Kiến trúc deconstruction và khả năng ứng dụng ở việt nam

  • pdf
  • 109 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÃ VĂN PHÚ
KHOÁ 2011-2013

ĐỀ TÀI

KIẾN TRÚC DECONSTRUCTION VÀ KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội , năm 2013

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÃ VĂN PHÚ
KHOÁ 2011-2013

ĐỀ TÀI

KIẾN TRÚC DECONSTRUCTION VÀ KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành :KIẾN TRÚC
Mã số

: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. NGUYẾN TRÍ THÀNH

Hà nội – 20.…
2

MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Deconstruction là một hiện tượng đặc biệt trong văn học nghệ thuật cuối thế
kỷ XX, có cơ sở lý luận bắt nguồn từ quan điểm của một số triết gia đương đại nổi
tiếng như Jacques Derrida, Christopher Norris, Martin Heidegger,.. Thuật ngữ
Deconstruction xuất hiện năm 1988 đánh dấu một sự đổi mới mạnh mẽ trong đời
sống văn hoá nghệ thuật tiếp sau làn sóng Hậu hiện đại. Sau 25 năm, dù đã lan tỏa
khắp các châu lục và được khẳng định bằng cả hình thể, không gian, vật liệu &
công nghệ, nhưng đến nay vai trò tiên phong và ảnh hưởng của Deconstruction vẫn
còn tiếp tục gây tranh cãi. Sự bàn luận đánh giá chưa có hồi kết cho thấy đó vẫn là
một vấn đề rất thời sự về tinh thần sáng tạo, luôn hấp dẫn lôi cuốn các KTS trên cả
phương diện lý thuyết và thực hành.
Trong thực tế, ngay từ những công trình đầu tiên gợi lại Chủ nghĩa kết cấu
Nga thì kiến trúc Deconstruction đã như một lời cảnh báo mổ xẻ và phơi bày
những mặt khuất của đời sống con người và xã hội đương đại. Nhiều học giả nhìn
nhận: đằng sau mỗi công trình Deconstruction - từ lúc còn là đồ án cho đến khi
hoàn thành xây dựng - là những câu truyện ngụ ngôn được kể bằng sắt thép, bê
tông (hay bất cứ thứ gì tạo nên không gian trong thời hiện đại), là một góc nhìn hài
hước châm biếm, hay một vở bi hài kịch quằn quại mà người sử dụng, người xem
và cả công trình cùng là những diễn viên sống động trên sân khấu cuộc đời. Quen
thuộc nhưng cũng rất mới lạ, khiêu khích / xung đột trong sự cùng tồn tại hòa bình,
im lặng nhưng khuấy động cả không gian và ý thức,.. - đó là những yếu tố lý giải
cho việc kiến trúc Deconstruction có thể được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên
khắp thế giới, và gần đây đã xuất hiện ở Việt Nam.
Từ một góc độ khác, kiến trúc là “đứa con tinh thần”, phản ánh nhận thức &
cảm thụ của người KTS trước hiện thực xã hội. Bản thân học viên - tuy mới dấn
bước theo con đường học thuật vào không gian kiến thức mênh mông của nhân
loại - nhưng cũng nhận thấy hàm ý sâu xa của tư tưởng Deconstruction không phải
chỉ là thể hiện những mâu thuẫn / xung đột của cuộc sống, mà là phá bỏ những rào
cản, tháo gỡ những trói buộc, vượt qua những giới hạn,.. Chọn đề tài “Kiến trúc
Deconstruction và khả năng ứng dụng ở Việt Nam” để làm luận văn, học viên
mong muốn có cơ hội được tìm hiểu và đóng góp một vài kiến giải khiêm tốn của
mình cho việc nhận thức vấn đề này.
2. Mục đích & nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

3

- Nhận thức vai trò, vị trí và ảnh hưởng của trào lưu Deconstruction trong
kiến trúc đương đại.
- Nhận định khả năng ứng dụng & phát triển Deconstruction ở Việt Nam
trên các phương diện nội dung, hình thức và tính khả thi.
Học viên xác định các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
- Tìm hiểu bối cảnh hình thành và quá trình phát triển của trào lưu Deconstruction trong nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng.
- Làm rõ quan điểm chủ đạo, các đặc trưng về nội dung, hình thức và điều
kiện thực hiện của kiến trúc Deconstruction.
- Xác định mức độ phù hợp của kiến trúc Deconstruction với các điều kiện
kinh tế - kỹ thuật & văn hóa - xã hội ở Việt Nam.
3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nội dung tư tưởng và hình thức
biểu đạt của các công trình kiến trúc Deconstruction.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian được giới hạn trong nửa cuối thế kỷ XX
(chính xác hơn là từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay). Phạm vi về không gian
được giới hạn chủ yếu ở các nước phương Tây (châu Âu, Bắc Mỹ & Nhật Bản),
đặc biệt tập trung vào những lý luận và công trình tiêu biểu của các KTS
Deconstruction tiên phong. Ngoài ra, nghiên cứu của luận văn cũng đề cập đến
những trào lưu kiến trúc có sự giao thoa và tương tác với Deconstruction trong quá
trình phát triển, cũng như một số công trình theo xu hướng này ở khu vực Đông
Nam Á, trong đó có ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sưu tầm tư liệu, trích lục từ các sách báo /
tạp chí / ấn phẩm về kiến trúc Deconstruction.
Phương pháp hồi cứu: kế thừa các nghiên cứu lý thuyết đã có.
Phương pháp hệ thống hóa và quy nạp các yếu tố tương đồng.
Phương pháp phân tích so sánh: đối chiếu bối cảnh hình thành và phát triển
của kiến trúc Deconstruction ở phương Tây với các điều kiện ở Việt Nam.
Phương pháp điều tra XH học: thu thập ý kiến phản ánh tâm lý / thái độ của
số đông người tiếp cận sử dụng công trình kiến trúc Deconstruction.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Góp phần nâng cao nhận thức về một trào lưu chủ đạo và có sức lan tỏa
mạnh của kiến trúc đương đại. Cung cấp thông tin học thuật có giá trị tham khảo
để ứng xử phù hợp với Deconstruction trong quá trình hội nhập quốc tế.
4

7. Cấu trúc luận văn
Mở đầu. Giới thiệu chung.
Chương 1. “Trào lưu Deconstruction trong kiến trúc đương đại thế giới”. Cái
nhìn tổng quát về kiến trúc Deconstruction (quá trình hình thành và phát triển, các
tác giả & tác phẩm tiêu biểu, sự nhìn nhận & đánh giá chung).
Chương 2. “Cơ sở lý luận và thực tiễn để nhìn nhận và đánh giá kiến trúc
Deconstruction”. Bao gồm các vấn đề: bối cảnh VH-XH dẫn tới sự hình thành và
phát triển của De-Construction; nội dung tư tưởng và các thủ pháp biểu đạt của DeConstruction: các trào lưu kiến trúc có liên hệ với De-Construction.
Chương 3. “Nhận định về kiến trúc De-Construction & khả năng ứng dụng ở
Việt Nam”. Vai trò, vị trí, ảnh hưởng của Deconstruction trong kiến trúc đương đại
thế giới và ở Việt Nam.
Phần Kết luận & Kiến nghị: tóm tắt các kết quả đã đạt được và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu.

5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Trào lưu De-Construction trong kiến trúc đương đại thế giới.
1.1. Sự hình thành và phát triển của kiến trúc De-Construction.
1.1.1. Sự xuất hiện thuật ngữ “Kiến trúc De-Construction”.
1.1.2. Những thử nghiệm tiên phong giai đoạn 1970-1980.
1.1.3. Sự lan tỏa của kiến trúc De-Construction những năm 1990-2010.
1.2. Các tác giả & tác phẩm De-Construction tiêu biểu.
1.2.1. KTS Peter Eisenman (Mỹ)
1.2.2. KTS Bernard Tschumi (Mỹ)
1.2.3. KTS Frank O.Gehry (Mỹ)
1.2.4. KTS Daniel Libeskind
1.2.5. KTS Rem Koolhaas (Hà Lan)
1.2.6. KTS Zaha Hadid (Anh)
1.3. Những nghiên cứu & đánh giá về kiến trúc De-Construction.
1.3.1. Những nhận xét của BGK giải Pritzker.
(về F.O.Gehry, R.Koolhaas, Z.Hadid, T.Mayner / Morphosis)
1.3.2. Nhận định về De-Construction trong các nghiên cứu lý luận & lịch sử.
1.3.3. Hướng nghiên cứu của Luận văn
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để nhìn nhận và đánh giá kiến trúc DeConstruction
2.1. Bối cảnh VH-XH dẫn tới sự hình thành và phát triển của De-Construction.
2.1.1. Sự khủng hoảng của Chủ nghĩa hiện đại (1950-1960).
(Những phê phán trên phương diện lý luận - phê bình & sự phản kháng
bằng thực hành).
2.1.2. Sự bùng nổ các trào lưu Văn hóa Hậu Hiện đại (1970-1980).
2.1.3. Những xu thế lớn của XH đương đại (cuối tkXX, đầu tkXXI).
2.2. Tư tưởng triết học của De-Construction.
2.2.1. Triết học De-Construction trong nghệ thuật
2.2.2. Mối quan hệ với Cấu trúc luận & Hậu Cấu trúc luận.
2.2.3. Mối quan hệ với triết học Hậu Hiện đại
6

2.3. Các thủ pháp & ngôn ngữ biểu đạt của kiến trúc De-Construction
2.3.1. Các thủ pháp De-Construction
2.3.2. Ngôn ngữ hình thức De-Construction
2.3.3. Tiền đề kỹ thuật của De-Construction
3.4. Các trào lưu kiến trúc có ngôn ngữ biểu hiện tương tự như DeConstruction.
3.4.1. Phi kiến trúc (De-Architecture) ở Mỹ.
3.4.2. Hậu Chuyển hóa luận (Post-Metabolism) ở Nhật Bản.
3.4.3. Hi-Tech & Super Hi-Tech
Chương 3. Nhận định về kiến trúc De-Construction & khả năng ứng dụng ở
Việt Nam
3.1. Nhận định về Kiến trúc De-Construction.
3.1.1. De-Construction nhìn từ góc độ hình thức.
3.1.2. De-Construction nhìn từ góc độ tư tưởng.
3.1.3. Ảnh hưởng của De-Construction trong kiến trúc đương đại
3.2. Kiến trúc De-Construction ở Việt Nam.
3.2.1. Những hiện tượng De-Construction ở Việt Nam.
3.2.2. Định danh “De-Construction” trong tiếng Việt.
3.2.3. Khả năng ứng dụng De-Construction trong thực tế.
Kết luận & Kiến nghị. 

7

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Trào lưu De-Construction trong kiến trúc đương đại thế giới.
1.1. Sự hình thành và phát triển của kiến trúc De-Construction.
1.1.1. Sự xuất hiện thuật ngữ “Kiến trúc De-Construction”.
"Deconstruction" là thuật ngữ xuất hiện vào cuối những năm 1960- từ một
trường phái triết học bắt nguồn tại Pháp. Theo Từ điển Lý luận phê bình (London,
Blackwell - 1996): Deconstruction là trường phái triết học và phê bình văn học được
thể hiện trong những bài viết của nhà triết học Pháp Jacques Derrida và nhà phê
bình văn học Mỹ gốc Bỉ Paul De Man. Deconstruction được mô tả chính xác nhất là
một lý thuyết đọc hướng tới việc làm suy yếu logic của sự đối lập trong những văn
bản.
Trong Từ điển tiếng Pháp, thuật ngữ Deconstruction được giải nghĩa theo hai
cách:
a) Về ngữ pháp: chỉ sự thay đổi, sự ngắt quãng cấu trúc và bố cục của từ trong
câu với mục đích tạo ra nghĩa khác, nghĩa mới với những từ tương tự.
b) Về cơ học: chỉ sự tháo rời, tháo dỡ, phân rã.
Hai nghĩa này của Deconstruction dẫn đến những hệ quả trái ngược: về ngữ
pháp (quan hệ) nó có thể tạo ra những cái mới, nhưng về cơ học (toàn thể) thì nó chỉ
tiêu hủy / làm tan vỡ cái đã có. Trong các ngôn ngữ gốc Latin, cấu trúc từ có tiếp
đầu ngữ De- thường mang nghĩa «làm ngược lại / phủ định» sự việc / hành động
gốc, hoặc là «sự tháo bỏ / di chuyển» (VD mạnh nhất là Destroy / Destruction = phá
hủy). Trong Deconstruction (tiếng Anh), thì Construction có nghĩa «sự giải thích /
đặt câu / xây dựng», xuất phát từ các động từ Construct (= xây dựng / kiến tạo /
dựng hình) và Construe (= diễn dịch / ghép từ / phân tích cú pháp / dịch nôm).
Deconsstruction trong kiến trúc - hay «Kiến trúc Deconstruction» - xuất hiện
muộn hơn, từ sau cuộc triển lãm «Deconstructivist Architecture» tại Bảo tàng Nghệ
thuật hiện đại New York (MoMA) năm 1988, với sự tham gia của Peter Eisenman,
Bernard Tschumi, Frank O.Gehry, Rem Koolhaas, Daniel Libeskind, Zaha Hadid và
Coop Himmelblau, dưới sự bảo trợ của Philip Johnson. Trước đó, tháng 3/1988, tại
Tate Gallery cũng mới tổ chức cuộc Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về
«Deconstructivist Art and Architecture». Năm 1988, chỉ có P.Eisenman &
B.Tschumi là đã nổi tiếng với những tác phẩm theo đuổi tư tưởng Deconstruction,
còn F.O.Gehry, D.Libeskind, Coop Himmelblau,.. mới có 1-2 công trình đầu tiên
được xây dựng.
Deconstructivism = De-Constructivism

(-> tư tưởng)

= De-Constructive = De-Construction (-> hành động)
1

Là một thuật ngữ tương đối mới và có nhiều sắc thái ý nghĩa, nên
Deconstruction được chuyển nghĩa sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau và
việc sử dụng cũng không thống nhất (tùy từng tác giả / từng lĩnh vực): Giải tỏa kết
cấu / Giải tỏa cấu trúc / Phi xây dựng / Phi kiến tạo - thậm chí có cả dạng rút gọn là
Giải cấu trúc.
1.1.2. Những thử nghiệm tiên phong giai đoạn 1970-1980.
C¸c trµo l−u HËu HiÖn đ¹i (Post-Modernism) xuÊt hiÖn trong nh÷ng n¨m
1970-1980 khi kiÕn tróc hiÖn ®¹i béc lé nhiÒu nh−îc ®iÓm. Giíi kiÕn tróc trë nªn
hoµi nghi nh÷ng lý t−ëng cña kiÕn tróc HiÖn ®¹i. Trái ngược với khẩu hiệu “Less is
More” của Mies Van de Rohe là sự xuất hiện các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của
biểu tượng trong kiến trúc. Ngày15/7/1972 được Charles Jencks gọi là ngày “khai
tử” Kiến trúc Hiện đại khi khu chung cư Pruitt Igoe tại S.Louis (Mỹ) - một tác phẩm
Hiện đại khá nổi tiếng của KTS. Minoru Yamasaki - bị chính quyền cho nổ mìn phá
bỏ.
Thêi ®iÓm ®−îc coi nh− sự toàn thắng của KiÕn tróc HËu HiÖn đ¹i lµ triÓn
l·m kiÕn tróc Bienale-80 tại Venice (Italia) n¨m 1980 víi hµng d·y pano tr−ng bµy
c¸c t¸c phÈm theo nh÷ng phong c¸ch mµ sau ®ã ng−êi ta gäi lµ kiÕn tróc thêi HËu
hiÖn ®¹i.
Các nhà phê bình bắt đầu mổ xẻ lý luận của chủ nghĩa hiện đại, và ngay cả
các KTS bậc thầy cũng không kiên trì được với đường lối của chính mình. Tiêu biểu
là Philip Johnson - tuyên bố kiến trúc hiện đại đã kết thúc, phê phán các quan điểm
của thầy mình là Mies Van Der Rohe, thử nhiệm chủ nghĩa phục cổ (với công trình
trụ sở hãng AT&T, 1978). Về sau Johnson cũng có những tác phẩm có giá trị về
hình khối & nghệ thuật, nhưng các KTS đã thất vọng với việc áp dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật vào giải quyết các vấn đề xã hội trong bối cảnh của Chủ nghĩa tư
bản lũng đoạn, đặc biệt là khi năng lượng nguyên tử được sử dụng vào chế tạo vũ
khí. Nhiều KTS không còn tin vào khả năng của kiến trúc giải quyết các vấn đề xã
hội của tầng lớp dân nghèo và chuyển sang phục vụ các nhà giàu.
Deconstruction xuất hiện 10-15 năm sau, khi những trào lưu rầm rộ ban đầu
của Postmodernism đi vào bế tắc. Trong sách “Ngôn ngữ kiến trúc Hậu Hiện đại”
(Charles Jenks, 1977), Deconstruction chưa có tên trong số 7 xu hướng được phân
lập, chỉ có 1-2 công trình nhà ở nhỏ của Peter Eisenman (VD: House 3, Lakesville,
1971) được xếp vào xu hướng “Không gian HHĐ”. Tuy nhiên, trong giai đoạn này
(thậm chí sớm hơn) đã xuất hiện những công trình tiên phong mang hơi hướng
Deconstruction, tìm cách thoát khỏi những quan điểm giáo điều gò bó cứng nhắc
của kiến trúc Hiện đại, thể hiện thái độ mỉa mai phê phán, thậm chí là phá phách,
không tuân theo những quy luật thông thường.
2

Sớm nhất (ngay từ những năm 1960-) có thể kể đến một số công trình của
Louis Kahn, Paul Rudolph (với sự phân lập & tách rời các cấu trúc chức năng), hay
tổ hợp nhà ở Habitat 67 của Moshe Safdie tại Triển lãm quốc tế Toronto, Canada
(phức hợp lộn xộn thay cho cái hợp khối đơn nhất). Sang thập kỷ 1970- là nhóm
SITE (với 4 thủ lĩnh là các KTS Alison Sky, Emilio Sousa, Michelle Stone, James
Wines). Trung tâm Pompidou ở Paris (KTS R.Piano & R.Roggers, 1977) cũng có
thể được xem là mang tinh thần Deconstruction khi “lộn trái” / phơi bày các hệ
thống kết cấu và kỹ thuật ra bên ngoài.
Chuỗi cửa hàng BEST, Mỹ, 1970-1980. Nhóm SITE.
Nhóm SITE với trào lưu Phi kiến trúc (De-Architecture) -> triết lý về cái phi
lý (được dùng để thay thế cho cái duy lý, chống lại sự cố định bất biến / sự đơn giản
hóa giả tạo không đúng với thực tế) -> thủ pháp của sự dở dang / đứt gãy / nghịch
đảo.
Các phương án đều cố thể hiện triết lý về sự dở dang, tạo ra những ấn tượng
ngược đời như sự đổ nát, sự bập bênh, sự nứt toác,.. trái ngược với ý niệm BEST =
tốt nhất - nhằm kích thích trí tò mò của khách hàng trong một XH tiêu thụ thừa mứa.
Cửa hàng “Bập bênh” (Towson, Maryland, 1976-78) với bức tường khổng lồ
(80mx16m, dày 30cm, nặng 450 tấn) đặt nghiêng trên mặt đứng tạo nên “trạng thái”
căng thẳng khi người ta thường xuyên phải qua lại bên dưới, với ấn tượng là nó
được xây một cách cẩu thả thay vì phải hoàn hảo nhất và đã đến lúc phải dỡ bỏ.
Hiệu quả thú vị khác là tính chất nước đôi khiến người ta phải tự hỏi: nó đang bị hạ
xuống hay đang được kéo lên?
Cửa hàng “Bóc vỏ” (Virginia, 1971-72) với mặt tiền uốn cong như đang bị
bóc ra hay đang được dán vào?
Cửa hàng “Mặt đứng vô định” (Texas, 1974-75) với mặt tiền đổ nát và dòng
thác gạch đổ xuống mái hiên trên lối vào - đang xây dựng dở dang hay đang bị đổ
vỡ?
Cửa hàng “Lỗ khấc” (Sacramento, California, 1976-77) có lối vào ở góc như
vừa bị đứt rời ra khỏi khối nhà chính, tạo cảm giác tò mò, thú vị cho những người đã
quen với sự thứ mứa “tính hoàn chỉnh của vật chất”. Nghe như có tiếng cười tinh
quái, mỉa mai vọng ra từ bên trong công trình, phê phán XH thiên về tiêu thụ.
Cửa hàng Cutler Ridge (Miami, Florida, 1978-79) với mặt tiền bị tách thành 4
lớp.
Phương án “Bến xe ma” ở Connecticut (1977-1978) cho thấy Triết lý của
SITE về sự đảo ngược, với hình ảnh mặt sân trải nhựa đường lại phủ lên những
3

chiếc ô tô một cách trái khoáy. Còn phương án cải tạo nhà máy “Molino Stucky”
(Bienale Venice 1975) lại tạo nên những cách nhìn độc đáo của triết lý “đảo ngược”:
ngôi nhà đang từ dưới nước đi lên hay đang chìm dần xuống nước? Mặt đứng ngôi
nhà là mặt nước dựng lên, hay mặt sân đi dạo là mặt nhà hạ xuống?... Điều lý thú là
những ý tưởng lập lờ này lại là những điểm thu hút mạnh mẽ nhất, lôi cuốn được sự
chú ý của mọi người đối với phương án.
House VI, Connecticut, 1972-1975. KTS Peter Eisenman
House VI là công trình nổi tiếng nhất trong chuỗi các nhà ở gia đình được
P.Eisenman thiết kế trong những năm 1970- như: House II (Vermont,1969); House
III (Lakesville, 1971), House IV, House X (Michigan, 1978), House XI A (197880),.. - ông mượn chúng để thử nghiệm và thể hiện tư tưởng của mình.
Toàn bộ ngôi nhà giống như những chiếc container xếp chồng lên nhau, tạo
nên một thứ không gian ba chiều được xử lý rất đặc biệt, trong đó những khoảng
trống không rõ ràng hoặc có một cái cột như vô tình đi xuyên qua nhà, một cầu
thang lộn ngược sơn màu đỏ trên đầu cầu thang chính, gây nên một sự chói mắt bất
thường. Có chỗ Peter Eisenman còn sử dụng sàn kính và cố tránh không cho ngôi
nhà có một khu trung tâm nào rõ ràng cả. Điều quan trọng nhất ở công trình này là
tác giả đã tạo dựng được một sự biến đổi không ngừng về môi trường, ánh sáng,
bóng râm, màu sắc và kết cấu.
Công viên La Villette, Paris, Pháp, 1982-1990. KTS Bernard Tschumi.
Cuộc thi thiết kế công viên La Villette được chính phủ Pháp tổ chức năm
1982, mục đích vừa để phát triển văn hoá & kinh tế cho khu vực then chốt của Paris,
vừa để bày tỏ quan điểm thiết kế của thời đại. Cũng như các dự án lớn khác như nhà
hát Opera ở Bastille, Louvre, La Defence, cuộc thi này là tâm điểm của nhiều cuộc
bút chiến, bắt đầu từ các nhà thiết kế cảnh quan phản đối dữ dội ý tưởng thách thức
của các KTS, sau đó là những thay đổi của chính phủ & các cuộc khủng hoảng ngân
sách khác.
Công viên La Villette nằm ở địa điểm lớn cuối cùng còn lại của Paris, rộng
125 ha phía đông bắc thành phố, giữa ga metro Porte de Patin & Porte de la Villette.
Một cạnh dài hơn 1km, cạnh kia dài 700m. Bernard Tschumi đã dựng một lưới ô
vuông khổng lồ rải kín toàn bộ công viên, định vị bằng những kiến trúc thép tráng
men đỏ cách đều nhau 120m. Các kiến trúc bằng thép đó có dáng vẻ của những
công trình đổ nát & bị biến dạng một cách kỳ dị. Các thành phần chức năng của
công viên đã được sắp xếp trên cơ sở lưới ô vuông đó, biểu hiện một quá trình tái
lập trật tự, chính vì vậy tổng thể công viên giống như một công trường đang xây
dựng dở dang. Đồ án này cũng đề xuất một phương pháp thiết kế quy hoạch táo bạo
4

bằng cách chồng lớp các bản vẽ giải trình ý đồ kiến trúc & các yêu cầu chức năng
khác nhau để tạo nên một bố cục có tính ngẫu nhiên.
Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời Stuttgart (1987). KTS Gunter Benish
Các bộ phận công trình chồng lên nhau không theo một trật tự nào cả và chất đống
một cách tùy tiện. Bề mặt tầng một trong suốt nhìn từ phía ngoài, nằm chìa ra,
chênh vênh so với tầng trệt. Một ống màu đỏ sặc sỡ chẳng làm gì cả, xuyên qua tòa
nhà từ trên mái kính xuống nền nhà...
Văn phòng luật sư Shuppich (1982-1988) Áo. KTS. Wolf Prix & Helmut
Swiezinsky (Coop Himmelblau)
Công trình có bộ mái bằng kính xanh phủ lên bộ mái của căn hộ kiểu cũ. Đòn tay
của mái vượt qua một khoảng không cũng xuất phát từ một khối lộn xộn dường như
muốn chọc vào mặt trước cũ kỹ của ngôi nhà & sẵn sàng đâm thủng nó.
1.1.3. Sự lan tỏa của kiến trúc De-Construction những năm 1990-2010.
Với những thành tựu của Deconstruction trong các lĩnh vực ngôn ngữ học và
văn học nghệ thuật, sau cuộc triển lãm năm 1988, kiến trúc Deconstruction bắt đầu
được đón nhận cởi mở và có sự lan tỏa mạnh mẽ - thậm chí là bùng nổ, với những
“hiện tượng” như D.Libeskind, Z.Hadid và hàng loạt KTS khác. Trong 20 năm gần
đây, Giải thưởng Pritzker đã được trao cho các KTS Deconstruction đầu đàn
(F.O.Gehry - 1989, R.Koolhas - 2000, Z.Hadid - 2004) và một số KTS theo đuổi tư
tưởng hoặc khai thác các yếu tố biểu đạt của xu hướng này (Herzog & de Meuron 2001, Thom Mayne - 2005).
Tòa nhà văn phòng Nunotani, Tokyo, 1990-1992. KTS Peter Eisenman
Hình thức bên ngoài công trình gây ấn tượng thật sự hồi hộp, lo ngại về khả
năng sụp đổ của nó, toàn bộ ngôi nhà dường như đang sụp xuống và trong giây lát
sẽ chỉ còn là những mảnh vụn. Bên trong công trình, những dầm, cột và các thanh
BTCT không có chức năng rõ ràng tạo nên một khung cảnh “rối rắm”. Sàn các tầng
vẫn hoàn toàn bằng phẳng, có thể đi lại dễ dàng, nhưng khung cảnh chung vẫn khiến
cho người ta khó lấy lại được cảm giác thăng bằng. Peter Eisenman đã đưa ra quan
điểm “Phải thay đổi toàn bộ cách phân bố không gian của nhà cửa”. Giống như hầu
hết các công trình của mình trước đó, ông cố tình tạo ra những khối kiến trúc mà
người ta không thể nhận biết gì về sự phân bố không gian cũng như sơ đồ làm việc
của hệ thống chịu lực. Một thủ pháp thường thấy trong công trình của ông là xoay
các lưới cột sao cho không song trùng với hình thể mặt bằng của nó và như vậy có
thể tạo ra được hàng loạt không gian khác nhau.
Trạm cứu hoả Vitra (Weil, Đức). KTS Zaha Hadid, 1992-93
5

Trạm cứu hoả được đặt bên bờ sông Rhin nên tác giả cố tình tạo cho nó có vẻ
như lún sâu xuống đất nói lên mối quan hệ khăng khít giữa công trình với khung
cảnh xung quanh. Một mái che lớn hình tam giác với công dụng không cụ thể nhưng
rất ấn tượng do cái cảm giác xộc xệch & vươn lên trời xanh.
Bảo tàng nghệ thuật Bilbao
Kiến trúc sư
Frank O. Gery
Địa điểm
Bilbao, Tây ban nha
Thời gian xây dựng
1997
Loại công trình
Bảo tàng
Hệ thống kết cấu
Khung thép bọc tấm titan
Phong cách
ấn tượng mới
Bảo tàng nghệ thuật Bilbao do KTS Frank O. Gery thiết kế, hoàn thành năm 1997
tại TP Bilbao Tây ban nha. Kết cấu khung thép, vách ngoài bọc Titanium. Công
trình đuợc thực hiện nhờ sự hỗ trợ của máy tính kế hợp với trí tưởng tượng phong
phú của một nghệ sỹ tạo hình có tầm cỡ thế giới. Hiệu quả quan trọng nhất là sức lôi
cuốn của những hình thể kỳ dị như những cuộn giấy bạc vừa được thả bung ra với
lớp bề mặt được bao phủ bằng titanium luôn phản chiếu ánh sáng mặt trời.
1.2. Các tác giả & tác phẩm De-Construction tiêu biểu.
1.2.1. KTS Peter Eisenman (Mỹ)
Peter Eisenman (sinh ngày 11/8/1932) KTS người Mỹ gốc Do Thái. Sáng
tác của ông gắn liền với sự phát triển từ Hậu Avant-garde, Hậu hiện đại đến
Deconstruction. Eisenman là KTS tiêu biểu của Deconstruction, là 1 trong 6 KTS
tiên phong tại cuộc triển lãm năm 1988. Peter Eisenman có mối quan hệ hợp tác
chặt chẽ với Jacques Derrida - nhà tư tưởng của Hậu cấu trúc luận.
Peter Eisenman là thành viên của nhóm NewYork Five nổi tiếng (cùng với
John Hejduk, Charles Gwathmey, Richard Meier và Michael Graves). Trong khi các
KTS cùng thời thường làm lại các ý tưởng của Le Corbusier, thì 5 người này phát
triển những ý niệm và phong cách độc lập – và P.Eisenman dần định hình xu hướng
Deconstruction.
Các công trình của ông đều sử dụng các thủ pháp ma trận hoá, lưới hoá, giải
phẫu vị trí, hình khối phức tạp, không có một tiêu chuẩn nhất định, vật liệu sử dụng
đa dạng, nhiều mầu sắc đôi khi kỳ dị. Những dầm, cột và các thanh, mảng không có
chức năng rõ ràng tạo nên một khung cảnh “rối rắm” bên trong công trình.
Peter Eisenman là Giám đốc sáng lập Viện nghiên cứu kiến trúc & đô thị
kiêm Tổng biên tập tạp chí Oppositions (sự đối nghịch/tương phản) của Viện này.
6

Ông là người có nhiều công trình sáng tạo hơn bất cứ KTS nào khác ngày nay. Tên
tuổi của ông gắn liền với sự nghiệp xây dựng và đưa vào ứng dụng trường phái kiến
trúc của sự đối lập. Dựa trên ý tưởng phá vỡ những lý thuyết giáo điều hiện có, nhất
là về triết học và ngôn ngữ học, Eisenman đã phát triển những công thức ngày càng
phức tạp về quá trình thiết kế kiến trúc, đặc biệt là vai trò của cấu trúc trong xã hội
hiện đại.
Eisenman thuộc nhóm những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại và phong
trào văn học này. Kiến trúc của ông được ví như những tác phẩm văn chương. Do
Deconstruction chủ trương thúc đẩy sự phá vỡ hoặc phân mảnh các biểu tượng hoặc
cấu trúc hiện có vốn không thể có sự thay thế tối ưu, nên Eisenman cũng không thể
đưa ra một giải pháp hoàn toàn mới. Thay vào đó, ông đề xuất một khoảng trống về
tâm lý có thể gây ra những quan ngại về văn hóa và cá tính. Bằng việc đưa giải tỏa
kết cấu và gián đoạn vào những cấu trúc xưa nay vẫn mang tính ổn định và tiện nghi
(như nhà ở gia đình), Eisenman tạo ra những kiến trúc ở ranh giới của thuyết hư vô.
Peter Eisenman chịu ảnh hưởng lớn của triết gia Jacques Derrida. Kiến trúc
của ông xây dựng trên những nguyên lý của các phát minh khoa học. Dành phần lớn
thời gian để viết sách, giảng dạy và phê bình kiến trúc, nhưng cũng có nhiều công
trình được XD như: Trung tâm nghệ thuật Wexner của ĐHTH Ohio (Hình 1) và
trung tâm hội thảo Columbus bang Ohio (Hình 2). Các công trình này đều có chung
một đặc điểm là hình khối phức tạp, không theo một tiêu chuẩn nhất định mà có vẻ
như được thêm thắt dần, vật liệu sử dụng đa dạng, nhiều mầu sắc đôi khi kỳ dị.
Cao ốc văn phòng ở Phố Tây (West Street, Battery Park - đoạn giữa mốc 0 và khu
Wintergarden tại Trung tâm Tài chính Thế giới - World Financial Center). Một số
tác phẩm tiêu biểu:
The Virtual House, Đoạt giải trong cuộc thi ý tưởng phi không gian, 1996.
House II, Harwick, Vermont, 1969 - 1970.
House VI, Cornwall, Connecticut, 1972 - 1975.
House X, Bloomfield Hills, Michigan, 1978.
1.2.2. KTS Bernard Tschumi (Mỹ)
Sinh ngày 25/1/1944 tại Lausanne (Thụy Sĩ). Là KTS, nhà văn, nhà giáo dục,
con trai KTS nổi tiếng Jean Tschumi. Học tập và nghiên cứu ở Paris và ETH
(Zurich) tốt nghiệp năm 1969. Làm việc ở NewYork và Paris, dạy học ở Portsmouth
(UK), Hiệp hội kiến trúc London, ĐH Princeton, Viện nghiên cứu kiến trúc & quy
hoạch New York. Trưởng Khoa Kiến trúc, Quy hoạch & Bảo tồn ĐH Columbia
(1988-2003). Công dân danh dự của Mỹ. Đã đoạt trên 20 giải thưởng về kiến trúc
trong nước và trên thế giới.
Huân chương hoàng gia Victoria, London, 1984.
7

Giải thưởng kiến trúc Mỹ. Chicago Athenaeum, 1999.
Giải thưởng thiết kế AIA New York năm 2001, 2007.
FAS liên đoàn kiến trúc sư thuỵ sĩ 2010.
Công trình tiêu biểu
Cải tạo công viên Parc de la Villette, Paris, France (1983–98)
Sảnh đuờng Alfred Lerner Hall, Columbia University, New York City (1999)
Bảo tàng New Acropolis Museum, Athens, Greece (2002–08)
Trưòng kiến trúc quốc tế Florida FIU School of Architecture, Florida
International University, Miami, Florida (2003)
Vacheron Constantin Headquarters, Geneva, Switzerland (2004)
Lindner Athletic Center, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio (2006)
Blue Condominium, 105 Norfolk Street in the Lower East Side of New York
City (2007)
Limoges Concert Hall, France (2007)
1.2.3. KTS Frank O.Gehry (Mỹ)
Frank Owen Gehry (tên thật là Frank Owen Goldenberg) sinh ngày
28/2/1929 tại Toronto (Canada) trong một gia đình người Do Thái gốc Ba Lan (bố
làm nghề buôn bán vật liệu, mẹ là một một người yêu âm nhạc). Ông hành nghề
kiến trúc tại California.
Triết luận và hình thức kiến trúc của Frank O’Gehry thể hiện ngay từ khi cải
tạo ngôi nhà riêng ở Santa Monica. ông giữ lại căn nhà cũ 2 tầng kiểu Hà Lan (kết
cấu gỗ, mái dốc), phần mở rộng được thiết kế bất quy tắc, sử dụng vật liệu lạ lùng
như tấm tôn, lưới thép, gỗ thanh, ván ép thô, kính có lưới thép,.. Về hình thức ngôi
nhà là một khối xây dựng bất nhất, các bề mặt, đường nét xô lệch nhiều phương.
năm 1978 ngôi nhà đã được giới thiệu như một sự cân bằng chính xác từ từng phần
cho đến toàn cảnh, từ sự thô ráp đến tinh tế, giữa cái mới và nét xưa cũ vốn có của
ngôi nhà gỗ màu hồng.
Các công trình sau này của ông nổi bật với những đường cong tròn trịa,
thường bọc bằng vật liệu kim loại phản xạ. Công trình tiêu biểu và nổi tiếng nhất là
Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao - Tây Ban Nha (được bình chọn là công trình kiến
trúc đẹp nhất thế giới 1997). Với diện tích 24.000 m2 bảo tàng được thiết kế thành
một khu trưng bày lớn có hình dáng uốn vặn phức tạp. Toàn bộ công trình có kết
cấu khung thép, bên ngoài bọc titanium diện tích lên đến 2.787.000 m2 tạo một vẻ
đẹp rực rỡ hào hùng. Các hình khối có sức biểu hiện và thu hút rất cao, tạo sự chấn
8

động, một sức truyền cảm nghệ thuật sâu xa và phức tạp. Qua đó, F.O.Gehry nêu ra
những nguyên lý của “Kiến trúc Deconstruction”:
- Làm phân tán và mất trật tự tổ chức bố cục, hình dáng, tỉ lệ,.. trong kiến
trúc.
- Làm mất đi sự hoàn thiện mang tính quy chỉnh truyền thống của sự vật, tạo
cho công trình kiến trúc sự dở dang.
- Làm đột biến, gây ra những sự thay đổi đột ngột.
- Tạo cảm giác động với những hình thái uốn vặn, mất ổn định, phi trọng lực,
gây ấn tượng bay bổng (trái với cân bằng đối xứng thường thấy trong kiến
trúc cổ điển).
- Tạo sự tương phản cực đại giữa các khối kiến trúc mỏng manh bên cạnh
những khối to lớn quá khổ, tạo cảm giác không ổn định, dễ đổ vỡ.
- Tạo lập sự cách tân về hình thức đến mức cao nhất.
Với tư tưởng kiến trúc vững vàng, F.O.Gehry đã thể hiện rõ đặc trưng của “Kiến
trúc Deconstruction” - hình thức vượt quá công năng.
Các giải thưởng
Giải thưởng Arnold W.Brunner về Kiến trúc, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn
chương Mỹ, 1977
Giải thưởng Pritzker, 1989
Giải thưởng Wolf về Kiến trúc của Quỹ Wolf, 1992
Giải thưởng Hoàng gia về kiến trúc, Hiệp hội Nghệ thuật Nhật Bản, 1992
Giải thưởng Dorothy và Lillian Gish, 1994
Huy chương Quốc gia về Nghệ thuật, (1998)
Giải thưởng Friedrich Kiesler, 1998
Huy chương vàng AIA, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA), 1999
Huy chương vàng, Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), 2000
Huy chương vàng Kiến trúc, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ, 2002
Huân chương Canada (Order of Canada), 2002
1.2.4. KTS Daniel Libeskind
Sinh ngày 12/5/1946 ở Łódź (Ba Lan), trong một gia đình Do Thái nạn nhân
Holocaust. Đến New York năm 1959 bằng học bổng của Quỹ VH Mỹ - Israel và trở
thành công dân Mỹ năm 1965.
- Năm 1968 thực tập với KTS Richard Meier. Tốt nghiệp KTS tại ĐH Cooper Union
(1970). tốt nghiệp cao học Lịch sử và lý luận kiến trúc tại ĐH Essex (1972). Có thời
gian làm việc cho New York Institute for Architecture and Urban Studies của Peter
Eisenman.
9

- Quan điểm thiết kế và cảm hứng sáng tác của ông dựa vào 17 “từ khóa”:
Lạc quan & Bi quan, Biểu cảm & Trung lập, Sự khác biệt & Bảo thủ, Cảm xúc &
Lạnh lùng, Giải thích & Hiểu được, Đôi tay & Máy tính, Phức tạp & Đơn giản,
Chính trị & Sự lẩn tránh, Thật & Giả, Đoán trước & Thói quen, Thô mộc & Tinh tế,
Nhọn & Cùn, Đáng ghi nhớ & Có thể quên, Cởi mở & Thầm lặng, Mạo hiểm & An
toàn, Không gian & Thời trang, Dân chủ & Độc đoán.
Daniel Libeskind giảng dạy ở nhiều nơi về lý thuyết kiến trúc. Nhưng mãi đến
1998 mới có công trình đầu tiên được XD hoàn chỉnh (BT Felix Nussbaum ở
Osnabrück, Đức, 1995-98; mở rộng 2010), còn trước đó nhiều thiết kế của ông bị
bác bỏ vì phi kết cấu / không theo quy luật. Sau thành công tiếp theo ở BT Do Thái
Berlin (1999), ông trở nên nổi tiếng với một loạt Bảo tàng có kiến trúc nổi bật và
đặc sắc: BT Nghệ thuật Denver (Mỹ); BT Chiến tranh Đế quốc (Manchester, Anh),
BT Hoàng gia Ontario (Toronto, Canada); BT Do Thái San Francisco (Mỹ); BT Do
Thái Copenhagen (Đan Mạch). Hiện nay, ông mở rộng phạm vi sang các công trình
dân dụng khác, như Trung tâm Wohl tại ĐH Bar-Ilan (Tel Aviv, Israel), Trung tâm
thương mại Westside (Bern, Thụy Sĩ), nhà hát Grand Canal (Dublin, Ireland),.. và
nhiều đồ án nhà ở tại khu vực châu Á.
Ông đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng Nghệ thuật Hiroshima
2001 dành cho nghệ sĩ có công trình góp phần vào việc đề cao sự hiểu biết lẫn nhau
và hòa bình trên thế giới. Năm 2003, Libeskind đã thắng trong cuộc thi qui hoạch
tổng thể xây dựng lại khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới tại Lower
Manhattan.
Trung tâm mua sắm Westside ở Bern, Thụy Sĩ
Daniel Libeskind thay đổi diện mạo cho các trung tâm thương mại - “thành phố
trong thành phố” tại cửa ngõ phía tây của Bern. Đó là một không gian công cộng với
các dịch vụ và tiện nghi bất tận, một nơi giao thoa của thương mại và văn hóa trong
một kiến trúc hoàn toàn mới lạ của thế kỷ 21
Đối với một công trình theo chủ nghĩa giải tỏa kết cấu, những đường thẳng, những
hình khối vuông vức, mạnh mẽ, những thông số theo đúng chuẩn mực của kiến trúc
hiện đại bị chối bỏ hoàn toàn. Thay vào đó là những chi tiết móp méo, cong vẹo,
không tuân theo bất cứ quy tắc nào (mà Peter Eisenman gọi là “sự đánh giá lại
không gian kiến trúc”) được tận dụng tối đa.
Chi tiết cấu trúc mặt ngoài của Westside là một cuộc cách mạng so với lối kiến trúc
truyền thống. Cửa sổ hầu hết là những khối hình học bất quy tắc với đủ hình dáng,
từ tam giác, tứ giác đến ngũ giác với đủ kích cỡ lớn nhỏ khác nhau ngả nghiêng hỗn
độn. Bắt nguồn từ ý tưởng “là nơi hội tụ của thương mại, văn hóa và giải trí” nên
ngay cả vật liệu tạo nên công trình cũng là sự tổng hợp đa dạng hài hòa trong một
10

mô hình chặt chẽ. Đó là sự kết hợp của một cấu trúc trông như một khối pha lê, với
bộ khung chống đỡ bằng bêtông cốt thép bao phủ lấy bề ngoài
Những vết cắt trên mái làm thay đổi ánh sáng rọi vào bên trong 2 khối công trình.
Một khối phóng tầm nhìn ra quanh cảnh xung quanh thành phố Bern và nối liền với
hồ bơi của trung tâm, trong khi khối còn lại nằm kề với khách sạn và rạp chiếu
phim.
Những đường gấp khúc bất quy tắc của các bức tường cũng như hệ thống đèn lắp
ngổn ngang như những họa tiết trang trí trong khu mua sắm tạo nên sự thích thú
khám phá và chiêm ngưỡng cho khách hàng khi dạo bước mua sắm qua các cửa
hàng. Hệ thống xà chạy dọc nóc nhà cũng không theo một đường nét cụ thể, tất cả
đều tự nhiên và bản năng đúng theo tinh thần của kiến trúc giải tỏa kết cấu - xu
hướng thịnh hành và phát triển nhất trong thế kỷ 21
(Tổng hợp từ World Architecture và Archtonic)
1.2.5. KTS Rem Koolhaas (Hà Lan)
Rem Koolhaas (sinh 17/11/1944 ở Rotterdam, Hµ Lan), nguyªn lµ phãng
viªn vµ nhµ biªn kÞch, theo häc kiÕn tróc t¹i Tr−êng KiÕn tróc London. ¤ng lµ thµnh
viªn chÝnh cña h·ng OMA (Office for Metropolitan Architecture) vµ bé phËn nghiªn
cøu AMO cña h·ng. ¤ng còng lµ gi¸o s− kiÕn tróc vµ thiÕt kÕ ®« thÞ t¹i §H
Harvard. Gi¶i th−ëng Pritzker 2000.
¤ng lµ KTS ®Çu tiªn biÓu ®¹t mét c¸ch cã hÖ thèng c¸c vÊn ®Ò x· héi vµ
kiÕn tróc cã liªn kÕt chÆt chÏ víi nhau
KiÕn tróc kh«ng ®¬n thuÇn lµ mét c¸i hép v« tri v« gi¸c, mµ lµ ®iÓm giao cña
v« sè sù kiÖn hçn ®én, m©u thuÉn lÉn nhau
KiÕn tróc sÏ ph¸t triÓn theo xu h−íng toµn cÇu ho¸ trong t−¬ng lai víi møc ®é
kh¸c nhau tuú theo tõng khu vùc.
Rem Koolhaas ®· më réng giíi h¹n vèn cã cña kiÕn tróc. ¤ng tËp trung vµo
mèi liªn hÖ gi÷a con ng−êi và kh«ng gian. ¤ng s¸ng t¹o những tßa nhµ, n¬i con
ng−êi gÇn gòi nhau vµ nhê ®ã mµ kiÕn tróc đạt ®−îc c¸c môc tiªu ®Çy tham väng.
¶nh h−ëng cña «ng trªn thÕ giíi ®· v−ît rất xa ngoài giíi h¹n cña kiÕn tróc.
Công trình tiêu biểu
o §¹i sø qu¸n Hµ Lan t¹i Berlin, §øc (Fritzker 2000).
o House of music, Porto, Bå §µo Nha
: x©y dùng thiÕt kÕ t¸o b¹o ®¸nh dÊu mét b−íc ngoÆt trong lÞch sö cña thµnh phè
vµ më ra con ®−êng hiÖn ®¹i. N»m liÒn kÒ víi khu vùc trung t©m lÞch sö cña
thµnh phè nã chiÕm mét kh«ng gian mµ d−êng nh− ®Ó ®−îc chê ®îi trong nhiÒu
n¨m.
o Th− viÖn Trung t©m Seattle Seattle, Hoa Kú
11

Víi diÖn tÝch 34000m2 cã søc chøa 1,45 triÖu cuèn s¸ch, thu hót 2 triÖu l−ît
ng−êi truy cËp trong n¨m ®Çu tiªn. Th− viÖn lµ mét sù xuÊt hiÖn ®éc ®¸o, næi bËt,
bao gåm nh÷ng h×nh khèi rêi r¹c, bång bÒnh, d−êng nh− ®−îc bao bäc trong mét
m¹ng l−íi thÐp lín víi vá bäc lµ kÝnh
o Trung t©m V¨n hãa TruyÒn h×nh B¾c Kinh (TVCC)
o §µi truyÒn h×nh trung −¬ng Trung Quèc (CCTV).
1.2.6. KTS Zaha Hadid (Anh)
sinh ngày 3/10/1950 ở Baghdad, Iraq. Học kiến trúc tại London, một thời gian làm
việc tại OMA (Office for Metropolitan Architecture), là trợ lý cho Reem Koolhas
rồi mở VP riêng. Là nữ KTS đầu tiên giành Giải thưởng Pritzker (2004).
- Các công trình của bà mang nặng tính ý tưởng với những hình khối động và những
giải pháp đặc biệt để để tiếp cận cũng như giải quyết công trình, đột xuất các chiều
hướng
- Hầu hết các công trình của Zaha Hadid đều thể hiện một bút pháp giàu tính biểu
cảm và kịch tính cao giữa hình khối và không gian, khi thì co cụm đông đặc, khi thì
giãn nở một cách bùng nổ.
Công trình tiêu biểu
o Trạm cứu hỏa Vitra, Weil am Rhein, Đức, 1993
o Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Rosenthal, Cincinnati, Ohio, Mỹ, 1998
o Ga phía bắc Hoenheim, Strasbourg, Pháp, 2001
o Cầu trượt tuyết Bergisel, Innsbruck, Áo, 2002
o Ordrupgaard annexe, Copenhagen, Đan Mạch, 2005
o Trung tâm Khoa học Phaeno, Wolfsburg, Đức, 2005
o Ga tàu điện trên cao Nordketten, Innsbruck, Áo, 2005
o Toà nhà trung tâm trong tổ hợp sản xuất xe hơi BMW, Leipzig, Đức, 2005
o Ga tàu điện cao tốc ở Afragola, Ý, 2008
Bảo tàng Eli & Edythe (2012). Michigan State University, East Lansing,
USA
KTS Zaha Hadid & Patrik Schumacher.

Diện tích: 46,000 m2

Tận dụng hai mặt phẳng sẵn có từ các dòng lưu thông và kết nối trong khuôn
viên, phần chính của bảo tàng được xây nổi lên với các nếp gấp xung quanh các
diện với không gian ba chiều được xác định. Công trình với sự “vuông vắn, thẳng
thắn” của các con đường tạo ra một cuộc đối thoại mang tính hình học, có phần khác
lạ so với phong cách mềm mại thường gặp của Z.Hadid.
12

Hình thái công trình duy trì một mối quan hệ mở độc đáo dành cho những người còn
lưu luyến với không gian thoáng đãng nơi đây. Bảo tàng ngoài chức năng của mình
sẽ làm tốt nhiệm vụ là một trung tâm văn hóa cộng đồng. Không hề phá vỡ cảnh
quan vốn có, nó điểm xuyết thêm một chức năng cần phải có và hài hòa với tất cả.
o Dongdaemun Design park & Plaza
seoul, south korea
2007- 2013 Dongdaemun Design Plaza & Park (DDP) là một dự án phát triển đô
thị được xây dựng ở Dongdaemun , Seoul , Hàn Quốc . Nó sẽ chứa một công viên
đa dụng, một trung tâm thời trang, trung tâm mua sắm ngầm, và phục hồi của một số
hạng mục của di sản quốc gia. Để thay thế các cựu Sân vận động Dongdaemun , một
sân vận động bóng chày mới sẽ được xây dựng trong Gocheok-dong . 
cảm hứng của trung tâm này cung cấp một liên kết quan trọng giữa các nền văn hóa
đương đại, đồ tạo tác lịch sử và thiên nhiên đang nổi lên tại trung tâm của
Dongdeamun, Seoul. một nguồn lưc học tập cho các nhà thiết kế và các thành viên
của công chúng kết hợp với một ốc đảo đô thị để thư giãn, giải trí và nơi chú ẩn,
cảnh quan liên tục của nó thúc đẩy suy nghĩ chất dịch trên tất cả lĩnh vực thiết kế
o Beko Masterplan
Belgrade, Serbia Lamda phát triển 94.000m2
Dự án foscusses tái tạo đô thị của một trang web quan trọng tại ngã tư của các dự án
văn hóa trọng điểm trong thành phố Belgrade. Theo truyền thông hiện đại mạnh mẽ
của khu vực, quy hoạch tổng thể đã áp dụng khái niệm mới và phương pháp kiểm
tra và tổ chức các chương trình của trang web
Ý tưởng thiết kế đã được công bố cho "quy hoạch tổng thể BEKO" nằm ở trung tâm
của vùng văn hóa Belgrade. Khu phức hợp mới sẽ bao gồm một khu dân cư, không
gian bán lẻ và trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị lớn và một khách sạn 5 sao,
nằm bên cạnh bức tường lâu đài lịch sử Kalemegdan. Dự án kết nối các yếu tố cá
nhân của quy hoạch theo một cách duy trì tính độc đáo và tạo ra cảm giác của một
lớp chảy tự nhiên của đô thị, tích hợp hoàn toàn với kiến trúc. Không gian riêng tư
và công cộng chồng chéo nhau như cấu trúc pha trộn vào cảnh quan, tạo ra một loạt
các môi trường năng động trong một cấu trúc liên tục. Mái kéo dài xuống mặt đất.
o Nhà hát Opera Quảng Châu
Diện tích khu đất xây dựng: 70.000 m2
Diện tích xây dựng công trình: 42,393m2
Năm xây dựng công trình: 2003-2010
Đây là dự án đầu tiên của Zaha Hadid tại Trung Quốc. Zaha Hadid cho rằng đó sẽ là
13