Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của o'henry
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XIX văn học Mỹ ghi nhận sự trỗi dậy vượt bậc của một nền văn
học non trẻ mà có thể sánh với bất kì một trung tâm văn học lớn đương đại
nào của thế giới. Các gương mặt tiêu biểu là: Étga Alan Pô, Mác Tuên, Oan
Uytman và nhiều nhà văn lừng danh khác mà sáng tác của họ vắt sang thế kỉ
XX. Trong số những nhà văn chuyển giao thế kỉ ấy, gần gũi và quen thuộc
với nhiều thế hệ, nhiều đối tượng độc giả trên thế giới là Thiơđơ Đraizơ, Giắc
Lânđơn và đặc biệt là O’Henry. Truyện của họ tuy không có được những cách
tân tuyệt mĩ bậc nhất về hình thức nhưng lại tỏ ra có sức hấp dẫn, lôi cuốn bền
lâu lạ thường.
Năm 1919, khi Giải thưởng O’Henry được thành lập thì truyện của ông
được xem là đạt tiêu chuẩn cao nhất của thể loại. Nhiều nhà nghiên cứu đồng
ý là cùng với Étga Pô, Nathanien Hôthon, Bret Hat, O’Henry là một trong bốn
cây đại thụ của truyện ngắn Mỹ.
Cho đến nay, nhiều truyện ngắn của O’Henry vẫn là những mẫu mực
của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước
và những kết thúc bất ngờ. Thiết nghĩ, các nhà văn mới vào nghề sẽ học tập
được từ O’Henry rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Và chắc chắn rất nhiều độc
giả sẽ cảm thấy thích thú khi đặt chân vào lãnh địa văn chương của O’Henry.
Để tiếp cận một tác phẩm văn học, chúng ta phải làm rõ hai bình diện:
tác phẩm đề cập đến cái gì và cách thức nhà văn sử dụng để làm sáng tỏ điều
đó, tức là phải nắm được nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt
với truyện ngắn giai đoạn thế kỉ XIX – XX, việc nghiên cứu tác phẩm từ
phương diện nghệ thuật kể chuyện là cách tiếp cận từ góc độ nghệ thuật học,
thi pháp học. Đây là hướng đi được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Điều
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
1
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
này có ý nghĩa quan trọng đối với người tìm hiểu tác phẩm tự sự, và tất nhiên
không loại trừ truyện ngắn O’Henry.
Nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn chương mục đích cuối cùng là để
xác định và khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Tìm hiểu
nghệ thuật kể chuyện truyện ngắn của O’Henry là tìm hiểu thêm về phong
cách xây dựng thể loại của ông.
Bên cạnh nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghiên cứu nghệ thuật kể
chuyện truyện ngắn O’Henry hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc khám phá
thế giới nghệ thuật của nhà văn, là cách thức hữu ích để mở ra giá trị của tác
phẩm.
Cuối cùng, ta nhận thấy, O’Henry là một trong những tác gia văn học
nước ngoài được nhiều nước trên thế giới lựa chọn đưa vào chương trình
giảng dạy, nghiên cứu. Vì vậy tiếp cận với nghệ thuật kể chuyện truyện ngắn
O’Henry có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, gợi mở cho quá trình
học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên.
Xuất phát từ tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghệ
thuật kể chuyện trong truyện ngắn của O’Henry” để tìm hiểu và nghiên
cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với A.Sêkhốp và G.đơ Môpaxăng, O’Henry là một trong những
bậc thầy của thế giới về truyện ngắn. Anphônsô Smit khẳng định: “Nếu không
có O’Henry thì bức tranh truyện ngắn thế giới bị thiếu đi một mảng lớn”
[2; 244]. Sự nghiệp sáng tác của O’Henry đã ghi mốc son trong tiến trình văn
xuôi nhân loại. Ông đã xây dựng nên những giá trị mẫu mực của truyện ngắn,
nhất là về nghệ thuật kể chuyện, nhờ đó những nhà văn kế tiếp đã có được sự
thừa hưởng và cách tân.
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
2
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Viết về O’Henry, Cacvan Đoren có nhận xét “truyện ngắn của
O’Henry là lời tiên tri của những sáng tạo văn xuôi, là sự thay đổi khuôn hình
nhân vật, tính cách đã được định hình trước đó. Người ta đừng nên giật mình
vì những cái tên mới được đặt cho một điệp viên nhân vật. Có tên hoặc không
có tên, điều đó đã từng tồn tại và đang tồn tại để hoàn thành trong nghệ thuật
những khát vọng hiện thực đã bị đánh bại. Đấy là mục tiêu mạnh mẽ nhất của
O’Henry rực sáng ở những cái kết tràn ngập khắp mọi nơi. Đức tính cực tốt
nơi ông là tài năng tuyển chọn từ những cái cây hiện thực cuộc đời ra bất kể
cái gì có thể thể hiện được thực tiễn cuộc sống qua lăng kính lãng mạn của
tinh thần trác tuyệt này” [4; 44]. Lời nhận xét này đã phát hiện và khẳng định
những nét riêng độc đáo trong truyện ngắn O’Henry, đặc biệt là về nghệ thuật
kể chuyện của ông.
Nói đến O’Henry, các nhà phê bình so sánh ông với Môpaxăng và
nhiều nhà văn có uy tín khác. Ông đã khẳng định và góp phần mở đường cho
truyện ngắn chiếm lĩnh văn đàn Mỹ. Người ta đồng ý với nhau rằng, O’Henry
đã đưa thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới, ông là Môpaxăng của người
Mỹ và hơn cả Môpaxăng ở phương diện sử dụng cái hài trong sáng tạo nghệ
thuật mà “Môpaxăng có mơ cũng không làm được” (H.J.Forman) [2; 242].
Người ta ca ngợi rằng O’Henry “đã mang sinh khí mới vào đời sống truyện
ngắn…là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, bậc thầy của cái nhìn sâu
sắc vào bản chất cuộc sống. Sự kết hợp kĩ thuật tuyệt vời với sự khôn ngoan
khác thường độc đáo với sự hài hước tuyệt mĩ và sức sáng tạo bền vững là
trường hợp hiếm thấy đến mức độc giả bị cuốn hút ngay lập tức, không thể
cưỡng” [2; 237].
Tìm hiểu cuốn “Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại”, ta thấy có
hơn một trang tác giả giành nói về O’Henry. Trong đó có nhận xét: “Các
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
3
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
truyện ngắn của O’Henry đều được xây dựng như vậy, các đoạn kết dường
như lộn trái với những gì đã kể trước đó” [16; 78].
Nói đến nghệ thuật kể chuyện của O’Henry, “Từ điển văn học” có viết:
“Về nghệ thuật, truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một
cốt truyện dàn dựng chu đáo với các tình tiết được sắp xếp khéo léo lôi cuốn
được hứng thú của độc giả. Ông thường sử dụng kiểu đảo lộn tình thế hai lần
một cách đột ngột, bất ngờ” [10; 159].
Đến với cuốn “Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường”
ta thấy trong đó có nhận xét: “Nghệ thuật kể chuyện của ông thường để lại
một ấn tượng duy nhất trên nền một câu chuyện với đột biến hai lần. Điều đó
đã góp phần tạo ra một sự độc đáo trong nghệ thuật truyện ngắn O’Henry”.
[17; 344]. Từ đó có thể thấy được sức hấp dẫn, lôi cuốn của truyện ngắn
O’Henry nhờ nghệ thuật kể chuyện đầy sáng tạo bất ngờ của ông.
Trong cuốn “Tạp chí văn học” số 1 – 2001, Lê Huy Bắc có nhận định
“Mặc dù sáng tác chủ yếu vào đầu thế kỉ XX nhưng truyện ngắn của ông vẫn
mang đậm phong cách hiện thực của những nhà cổ điển” [5, 83]. Điều này
ghi nhận một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện của O’Henry.
Ông xứng đáng là một trong những nhà văn hiện thực bậc nhất thế giới.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy những tài liệu tập trung nhất nói về vấn đề
này là ba cuốn sách do Lê Huy Bắc biên soạn: Lê Huy Bắc (2003) - Văn học
Mĩ – NXB ĐHSP, Lê Huy Bắc (2005) – Lí luận truyện ngắn tác gia và tác
phẩm – NXB ĐHSP, Lê Huy Bắc (2006) – O’Henry và Chiếc lá cuối cùng –
NXB GD. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, nghệ thuật kể chuyện trong
truyện ngắn O’Henry đã được chú ý tìm hiểu và được đề cập đến ở nhiều
trang viết. Tuy nhiên việc nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện truyện ngắn
O’Henry còn chưa mang tính hệ thống và chuyên sâu.
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
4
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Trong phạm vi tài liệu bao quát được, chúng tôi thấy qui mô nghiên
cứu, dung lượng đánh giá về nghệ thuật kể chuyện của O’Henry là chưa lớn,
chưa đủ để thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của ông. Chưa
có một bài viết hay công trình nào lấy điều này làm đối tượng để nghiên cứu
chuyên sâu và có hệ thống.
Mặc dù vậy, những tư liệu, ý kiến kể trên có tác dụng lớn trong việc
định hướng, mở đường cho đề tài của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ những nghiên cứu của mình về nghệ thuật kể chuyện trong
truyện ngắn của O’Henry, bên cạnh những công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về nghệ
thuật kể chuyện truyện ngắn O’Henry. Qua đó, hiểu rõ hơn về phong cách
nghệ thuật của tác giả.
Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác
phẩm, tác gia O’Henry trong nhà trường.
Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Số lượng truyện ngắn O’Henry rất lớn (hơn 300 truyện) nhưng do điều
kiện có hạn, và do khả năng ngôn ngữ, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu 28 tác
phẩm truyện ngắn của O’Henry đã được dịch ra tiếng Việt in trong hai cuốn
“Tuyển truyện ngắn O’Henry (Chiếc lá cuối cùng)” - 2004 – Ngô Vĩnh Viễn
dịch – NXB VH và “Tuyển truyện ngắn O’Henry (Một câu chuyện dở dang)”
– 2005 – Ngô Vĩnh Viễn, Mạnh Chương, Nguyễn Việt Long, Nguyễn Chiến,
Đức Mẫn dịch - NXB Hội nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp so sánh đối chiếu
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
5
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận góp phần hiểu sâu hơn về phong cách văn chương cũng như
các tác phẩm của O’Henry. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị
trí của O’Henry trong nền văn học Mỹ. Đồng thời sẽ giúp người đọc có những
kiến giải sâu sắc về nhà văn này.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có hai chương:
Chương 1: Nghệ thuật kể chuyện vừa cổ điển vừa hiện đại.
Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, sáng tạo.
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
6
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VỪA CỔ ĐIỂN VỪA
HIỆN ĐẠI
Trên văn đàn thế giới, các sáng tác trong thập niên cuối thế kỉ XIX và
thập niên đầu thế kỉ XX thường mang trong mình những dấu hiệu chuyển tiếp
từ cổ điển sang hiện đại. Rất nhiều nhà văn nổi tiếng của Mĩ đạt đến đỉnh cao
trong sự nghiệp sáng tác của mình ở giai đoạn này. Ta có thể kể đến Henry
Jêmx, Thiơđơ Đraizơ, O’Henry, Jăc Lơnđơn…sáng tác của họ vừa mang tính
đúc kết các nguyên lí thẩm mĩ của thế kỉ trước, vừa hé lộ dấu hiệu mới của
văn phong tương lai.
Thật khó có thể tách biệt và xếp các nhà văn sáng tác giữa hai thế kỉ
vào thế kỉ XIX hay XX. Thông thường, các nhà nghiên cứu phân biệt dựa
theo tiêu chí cổ điển và hiện đại. Trong đó, O’Henry, cây bút bậc thầy trong
lĩnh vực truyện ngắn được coi là nhà văn có nghệ thuật kể chuyện vừa cổ điển
vừa hiện đại.
1.1. Nghệ thuật kể chuyện cổ điển
1.1.1 Ngôi kể - Người kể chuyện
Trong nghệ thuật kể chuyện, người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ
nhất và thứ ba. Người kể chuyện chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như
là người trong cuộc đang chứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả các giác quan
của mình. Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất.
Cái gọi là ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức
hoặc đã được ý thức nhưng cố giấu mình đi. Ngôi thứ nhất là hình thức lộ
diện, ngôi thứ ba là ẩn mình đi. Mỗi sự lựa chọn hình thức kể cũng có khả
năng tạo nghĩa nhất định cho trần thuật. Người trần thuật ngôi thứ ba là hình
thức trần thuật cho phép người kể có thể kể tất cả những gì họ biết. Người
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
7
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
trần thuật ngôi thứ nhất xưng tôi là một nhân vật trong truyện, chứng kiến các
sự kiện đứng ra kể.
Đối với O’Henry, cần phải ghi nhận sự linh hoạt trong kĩ thuật tự sự sự
của ông. Khảo sát 28 truyện đã được chọn nghiên cứu, chúng ta thấy:
STT
Tác phẩm
Ngôi thứ
Ngôi thứ
Truyện
1
3
lồng
truyện
1
Một câu chuyện dở dang
2
Những giả định phá sản
x
3
Quả lắc
x
4
Khuôn mặt trông nghiêng kì diệu
5
Một cơn gió dịu
x
6
Một sự giúp đỡ của tình yêu
x
7
Buồng tầng thượng
8
Giép Pitơx nhà thôi miên
9
Bên bị
x
10
Chuyện một tờ báo
x
11
Tiền tài và thần ái tình
x
12
Bị bắt
x
13
Người đánh giá sự thành công
x
14
Chiếc lá cuối cùng
x
15
Sự hoá thân của Jimmy Valentai
x
16
Bánh rán miền Paimiênta
17
Ái tình theo khẩu phần
18
Sự ra mắt ngắn ngủi của Tindy
19
Thứ chân lý của heo
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
x
x
x
x
x
x
x
x
8
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
20
Hai mươi năm sau
x
21
Trái tim và chữ thập
x
22
Món quà của các đạo sĩ
x
23
Tên cớm và bản thánh ca
x
24
Câu chuyện tỉnh lẻ
x
25
Ngày chúng tôi ăn mừng
x
26
Cuốn cẩm nang hạnh phúc
x
27
Hài kịch tò mò
x
28
Pxysê nhà chọc trời
x
Như vậy, chỉ có 7/28 truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất. Điều này
cho thấy dấu vết trần thuật cổ điển ở ông bởi trần thuật ở ngôi thứ ba và hình
thức kể truyện lồng truyện là nét phong cách truyền thống của thế kỉ XIX trở
về trước.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, người kể chuyện là “hình tượng ước
lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu
chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình
tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với chính tác giả
ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là
một người biết một câu chuyện nào đó” [9; 221]. Một tác phẩm có thể có một
hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác
phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp
hoặc lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con
người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh.
Trong truyện ngắn, ngôn ngữ người kể chuyện là bộ phận quan trọng
không thể thiếu được. Nó có tác dụng tích cực trong toàn tác phẩm. “Trong
tiểu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hành
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
9
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, mách cho
người đọc biết rõ cần phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu
những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau hành động của các
nhân vật, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn mô tả thiên
nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn luôn điều khiển họ theo mục
đích của mình, chỉ huy một cách tự do và khéo léo - mặc dù người đọc không
nhận thấy - những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối tương
quan của họ” (Gorki) [10; 38].
Mặc dù sáng tác chủ yếu vào đầu thế kỉ XX nhưng truyện ngắn của
O’Henry vẫn mang đậm phong cách hiện thực của những nhà cổ điển. Người
kể chuyện của ông luôn cố tỏ vẻ khách quan nhưng thực ra là “người kể
chuyện biết tuốt”. Từ phương diện kĩ xảo mà nói, ông là một người kể
chuyện. Cốt truyện của ông ngắn, bố cục đơn giản, phong cách rất độc đáo,
ngòi bút luôn luôn chuyển biến. Ông thường đem ý kiến của mình đưa vào
trong câu chuyện, bình luận về câu chuyện của ông với độc giả. Ông dường
như không đâu không có mặt, không gì không thấy, đồng thời ông báo cáo kết
quả quan sát với độc giả. Ông cho rằng cái thú vị không phải là bản thân ông
mà là nhân vật gặp được trên dọc đường. Sức quan sát của ông rất sâu sắc,
dường như không bỏ sót cái gì, càng giống như biết tất cả mọi bí mật. Nhưng
cái mà ông chú ý, chỉ là hiện tượng thông thường. Ông không muốn dò tìm bí
mật quá sâu kín. Ông là người kể chuyện, cho nên tránh mọi tình tự thâm trầm
và bí ẩn, bởi vì những cái đó không thích hợp với giọng điệu giản dị của ông.
“Chiếc lá cuối cùng” – Hành trình đi từ sự sống đến cái chết của hoạ sĩ
già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống là truyện ngắn tiêu biểu
được trần thuật ở ngôi thứ ba. Người kể chuyện ở đây chính là người kể
chuyện biết tuốt. Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng, nếu không có
một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
10
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những
lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn đã cuốn con người vào vòng quay
bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay
trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội
phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mỹ O’Henry bằng tấm chân tình của
mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa
những người lao động nghèo khổ.
Nếu ở truyện ngắn này, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tức là là một
trong hai nữ hoạ sĩ trẻ kể lại thì câu chuyện sẽ mất đi vẻ khách quan vốn có
của nó. Xiu hay Giônxi có thể vì cảm phục và biết ơn tấm lòng, sự hi sinh cao
cả của cụ Bơmen mà bày tỏ thái độ chủ quan qua lời kể trong tác phẩm. Khi
ấy, điểm nhìn sẽ chỉ được đặt ở một nhân vật đã trải qua toàn bộ câu chuyện
thấm đẫm tình người này và kể lại những cảm xúc của mình. Tuy rằng, truyện
sẽ thật hơn, đáng tin hơn nhưng lại có những điểm hạn chế đáng kể làm mất
đi phần nào sức hấp dẫn của truyện. Trong “Chiếc lá cuối cùng”, O’Henry lựa
chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba để diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim
nhân hậu cao cả. Điểm nhìn được thay đổi linh hoạt qua các nhân vật và lời kể
hoàn toàn mang tính khách quan.
Tình người cao đẹp trước hết được thể hiện ở nhân vật Bơmen và bức
kiệt tác của cụ. Trong tác phẩm, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện
trong một đoạn văn ngắn lúc Xiu xuống nhờ cụ ngồi làm mẫu cho bức tranh
của cô, và cuối cùng cũng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi
hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Với cụ Bơmen cô
độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt trong những năm
tháng tuổi già hiu quạnh. Cụ hiểu tâm trạng Giônxi và nỗi lòng Xiu.
Và…O’Henry không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình.
Cách kể chuyện cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó,
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
11
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
chẳng ai có thể đoán được cụ Bơmen sẽ có những hành động cụ thể nào.
Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giônx và người đọc chợt ngỡ ngàng
hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong tiếng gào thét
dữ dội của gió bão. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm
nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bền bỉ như thế nào thì cụ
Bơmen nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như
vậy? Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa
lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng,
tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già. Nhưng điều quan trọng nhất là
mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được.
Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là
người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Hành động của cụ
cũng được coi là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không
đường nét, không âm thanh…nhưng chan chứa tình người. Người kể chuyện
không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời
nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm lòng
cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.
Cũng như cụ Bơmen, khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là
khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất
một chiếc lá mong manh, lay lắt yếu ớt Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. “Ngày
hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy
chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường” một câu
kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang
dần buông xuống, nhưng đôi mắt vẫn không ngừng theo dõi chiếc lá cuối
cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên nhiên khắc
nghiệt. Người kể chuyện không hề dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng
Xiu khi sang ngày sau nữa, nhưng bạn đọc vẫn có thể hình dung nét mặt tươi
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
12
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
tắn của cô khi Giônxi sắp bình phục. Tiếp đó lại một khoảng thời gian nữa
trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm
chị của Xiu. Khi Giônxi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho
em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu. Nếu Xiu biết trước ý
định của cụ Bơmen thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn sẽ
không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu.
Giônxi là người biết sự thật cuối cùng. Lưỡi hái tử thần chập chờn
trước mặt cô với hình ảnh của những chiếc lá thường xuân nhỏ bé. Người đọc
chợt căng thẳng, hồi hộp mỗi khi Giônxi bảo Xiu kéo mành lên. Sự tuyệt
vọng của Giônxi làm nên nỗi lo sợ trong Xiu và cụ Bơmen, để rồi nỗi lo sợ ấy
lại len vào lòng người đọc. Lần thứ nhất kéo mành lên chỉ còn lại một chiếc
lá, không ai có thể dứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm.
Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giônxi sẽ ra sao?
Phải đến khi đêm đã qua đi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành và niềm
hi vọng được vẽ vịnh Na-plơ của Giônxi lại cùng cháy, người đọc mới có thể
thở phào nhẹ nhõm trước một sự sống mới đang hình thành.
Câu chuyện khép lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giônxi có phản
ứng gì thêm. Biết đâu, mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giônxi được
tiếp thêm sức lực và bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, gian khổ trong
cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng
người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán…
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn nổi tiếng khiến
O’Henry gần gũi hơn với bạn đọc trên thế giới. Bằng nghệ thuật kể chuyện tài
tình, tái hiện truyện qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba – nét nghệ
thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện. O’Henry thực
sự thể hiện tài năng của mình khi xây dựng được người kể chuyện độc đáo,
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
13
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
biết tuốt với lời kể khách quan, khéo léo làm nên sức sống lâu bền của tác
phẩm trong lòng bạn đọc.
Ngôi kể thứ ba cùng với “người kể chuyện biết tuốt” là nét phong cách
tiêu biểu cho dấu ấn cổ điển được ghi nhận trong nghệ thuật kể chuyện của
O’Henry. O’Henry xứng đáng được coi là nhà văn “mang đậm phong cách
hiện thực của những nhà cổ điển.”
1.1.2 Văn phong trong sáng, rành mạch, yêu ghét phân minh
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, văn phong nghĩa rộng là “lề thói
viết văn, mang tính chất trung tính”. Nghĩa hẹp được hiểu là “phong độ viết
văn. Chỉ một cách thức viết văn thể hiện được tác phong của con người” [9;
419].
Nét khu biệt nữa trong phong cách tự sự của O’Henry là ở chỗ văn
phong ông rạch ròi, yêu ghét phân minh, người tốt ra người tốt, kẻ xấu ra kẻ
xấu. Việc tuyệt đối hoá hình tượng ấy khiến tác phẩm dễ đọc và ngôn từ nghệ
thuật khi dừng lại thì ý tưởng cũng hết. Điều này khác xa với cách trần thuật
của các nhà văn hiện đại. Ở W.Fôcknơ, R.Cavơ hay J.Ơpđaikơ…ngôn từ của
họ là dạng ngôn từ chưa hoàn kết. Trong tác phẩm của họ, điểm dừng của
ngôn từ lại là điểm gợi mở của ý tưởng. Mỗi cách trần thuật có sức mạnh
riêng. Tính đa nghĩa ở O’Henry không lớn bằng các nhà hiện đại sáng tác theo
lối mở nhưng sức lay động lòng người ở ông cũng không kém. Ở góc độ này,
ta có thể nói đối tượng nghệ thuật được O’Henry tập trung khắc hoạ là hình
tượng chứ không phải là ngôn từ. Đặc tính này phần nào cũng chung cho các
nhà văn thuộc thế hệ cổ điển. Ngôn từ đối với họ đa phần chỉ là phương tiện
khắc hoạ tính cách.
Truyện “Một sự giúp đỡ của tình yêu” viết về câu chuyện tình yêu đầy
cảm động giữa Giô và Đêlya, khi mà “người ta yêu Nghệ thuật thì không có
việc gì khó”. Nhưng khi “nghệ thuật rũ xuống” thì đôi bạn trẻ gặp phải khó
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
14
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
khăn về tiền bạc. Đêlya sau nhiều ngày đi chào mời học trò đã tìm được việc
làm, đó là dạy nhạc cho cô con gái của đại tướng Pinkin. Giô cũng tỏ ra xuất
sắc không kém khi vẫn đều đặn bán được những bức tranh của mình. Và chỉ
đến khi Giô phát hiện ra rằng bông vụn dùng để băng tay bị bỏng cho Đêlya
chính tay anh tẩm dầu gửi từ buồng máy lên cho cô gái ở tầng trên bị bỏng tay
vì bàn là thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Đúng là, “khi người ta yêu Nghệ thuật thì
không có việc gì khó”. Chẳng có cô con gái đại tướng nào cả, và cũng chẳng
có bức tranh nào được bán đi cả. Đó chỉ là “hai sáng tác của cùng một nghệ
thuật”. Giô làm công việc đốt lò cho xưởng giặt là mà chính Đêlya cũng làm
việc ở đó. Họ hi sinh trong thầm lặng, chỉ mong kiếm được tiền để duy trì
cuộc sống hạnh phúc của cả hai. Giô không muốn Đêlya bỏ học nhạc và
Đêlya thì không muốn Giô từ bỏ nghề vẽ. Họ hi sinh vì nghệ thuật nhưng thực
chất là hi sinh cho nhau, vì “chỉ cần khi người ta yêu thôi là đủ”.
O’Henry đã trực tiếp thể hiện sự tôn trọng và lòng yêu mến đối với
nhân vật của mình. Qua đó, ông ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật cũng như
sức mạnh của tình yêu. Tình yêu chân chính là khi người ta có thể sẵn sàng hi
sinh cho hạnh phúc của nhau.
Truyện “Một sự cải tạo được cứu vãn” là khung cảnh nơi diễn ra sự
tranh chấp âm thầm nhưng mãnh liệt giữa bóng tối và ánh sáng lương tri con
người. Truyện kể về những sự kiện xoay quanh cuộc đời nhân vậy Jimmy
Valentai. Một kẻ phạm tội được trả tự do, nhưng ngay lập tức quay trở về con
đường cũ. Anh ta tiếp tục lấy cắp những khoản tiền lớn ở các nhà băng và dời
đến thị trấn Elmor sinh sống. Tại đây, anh ta trở nên giàu có nhờ mở một cửa
hiệu giày. Và rồi ngài Ralf Spenser mọc lên từ đống tro của Jimmy Valentai.
Cũng tại thị trấn này, anh ta gặp gỡ và yêu Annabel Adams, con gái của ông
chủ nhà băng thành phố. Họ sẽ tổ chức đám cưới sau hai tuần nữa. Nhưng thật
không may, lá thư mà Jimmy gửi cho người bạn của mình là Billi với ý muốn
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
15
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
tặng lại bộ đồ nghề cho bạn đã bị thám tử Ben Praix phát hiện và tìm đến thị
trấn nhỏ ấy bắt Jimmy. Mâu thuẫn truyện được đẩy đến đỉnh điểm ấy là lúc
một đứa bé, con của chị gái Annabel bị kẹt trong hầm két bạc mới do ông
ngoại nó vừa thuê làm với bộ khoá rất tinh vi, hiện đại. Nếu Jimmy ra tay cứu
đứa bé thì cũng có nghĩa anh tự khai thật chân tướng của mình. Điều đó đồng
nghĩa với việc hôn ước bị huỷ bỏ, hạnh phúc của anh không còn, bản thân anh
có thể bị bắt vì những phi vụ làm ăn trước đó. Nhưng sau phút do dự, nghe
theo đề nghị của Annabel, anh bắt tay vào việc phá bỏ khoá. Chỉ mười phút
sau cánh cửa bật tung, tính mạng đứa bé được cứu thoát, Jimmy thanh thản
tiến ra cửa, về phía viên thám tử đang đợi. Nhưng Ben Praix thay vì ra lệnh
bắt anh hay gọi anh là Jimmy thì ông ta gọi “Ngài Spenser” rồi lặng lẽ bỏ đi.
Ta thấy, ngay từ đầu truyện, O’Henry đã hé mở thái độ yêu mến đốí với nhân
vật của mình thông qua cách gọi bằng trường từ ngữ đẹp: Valentai => Jimmy
=> con trai, Jimmy => ngài => chàng rể tương lai của ngài Adams => chàng
thanh niên đẹp trai lịch sự => chàng => ngài Spenser. Hành động của Jimmy
chứng tỏ anh đã hoàn toàn là người lương thiện. Và còn hơn cả lương thiện
nữa khi anh chấp nhận hi sinh hạnh phúc, tự do của mình vì một đứa bé. Hành
động đó đã tác động mạnh đến thám tử Ben Praix. Vì thế, pháp luật và nhà tù
không còn cần thiết nữa. Câu chuyện là cả chuỗi những sự kiện đan lồng vào
nhau hợp lí, lương tâm kêu gọi lương tâm, cao thượng đáp đền cao thượng.
Vẻ đẹp trong tâm hồn con người vì thế mà toả sáng.
Đọc “Hai mươi năm sau”, ta nhận thấy một cuộc gặp gỡ trở lại sau hai
mươi năm xa cách của hai người bạn là Bôp và Jimmy. Nhưng giờ đây,
Jimmy đã trở thành một viên cảnh sát và thật trớ trêu thay, Bôp ngày nào nay
đã là một tên tội phạm. Cuộc gặp gỡ tưởng chừng như phải hoan hỉ sau hai
mươi năm xa cách ấy lại chẳng hề có một cái bắt tay, hay những lời chào
mừng. O’Henry đã không để Bôp và Jimmy cùng nhận ra nhau mà nhân vật
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
16
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
của ông cứ trơ lì, dửng dưng lạnh lùng như thế. Khi nhận ra Bôp chính là tên
tội phạm đang bị truy nã ở Sicagô, Jimmy đã không tự tay bắt bạn mà nhờ đến
một viên cảnh sát mặc thường phục. Mãi đến khi bị bắt, Bôp mới biết được
người cảnh sát đã gặp trước đó chính là bạn mình. Câu chuyện kết thúc khi kẻ
tội phạm cuối cùng cũng bị bắt. Người cảnh sát đã không vì tình riêng mà
quên đi trách nhiệm và bổn phận của mình.
Khác với một số nhà văn tên tuổi khác, điều đặc biệt trong hành văn
của O’Henry đó là ông luôn tỏ thái độ rõ ràng đối với nhân vật của mình.
Cũng vì vậy mà người ta hết lòng ca ngợi O’Henry ở chính văn phong trong
sáng của ông.
1.1.3 Sử dụng nhiều chi tiết, sự kiện
Có nhà nghiên cứu từng nói: nhằm tạo nên mọi thứ dường như thật trên
trang sách thì cần: chớ có sao chép lại nguyên xi chuỗi sự kiện lộn xộn theo
trật tự thời gian của cuộc đời. Sự khôn ngoan trong văn học là tái hiện những
sự kiện được sắp xếp chu đáo và những chuyển đổi được che giấu. Nói như
thế, tức là người phát ngôn đang nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của nghệ
thuật kể chuyện, dàn dựng truyện của mỗi nhà văn.
Yếu tố cổ điển ở O’Henry còn được thể hiện ở việc sử dụng nhiều chi
tiết sự kiện. Truyện của ông đầy ắp các sự kiện, những sự kiện hấp dẫn được
chọn lọc kĩ càng và được dày công sắp xếp, nhằm gây nên hiệu quả thẩm mĩ
cao nhất. O’Henry không có độc thoại nội tâm, con người của ông thiên về
kiểu người hành động. Ông chú trọng miêu tả tên tuổi, ngoại diện. Đây là nét
không thể thiếu với bất kì nhà hiện thực cổ điển nào. “Chỉ vừa trông thấy
Mâymi, tớ đã hiểu ngay là cuộc tổng thống kê dân số đã phạm một sự nhầm
lẫn. Ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ đúng ra chỉ có một cô gái mà thôi! Mô tả nàng
chi tiết thật là khó. Vóc nàng xấp xỉ một thiên thần, nàng có đôi mắt đẹp, lại
còn điệu bộ nữa chứ”. (Ái tình theo khẩu phần)
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
17
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Đối với truyện ngắn, giá trị của tác phẩm được làm nổi bật thông qua
chuỗi các sự kiện. Nếu như Hemingway dẫn dắt truyện theo dòng tâm lí nhân
vật thì O’Henry lại lựa chọn truyền tải theo dòng sự kiện. Cách thức mà ông
sử dụng là kể xâu chuỗi các sự kiện. Đó là cách kể lấy sự kiện làm dấu mốc
quan trọng, giữa các sự kiện có mối quan hệ tác động qua lại. Và đặc biệt,
những sự kiện đắt giá thường được giấu kín ở cuối truyện. Nó nhiều lúc khắc
nghiệt hoặc oái oăm mỉa mai, có lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười để rồi kết
thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá vui sướng,
hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề.
Truyện ngắn O’Henry thường nổi bật với chuỗi các sự kiện logic với
nhau. Thử thống kê sự kiện trong 4 tác phẩm bất kì của ông:
*Truyện 1: Những giả định phá sản
- Sự kiện 1: Ông khách thứ nhất đến gặp luật sư Guts với giả định của
mình. Ông ta xưng tên là Giêxơp - người mà bà Bilinh đang theo đuổi. Ông ta
đề nghị luật sư Guts giải quyết cho bà Bilinh được li dị chồng với cái giá đưa
ra là năm trăm đô la.
- Sự kiện 2: Vị khách thứ hai đến gặp luật sư Guts cũng với giả định
của mình. Bà ta chính là bà Bilinh - người phụ nữ duy nhất trong cuộc tình tay
ba này. Bà ta muốn luật sư Guts giải quyết cho bà ta được li dị chồng với giá
rẻ nhất.
- Sự kiện 3: Vị khách thứ ba đến gặp luật sư Guts mang theo giả định của
mình. Ông ta giới thiệu mình chính là ông Bilinh - người chồng đáng thương
đang bị vợ bỏ và muốn luật sư Guts thuyết phục được bà Bilinh trở lại gia đình
và bỏ mặc con người mà bà ta đang theo đuổi với giá tiền là một nghìn đô la.
- Sự kiện 4: Luật sư Guts gặp riêng vị khách thứ nhất. Đưa ra cái giá
cho việc giải quyết yêu cầu của ông ta là 1200 => 1500 đô la. Nhưng ông ta
không đồng ý và ra về.
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
18
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
- Sự kiện 5: Luật sư Guts gặp riêng vị khách thứ ba. Thông báo cho ông
ta biết rằng bà Bilinh đang ở đó và ông ta có thể gặp bà ta ngay lập tức. Vị
khách bỗng giật nẩy mình, kêu lên một cách gay gắt: “Con mụ ấy ở đây à?
Tôi tưởng đã bỏ nó rớt lại đằng sau cách đây bốn mươi dặm rồi kia mà.” rồi
chạy trốn qua cửa sổ. Luật sư Guts thấy mọi giấy tờ trong cặp của ông ta đều
gửi cho “ngài Henry K.Giêxơp”.
Kết thúc câu chuyện đột ngột bất ngờ, bạn đọc đang ngạc nhiên bỗng
mỉm cười thích thú khi xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau và chân tướng sự
việc đã được lật tẩy. Vị khách tự xưng là chồng bà Bilinh lại chính là ngài
Giêxơp còn vị khách nhận mình là Giêxơp lại là ông Bilinh. Đằng sau giả
định của mỗi người là những toan tính, những mưu đồ cá nhân trong cuộc tình
tay ba. Ông Bilinh là người chồng muốn li dị vợ. Bà Bilinh muốn li dị chồng
để chạy theo người tình. Còn Giêxơp – tình nhân của bà Bilinh lại muốn chạy
trốn khỏi bà ta. Kết thúc câu chuyện, khi mọi việc đã được làm sáng rõ, luật
sư Guts cũng phải nhận định: “việc này hết đường xoay sở rồi”
*Truyện 2: Chuyện một tờ báo
- Sự kiện 1: Lúc tám giờ, một thanh niên mua một tờ báo. Tới góc phố,
tờ báo rơi khỏi túi anh ta. Tám rưỡi, anh ta quay lại chỗ tờ báo nằm lăn lóc
trên mặt đất nhưng quên đi cái anh ta quay lại tìm kiếm mà niềm vui sướng
rộn lên trong lòng khi nắm lấy hai bàn tay nhỏ nhắn của cô gái có mẩu tin
đăng trên báo.
- Sự kiện 2: Một cơn gió mạnh từ phía tây xô tới, hất tờ báo khỏi vỉa
hè, mở tung nó ra và bốc nó lên bay lộn trên không xuống phố bên. Cơn gió
đùa nhả bùng lên, ập tờ báo đang bay vào mặt chú ngựa hồng bất kham của
chàng thanh niên đã viết thư cho biên tập viên của mục “tâm tình” hỏi xin
công thức để chinh phục cô gái mà anh ta mê say. Anh ta ngã ngựa, bất tỉnh
và được một người phụ nữ tự nguyện chăm sóc.
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
19
Trêng §HSP Hµ Néi 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
- Sự kiện 3: Viên cảnh sát Ô Brai bắt lấy tờ báo như đó là một nhân
viên nguy hiểm cho giao thông. Hắn gấp tờ báo lại, vui vẻ giúi nó vào nách
cho chú bé đi ngang qua.
- Sự kiện 4: Chú bé tên Giôny mang tờ báo về nhà. Chị cậu ta là Glađi
đã viết thư cho biên tập viên của trang sắc đẹp để hỏi về phương thuốc nhiệm
màu có thể thực hiện được về sắc đẹp. Khi cô ta ra ngoài, bên trong váy cô
dính hai mảnh giấy báo của cậu em mang về. Khi cô đi, tiếng sột soạt nghe y
như tiếng sột soạt của đồ thiệt.
- Sự kiện 5: Bố của Glađi và Giôny – tay cầm đầu nghiệp đoàn, không
trông thấy bài xã thuyết trên báo mà bắt gặp một trò đố khéo léo, có bề ngoài
lừa dối thường vẫn làm say mê cả kẻ ngây ngô lẫn người khôn ngoan. Ba giờ
sau, các thủ lĩnh khác tuyên bố hoà giải, tránh được cuộc đình công với những
hậu quả nguy hiểm của nó.
- Sự kiện 6: Giôny đi học về, bỏ những cột báo đã xé rời ra khỏi bên
trong quần áo, nơi chúng được phân bố khéo léo để chống lại các hình phạt.
Trên báo vừa đăng một bài xã thuyết chống lại việc đánh đập để trừng phạt.
Xoay quanh một tờ báo là hàng loạt những sự kiện mà “sau chuyện
này, ai còn dám hoài nghi sức mạnh của báo chí?”. Mới đọc qua, ta thấy có vẻ
buồn cười do những tác dụng của tờ báo mang lại cho mọi người. Một loạt
những sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng suy ngẫm kĩ hơn, thì ẩn sau đó là cả
một tiếng nói phê phán thực trạng xã hội. Báo chí đang được bạn đọc đón
nhận và sử dụng không đúng với mục đích vốn có của nó. Thậm chí nó chẳng
được ai quan tâm, chú ý tới nội dung mà nó truyền tải. Qua đó, nhà văn lên án
sự vô trách nhiệm, thái độ thờ ơ của những người làm báo cũng như của
những người đón nhận.
*Truyện 3: Bị bắt
Nh©m ThÞ Thanh Mai – K32D – Ng÷ V¨n
20