Một số đặc trưng của tính cách người huế

  • pdf
  • 38 trang
-





MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huế - Di sản văn hóa của nhân loại từ lâu đã trở thành một điểm đến
hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Huế đẹp không chỉ bởi những
cảnh sắc thiên nhiên, không chỉ vì những lăng tẩm, đền đài mà Huế còn
quyến rũ bởi những nét độc đáo khác. Đó chính là văn hóa của người Huế.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo,
Phật giáo và những điều kiện tự nhiên về kinh tế xã hội đã làm cho vùng đất
cố đô có những nét đặc trưng rất khác biệt so với các vùng khác ở Việt
Nam. Nền văn hóa Huế là sự kết hợp chặt chẽ, gắn kết giữa những điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội và con người. Bởi vậy nó tạo
nên cho vùng đất cố đô này sự đa dạng, phong phú và những nét đặc trưng
khác biệt với những nền văn hóa khác trên đất nước, trong khu vực và xa
hơn nữa là thế giới. Và cũng chính sự phong phú, đa dạng, những nét đặc
trưng văn hóa đã tạo cho con người ở vùng đất cố đô có những nét tính
cách đặc biệt, mới mẻ và đầy bí ẩn.
Tính cách dân tộc, cũng như tính cách của con người một khu vực,
một địa phương được xem như là những đặc điểm tâm lý bền vững được
hình thành qua hoạt động lao động, sản xuất, hoạt động sống hàng ngày và
nó gắn bó rất chặt chẽ với văn hóa của địa phương, của khu vực và của dân
tộc đó.
Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của người Huế nói chung, và tính
cách người Huế nói riêng là vấn đề còn rất ít nhà nghiên cứu quan tâm và
tìm đến các đề tài này, nếu không nói là chúng ta vẫn còn chưa có những
nghiên cứu như vậy. Song, đây lại là vấn đề nghiên cứu rất cần thiết. Nó có
ý nghĩa thiết thực cho việc giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố cố đô này. Chúng ta cần phải phát huy những nét tính cách tích cực và
khắc phục những nét tính cách còn hạn chế trong bối cảnh phát triển kinh tế
- xã hội của Huế hiện nay. Đặc biệt trong xu thế phát triển, hội nhập, việc
nghiên cứu tính cách của người Huế vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩa
thực tiễn. Nó sẽ là cơ sở khoa học để chúng ta hiểu sâu hơn về cách ứng xử,
cách sống của người Huế nói riêng và con người Huế nói chung.
1

-





Với những lý do đó, đã tạo cho bản thân chúng tôi nguồn cảm hứng
để tìm đến với đề tài nhằm tìm tòi, mở rộng mở rộng hiểu biết của bản thân
hơn về văn hóa - tính cách con người Huế. Bản thân chúng tôi vốn dĩ sinh ra
và lớn lên ở những miền đất khác nhau, có những nền văn hóa hoàn toàn
khác lạ so với mảnh đất cố đô này. Khi bước chân vào học ở trường Đại học
Khoa học Huế vẫn chưa hiểu hết được tính cách của con người ở đây nên
bản thân chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số đặc trưng của tính cách
người Huế” để một phần tìm hiểu, làm rõ thêm tính cách, nền văn hóa Huế,
tăng thêm vốn hiểu biết của mình về đời sống, tính cách con người Huế.
Đồng thời cũng qua đó giới thiệu cho bạn bè, thầy cô, những người chưa
từng một lần tới Huế, chưa từng biết về văn hóa, tính cách con người Huế
và chưa từng một lần nghe ai đó thỉnh thoảng kể về vùng đất này, biết thêm
những nét đặc sắc về tính cách con người Huế thông qua nền văn hóa vùng
đất cố đô.
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
, bảo tồn những nét
tính cách tích cực cũng như khắc phục những nét tính cách hạn chế trong
bối cảnh phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
phương pháp luận của
,
tư tưởng Hồ Chí Minh
.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
: phương pháp
,
phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp phân tích ,
phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết
, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm có 2 chương:
Chương 2:
triển kinh tế-xã hội của vùng đất cố đô

2

-





PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: T
1.1.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao
gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất
liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn
Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi
cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản
Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ
phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km². Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng
Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà
Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627
km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
b. Khí hậu
Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên
hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và
thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền
nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt
khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án
ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang
đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu
tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao
tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau
3

-





từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn
vào từ phía Nam di chuyển lên.Vùng duyên hải đồng bằng có hai mùa rõ
rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa tây
nam (nam Lào) nên trời nóng oi bức, có khi lên tới gần 40oC. Từ tháng 8
đến tháng 1 là mùa mưa, bão, lụt, nhiệt độ thường dao động quanh 19,7 oC,
lạnh nhất là 8,8oC. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất là
9oC và cao nhất là 29oC.
c. Đặc điểm địa hình
Dưới tác động của các quá trình hình thành địa hình nội sinh và ngoại
sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong
lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong
giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Địa hình tại đây được chia làm 4
loại:
Địa hình khu vực núi trung bình: khu vực núi trung bình chủ yếu
phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng trên 25%
lãnh thổ của tỉnh.
Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: núi thấp và đồi phân bố trên
diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm
khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh.
Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: chiếm khoảng 16% diện tích
tự nhiên của tỉnh. Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên Huế trải dài theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam trên 100km.
Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Đầm phá, cồn cát chắn bờ
và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có
quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn
bộ hệ thống lãnh thổ này.
d. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 505.399 ha, trong đó
diện tích đất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.124 ha. Đất
đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải
chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

4

-





Đất đai tại đây khá đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác
nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7%
tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm đất thung lũng chỉ có
98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất
cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và
trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và
đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích
đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói
mòn trơ sỏi đá).
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước dưới đất tại Thừa Thiên Huế khá phong phú, bao
gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên
địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền,
huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn,
huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, khu vực thị trấn
Phú Bài, huyện Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển
vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế.
Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh
phân bố từ vùng rừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, đã được phát hiện
ở Thừa Thiên Huế. Đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ
An và A Roàng.
Ngoài ra, Thừa Thiên Huế là vùng đất nổi tiếng với dịch vụ du lịch
biển. Được thiên nhiên ban tặng, Huế có nhiều bãi biển nổi tiếng trên cả
nước: Lăng Cô, Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Hiền… Trên biển có nhiều
hải sản quý và có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên rừng
Phần lớn núi rừng tại Thừa Thiên Huế nằm ở phía tây. Vùng núi rừng
thuộc vùng núi có độ cao từ 250m trở lên, chủ yếu phân bố ở phía Tây của
tỉnh và kéo dài từ ranh giới Quảng Trị ở phía Bắc đến ranh giới tỉnh Quảng
Nam về phía Nam. Địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn Bắc thuộc núi cao
trung bình và núi thấp với đỉnh cao nhất là động Ngại 1.774m. Tổng diện
tích vùng núi rừng chiếm khoảng 308.825ha.
Tài nguyên khoáng sản
5

-





Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong
Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn
(khoảng 5 triệu m3), chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập
trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền.
Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc,...với
trữ lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi
kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của
Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro,
đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.
Như vậy, có thể nói những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất cố
đô những nét văn hóa rất khác biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách,
lối sống của con người ở vùng đất này
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
a. Tình hình dân số, dân tộc
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có
1.044.875 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh
là 559.130 người, chiếm 53,51% dân số.
Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc thiểu số sinh sống, đông nhất là dân
tộc Kinh có 1.006.171 người, chiếm 96,29% dân số. Các dân tộc thiểu số
như dân tộc Tà Ôi có 24.465 người, chiếm 2,34%; Dân tộc Cơ Tu có 12.178
người, chiếm 1,17%; dân tộc Bru-Vân Kiều có 783 người, chiếm 0,075%;
dân tộc Hoa có 390 người, chiếm 0,037%; dân tộc Tày có 178 người, chiếm
0,017% ; dân tộc Ngái có 96 người, chiếm 0,009%; dân tộc Mường có 89
người, chiếm 0,008% dân số.
Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2009 đã phổ cập giáo dục tiểu học
cho 9/9 huyện, đạt 100%; tỷ lệ biết chữ hiện nay là 98,6%. Số học sinh phổ
thông niên học: 2008-2009: 132.120 em/256.813 em; số giáo viên là 4.550
người. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2008 - 2009, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
đạt 86,29%, tăng 15,37% so với năm học trước. Cán bộ ngành dược toàn
tỉnh có 32 người; số y, bác sĩ là 463 người/10,5 vạn dân, bình quân có 44 y,
bác sỹ/1 vạn dân.
b. Cơ sở hạ tầng tính đến năm 2009

6

-





Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị
về Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020,
UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế thành
thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo lập, điều chỉnh các quy hoạch đô
thị, điều chỉnh kế hoạch theo hướng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng một số đô
thị động lực, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng các đô thị dọc tuyến Quốc
lộ 1A tạo sự khang trang, sạch đẹp, ưu tiên các đô thị cửa ngõ như: Phong
Điền, Lăng Cô; đầu tư hạ tầng đô thị Phú Đa đáp ứng các tiêu chí của đô thị
loại V, tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trong các khu vực đô thị.
Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh có 889 km đường giao thông,
trong đó: Ðường do Trung ương quản lý là 92 km, chiếm 10,4%; đường do
tỉnh quản lý là 53 km, chiếm 6%; đường do huyện quản lý là 269 km, chiếm
29,6%; đường do xã quản lý là 475 km, chiếm 54%. Chất lượng đường bộ:
Ðường cấp phối, đá dăm chiếm 32%, đường nhựa chiếm 26%, còn lại là
đường đất. Hiện có 43/45 xã vùng dân tộc và miền núi đã có đường ô tô đến
trung tâm xã, còn lại 2 xã thuộc huyện A Lưới
.
Mạng lưới bưu chính viễn thông: dịch vụ viễn thông, internet phát
triển mạnh. Tổng số bưu cục toàn tỉnh có 6 bưu cục/ 6 huyện miền núi với
100% xã vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh đã được trang bị điện
thoại. Tổng thuê bao điện thoại đạt bình quân 115,9 máy/100 dân, tăng
42,3%; mật độ thuê bao internet 3,7 thuê bao/100 dân, tăng 42% so với năm
2008
Mạng điện lưới quốc gia: Ðến hết năm 2009, toàn tỉnh có 100% số
huyện và xã vùng dân tộc và miền núi đã có điện lưới quốc gia hòa mạng,
với 89% số hộ được sử dụng điện lưới.
Hệ thống nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có hệ thống cấp nước có công
suất 70 nghìn m3/ngày đêm. Hầu hết các thị trấn, cụm du lịch, khu công
nghiệp đã được đầu tư các trạm cấp nước nhỏ công suất 1.000 - 6.000
m3/ngày đêm. Hiện có 43/45 xã vùng dân tộc và miền núi có nước sạch sinh
hoạt, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt 65%. Hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư; đã cơ bản hoàn thành Chương
trình kiên cố kênh mương trước 1 năm. Kết quả đầu tư xây dựng các công

7

-





trình thủy lợi, kiên cố hóa hệ thống kênh mương đã góp phần chủ động tưới
tiêu cho diện tích 2 vụ lúa và một số diện tích màu.
c. Kinh tế - xã hôi tính đến năm 2009
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 6.8%
Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1000USD/năm
Về cơ cấu ngành:
Lĩnh vực công nghiệp đã tập trung cơ cấu lại sản xuất để vượt qua
khó khăn, ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất ước đạt 5604,7 tỷ đồng,
tăng 16,8% so năm 2008. Việc khôi phục và phát triển làng nghề được quan
tâm. Thông qua lễ hội Festival nghề 2009 đã tạo điều kiện phát triển nghề
pháp lam, thêu ren, mây tre đan, dệt rèm, composite mỹ nghệ…
Lĩnh vực nông nghiệp dù gặp thời tiết diễn biến bất thường, gây nhiều
thiệt hại cho sản xuất trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, nhưng tổng diện
tích gieo trồng cây hàng năm vẫn đạt 78.633 ha, tăng 2,1% so năm
2008; sản lượng thóc cả năm ước đạt 282,8 nghìn tấn, tăng 2,8% so năm
2008; Sản lượng lương thực có hạt chung cả năm đạt 287,5 nghìn tấn, vượt
15% so kế hoạch, tăng 2,6% so năm 2008.
Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) ước đạt 5.346,8 ha. Sản lượng
nuôi trồng thủy sản ước đạt 9.499 tấn, tăng 2,7% so năm 2008; sản lượng
khai thác ước đạt 27,95 nghìn tấn, tăng 5,4%; trong đó, khai thác biển 24
nghìn tấn, tăng 6%.
Công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCC rừng và quản lý lâm sản có tiến
bộ. Đã khoanh nuôi tái sinh 7479 ha rừng, chăm sóc 12 nghìn ha; dự ước
trồng mới 4000 ha rừng tập trung; trồng mới 3,5 triệu cây phân tán; Tuy
nhiên, cơn bão số 9 đã làm gãy đổ 3.410 ha rừng trồng và trên 367 ha cao
su.
Lĩnh vực văn hóa - thể thao có nhiều nhiều hoạt động được tổ chức.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có 1.125
làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ
82,2%); 911 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ
85,8%); 189.060 gia đình được công nhận gia đình văn hóa (tỷ lệ 87,1%),
28 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa (tỷ lệ
27,3%), 38,3% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng.
8

-





Lĩnh vực y tế đã làm tốt công tác giám sát dịch tễ, tuyên truyền,
phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch.., nhờ vậy, không để dịch
bệnh xảy ra.
Đời sống các gia đình có công, đối tượng chính sách xã hội, trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn đã được chú trọng chăm lo. Tổ chức tốt các hoạt
động cứu trợ các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản trong bão số 9.
Chương trình an sinh xã hội đã thực hiện có kết quả các chính sách
kích thích kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội hướng vào người nghèo, vùng
miền núi, ven biển, đầm phá. Chương trình định cư dân thủy diện đã ưu tiên
nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu định cư, cơ bản hoàn thành giao đất cho
356 hộ dân thủy diện. Chương trình định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn
đò sông Hương đã cơ bản hoàn thành hạ tầng các khu tái định cư ở Phú
Mậu, Hương Sơ và 08 nhà chung cư tại Phú Hậu, tổ chức di dân, ổn định
cuộc sống cho 562 hộ. Nhờ nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải quyết, đã
giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 8%.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được chú trọng, tiếp tục phát
động phong trào đăng ký xây dựng mới xã/phường lành mạnh không có tệ
nạn ma túy, mại dâm; tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền về công tác
phòng chống tệ nạn xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và triệt
phá ổ nhóm.., góp phần hạn chế tệ nạn xã hội trên địa bàn.
1.1.3.
Khi nói về văn hóa, nhiều học giả cổ điển đã đưa ra nhiều khái niệm
văn hóa khác nhau: Văn hóa Tiền sử, văn hóa Trung cổ, văn hóa Ấn Hà,
văn hóa Đông Sơn… Nhưng càng về sau nầy, khi mức độ chuyên môn hóa
càng cao thì khái niệm văn hóa càng được giới hạn trong những phạm vi cụ
thể và rõ ràng hơn. Văn hóa được xem như là “Lối nghĩ, lối sống của một
nhóm người trong một khung cảnh xã hội nào đó.”
Nói đến văn hóa là nói đến một thực thể bao gồm ba mặt: Truyền
thống, con người và lối sống. Chính cái mới, cái lạ, cái khác, cái độc đáo
trội bật trong ba mặt này là chất liệu điển hình xây dựng bản sắc của văn
hóa. Martin Almond trong loạt bài nhan đề The Vanishing Arctic (Bắc Cực
Mù Khơi), nói về bản sắc văn hóa độc đáo của giống người Eskimo xứ tuyết
vùng bắc cực, nhận xét rằng: “Một nền văn hóa thiếu bản sắc cũng giống
9

-





như một đồng tuyết vùng bắc cực vắng bong những vòm trốn tuyết kì lạ của
người của người Eskimo. Những biển tuyết một màu trắng mênh mông nối
tiếp nhau kéo dài đến vô tận, biết đâu và tìm đâu ra dấu vết của truyền
thống, con người và lối sống. Văn hóa cần phải có những cột mốc của tư
tưởng, những nét độc đáo riêng biệt của đời sống. Nếu không đồ sộ như
Kim Tự Tháp của Ai Cập thì ít nhất cũng mang những mày vẻ riêng, tuy
nhỏ nhoi và khiêm tốn nhưng xác định được những nét kiến trúc điển hình
ưu việt giống như những nóc nhà vòm của người Eskimo trên biển tuyết…”1
Đất nước Việt Nam có ba miền Bắc Trung Nam. Mỗi miền và mỗi
điạ phương đều có một bản sắc văn hóa riêng. Văn hóa là câu chuyện
truyền đời tính bằng thế kỷ. Từng thời đại, từng khuynh hướng và từng
công trình nghiên cứu có một cách nhìn riêng về bản sắc văn hóa, hay nói
một cách khác là về cái chất đậm đà của mỗi Hà Nội, Huế, Sài Gòn… trong
cái chung của truyền thống văn hóa dân tộc, vẫn có từng nét riêng.
Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc
thái văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của
nước Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Nói đến Huế, không phải là trong phạm vi
hành chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn châu hóa xưa, nay là tỉnh Thừa
Thiên Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trường Sơn đến đầm phá
ra biển Đông. Vì vậy, có thể nói Huế có một nền văn hóa rất phong phú và
đa dạng.
Khi nói đến văn hóa Huế nhiều nhà nghiên cứu đã dành cho những
đánh giá đặc biệt và những ngôn từ đẹp đẽ. Tác giả Nguyễn Văn Mạnh cho
rằng văn hóa Huế là điển hình cho sự khéo léo, tinh tế, cầu kỳ. Văn hóa huế
tinh tế không chỉ trong các công trình kiến trúc lớn (cung điện, lăng tẩm…),
mà cả trong ca, múa, nhạc, ẩm thực. Khi nói về văn hóa ẩm thực Huế. GS
Đinh Gia Khánh viết “Chúng ta ngắm mâm cổ của một người nội trợ Huế
thì có cảm giác như đang chiêm ngưỡng một mâm hoa; ở đó đường nét các
loài hoa, màu sắc của chúng tạo nên sự hài hòa kỳ lạ”2. Trang phục của
người phụ nữ Huế cũng điển hình cho sự tinh tế, dịu dàng. Chiếc nón xứ
Huế có dáng mỏng như tờ giấy, nhẹ nhàng như cánh nhạn, đẹp và bền được
1
2

Tiếng Huế- Con Người Huế và Văn Hóa Huế, Chuyên đề III. Số 5. Ngày 14-6-2004
Tạp chí Tâm lý học số 12- 2008

10

-





nhiều người ưa thích. Chiếc áo dài màu tím xứ Huế có vẻ đẹp khiêm
nhường, dịu dàng và rất tinh tế.
: “1. Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tín
ngưỡng dân gian. Thực hành các tín ngưỡng dân gian là một biểu hiện
của văn hóa tinh thần của con người Huế xưa./ 2. Tôn trọng quỷ thần và
tuyệt đối hoá phạm trù Lễ của Nho giáo là một trong những nét riêng của
văn hóa tinh thần con người Huế trong lịch sử. Tuy nhiên
,
nhưng Nho giáo cũng có những dấu ấn tích cực trong đời sống văn hóa
tinh thần con người Huế: Lối sống lễ phép, tôn tri trật tự, kính trên
nhường dưới, tôn sư trọng đạo, hiếu thuận với cha mẹ, giữ chữ tín với bạn
bè, hiếu học,... Đặc biệt, trong giao tiếp giải quyết công việc luôn đảm bảo
nguyên tắc./ 3. Lão giáo không với tư cách là thế giới quan, nhưng Lão
giáo phù thuỷ lại là nếp sinh hoạt đời sống tâm linh của bộ phận không
nhỏ trong cư dân Huế./ 4. Sống, sinh hoạt theo đạo đức Phật giáo là một
nét riêng của văn hóa tinh thần con người Huế./ 5. Sự dung hoà Nho Phật - Lão - Chămpa cũng chính là một trong những nét riêng rõ nét của
đời sống tinh thần con người Huế trong lịch sử./ 6. Công giáo chỉ trở
thành một nếp sống trong văn hóa tinh thần của một bộ phận con người
Huế kể từ sau khi thất thủ Kinh đô. Nếu Công giáo bị thực dân lợi dụng để
áp đặt ách đô hô đối với Việt Nam và được giai cấp thống trị sử dụng như
một phương tiện để xây dựng và củng cố bộ máy thống trị của mình, thì
Công giáo trong cư dân Thừa Thiên Huế là kính Chúa, yêu nước và tôn
kính tổ tiên./ 7. Phong cách Nho, lối sống văn minh lúa nước, tinh thần
yêu nước và tôn vinh quốc gia độc lập có chủ quyền là một trong các đặc
điểm của văn học nghệ thuật của văn hóa tinh thần con người Huế./ 8.
Truyền thống nhân đạo, yêu nước, vì độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền
quốc gia là cốt cách con người Việt Nam và cũng là nếp sống văn hóa tinh
thần của con người Huế./ 9. Trang nhã, thanh lịch, nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ,
thuỷ chung, kín đáo, trọng chữ tín là biểu hiện tính cách của đời sống văn
hóa tinh thần con người Huế. / 10. Hành lễ theo tín ngưỡng Phật giáo là
một tập quán trong đời sống văn hóa tinh thần con người Huế./ 11. Về
những nét riêng của con người Huế có liên quan với Phật giáo trong lịch
11

-





sử: Nếu nói quá đi thì Thừa Thiên Huế xưa, đời là đạo Phật, đạo Phật là
đời vậy. Phật giáo Huế và con người Huế đã có bề dày lịch sử đan quyện
nhau, không lời ca, không cảnh vật, chỉ khéo nhận nơi mình một tình cảm
chung thủy thiết tha”.
Khi nói đến Huế, người ta thường tự hỏi, cái gì là “Chất Huế”? Chất
liệu tinh thần và vật thể nào đã làm cho một dải đất hẹp nhất trong ba miền
đất nước như Huế trở thành một sự níu kéo dằng dặc và thiết tha đối với
người ra đi, một dòng sống êm đềm với người ở lại và một cảm hứng đầy ý
vị với người mới đến. Chất Huế trở thành “ngải Huế” vì nó mê hoặc lòng
người. Chất Huế trong veo như giọt nước mắt của cô học trò áo trắng hay
như giọt nước sông Hương vỡ trên mái chèo Thừa Phủ. Chất Huế không bao
giờ phôi pha vì nó không phải là một đáp số mà mãi mãi vẫn là một ẩn số
cao vời. Như vậy, Huế mang trong mình một dáng vẻ rất riêng với nhiều đặc
điểm tiêu biểu của văn hóa cố đô như sau:
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của sự hài hòa và gắn bó giữa môi
trường sống và chủ nhân của nó
Người ta thường nói văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người trong cuộc sinh tồn của mình, thì con người Huế trong lịch sử vươn
lên phía trước đã ứng xử hợp với tự nhiên, để rồi tự nhiên hữu tình vì có con
người và cho con người.
Huế không chỉ là xứ sở của sông Hương - núi Ngự mà Huế có đủ núi
- đồi, sông - biển, đầm - phá, đất - cát, cồn - bàu. Huế có núi đồi nhấp nhô
với Kim Phụng, Ngự Bình, Vọng Cảnh; có dòng sông êm đềm với Hương
Giang, An Cựu, Như Ý, Lợi Nông; có đầm Chuồn, Cầu Hai; có phá Tam
Giang; lại có Cồn Hến, Giã Viên v.v... Huế có tất cả đất núi đồi, đất thịt và
cả đất cát ven phá, ven biển... Không những thế, thiên nhiên Huế lại quyện
vào nhau, sơn thủy hữu tình, phong cảnh kỳ thú. Sống trong khung cảnh
thiên nhiên hòa quyện như vậy, con người Huế đã sớm đùm bọc, gắn bó với
nhau, kể từ ngày vào mảnh đất làm “quà cưới” này lập làng, sinh sống.
Con người đã biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng
tạo nên lịch sử - văn hóa Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã
ăn nhập vào con người Huế nhuần nhị và sâu lắng.

12

-





Văn hóa Huế, một nền văn hóa được làm giàu bởi các dòng văn
hóa đô thị - văn hóa làng (chùa) và văn hóa cung đình (bác học) - văn
hóa dân gian không có sự đối lập, loại trừ.
Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân,
Huế trở thành kinh đô của cả nước thống nhất từ Đồng Văn đến Cà Mau. Di
sản kiến trúc hiện nay chủ yếu được xây dựng từ thời Gia Long trở đi.
Quá trình đô thị hóa khái quát ở trên cũng là quá trình Huế trở thành
xứ sở mang đặc điểm của một nền văn hóa Huế đô thị.
Chính sự đa dạng của địa hình trong vùng eo thắt của dải đất miền
Trung đã tạo cho Huế nhiều kiểu kiến trúc làng truyền thống, thể hiện ứng xử
phong phú của con người nơi đây đối với cảnh quan thiên nhiên và môi
trường cư trú. Huế vốn đã chọn Hương Giang làm dòng huyết mạch tạo nên
sức sống cho cơ thể và vóc dáng của mình. Các làng xã trong, giữa lẫn cạnh
kinh thành hay ven đô, phân bố chủ yếu trên những thảm phù sa ven sông có cây xanh trong những khuôn viên nối tiếp nhau làm nên ấn tượng của một
thành phố công viên, thành phố vườn - trong vườn có phố - và trong phố có
nhà vườn.
Chúng ta có thể thấy nhà vườn xuất hiện trong nội thị như là một dấu
nối hết sức tự nhiên với những vùng ven như Kim Long, Nguyệt Biều, Lương
Quán, Dương Xuân, Vĩ Dạ... Các ngôi làng truyền thống dọc hai bờ sông
Hương, ngoài những xóm thôn dân dã, đây đó lại có sự xen lẫn những khuôn
viên phủ đệ hay các dinh thự ẩn mình trong cây xanh của tầng lớp quan lại,
thượng lưu... chung sống với những kiến trúc cộng đồng như đình miếu, chùa
làng, chợ làng... Nét tiểu vẽ, tinh tế của dòng kiến trúc mang dấu ấn cung
đình, vẫn tồn tại một cách hài hoà bên cạnh những ngôi nhà rường, nhà rội
dân dã.
Ranh giới mong manh giữa hai dòng kiến trúc cung đình - dân gian ở
Huế, tự nó đã tạo nên tính hoà hợp, và thật khó để có thể hình dung khoảng
ranh giới cụ thể giữa nội thị và vùng ven khi mà mọi kiến trúc đều không
muốn vươn mình khỏi những tầng cây xanh, khi mà tất cả đều thấp thoáng
trong khoảng không giao tiếp có dụng ý giữa nội thất nơi cư trú, với khuôn
viên bao quanh phủ đầy lá và hoa. Cây xanh ở đây đã làm chiếc gạch nối phổ
biến giữa khuôn viên nầy với khuôn viên khác, giữa làng nầy với làng khác,
13

-





khiến chân dung của kiến trúc đô thị Huế trên một góc độ nào đó phải được
nhìn nhận như một ngôi làng lớn có nét bình dị của chốn thôn dã, nhưng cũng
mang chất kiêu kỳ sang trọng, nếp quyền quý phong lưu của một thời vang
bóng.
Ở chốn thần kinh, tinh hoa văn hóa được dịp hội tụ và phát triển,
dòng văn hóa cung đình - bác học xuất hiện với những di sản tinh thần quý
giá về các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật múa, nghệ thuật
trang trí.
Trong khi đó, không xa kinh thành Huế, vẫn là các làng quê với lối
sống làng quê của mình. Các làng An Hòa, Vĩ Da... sát n
Kinh thành vẫn
là các làng chủ yếu sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp. Ngoài nghề nông
làm ruộng, nhiều làng có thêm nghề làm vườn với những loại cây trái đặc
sản: quýt Hương Cần, nhãn lồng Kim Long, thanh trà Nguyệt Biều, chè
Tuần...
Văn hóa Làng của những làng quê Huế phản ánh quan phong tục, tập
quán của cư dân làm ruộng, làm vườn và nghề thủ công. Riêng trong lĩnh
vực tín ngưỡng dân gian, hằng năm đều đặn diễn ra những lễ hội, cúng tế ở
các làng. Ngoài ra còn có những lễ hội mang tính truyền của làng hoặc lễ
hội của những làng nghề: Làng Sình mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng
Âm lịch, làng Thai Dương có hội Cầu Ngư vào ngày 12 tháng Giêng Âm
lịch, làng Hiền Lương có lễ cúng tổ nghề rèn vào 18/12 v.v...
Trong làng có đình, nơi thờ cúng chư thần, cử hành tế lễ và hội họp
của làng. Trong làng lại có chùa. Hầu hết các làng ở Huế đều có chùa.
Trong chùa gian chính thờ các vị Phật, còn ở án hậu thờ ngài khai canh các
họ của làng. Với số lượng trên 150 ngôi chùa lớn, nhỏ, Phật giáo đã và đang
có một vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian Huế. Có người cho rằng
Huế còn là kinh đô của Phật giáo, ở Huế đã hình thành dòng văn hóa chùa,
tiêu biểu cho bản sắc của văn hóa Huế...
Sự dung hợp giữa các dòng văn hóa trên đã làm giàu cho văn hóa
Huế. Theo thời gian, chúng bổ sung và nâng cao cho nhau, làm nên cái bản
sắc, “cái hồn” của văn hóa Huế.
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của cái đẹp trong nghệ thuật kiến
trúc và phong cách sống.
14

-





Nói đến Huế không thể không nói đến di sản kiến trúc ở Huế và
phong cách nghệ thuật sống của người Huế. Không phải ngẫu nhiên mà
người ta vẫn quen gọi thành những cụm từ mang sắc thái tiêu biểu riêng cho
Huế, như: người Huế, kiến trúc Huế, nhà vườn Huế, món ăn Huế, màu tím
Huế, nón lá Huế, giọng Huế - tiếng Huế, ca Huế... Tất nhiên không phải cái
gì thuộc về Huế đều là bậc nhất cả. Song trong nghệ thuật kiến trúc và
phong cách sống, cái đẹp vẫn là nét trội, nét tiêu biểu.
Cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc ở Huế được thể hiện trước hết là ở
sự hòa hợp, gắn bó giữa công trình với môi trường tự nhiên, một bên là tạo
hóa, đất trời, một bên là sáng tạo của thường dân, phối hợp nhuần nhuyễn
với nhau, tạo nên một thể thống nhất, chặt chẽ mà nên thơ, hùng vĩ và duyên
dáng...
Kiến trúc đô thị Huế có truyền thống trên nền kiến trúc “tạo cảnh”:
Với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà
cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông
suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế. Huế là thành phố của nhà vườn, là thành phố
có nền kiến trúc “tạo cảnh”- thiên nhiên, kiến trúc và con người hoà quyện
vào nhau. Quốc Sử Quán triều Nguyễn khi nói lên lý do chọn Huế làm kinh
đô đã từng viết: “Nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam,
miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa
Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân
chặn ngang, sông lớn giăng phía trước, núi cao phủ phía sau, rồng cuộn hổ
ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô...”3. Với
cái nhìn phong thuỷ, kinh đô Huế được xây dựng trên một địa thế núi sông,
âm dương hoà hợp, tạo nên một không gian kiến trúc “tạo cảnh” mang nhiều
triết lý sâu xa, huyền bí.
Kiến trúc ở Huế không nguy nga đồ sộ và xa hoa lộng lẫy, nhưng Huế
vẫn hấp dẫn con người bởi những công trình kiến trúc dung hợp với cảnh
quan tự nhiên đó. Nét đẹp của nghệ thuật kiến trúc ở Huế còn ở chiều cao
của công trình (ngôi tháp Phước Duyên cao 7 tầng cũng chỉ 21 m). Lâu đầu,

3

Kiến trúc Huế Xưa và Nay- Dư địa chí Thừa Thiên Huế

15

-





cung điện, lăng tẩm, đình chùa... không vượt quá cao so với hàng cây làm
đẹp cho không gian kiến trúc.
Nét riêng của văn hóa Huế còn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn
uống, ăn học và cả ăn chơi của người Huế. Trong ăn nói, người Huế luôn
tôn trọng thứ bậc thể hiện qua cách xưng hô ở làng, họ và gia đình, không
phân biệt tuổi tác, giàu sang, nghèo hèn (có cả một hệ thống xưng hô khác
với nhiều vùng). Đối với xóm giềng, lạ cũng như quen đều căn cứ vào tuổi
tác mà ăn nói. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay đều có chung một thứ
tiếng là tiếng Huế, chung là thứ giọng là giọng Huế, không phân biệt dân
làng hay thành phố. Người ta vẫn biết đến giọng Huế nhẹ nhàng, có phần e
ấp của những cô gái Huế./.
Trong đời sống tinh thần người Việt, Huế đã là trung tâm văn hóa.
Tuy cộng đồng người Huế không lớn lắm, nhưng đã tạo ra một truyền thống
văn hóa nghệ thuật riêng, hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua
những phong tục tập quán ứng xử, thờ phụng, cách nấu ăn, may mặc, giải
trí, cách xây dựng nhà ở và đô thị... Người Huế có những khát vọng và
những mê tín riêng. Nên, nói người Huế có tính cách riêng là vì thế.
1.2.
GS. Phan Hữu Dật khi nói về văn hóa Huế đã thể hiện sự đồng cảm
của mình với những nhận định trên và ông còn nhấn mạnh: “Hiếm có một
dân tộc nào trên thế giới, hiếm có một vùng của đất nước nào trên địa cầu
cũng như trong nước ta mà tính cách con người được cảm nhận độc đáo,
phong phú, đa dạng đến kỳ lạ như xứ Huế. Ở đây chỉ cần đến thính giác
thôi, qua giọng nói dịu dàng, nhỏ nhẹ của các cô gái, qua giọng hò mái nhì
man mác, qua giọng nói riêng biệt đầy kiểu cách ngộ nghĩnh của các mệ tôn
thất v.v… ta có thể biết ngay là đã đến xứ sở này”4. Theo ông, văn hóa xứ
Huế vừa tiếp thu được truyền thống của văn hóa cội nguồn, lại vừa phát
triển để đưa nó lên tầm cao mới, làm rạng rỡ them cho truyền thống văn hóa
dân tộc. Ở đây cần nói rằng, văn hóa góp phần hình thành nên các nét tính
cách của con người, nhưng mặt khác chính tính cách con người lại góp phần
tạo nên bản sắc riêng của văn hóa của một dân tộc, một vùng miền.

4

Tạp chí Tâm lý học số 12- 2008

16

-





Tính cách, lối sống của người Huế thể hiện rõ sự độc đáo phong phú
và đa dạng. Nói đến tính cách, lối sống Huế một cách đầy đủ thì như GS
Phan Hữu Dật là phải nêu “một tập đại thành, một phức hợp các yếu tố văn
hoá biểu hiện tất cả các mặt của đời sống xã hội của con người ở đây”5. Tuy
nhiên, trong bài viết nhỏ này tôi chỉ đề cập đến những nét tính cách đặc
trưng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cố đô.
1.2.1.
, tế nhị, dịu dàng:
Người Huế là những người thanh lịch, tế nhị, dịu dàng, người Huế
dung dị, tinh tế và trầm lắng. Đây là một nét tính cách rất đặc trưng của
người Huế. Nét tính cách này không chỉ thể hiện trong cách ứng xử hàng
ngày từ gia đình đến nơi công sở, nơi công cộng. Nhà nghiên cứu văn hóa
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng con người Huế không hướng đến sự sặc sỡ, ồn
ào (Ngô Đức Thịnh, 2006). Đến Huế, chúng ta không bắt gặp sự ồn ào, náo
nhiệt như ở thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, hay ở thành phố Biên Hòa.
Chúng ta bắt gặp những giọng nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường và giàu tình cảm
của người Huế trong các cơ quan, trường học đến đường phố…du khách
đến Huế không thể không có ấn tượng và không thể không lắng đọng trong
tâm trí về cách xưng hô của các cô gái Huế với những câu “vâng”, “dạ” nhẹ
nhàng.
Một đặc điểm khác khá đặc trưng về nét tính cách của người Huế đó
là ngôn ngữ. Nó đã thể hiện được rõ nét thanh lịch, dịu dàng của con người
xứ Huế. Nó mộc mạc, giản dị trong cách xưng hô, trong lời ăn tiếng nói
hằng ngày. Các nhà ngôn ngữ học khi phân chia các phương ngữ của tiếng
việt, thậm chí đã coi “Tiếng Huế” là một phương ngữ riêng, không lẫn với
bất kỳ phương ngữ nào. Khi giao tiếp người Huế thường sử dụng các từ ngữ
địa phương như mô, tê, răng, rứa, mần, chi, hè, hí… cùng với sự chất phác,
thật thà tốt bụng của mình. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho ngôn ngữ
người Huế trở nên ngọt ngào, đầm ấm, đầy sức quyến rũ lòng người.
Vùng đất kinh đô xưa đã tạo cho người dân nơi đây một phong thái
thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm nhẹ nhàng, điều này không chỉ có ở
những phi tần, mỹ nữ, những vương tôn quý tử trong Hoàng thành mà còn
Triết lý nhân sinh Phật giáo ảnh hưởng đến tính cách, lối sống Huế- Lê Thị Toán, Th.s trung tâm bảo tồn
di tích cố đô
5

17

-





lan tỏa trong tầng lớp nhân dân. Cái phong thái cao nhã ấy nó ẩn hiện ngay
từ tiếng “dạ, thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyến trong
chiếc áo dài tím thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím huyền ảo
mà ai cũng biết tới.
Sự tinh tế không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, mà qua văn hóa ẩm
thực (từ trang trí nơi ăn, món ăn, chế biến món ăn…), qua ăn mặc ( tà áo dài
màu tím, chiếc nón xứ Huế…), qua kiến trúc, qua các loại hình văn hóa phi
vật thể (ca, múa, nhạc…).
Chúng ta có thể lí giải những nét tính cách này qua nhiều yếu tố. Từ
góc độ của tâm lí học dân tộc ta thấy: tâm lí dân tộc nói chung và các nét
tính cách nói riêng bị ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên, khí hậu.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng ở những nơi khí hậu nóng bức thì con
người lại có tính hiền lành. Điều này có thể còn phải trao đổi thêm, song có
một thực tế là thiên nhiên đẹp đẽ của xứ Huế đã là một yếu tố tạo nên tính
cách tinh tế, dịu dàng của khu vực này. Nói đến Huế là nói đến một vùng
“Sơn thủy hữu tình”, thơ mộng, được kết hợp hài hòa giữa đồi núi – đồng
bằng – biển. Một vùng đất nên thơ “đường vô xứ Huế quanh quanh, non
xanh nước biết như tranh họa đồ”
Một yếu tố khác góp phần tạo nên sự tinh tế và dung nhị của tính cách
Huế đó là Huế là “vùng đệm” giữa hai nền văn hóa, vùng “phên dậu”, vùng
“biên viễn” giữa hai quốc gia Đại Việt – Chăm Pa – nơi diễn ra giao lưu văn
hóa sống động Việt – Chăm. Theo GS. Phan Hữu Dật, văn hóa Huế là sự kết
hợp nhiều văn hóa khác nhau: văn hóa Chăm, văn hóa phật giáo, văn hóa
Hán, và đôi chút văn hóa phương tây.
Văn hóa Huế và tính cách người Huế còn bị ảnh hưởng của một vùng
trung tâm chính trị của chế độ phong kiến. Huế là kinh đô của vương triều
Tây Sơn và triều Nguyễn. Vai trò của một kinh đô – trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của một đất nước cũng góp phần quan trọng tạo nên nét
thanh lịch, thị hiếu thẫm mĩ và trình độ văn hóa cao của người Huế. Theo
GS.Ngô Đúc Thịnh, tính cách Huế phải chăng là sự kết hợp giữa cái phô
thác, tĩnh lặng của vùng biên viễn với cái sôi động, nhuần nhụy của trung
tâm.
1.2.2.
18

-





Một nét tính cách tiêu biểu nữa của người Huế là sự chừng mực. Sự
chừng mực của người Huế thể hiện ở chỗ không thái quá, cũng không ít
quá. Điều này dường như được thể hiện ở trong nhiều khía cạnh của cuộc
sống.
Nếu như trong giao tiếp người Nam Bộ cởi mở không cần các nghi
thức cầu kì và thoải mái, người vùng đồng bằng Bắc Bộ nhiều khi quá chú ý
đến các nghi thức trong giao tiếp, ứng xử thì người Huế trong ứng xử lại
không quá ồn ào, vừa phải, không lạnh lùng, nhưng vẫn đằm thắm và sâu
lắng. Tiếp xúc với người Huế ta cảm nhận được những tình cảm chân thành,
sâu sắc và sự hiếu khách nhưng tất cả những sắc thái tình cảm đó được thể
hiện một cách chừng mực đến mức độ vừa đủ, không quá vồn vã nhưng
cũng không thờ ơ, lạnh nhạt. Thậm chí khi có mâu thuẫn họ cũng không to
tiếng la mắng, quát tháo, xung đột gay gắt như người miền Bắc hay người
miền Nam mà nhẹ nhàng hơn, hòa nghị hơn (nhưng cứng rắn), họ hay sợ
làm mếch lòng người khác. Chẳng hạn nếu đi trên đường nhỡ quẹt xe vào
nhau người miền khác có thể trợn mắt la lối, thậm chí đòi đánh nhau thì
người Huế chỉ hỏi thăm nhau, nhắc nhở nhau,…
Tất cả những sắc thái tình cảm đó được thể hiện một cách có chừng
mực đến mức độ vừa phải.
Trong kinh doanh buôn bán cũng vừa đủ, có chừng. Thường thì
những nhà hàng ở Huế quy mô không lớn, phục vụ khoảng 5 -7 người chủ
yếu, đôi khi nhu cầu người mua đông đúc họ cũng không nao lòng, họ
không có ý nghĩ s ẽ mở phạm vi hoạt động, kinh doanh rộng lớn hơn dù nhu
cầu khách hàng rất cao. Điều này khác hẳn với tính cách của những người ở
các trung tâm kinh tế phát triển, nếu người ta có một họ muốn làm cho có
hai…còn người Huế chỉ cần đều đều, ổn định là được. Một ví dụ về cô bán
hàng cá: trong số 5 - 6 người cùng bán cô này bán nhanh nhất, nhiều nhất,
lúc nào cũng hết sớm hơn những người bán khác đôi khi bán giúp hàng cho
những người xung quanh. Hỏi sao cô không mua thêm để bán? – “Để cho
người khác bán với”. Họ thường nghĩ bán rất sớm (buổi tối khoảng 10 giờ
đã đóng quán, ăn sáng khoảng 8h30 đã hết), thế nên khách từ xa đến khó
tìm mua những thứ hàng tạp hóa hay thú vui sau mười giờ đêm. Điều này
không phải vì không có khách mà đôi khi khách hàng có nhu cầu nhưng họ
19

-





cũng không bán thêm: đèn trong nhà vẫn vẫn sáng, khách ghé mua bảo
không bán nữa, hết giờ rồi, họ thường chỉ bán trong giờ họ quy định hay
trong số lượng hàng đã được quy định…
Nếu chúng ta vào một nhà hàng ở Huế chúng ta sẽ bắt gặp những
người phục vụ lúc nào cũng thong dong, từ tốn dường như không bận tâm
lắm đến sự sốt ruột của khách hàng. Điều này khác hẳn với phong cách phục
vụ của các nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, hay
một số nơi khác – nơi những người phục vụ ở đây luôn tất bật, vội vàng và
rất đon đả với khách.
Chẳng hạn, nếu bạn bước vào hàng ăn ở Huế, bạn sẽ thấy ngồi một
lúc mới có người đến hỏi, thậm chí phải gọi họ mới ra; Nếu gọi cái gì đó lâu
khách nhắc nhở: “Sao lâu thế?”- “Dạ”, “xong chưa em?” – “Dạ rồi” (nhưng
mãi không thấy), “nhanh lên em ơi!”- “Dạ”, “lâu quá tôi đi đây” – “Dạ”
(nhưng vẫn không thấy). Bởi vậy đôi khi khách từ xa về Huế người ta không
khỏi ngỡ ngàng, không hiểu nổi ý nghĩa của từ “dạ”.
Đó cũng phản ánh sự chừng mực của người Huế. Dường như cơ chế
thị trường không ảnh hưởng nhiều đến nét tính cách này của người Huế và
có lẽ chính do nét tính cách như vậy mà người ta ít cảm nhận được sự sôi
động của cơ chế thị trường ở mảnh đất cố đô này.
Dường như vùng đất cố đô đã có sức ảnh hưởng mạnh tới nét tính
cách của người dân nơi đây. Ở Huế có nhiều gia đình sống theo kiểu “Tam
đại đồng đường”, “Tứ đại đồng đường”; nghĩa là ba, bốn thế hệ sống dưới
một mái nhà chung, rất đầm ấm, hòa thuận. Đó là biểu hiện tính mẫu mực
của gia đình truyền thống. Trong gia đình, người Huế sống có trên có dưới,
người nhỏ hơn phải nghe lời người lớn hơn. Biểu hiện rõ nhất là lễ nghi “đi
thưa, về trình”. Nó đã trở thành nếp sống, thành tiềm thức của người Huế.
Vì hạnh phúc gia đình mà người Huế luôn chọn cho mình một cách sống
riêng, người nhỏ hơn thì nhẫn nhịn, người lớn hơn thì mẫu mực, mọi người
luôn nhường nhịn nhau, cố hết sức để giữ cho gia đình hòa thuận, ấm êm.
Giáo dục gia đình rất được người Huế đề cao và thực tế đây là yếu tố quan
trọng nhất trong việc hình thành, phát triển nhân cách của con người nơi
đây. Gần như các lễ nghi, các cách thức sống, ứng xử…của người Huế đều
được giáo dục ngay trong gia đình. Nhờ vậy mà trong giao tiếp, ứng xử
20