định hướng lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh.
2.3. Một số văn bản luật pháp, chính sách liên quan
2.3.1. Một số chính sách liên quan đến định hướng nghề nghiệp
- Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (1989)
- Bộ luật Lao động năm 2012; - Công ước CEDAW 1979).
2.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về bình đẳng
giới, lồng ghép giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên
Hợp Quốc; Luật Bình đẳng giới, 2006;
- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020;
- Luật Giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020;
- Nghị định số 48//2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 về các
biện pháp đảm bảo bình đẳng giới quy định: Hình thức giáo dục về giới
và bình đẳng giới đã nêu.
2.4 . Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Trong phần này Luận án giới thiệu về thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh và 02 trường THPT Lý Thái Tổ và Ngô Gia Tự.

8

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
Chương này mô tả thực trạng và chỉ ra khác biệt giới trong định hướng
nghề nghiệp của học sinh THPT. Dựa trên khái niệm đã được thao tác hóa trong
chương 2, tác giả tập trung phân tích thực trạng bốn khía cạnh liên quan đến khác
biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
3.1. Khác biệt giới trong nhận thức về sự phù hợp của nghề, một số đặc tính
của nghề theo giới của học sinh trung học phổ thông
3.1.1. Nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và nữ của học sinh
trung học phổ thông
Phần đông các bạn trẻ có quan niệm về các nghề mình lựa chọn là phù
hợp với cả hai giới, nam cũng làm được, nữ cũng làm được. Tuy nhiên, khuôn
mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp của họ vẫn thể hiện rõ nét trong một số
nghề như: công an/sĩ quan/quân đội, lập trình viên/công nghệ thông tin, kỹ sư
(xây dựng, chế tạo máy, điện tử) và phi công. không thanh niên nào dược hỏi cho
rằng những nghề này là phù hợp hơn với nữ.
3.1.2. Khác biệt giới trong nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và
nữ của học sinh trung học phổ thông
Bảng 3.2. Nhận thức về sự phù hợp của nghề theo giới của học sinh nam, nữ (%)
Nữ (N=358)
Nam (N=269)
Phù Phù Phù Phù Phù Phù
hợp hợp hợp hợp hợp hợp
Các nghề/nhóm nghề
với với với cả với với với cả
nữ nam hai nữ nam hai
hơn hơn giới hơn hơn giới
1. Bác sĩ/dược sĩ
16,7 8,3 75,0 0,0 28,0 72,0
2. Công an/sĩ quan/quân đội
0,0 27,3 72,7 0,0 69,6 30,4
3. Lập trình viên/Công nghệ thông tin 0,0 100 0,0 2,8 52,8 44,4

9

Nữ (N=358)
Phù Phù Phù
hợp hợp hợp
Các nghề/nhóm nghề
với với với cả
nữ nam hai
hơn hơn giới
4. Giáo viên
50,0 0,0 50,0
5. Hoạt động nghệ thuật (diễn viên, ca sĩ..) 20,0 40,0 40,0
6. Kiểm toán/kế toán
34,9 2,3 62,8
7. Kiến trúc sư/thiết kế đồ họa, mỹ thuật 11,1 33,3 55,6
8. Kỹ sư
0,0 45,5 54,5
9. Làm đẹp (nail, tóc, make-up)
30,8 0,0 69,2
10. Phi công
0,0 0,0 0,0
11. Tiếp viên hàng không
35,7 0,0 64,3
12. Hướng dẫn viên du lịch
0,0 0,0 100,0
13. Phiên dịch
11,4 4,5 84,1
14. Nhà báo/nhà văn
9,1 0,0 90,9
15. Ngân hàng
14,3 14,3 71,4
16. Kinh doanh/marketting
17,9 4,5 77,6
17. Luật sư
12,5 0,0 87,5
18. Nghề streammer, Vlogger, youtuber.. 0,0 0,0 100,0
19. CEO/Doanh nhân
3,3 0,0 96,7
20. Công chức/nhân viên văn phòng
0,0 0,0 100,0
21. Công nhân/đầu bếp/nghề mộc 33,3 11,1 55,6

Nam (N=269)
Phù Phù Phù
hợp hợp hợp
với với với cả
nữ nam hai
hơn hơn giới
0,0 0,0 100,0
0,0 14,3 85,7
16,7 0,0 83,3
0,0 23,1 76,9
0,0 64,3 35,7
0,0 0,0 100,0
0,0 60,0 40,0
0,0 0,0 100,0
0,0 0,0 100,0
0,0 0,0 100,0
0,0 50,0 50,0
0,0 25,0 75,0
0,0 21,6 78,4
0,0 0,0 100,0
0,0 0,0 100,0
0,0 30,0 70,0
0,0 0,0 100,0
0,0 40,0 60,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của NCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
Có 13/20 nghề có sự khác biệt trong nhận thức của học sinh nam, nữ về
sự phù hợp của nghề với giới tính, và 7/20 nghề không có sự khác biệt này. Có thể
thấy, quan niệm rập khuôn, định kiến về nghề nghiệp theo giới còn tồn tại ở nữ học
sinh cao hơn khá nhiều so với nam học sinh.
3.1.3. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với nam và nữ
của học sinh trung học phổ thông
Có thể nhận thấy, khuôn mẫu giới, định kiến giới về điểm nghề
nghiệp còn tồn tại ở một bộ phận nhất định trong học sinh THPT qua

10

phân tích số liệu học sinh đánh giá các đặc tính nghề nghiệp phù hợp với
nam hay nữ hay cả hai.
3.1.4. Khác biệt giới trong nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp
đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông
Học sinh nữ có có nhận thức về sự phù hợp nghề nghiệp với giới
theo khuôn mẫu, định kiến cao hơn hẳn so với nam.
Bảng 3.4. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp theo giới của học sinh nam, nữ
(Tỷ lệ %)
Nữ (N=390)
Phù
Phù Phù
hợp
Các đặc điểm nghề nghiệp hợp hợp
với
(N=706)
với với
cả
nữ nam
hai
hơn hơn
giới
1. Giúp đỡ/chăm sóc người khác 35,1 0,3 64,6
2. Cẩn thận - tỉ mỉ
56,2 0,8 43,1
3. Giao tiếp với nhiều người
2,6 8,7 88,7
4. Kiếm thật nhiều tiền
1,8 11,3 86,9
5. Có khả năng thăng tiến
0,8 19,0 80,3
6. Liên quan đến công nghệ 1,0 67,4 31,5
7. Phải đi công tác nhiều
1,3 61,3 37,4
8. Đòi hỏi sự sáng tạo
4,6 14,1 81,3
9. Đòi hỏi cá tính mạnh mẽ,
3,1 19,7 77,2
quyết đoán, tự tin
10. Có cơ hội làm thêm
9,7 7,4 82,8
11. Có cơ hội học lên cao hơn 3,1 9,2 87,7
12. Cho phép làm linh
15,1 13,1 71,8
hoạt về giờ

Nam (N=314)
Phù
Phù Phù
hợp
hợp hợp
với
với với
cả
nữ nam
hai
hơn hơn
giới
34,4 2,2 63,4
42,7 5,1 52,2
3,2 20,4 76,4
0,6 22,0 77,4
1,6 27,7 70,7
1,0 51,3 47,8
1,0 58,9 40,1
2,9 30,6 66,6
1,6 42,0 56,4

PValue

<0.05
<0.001
<0.001
<0.001
<0.05
<0.001
>0.05
<0.001
<0.001

11,5 15,9 72,6 <0.01
5,1 12,7 82,2 >0.05
>0.05
12,1 13,4 74,5

(Nguồn: Số liệu khảo sát của NCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

11

Khác biệt giới trong quan niệm về đặc tính công việc phù hợp
theo giới cho thấy dường như mỗi giới có xu hướng đánh giá những đặc
điểm liên quan đến vai trò giới truyền thống của mình rõ ràng hơn so với
với giới còn lại.
3.2. Khác biệt giới trong hành vi liên quan đến nghề nghiệp trước khi
đưa ra quyết định lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông
3.2.1. Định hướng khối ngành theo học của học sinh trung học phổ
thông
Khối học tự nhiên được học sinh lựa chọn nhiều hơn khối học khoa học xã hội.
Khối học kết hợp giữa các môn tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ cũng là một xu hướng
được nhiều học sinh lựa chọn. Với kết quả kiểm định P<0.001, có thể nói học sinh có
học lực giỏi có xu hướng lựa chọn khối học được cho là khó hơn và thiên về khoa
học tự nhiên nhiều hơn.
Phân tích khối ngành theo học của học sinh THPT theo giới cho thấy khác biệt
giới có ý nghĩa thống kê (P<0.001). Nam và nữ HS có sự khác nhau trong lựa chọn
các khối ngành theo khoa học tự nhiên, khoa học tự nhiên kết hợp khoa học xã hội.
60
40

46.2
39.2
27.4
17.2
10.5

20

22.9
3.1 6.4

7.2 9.2

B

C

Nữ
Nam

0
A

A1

D

Với khối C, khối ngành thuần khoa học xã hội, nam lại có sự lựa chọn nhỉnh
hơn không đáng kể so với nữ
Biểu 3.1. Sự lựa chọn khối ngành theo học của học sinh nam, nữ (Tỷ lệ %)
(Nguồn: Số liệu khảo sát của NCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

12

Khác biệt giới trong lựa chọn khối học cũng phần nào mở ra bức tranh về
ngành nghề trong thị trường lao động. Bức tranh đó dường như vẫn quen thuộc.
Phụ nữ chiếm đa số sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục, nhân văn và sức khỏe
trong khi nam giới chiếm đa số sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật và kiến
trúc (Luca Flabbi, 2011; Maaike van der Vleuten và cộng sự, 2016).
3.2.2. Định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại học…) của học sinh
trung học phổ thông
Đa số học sinh lựa chọn sẽ tiếp tục học lên đại học. Trên thực tế, đại học
không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công trong nghề nghiệp. Với
nhóm 23,7% học sinh còn lại không định hướng vào đại học, là thiểu số so với
nhóm có định hướng vào đại học, nhưng có thể coi đây là dấu hiệu tốt của sự phân
luồng cũng như thay đổi trong nhận thức của xã hội (học sinh và cha mẹ họ).
3.2.3. Khác biệt giới trong định hướng theo bậc học (trung cấp, cao
đẳng, đại học…) của học sinh trung học phổ thông
Về dự định không đi học nữa, tìm việc làm ngay, tỷ lệ nam và nữ
học sinh là như nhau. Tỷ lệ nam học sinh dự định không đi học nữa đã
có việc làm và học trung cấp cao hơn so với nữ. Ngược lại, dự định lựa
chọn học lên cao đẳng, đại học của nữ học sinh lại cao hơn so với nam.
3.3. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghề nghiệp trong
tương lai của học sinh trung học phổ thông
3.3.1. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông
Bảng 3.6. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh
Nghề nghiệp/công việc
1. Kinh doanh/marketting
2. CEO/Doanh nhân
3. Bác sĩ/dược sĩ
4. Kiểm toán/kế toán
5. Phiên dịch
6. Lập trình viên/Công nghệ thông tin
7. Kỹ sư (xây dựng, chế tạo máy, điện tử)
8. Giáo viên
13

Số lượng
118
50
49
49

Tỷ lệ %
16,7
7,1
6,9
6,9

49
39
39
35

6,9
5,5
5,5
5,0

Nghề nghiệp/công việc
9. Công an/sĩ quan/quân đội
10. Kiến trúc sư/thiết kế đồ họa, mỹ thuật
11. Công nhân/đầu bếp/nghề gỗ
12. Tiếp viên hàng không
13. Công chức/nhân viên văn phòng
14. Hướng dẫn viên du lịch
15. Làm đẹp (nail, tóc, make-up)

Số lượng
34
22
19
17
16
15
14

Tỷ lệ %
4,8
3,1
2,7
2,4
2,3
2,1
2,0

16. Nhà báo/nhà văn
17. Hoạt động nghệ thuật (diễn viên, ca sĩ..)
18. Ngân hàng
19. Luật sư
20. Nghề streammer, Vlogger, youtuber...
21. Phi công
22. Chưa biết/chưa rõ
23. Khác

13
12
11
11
10
5
71
8

1,8
1,7
1,6
1,6
1,4
0,7
10,1
1,1

706

100,0

Tổng

(Nguồn: Số liệu khảo sát của NCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
Có thể thấy, dự định lựa chọn ngành nghề của học sinh khá đa dạng. Các nghề dự
định lựa chọn có nghề truyền thống, có nghề hiện đại và cả những nghề mới xuất hiện gần
đây trong xã hội. Kết quả lựa chọn cũng cho thấy học sinh hai trường THPT chủ yếu dự định
lựa chọn những nghề mang tính chất là “thầy” nhiều hơn là “thợ”.
3.3.2. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
trung học phổ thông
Để có sự tập trung cho phân tích và trên cơ cở dung lượng các
phân mẫu có đủ ý nghĩa thống kê, chúng tôi tiến hành ghép nhóm, thu gọn
từ 21 nghề và nhóm nghề (bảng trên) thành 06 nhóm nghề cơ bản và
phân tích khác biệt giới dựa trên sáu nhóm nghề này.

14

Số liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học
sinh nam và học sinh nữ trong xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cho
tương lai ở một số nhóm nghề dưới đây.
3

Nhóm nghề công an/sĩ quan, quân đội
Nhóm nghề văn hóa, nghệ thuật, du
lịch

8.4
23.5

7.7

Nhóm nghề kinh doanh, thị trường

29.6
6.6

Nhóm nghề CNTT, kỹ thuật

0

10

40.7

Nữ
Nam

32.2
20

30

40

50

Biểu 3.4. Dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam nữ (%)
Nhìn chung, nam thanh niên có xu hướng chọn các nghề mang tính
phức tạp, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, sức khỏe/thể lực tốt. Đây là
những nghề thiên về khoa học tự nhiên. Còn nữ thanh niên có xu hướng lựa
chọn những nghề nghiệp được cho là có phần nhẹ nhàng, ít phức tạp về mặt
kỹ thuật hơn. Đây là những nghề thiên về khoa học xã hội hoặc có sự kết
giữa khoa học xã hội và tự nhiên.
3.4. Khác biệt giới trong lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai của học sinh trung học phổ thông
Kết quả nghiên cứu cho thầy, bốn lý do lớn nhất học sinh đồng ý khi lựa chọn nghề
nghiệp đó là: 1) Đây là nghề nghiệp yêu thích của bản thân; 2) Công việc ổn định; 3) Phù
hợp với khả năng; 4) Có thu nhập cao. Điểm trung bình (thang đo 5 mức) của các yếu tố này
đều ở mức 4 và trên 4. Bốn lý do tiếp theo có mức điểm gần 4, là nhóm lý do thứ hai học sinh
quan tâm: 1) Có điều kiện chăm sóc gia đình; 2) Có uy tín được xã hội đánh giá cao; 3) Phù
hợp với sức khỏe; 4) Dễ kiếm việc làm.
Khi xét theo các ý kiến của học sinh theo giới, số liệu cho thấy lý do
lựa chọn nghề nghiệp giữa nam và nữ gần như không có sự khác biệt, hoặc
không có sự khác biệt đáng kể (chênh từ 0.01- 0.23 điểm trung bình).

15

CHƯƠNG 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHÁC BIỆT
GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chương này tập trung phân tích và làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới
khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Mô hình
hồi quy Logistic để chỉ ra những yếu tố nào có ảnh hưởng quan trọng nhất
tới các khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tại
địa bàn nghiên cứu.
4.1. Lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp
4.1.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông đến
lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp tương lai của học sinh
Kết quả cho thấy trong quá trình định hướng, lựa chọn nghề
nghiệp, HS thể hiện sự quan tâm nhiều nhất tới lời khuyên/chia sẻ của cha
mẹ (đặc biệt là người mẹ). Sau đó lần lượt đến lời khuyên của anh chị em
ruột, cô dì chú bác và ông bà. Có khoảng 1/3 và hơn 1/3 học sinh trong
nghiên cứu thể hiện sự quan tâm nhiều và rất nhiều tới lời khuyên của bố,
mẹ. Tức là những người thân gần nhất trong gia đình đều ít nhiều có thể
ảnh hưởng tới định hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
4.1.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ về
nghề nghiệp của gia đình của học sinh trung học phổ thông
Nữ sinh có xu hướng quan tâm (lắng nghe, tham khảo) nhiều
hơn so với nam sinh về lời khuyên/chia sẻ nghề nghiệp của tất cả những
người thân trong gia đình (trừ những người thân khác), song sự khác
biệt gần như không đáng kể và hầu hết không có ý nghĩa thống kê. Chỉ
duy nhất có sự khác biệt giữa nam học sinh và nữ học sinh trong việc
lắng nghe lời khuyên/chia sẻ của mẹ về nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê
(P<0,01). Theo đó, nữ giới có xu hướng lắng nghe lời khuyên/chia sẻ về
nghề nghiệp của cả bố và mẹ nhiều hơn so với nam giới.

16

4.2. Một số hoạt động định hướng nghề nghiệp từ phía nhà trường
4.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông tới một số
hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường
Kết quả cho thấy mặc dù công tác hướng nghiệp của nhà trường
được coi trọng, nhưng trên thực tế học sinh lại chưa quan tâm nhiều. Điều
đó phần nào lý giải vai trò mờ nhạt của hoạt động này đối với học sinh.
4.2.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới các hoạt
động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường
Tỷ lệ học sinh nữ có quan tâm đến hầu hết các hoạt động liên
quan đến hướng nghiệp của nhà trường đều cao hơn học sinh nam
không đáng kể và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chỉ có duy
nhất hoạt động: các buổi nói chuyện, chia sẻ nghề nghiệp từ các nhà
tuyển dụng, chuyên gia giáo dục là có khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,01) giữa nam và nữ trong mức độ quan tâm. Theo đó, nữ có xu
hướng quan tâm đến hoạt động này nhiều hơn so với nam.
4.3. Lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp
4.3.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy
cô giáo về nghề nghiệp
Kết quả nghiên của của Luận án cho thấy tỷ lệ học sinh có quan tâm
tới lời khuyên/chia sẻ về nghề nghiệp của thầy cô giáo chiến đa số với trên
70%. Tuy nhiên, mức độ quan tâm chủ yếu tập trung ở mức quan tâm một
chút, với mức điểm trung bình quanh điểm 3 (trong thang 5 mức). Tỷ lệ
quan tâm nhiều và rất nhiều ở mức khiêm tốn hơn.
4.3.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của
thầy cô giáo về nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong mức độ quan tâm của
nam, nữ học sinh về lời khuyên/chia sẻ và hình ảnh nghề nghiệp của
thầy cô giáo (P<0.05). Kết quả cho thấy, nữ quan tâm nhiều hơn tới lời

17

khuyên/chia sẻ của thầy cô so với nam. Đặc biệt, tỷ lệ nữ quan tâm
nhiều đến hình ảnh của thầy, cô giáo nhiều hơn hẳn so với nam giới.
4.4. Lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp
4.4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn

Tỷ lệ học sinh có quan tâm tới lời khuyên của bạn cao hơn so với
không quan tâm (ở mức trên 50%). Tuy nhiên, sự khác biệt là không
đáng kể. Học sinh chủ yếu dừng lại ở mức có quan tâm một chút, với
mức điểm gần mức trung bình. Học sinh chủ yếu có quan tâm tới lời
khuyên/chia sẻ của bạn bè cùng lớp, hoặc với bạn bè khác lớp thì cùng
giới tính.
4.4.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới lời
khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong mức độ quan tâm của
nam học sinh và nữ học sinh về lời khuyên/chia sẻ của bạn bè (P<0.05).
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nữ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè
nhiều hơn so với nam. Tuy nhiên, xét về mức độ quan tâm, nữ chủ yếu
quan tâm nhiều hơn nam ở các mức độ một chút và nhiều. Với mức độ
quan tâm rất nhiều tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè thì nam lại cao hơn
hẳn so với nữ.
4.5. Truyền thông đại chúng về nghề nghiệp
4.5.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến
nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Duy có yếu tố liên quan đến truyền thông là hình ảnh nghề
nghiệp của thần tượng trên internet không phải là yếu tố học sinh quan
tâm liên quan đến nghề nghiệp. Như vậy, mặc dù truyền thông, đặc biệt
là internet ngày càng có vai trò quan trọng đối với giới trẻ, song thông

18