Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn công hoan

  • pdf
  • 109 trang
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

NGÔ THANH HIỀN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

ĐỀ TÀI:

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn: PGS. TS Lý Hoài Thu

Hà Nội – 2012

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Công Hoan là một trong số những nhà văn đặt nền móng cho nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng
xuất sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất hiện trên văn đàn từ “buổi bình minh của
văn xuôi viết bằng quốc ngữ”(1923) tỏa sáng rực rỡ vào những năm 30 cho đến khi
từ giã cõi đời, Nguyễn Công Hoan đã có gần 60 năm cầm bút và để lại một sự
nghiệp văn học đồ sộ bao gồm hơn 200 truyện ngắn và khoảng 30 truyện dài, truyện
vừa, trong đó có những tác phẩm trở thành tài sản quý báu của văn chương thế kỷ.
“Toàn bộ tác phẩm của ông có giá trị như bộ bách khoa toàn thư sống động về một
xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc”[20]. Tuy nhiên, nói đến tài năng và phong cách
Nguyễn Công Hoan, trước hết người ta nhớ đến ông như nhớ đến một nhà viết
truyện ngắn đặc sắc.
1.2. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định ông là bậc thầy của truyện ngắn trào
phúng. Nhiều tác phẩm đã được xếp vào loại “cổ điển” trong nền văn xuôi hiện thực
trước cách mạng, được in lại nhiều lần trong nước và được chọn dịch giới thiệu ra
nhiều nước, nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Bugari, Hungari... Nhà
nghiên cứu Niculin nhận xét xác đáng rằng: “Chính trong loại truyện ngắn trào
phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ” và cũng chỉ
trong loại truyện ngắn trào phúng, phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Hoan mới
được bộc lộ rõ nhất [41]
Đi vào thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta có cảm giác như bước
vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về cảnh ngộ, những con
người đang múa may khóc cười trong xã hội cũ. Truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan sinh động, hấp dẫn là vì tác giả luôn thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay
đổi màu sắc và cung bậc tình cảm.
Các tác giả Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long...trong Giáo trình văn học
Việt Nam hiện đại tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010 đã cho rằng: “Tài
nghệ trào phúng của Nguyễn Công Hoan thể hiện nổi bật nhất ở nghệ thuật dựng

3

truyện linh hoạt, cách tổ chức cốt truyện và cách kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn. Ông
là một trong số những nhà văn kể chuyện tài ba nhất thế kỷ XX.”[60, tr.125]
Nhà văn Tô Hoài đã nhận xét: “Nếu ta nhẩm từ hồi mà lời văn bổng trầm khóc
đứng khóc ngồi đến kỳ văn chương sạch sẽ kiểu Tự lực văn đoàn thì lực lưỡng như
một tay đô vật không có địch thủ, từ kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn truyện dài
Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ, vượt
qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng tháng Tám”[19]. Bởi vậy, lựa chọn đề tài
“Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” chúng tôi muốn đặt
truyện ngắn của ông dưới góc nhìn của tự sự học để khám phá những đặc sắc trong
nghệ thuật trần thuật của tác giả, qua đó phát hiện những giá trị nội dung tư tưởng
được mã hóa trong đó.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Hoan có một vị trí vững vàng, đầy vinh dự trong lịch sử văn học
dân tộc. Ông là nhà văn có đóng góp quan trọng trong việc mở đường và phát triển
thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng, đưa nó tới một tầm
cao mà cho tới nay chưa có cây bút nào sánh nổi. Bởi vậy, bắt tay vào nghiên cứu
đề tài này chúng tôi nhận thấy đây không phải là công việc bắt đầu trên mảnh đất
trống. Đã có hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu cùng những chuyên luận khoa học
trong và ngoài nước lấy truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan làm đối tượng tìm
hiểu.
Cùng với vấn đề Nguyễn Công Hoan, có thể chia lịch sử nghiên cứu về nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua hai giai đoạn:
2.1.Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám - 1945
Đây là thời kỳ việc nghiên cứu phê bình văn học diễn ra gần như song hành với
hoạt động sáng tác của nhà văn. Khi việc tiếp nhận tác phẩm và phê bình văn học
cùng diễn ra một lúc tức là “độ lùi thời gian” còn rất ngắn ngủi thì việc xuất hiện
nhiều ý kiến đánh giá khác nhau là một điều tất yếu. Tuy vậy, chính tính chất “đồng
hành- đối thoại” trong đời sống văn học thời kỳ này cũng mang lại nhiều kết quả
đáng chú ý. Đa số các nhà nghiên cứu đều nhận thấy ở Nguyễn Công Hoan là nhà

4

văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Từ phương diện nghệ
thuật, họ đã có những đánh giá ban đầu về nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Công
Hoan.
Tác giả Trúc Hà với bài “Một ngòi bút mới: ông Nguyễn Công Hoan” (Đăng
trên Nam phong -1932) đã tỏ ra khá nhạy bén khi nhận ra giọng văn mới mẻ đầy
chất hài hước của Nguyễn Công Hoan. Theo đó người viết nhận xét về văn xuôi
Nguyễn Công Hoan: “ Không réo rắt như một cung đàn, không nhẹ nhàng như một
bài thơ, không man mác như gió thổi mặt nước” giống các nhà văn, nhà thơ lúc
bấy giờ mà “Văn ông Hoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh
và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu
hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị.”[12]
Tháng 6 năm 1935, ngay sau khi tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời (1935), rất
nhiều nhà phê bình đã lên tiếng khen ngợi nội dung tiến bộ và nghệ thuật đặc sắc
của tập truyện. Đặc biệt cuộc bút chiến giữa hai phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và
“Nghệ thuật vị nhân sinh” vừa dịu xuống lại nhân sự ra đời của tập truyện này mà
bùng lên. Hải Triều đã vui mừng chào đón chứng cứ đích xác cho trào lưu nghệ
thuật vị nhân sinh cũng như nhận ra ý nghĩa và tác dụng xã hội của tiếng cười trong
nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Trong bài “Kép Tư bền một tác
phẩm thuộc về trào lưu nghệ thuật vị nhân sinh ở nước ta” đăng trên Tiểu thuyết
thứ bảy, số 62, Hải Triều viết: “Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí
hởn, ngộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công
Hoan là nhà kể chuyện rất thiệt và rất có duyên.”[61]
Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” thì cho rằng: “Nguyễn Công
Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài (....). Ở truyện ngắn ông tỏ ra một
người kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông kinh động lại có
nhiều cái bất ngờ làm cho người đọc khoái chí vô cùng[44, tr.59]. Tác giả ca ngợi “
Trong luôn mười năm nay ngòi bút tả chân của ông vẫn giữ nguyên tính chất tả
chân và lời văn của ông vẫn nguyên một lối văn bình dị”.

5

Tác giả Thiếu Sơn trong bài Phê bình Kép Tư Bền (đăng trên báo Sống, ngày
3-7-1935) đã đánh giá về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan: “ Văn ông
Hoan vừa vui vừa hoạt, bao giờ cũng có giọng khôi hài dễ dãi với cái cách trào
phúng sâu cay....Cái sắc của ông Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái xung
quanh mình, biết kiểm tra những chuyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ
ngộ nghĩnh thần tình, biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu
thành những tấn bi hài kịch”[15, tr.267].
Như vậy, ở giai đoạn này có thể thấy các nhà nghiên cứu đã bước đầu chú ý đến
nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan để tạo nên sự hấp dẫn, thu hút độc
giả. Tuy nhiên, phần đông các nhà nghiên cứu mới chú ý đến cách tiếp cận xã hội
học và đánh giá cao ý nghĩa xã hội của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
2.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám-1945.
Sau Cách mạng, nghiên cứu phê bình văn học có một bước phát triển mới, các
nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến hướng tiếp cận văn học mà bắt đầu chú ý
nhiều đến cách tiếp cận theo phong cách học và thi pháp học. Bởi vậy, tài năng văn
học của Nguyễn Công Hoan càng được đánh giá toàn diện và xác đáng hơn.
Từ năm 1962, N. I. Niculin, giáo sư tiến sĩ người Nga nghiên cứu và dịch nhiều
về văn học Việt Nam cho rằng có thể tìm thấy ở Nguyễn Công Hoan “Những trang
đẹp nhất của văn xuôi hiện nay”.[42].
Đến năm 1973, khi xuất bản tập truyện dịch Đồng hào có ma (NXB Văn học,
Mát-xco-va,1973), N. I. Niculin lại giới thiệu và đánh giá những truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan viết trước Cách mạng là “đầy sức thể hiện, tái tạo bức tranh
xác thực về cuộc sống của nước Việt Nam thuộc địa phong kiến” và “văn châm
biếm của Nguyễn Công Hoan là vũ khí của cái thiện”.[41]
Tại Hội nghị văn học so sánh thế giới năm 1976, Jan Mucka khi so sánh
“Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sêkhốp” đã chỉ ra
một vài đặc điểm nghệ thuật tự sự của Nguyễn Công Hoan và nhận thấy “trong khi
miêu tả, Nguyễn Công Hoan dựa trên tính năng động của đối thoại và những tình
cảm bên trong hơn là dựa vào môi trường xung quanh”. Về cách dẫn dắt mạch

6

truyện là “bằng vai trò trung gian có điều kiện của người kể chuyện (ngôi thứ ba) là
hình thức tường thuật chủ quan hoàn chỉnh bằng một sự đánh giá trực tiếp đối với
biến cố”. Tác giả đi đến kết luận “Trong những năm 30 ở thế kỷ này, Nguyễn Công
Hoan đã đưa vào Văn học Việt Nam một cách không theo truyền thống một thể loại
truyện ngắn mang tính chất xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm”.[15, tr.160]
Vẫn tác giả Vũ Ngọc Phan trong mạch bài nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan:
“Nguyễn Công Hoan và những truyện ngắn của anh” trên tạp chí Tác phẩm mới,
số 24, tháng 3-4 năm 1973 đã kết luận: “Tôi nhận thấy chỉ riêng những truyện ngắn
của anh viết trong giai đoạn 1930-1945 cũng đủ đưa anh tới đỉnh cao của nghệ
thuật”.[45]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra nhận định chính xác và sâu sắc
về tiếng cười của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng: “Phong cách
Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm, kín đáo. Ông thích bốp chát,
đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì
thế, thường là những đòn đơn giản mà ác liệt(....). Nguyễn Công Hoan là một nhà
văn kể chuyện có duyên, có sức hấp dẫn, đối thoại kịch tính, giọng kể chuyện biến
hóa, tài vẽ hình vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, lối ví von
so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm ..... Nhưng về đại thể, bí quyết chủ
yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài
hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật đột ngột, bất ngờ”.[36, tr.201]
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 xuất bản năm 1983, nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ cũng đánh giá cao nghệ thuật viết truyện ngắn khá điêu luyện của
Nguyễn Công Hoan: “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sinh động hấp dẫn là vì tác
giả luôn luôn thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình
cảm... Nguyễn Công Hoan là người biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi cấu
trúc hình thức rất linh hoạt”[3, tr.36]
Nguyễn Hoành Khung viết trong lời giới thiệu “Truyện ngắn Việt Nam 19301945”, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1990 khẳng định Nguyễn Công Hoan là “một
bậc thầy trong truyện ngắn trước hết là truyện ngắn trào phúng”, “truyện ngắn

7

trào phúng Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có đến hai lần trong văn
học Việt Nam....”[27]
Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong Truyện ngắn Việt Nam- Lịch Sử- Thi
pháp- Chân dung đã khẳng định vị trí và những đóng góp của ông với văn học :
“Đối với truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã góp phần quan trọng hiện đại hóa thể
loại này trong tiến trình phát triển chung của nó hồi đầu thế kỷ. Rời xa dần lối kể
chuyện chịu chi phối của chủ nghĩa quy phạm cổ điển, của ngôn ngữ ước lệ khoa
trương hoặc khuôn sáo biền ngẫu, đồng thời kiến tạo nên một phong cách tự sự đặc
biệt đầy hấp dẫn, kịch tính, Nguyễn Công Hoan đã mang lại cho truyện ngắn Việt
Nam một sức sống mới”[59, tr.489]
Tác giả Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết và công phu hơn cả
trong việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Bà đã có một loạt bài viết,
công trình nghiên cứu (khoảng hai mươi bài) về cuộc đời, sự nghiệp đặc biệt là
nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như: “Nghệ thuật trào phúng
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”; “Nghệ thuật viết truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan”; “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”.... Tác giả đã
cho rằng: “Nguyễn Công Hoan cũng rất lưu tâm đến việc tìm cho truyện một hình
thức thích hợp. Tùy loại truyện vui, buồn, căm giận mà ông trình bày bằng những
cách khác nhau. Ngòi bút Nguyễn Công Hoan khá thành thạo, biết vận dụng uyển
chuyển: Khi thì tác giả đứng ra kể chuyện (...) có lúc lại dùng toàn thư tạo thành
truyện”[6], “Chỉ với những truyện ngắn trào phúng cũng đủ xác nhận một sức sáng
tạo to lớn tuyệt vời ở Nguyễn Công Hoan. Đọc lại tác phẩm của ông, không những
chúng ta thấy hàng loạt bức tranh nhiều màu vẻ của xã hội thực dân nửa phong
kiến ngàn đời đáng nguyền rủa, mà còn có dịp hiểu thêm cách nhìn, cách sử dụng
tiếng cười của nhà văn, như chính ông nói “Đau thương mà phải cười thì đau
thương thấm thía, ăn ngọt vào trong người”[13].
Lê Thị Đức Hạnh cũng đã giới thiệu và tuyển chọn gần như đầy đủ nhất những
công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan từ trước đến nay tập hợp lại trong
cuốn Nguyễn Công Hoan, về tác gia và tác phẩm. Cuốn sách trở thành tài liệu qúy

8

cho bất cứ ai muốn nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tìm hiểu những sáng tác của
Nguyễn Công Hoan.
Một tác giả khác cũng rất quan tâm đến truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là
Nguyễn Thanh Tú với nhóm bài “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan”,
“Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn”, “Kịch hóa
trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”....Tác giả khẳng định: “Truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan đã đem lại tiếng cười bằng một hình thức nghệ thuật mới:
kịch hoá trần thuật. Đây có thể xem là một yếu tố đổi mới trần thuật, làm phong
phú loại hình kể chuyện, làm giàu cho nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam ở
thế kỷ này”[62]. Năm 1996, trong luận án Tiến sĩ Từ quan niệm nghệ thuật đến
nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, từ góc độ
thi pháp học, Nguyễn Thanh Tú nghiên cứu tiếng cười của Nguyễn Công Hoan như
một chỉnh thể nghệ thuật, bắt đầu từ cái nhìn nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về
cuộc đời và con người, để từ đó nghiên cứu các hình thức biểu hiện: cốt truyện, kết
cấu, trần thuật, lời văn...
Như vậy, trước cách mạng việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan còn nặng về
ý nghĩa xã hội của tiếng cười, vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn mới
được coi như một khía cạnh góp phần tạo nên sự thành công trong phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Công Hoan.
Sau Cách mạng, việc tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã bắt đầu được
xem xét từ các vấn đề lý thuyết nghiên cứu văn học trong lý luận phê bình phương
Tây đặc biệt là thi pháp học, cấu trúc học và đã có những kết luận bước đầu liên
quan đến nghệ thuật trần thuật như về người kể chuyện, nghệ thuật cấu trúc tác
phẩm, về không gian, thời gian hay ngôn từ, giọng điệu..
Tuy nhiên, đi vào nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan một cách độc lập, riêng rẽ thì chưa có một công trình khoa học nào
tương xứng với vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chúng tôi cho rằng
đây là một đề tài hay và hấp dẫn. Kế thừa ý kiến của những người đi trước, coi đó là
những tiền đề quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong

9

truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thông qua các tác phẩm tiêu biểu trước 1945. Hy
vọng luận văn sẽ có ít nhiều đóng góp để hiểu sâu sắc hơn một nhà văn lớn của văn
học hiện đại thế kỷ XX.
3. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài, từ góc nhìn nghệ thuật trần thuật chúng tôi muốn xác định
phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước 1945, đồng thời khẳng định
những đóng góp của Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Mặt khác người viết cũng cố gắng tìm cách tiếp cận mới, khai thác những bình
diện mới trong nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan để góp phần vào
công việc giảng dạy tốt hơn nữa tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà
trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thực hiện đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”
chúng tôi tập trung xem xét các tài liệu, các vấn đề cơ bản sau:
- Trang bị hiểu biết về lí thuyết chung thuộc phạm trù tự sự và trần thuật trong
sáng tác văn học.
- Vận dụng lí thuyết đó khảo sát, phân tích, tìm ra đặc sắc trong nghệ thuật trần
thuật ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước 1945 .
- Khẳng định một cách khoa học về phong cách nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nguyễn Công Hoan.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1.Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài đã chọn, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu nghệ thuật trần thuật gồm
một số phương diện cơ bản như điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu trần
thuật .
5.2.Phạm vi nghiên cứu:
Nguyễn Công Hoan sáng tác cả hai lĩnh vực tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy
nhiên trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu
ở thể loại truyện ngắn.

10

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát ở mảng truyện ngắn
trước 1945 của Nguyễn Công Hoan, chủ yếu là các tác phẩm:
-Nguyễn Công Hoan toàn tập (Tập I; tập II; truyện ngắn ), Nxb Văn học,
Hà Nội, 2003.
Khi cần thiết chúng tôi sẽ có cái nhìn tổng quát với toàn bộ truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan và liên hệ, so sánh với các truyện ngắn của một số nhà văn khác.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng đồng bộ một số phương pháp sau:
6.1.Phương pháp lịch sử- xã hội
Văn học là bức tranh sinh động nhất về đời sống xã hội. Văn học hiện thực phê
phán 1930-1945 nói chung và truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nói riêng mang
hơi thở chung của xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Sử dụng
phương pháp lịch sử- xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ sở thực tiễn và
nguyên nhân sáng tác nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
6.2. Phương pháp loại hình
Đây là một phương pháp chủ đạo trong việc thực hiện đề tài bởi truyện ngắn
thuộc loại hình tự sự nên có những đặc trưng riêng của loại hình.
6.3. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp xem xét nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan với tư cách là một yếu tố hữu cơ của một cấu trúc chỉnh thể trong mối
quan hệ với các yếu tố khác.
6.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu khám phá các phương diện của nghệ
thuật trần thuật trong các tác phẩm cụ thể.
6.5. Phương pháp thống kê- phân loại
Phương pháp thống kê- phân loại sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu, phân loại truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan theo từng phương diện của nghệ thuật trần thuật.
6.6. Phương pháp so sánh- đối chiếu

11

Việc sử dụng phương pháp so sánh (lịch đại- đồng đại) giúp chúng tôi có điều
kiện so sánh đặc sắc của nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
so với truyện ngắn của các tác giả cùng thời.
6.7. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn
thi pháp.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài:
-Ý nghĩa khoa học: Thông qua các vấn đề lý luận về nghệ thuật tự sự và trần thuật,
đề tài đi sâu tìm hiểu đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan về nghệ thuật trần
thuật từ đó chỉ ra đóng góp của nhà văn trong thể loại truyện ngắn, khẳng định vị trí
của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
-Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và
giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói riêng trong nhà trường.
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn
gồm các chương như sau:
Chương 1: Khái lược chung về nghệ thuật trần thuật và vị trí của Nguyễn Công
Hoan trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan

12

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Khái lược chung về nghệ thuật trần thuật và vị trí của Nguyễn
Công Hoan trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1 Khái lược chung về nghệ thuật trần thuật
1.1.1.Trần thuật học trong mối quan hệ với Tự sự học
“Tự sự học” là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học lấy nghệ
thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp là lĩnh
vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu. Tự sự đã xuất hiện từ rất lâu
như Roland Barthes nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người thì đã có tự sự”. GS.
TS Trần Đình Sử cho rằng: “Lý thuyết tự sự có thể coi như một bộ phận không thể
thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của
Thomas Kunh, thì đó là bộ phận cấu thành của hệ hình lý luận hiện đại”[54]. Xung
quanh vấn đề này còn nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Trong phạm vi vấn đề
đã đưa ra, chúng tôi xin điểm qua một vài quan điểm tiêu biểu.
Tên gọi “tự sự học” –Narratology, Narraatologic vốn do nhà nghiên cứu Pháp
gốc Bungary T.Todorov đề xuất năm 1969 trong sách ngữ pháp “Câu chuyện mười
ngày”. Cùng với sự phát triển của văn học và nghiên cứu phê bình văn học ngày
nay tự sự không còn được hiểu đơn giản là việc kể chuyện mà là một phương pháp
không thể thiếu nhằm giải thích, lý giải quá khứ với những nguyên lý riêng.
J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mỹ có nói (1938): “Tự sự là cách để ta đưa các sự
việc vào một trật tự và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo
nghĩa cho sự kiện, biến cố”.[54, tr.12].
Jonathan Culler (1998) cũng khẳng định: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con
người hiểu biết sự vật”.[54, tr.12]. Như vậy muốn hiểu biết một sự vật nào thì
người ta kể câu chuyện về sự vật đó. Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một
cách truyền đạt thông tin là quá trình phát ra đơn phương trong giao tiếp; văn bản tự

13

sự là cụm thông tin được đưa ra và nó có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con
đường.
Lý thuyết tự sự hiện đại trước hết cho người ta thấy người trần thuật đã can dự
vào tiến trình tự sự như thế nào từ hình thức đến bình luận. Nó còn chỉ ra kết cấu
của các tầng bậc trần thuật mà người trần thuật ở bậc càng cao thì càng xuất hiện
sau và nhiệm vụ của nó là cung cấp, giới thiệu người trần thuật ở bậc thấp, phân biệt
người trần thuật chính, người trần thuật phụ. Cùng với đó, lý thuyết tự sự cũng cho
thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, dừng
lặp nhằm đổi thay tính liên tục của sự kiện. Từ đó nó giúp quan sát cụ thể cơ chế
nghệ thuật của tự sự. Mặt khác lý thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra vấn đề góc nhìn
với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật. Tự sự học hiện đại cũng
nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó, đồng thời cũng
tiếp tục nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt
truyện.
Nghiên cứu tự sự học có một ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn. Tự sự học giúp hiểu
rõ mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật do đó mở ra khả năng nghiên
cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học. Nó sẽ cho ta thấy không chỉ là kỹ
thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn mà còn cả truyền thống văn hóa ẩn sau
đó. Vì vậy, ta sẽ thấy ưu điểm và chỗ yếu của các truyền thống văn học để nhìn lại
các vấn đề văn học sử dân tộc một cách chính xác và sâu sắc.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta đã chiếm lĩnh được những vấn
đề cơ bản của phân môn tự sự học. Nó đã trở thành một làn sóng, một khuynh
hướng nghiên cứu trong các trường đại học. Hội thảo Tự sự học năm 2001 tại Đại
học sư phạm Hà Nội và việc xuất bản tập công trình tuyển chọn Tự sự học, một số
vấn đề lý luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên) đã đánh dấu một bước khởi đầu
mới trong nghiên cứu tự sự học tại Việt Nam.
Năm 2007, tiếp tục hội thảo về tự sự học, Giáo sư Trần Đình Sử đã tuyển chọn
và cho ra đời công trình Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử- phần 2,
khẳng định vị trí của tự sự học. Nhờ đó nhiều công trình khoa học đã mang lại

14

những kết quả bất ngờ nhờ vận dụng lý thuyết tự sự vào việc nghiên cứu các hiện
tượng văn học cụ thể.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng tự sự học “vốn là một nhánh của thi
pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự
và các vấn đề có liên quan, hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật
trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc”. [54]. Tác giả phân biệt “cấu
trúc lời văn và cấu trúc sự kiện” từ đó phân biệt giữa “kể cái gì” và “kể như thế
nào” để làm nổi bật vai trò của chủ thể trần thuật.
Như vậy, vấn đề tự sự học đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước ở những giai đoạn khác nhau. Có thể nhận thấy rằng nghệ thuật trần
thuật là một trong những vấn đề cơ bản, cốt lõi, nổi bật của lý thuyết tự sự. Nghiên
cứu tự sự học không thể tách rời trần thuật học bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc
nhận ra phong cách nhà văn cũng như đi sâu tìm hiểu tính hệ thống của chỉnh thể
tác phầm văn học.
1.1.2. Khái niệm trần thuật
Như đã trình bày ở trên, trần thuật học là hạt nhân cơ bản của tự sự học, bởi vậy
ngay từ đầu thế kỷ XX, trần thuật đã là một vấn đề lý thuyết tự sự thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trên thế giới. Từ đó đến nay lý luận trần
thuật đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Có thể dẫn ra những nghiên cứu tự
sự của các nhà hình thức Nga (V.Propp, V.Shklovski, Eikhenbaum) hay loại hình
học về kỹ thuật trần thuật Anh Mĩ do N. Friedman tu chỉnh ( P. Lubbock khởi thảo);
nguyên tắc đối thoại của M. Bakhtin; các quan niệm của nhà cấu trúc người Czech
Z.Doleze; các học giả Nga Ju. Lotman và B.Uspenski; các nghiên cứu về loại hình
trần thuật của các học giả Đức (E.Leibfried, W. Furger, K.. Friedman...); các nhà
giải cấu trúc Mỹ J.H.Miller...
Theo sự phát triển chung của nghiên cứu văn học trên thế giới, ở nước ta trần
thuật cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều quan
niệm, định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi

15

xin phép chỉ dẫn ra một số định nghĩa mà chúng tôi cho là quen thuộc và tiêu biểu
được nhiều người quan tâm hơn cả.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật được coi “là phương diện
cơ bản của phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất
định”.[16, tr.364]
Tác giả Lại Nguyên Ân trong bài “ Việc mở ra môn trần thuật học trong
ngành nghiên cứu văn học ở Việc Nam” lại viết: “Trần thuật (narration) trỏ
phương thức nghệ thuật đặc trưng trong tác phẩm thuộc văn học tự sự (tương tự,
trầm tư/ meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc trưng cho văn
học kịch)”,“Thực chất của hoạt động trần thuật là kể, là thuật, là cái được kể, được
thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện” [54, tr.147].
Trong Giáo trình lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) tác giả nêu “Trần
thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Trần
thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện nhân vật theo một trình tự nhất
định”[56, tr.59 ].
Như vậy có thể thấy khái niệm trần thuật được sử dụng tương đồng với khái
niệm kể chuyện và chúng đều là những cách dịch, cách hiểu khác nhau của từ
“narrative’ trong tiếng Anh. Khái niệm này luôn gắn bó với loại hình tự sự và được
nhắc nhiều khi nghiên cứu tự sự.
J.Lintvelt khi bàn về kể chuyện lại cho rằng: “Kể - là một hành vi trần thuật,
và theo nghĩa rộng là cả một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật
(narrateur) và người nghe kể ( narrataire)[54, tr.154].
F.M. Forstes nhận định: “Kể chuyện là cách kết hợp những đơn vị ngôn ngữ
thành những cấu trúc lớn hơn và trên thực tế mọi việc sử dụng ngôn ngữ thì đều
liên quan đến hoặc kéo theo cảm giác về thời gian chiều hướng hành động”.[17,
tr.67].
Do đó có thể nhận thấy trần thuật là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm. Qua việc tìm hiểu những quan niệm trên chúng tôi

16

thấy rằng: Trần thuật trước hết là một phương thức nghệ thuật đặc thù trong các tác
phẩm thuộc thể loại văn học tự sự, thực chất của trần thuật là việc kể lại, thuật lại
những sự việc, con người, hoàn cảnh....theo một trình tự nhất định dưới một cái
nhìn nào đó. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp chúng ta có cơ sở để khẳng định
giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của nhà văn
vào diễn trình tự sự của đời sống văn học.
1.1.3. Các phương diện cơ bản của trần thuật học.
Như đã trình bày ở trên, trần thuật là vấn đề lý luận thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Vì thế các yếu tố cấu trúc của nó cũng không ngừng được
tìm hiểu và khám phá.
Đề cập đến các yếu tố của trần thuật trong cuốn Bàn về văn học, M.Gorki đã
chỉ ra rằng “Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người được tác giả miêu tả
đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở cạnh họ, mách cho
người đọc biết rõ phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý
nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành động của các nhân vật
được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên,
trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích
của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi khéo léo, mặc dù người đọc không
nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối tương quan
của họ”.[17, tr.36]
Như vậy, M.Gorki đã chỉ ra các thành phần của trần thuật không chỉ gồm lời
thuật, chức năng của nó, không chỉ là kể việc mà nó bao hàm cả việc miêu tả đối
tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, trữ tình ngoại
đề, lời ghi chú của tác giả.
Cụ thể và gần gũi hơn, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong “Tự sự họcmột số vấn đề lí luận và lịch sử” thì trần thuật có sáu yếu tố cơ bản là người kể
chuyện, ngôi trần thuật và vai trần thuật; điểm nhìn trần thuật; lược thuật; miêu tả
chân dung và dựng cảnh; phân tích, bình luận; giọng điệu. Việc tổ chức các yếu tố

17

này phụ thuộc chặt chẽ vào quan điểm nghệ thuật, cách nhìn cuộc sống, con người
của chủ thể trần thuật, chịu sự quy định chặt chẽ của đặc trưng thời đại.
Do đó thực chất trần thuật là một chuỗi phát ngôn liên tục của chủ thể nhằm
miêu tả, kể chuyện, liên kết các nhân vật, các yếu tố trong tác phẩm theo một tư
tưởng nghệ thuật chủ đạo. Bởi vậy có hai nhân tố quy định tới trần thuật là chuỗi
ngôn từ và người kể chuyện. Từ đây ta có ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần
thuật, không gian trần thuật, thời gian trần thuật, ngôi trần thuật, điểm nhìn trần
thuật.... Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số
phương diện cơ bản thuộc nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan đó là: Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật.
1.1.3.1 Điểm nhìn trần thuật
Khi nhắc tới một thuật ngữ được giới nghiên cứu văn học và thi pháp học bàn
tới nhiều nhất ở thế kỷ XIX chúng ta phải nhắc tới thuật ngữ “điểm nhìn trần
thuật”(điểm nhìn nghệ thuật). Vấn đề điểm nhìn văn bản, theo Iu. Lootman, bao giờ
cũng là vấn đề giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo: “Nó không chỉ là điểm
nhìn thuần túy quang học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu mà còn mang nội dung
quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý con người”[51, tr.191]. Nó là vấn đề then
chốt của kết cấu bởi nếu không việc gì nhà văn phải lao tâm khổ tứ khi viết một tác
phẩm đúng như ý kiến của V.E. Khalidev: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng
là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác là điểm
nhìn của người trần thuật với những gì mà anh ta miêu tả”[58, tr.50]
Từ đầu thế kỷ XIX, nhà văn Anna Barbauld đã nêu ra vấn đề điểm nhìn trong
tiểu thuyết khi nhận thấy mọi sự đều thay đổi nếu người ta kể theo ngôi thứ nhất.
Đến cuối thế kỷ XIX, vấn đề được Henry Jame và F. Schlegel trình bày cụ thể hơn.
Đầu thế kỷ XX, K. Frideman(1910) rồi Percy Lubbock(1921) và E.M.Forter(1927)
lại đề cập đến điểm nhìn trong tiểu thuyết. Từ những năm bốn mươi trở đi, vấn đề
được nghiên cứu sâu với M.Scholer, Tz.Toodorop, G.Gentte. Các tác giả từ những
năm hai mươi như B.Toomasepxki, M.Bakhtin, V. Vinogradop cùng bàn về điểm
nhìn văn bản.

18

Trong các tài liệu, thuật ngữ điểm nhìn được định danh bằng nhiều từ khác
nhau ví dụ như viewpoint, view, point of view, vision....Cũng có những nhà nghiên
cứu cho rằng khái niệm điểm nhìn quá rộng, quá chung nên đề xuất khái niệm nhãn
quan (vision), có người đề xuất khái niệm điểm quan sát (post of obeservation), có
người đề nghị dùng tiêu cự trần thuật (focus of narrative)...
Thực tế cũng thấy rằng, các nhà lí luận phê bình cũng sử dụng nhiều thuật ngữ
khác nhau để cùng nói về khái niệm này. Henry Jame gọi đó là trung tâm của nhận
thức (centre of consciousness), Percy Lubbock thì gọi là điểm nhìn (Point of view),
Jean Pouillon gọi là tầm nhìn (vision), Allen Tate gọi là vị trí quan sát (post of
obeservation), Cleanth Brooks và Robert Penn Warren gọi là tiêu điểm truyện kể
(focus of narrative)...
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đứng từ góc độ thi pháp cho rằng: “ Điểm nhìn
văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách
cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi
nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là cái vị trí dùng để
quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách chủ thể và khách thể, cả
phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa”[51, tr.149]. Như vậy tác giả đã cho rằng khái
niệm điểm nhìn dễ hiểu hơn và nội dung phong phú hơn bởi nó không chỉ là điểm
nhìn thuần túy quang học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu mà còn mang nội dung quan
điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người.
Theo PGS Nguyễn Thái Hòa: “Điểm nhìn của lời nói giao tiếp là tọa độ của
hai trục: lời nói hiển ngôn và hành vi giao tiếp và do thao tác suy ý người nhận có
thể tiếp nhận được”[23, tr.88]. Còn “điểm nhìn nghệ thuật trong truyện về cơ bản
cũng là được suy ý từ văn bản và hành động kể chuyện, nhưng văn bản là hệ thống
rất phức tạp gồm nhiều tầng bậc và hành động kể (phát ngôn) cũng thể hiện ở nhiều
thủ pháp khác nhau. Tuy vậy, đó là mối quan hệ giữa Người viết- Văn bản- Người
nhận ở cả hai bậc hiển ngôn và hàm ngôn” [23, tr.95-96].

19

Giáo sư Phùng Văn Tửu cho rằng: “Điểm nhìn được xác nhận trong hệ đa
phương không gian, thời gian tạo thành góc nhìn. Điểm nhìn là kỹ thuật chọn chỗ
đứng để nhìn và kể.”[63, tr.178]
Vậy thế nào là điểm nhìn? Từ điển văn học thế giới (Dictionnary of the World
Literaturre) khẳng định điểm nhìn “là mối tương quan trong đó chỉ vị trí đứng của
người kể chuyện để kể câu chuyện... Nó có thể chi phối hoặc là từ bên trong hoặc là
từ bên ngoài. Ở điểm nhìn từ bên trong, người kể chuyện là một trong các nhân vật;
do đó câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất. Điểm nhìn từ bên ngoài được mang lại
từ một ý nghĩ từ bên ngoài, của người không phải là một phần của câu chuyện;
trong trường hợp này, câu chuyện thường được kể từ ngôi thứ ba”[35, tr.84]
Pospelolov khi bàn về vai trò của điểm nhìn trong cấu trúc của loại tác phẩm tự
sự lại cho rằng “trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các sự
vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với
những gì mà anh ta miêu tả”[10, tr.90].
Theo R.Scholes và R.Kellogg trong công trình Bản chất của tự sự xuất bản lần
đầu năm 1966 thì “điểm nhìn là vấn đề chính của nghệ thuật kể chuyện, nó không
chia sẻ với thơ ca hoặc là văn học kịch. Ở đây mối quan hệ giữa người kể chuyệntruyện kể và mối quan hệ giữa người kể chuyện- độc giả thực chất là nghệ thuật kể
chuyện”.[55, tr.138]
Tác giả Cao Kim Lan trong bài Quan niệm về điểm nhìn nghệ thuật của
R.Scholes và R.Kellogg và một số vấn đề khi áp dụng các mô hình lí thuyết
phương Tây vào nghiên cứu tác phẩm tự sự chi rằng điểm nhìn được hiểu một
cách đơn giản chính là “mánh khóe” thuộc về kỹ thuật, một phương tiện để chúng ta
có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể. Và dù có sử
dụng cách thức nào, phương pháp hay kỹ thuật nào thì mục đích cuối cùng của
người sáng tạo cũng chỉ là mê hoặc độc giả, buộc anh ta phải đọc”[28, tr.134]
Trong Nghệ thuật văn xuôi (1884), Henry James xác lập điểm nhìn chính là “
mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một
cấu trúc hoàn chỉnh tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “Điểm nhìn là sự lựa chọn

20

cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được
miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn”[55,
tr.135]. Quan niệm này đã đánh dấu một bước đáng kể trong nghiên cứu nghệ thuật
kể chuyện bởi từ đó điểm nhìn nghệ thuật được coi là một nhân tố bộc lộ kĩ thuật tự
sự của nhà văn, một mắt xích khách quan, nội tại duy nhất mà theo đó chúng ta có
thể đánh giá được “tay nghề” của nhà văn.
Theo Dẫn luận thi pháp học, “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn,
trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái
niệm “điểm nhìn” mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của
chủ thể đối với thế giới. Nó là vị trí đứng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm
cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa”
[55, tr.148].
M. Bakhtin khi bàn về tiểu thuyết Đôxtoiepxki đã xem điểm nhìn như là “cái
lập trường mà xuất phát từ đó câu chuyện được kể, hình tượng được miêu tả hay sự
việc được thông báo”[31, tr.68]
Giáo sư Trần Đình Sử so sánh điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính camera
dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nghệ
thuật của tác phẩm. Theo đó tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan
hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực.
Trong thực tế sáng tác văn học, “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự
kiện về đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật,
hiện tượng. Do vậy, điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của
sáng tạo nghệ thuật”. [29, tr.310]
Qua đây chúng ta nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu đều coi Điểm nhìn nghệ
thuật là một yếu tố rất quan trong giữ vai trò then chốt trong sáng tạo nghệ thuật bởi
nếu không có điểm nhìn thể hiện mối quan tâm chú ý của chủ thể trong việc tạo ra
cái nhìn nghệ thuật thì người đọc khó mà đi sâu tìm hiểu cấu trúc nội tại của tác
phẩm, ý đồ nghệ thuật của nhà văn... Mặt khác giá trị của mỗi sáng tạo nghệ thuật