Khảo sát câu đặc biệt, câu tỉnh lược trong truyện ngắn nguyễn công hoan

  • pdf
  • 75 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN CHÚC CHI
MSSV: 6075477

Khảo sát câu đặc biệt, câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Cần Thơ, tháng 5 năm 2011

Khảo sát câu đặc biệt, câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan(diem A)

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, câu là vấn đề quan trọng của phân môn cú pháp học, một
phạm trù có ý nghĩa đặc biệt của ngữ pháp. Còn trong đời sống, câu được coi là một phương
tiện giao tiếp, phương tiện tạo văn bản. Thường cấu trúc câu luôn có hai thành phần chính
đảm nhiệm: chủ ngữ (biểu thị đối tượng) và vị ngữ (biểu thị đặc trưng của đối tượng). Nhưng
trên thực tế giao tiếp có những loại câu chỉ do một từ hoăc một cụm từ đảm nhiệm và câu
khuyết một trong hai hoặc cả hai thành phần chính nói trên. Các nhà Việt ngữ gọi hai loại câu
này là câu đặc biệt và câu tỉnh lược (hay câu rút gọn). Về câu đặc biệt và câu tỉnh lược đã
được nghiên cứu rất nhiều. Song vẫn chưa có sự thống nhất trong cách lí giải. Câu đặc biệt và
câu tỉnh lược chiếm số lượng lớn trong giao tiếp hằng ngày và cả việc tạo văn bản. Về lĩnh
vực văn chương, các nhà văn nhà thơ sử dụng những loại câu này không chỉ có chức năng
thông báo mà còn dùng chúng như một thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
Chính vì những điều thú vị cũng như quan trọng của hai loại câu trên mà chúng tôi tìm
đến đề tài “Khảo sát câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”.
Bởi đây là một đề tài hấp dẫn và bổ ích. Đề tài “Khảo sát câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, không những cho chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về câu đặc
biệt và câu tỉnh lược trong cú pháp học mà đề tài còn giúp chúng tôi vận dụng những lí thuyết
ngữ pháp vào việc lĩnh hội tác phẩm văn học. Đó cũng là điều kiện để chúng tôi nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân sau khi ra trường.

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu đề tài “Khảo sát câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan” là một công việc mới mẻ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về câu đặc biệt và câu tỉnh

lược trong ngữ pháp tiếng Việt và nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã được
nhiều tác giả nói đến.
Trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiêng Việt (1997) của Nguyễn Kim Thản, câu đặc
biệt được gọi là “câu danh xưng” và chức năng của nó chỉ để “nói lên sự vật và không thể gọi
là thành phần gì cả” [12; 580].
Với loại câu tỉnh lược, Nguyễn Kim Thản gọi là câu rút gọn và kết luận đó là loại câu
“có thể dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ mà điền vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại
bộ mặt hoàn chỉnh của câu” [12; 610]. Và trên quan điểm của mình tác giả chia câu rút gọn
thành 3 trường hợp sau: câu rút gọn chủ ngữ, câu rút gọn vị ngữ, câu rút gọn chủ ngữ và vị
ngữ.
Trong Ngữ pháp tiêng Việt (1980) của Hoàng Trọng Phiến câu tỉnh lược được hiểu là
câu vắng chủ ngữ hoặc câu có chủ ngữ zero. Tác giả cho rằng đây là một hiện tượng chủ ngữ
đươc rút gọn trong câu. “Về mặt ý nghĩa thì câu có chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ
ngữ hiện hữu” [10; 115]. Còn vị ngữ thì hiếm bị rút gọn hơn (do vị ngữ là trung tâm tổ chức
câu).
Về câu chỉ có một từ hay một cụm từ, Hoàng Trọng Phiến cho đây là “một dạng của
câu không đủ thành phần. Nhưng khác với câu không có chủ ngữ hoặc vắng chủ ngữ ở chỗ
câu một từ biểu thị tình cảm.” [10 ;176]
Theo Hồ Lê trong Cú pháp Tiếng Việt (1992) thì những trường hợp bất thường về cú
pháp của câu (câu đặc biệt hay câu tỉnh lược) ông gọi chung là câu gọi tên. Tác giả lí giải:
“câu gọi tên là đơn vị nói ngắn gọn, chỉ gồm một từ hoặc một từ tổ, biểu thị hoặc là một
phạm trù hiện thực hàm súc mà những câu tiếp theo phải có chức năng giải trình về nó hoặc
một phản xạ tâm lí tức thời có tính trực giác của người phát ngôn trước một hiện tượng nào
đó hoặc dưới áp lực của một sự kích thích nào đó”. [7; 153]
Trong quyển Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng (2005) Cao Xuân Hạo cho rằng
câu đặc biệt là những thán từ, hô ngữ, ứng ngữ và các tiêu đề. Về hiện tượng tỉnh lược thì tác
giả đưa ra loại câu chỉ có một phần thuyết trên bề mặt ( gọi là câu không đề). Câu không đề
không phải là câu đặc biệt và theo Cao Xuân Hạo những câu đó “hoàn toàn bình thường và
thông dụng”
Diệp Quang Ban (1998) quan niệm “câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc
một cụm từ (trừ cụm chủ vị). Các từ loại thường gặp ở đây là danh từ và vị từ (động từ, tính
từ)” [1; 153]. Và tác giả phân câu đơn đặc biệt thành hai kiểu lớn: câu đặc biệt- thán từ và
câu đặc biệt- vị từ.

Đối với câu tỉnh lược trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (2005) Diệp Quang Ban cho
rằng: “tỉnh lược được hiểu là một bộ phận nào đó của câu lẽ ra phải có mặt trong câu, nhưng
vì lí do nào đó nó được rút bỏ đi mà vẫn không làm ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu
đang xét” [2; 278]. Và phần tỉnh lược có thể phục hồi để cho câu được trọn vẹn một cách tự
nhiên.
Tuy chưa thống nhất trong cách lí giải nhưng nhìn chung câu đặc biệt và câu tỉnh lược
đã được các nhà nghiên cứu ngữ học quan tâm đi sâu khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đã có rất nhiều các nhà phê bình nhìn nhận đánh
giá trên bình diện nội dung và cả bình diện nghệ thuật như:
 Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan_ Nguyễn Đăng Mạnh
 Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan_ Lê Thị Đức Hạnh NXB Văn Học, 1979
 Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan_ Trần Đình Sử, Nguyễn
Thanh Tú NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2001
 Nguyễn Công Hoan- cây bút hiện thực xuất sắc_ Vũ Thanh Việt NXB Văn Hóa
Thông Tin, 2000
 Tác giả trong nhà trường: Nguyễn Công Hoan NXB Văn Học, 2007
 Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan_
Trần Văn Hiếu
Trong đó, Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú đã đề cập đến việc sử dụng câu tỉnh lược
trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nhằm ý đồ nghệ thuật. Tuy nhiên, tác giả chưa phân
tích, lí giải cặn kẽ mà chỉ điểm qua những trường hợp sử dụng.
Dù các tác giả chưa đề cập nhiều đến việc khảo sát câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong
tác phẩm Nguyễn Công Hoan, nhưng việc sử dụng ngữ nghĩa của câu cú trong tác phẩm cũng
như lối hành văn độc đáo của nhà văn nhằm dụng ý nghệ thuật đã được các nhà phê bình đề
cập đến.

3. Mục đích yêu cầu
Đề tài “Khảo sát câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”
có tính chất tổng hợp. Nội dung đề tài không những là trình bày riêng về lĩnh vực cú pháp học
mà còn tổng hợp những kiến thức liên quan như: văn học, lí luận…. Nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi khảo sát, thống kê số lượng câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong những truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan. Qua đó tìm hiểu giá trị sử dụng hai loại câu này của tác giả trong tác
phẩm với dụng ý nghệ thuật.

4. Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài “Khảo sát câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan”, trước tiên chúng tôi tìm hiểu lí thuyết về câu đặc biệt và câu tỉnh lược trên quan
điểm của các nhà Việt ngữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê, phân loại, phân tích các trường
hợp sử dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Qua đó, tìm
hiểu về giá trị sử dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược của nhà văn để thấy sự thành công của tác
giả trong việc vận dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược vào những tác phẩm của mình.
Phạm vi tư liệu là những công trình nghiên cứu về câu đặc biệt, câu tỉnh lược của các nhà
Việt ngữ. Đối với truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi tiếp cận những tài liệu sau:
Nguyễn Công Hoan tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, quyển I, NXB
Văn Học, 2006
Nguyễn Công Hoan truyện ngắn tuyển chọn, tập 1, NXB Văn Học, 1996
Văn học trong nhà trường Nguyễn Công Hoan- Truyện ngắn, NXB Văn Học, 2010

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm lược thuật quan
điểm của các nhà Việt ngữ về câu đặc biệt và câu tỉnh lược.
Với truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thống kê, phân loại, sử dụng các thao tác
phân tích các trường hợp sử dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong tác phẩm. Từ đó phân
tích để làm nổi bật giá trị sử dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược trong tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Công Hoan.

Phần nội dung
Chương 1: Khái lược về câu tỉnh lược và câu đặc biệt
1.1. Quan điểm của một số tác giả về câu tỉnh lược
1.1.1. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản
Trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt (1997), Nguyễn Kim Thản đã đề cập đến
loại câu tỉnh lược. Theo tác giả: “trong thực tiễn ngôn ngữ, có những câu có thể dựa vào
hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà bớt đi một hoặc cả hai thành phần chủ yếu của câu gọi là
câu rút gọn”. [12; 610]
Với câu rút gọn, theo Nguyễn Kim Thản “có thể dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ mà điền
vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại bộ mặt hoàn chỉnh của câu” [12; 610]
Theo đó, Nguyễn Kim Thản chia thành 3 trường hợp sau: Câu rút gọn chủ ngữ, câu rút
gọn vị ngữ và câu rút gọn cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
Câu rút gọn chủ ngữ được chia trong các trường hợp sau:
1) Trong đối thoại thân mật, khi nói về ngôi thứ nhất hay hỏi đối phương (ngôi thứ
2).
+ Tìm kỹ, tất bắt được tang vật. (NCH 2, II, 129)

2) Khi mình nói với mình hoặc dùng những động từ chỉ sự cầu khẩn để nói lên yêu
cầu của mình.
+ Buồn ngủ quá! Đi ngủ nào!
+ Mời chị vào công an với tôi. (NĐT, 27)
3) Khi nói về hiện tượng thiên nhiên (rút chủ ngữ trời)
+ Mưa. (NCH 2, I, 225)
4) Khi ra lệnh.
+ Im! Khỏe lên! (NCH 2, II, 127)
5) Khi đánh mắng.
+ Cứng cổ này! khó bảo này! (NCH 2, I, 234)
6) Khi câu nọ hàm tiếp câu kia.
+ Anh ấy cứ hát! Hết sức hát. Gò ngực hát. Há miệng to mà hát. (NCH 2, I, 229)
Câu rút gọn vị ngữ có các trường hợp sau:
1) Vị ngữ có thể rút gọn khi người ta trả lời câu hỏi, trong đó bộ phận chủ ngữ là đại
từ nghi vấn: ai… gì… nào.
+ Ai viết đây?
+ Tôi.
2) Khi có ý so sánh và đoạn câu hay câu thứ hai là câu phủ định thì có thể bớt vị ngữ.
+ Anh ấy đói còn tôi thì không.
Câu rút gọn cả hai thành phần cũng được tác giả đề cập trong hai trường hợp:
1) Khi người ta trả lời câu hỏi trong đó đại từ nghi vấn làm thành phần thứ yếu của
câu (trạng ngữ) hay của từ tổ (bổ ngữ, định ngữ)
+ Các đồng chí ở đơn vị nào?
+ Hai mươi hai. (NĐT, 75)
2) Khi câu đối thoại hàm tiếp với câu trên, cũng có thể rút gọn cả hai thành phần chủ
yếu.
+ Báo cáo chỉ huy, ăn cháo đường.
+ Đường kia à? (NĐT, 48)

1.1.2. Quan điểm của Hoàng Trọng Phiến

Hoàng Trọng Phiến cho rằng: “Trong hoạt động ngôn từ, chủ ngữ là thành phần dễ dàng
bị tỉnh lược so với vị ngữ. Tỉnh lược sẽ đưa đến hai hệ quả:” [10; 114].
1) Chủ ngữ hiểu ngầm: Chủ ngữ này có thể khôi phục lại được và có thể hiểu qua văn
cảnh, qua bối cảnh giao tế.
Ví dụ:
Huế ơi, quê mẹ ta ơi
Nhớ ngày xưa , tuổi chín mười. (Tố Hữu)
Theo Hoàng Trọng Phiến chủ ngữ trên được hiểu là tác giả của bài thơ.
Ngoài ra Hoàng Trọng Phiến còn liệt kê các trường hợp hiểu ngầm chủ ngữ như:
+ Chủ ngữ là một trong những người đang đối thoại
Ví dụ: Muốn về chưa?_ Chưa
+ Chủ ngữ là chính tác giả
Ví dụ: “Lời quê góp nhặt dông dài”
+ Chủ ngữ là nhân vật đang được nói đến trong câu chuyện
Ví dụ:
“Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.”
+ Chủ ngữ là cái chung phổ biến: loại thường thấy trong các thành ngữ, tục ngữ;
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2) Chủ ngữ zêrô: chủ ngữ này có đặc điểm là người nói chú ý tới sự tồn tại của hiện
tượng chứ không chú ý đến bản thân hiện tượng. Đó là những câu định danh, câu tồn tại với
động từ có.
Ví dụ: Nhiều sao quá! (Nguyễn Đình Thi)
Hoàng Trọng Phiến khẳng định: “chủ ngữ hiểu ngầm hay chủ ngữ rút gọn thực tế vẫn
tồn tại trong ý thức người nói. Về mặt ý nghĩa thì câu có chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu
có chủ ngữ hiện diện. Chủ ngữ rút gọn thường thấy trong các câu có ý nghĩa miêu tả, tính
chất và quá trình. Chủ ngữ zêrô có trong câu có ý nghĩa tồn tại”. [10; 116]
Đối với câu tỉnh lược vị ngữ theo Hoàng Trọng Phiến thì hiếm bị rút gọn hơn (do vị ngữ
là trung tâm tổ chức câu)

1.1.3. Quan điểm của Cao Xuân Hạo
Trong quyển Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng (1992) Cao Xuân Hạo đề cập đến
câu chỉ có phần thuyết trên bề mặt (hay câu không đề). Tuy vắng mặt phần đề nhưng trên cấu
trúc bề mặt của các câu theo Cao Xuân Hạo là “không hề làm cho người nghe (người đọc)
không xác định được cái phạm vi ứng dụng của thuyết.” [3; 281]
Tác giả còn khẳng định “đó là những câu hoàn toàn bình thường và thông dụng”. Trên
quan điểm đó Cao Xuân Hạo phân câu không đề thành từng loại như sau:
1) Những kiểu câu lấy khung cảnh hiện hữu làm đề
Cao Xuân Hạo cho rằng: “đề tài của những câu thuộc loại này có thể là trạng thái thời
tiết hoặc của môi trường trong quá trình chuyển biến từ buổi này sang buổi khác trong hai
mươi bốn giờ của một ngày, giờ giấc, cảnh vật trước mắt, đối tượng cụ thể mà người nói và
người nghe đang tri giác trực tiếp hoặc vừa nhắc đến trong câu trước. Sự tồn tại hay xuất
hiện của một vật hay hiện tượng bất kì.” [3; 282]
Cao Xuân Hạo còn chỉ rõ “nòng cốt cho phần thuyết (phần duy nhất) của loại câu này
thường là một vị từ tĩnh (chỉ trạng thái hay tính chất) hoặc một quá trình không có chủ ý
(không phải là hành động) nhưng cũng có thể là một danh ngữ.”
Ví dụ:
+ Đang có bão rớt.
+ Mới có ba giờ rưỡi!
2) Những kiểu câu có phần đề bỏ trống chỉ “tôi”
Nội dung của những câu có đề ẩn là tôi (đôi khi là “chúng tôi” hay “chúng ta”) có thể là
một cảm giác thể chất, một tâm trạng, một cảm xúc, một ý muốn, một nhu cầu, một trạng thái
hoặc đôi khi là một hành động đang làm hay dự kiến.
+ Đau chân quá!
+ Về nhé!
3) Những kiểu câu có phần đề bỏ trống chỉ “anh”
Tiêu biểu cho những câu có phần đề bỏ trống chỉ ngôi thứ hai (người tiếp chuyện), đôi
khi cũng có thể là “chúng ta”, nhưng không phải là “chúng tôi”, là kiểu câu yêu cầu, khuyên
nhủ, sai khiến, mệnh lệnh (câu cầu khiến) có hoặc không có vị từ tình thái cầu khiến (hãy,
nên, đừng, chớ, làm ơn).
Ví dụ:

+ Đi đi!
+ Làm ơn đứng lại một chút!

1.1.4. Quan điểm của Nguyễn Thị Lương
Nguyễn Thị Lương trong Câu tiếng Việt quan niệm rằng: “Câu tỉnh lược thuộc kiểu câu
được cấu tạo bởi hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng trong hoàn cảnh sử dụng cụ
thể người nói (viết) đã bớt một hoặc cả hai thành phần chính để nghe (đọc) có thể tiếp nhận
thông tin nhanh gọn hơn hoặc nhằm dụng ý tu từ nào đó.” [9; 196]
Về mặt cấu tạo Nguyễn Thị Lương nêu lên những đặc điểm khái quát như sau:
- Câu tỉnh lược là câu không đủ các thành phần chính, nó có thể khuyết chủ ngữ, vị
ngữ, hoặc cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
- Các thành phần bị tỉnh lược hoặc có thể khôi phục lại được hoặc có thể tìm thấy ở
câu trước.
- Hiện tượng tỉnh lược có ở cả câu đơn, câu ghép, câu phức. Khi phân tích cấu tạo
của câu hãy xét xem nó thuộc loại câu nào, có thành phần nào bị tỉnh lược.
Ví dụ: Hai người qua đường đuổi qua nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người…
(Nguyễn Công Hoan)
Về mặt ý nghĩa Nguyễn Thị Lương cho rằng:
- Do bị tỉnh lược một hoặc hai thành phần chính nên ý nghĩa tổng thể chung của câu
cũng chưa đầy đủ, phải dựa vào ngữ cảnh, văn cảnh mới hiểu được.
- Nghĩa của thành phần bị lược bỏ chỉ mang tính chất nghĩa phong nền, không phải là
thành phần nội dung cần chuyển tải đến người tiếp nhận.
Tác giả Câu tiếng Việt cũng phân tỉnh lược thành ba loại: câu tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ
và cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
- Đối với câu tỉnh lược chủ ngữ tác giả phân thành câu đơn tỉnh lược chủ ngữ và câu
ghép tỉnh lược chủ ngữ:
+ Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. (Nam Cao)_ Câu đơn tỉnh lược chủ
ngữ
+ Đã nhịn bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo. (Nam Cao)_
Câu ghép tỉnh lược chủ ngữ ở cả hai vế
+ Nếu ngài ra tranh cử thì nên quyết định ngay đi. (Vũ Trọng Phụng)_ Câu ghép
tỉnh lược chủ ngữ ở một vế.

- Tương tự ở câu tỉnh lược vị ngữ, Nguyễn Thị Lương cũng phân thành câu đơn tỉnh
lược vị ngữ và câu ghép tỉnh lược vị ngữ:
+ Câu đơn tỉnh lược vị ngữ thường được sử dụng trong hội thoại nằm ở lượt lời
đáp cho câu hỏi có đại từ ai.
Ví dụ: Ai có thể trả lời câu hỏi này?
Thưa cô em ạ.
+ Câu ghép tỉnh lược vị ngữ theo tác giả dạng câu này hiếm gặp, có chứa kết từ
lựa chọn.
Ví dụ: Lan hay Mai sẽ đảm nhiệm công việc này?
- Câu tỉnh lược chủ ngữ và vị ngữ, theo Nguyễn Thị Lương là những “câu chỉ còn
thành phần phụ của câu hoặc thành phần phụ của từ.” [9; 199]
+ Câu tỉnh lược chỉ còn thành phần trạng ngữ
Ví dụ: Nga: Bao giờ anh lên tỉnh?
Thanh: Ngày mai thôi kì này nghỉ ít. (Thạch Lam)
+ Câu tỉnh lược chỉ còn thành phần bổ ngữ.
Ví dụ: Trước ông chỉ nhận việc tư về làm những ngày nghỉ. Giờ cả trưa và tối.
(Nguyên Hồng).
+ Câu tỉnh lược chỉ còn thành phần phụ của từ, tác giả cho đó thường là lời đáp
ngắn gọn cho những câu hỏi có sử dụng các cặp phó từ: có… không, đã… chưa, sắp… chưa.
Hoặc câu đáp có phụ từ chỉ sự khẳng định, phủ định, kết thúc: Không, chưa, đã, rồi…
Ví dụ: Cô ấy có chồng chưa?
Chưa. Hình như mới có người yêu. (Nguyễn Minh Châu)

1.1.5. Quan điểm của Diệp Quang Ban
Diệp Quang Ban (2005) cho rằng: “tỉnh lược được hiểu là một bộ phận nào đó của câu
lẽ ra phải có mặt trong câu, nhưng vì lí do nào đó nó được rút bỏ đi mà vẫn không làm ảnh
hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu đang xét.” [2; 278]
Tác giả cũng nói rõ “phần tỉnh lược có thể được phục hồi để cho câu được trọn vẹn một
cách tự nhiên.”
Ví dụ: Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa. (Nam Cao)

Trên cơ sở đó Diệp Quang Ban phân câu tỉnh lược thành các dạng: câu tỉnh lược chủ
ngữ, câu tỉnh lược vị tố, câu tỉnh lược bổ ngữ.

Theo Diệp Quang Ban quan niệm câu tỉnh lược chủ ngữ là “những câu trong đó đáng lẽ
được nêu ra để làm chủ ngữ trong câu thì lại vắng mặt” [2; 280]. Tác giả còn chỉ rõ chỉ xét
những kiểu câu tỉnh lược có yếu tố làm chủ ngữ thường phải được xác định dựa vào tình
huống bên ngoài văn bản hoặc do thói quen cho phép sử dụng và tác giả liệt kê các trường
hợp thường gặp như sau:
 Câu tỉnh lược chủ ngữ
1) Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu cầu khiến: câu cầu khiến là câu mà chủ ngữ trong đó
bao giờ cũng là người tiếp nhận câu nói. Sắc thái cầu khiến biểu lộ rõ hơn khi trong câu
không dùng yếu tố làm chủ ngữ. Cho nên dạng tỉnh lược chủ ngữ là dạng phổ biến của câu
cầu khiến, nó thường có tính chất trung hòa hoặc thân hữu, nhất là khi có thêm những từ tình
thái hỗ trợ.

Ví dụ:
+ Chờ tôi một lát nhé! (Tỉnh lược chủ ngữ trung hòa)
+ Chờ đấy! (Tỉnh lược chủ ngữ thân hữu)
2) Câu tỉnh lược chủ ngữ chứa có thể, cần, nên, phải: Những câu chứa các từ chỉ khả
năng như có thể…, chỉ sự cần thiết như cần, nên, phải… với tư cách yếu tố đầu tiên của vị tố
đều có thể dùng không cần sự có mặt của chủ ngữ.
Ví dụ: Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và
cả thế giới. (Phạm Văn Đồng)
3) Câu tỉnh lược chủ ngữ là khẩu hiệu hành động: Khẩu hiệu hành động là lời kêu
gọi, là phương châm hành động, do đó ít nhiều nó cũng có liên hệ với ý nghĩa cầu khiến. Nội
dung cụ thể của khẩu hiệu hành động sẽ giúp cho việc xác định chủ ngữ trong câu này.
Ví dụ: Thi đua dạy tốt, học tốt.
4) Câu tỉnh lược chủ ngữ là tục ngữ: Tục ngữ hay các câu nói về những chân lí phổ
biến, tập tục phổ biến cũng được diễn đạt bằng kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ. Chủ ngữ khuyết
trong những câu thuộc kiểu này thường hoặc có tính chất nhân xưng chung, hoặc có tính nhân
xưng bất định và trở thành xác định trong những trường hợp dùng cụ thể.
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

5) Câu tỉnh lược chủ ngữ là lời cầu chúc, cầu mong, lời chào: Lời cầu chúc, cầu
mong, lời chào là lời chính người nói dùng bộc lộ thái độ của mình với người nghe bằng cách
nói ra chúng (kiểu câu ngôn hành), cho nên trong câu có thể vắng mặt mà không gây khó
khăn cho việc nhận biết của người nghe.
Ví dụ:
+ (Tôi) Chúc anh lên đường bình an.
+ Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
6) Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng làm câu mở đầu và chuyển ý: Trong khi nói, người
nói có thể mở đầu hoặc chuyển ý bằng một câu tỉnh lược chủ ngữ.
Ví dụ: Xin kể với các đồng chí một chuyện nữa. (Phạm Văn Đồng)
7) Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng khi nói một mình: khi người ta tự nói với mình về bản
thân hay về ai, về cái gì đó, thường đối với người nói, vật làm chủ ngữ của câu đã rõ nên
người ta hay dùng câu tỉnh lược chủ ngữ.
Ví dụ: Thế là đi cả rồi.
8) Câu tỉnh lược chủ ngữ chứa động từ cảm thấy, nghe: Hai động từ chỉ sự cảm nhận
thấy, nghe thường được dùng với hình thức tỉnh lược chủ ngữ để tạo tính nhân xưng chung,
tính phổ biến với mọi người.
Ví dụ: Bước vào khỏi cổng thôn Đoài, đã thấy nhà ông Nghị Quế. (Ngô Tất Tố)
9) Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng trong liệt kê: Khi liệt kê sự việc, thường người ta
cũng dùng kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ. Trong trường hợp này, hoặc không cần xác định chủ
ngữ (có tác dụng chung) hoặc rất dễ xác định chủ ngữ.
Ví dụ:
Muốn làm công tác tốt, thu thành tích nhiều hơn, phải tiến hành ba mặt dưới
đây: Nâng cao tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ, nâng cao nhiệt tình xã hội chủ nghĩa,
nâng cao tình cảm xã hội chủ nghĩa (vì văn hóa, văn nghệ phải có tính chất hơn các ngành
khác)… (Phạm Văn Đồng).
10) Câu tỉnh lược chủ ngữ là “câu nêu sự kiện”: là những câu mà theo Diệp Quang
Ban “người ta thường dùng tại phần mở đầu (có khi như một đầu đề) những câu nêu sự kiện
có cấu tạo gồm có gia ngữ bậc câu, thường là gia ngữ chỉ không gian và gia ngữ chỉ thời
gian, với một vị tố chỉ hành động mà không nêu chủ ngữ của vị tố đó. Tuy chủ ngữ không có

mặt, những do nội dung của câu, nhất là do sự mách bảo của gia ngữ bậc câu chỉ không gian
và thời gian, người ta vẫn xác định được chủ ngữ một cách tương đối dễ dàng.”
Ví dụ: Hôm qua, 27- 3- 1982, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, khai mạc trọng
thể Đại hội lần thứ năm của Đảng. (Báo)
 Câu tỉnh lược vị tố: vị tố của tiếng Việt được làm thành từ động từ hoặc tính từ và các
hư từ quây quần chung quanh chúng. Sự tỉnh lược có thể xảy ra chỉ đối với động từ, tính từ,
còn hư từ của chúng có thể vẫn có mặt mà cũng có thể xảy ra với toàn bộ động từ, tính từ và
các yếu tố phụ chung quanh.
Ví dụ: Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
 Câu tỉnh lược bổ ngữ:
Ví dụ: Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà ai nấu cho ăn nữa. Đời
hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà.”
Trong ví dụ trên phần bổ ngữ đã bị tỉnh lược là từ “cháo”. Và theo Diệp Quang Ban thì
“sự tỉnh lược bổ ngữ như vậy thường không cho phép, ít nhất bổ ngữ cũng được thay thế bằng
những từ ngữ nào đó.” [2; 285]
Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng tỉnh lược là một hiện tượng một trong hai hoặc cả
hai thành phần nòng cốt bị tỉnh lược. Tuy nhiên về cách xếp loại có những chỗ khác nhau.
Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Thị Lương dựa vào mặt cấu tạo của câu (cấu trúc hiện diện)
phân câu tỉnh lược thành ba loại: câu tỉnh lược chủ ngữ, câu tỉnh lược vị ngữ, câu tỉnh lược
chủ ngữ và vị ngữ. Cao Xuân Hạo cho việc tỉnh lược là sự vắng mặt của đề tài (phần đề) mà
ta có thể tri giác được hoặc đã nói ở câu trước. Hoàng Trọng Phiếm thì căn cứ vào mặt ý
nghĩa lược tố để phân câu tỉnh lược thành câu tỉnh lược có chủ ngữ hiểu ngầm và câu tỉnh
lược có chủ ngữ zêrô. Diệp Quang Ban lại dựa vào mục đích sử dụng để phân loại câu tỉnh
lược (câu cầu khiến, cầu cầu chúc, câu liệt kê…)
Trên quan điểm của các nhà Việt ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng câu tỉnh lược là một loại
câu được hình thành bằng phép tỉnh lược. Câu tỉnh lược có cấu tạo không hoàn chỉnh, trên bề
mặt chỉ có một thành phần hiện hữu nhưng có đủ căn cứ chuyển thành câu song phần, có sự
phụ thuộc hoặc liên đới nhất định trong ngữ cảnh.
Ví dụ: Trước anh xe tưởng bà khách đi có việc gì, cho nên còn chạy. Sau thấy bà cứ
trỏ vơ vẩn hết phố nọ sang phố kia, mà chả đỗ ở phố nào cả, thì mới đoán có lẽ là cảnh “ăn
sương” chi đây. (Nguyễn Công Hoan)
Căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng có thể phân câu tỉnh lược thành loại tỉnh lược trong bối
cảnh giao tiếp (đối thoại) và tỉnh lược trong văn cảnh:

 Câu được tỉnh lược trong bối cảnh giao tiếp:
+ Chủ ngữ được tỉnh lược và xác định nhờ bối cảnh: là những câu khi đó, chủ ngữ là
chủ thể phát ngôn, hoặc là nhân vật đang đối thoại, hay đang được nói đến.
Ví dụ: (Tôi) Chúc anh lên đường bình an.
+ Vị ngữ được tỉnh lược và xác định nhờ bối cảnh.
Ví dụ:
- Ai biết đây?
- Tôi.
+ Chủ - Vị được tỉnh lược và xác định nhờ bối cảnh.
Ví dụ:
- Anh cấy hai mươi mấy mẫu?
- Lại quan lớn, hai mươi hai mẫu. (Nguyễn Công Hoan)
 Câu được tỉnh lược trong văn cảnh:
+ Chủ ngữ tỉnh lược và xác định dựa vào văn cảnh, thường sau cơ sở có cùng chủ
ngữ. Tỉnh lược chủ ngữ có giá trị đúng khi không gây ra sự mờ nghĩa, sự nhầm lẫn giữa các
đối tượng. Và khi khôi phục chủ ngữ, vị từ hay cụm vị từ hiện diện giữ vai trò, vị trí của vị
ngữ.
Ví dụ: Bọn hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. (Nguyễn Công Hoan)
+ Vị ngữ tỉnh lược và xác định trong văn cảnh, sau câu cơ sở có cùng vị ngữ. Tỉnh
lược vị ngữ có giá trị đúng khi ta khôi phục vị ngữ, danh từ hay cụm danh từ hiện diện giữ vai
trò và vị trí chủ ngữ của câu.
Ví dụ: Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
+ Chủ - Vị được tỉnh lược và xác định trong văn cảnh.
Ví dụ: Kiên tâm, bà lại cân chén nữa. Và chén nữa. (Nguyễn Công Hoan)

1.2. Quan điểm của một số tác giả về câu đặc biệt
1.2.1. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản
Trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt (1997), Nguyễn Kim Thản gọi câu đặc biệt
là loại câu danh xưng. Theo tác giả “câu danh xưng là loai câu trong đó chỉ một thể từ nói lên
sự vật và không thể gọi đó là thành phần gì cả” [12; 580], và trên quan điểm của mình tác giả
xếp câu danh xưng vào các trường hợp sau:

1) Tên các địa điểm, cơ quan, xí nghiệp hay bộ phận của những cơ quan xí nghiệp ấy.
+ Ga Hà Nội
+ Văn phòng
2) Tên các tác phẩm văn hóa (tên sách, báo, bài văn, bản nhạc,…)
+ Tiến quân ca
+ Xung kích
3) Lời mắng mỏ, chê bai…
+ Hai vợ chồng gì! (NC)
4) Lời hỏi vặn có ý ngạc nhiên hay không đồng tình
+ Giời nào? Đất nào? (NH)
5) Lời kêu khi một sự vật xuất hiện
+ Tàu bay, tàu bay! (NĐT)
6) Lời gọi
+ Két ơi!
7) Tiếng tượng thanh và thán từ
+ Hu hu!
Ngoài ra tác giả còn đề cập đến câu danh xưng thuộc những kiểu dùng biểu thị thời gian,
địa điểm và những câu danh xưng từ láy lại hay chỉ số nhiều biểu thị.
+ Nhà Bà Hòa (HP,49)
+ Năm phút. Mười phút… (NCH 2, I, 85)
+ Toàn những cáo thị…. toàn những lệnh tản cư (NC, I, 294)
+ Ở ngoài phố những người là người.

1.2.2. Quan điểm của UBKHXH Việt Nam
Các tác giả trong Ngữ pháp tiếng Việt (2003), quan niệm “câu đặc biệt là loại câu
bao gồm nòng cốt đơn đặc biệt, tức nồng cốt một thành phần.” [13; 231]
Các trường hợp sử dụng:
1) Xác định trạng thái tồn tại của sự vật: Trong trường hợp này, thành phần duy nhất
của nòng cốt đơn đặc biệt là một động ngữ do tiểu loại động từ tồn tại đảm nhiệm.
Ví dụ: Có bóng người.

Động từ thuộc tiểu loại khác cũng có thể lâm thời biểu thị nghĩa tồn tại và động ngữ
do động từ ấy làm chính tố cũng có thể làm thành một nòng cốt đặc biệt.
Ví dụ: Đã đến hè rồi!
2) Câu đơn đặc biệt biểu thị một sự đánh giá về sự vật: thành phần duy nhất của nòng
cốt thường thuộc từ loại tính từ.
Ví dụ: Giỏi thật!
3) Câu đơn đặc biệt xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng, sự kiện: thành phần
duy nhất của nòng cốt thuộc từ loại danh từ.
Ví dụ: Quá trưa rồi! Ai nấy đều ra về.
4) Câu đơn đặc biệt liệt kê sự vật: thành phần duy nhất của nòng cốt thuộc từ loại
danh từ.
Ví dụ: Đám người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.

1.2.3. Quan điểm của Diệp Quang Ban
Quan điểm của Diệp Quang Ban trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (1998): “Câu đơn đặc
biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ (trừ cụm chủ vị). Các từ loại thường gặp ở
đây là danh từ và vị từ (động từ, tính từ)” [1; 153]
Ví dụ:
+ Bom tạ. (Nguyễn Đình Thi)
+ Một thứ im lặng ghê người. (Nam Cao)
Theo Diệp Quang Ban “câu đơn đặc biệt cũng có thể có trung tâm cú pháp phụ đi kèm
làm thành phần phụ của câu cho nó”
Ví dụ:
+ Chốc lại cốc một tiếng, boong một tiếng. (Nguyễn Đình Thi)
+ Ở làng này, khó lắm. (Nam Cao)
Tác giả phân loại câu đơn đặc biệt theo hai kiểu: câu đơn đặc biệt danh từ và câu đơn đặc
biệt vị từ.
 Câu đơn đặc biệt danh từ theo Diệp Quang Ban là câu “có trung tâm cú pháp
chính là danh từ hoặc cụm danh từ (đẳng lập và chính phụ).” [1; 155]
Ví dụ: Toàn những bản cáo thị… toàn những lệnh tản cư. (Nam Cao)

Về ý nghĩa khái quát thì câu đặc biệt- danh từ “chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật, nêu
lên vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó.”
Ví dụ: Nhà bà Hòa. (Học Phi)
Câu đặc biệt- danh từ theo Diệp Quang Ban thường được sử dụng trong các trường
hợp sau:
- Miêu tả sự tồn tại biểu hiện, sự xuất hiện của vật, hiện tượng, nêu hoàn cảnh
không gian, thời gian, xác nhận sự hiện diện của cảm xúc… nhằm đưa người đọc vào cương
vị người chứng kiến, nhằm làm sống lại những sự vật, cảm xúc ấy.
- Nêu sự hiện diện của các hiện tượng thiên nhiên mà trong nhiều trường hợp được
dùng làm cái hoàn cảnh nền cho sự kiện khác nêu trong những câu xung quanh.
- Dùng làm câu cảm thán để xác nhận một hiện trạng tâm lí, để nói lên thái độ
đánh giá hay tâm trạng hiện hữu liên quan đến vật, hiện tượng được gọi tên bằng danh từ
trong câu, hoặc để gọi tên vật như một nhu cầu tâm lí, sinh lí.
- Dùng làm lời gọi
- Dùng làm biển đề tên các cơ quan, địa điểm… cần cho người ta biết, tên các
báo, tạp chí, sách…
- Dùng nêu tên thời gian, miền đất, cảnh vật… trong nhật kí, kịch bản phóng
sự…
 Đối với câu đơn đặc biệt vị từ thì nó “có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính
từ hay cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ).” [1; 156]
Ví dụ:
+ Ồn ào một hồi lâu. (Ngô Tất Tố)
+ Im lặng quá! (Nam Cao)
Theo Diệp Quang Ban, câu đặc biệt- vị từ thường được dùng với các ý nghĩa khái
quát sau:
1) Chỉ sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của sự kiện: Câu đặc biệt- vị từ có ý nghĩa
tồn tại hiển hiện, ý nghĩa xuất hiện, tức là nêu lên sự kiện đang bày ra, vừa xuất hiện trước
mắt, đưa người đọc, người nghe đến với sự kiện như người ta đang chứng kiến.
Ví dụ: Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bức rứt, bực mình. Chửi tục, cạu nhạu,
thở dài. (Nam Cao)

2) Chỉ sự tồn tại khái quát: khi vị từ là những từ chuyên dụng với ý nghĩa tồn tại như:
còn, có… những từ chỉ định lượng như: nhiều, ít… và câu được tạo theo khuôn “vị từ + danh
từ” không kèm yếu tố ngôn ngữ chỉ vị trí thì câu mang ý nghĩa tồn tại một cách khái quát,
không cụ thể, chỉ nói chung chung về sự tồn tại của vật.
Ví dụ: Nhiều sao quá! (Nguyễn Đình Thi)
3) Chỉ sự tồn tại định vị: câu đặc biệt- vị từ chỉ sự tồn tại định vị là câu có khuôn
hình chung “giới ngữ chỉ không gian + vị từ + danh từ”.
Tại vị trí vị từ có thể xuất hiện 5 lớp con từ sau đây:
- Những từ chuyên dụng với ý nghĩa tồn tại như: có, còn…
- Những từ tượng thanh, tượng hình như: róc rách, lục sục, lác đác, lốm đốm, lom
khom…
- Những tính từ chỉ lượng như: nhiều, ít, động, đầy, vắng, thưa…
- Những từ chỉ trạng thái tỉnh như: ngồi, mọc (= “đang có”)…
- Những từ vốn là động từ ngoại động chuyển thành động từ chỉ trạng thái, tư thế
tồn tại như: trồng, bày, đặt, để, treo, kết…
4. Chỉ sự xuất hiện và tiêu biến (biến hiện): câu đặc biệt vị từ chuyên dụng chỉ sự
xuất hiện và tiêu biến có khuôn hình “trạng ngữ không gian/ thời gian + vị từ + danh từ”. Tại
vị trí từ là những động từ chỉ sự xuất hiện, sự tiêu biến, một số động từ tự dời chuyển (đi,
chạy, ló, nhô…), từ chỉ âm thanh và từ tượng hình thích hợp.
Ví dụ: Bỗng xuất hiện một bóng người.

1.2.4. Quan điểm của Cao Xuân Hạo
Trong Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng (1992), Cao Xuân Hạo cho rằng những
phát ngôn có thể tạm gọi là những câu đặc biệt là “những phát ngôn không thể phân tích như
sự thể hiện ngôn ngữ học của mệnh đề, nghĩa là như một nhận định về một sự tình hay một
hình thức phái sinh của một nhận định như thế”. [3; 381]
Và căn cứ vào đó, tác giả xác định kiểu câu đặc biệt trong các trường hợp sau:
1) Thán từ được gọi là “từ câu” và Cao Xuân Hạo khẳng định “từ câu là một kiểu
câu đặc biệt vì nó không phản ánh một nhận định, một hành động tư duy ngôn từ”. Tác giả
cho rằng những thán từ đó gần với “một tiếng kêu tự phát” (dùng một cách có chủ ý hoặc
không chủ ý) và “điều không phải là dấu hiệu của mệnh đề”.
Ví dụ: Ái đau!

2) Hô ngữ và ứng ngữ: được xếp vào câu đặc biệt vì theo Cao Xuân Hạo “đặc tính
của hô ngữ là làm thành những câu không có nội dung mệnh đề, không có chức năng biểu
hiện mà chỉ có chức năng xác lập liên lạc”. Với ứng ngữ, tác giả cho đó là một loại “từ câu”
dùng để trả lời các hô ngữ, các câu mệnh lệnh, các câu hỏi kiểu: à?, sao…? Hay câu trần thuật
cần được đáp lại.
Ví dụ: Anh này!
Trong phần này Cao Xuân Hạo đề cập đến việc có thể xếp luôn vào các “từ câu” những
từ tượng thanh được dùng một mình thành một câu. Bởi tác giả cho rằng tính chất phi mệnh
đề của các từ ấy cũng rõ rệt không kém gì từ câu khác.
Ví dụ: Rắc! - cái xà đã gãy.
3) Các tiêu đề: “là những dòng chữ đề ở bìa sách, các biển hiệu trên cổng các cơ
quan, dưới các bức tranh, trên các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, bản nhạc…. đó là tên của
các cơ quan, cửa hiệu, là đầu đề của các tác phẩm.” [3; 386]
Ví dụ: Tạp chí văn học, Công ty hải sản.

1.2.5. Quan điểm của Đỗ Thị Kim Liên
Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ pháp tiêng Việt (1999) quan niệm rằng: “Câu đơn đặc biệt
được làm thành một từ hoặc một cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)” [8; 119].
Và tác giả phân thành 2 nhóm chính:
 Câu đơn đặc biệt do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm:
- Nêu lên sự tồn tại, xuất hiện một sự vật hay hiện tượng (còn gọi là phát ngôn
thông báo, cảnh báo).
+ Máy bay!
+ Cướp!
- Xác định nơi chốn- thời điểm:
+ Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao chưa tắt. Một
chân trời xa.
- Câu đặc biệt có cấu tạo là một danh từ dùng để gọi tên sự vật, phản ánh nhu
cầu:
+ Phở! Nước!
- Dùng để đếm:
+ Mười lăm phút, rồi hai phút.