Mô tả quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo (amphiprion ocellaris cuvier, 1830) và nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, độ muối đối với cá con từ 15 ngày tuổi đến 60 ng

  • pdf
  • 2 trang
i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HỒ NGỌC HUỲNH

MÔ TẢ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI, BIẾN THÁI
ẤU THỂ CÁ KHOANG CỔ NEMO (Amphiprion ocellaris
Cuvier, 1830) VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA
CHẾ ĐỘ DINH DƢỠNG, ĐỘ MUỐI ĐỐI VỚI CÁ CON
TỪ 15 NGÀY TUỔI ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

Nha Trang - 2010

ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản trƣờng Đại học Nha
Trang, Phòng Công nghệ Nuôi trồng Viện Hải dƣơng học đã quan tâm giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ban Quản lý Dự án Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững (SUDA) – Chƣơng trình FSPS-2 đã hỗ trợ kinh phí trong suốt thời gian học
và thực đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành chƣơng trình học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy và TS. Hà
Lê Thị Lộc đã dìu dắt tôi trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, trực tiếp hƣớng dẫn tận
tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Bích đã nhiệt tình hƣớng dẫn và đóng góp ý
kiến trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn KS. Nguyễn Trung Kiên và các cán bộ Viện Hải dƣơng học đã giúp
đỡ tôi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.

iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào khác.
Các số liệu trong luận văn thuộc bản quyền của đề tài: “Nghiên cứu quy trình
sản xuất giống và nuôi thƣơng mại một số loài cá cảnh quý hiếm có giá trị xuất khẩu”
(đề tài cấp Nhà nƣớc – chƣơng trình KC. 06.05/06-10) do Viện Hải dƣơng học chủ trì
giai đoạn 2008 -2010”.
Tác giả luận văn

Hồ Ngọc Huỳnh

iv

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN . .......................................................................................... 3
1.1. Hệ thống phân loại....................................................................................................3
1.2. Hình thái ...................................................................................................................3
1.3. Đặc điểm sinh thái ....................................................................................................4
1.4. Đặc điểm sinh trƣởng ...............................................................................................4
1.5. Đặc điểm dinh dƣỡng ...............................................................................................5
1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản ......................................................................................6
1.6.1. Giới tính .................................................................................................................6
1.6.2. Tập tính và mùa vụ sinh sản ..................................................................................7
1.6.3. Sức sinh sản ...........................................................................................................7
1.6.4. Sự định cƣ và phát triển của ấu trùng ....................................................................8
1.6.5. Ƣơng nuôi cá con ..................................................................................................9
1.7. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ trên thế giới và ở Việt Nam ...............9
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................11
2.1. Thời gian, đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu ............................................................11
2.2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................11
2.2.1. Nguồn cá thí nghiệm ...........................................................................................11
2.2.2. Nguồn nƣớc và hệ thống bể thí nghiệm ..............................................................11
2.2.3. Sơ đồ nội dung nghiên cứu ..................................................................................12
2.2.4. Ƣơng nuôi thức ăn sống ......................................................................................12
2.2.5. Quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thể của cá khoang cổ nemo đến 60 ngày
tuổi .................................................................................................................................14
2.2.6. Thí nghiệm ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng ...................................................15

v
2.2.7. Thí nghiệm ảnh hƣởng của độ muối đối với cá 15 ngày tuổi đến 55 ngày tuổi ..16
2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................................17
2.3.1. Các thông số môi trƣờng trong hệ thống nuôi .....................................................17
2.3.2. Xác định các thông số và công thức tính .............................................................17
2.3.3. Công thức pha độ muối .......................................................................................18
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................................18
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................19
3.1. Quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thể của cá đến 60 ngày tuổi . .................19
3.1.1. Quá trình phát triển phôi......................................................................................19
3.1.2 Quá trình biến thái cá bột và cá con đến 60 ngày tuổi .........................................27
3.2 Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng đến tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ sống của cá
khoang cổ nemo từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi........................................................34
3.3 Ảnh hƣởng của độ muối đến tốc độ tăng trƣởng của cá khoang cổ nemo từ 15 ngày
tuổi đến 55 ngày tuổi .....................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................45
1. Kết luận......................................................................................................................45
1.1. Quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo . ........................45
1.2. Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng đến tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ sống của cá
khoang cổ nemo từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi........................................................45
1.3. Ảnh hƣởng của độ muối đến tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ sống của cá . .................45
2. Kiến nghị ...................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DO:

hàm lƣợng oxy hoà tan (Dissolvel Oxygen)

L:

lít

ppt:

phần nghìn (part per thousand)

SGRL: sinh trƣởng đặc trƣng về chiều dài toàn thân (Specific Growth Rate – Length)
TH:

thức ăn tổng hợp

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số yếu tố môi trƣờng trong hệ thống bể nuôi ........................................34
Bảng 3.2. Tăng trƣởng chiều dài (L,mm) và khối lƣợng (W,g) của cá nemo với các loại
thức ăn khác nhau. .........................................................................................................35
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về chiều dài và tỷ lệ sống của cá khoang cổ
nemo ở các loại thức ăn khác nhau................................................................................36
Bảng 3.4: Một số yếu tố môi trƣờng trong hệ thống bể nuôi ........................................39
Bảng 3.5: Tăng trƣởng về chiều dài và khối lƣợng của cá khoang cổ nemo khi nuôi ở
các độ muối khác nhau. .................................................................................................40
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trƣởng của cá khoang cổ nemo ở các độ muối khác nhau ........42

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cá khoang cổ nemo trƣởng thành…………………………………………...3
Hình 2.1: Sơ đồ xử lý nguồn nƣớc thí nghiệm……………………………………….11
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu…………………………………………...12
Hình 2.3: Nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata trong túi nylon……………..13
Hình 2.4: Xô nuôi sinh khối luân trùng Brachionus plicatilis……………………….13
Hình 2.5: Xô ấp Artemia………………………….………………………………….14
Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm các loại thức ăn…………………………………...15
Hình 2.7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của độ muối…………………………..16
Hình 3.1: Trứng cá khoang cổ nemo bám trên giá thể (lọ hoa)………………………19
Hình 3.2: trứng cá khoang cổ lúc mới đẻ (4x10)……………………………………19
Hình 3.3: phân cắt 2 phôi bào hoàn toàn (10x40)…………………………………..20
Hình 3.4, 3.5: Phân cắt 4, 8 phôi bào (10x10)……………………………………….20
Hình 3.6, 3.7: phân cắt 16, 32 phôi bào (10x40)…………………………………….21
Hình 3.8: phôi 28 giờ sau khi cá đẻ (10x10)………………………………………..22
Hình 3.9, 3.10: phôi 36, 48 giờ sau khi cá đẻ (10x10)…..……………………………23
Hình 3.11: Phôi cá ngày thứ 4, mắt, não, tim có thể nhìn thấy rõ (10x10; 10x40)…24
Hình 3.12: Phôi ngày thứ 5, xuất hiện các nếp gấp cơ trên thân đuôi cá (10x10; 10x40)
………………………………………………………………………………24
Hình 3.13: Mắt cá có ánh bạc rõ rệt, các tế bào sắc tố màu cam xuất hiện trên thân
đuôi, và màu đen trên phần bụng (10x10)……………...……………………………..25
Hình 3.14: phôi cá ngày thứ 6 (4x10)………………………………………………...25
Hình 3.15: phôi cá ngày thứ 7 (4x10)………………………………………………...26
Hình 3.16: cá con vừa mới nở (4x10)….……………………………………………..26
Hình 3.17: cá 1 ngày tuổi (10x10)……………………………………………………27
Hình 3.18: đuôi cá 1 ngày tuổi (10x10)………………………………………………27
Hình 3.19: phần đầu cá 1 ngày tuổi (10x40)…………………………………………28
Hình 3.20: cá 3 ngày tuổi (10x10)……………………………………………………28
Hình 3.21: các tia vây cá 7 ngày tuổi (10x10)………………………………………..29
Hình 3.22: cá 10 ngày tuổi (10x10)…………………………………………………..29
Hình 3.23: cá 13 ngày tuổi (4x10)……………………………………………………30

ix
Hình 3.24: cá 16 ngày tuổi (4x10)……………………………………………………30
Hình 3.25: vây bụng cá 20 ngày tuổi (10x10)………………………………………..31
Hình 3.26: cá 25 ngày tuổi (4x10)……………………………………………………31
Hình 3.27: cá 30 ngày tuổi (4x10)……………………………………………………31
Hình 3.28: cá 45 ngày tuổi (4x10)……………………………………………………32
Hình 3.29: cá 60 ngày tuổi…………………………………………………………...32
Hình 3.30: Tăng trƣởng chiều dài cá từ lúc mới nở đến 60 ngày tuổi………………..33
Hình 3.31: Chiều dài cá ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau……………….……..35
Hình 3.32: Khối lƣợng cá ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau……………………36
Hình 3.33: Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức thức ăn……………………………………38
Hình 3.34: Chiều dài cá ở các nghiệm thức độ muối khác nhau……………………..41
Hình 3.35: Khối lƣợng cá ở các nghiệm thức độ muối khác…………………………41
Hình 3.36: tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo ở các độ muối khác nhau......................43

1

MỞ ĐẦU
Cá cảnh biển đã và đang đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho nhiều nƣớc trên
thế giới. Cá cảnh biển xuất khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ châu Á (65%). Những nƣớc
xuất khẩu chính là Singapore (25%), Mỹ (8%) và Hồng Kông (8%) (Rana, 2003). Ở
nƣớc ta, một số khu du lịch (nhƣ Đầm Sen – Thành Phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha
Trang,…) hằng năm tiêu thụ số lƣợng lớn cá cảnh biển và đã thu đƣợc một khoản tiền
không nhỏ từ khách du lịch và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc khai thác cá cảnh biển cho
mục đích thƣơng mại đều đƣợc thu từ tự nhiên. Một số đƣợc khai thác bằng chất hoá
học cyanide, hậu quả đã dẫn đến huỷ hoại môi trƣờng sinh thái, đặc biệt các rạn san
hô, và nguồn lợi cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt (Wood, 1985; Andrews, 1990;
Tongson và cộng sự, 1997).
Giống cá khoang cổ (Amphiprion) thuộc họ Pomacentridae là giống cá luôn
sống cộng sinh cùng hải quì (còn gọi là cá hải quì) và có thể sinh sản trong điều kiện
nuôi nhốt (Moyer và cộng sự, 1976). Những năm gần đây, Viện Hải dƣơng học đã tập
trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của các loài cá khoang cổ (Hà Lê
Thị Lộc, 2002), trong đó, loài cá khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus) đã đƣợc nghiên
cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống (Hà Lê Thị Lộc, 2005).
Loài cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) là một trong những loài cá
cảnh đƣợc ƣa chuộng nhất trong giống cá khoang cổ do chúng có màu sắc sặc sỡ và dễ
thích nghi trong điều kiện nuôi nhốt. Trên thị trƣờng hiện nay giá của loài cá này
thƣờng cao hơn từ 3-5 lần các loài cá khoang cổ khác. Trƣớc đây cá khoang cổ nemo
chƣa đƣợc phát hiện ở vùng biển Việt Nam. Thời gian gần đây, loài cá này đã đƣợc
phát hiện ở khu vực đảo Trƣờng Sa nhƣng với số lƣợng rất ít (Hà Lê Thị Lộc, 2009).
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc từ loài cá khoang cổ đỏ, Viện
Hải dƣơng học đang tiếp tục nghiên cứu sinh sản loài cá khoang cổ nemo trong điều
kiện nuôi nhốt.
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Nuôi trồng thủy sản trƣờng
Đại học Nha Trang và Viện Hải dƣơng học, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Mô tả quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo
(Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830) và nghiên cứu ảnh hƣởng của chế độ dinh
dƣỡng, độ muối đối với cá con từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi”.

2
MỤC TIÊU CỦA ĐỀN TÀI
Nắm đƣợc quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể, ảnh hƣởng của chế độ dinh
dƣỡng và độ muối đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của cá nemo đến 60 ngày tuổi.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mô tả quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo.
2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng đối với cá con từ 15 ngày tuổi
đến 60 ngày tuổi.
3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ muối đối với cá con từ 15 ngày tuổi đến 55 ngày
tuổi.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện qui trình kỹ thuật sinh sản và sản xuất
giống loài cá khoang cổ nemo, góp phần đa dạng đối tƣợng nuôi, giảm áp lực khai thác
nguồn lợi cá cảnh biển tự nhiên.

3

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Hệ thống phân loại
Theo hệ thống phân loại Froese et at (2000) [24], cá khoang cổ nemo đƣợc xác
định vị trí phân loại nhƣ sau:
Ngành động vật có dây sống: Vertebrata
Liên lớp có hàm:
Lớp cá xƣơng:

Gnathostomata
Osteichthyes

Nhóm cá Vây tia: Actinopterygii
Bộ cá vƣợc: Perciformer
Họ cá thia: Pomacentridae
Giống cá khoang cổ: Amphipion
Loài cá khoang cổ nemo: Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830
Các tên tiếng anh: Ocellaris Clownfish, False Clown Anemonefish.
1.2. Hình thái

Hình 1.1: Cá khoang cổ nemo trƣởng thành [36]
Cá khoang cổ nemo có hình thái D. X -XI,13 - 17, A 11 - 13 P.16 - 18 . Vẩy
đƣờng bên dao động từ 34 - 48. Vây lƣng có 11 gai. Hàng vẩy ngang từ gốc của vây
lƣng đến đƣờng bên là 4 - 5 vảy. Từ đƣờng bên đến gốc vây hậu môn là 22 - 25. Răng
dày, sắc bén, số lƣợng khoảng 28-32 ở mỗi hàm [13].

4
1.3. Đặc điểm sinh thái
Hầu hết cá khoang cổ đều sống quanh vùng rạn san hô vùng biển nhiệt đới, nơi
có độ sâu từ 1m đến 50m nƣớc [32]. Phần lớn chúng sống ở mực nƣớc từ 5m đến 15m,
màu sắc có thể thay đổi tùy theo các giao đoạn phát triển của cơ thể và vật chủ hải quì.
Cá khoang cổ đƣợc nuôi làm cảnh đã bắt đầu từ những năm 1881 nhƣng những
hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng đến gần giữa thế kỷ XX mới đƣợc khám phá
[18]. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học
của các loài cá cảnh biển nhƣ Allen (1972) [12] nghiên cứu về sinh thái học của các
loài cá khoang cổ.
Cá khoang cổ nói chung và cá khoang cổ nemo nói riêng có một khả năng đặc
biệt có thể sống cộng sinh với các loài hải quì. Chúng thƣờng nằm trên cơ thể hải quì
vào ban đêm mà không bị tổn thƣơng mặc dầu các xúc tu hải quì có thể gây tê liệt cho
tất cả các loài khác [18, 29]. Hai nhân tố đóng góp vào sự “miễn dịch” của cá đó là tập
tính bơi đặc trƣng cùng với những chất đặc biệt có trong lớp màng nhầy ở da cá. Nhờ
có chất này, cá có thể trung hòa đƣợc những độc tố trên bề mặt của các xúc tu hải quì
[12, 20, 26].
1.4. Đặc điểm sinh trƣởng
Cá khoang cổ nhìn chung sinh trƣởng tƣơng đối chậm. Theo Fautin và Allen
(1992) [19] tuổi thọ của chúng ngoài tự nhiên đƣợc xác định từ 6 tuổi đến 10 tuổi
nhƣng trong nuôi nhốt cá có thể sống trên 18 năm. Cá thành thục đầu tiên sau sáu
tháng tuổi, thƣờng con cái có kích thƣớc lớn hơn con đực.
Sự sinh trƣởng của cá khoang cổ khác nhau tùy từng loài, nhƣng ngay những cá
thể cùng loài cũng có sự khác biệt. Giai đoạn cá còn non và tiền trƣởng thành có tốc độ
tăng trƣởng nhanh nhất [34]. Tại Eniwetok (Mỹ), Allen (1972) [12] đã làm thí nghiệm
thấy rằng trong một đàn cá nuôi, những cá lớn sẽ tăng trƣởng nhanh hơn những cá nhỏ
trong cùng một đàn do chúng cạnh tranh thức ăn mạnh mẽ hơn. Kích thƣớc của vật hội
sinh hải quì cũng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng của cá khoang cổ, cá sống cùng hải quì
có kích thƣớc lớn sẽ tăng trƣởng nhanh hơn cá sống trong hải quì kích thƣớc nhỏ [12].
Khi nghiên cứu về tốc độ tăng trƣởng của đàn cá khoang cổ đỏ trong bể nuôi,
Hà Lê Thị Lộc (2005) [5] cho thấy tốc độ tăng trƣởng của cá cao nhất trong hai tháng
đầu. Từ 2 đến 3 tháng tuổi, cá con đạt kích cỡ phù hợp để cung cấp cho thị trƣờng
Châu Âu.

5
1.5. Đặc điểm dinh dƣỡng
Theo Hà Lê Thị Lộc (2004) [3] và một số tác giả khác, cá khoang cổ là nhóm
ăn tạp, thức ăn chủ yếu có nguồn gốc động vật, phổ thức ăn tƣơng đối rộng và chuỗi
thức ăn ngắn nên năng lƣợng có ích là khá cao.
Ngoài tự nhiên, cá khoang cổ dành phần lớn thời gian vào việc tìm kiếm thức
ăn [28]. Thành phần thức ăn quan trọng nhất của cá khoang cổ là sinh vật phù du với 4
nhóm chính là giống Hypnea thuộc ngành tảo đỏ, loài Schizothrix mexicana ngành tảo
lục. Các động vật chân Chèo Paracaudacia truncata và Tisbe furcata. Sau đó là nhóm
Tunicate, Amphipoda, Isopoda, Mollusca, trứng cá, giun…thỉnh thoảng còn gặp cả
trứng cá khoang cổ [20].
Theo Allen (1972) [12], trứng cá khoang cổ cũng thỉnh thoảng bắt gặp trong dạ
dày của những cá bố mẹ đang chăm sóc ổ trứng. Sau khi cá đẻ trứng, cá đực chăm sóc
trứng và ăn những trứng không thụ tinh hoặc bị hƣ hỏng. Một số tác giả khác cho rằng
trong điều kiện nuôi cho sinh sản nhân tạo, cá bố mẹ sẽ ăn trứng cá của mình nếu
ngƣời nuôi không cách ly chúng ra khỏi ổ trứng [30].
Hà Lê Thị Lộc (2004) [3], cho biết khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ
dày cá khoang cổ đỏ (Amphiprion fenatus) vùng biển Khánh Hòa cho thấy thành phần
thức ăn chủ yếu trong dạ dày là nhóm Copepoda (chiếm 34,61%), sau đó là trứng cá
các loại (11,2%). Ngoài ra, có nhiều chủng loại thức ăn khác nhau đƣợc tìm thấy trong
dạ dày nhƣ nhóm hai mảnh vỏ Bivalvia, Gastropoda, Nematoda, Isopoda, Amphipoda,
Cladocera, Mycidacea, trứng và phôi cá, thậm chí có cả trứng của cá khoang cổ đỏ.
Trong điều kiện sinh sản nhân tạo, chế độ dinh dƣỡng của cá khoang cổ đỏ gồm
những thành phần thức ăn có nguồn gốc từ các loài động vật giáp xác nhƣ: ấu trùng
nauplii của Artemia, Copepoda, B. Plicatilis, tôm, vi tảo và thức ăn tổng hợp… Năm
2008, Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn Thị Thanh Thủy [7] đã thử nghiệm ảnh hƣởng của
thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trƣởng của cá khoang cổ đỏ giống. Kết quả cho thấy chế
độ thức ăn có ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ sống và sự tăng trƣởng chiều dài của cá khoang
cổ đỏ dƣới một tháng tuổi. Cá đƣợc ăn luân trùng (Brachionus plicatilis) kết hợp với
tảo tƣơi (Nannochloropsis oculata) ngay từ một ngày tuổi và Artemia khi cá 3 ngày
tuổi, có tỷ lệ sống từ 70,83 – 72,50%, cao hơn đáng kể so với cá sử dụng Artemia thay
vì luân trùng chỉ đạt tỷ lệ sống từ 10,83 – 27,50%. Cá đƣợc ăn luân trùng kết hợp với
tảo tƣơi (Nannochloropsis oculata) và Artemia, sau 30 ngày tuổi có chiều dài trung

6
bình là 19mm cao hơn đáng kể so với cá sử dụng thức ăn tổng hợp Frippak 300 thay vì
Artemia (14mm). Thêm nữa, cá đƣợc ăn luân trùng ngay từ 1 ngày tuổi ít bị phân đàn
hơn so cá sử dụng Artemia thay vì luân trùng [7].
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng của cá khoang cổ của các tác
giả cho thấy: cá khoang cổ nemo là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu có nguồn gốc sinh vật
nổi, phổ thức ăn tƣơng đối rộng và chuỗi thức ăn ngắn, đây là một trong những ƣu
điểm của đối tƣợng nuôi. Trong điều kiện nuôi nhốt và thuần hóa, cá khoang cổ nemo
có khả năng ăn thịt của tôm, mực, cá và con ruốc (những loại thức ăn dễ tìm kiếm).
1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản
1.6.1. Giới tính
Cá khoang cổ thuộc nhóm cá lƣỡng tính với tính đực có trƣớc và tất cả các con
cá khoang cổ nhỏ đều là đực, tính cái có sau tùy thuộc vào kích thƣớc cơ thể và sự
phân bố xã hội trong một quần đàn, đến một kích thƣớc và một điều kiện thích hợp thì
một số cá thể đực sẽ chuyển sang cá cái [12, 19]. Tuyến sinh dục của cá đực bao gồm
cả tinh sào và noãn bào (ovotestes), trong khi đó con cái chỉ có mô buồng trứng
(ovarian tissue) [25]. Trong một đàn cá thì cá thể lớn nhất là cá cái có buồng trứng
gồm các noãn bào và một số mô của tinh sào đã bị thoái hoá [12]. Khi con cái bị chết
hay biến mất vì một lý do nào đó thì con đực thành thục sinh dục (lớn nhất trong đàn
cá) sẽ chuyển đổi giới tính để trở thành con cái, con đực lớn thứ hai trong đàn cá chƣa
thành thục sinh dục sẽ nhanh chóng phát triển thành con đực thành thục sinh dục và
kết cặp với con cái đó. Những con đực còn lại trong đàn sẽ bị ức chế bởi cặp đực cái
thành thục này, chúng thƣờng không thành thục và tốc độ tăng trƣởng cũng bị kiềm
hãm [22].
Theo Fricke (1979) [22], (1983) [23], Hattori (1991) [27], sự chuyển đổi giới
tính của cá khoang cổ diễn tiến theo ba chiều hƣớng sau:
(1) Con đực chƣa trƣởng thành

con cái chƣa trƣởng thành

con cái

trƣởng thành.
(2) Con đực chƣa trƣởng thành

con đực trƣởng thành

(3) Con đực chƣa trƣởng thành

con đực trƣởng thành.

thành.

con cái trƣởng

7
1.6.2. Tập tính và mùa vụ sinh sản
Các cặp cá khoang cổ nhìn chung có tập tính đơn giao, do đó vào mùa vụ sinh
sản, tỷ lệ đực cái luôn luôn là 1:1. Nhƣng theo số liệu thu thập đƣợc của Hà Lê Thị
Lộc (2005) [6] cho thấy, tỷ lệ cá thể đực cao hơn hẳn tỷ lệ cá thể cái do trong thành
phần đánh bắt của cá khoang cổ, cá có kích thƣớc bé chiếm tỷ lệ khá cao đã làm tỷ lệ
đực trong quần đàn tăng lên. Thực tế cho thấy tỷ lệ đực cái này chỉ mang tính chất
tƣơng đối cho từng thời điểm cụ thể vì cá khoang cổ là nhóm cá lƣỡng tính trong cả
vòng đời.
Theo Moyer và Bell (1976) [31], cá khoang cổ đến mùa sinh sản thì chúng
thƣờng cặp thành đôi và tiến hành giao phối. Vài ngày trƣớc khi sinh sản, cá cái có
những biểu hiện tăng cƣờng các hoạt động lạ nhƣ xua đuổi, vây dựng đứng và chuẩn
bị làm tổ, cá đực cũng xòe rộng vây ngực, vây hậu môn, vây bụng và luôn ở vị trí phía
trƣớc hoặc bên cạnh con cái. Trƣớc khi sinh sản thì con đực sẽ lựa chọn và chuẩn bị
nơi cho cá cái đẻ trứng [12, 28]. Trong tự nhiên, cá thƣờng làm tổ ở những nơi có số
lƣợng hải quỳ đủ lớn để bảo vệ trứng. Khi con đực chuẩn bị xong nơi đẻ thì con cái
tiến hành đẻ trứng, con đực tiến hành thụ tinh ngay phía sau.
Ở vùng biển nhiệt đới, cá khoang cổ sinh sản quanh năm. Ở vùng biển cận
nhiệt đới, sự sinh sản thƣờng diễn ra vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ nƣớc lên
cao nhất. Theo Allen (1972) [12] và Ochi (1985) [33], sự sinh sản của cá khoang cổ
thƣờng diễn ra khoảng 6 ngày trƣớc hoặc sau thời kỳ trăng tròn. Ánh sáng trăng có thể
là một tín hiệu cho chu kỳ sinh sản của cá khoang cổ. Ngoài ra, vì ấu trùng mới nở có
tính hƣớng quang nên ánh sáng trăng có thể là nguồn sáng hƣớng chúng bơi lên mặt
nƣớc, sau đó chúng có thể đƣợc phát tán đi nhờ sóng và dòng chảy khi triều lên.
Tuỳ thuộc vào từng loài, kích thƣớc và màu sắc của trứng khác nhau. Trứng có
hình dạng viên thuốc “con nhộng”. Trứng của cá là loại trứng dính [8], do vậy khi cá
cái đẻ trứng dính vào các bề mặt trống của các vật thể dƣới nền đáy. Sau khi thụ tinh
cho trứng thì con đực làm nhiệm vụ chăm sóc trứng, con đực dùng vây ngực để quạt
tạo ra dòng nƣớc chảy qua trứng, con đực sẽ loại bỏ các quả trứng không đƣợc thụ tinh
hoặc là bị hƣ hại do tác nhân khác (ví dụ: nấm) [20].
1.6.3. Sức sinh sản
Theo Allen (1972) [12], sức sinh sản của cá khoang cổ phụ thuộc vào kích
thƣớc và tuổi cá với số lƣợng trứng trung bình một lần đẻ là 100 – 1.000 trứng/cá thể

8
cái nhƣ loài Amphiprion chrysopterus là 400 trứng, ƣớc tính số lƣợng trứng loài này đẻ
trong một năm là 3.000 đến 5.000 trứng, loài Amphiprion percula sức sinh sản trong
điều kiện nuôi nhốt ƣớc tính khoảng 5.000 trứng/năm. Theo Ross (1978) [35] cho rằng
loài Amphiprion melanopus mỗi lần đẻ với số lƣợng trứng trung bình từ 200 đến 400
trứng, ông ƣớc tính sức sinh sản của cá là 7.200 trứng/năm. Theo Bailey và cộng sự
(1996) [16], số lƣợng trứng cá khoang cổ mỗi lần đẻ từ 200-300 trứng và Frank H.
Hoff (1996) [21] cho rằng cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) mỗi lần đẻ
khoảng 200-400 trứng.
1.6.4. Sự định cƣ và phát triển của ấu trùng
Trƣớc khi trứng nở, phôi cá đã trải qua một quá trình biến thái nhanh chóng có
thể nhìn thấy xuyên qua màng trứng trong suốt với những đặc điểm nổi bật nhƣ túi
noãn hoàng màu đỏ cam, mắt màu đen to và mống mắt màu bạc. Phụ thuộc vào nhiệt
độ của môi trƣờng nƣớc, thời gian ấp nở trung bình từ 6-8 ngày [12]. Trong các bể
nuôi thí nghiệm, cá có thể đẻ trên các vật liệu nhƣ lọ cắm hoa, tấm gạch men, đôi khi
chúng cũng có thể sinh sản ngay trên mặt gƣơng của bể kính mà không cần sự hiện
diện của hải quì.
Quá trình nở diễn ra vào ban đêm, cá con vừa nở chìm xuống đáy, sau vài phút,
chúng bơi ngƣợc lên. Kích thƣớc ấu trùng dài khoảng 3-4mm và toàn thân trong suốt
ngoại trừ những điểm sắc tố trên thân, mắt và túi noãn hoàng [20].
Ngoài tự nhiên, giai đoạn ấu trùng cá khoang cổ kéo dài từ 8 – 12 ngày. Suốt
giai đoạn này, ấu trùng sống trôi nổi trong tầng mặt của biển và chúng đƣợc dòng chảy
đƣa đến vùng ven bờ nơi có nguồn thức ăn phong phú và độ muối thƣờng xuyên thay
đổi do nguồn nƣớc ngọt từ các con sông đổ ra [12].
Kết thúc giai đoạn này khi ấu trùng cá xuống sống đáy và bắt đầu có màu sắc
của cá con. Quan sát trong bể kính cho thấy quá trình biến thái diễn ra nhanh chóng
chỉ trong một vài ngày. Ở giai đoạn này, điều cần thiết cho cá con là tìm một vật cộng
sinh hải quì thích hợp hoặc sẽ bị địch hại ăn thịt. Tuy nhiên, đối với một vài loài cá,
chúng phải mất vài giờ mới có thể thích nghi hoàn toàn với sinh vật cộng sinh hải quì
(Allen, 1972) [12].

9
1.6.5. Ƣơng nuôi cá con
Trên thế giới, từ những năm 80 của thế kỷ 20 một số nƣớc đã tiến hành ƣơng
nuôi cá khoang cổ con bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm cung cấp con giống
cho các hệ thống nuôi phục vụ du lịch, giải trí và phục hồi nguồn lợi tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây của các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm nuôi cá
Amphiprion ocellaris giai đoạn đầu bằng luân trùng (Brachionus plicatilis) và ấu trùng
của Artermia đã cải thiện tỷ lệ sống của ấu trùng từ 5% lên 40% sau 30 ngày nuôi
(Alayse, 1983) [10] trong khi các nhà khoa học Nga tiến hành nuôi Amphiprion
ocellaris giai đoạn đầu bằng luân trùng (Brachionus plicatilis) kết quả cho tỷ lệ sống
tăng từ 12,5% - 52,% [14].
Một số nghiên cứu khác dùng rong Caulerpa trong hệ thống nuôi làm thức ăn
cho cá con Amphiprion sp. trong khi cá con Amphiprion akallopisos đƣợc nuôi bằng
nguyên sinh động vật có tiêm mao Euplotes và tảo xanh lục [19].
Từ năm 2000 đến nay, Thái Lan cũng đã tiến hành ƣơng nuôi 6 loài cá khoang
cổ: Amphiprion frenatus, A. clarkii, A. polymmus, A. perideraion, A. sandaracinos, A.
ocellaris và đã sản xuất ra cá kích thƣớc thƣơng mại phục vụ cho xuất khẩu [15].
1.7. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ trên thế giới và ở Việt Nam
Từ năm 1980 đến nay, một số nƣớc đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành
công các loài cá khoang cổ nhằm cung cấp con giống cho các hệ thống nuôi cá phục
vụ giải trí, du lịch và phục hồi nguồn lợi tự nhiên.
Năm 1997 – 1999, các nhà khoa học tại vƣờn thú Moskva, Nga đã tiến hành
cho sinh sản nhân tạo thành công 5 loài cá khoang cổ: Amphiprion ocellaris, A.
melanopus, A. ephippium, A. polymnus, A. frenatus có sự hiện diện của hải quì thích
hợp với từng loài [14].
Từ năm 2000, Thái Lan tiến hành sinh sản nhân tạo các loài cá khoang cổ
Amphiprion frenatus, A. clarkii, A. polymnus, A. perideraion, A. sandaracinos và A.
ocellaris [15].
Mặc dù các nƣớc trên đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ƣơng nuôi thành công
một số loài cá khoang cổ nhƣng nhìn chung tỷ lệ sống của cá vẫn còn thấp và chƣa
khép kín đƣợc vòng đời của chúng trong hệ thống nuôi nhân tạo.
Ở nƣớc ta, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cho sinh sản nhóm
cá này. Từ năm 2000 – 2001, Trƣơng Sĩ Kỳ và cộng sự [1] đã nghiên cứu thử nghiệm

10
sinh sản nhân tạo cá khoang cổ Amphiprion sp. ở vùng biển Khánh Hòa và đã có
những kết quả bƣớc đầu.
Năm 2005, Hà Lê Thị Lộc [4] đã hoàn thành Luận án tiến sĩ sinh học với đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở sinh học phục vụ cho sinh sản nhân tạo cá khoang cổ Amphiprion
spp. vùng biển Khánh Hoà”, tiếp tục nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo loài cá khoang
cổ đỏ (Amphiprion frenatus).
Thời gian gần đây Viện hải dƣơng học nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang
cổ nemo (Amphiprion ocellaris) và đang trong giai đoạn hoàn thiện qui trình này.

11

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn đƣợc tiến hành từ tháng 9/2009 đến 5/2010.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Loài cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris).
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng Công nghệ Nuôi trồng, Viện Hải dƣơng học.
2.2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nguồn cá thí nghiệm
Cá khoang cổ nemo có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo và đạt 15 ngày tuổi, kích
thƣớc đồng đều, màu sắc tƣơi sáng và khỏe mạnh.
2.2.2. Nguồn nƣớc và hệ thống bể thí nghiệm
- Hệ thống xử lý nƣớc: nƣớc biển sau khi qua hệ thống lọc cơ học đƣợc đƣa vào
bể chứa để xử lý chlorin nồng độ 25-30ppm, sục khí liên tục trong 03 ngày và phơi
nắng sau đó trung hòa lƣợng Chlorine (Cl2) thừa bằng Natri thiosulphat (Na2SO3), qua
lƣới lọc tảo vào bể nuôi.
Nƣớc biển
Bể lắng
Bể lọc cơ học
Bể chứa
Xử lý chlorin
Sục khí, phơi nắng
Trung hòa bằng Natri
thiosunfat

Bể nuôi:
- Tảo
- Luân trùng
- Cá

Hình 2.1: Sơ đồ xử lý nguồn nƣớc thí nghiệm
- Bể ấp nở và ƣơng nuôi cá con đến 15 ngày tuổi: sử dụng hệ thống nƣớc hở
gồm các bể thủy tinh thể tích từ 100 đến 125lít; sục khí 24/24 giờ.