Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................1
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................................3
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN........................................................................................3
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN................................................................3
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...................................................................4
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ. .4
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.............................................................5
7.1. Nội dung sáng kiến.............................................................................................5
MỞ ĐẦU...................................................................................................................6
1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................8
6. Giả thuyết khoa học..........................................................................................8
7. Điểm mới của đề tài.........................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................10
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................10
2. Giới thiệu về vấn đề miệt thị ngoại hình........................................................12
2.1. Khái niệm....................................................................................................12
2.2. Phân loại.....................................................................................................13
2.3. Nguyên nhân................................................................................................16
2.4. Hậu quả.......................................................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH CỦA HỌC
SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC.................................................22
1. Học sinh trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc với đặc điểm tâm sinh lí ảnh
hưởng tới miệt thị ngoại hình..................................................................................22
1.1. Đặc điểm lứa tuổi HS THPT nói chung và Trung tâm GDTX nói riêng.....22
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh Trung tâm .............24
1.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh Trung tâm.....................25
1.4. Đặc điểm về gia đình, xã hội hiện nay ảnh hưởng đến miệt thị ngoại hình28
2. Học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc với miệt thị ngoại hình...............32
3. Kết quả thực nghiệm tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc ....................34
3.1. Kết quả thực nghiệm....................................................................................34
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm....................................................................36
3.3. Bàn luận......................................................................................................42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP “KHÁNG THỂ” TRƯỚC NẠN MIỆT THỊ..............48
NGOẠI HÌNH CỦA HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC.....48
1. Hãy lên tiếng và nói “không” với miệt thị ngoại hình...................................48
2. Sự chung tay của gia đình – nhà trường – xã hội...........................................53
3. Bồi dưỡng sự tự tin vào bản thân, yêu thương bản thân................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................60
1. Kết luận..........................................................................................................60
2. Kiến nghị........................................................................................................61
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT..............................................61
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN..........................61
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN.....................................62
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU......................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................64
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
- “Con bé này béo thế?”
- “Con trai gì mà gầy nhom…”
- “Eo ơi, con gái gì mà người thô như đàn ông?”
- “Mông cũng đẹp đấy, nhưng đùi to nhìn phát sợ!”
…
Những câu nói trên, tưởng chừng chỉ xuất hiện đâu đó ngoài kia, nhưng có
một sự thật là: chúng đang trở thành một phần “không thể thiếu” trong cuộc sống
của nhiều người. Phải chăng ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với chúng
ta như vậy? Nếu thử gõ trên google từ khoá “gây ấn tượng” thì không ở đâu là
không hiện lên những cách để bạn cải thiện vẻ bề ngoài một cách tốt hơn hay làm
thế nào để “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Không một bộ phim nào dám lấy một diễn
viên không có ngoại hình ưa nhìn để diễn hay không có một thương hiệu nào lấy
một gương mặt quá phổ thông để quảng cáo thương hiệu. Ngay cả ở một số trường
học, vẻ ngoài của thầy cô giáo cũng ảnh hưởng tới số lượng học sinh đến lớp, một
số doanh nghiệp cũng yêu cầu chiều cao, ngoại hình của nhân viên, trong khi nó
chẳng liên quan đến công việc là mấy. Còn những người không có ngoại hình ưa
nhìn thì sao? Họ không được làm những công việc họ hằng mong ước đã đành
(như người mẫu đòi hỏi chiều cao, lễ tân hay tiếp viên hàng không cũng có những
tiêu chuẩn nhất định), còn tồi tệ hơn khi bị chế nhạo về cơ thể mình…trong khi họ
hoàn toàn không có lỗi!
Mới đây, tân Hoa hậu Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh đã vấp phải luồng
chỉ trích vô cùng gay gắt của khán giả về việc nhan sắc không xứng tầm với vương
miện ngay khi vừa mới đăng quang. Khi chiếc vương miện trị giá 3,2 tỷ đồng được
trao cho Ngân Anh, làn sóng tranh cãi về nhan sắc của tân Hoa hậu nổ ra sôi nổi
trên mạng xã hội. Hầu hết, mọi người phản đối chiến thắng này của cô vì vẻ ngoài
không “đạt chuẩn hoa hậu”, đặc biệt là ở đôi môi và chiếc mũi thiếu tự
nhiên. Nhiều người nhận xét cô là một sản phẩm lỗi của công nghệ dao kéo, hay
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
1
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
nặng hơn là “thảm họa thẩm mỹ”… Điều này khiến cho cô gái trẻ đã không kìm
được nước mắt khi trả lời phỏng vấn trước báo chí. Ngân Anh thừa nhận, trước đây
cô cũng từng thẩm mỹ mũi nhưng khi biết được yêu cầu nghiêm cấm các thí sinh
được phẫu thuật của chương trình nên đã chủ động lấy sụn trong mũi ra. Cô khẳng
định gương mặt của mình hiện tại là hoàn toàn tự nhiên và mong mọi người hãy
ủng hộ cô hơn, bởi một Hoa hậu thì không chỉ cần vẻ bề ngoài mà cần phải có trí
tuệ và lòng nhân ái.
Có những người là nạn nhân của miệt thị ngoại hình. Nhưng có những người,
không rõ là vô tình hay cố ý, lại trở thành “hung thủ” sử dụng chúng như một vũ
khí để gây tổn thương cho người khác. Đôi khi chỉ là lời nói vu vơ lại là lời miệt
thị gay gắt hướng đến một cá nhân cụ thể, nhưng điểm chung là đều lấy ngoại hình
của ai đó để chỉ trích, chế giễu, miệt thị họ. Mỗi người khi sinh ra đều được tạo
hóa ban tặng cho một cơ thể riêng. Theo thời gian, họ lớn lên cả về thể chất và tâm
hồn nhờ sự nuôi dưỡng của các bậc sinh thành. Dù họ là ai, xuất thân thế nào, thì
ngoại hình và cơ thể của họ vẫn đáng được tôn trọng. Tất cả chúng ta đều bình
đẳng về mọi mặt. Vì thế, chẳng ai xứng đáng phải nghe những lời miệt thị đầy tổn
thương về ngoại hình của mình cả. Cũng chẳng có một lời biện hộ xác đáng nào để
bào chữa cho hành vi nhục mạ ngoại hình của một cá thể nào đó, dù là bóng gió vu
vơ hay trực tiếp cụ thể.
Thế nhưng, theo sự hình thành và phát triển của xã hội, chuẩn mực của cái
đẹp không ngửng thay đổi, chuyển mình theo nhiều hướng khác nhau để phù hợp
với thị hiếu của mọi người. Tuy nhiên, mọi thứ trên đời đều có mặt trái của nó, đi
kèm theo đó là vấn nạn tưởng chừng như đơn giản nhưng thật chất mang đến sự
phá hủy rất lớn, một loại vi rút mà mãi vẫn chưa tìm được thuốc kháng. Đó là vấn
đề miệt thị ngoại hình (body shaming). Đây là thực trạng rất đáng báo động, ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần và sự phát triển của xã hội.
Học sinh có thể nói là lứa tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn miệt thị
ngoại hình. Các em chưa có sức đề kháng trước tác động tâm lí, các bạn dễ bị tổn
thương trước những lời đùa cợt về ngoại hình. Khi trở thành nạn nhân của miệt thị
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
2
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
ngoại hình, phần lớn các em chưa biết cách giải quyết vấn đề, khiến những lời xúc
phạm ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh. Các em chăm chăm vào những khiếm
khuyết trên cơ thể mình, từ đó trở nên tự ti, mặc cảm, thậm chí bị trầm cảm, có
trường hợp học sinh đã tìm đến cái chết như một lối thoát. Như vậy, miệt thị ngoại
hình (body shaming) là hình thức bạo lực bằng lời nói, không chỉ là sự tổn hại tâm
hồn mà nó còn có thể chấm dứt sinh mạng của một con người.
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc là một ngôi trường nằm trong khối
GDTX. Trong những năm qua, dù chất lượng đầu vào của học sinh đã được nâng
lên đáng kể nhưng nhìn chung còn thấp so với các trường khác trên địa bàn huyện.
Nhận thức của nhiều bạn học sinh còn hạn chế nên hiện tượng miệt thị ngoại hình
trong học sinh là không tránh khỏi.
Xuất phát từ thực tế trên, để tìm hiểu thực trạng miệt thị ngoại hình ở Trung
tâm GDNN – GDTX Yên Lạc có thực sự đáng báo động và giúp cho các em học
sinh có thể nâng cao nhận thức về hiện tượng miệt thị ngoại hình, để nói không với
hiện tượng đó trong cuộc sống, hình thành những chủ nhân tương lai của đất nước
có đủ đức - trí - thể - mĩ, tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và
đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming)
của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” làm đề tài nghiên cứu.
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM HẠN
CHẾ VẤN NẠN MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH (BODY SHAMING) CỦA HỌC
SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
- Địa chỉ: 153 Hùng Vương – Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0912821255
- Email:
[email protected]
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
3
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
- Địa chỉ: 153 Hùng Vương – Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0912821255
- Email:
[email protected]
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về hiện tượng miệt thị ngoại hình và tâm lí
học sinh lứa tuổi THPT, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu:
- Thực trạng hiện tượng miệt thị ngoại hình (body shaming) của học sinh
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc được khảo sát, tổng kết và đánh giá.
- Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân khiến học sinh trung tâm GDNN – GDTX
Yên Lạc có thái độ miệt thị ngoại hình.
- Đưa ra các biện pháp khắc phục hiện tượng miệt thị ngoại hình ở học sinh.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
Trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, đặc biệt trong thời đại 4.0 khi mà công nghệ trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống con người. Công nghệ phát triển kéo theo nhiều vấn nạn nảy
sinh trong xã hội, một trong những vấn nạn ấy là nạn miệt thị ngoại hình (body
shaming). Khi tiếp nhận giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm một lớp 12 ở Trung
tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, tôi phần nào nắm bắt được những tâm tư, tình cảm
và những khúc mắc mà các em vấp phải trong cuộc sống.Từ đó, người viết đã quan
tâm, điều tra, khảo sát, thăm nắm tình hình học tập cũng như tâm sinh lý lứa tuổi
của học sinh trung tâm, đặc biệt liên quan đến vấn đề miệt thị ngoại hình, và sự
ảnh hưởng của miệt thị ngoại hình đến các em học sinh, từ đó để có thể đưa ra các
giải pháp nhằm hạn chế một cách tối đa những ảnh hưởng của nạn miệt thị ngoại
hình tới các em học sinh ở trung tâm. Sáng kiến này chính thức được áp dụng lần
đầu từ tuần học đầu tiên khi bắt đầu năm học 2018 – 2019 cụ thể từ ngày
7/09/2018.
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
4
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Nội dung sáng kiến
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị đề xuất, Tài liệu tham khảo, Nội
dung sáng kiến được trình bày trong ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề miệt thị ngoại hình (body shaming)
Chương II: Thực trạng vấn đề miệt thị ngoại hình của học sinh Trung tâm
GDNN – GDTX Yên Lạc
Chương III: Giải pháp kháng thể trước nạn miệt thị ngoại hình của học sinh
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Nội dung từng phần sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
5
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
MỞ ĐẦU
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng vấn đề miệt thị ngoại
hình của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc từ đó đưa ra các giiar pháp
nhằm khắc phục sự ảnh hưởng của hiện tượng này đến các em học sinh trong trung
tâm để các em hình thành nhân cách tốt, yên tâm học tập, để mỗi ngày các em đến
trường là một ngày thực sự vui.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng vấn đề miệt thị ngoại hình của học sinh
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.
- Tìm hiểu các nguyên nhân khiến học sinh có những lời nói, thái độ miệt thị
ngoại hình.
- Bàn luận, phân tích có nên tồn tại hiện tượng miệt thị ngoại hình trong học
đường.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng miệt thị ngoại hình của học sinh
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi có tính
chất khoa học sau:
- Nguyên nhân khiến các em học sinh có những lời nói, thái độ miệt thị ngoại
hình là gì? Miệt thị ngoại hình ảnh hưởng như thế nào đến lứa tuổi các em học sinh
THPT đặc biệt là ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc ?
- Có nên tồn tại hiện tượng miệt thị ngoại hình trong Trung tâm GDNN –
GDTX Yên Lạc hay không?
- Để hạn chế hiện tượng miệt thị ngoại hình tại Trung tâm cần đưa ra các giải
pháp như thế nào?
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
6
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
4. 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông
qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ
bản là cơ sở lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những
thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực
nghiệm ban đầu.
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở thu
thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu… có liên quan đến tâm lý học sinh
THPT nói chung và học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng và
thực trạng học sinh đang chịu tác động mạnh mẽ của vấn nạn miệt thị ngoại hình
(body shaming).
4. 2. Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện các
quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả
của phương pháp điều tra là những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu
làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp.
Trong đề tài này tôi dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các câu hỏi
đóng, mở khác nhau về mức độ để học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
trả lời. Các câu hỏi điều tra thực trạng về việc học sinh đang vô tình hoặc cố tình
miệt thị ngoại hình.
4.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các
chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.Thực chất đây là phương pháp
sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để
xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu
cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu
không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh
giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
7
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ….. Trong đề tài này vì điều
kiện nên tôi chỉ có thể tham khảo đồng nghiệp đang giảng dạy và làm công tác chủ
nhiệm tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.
4.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả
điều tra, kết quả thực nghiệm.
4.5. Phương pháp quan sát
Tôi tiến hành quan sát các bạn học sinh trong trung tâm, lớp chủ nhiệm và
thấy sự miệt thị ngoại hình của các bạn.
4.6. Phương pháp phỏng vấn
Tôi tiến hành những cuộc phỏng vấn với các em học sinh Trung tâm GDNN –
GDTX Yên Lạc về thực trạng vấn đề miệt thị ngoại hình đang xảy ra trực tiếp
trong lứa tuổi các bạn như thế nào, đồng thời tìm ra giải pháp tốt nhất đẩy lùi vấn
nạn đó.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
6. Giả thuyết khoa học
- Phải chăng cuộc sống của chúng ta đang bị tác động và ảnh hưởng quá nhiều
bởi miệt thị ngoại hình và lứa tuổi học sinh THPT lại là lứa tuổi đang chịu nhiều
ảnh hưởng nhất?
- Nếu các em học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc vẫn tiếp tục có
thái độ miệt thị ngoại hình thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới bản thân các bạn, tới bạn của
các bạn và tới gia đình, nhà trường, xã hội?
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
8
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
7. Điểm mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về hiện tượng miệt thị ngoại hình và tâm lí
học sinh lứa tuổi THPT, tác giả đi sâu nghiên cứu:
- Thực trạng hiện tượng miệt thị ngoại hình (body shaming) của học sinh
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc được khảo sát, tổng kết và đánh giá.
- Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân khiến học sinh trung tâm GDNN – GDTX
Yên Lạc có thái độ miệt thị ngoại hình.
- Đưa ra các biện pháp khắc phục hiện tượng miệt thị ngoại hình ở học sinh.
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
9
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tỉ lệ thuận với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và mạng xã
hội, những chuẩn mực về cái đẹp đang thay đổi một cách chóng mặt để thỏa mãn
gu thẩm mỹ của cộng đồng. Tuy nhiên, kèm theo đó là một vấn nạn có sức ảnh
hưởng vô cùng xấu tới mọi người: MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH (Body shaming)
Có một hiện tượng chia rẽ đặc biệt, một sự rạn nứt trong xã hội mà chúng ta
đang sinh sống hiện nay! Việc thay đổi sự hoàn hảo song song với việc ganh ghét
được tạo ra từ những ám ảnh thường ngày của con người khiến cho họ dần mất đi
nhận thức rằng cái nào đúng, cái nào sai. Có bao nhiêu người trong chúng ta từng
quan sát kỹ lưỡng bản thân mình trong gương và không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự
ti sau khi bị chê bai ngoại hình? Chắc chắn là không ít!
Miệt thị ngoại hình là cụm từ được dùng ngày càng phổ biến khi hiện tượng
đánh giá và phán xét ngoại hình người khác ngày càng lan rộng trên toàn thế giới.
Nếu như trước đây, miệt thị ngoại hình thường nhằm vào nạn nhân là những người
bị gắn mác “mập, béo, quá cỡ” thì ngày nay, bất kì dạng người ở thể trạng nào
cũng có thể trở thành nạn nhân của miệt thị ngoại hình nếu như “không vừa mắt”
của những người tự ban cho mình quyền năng được phán xét. Ví dụ điển hình nhất
ngày nay là trong trường học, công viên, siêu thị, trên đường phố hay bên trong các
tòa nhà công sở, dù là sáng sớm, trưa nắng nóng hay chiều tà tối muộn, đâu đâu ta
cũng có thể bắt gặp một “thánh phán” với ánh mắt soi mói cùng các lời bình phẩm
đại loại như: “ốm quá nhìn như thiếu ăn”, “người màu mỡ dư thừa điện nước quá”,
“đầu tóc lỗi mốt nhìn nhà quê hai lúa”, “da rạn nhìn ghê như mạng nhện”…
Ở các nước phương Tây, tuy tự do ngôn luận được khuyến khích nhưng việc
“bình phẩm” về ngoại hình người khác có thể bị liệt vào tội “nhục mạ danh dự và
nhân phẩm” được xem như hành động bắt nạt tinh thần có thể gây tổn thương trầm
trọng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người khác. Ngược lại, ở phương
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
10
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Đông thì các nạn nhân của miệt thị ngoại hình có phần “cam chịu” hơn do đặc thù
xã hội đề cao các giá trị và quy tắc mang tính được cộng đồng, số đông cho là đúng
đắn. Và do đó, phụ nữ Á đông thường có xu hướng gò bó và ép buộc bản thân
chiều theo những “lời khuyên ngoại hình” từ gia đình và người thân, bạn bè.
Trước thực trạng miệt thị ngoại hình, ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng những nạn nhân bị miệt thị ngoại hình và cảm thấy tiêu cực về vẻ ngoài
của bản thân thì nhiều nguy cơ sẽ tăng gấp ba lần khả năng phát triển các căn bệnh
như: tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ… so với những người có ngoại hình và thể
trạng tương tự nhưng không phải chịu đựng sự miệt thị và không có nhận thức
không tích cực về bản thân mình. Tóm lại, sự xấu hổ và tự ti về nhan sắc có thể
dẫn đến những mối nguy hại trầm trọng về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Các công trình nghiên cứu đến lứa tuổi học sinh THPT chủ yếu đề cập đến
các hành vi ảnh hưởng đến nhân cách lối sống như Nguyễn Thị Hồng Vân có bài
Nhận thức của học sinh THPT về tuổi dậy thì, Lương Thị Khánh Ly có luận văn
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT (Hà Nội,2007). Một số dự án
nghiên cứu khoa học của các bạn học sinh trong cả nước cũng đề cập đến các hiện
tượng nổi cộm của học sinh như: ”Quan niệm về tình yêu của học sinh THPT Hà
Nội hiện nay” và “Bệnh vô cảm của giới trẻ trong xã hội hiện đại” của các bạn học
sinh THPT Hà Nội. Trong một bài nghiên cứu Ths Lê Thị Thanh Thủy cũng
nghiên cứu về sự Stress của học sinh cuối cấp qua tiểu luận Stress trong học
đường và cách ứng phó ở học sinh cuối cấp THPT (Trung tâm nghiên cứu về Phụ
nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Hiện tượng miệt thị ngoại hình của giới trẻ đặc biệt là học sinh được phản ánh
trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhưng chỉ hạn chế trên một phuơng
diện là thời gian thông qua những bản tin ngắn như: loạt bài viết về body shaming
trên Yan new: “Muốn trở thành một chàng trai vạn người mê, trước hết hãy ngưng
mở miệng chê bai những cô gái khác”; “ Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên tẩy
chay body shaming thay vì hùa theo vùi dập người khác” hay bài viết trên báo
Điện tử Tiền Phong ngày 14/01/2018: “ Báo động Body shaming: dạng bạo lực
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
11
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
tâm lý”. Trên Hoa học trò online ngày 05/03/2017 với thông điệp tháng 3: “Các
nạn nhân body shaming hãy yêu cơ thể mình”…
Như vậy, miệt thị ngoại hình của lứa tuổi THPT nói chung và Trung tâm
GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng là một trong những hiện tượng khá phổ biến
hiện nay nhưng nghiên cứu sâu về nó lại chưa có nhiều công trình khảo cứu. Tất cả
chủ yếu trên dạng những bản tin ngắn hoặc những phóng sự cộng đồng mà chưa
mang tính chuyên sâu. Chính bởi vậy với đề tài này, tôi hi vọng mang tới một cái
nhìn mới mẻ hơn cho mọi người về miệt thị ngoại hình đang diễn ra hàng ngày,
hàng giờ ở lứa tuổi hoc sinh THPT, giúp các em học sinh nhận thức rõ hơn thực
trạng mình đang vướng phải và tìm cách khắc phục nó một cách hiệu quả nhất.
2. Giới thiệu về vấn đề miệt thị ngoại hình
2.1. Khái niệm
Miệt thị ngoại hình từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ, dùng để chỉ việc
chế nhạo hay mỉa mai ngoại hình của người khác. Tình trạng này có thể xuất hiện
ở bất cứ đâu: lớp học, môi trường công sở, ở ngoài đường, trên mạng xã hội… Phát
ngôn tiêu cực về cơ thể người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà
còn giữa bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là giữa những người thân trong gia đình.
“Miệt thị ngoại hình” hay “body shaming” là một hình thức dùng ngôn ngữ
để chê bai hay chế giễu ngoại hình của người khác, khiến cho người đó cảm thấy
khó chịu hoặc bị xúc phạm. Bạn có thể nghe thấy những câu nói đại loại như “béo
như lợn”, “gầy như nghiện”… Đó chính là miệt thị ngoại hình. Hoặc có thể, đó là
suy nghĩ miệt thị chính bản thân một khi cảm thấy bản thân đi ngược lại những
chuẩn mực của xã hội. Điều này đôi khi còn nghiêm trọng hơn cả việc chỉ trích
một ai đó.”
Theo từ điển Macmilan, body shaming là hành động chỉ trích người khác,
thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc gầy (một dạng phổ biến của body
shaming là fat – shaming là hành động chỉ trích một người vì họ quá nặng cân).
Trong nghiên cứu “Body shame: Conceptualisation, Research and Treatment” (tạm
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
12
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
dịch: “Sự xấu hổ về cơ thể: Khái niệm, Nghiên cứu và Cách điều trị”), các tác giả
đã đề cập đến body-shame như là những trải nghiệm tiêu cực về cả vẻ ngoài và
chức năng của cơ thể, (Gilbert & Jeremy, 2002). Trong một nghiên cứu khác của
Hiệp hội Tâm lý Mỹ, body-shame cũng được trích dẫn là cảm xúc tiêu cực từ việc
so sánh bản thân với một tiêu chuẩn văn hóa (Szymanski, Moffitt & Carr, 2011,
tr.8). Body-shaming có thể gồm nhiều hành vi khác nhau, bao gồm sự tự phê phán
về hình thể của mình, phê phán hình thể của người khác gián tiếp hoặc trực tiếp
trước họ.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu miệt thị ngoại hình là hình thức dùng
ngôn ngữ để chê bai hay chế giễu ngoại hình người khác, khiến cho người đó cảm
thấy khó chịu hay bị xúc phạm. Nó bao gồm nhiều hành vi khác nhau, như gián
tiếp hoặc trực tiếp chê bai chế giễu hình thể người khác hay là do bản thân tự chối
bỏ và phê phán hình thể của mình
2.2. Phân loại
2.2.1. Miệt thị có ý thức
Một người có những lời nói miệt thị về ngoại hình người khác có ý thức là
người chủ động và biết mình đang nói những lời miệt thị. Trong quá trình miệt thị,
hoặc có một kế hoạch được xây dựng cẩn thận nhằm tạo ra một cốt truyện để chê
bai người khác.
Trong xã hội hiện nay, việc đánh giá người khác qua ngoại hình đã trở thành
một thói quen. Chúng ta coi việc “body shaming” bản thân mình và người khác là
chuyện rất bình thường. Nhiều người sẵn sàng buông lời nhận xét mà không cần
biết đối phương cảm thấy thế nào. Có thể bạn cho rằng “lời nói gió bay”, song việc
chê bai, giễu cợt ngoại hình của một người có thể để lại hậu quả nặng nề.
Điển hình là sự việc cô gái dân tộc Ê Đê H’Hen Niê đăng quang ngôi vị cao
nhất trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 nhận rất nhiều lời chỉ trích về
mái tóc, làn da, gốc gác. “H’Hen Niê không có thần thái của một Hoa hậu”, “Cô
ấy kém sắc”, “thất vọng”, “nhan sắc da màu”, “H’Hen ra nước ngoài thi sao nổi
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
13
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
trời thêm mái tóc ngắn nữa” … là những gì mà một bộ phận người hâm mộ nói về
Tân hoa hậu.
Thậm chí là những lời lẽ mang tính miệt thị nặng nề của nhà báo Đào Tuấn dù
rằng sau đó ông đã gửi lời xin lỗi đến hoa hậu H’Hen Niê và cộng đồng nhưng cả
uy tín và trang cá nhân của ông đều bị mất cũng như những lời lẽ không hay đó
vẫn còn trong đầu những người trót đọc được và cả hoa hậu H’Hen Niê.
Chị Thủy Tiên, Á quân Bước nhảy ngàn cân 2015 chia sẻ trong nước
mắt: “Đi đường, mọi người cứ nhìn xong rồi mọi người nói… Nhiều lúc mình
không ngại cho mình mà là mình ngại cho bạn bè mình”. Người mẫu Cao Ngân
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
14
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
cũng chia sẻ trong nghẹn ngào: “Không thể tưởng tượng được là mọi người có thể
viết ra những câu, những từ mà chỉ trích bản thân em như thế. Bởi vì là do em bị
sụt cân thôi chứ không phải là em cố tình. Nên là khi mọi người nói như vậy là em
cảm giác…”. Theo các chuyên gia tâm lý, những lời bình luận khiếm nhã về ngoại
hình càng khiến cho người nhận thêm tự ti, đây là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến trầm cảm. Và một khi không thắng được sức ảnh hưởng của những
lời miệt thị, họ sẽ chọn cách tiêu cực nhất để giải quyết vấn đề. Với từ khóa “tự tử
vì bị chê” tìm kiếm trên mạng, chúng ta có thể thấy rất nhiều sự việc đau lòng đã
xảy ra.
Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình cho “trào lưu” chỉ trích hình thể
đang sôi nổi trên mạng xã hội dạo gần đây. Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày,
dù chủ ý hay vô tình chúng ta cũng từng thốt ra những câu như “béo quá”, “gầy
quá”, “đen quá”,… Có thể đó chỉ là những câu nói đùa nhưng nếu cứ lặp lại một
thời gian dài sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực cho người nhận.
2.2.2. Miệt thị vô thức
Dựa theo quan niệm của những nhà tâm lý học Tây phương thì vô thức là
khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân nào
đó mà cá nhân đó không nhận thức được, không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho
mình và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ thống thần kinh nằm ở
ngoài tầng ý thức của con người. Trong trạng thái vô thức, ý thức của con
người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Lúc đó, hệ thống não
bộ thần kinh không có kiểm soát về tính nguyên nhân và hậu quả, không đặt vần đề
có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản năng và
hành động xảy ra đó không có ảnh hưởng đến không gian và thời gian. Đây là một
hiện tượng bệnh lí. Cũng như trong miệt thị ngoại hình, họ không ý thức được rằng
điều mình đang nói là miệt thị ngoại hình người khác.
Đùa vui, đồng nghĩa với việc người được tiếp nhận phải cảm thấy thoải mái
và vui vẻ. Đừng nhầm lẫn giữa đùa vui và miệt thị bởi một lời nói chỉ vui khi được
đón nhận hoặc không gây cảm giác khó chịu cho người khác, và chỉ gói gọn trong
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
15
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
ranh giới những người thân quen. Một khi không xác định được ranh giới của hai
vấn đề này thì bạn sẽ có thể giẫm phải nó bất cứ lúc nào, mặc dù mục đích của bạn
là gì.
2.3. Nguyên nhân
Hiện tượng miệt thị ngoại hình dưới sự tác động của những quy luật chủ quan
và khách quan.
Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân như: xu hướng, sự thay đổi, sự
hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Interrnet… Ðành rằng, trong cuộc
sống thì khen - chê - yêu - ghét là quyền cá nhân “bất khả xâm phạm” của mỗi
người. Với không gian mạng, việc bộc lộ những hỉ, nộ, ái, ố lại càng tự do hơn.
Song, điều đó không có nghĩa là những “anh hùng bàn phím” thích nói gì thì nói,
chê gì thì chê, bỡn cợt gì thì bỡn cợt.
Ảnh: Sự phát triển của mạng xã hội
Mạng xã hội tuy là ảo nhưng những hệ lụy của nó thì vô cùng thật. Một lời
góp ý đúng có thể giúp người ta vững tâm bước tiếp; nhưng nếu thiếu lý lẽ và
chừng mực sẽ trở thành liều độc dược khiến ai đó “không chết cũng la lết khổ
thân”! Một lời chê bai có thể chưa mang đến nhiều hậu quả tiêu cực, nhưng sự hùa
vào của cả đám đông hung hãn sẽ tạo nên “trận sóng thần” cuốn phăng đi một sinh
mạng. Cũng không hiếm những cái chết thương tâm do hậu quả tai hại từ những
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
16
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
bình luận kiểu a dua “ném đá hội đồng” từ những dòng trạng thái với nội dung
hoàn toàn vu vơ trên Facebook. Cái cách “lên đồng tập thể” của cư dân mạng,
trong đó phần lớn là của những người trẻ - lực lượng phổ biến nhất sử dụng mạng
xã hội hiện nay, nói lên một điều: ranh giới giữa chê bai, miệt thị vô lối kiểu “mục
hạ vô nhân” và phản biện xã hội với đạo đức và luân thường đạo lý, đang bị xóa
nhòa. Dù là hành động của cơ quan công quyền hay của cá nhân cũng trở thành
mục tiêu của những cuộc “ném đá hội đồng”. Không cần dẫn ra những luận chứng,
luận cứ, họ cứ thế tung lên những ý kiến trái chiều, những mỉa mai, xúc xiểm, miệt
thị... như một cách để khẳng định bản thân trong thế giới ảo, bất chấp mình chẳng
phải người trong cuộc. Ở một chừng mực, điều này cho thấy vấn đề trong nhận
thức, ý thức và sự lệch chuẩn về phông văn hóa của một bộ phận người dùng mạng
xã hội. Rõ ràng, nếu có nền tảng văn hóa vững chắc thì dù là ứng xử ngoài đời hay
trên mạng, người ta cũng vẫn biết sử dụng ngôn ngữ một cách tiết chế, đúng mực,
góp ý trên tinh thần xây dựng! Không nhiều người biết, những dòng trạng thái trên
Facebook có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự nếu xúc phạm, miệt thị
người khác. Hiện mạng xã hội Facebook cũng đã có chính sách bắt buộc người
dùng phải khai tên thật để có những cam kết mạnh hơn về trách nhiệm xã hội của
mỗi cư dân mạng. Ðây là cơ sở để cơ quan chức năng kiểm soát tốt hơn và làm
“sạch” hơn kênh giao tiếp đang trở nên phổ biến này. Nhưng trước hết, người dùng
mạng xã hội nhất là những người nổi tiếng cần chủ động, tự giác cẩn trọng “đề
kháng” với bất kỳ ai trên mạng xã hội để không vô tình tạo cơ hội biến mình trở
thành nạn nhân của búa rìu dư luận. Cần xác định tâm thế bình thản trước những
lời khen, tiếng chê và tránh cực đoan, tiêu cực khi tiếp nhận bình luận trên mạng
xã hội.
Về mặt chủ quan: Trước tiên có thể do ý thức chưa tốt của mỗi người trong
việc nhận thức việc mình làm, lời mình nói, không lường hết được hậu quả của nó.
Thứ hai do sự hiểu biết nông cạn của con người về miệt thị ngoại hình trong cuộc
sống và tác hại của nó. Xã hội phát triển kéo theo con người càng ngày càng thích
phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi gây nên những hậu quả đáng tiếc. Đồng
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
17
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
thời, cuộc sống với trăm ngàn sự cám dỗ vây bủa, không có hiểu biết, không có
chính kiến con người, chạy theo trào lưu, theo xu hướng của cái đẹp, do vậy dễ bị
lôi kéo vào và bản thân đang miệt thị người khác, hay miệt thị chính bản thân
mình.
Việc hiểu rõ về miệt thị ngoại hình là một cách để chúng ta sống lịch sự hơn,
nhân bản hơn trong cư xử và trong chính cách suy nghĩ của bản thân trước khi đưa
ra lời nhận xét về ngoại hình của một ai đó.
2.4. Hậu quả
Theo tổ chức Ditch the Label cứ 2 người lại có 1 người không hài lòng về cơ
thể, có nghĩa là 1/2 dân số thế giới bất mãn về cơ thể. Vậy nên chỉ cần những lời
nói bông đùa, mỉa mai từ bên ngoài cũng tác động đến tâm lí. Ban đầu, nạn nhân
của miệt thị ngoại hình chỉ mất tự tin, sau dần là ám ảnh, nghiêm trọng hơn đã có
những trường hợp tự sát.
Phần lớn những người bị chê bai, nhiều người sẽ dành thời gian để soi xét
những khiếm khuyết của bản thân mình, liên tục cảm thấy khó chịu và bực bội.
Dần dần những cảm xúc ấy sẽ ứ đọng lại thành những tủi hổ, luôn cảm thấy thua
kém. Những cảm xúc này hình thành tâm lí tự ti hoặc ngại giao tiếp, tự cách li
mình khỏi xã hội. Ở một mức độ phức tạp hơn, những người này sẽ rơi vào trầm
cảm do không muốn đi ra ngoài, không muốn xuất hiện trước bất kì ai. Nguy hiểm
hơn, những mặc cảm về ngoại hình sẽ dẫn đến tự tử.
Một câu chuyện đau lòng được đăng tên tờ The Guardian gần đây: Jessica
Laney, một cô bé đáng yêu, trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt trên Internet khi tự
kết liễu cuộc sống của mình ở tuổi 16. Không chỉ bị chế giễu về ngoại hình, bị gọi
là “mập ú”, “lẳng lơ”, Jessica còn nhận được những câu nói khủng khiếp hơn
như “cô có thể chết đi được không?” hay “chẳng ai thèm quan tâm đến cô đâu”.
Theo một nghiên cứu cho thấy, một người phụ nữ thường xuyên bị miệt thị
ngoại hình sẽ có tình trạng sức khỏe tồi tệ và luôn bị ám ảnh bởi những lời chỉ trích
từ người khác. Từ đó, họ sẽ ngày càng trở nên tự ti vào bản thân mình hơn. Chưa
kể đối với những người nổi tiếng, người ta càng phải chịu sự theo dõi sát sao từ
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
18