Khuynh hướng sử thi và cảm hhuwngs lãng mạn (10) (1)

  • docx
  • 11 trang
Tố Hữu nhà thơ- nhà hoạt động cách mạng đã từng có lời khẳng định : “Văn học thực chất
là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nới xuất phát
và cũng là nơi đi tới của văn học”. Vâng, cuộc sống chưa bao giờ là bằng phẳng,, mà luôn
luôn sôi động, có những điều bất ngờ, đa hình thái. Với nhiệm vụ là một cộng cụ nghệ
thuật phản ánh cuộc sống, văn học bám gốc rễ vào cuộc sống để sinh sôi và nảy nở tạo hoa
quả cho đời. Chính vì thế, mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, khi cuộc sống có những thay đổi,
biến động , văn học cũng bắt buộc phải biến động và thay đổi theo cùng quỹ đạo của cuộc
sống. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công là một "cuộc tái sinh mầu nhiệm" đã
mở ra bước ngoặt lớn đưa đất nước ta. . Đồng thời nó cũng là động lực để mở ra một giai
đoạn mới cho văn học. Giai đoạn1945-1975 văn học để lại nhiều thành công vang dội với
nhiều sự thay đổi mới lạ trong cách nhìn cách cảm của nthững nhà cầm bút.Một trong
những đặc điểm không thể không nói đến là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Văn học mang đậm huynh hướng sử thi là văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch
sử và mang tính chất toàn tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện chho
tinh hoa , khí phách, phẩm chất , ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng.
Cái riêng tư, cá nhân đời thường thường không được nói đến hoặc nếu cónói thì cốt yếu
cũng chỉ để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng. Với lẽ
đó, con người chủ yếu được khám phá, khai thác ở bổn phận , trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân,ở lẽ sống lớn, tỉnh cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca trang
trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng. Vậy còn cảm hứng lãng mạn ? Cảm hứng lãng
mạn trong tác phẩm văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và
hướng tới lí tưởng. Trong giai đoạn 1945-1975, cảm hứng lãng mạn chủ yếu thể hiện trong
công việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca
ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng và tương lai tươi sáng dân tộc . Phải nói
rằng, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm làm cho văn học giai đoạn
này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời
sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.Sử thi thì mang ý nghĩa lịch sử còn
cảm hứng lãng mạn lại mang nội dung trữ tình sôi nổi, dạt dào và hướng về lý tưởng,
hướng về tương lai. Cả hai yếu tố trên gắn bó, hòa hợp cùng nhau tạo nên đặc điểm cơ
bản , đặc sắc về khuynh hướng thẩm mĩ của văn học giai đoạn từ năm 1945- 1975, giúp
nền văn học thời kì này không chỉ thực hiện tốt yêu cầu, chức năng của văn học mà còn
hoàn thành nhu cầu,nhiệm vụ lịch sử , thời đại đặt ra.
“ Có một bài ca không bao giờ quên “.Có thể nói , giai đoạn năm 1945- 1975 là những
“bài ca không bao giờ quên” , không bao giờ phai mờ trong kí ức của biết bao thế hệ đã
qua , hôm nay và mai sau. Trong Những năm tháng ấy- những năm tháng của bom rơi đạn
dược, của mồ hôi, của máu , của nước mắt ấy , văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn
vẹn bộ mặt đất nước, nhưng với nền văn học vận động theo hướng cách mạng hoá đã gắn

bó sâu sắc với vận mệnh chug của đất nước, ghi lại hào khí của một thời, một đời. Đóng
góp một phần không nhỏ vào văn học thời kì này nói riêng, nền văn học Việt Nam nói
chung, ta phải kể đến nhiều nhà cầm bút tâm huyết. Trong số đó, không thể không kể đến
Tố Hữu và Quang Dũng – hai nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của văn học thời kì này. Cùng lấy
cảm xúc từ 9 năm kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến của QD và VB của TH lànhững tác
phẩm thành công vang dội, để lại dư âm sâu sắc trong lòng bao người. Và hẳn nhiên, Tây
Tiến và VB đều mang những đặc điểm cơ bảncủa văn học giai đoạn 1945- 1975, đặc biệt
rõ nét là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Nhìn toàn cảnh nền văn học Viêtj Nam 1945- 1975, các tác phẩm đều hướng ra ánh sáng
tươi vui, hướng đến tương lai sáng lạng. Một điều không thể phủ nhận là chính niềm tin
vào tương lai là hạt nhân cốt yếu tạo nên nguồn sức mạnh tinh thần giúp nhân dan ta vượt
qua được mọi thử thách mọi gian lao trong suốt 2 cuộc kháng chiến gian khổ trường kì.
niềm tin ấy- hạt nhân ấy có được là từ đâu. Vâng ,chính từ văn học, chính từ khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn- 1 đặc điểm của văn học bấy giờ đã thấm nhuần tinh thần lạc
quan rồi làm đầy cho niềm tin ấy. Vốn dĩ hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn gian
khổ , không chỉ chịu thiếu thốn về vật chất mà hơn thế là tổn thương về tinh thần chịu
nhiều mất mát, đau thương hi sinh. Trong chiến tranh người ta thiếu cái ăn, cái mặc, khó
khăn vô vàn, trong chiến tranh con người ta nằm cùng tiếng đạn, ngủ cùng tiếng bom,
trong chiến tranh người ta chịu cảnh li tán, gia đình chia cắt, trong chiến tranh người ta
đành phải chấp nhận đau thương,chấp nhận chia li thậm chí là chia li mãi mãi. Những
tưởng con người sẽ thấy khó khăn , thấy đau thương mà nản lòng nhụt chí, chấp nhận thực
tại hoặc trở về với cuộc đời cũ, nhưng không, ngược lại con người trong văn học hay chính
trong cuộc sống giai đoạn 1945 -1975 lạc quan , dí dỏm, yêu đời , tràn đầy niềm tin, mơ
ước vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đây là lúc những cá nhân gắn vận mệnh mình vào
vận mệnh đất nước, cá nhân còn đất nước còn, cá nhân mất đất nước mất. Chính vì thế,
mỗi cá nhân đều xác định cho mình lí tưởng cao đẹp, tin tưởng vào sức mạnh, vào chiến
thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình cao đẹp. Mỗi cá nhân sống với
tất cả lạc quan,niềm tin, ý chí, khát vọng huống về tương lai. Đó là nguồn sức mạnh vô
cùng to lớn để con người vượt qua muôn trùng thử thách tạo nên những chiến công chói lọi
phi thường. Và tinh thần ấy, niềm tin ấy, sức mạnh ấy là cơ sở cốt yếu tạo nên tinh thần lạc
quan thấm nhuần trong khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong nền văn học bấy
giờ. Tây Tiến và Việt BẮc mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ,chính vì
thế, trong cả hai tác phẩm tinh thần ấy, niềm tin ấy , sức mạnh ấy trong nghịch cảnh hiện
thực ấy đều được tái hiện và tái hiện sâu sắc.Trong Tây Tiến , cái hiện thức kháng chiến
tàn khốc thể hiện ở cuộc hành quân gian khổ có sương lấp, có mưa xa khơi, có dốc cao đèo
sâu , có oai linh thác gầm thét, cọp trêu người nơi rừng thiên nước độc
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Và có cả sự hi sinh : Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Trước thiên nhiên, hùng vĩ, hoang vu hiểm trở, trước hiện thực tàn khốc người lĩnh
cũng đã từng cảm thấy mệt mỏi, nhưng cái mệt cái mỏi ấy không đồng nghĩa với chán nản,
nhụt lòng, người lính Tây Tiến vẫn cứ bước,tiến về phía trước với niềm tin , khát vọng, với
tinh thần lạc quan yêu đời thể hiện bằng cái chất tinh nghịch, dí dỏm , lãng mạn rất riêng .
Cheo leo giữa dốc cao, nơi mà tưởng chừng núi cao tưởng chừng như chạm mây, mây chất
thành đống, thành cồn, người lính vẫn lạc quan, dí dỏm ví như súng đang ngửi trời. Thật
tếu !
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời “
Hay trong đêm văn nghệ với người dân miền Tây, có ai dí dỏm hơn người lính khi xem
đuốc ở đây là “đuốc hoa” – loại nến trong đêm động phòng hoa chúc của vợ chồng , có ai
ngỡ ngàng, ngạc nhiên, mê say, vui sướng như cái nhìn, cách gọi “kìa em” của người lính
Tây Tiến, có ai như say, như mơ, như mê dấng vẻ e ấp của cô gái miền Tây , có ai nhớ mãi
“hồn thơ” như người lính Tây Tiến. Thậm chí , đối mặt với nghịch cảnh , với hoàn cảnh
khắc nghiệt, người lính Tây Tiến lạc quan, coi thường bệnh tật, coi thường thiếu thốn, coi
thường hoàn cảnh : “ Đoàn binh Tây Tiến không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm “

Và họ - những người tính luôn mang trong mình, luôn hướng tới lí tưởng cao đẹp, vì dân vì
nước sẵn sàng hi sinh , coi cái chết nhẹ tựa lông hồng : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”
Cùng với Tây Tiến, Việt bắc của Tố Hữu tái hiện cuộc chiến đấu gian khổ bằng cách khơi
gợi nỗi nhớ. Chỉ với vài hình ảnh “ mưa nguồn suối lũ những mây cùng mnù” là khung
cảnh đã hiện lên ảm đạm, u ám, hay chỉ với “miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” ta
cũng đủ hiểu những thiếu thốn mà người lính đã phải trải qua. Đau thương những ngày
giặc đến giặc lùng, khó khăn trong những đêm hành quân rầm rập.
“ Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây “
“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Việt Bắc hay kể cả Tây Tiến đều đều đề cập đến gian khổ, nhưng cái muốn nói đến, muốn
nhấn mạnh , lặp đi lặp lại là tinh thần lạc quan, yêu đời, chung lưng đấu cật cùng nhau vượt
qua mọi khổ ải của người línhvà người dân Việt BẮc. Thiếu thốn thì ta chia 5 sẻ 7 củ sắn,
bát cơm, đêm lạnh thì chiếc chăn sui dăm 3 người cùng đắp, gian nan thì vẫn ca vang yêu
đời, chiến đấu dân cùng quân , lao động cùng dân
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
“Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.”
Vì yêu đời , vì lạc quan, nên dù khắc nghiệt đến thế nào đi chăng nữa, thì trong mắt của
bao người lính Việt BẮc vẫn luôn ấm áp, đẹp đẽ , để rồi họ cảm nhận thiên nhiên nơi đây
qua đặc điểm riêng biệt trong 4 mùa . TA khẳng định rằng, Trong tinh thần lạc quan theo
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Thiên nhiên đất nước hiện lên trong chiến
tranh vừa khốc liệt, khắc nghiệt vừa đẹp như bức họa thông qua ngôn ngữ thơ giàu hình

ảnh, gợi cảm khơi dậy niềm tự hào kiêu hãnh, mỗi tác giả đều hướng độc giả đến vẻ đẹp
toàn bích tươi sáng về cuộc sống chiến tranh và con người kháng chiến, về ngày hòa bình
hạnh phúc.
Tinh thần lạc quan thấm nhuân trong khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn văn học
giai đoạn 1945- 1975 đó là điều đã được khẳng Định. Song, văn học thời kì này đặc điểm
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn không chỉ mang tinh thần lạc quan mà nó còn
đáp ứng yêu cầu hiện thực cuộc sống trong quá trình vận động và phát trinhf vận động và
phát trieenrcachs mạng. Trước hết, các tác phẩm văn học phản ánh những vấn đề mang tính
sống còn của cả dân tộc-những bức tranh hiện thực rộng lớn.Bản hùng ca chống Pháp trong
Tây Tiến và Việt Bắc mang tầm vóc lớn lao với hình tượng Tổ Quốc, phản ánh quá trình
vận động cách mạng trong 9 năm kháng chiến, dân tộc ta không chịu áp bức , nô lệ , chiến
đấu hi sinh giải phóngdân tọc, giành độc lập tưj do cho đất nước. Lẽ sống lớn, tình cảm
lớn: lòng yêu nước , tinhf cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội cũng
được khơi dậy và thể hiện trong khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong giai
đoạn này. Đồng thời, các tacs phẩm văn học đều viết về nhưngx con người dại diện cho
tinh hoa và khí phách, phẩm chất ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tuởng của cộng đồng:
người lính, người cán bộ cách mạng, quần chunngs cách mangj... đặc biệt là thế hệ trẻ với
trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc. Trong TT, vấn đề phản ánh hiện thực đời sống được thể hiện
rất rõ ràng.Đó là hiện thực của những năm khángchiến trườngcchinh của dân tộc được tập
trng khám phá khi đặt vào hoàn cảnh sángtác của bài thơ. Đơn vị TT được thành lập năm
1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào , bảo vệ biên gioies Việt Trung, đánh tiêu hao
quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến
phần đông là thanh niên HÀ NỘi, trong đó có nhiều học sinh, sinh vieenn, chiến đấu trong
hoàn canh ất gian khổ vô cùng, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt nét hoành hành dữ dội.
Năm 1948, TT giải thể thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, QD chuyển sang đơn vị
khác. Bài thơ được QD viết khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu. Với hiện thực cuộc sống như
thế,TT của QD đã phản ánh được vấn đề sống còn của cả dân tộc không chỉ đúng đắn,
trung thành với hieenjt hực mà còn đẹp – đẹp theo cách riêng. Tây Tiến cũng thể hiện được
tình cảm lớn , lẽ sống một cách không mờ nhạt mà sâu sắc vô cùng . Đó là lòng yêu nước,
lí tưởng Cách MẠng. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh “
Đó là tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. “Tây Tiến đoàn binh khoonng mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Hay “Anh bạn dãi dầu không bước nữa gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Đó là tình quân dân thắm thiết. “Doanh trại.... xây hồn thơ “

Con người đại diện cho dân tộc, mang kí tưởng dân tộc trong Tây Tiến chẳng ai khác là
người lính Tây Tiến. Giữa nền thiên nhiên khốc liệt, người lính hiện ra với ngoại hình tiều
tụy, gân guốc, đầu trọc, da dẻ bủng xanh , troong thạt kì dị. Nhưng bên trong ngoại hình
ốm yếu ấyr lại là 1 tâm hồn mạnh mẽ , 1 lí tương cao đẹp. Họ hiên ngang, “dữ oai hùm”,
trừng đôi mắt quyết làm kẻ thù khiếp sợ. Nhìn những nấm mồ xarair rác, người lính có bi
thương ,nhưng bi thương bị mờ đibởi lí tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” , bị chìm
đi trong tâm hồn mạnh mẽ hào hùng. Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

. Tâm hồn ấy, tinh thần ấy , lí tưởng ấy không phải của riêng một anh linnhs naof, cũng
không phải của riêng một đơn vị nào, càng không thể là của riêng người lính mà là của cả
dân tộc, của cả cộng đồng: hi sinh mọi lợi ích cá nhân để thoát khhoir ách thống trị thhuwcj
dân, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ nnon sông bờ cõi.
Việt Bắc của Tố Hữu cũng được sáng tác trong cuộc trường chinh cứu nước. Khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của bài thơ cũng đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực
trong quá trình vận động và phản ánh cách mạng. Nói về hoàn cảnh sáng tác , Bài thơ được
sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và
Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trờ về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống
Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên phủ và hòa bình lập lại ở miền
Bắc.Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về xuôi, Trung ương
Đaeng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử
này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện
nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê
hương cách mạng. Có thể thấy, với hoàn cảnh sáng tác có tính chất trọng trại đó, Việt BẮc
không chỉ phản ánh mà phản ánh rất rõ nét vấn đề mang ý nghĩa lịch sử, tính chất sống còn
của đất nước của dân tộc. Đồng thời, Việt BẮc vùa là khúc tình ca ngọt ngào vừa là bản
hùng ca hào sản thể hiện nghĩa sâu tình nặng với những lẽ sống lớn và tình cảm lớn: tình

cảm gắn bó cách mạng, tình đồng đội keo sơn, tình cảm đậm đà, thắm thiếtgiữa người cán
bộ về xuôi với người dân Việt BẮc. TÌnh cảm cách mạng được khẳng định chung thủy
thiết tha:
“Ta với mình mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”
Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó , nghĩa tình quân dân được diễn tả cùng nnhieeuf kỉ
niệm : “Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Trong tâm khảm của biết bao người lính, con người Việt BẮc giản dị đơn thuần mà nghĩa
tình son sắn, đắng cay ngọt bùi cùng nếm trải.KHổ cực nghèo nàn mà chân tình rộng mở,
chia nhau từng củ sắn, bát cơm, đến tấm chắn sui. Người mẹ VB nhọc nhằn vất vả, địu con
lên rẫy dưới cái nắng cháy lưng bẻ bắp nuôi bộ đội.Đêm rừng Việt BẮc sáng rực với đuốc
sáng của lớp học i tờ. Gian nan khổ ải, nhưng với niềm vui sự lạc quan, cả người cán bộ
lẫn người dânViệt BẮc vẫn cứ ca vang núi đèo.VÀ Việt BẮc trở thành quê hương- tình yêu
làm “đất lạ hóa quê hương” bởi sự quen thuộc của tiếng chày cối giã gạo nuôi bộ đội của

nhân dân vùng đất này.Ở Việt BẮc , con người tiêu bieur cho tinh hoa tài năng khí phách,
phẩm chất và ý chí ,lí tưởng của dân tộc cũng được thể hiện thông qua hai hình tượng tiêu
biểu là người cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc.Người cán bộ Cách Mạng hay nhân
dân Việt BẮc đều là những người chịu bao gian khó , khổ nhọc trong công cuộc kháng
chiến giành độc lập nhưng tất cả đều nghĩa tình sâu sắc, “đậm đà lòng son”, đều lao động,
chiến đấu hết mình vì dân vì nước, ddeeuff hướng tới mục đích to lớn của dân tộc lúc bấy
giờ là “đánh Tây “, là “đất trời ta cả chiến khu một lòng “,là “Nghiền đêm thăm thẳm
sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”, là “tin vui chiến thắng trăm miền”. Ta
khẳng định rằng, với mục đích ấy, lí tưởng ấy ,người cán bộ về xuôi và nhân dân VB là
hình tượng hùng hồn cho những con người lí tưởng hóa của dân tộc.
Một khía cạnh nữa mà đặc điểm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn văn học từ
năm 1945-1975 tạo nên là giọng điệu ngợi ca, trang trọng tráng lệ hào hùng. Giọng điệu
đó được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật..... Quang
Dũng và Tố Hữu đều là những cây bút tài năng đặc biệt sắc sảo về phương diện ngôn ngữ,
hiongj điệu. Vì thế , trong Tây Tiến và Việt Bắc vẻ đẹp ngôn ngữ, giọng điệu ngợi ca, trang
trọng hào hùng là một thành coonng đặc sắc làm nên giá trị của tác phẩm. Tây Tiến đặc
biệt gây ấn tượng cho bạn đọc ở bút pháp lãng mạn, ở sự sáng tạo về hình ảnh, từ ngữ, ở
giọng điệu, ở các thủ pháp nghệ thuật,biện pháp nghệ thuâtj, cách ngắt nhịp, phối thanh.
Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng đã tô đậm tuyệt đối hoá cái sừng sững hùng vĩ của núi
rừng Tây Tiến và ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Bốn câu thơ trên được coi là tuyệt bút khắc hoạcái sinh động, cái hũng vĩ, cái hiểm trởcủa
thiên nhiên. Bút pháp lãng mạn đã tô đậm cái khác thường, tác động mạnh vào cảm quan
người đọc. "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm". Nhịp điệu tiếp nối Iiên tục của
những thanh trắc như đẩy chiều cao của dốc núi lên vời vợi kết hợp với những từ láy có giá
trị tạo hình như “khúc khuỷu”, "thăm thẳm" đã gợi ra hình thếcheo leo gập ghềnh của dốc
núi. Nhịp ngắt của câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm ” đã diễn tảrõ nỗi vất
vảcực nhọc của gười leo đốc. Câu thơ nghe như có hơi thởnặng nhọc cửa người lính trên
những dốc núi cheo leo. Ngồi bút của Quang Dũng vẫn tiếp tục đẩy chiều cao của dốc núi
lên đến tuyệt đối "heo hút cồn mây súng ngửi trời ". Núi cao tưởng chừng như chạm mây,
mây chất thành đống, nối thành cồn “heo hút cồn mây”, người lính như đứng trên mây giữa
bốn bềmây. Tiếp đó là chữ được dùng rất bạo "súng ngửi trời”. Súng ngửi trời là cách đo

chiều cao của người lính vừa chính vừa rất tếu. Từ“ngửi” có thểxem là nhân từcó sức biểu
hiện rất cao.Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, Người lính như đi trên mây,
treotrên lưng mây, mũi súng chạm tới đỉnn trời. Hiệu lực của bút pháp lãng mạn không
chỉdựng lên một thiên nhiên hiểm trở, một chặng đường hành quân gian nan mà còn dựng
lên kích thước, tư thếcủa người lính, sát ngang tầm thiên nhiên đó.Hai câu thơ trên có
sựphối thanh tuyệt vời của những thanh trắc và dòng thơ sau như bẻđôi, đểvẽra hai dốc núi
vút lên và đổxuống gần như thẳng đứhg. “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống ". Cảnh
tượng được vẽbằng thủ pháp đối lập khắc họa được cái dữdội gân guốc hùng vĩ của núi
rừng Tây Bắc. Những dốc núi cheo leo đến chóng mặt nhìn lên rất cao, nhìn xuống vực sâu
thăm thẳm, người lính như treo mình giữa vực sâu sườn núi của chặng đưởng hành
quân.Nghệthuật đối lập vẫn tiếp tục được sửdụng triệt để, đối lập không chỉởhình ảnh thơ
mà còn ởthanh điệu. Nếu ởba câu trên toàn thanh trắc thì câu cuối của khổthơ lại toàn
thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Dòng thơ như bỗng bay ngang lưng trời gợi
ra cái nhẹnhàng thoải mái của những phứt dừng chân với bản làng, những chóp nhà thấp
thoáng ẩn hiện trong sương rừng, mưa núi.Tất nhiên núi rừng Tây Bắc hồi ấy có hoang vu
hiểm trở, nhưng cảm hứng lãng mạn bắt lấy sựthật ấy và tô đậm lên thành bức tranh thơ
vừa khắc hoạđược chặng đường hành quân gian nan, vừa gợi tảđược vẻđẹp hùng vĩ của núi
rừng Tây Bắc.Ngoài ra , xuyên suốt bài thơ từ ngữ cung được QD khám phá và sáng tạo ,
chưa ở đâu ta nghe các từ : đêm hơi, hoa về, mùa em, .. QD cũng sử dụng nhiều từ ngữ
Hán Việt tạo nên nét cổ điển chobài thbài thơ : mồ viễn xứ, độc hành..Tài hoa trong việc sử
dụng Biện pháp tu từ cũng được thể hiện trong TT, đó là sự đa dạng của nhiều biện pháp
tu từ (nhân hóa , ẩn dụ, nói giảm nói tránh ), đó là nét độc đáo , ấn tượng :
Heo hút cồn mây súng người trời
Hay: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Cũng là : Áo bào thay chiếu anh về đất
.Nhờthế, TT mang một giọng điệu ngợi ca tráng lệ hào hùng là nét nổi bật góp phần làm
nên thành công của tác phẩm.Việt BẮc cũng không kém cạnh khi mang một giọng điệu trữ
tình ngọt ngào mà không làm mất đi giọng ngợi ca hào hùng, tráng lệ. GIọng ngợi ca, trang
trọng, hào hung,f tráng lệ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu- khuynh hướng trữ tình chính trị.
Đầu tiên , Việt Bắc có điểm nhìn thiên về chính trị , sự kiến trọng đại liên quan đến sự sống
còn của vận mệnh đất nước. Bên cạnh điểm nhìn nghệ thuật mang tính sử thi- cách mạng,
phong cách nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện tính đậm đà dân tộc, Việt
Bắc là bài thơ mang đậm tính dân toocjj cả trong nội dung đến nghệ thuật biểu hiện. đây là
sự kế tục xuất sắc truyền thống thơ ca dân tộc. Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc trước hết

được thể hiện qua việc nhà thơ sử dụng thành công lối kết cấu lặp lại, vòng tròn cặp đại từ
xưng hô “mình- ta” phiếm chỉ, gợi nhớ âm hưởng của nghệ thuật ca dao, dân ca, nâng tình
cảm của kẻ ở- người đi trong buổi chia li ấy lên cấp độ muôn đời:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…”
NHÀ thơ đã sử dụng nhuần nhuyễn và có những sáng tạo cho thể thơ lục bát, đối đáp như
ca dao, vì thế có những câu thơ, đoạn thơ ý thơ được nhấn mạnh, tạo nhịp thơ uyển chuyển,
cân đối hài hòa, dễ thuộc giống như dặcđiểm của ca dao:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Bên cạnh đó, Tố Hữu còn sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân một cách mộc
mạc , giản dị, sinh động tái hiện lại 1 thời cách mạng kháng chiến đầy gian khổ nhưng dạt
dào tình cảm. Đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh cụ thể, giàu nhạc điệu, bài thơ thêm phần
gần gũi phổ biến : “nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương”
Chiều sâu của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về
vần và những phối âm trầm bổng, nhịp nhàng nên dễ ngâm, dễ thuộc:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…
Tất cả tạo ra giọng điệu trữ tình tha thiết ngọt ngào , mang âm hưởng lời ru diễn tả sự gắn
bo thủy chung

Đến đây, ta có thể khẳng định khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là một trong
những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn năm 1945- 1975 . Nhưng, vì sao lại như
vậy ? Lí giải cho điều này, ta ngược dòng lịch sử, nhìn về giai đoạn này, văn học tồn tại và
phát trieerrn dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh líchử đặc biệt quan trọng –
cuộc chhieens tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức ác liệt kéo dài suôts 30 năm. 30 năm
ấy dân tộc ta sống trong đau thương, trong máu lửa nhưng hừng hực hào khí chiến đấu,
giành lại độc lập tự do cho đất nước, thoát khỏi ách thống trị ngược tàn.Với không khí đó ,
không khí của cách mạng và kháng chiến , tinnh thần công dần, tinh thần chiến sĩ được vực
dậy trong lòng biết bao người con đất việc, đặc biệt là với những nnhaf cầm bút, tinh thần
ấy còn được khơi dậy mạnh mẽ hơn, thấm sâu vào trong tác phẩm của họ, đóng góp một
phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng . Và chính vì lẽ đó, ngày hôm nay, ta mới có ,
mới thấy, mới cảm nhận được một thời văn học mang khuynh hướng sử thivaf cảm hứng
lãng man sâu sắc đến thế, vang vọng như thế.Song, khuynh hướng sử thi cũng đề ra những
yêu cầu những đòi hỏi cho những nhà cầm bút: nhà văn nhà thơ không thể chỉ nhìn cuộc
đời bằng con mắt của cá nhân , bằng góc nhìn phiến dieennj chủ uann của riêng minnhf,
mà cần có tầm nhìn bao quat lịch sử, dân tộc và cả thời đại. Và tất nhiên , đối với bạn đọc,
vawnn học 1945- 1975 cũng có yêu cầu đặc biieetj, khi tiếp cận , khi cảm nhận, phải đặt
tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời thì mới đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử
văn học dân tộc. Với những yêu cầu riêng biệt như thế, khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn cũng có những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này. Đôi lúc các tác
phẩm sẽ là cái nhìn một chiều , phiến diện . Đôi lúc các tác phẩm hướng về nội dung mà
thiếu tính ngheejj thuật, minnh họa giản đơn, sơ sài , thiếu tính thẫm mĩ....
Tóm lại, một thời âm vang,một thời vang vọng- văn học giai đoạn 1945-1975 không chỉ có
giá trị sâu sắc ở quá khứ, ở hiện tại mà cả tương lai với biết bao thế hệ người dân Việt
Nam. Góp phần làm nên giá trị ấy, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là một
trong những đặc điểm cơ bản , nổi trội, đặc sắc. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn ở đây không chỉ thấm nhuần tinh thần lạc quan mà đồng thời còn đáp ứng được những
yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phatts triển cách mạng.