Người kể chuyện xưng tôi trong gatsby vĩ đại (tt)

  • pdf
  • 22 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

LÊ THỊ THU NGỌC

NGƯỜI KỂ CHUYỆN XƯNG “TÔI”
TRONG GATSBY VĨ ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

LÊ THỊ THU NGỌC

NGƯỜI KỂ CHUYỆN XƯNG “TÔI”
TRONG GATSBY VĨ ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.30

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đào Duy HIệp

Hà Nội – 2011

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 3
5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1. Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện ................................................ 5
1.1. Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và sự tham gia vào cốt truyện ...................... 5
1.1.1. Trình bày khái niệm “cốt truyện” ...................................................................... 5
1.1.2. Phân biệt “cốt truyện” với “truyện”................................................................... 6
1.1.3. Sự tham gia của NKC xưng “tôi” vào cốt truyện .............................................. 6
1.2. Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và điểm nhìn ................................................ 7
1.2.1. Trình bày khái niệm “điểm nhìn” ...................................................................... 7
1.2.2. Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo lý thuyết của
Genette ......................................................................................................................... 8
1.2.3. Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo một số quan
điểm khác ..................................................................................................................... 8
1.3. Hào quang Gatsby - cái “tôi” kể ........................................................................... 9
► Tiểu kết: ................................................................................................................ 10
Chương 2. Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm ................................ 12
2.1. Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby ................................................... 12
2.2. Bóng tối Gatsby - cái “tôi” được kể ................................................................... 12
2.1. Tập hợp những người kể về Gatsby ................................................................... 13
2.3. Độc thoại nội tâm................................................................................................ 13
►Tiểu kết: ................................................................................................................. 14
Chương 3. Người kể chuyện xưng “tôi” và thời gian sự kiện ................................... 15
3.1. Tình yêu .............................................................................................................. 15
3.2. Cái chết ............................................................................................................... 16
3.3. Giấc mơ Mỹ ........................................................................................................ 17
► Tiểu kết: ................................................................................................................ 18
► Kết luận: ................................................................................................................ 19
1

1. Lý do chọn đề tài
F. Scott Fitzgerald (1896- 1940) là một trong những nhà văn Mỹ lớn nhất thế kỷ
XX. Sinh thời ông viết nhiều truyện ngắn và bốn cuốn tiểu thuyết: This Side of
Paradise, The Beauty and Damned, The Great Gatsby và Tender is the Night. The
Great Gatsby sau này đã trở thành “kinh điển” (dù không đem lại tiền bạc, danh
tiếng cho nhà văn như cuốn This Side of Paradise), nó được chuyển thể thành phim,
được đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông, đại học nhiều quốc gia trên thế
giới.
Số lượng bài giới thiệu, nghiên cứu The Great Gatsby tại Việt Nam lại tương đối
ít ỏi. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này với hi vọng đây là cơ hội tìm hiểu
“niềm tự hào” của nền văn học Mỹ.
Về mặt lí luận, từ việc vận dụng lí thuyết trần thuật học cùng một số quan điểm
thi pháp học và cấu trúc văn bản trong quá trình tiếp cận The Great Gatsby, người
làm luận văn hi vọng chứng tỏ được hiệu quả của những lí thuyết đó đối với từng tác
phẩm cụ thể. Về mặt thực tiễn, người làm luận văn mong muốn góp phần nhỏ giới
thiệu The Great Gatsby tới độc giả Việt Nam cũng như đóng góp một cách đọc cuốn
sách.

2. Lịch sử vấn đề
Dưới đây là một số tài liệu liên quan tới The Great Gatsby mà chúng tôi tin
tưởng vào bản quyền, nguồn gốc.
- Tom Quirk, Fitzgerald and Cather: The Great Gatsby, Duke University Press,
1982.
- Matthew Joseph Bruccoli (editor), New Essays on The Great Gatsby, Cambridge
University Press, 1985.
- Kathleen Parkinson, The Great Gastby, Penguin Books, 1987.
- Peter Conn, Literature in America – An Illustrated History, Cambridge University
Press, 1989.
- Bryant Mangum, The Great Gatsby, Encyclopedia of the Novel, Fitzroy - Dearborn
Publisher, 1998.
- Frederick C. Millett, Analysis: The Great Gatsby, Michigan State University’s
2

website, 1998.
- Jonathan Yardly, Gatsby: The Greatest of Them All, The Washington Post, 2000.
- Ruth Prigozy (editor), The Cambridge Companion to F. Scott Fitzgerald,
Cambridge University Press, 2002.
- Kirk Curnutt, A Historical Guide to F. Scott Fitzgerald, Oxford University Press,
2004.
- Harold Bloom, F. Scott Fitzgerald (Bloom’s Modern Critical Views), Chelsea
House Publications, 2006
Còn ở nước ta, những tài liệu liên quan đến Fitzgerald chưa thực sự phong phú
như với trường hợp E. Hemingway, người bạn thân của ông. Chúng tôi đã tiếp cận
được một số tư liệu sau:
- Lê Đình Cúc, Sự xuất hiện của các nhà văn “thế hệ bỏ đi” trong văn học Mỹ, Tạp
chí Văn học số 4, 2000.
- Lê Đình Cúc, Văn học Mỹ - Mấy vấn đề và tác giả, NXB Khoa học xã hội, 2001.
- Lê Đình Cúc (biên soạn), Lịch sử văn học Mỹ, NXB Giáo dục, 2007.
- Lê Huy Bắc, Từ điển văn học nước ngoài, Tác gia – Tác phẩm, NXB Giáo dục
2009.
- Lê Huy Bắc, Lịch sử văn học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết The Great Gatsby:
- Nguyên bản tiếng Anh đăng tải trên website http://planetebook.com
- Bản dịch của Trịnh Lữ với tiêu đề tiếng Việt là Đại gia Gatsby (NXB Hội nhà
văn, 2009). Luận văn sẽ sử dụng bản dịch này làm tài liệu tham khảo, các trích dẫn
đều được chú thích theo đúng quy cách, song song với việc trích dẫn nguyên bản
tiếng Anh.
Mặc dù sử dụng bản dịch mới nhất của Trịnh Lữ song người viết xin phép dùng
tựa đề Gatsby vĩ đại bởi nó truyền tải được đầy đủ hơn ý nghĩa của từ “great” trong
nguyên bản.

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Lý thuyết trần thuật học
3

- Một số quan điểm thi pháp học và cấu trúc văn bản nghệ thuật
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê, so sánh

5. Kết cấu luận văn
Người kể chuyện là một phương diện không thể thiếu trong lý thuyết tự sự, khi
người kể chuyện xuất hiện thì hành vi kể mới bắt đầu. W.Kayser cho rằng: “Ở nghệ
thuật kể, không bao giờ người kể chuyện là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng
là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận”, thông qua người kể chuyện mà tác giả đưa
được câu chuyện của mình đến độc giả.
Song người kể chuyện không chỉ đơn thuần làm cầu nối như vậy mà còn tham
gia vào kết cấu của tác phẩm, dễ nhận thấy nhất là ở cốt truyện, nên Todorov coi
“người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu”.
Trong thế giới hư cấu ấy, người kể chuyện mang mối liên hệ với nhân vật, sự kiện
và thời gian sự kiện, thậm chí anh ta giữ vai trò “cắt nghĩa những sự việc xảy ra”.
Nhằm làm rõ vai trò quan trọng của người kể chuyện, luận văn được kết cấu theo
3 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận):
Chương 1. Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện
Chương 2. Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm
Chương 3. Người kể chuyện xưng “tôi” và thời gian sự kiện

4

Chương 1. Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện
1.1. Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và sự tham gia vào cốt truyện
1.1.1. Trình bày khái niệm “người kể chuyện”
Từ điển thuật ngữ văn học gọi “người kể chuyện” là “hình tượng ước lệ về người trần
thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật
cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên
đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng
tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó” [15, 221]
Cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu
và Hoa Kỳ thế kỷ 20 coi “người trần thuật” (Pháp: Narrateur; Anh: Narrator) là “người
tường thuật, người kể chuyện (…) mang tính chất cực kỳ hình thức và đối lập dứt khoát
với khái niệm “tác giả thực”, “tác giả cụ thể” [19, 244], và dẫn ý kiến của W. Kayser: “đó
là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học” [19, 245],
ý kiến của R. Barthes: “Người trần thuật và các nhân vật về thực chất là những sinh thể
trên giấy, không ai có thể lầm lẫn tác giả của câu chuyện với người tường thuật lại câu
chuyện ấy” [19, 245].
Từ điển Oxford định nghĩa “narrator” là “a person who narrates something, especially
a character who recounts the events of a novel or a narrative poem”: “một người kể lại
một điều gì đó, đặc biệt là một nhân vật kể lại các sự kiện trong một tiểu thuyết hoặc một
bài thơ có tính tự sự”.
1.1.2. Trình bày khái niệm “cốt truyện”
Để kể câu chuyện tiêu biểu cho Thời đại Jazz (Jazz Age), Fitzgerald đã xây dựng
một cốt truyện không nên chỉ được hiểu đơn giản là cái khung của truyện, nó là “sự
phát triển hành động, tiến trình các sự việc, biến cố” [112], nó mang tính động chứ
không tĩnh. Tính động được biểu hiện qua:
- Chuỗi hành động của nhân vật, ta sẽ dễ nhận biết tính động khi cốt truyện chứa
“đột biến” như trường hợp Gatsby vĩ đại: hành động của nhân vật gây ra đổi thay
bên ngoài đáng kể.
- Sự chuyển tiếp nội tại của sự kiện; cốt truyện Gatsby vĩ đại gồm bốn phần: thắt
5

nút - phát triển - cao trào - kết thúc, mỗi sự kiện diễn ra đẩy sự kiện sau nó lên cấp
độ cao hơn, tới đỉnh điểm rồi thoái trào, dường như “cảm giác nhân quả đã ngả bóng
lên đó” (Edward M. Forster).
Bảng 1.1. Biểu đồ cốt truyện Gatsby vĩ đại:
Climax

Exposition

Resolution

► Phân biệt “cốt truyện” với “truyện”
Luận văn so sánh quan niệm về “truyện” và “cốt truyện” của một số nhà nghiên
cứu (Lê Huy Bắc, Lê Lưu Oanh, M. Bal vv.)
Truyện phát triển từ hạt nhân là cốt truyện kết hợp với các thành phần xen, vậy
ngoài việc chú ý tới sự tham gia của người kể chuyện vào cốt truyện ta cũng cần
xem xét vai trò anh ta ở thành phần xen. Cụ thể trong Gatsby vĩ đại, người kể
chuyện xưng “tôi” đã quan sát âm thầm nhưng kĩ lưỡng làm “đầy đặn” các thành
phần xen như khung cảnh thiên nhiên, chân dung nhân vật… Ngoài ra, hiện tượng
ngoái lại hoặc đón trước vv. (nói chung là những “bất thường” về mặt thời gian)
trong quá trình kể của người kể chuyện có thể không diễn ra ở các phần cốt truyện
mà ở thành phần xen.
1.1.3. Sự tham gia của NKC xưng “tôi” vào cốt truyện
NKC luôn đồng hành với truyện bởi đó là một “vai” nhà văn hư cấu nhằm mục
đích kể chuyện, song không phải lúc nào anh ta cũng tham gia vào cốt truyện. Người
kể chuyện ngôi thứ ba không xuất hiện trong các sự kiện, biến cố của cốt truyện
(truyện ngắn Chí Phèo, tiểu thuyết Bà Bovary…), thậm chí người kể chuyện xưng
“tôi” chưa chắc đã tham gia đáng kể vào cốt truyện (truyện Dì Hảo).
Người kể chuyện xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại lại tham gia khá tích cực vào cốt
truyện, tất nhiên không phải do việc đồng nhất anh ta với tác giả.
6

Sự tham gia vào cốt truyện không liên quan tới khả năng biết trước, biết tường
tận mọi tình tiết, biến cố



người kể chuyện xưng “tôi” của Gatsby vĩ đại không

toàn tri nhưng không đứng ngoài cốt truyện. Mức độ người kể chuyện xưng “tôi”
(Nick) tham gia vào cốt truyện ở bốn giai đoạn cũng không giống nhau:
- Ở phần thắt nút, người kể chuyện là nhân tố đẩy nhanh hành động của nhân vật:
nhờ Nick, Gatsby đã gặp lại Daisy. Ở phần này Nick tham gia sâu nhất vào cốt
truyện, tạo nên “hiệu ứng domino” dẫn tới những diễn biến tiếp theo.
- Trong phần phát triển cốt truyện, người kể chuyện xưng “tôi” đóng vai trò
chứng nhân (eye-witness), trước cuộc đối đầu giữa Tom - Gatsby, anh ta hầu như
không hề tham gia đối thoại, lặng lẽ quan sát biểu hiện xúc cảm của các nhân vật
khác.
Người kể chuyện xưng “tôi” mô tả họ tỉ mỉ nhưng không giữ thái độ khách quan
hoàn toàn



Nick Carraway đã để lộ bình luận về nhân vật khác, điều này có khả

năng ảnh hưởng đến cảm xúc của người đọc dành cho nhân vật.
- Ở cao trào, Nick Carraway trở thành “người nghe” câu chuyện mà Gatsby kể
trước khi anh thuật lại nó cho một người nghe chuyện nào khác.
- Ở đoạn kết Nick Carraway chỉ có thể kể lại hậu quả của hành động Wilson bắn
Gatsby.
Vai trò của Nick giảm qua từng phần của cốt truyện song anh ta vẫn cố gắng
thuật lại những diễn biến bằng việc đi tìm hiểu chúng, đặc biệt ở phần kết
(resolution) người kể chuyện giống như vị thám tử kể về quá trình điều tra: “người
ta lần ra”, “những thằng bé đã thấy”, “những người lái xe nói rằng”, “cảnh sát thì
cho rằng”, “chẳng có chủ xưởng xe nào từng thấy”, “anh tài xế nghe thấy”.

1.2. Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và điểm nhìn
1.2.1. Trình bày khái niệm “điểm nhìn”
Điểm nhìn là yếu tố cốt lõi trong nghệ thuật trần thuật, như Pospelov nói: “Trong
tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần
thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật với những gì mà anh ta
miêu tả” [90, Dẫn luận nghiên cứu văn học]. Hiểu một cách đơn giản thì khi người
kể chuyện miêu tả và kể lại, anh ta phải có một điểm nhìn (point of view), nó xác
7

nhận việc người kể chuyện nhìn và nhìn như thế nào.
- Luận văn lần lượt trình bày các định nghĩa về điểm nhìn (point of view)/ tiêu
điểm (focalization)/ diện nhìn (vision)…
- So sánh sự tương đồng và khác nhau giữa một số quan điểm về điểm nhìn (của
Nguyễn Thái Hóa, Trần Đình Sử, Đào Duy Hiệp…).
1.2.2. Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo lý thuyết
của Genette
Nick Carraway nhìn chủ yếu từ tiêu điểm đặt bên trong (internal focalization) vì
ba lý do:
○ Người kể chuyện đồng thời đóng vai trò một nhân vật (NKC = NV);
○ +NKC = NV
+NKC tham gia ở mức độ tích cực (active participator)

NKC “nhìn cùng với” NV

vào nhiều sự kiện cùng các nhân vật khác

○ Nick mang ý thức của một chủ thể làm chứng (khi anh quan sát và thuật lại khá tỉ
mỉ những sự kiện, biến cố tạo thành cốt truyện).
Với tiêu điểm bên trong, người kể chuyện có thể vẫn không biểu lộ đánh giá về nhân
vật khác nhưng không thể che giấu bản thân anh ta. Vẫn theo lý thuyết của Genette,
ta thấy tiêu điểm trong Gatsby vĩ đại thuộc loại đa bội (multiple): ngoài NKC xưng
“tôi”, Gatsby đã tự kể về bản thân, cô Jordan Baker và các khách dự tiệc kể về
Gatsby.
Điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” không phải luôn luôn cố định, “dạng
thức tụ tiêu không hề ổn định trong toàn tác phẩm mà rất mềm dẻo, chỉ ở những
đoạn trần thuật được xác định, có thể là rất ngắn”.
1.2.3. Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo một số
quan điểm khác
Trong cuốn Độ không của lối viết, Roland Barthes nhận xét trần thuật từ ngôi thứ
nhất là “một phương thức độc đáo mập mờ quy về cả tác giả, cả người kể chuyện và
nhân vật”.Trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là hình thức kể
chuyện đáp ứng được “khát vọng giãi bày” của người kể chuyện (thậm chí có cái tôi
của nhà văn), do vậy không khó để ta nhận thấy những cảm xúc của Nick Carraway
8

như “angry, and half in love, and tremendously sorry” (“giận dữ, vẫn nửa thấy yêu,
và lòng mênh mang buồn”) hay “provincial squeamishness” (“tâm trạng buồn nôn
tỉnh lẻ”). Nick ít bộc lộ tâm tư nhưng khi anh ta giãi bày, người đọc hầu như tin
tưởng ngay và mau chóng cảm thông bởi một cảm giác gần gũi.
M. Lotman thì coi điểm nhìn (cái nhìn) “như sự định hướng của không gian nghệ
thuật” [19, 471], là không gian bên trong đóng kín (có giới hạn) và không gian bên
ngoài, mở (vô hạn):
- Không gian tâm tưởng của NKC xưng “tôi”
- Không gian bên ngoài mà NKC xưng “tôi” quan sát: không gian biệt thự (hoặc
căn hộ), không gian bên trong ô tô, thung lũng bụi (valley of ashes)…
Còn Tom Quirk (giáo sư trường đại học Missouri-Columbia, Mỹ) gọi điểm nhìn
của Nick là “điểm nhìn kép” (double vision). Điểm nhìn đặc biệt này ảnh hưởng đến
giọng điệu trần thuật.

1.3. Hào quang Gatsby - cái “tôi” kể
Ngoài NKC xưng “tôi”, nhân vật Gatsby cũng “kể”. Trong lời kể của cái “tôi”
này ta thấy: một là hào quang của cuộc sống giàu sang, hai là ánh sáng của ý chí.
Hào quang ở hình tượng Gatsby toát lên trước hết từ cuộc sống giàu sang. Có thể
coi Gatsby là bước tiếp nối kiểu nhân vật triệu phú trong văn học Hoa Kỳ giai đoạn
đầu (1861 - 1914): William Dean Howwel, cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực Mỹ tạo
nên một nhân vật tên là Silas Lapham (The Rise of Silas Lapham), ông làm giàu
bằng nghề kinh doanh sơn và muốn đạt được đẳng cấp xã hội qua việc kết thông gia
cùng gia đình quý tộc Corey; Mark Twain, nhà văn Mỹ lừng danh cũng viết cuốn
The Gilded Age (Thời đại hoàng kim) về người giàu và những cách thức làm giàu;
Theodore Dreiser viết cuốn The Financier thể hiện hình ảnh triệu phú Frank
Cowperwood vv. Gatsby rất tự hào kể về dòng dõi cao quý và nếp sống xa hoa của
mình ở chương IV.

9

Cái “tôi” Gatsby kể chuyện tổng cộng 5 lần:
Bảng 1.2. Những chuyện Gatsby “kể”
Chương IV

Dòng dõi cao quý

Chương VI

Quá khứ cơ hàn

Chương VI

Nụ hôn đầu với Daisy

Chương VII

Vụ tai nạn

Chương VIII

Quá khứ cơ hàn

Căn cứ vào bảng trên, quá khứ cơ hàn được Gatsby kể cho Nick hai lần, tức là trội
hơn so với việc ông kể về cuộc sống giàu có, chứng tỏ cái “tôi” kể này vẫn bị ám
ảnh bởi những ngày gian khổ; nhưng qua nỗi ám ảnh đó ta mới thấy một ánh sáng
khác trong nhân vật, là quyết tâm thay đổi vận mệnh. Gatsby chỉ thú nhận xuất thân
bần hàn với Nick nên ánh sáng của ý chí không dễ nhận biết như hào quang của đời
sống vương giả.

► Tiểu kết:
Với một cốt truyện điển hình gồm: phần thắt nút – phát triển – cao trào – kết thúc
(mở nút), ta có thể đánh giá tương đối toàn diện về mức độ tham gia của người kể
chuyện vào cốt truyện: ở phần thắt nút anh ta là nhân tố thúc đẩy hành động của
nhân vật, vừa là người dự vào vừa là nhân chứng, nhưng đến phần kết thúc thì Nick
chỉ kể lại “tàn dư” của hành động nhân vật mà thôi. Mặc dù mức độ tham gia vào cốt
truyện giảm dần nhưng NKC xưng “tôi” có một ý thức trần thuật khiến anh ta luôn
cố gắng kể trọn vẹn và “thật” nhất.
Timofiev nhận định rằng: “…các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách đánh giá
nhân vật và biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể”, vậy người kể chuyện không
chỉ tác động đến riêng tác phẩm mà còn cả đến người đọc; nếu NKC bộc lộ thái độ
của anh ta thì có khả năng nó sẽ tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của người đọc.
Trong truyện ngắn Hạnh phúc ngắn ngủi của Macomber, người kể chuyện chỉ miêu
tả nhân vật Margaret khóc (The woman cried) nên độc giả sẽ liên tưởng tự do; còn
người kể chuyện Nick đã phần nào khiến ta cảm thấy Daisy giả tạo khi anh miêu tả
nàng “khóc như mưa gió” (Daisy began to cry stormily).

10

Trong tác phẩm, điểm nhìn của NKC xưng “tôi” di chuyển linh hoạt nhưng điều
ấy không làm anh ta “biết tuốt” mọi sự, bằng chứng là NKC xưng “tôi” vẫn bị đánh
lừa.
Người kể chuyện giữ vị trí trần thuật cao nhất song chưa chắc là duy nhất, chẳng
hạn Gatsby vĩ đại còn những cái “tôi” kể khác (VD: cái “tôi” kể Gatsby) giúp làm rõ
hơn các sự kiện của cốt truyện.

11

Chương 2. Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm

2.1. Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby
Người kể chuyện do nhà văn sáng tạo nên nhằm mục đích kể chuyện, bởi vậy
đương nhiên nó mang những đặc điểm khác tuyến nhân vật thông thường, nhưng
điều đó không có nghĩa là người kể chuyện tách biệt với những nhân vật khác, giữa
người kể chuyện và các nhân vật luôn có mối liên hệ. Người kể chuyện xưng “tôi”
trong Gatsby vĩ đại, đồng thời là một nhân vật của truyện có tương tác đáng kể với
các nhân vật khác, đặc biệt với nhân vật trung tâm. Bởi vậy, luận văn tìm hiểu việc
NKC tác động như thế nào tới nhân vật trung tâm và ngược lại, Gatsby ảnh hưởng ra
sao đến Nick.
- Nếu người kể chuyện thay đổi trình tự kể thì Gatsby có thể hiện diện ngay từ
chương I. Nếu Nick mô tả ông kĩ lưỡng hơn thì chân dung Gatsby có thể trở nên
đậm nét thay vì bí ẩn.
- Cái chết của Gatsby tác động lớn đến tinh thần Nick, khiến cách anh ta nhìn
nhận thế giới cũng thay đổi.
- Giữa người kể chuyện với nhân vật trung tâm có sự chuyển đổi vai trò: Gatsby
trở thành cái “tôi” kể còn Nick đóng vai trò một người nghe, là đối tượng cái “tôi”
kể trực tiếp hướng đến. Trở thành người nghe, Nick đã tiến sâu hơn vào mối quan hệ
với Gatsby (môtip “bạn tâm giao”) nhưng Gatsby không “cặp đôi” với Nick như
Don Quixote - Sancho Panza (Don Quixote) hay Watson - Sherlock Holmes
(Sherlock Holmes).

2.2. Bóng tối Gatsby - cái “tôi” được kể
Chúng ta nhớ rằng trước khi Nick thực sự quen biết nhân vật trung tâm, cái tên
“Gatsby” ba lần bị bỏ lửng trong các đối thoại, thân thế con người này chìm trong
bóng tối.
Khi dự tiệc tại nhà Gatsby, Nick kể rằng: “không có ai ngả vào Gatsby, không
mái tóc ngắn kiểu Pháp đang mốt nào chạm đến vai Gatsby, và chẳng có tốp tam tứ
ca nào chụm đầu hát với nhau lại có đầu Gatsby”, sự vắng mặt của cái “tôi” được kể
trong chính sự kiện mà ông tổ chức là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, nó cũng là điều
kiện thuận lợi để người ta tự do lan truyền những chuyện phù phiếm, tiêu cực về ông
12



nhân vật càng bị bóng tối bao phủ.
Những lời đồn rải rác ở các chương chứ không tập trung trong một chương,

chứng tỏ Gatsby là cái “tôi” được kể một cách sôi nổi và dai dẳng.
2.1. Tập hợp những người kể về Gatsby
Cha
Gatsby

NKC
Nick

Tom

Wolfsheim

Jordan
Cái “tôi”
được kể

Gatsby

Đám
kiều nữ


Cathrine

Ông
Mumble


Lucille

Cô gái
đến dự
tiệc

Sự tồn tại nhiều người kể mang chức năng gây nhiễu thông tin, Lê Huy Bắc gọi đây
là trần thuật đa năng, “tuân thủ nguyên tắc gợi mở, tin đồn nhiều hơn đưa ra thông
tin chính xác”. Ở đây không riêng người kể chuyện mà những cái “tôi” kể cũng sở
hữu điểm nhìn, “mỗi cái nhìn trong văn bản đều cố đạt đến tính chân lý và mong
muốn khẳng định mình trong cuộc đấu tranh với những cái nhìn đối lập” [471].
Chính tình trạng đấu tranh giữa các điểm nhìn đã duy trì truyện kể, bởi khi chúng
triệt tiêu điểm nhìn đối lập thì có khả năng sẽ tự triệt tiêu mình.
Nếu không xét trường hợp Gatsby kể về mình, có 10 người kể về nhân vật trung
tâm, số người kể sự thật là 3/10 (Jordan cũng kể sự thật mối tình giữa Gatsby và
Daisy), số người loan tin đồn hoặc không muốn kể sự thật chiếm 7/10. Tỉ lệ áp đảo
giải thích tại sao bóng tối bao trùm lên cái “tôi” được kể, nó đối lập với hào quang
mà Gatsby trưng ra để được Daisy chú ý.

2.3. Độc thoại nội tâm của người kể chuyện xưng “tôi”
- Luận văn trình bày một số định nghĩa về độc thoại nội tâm, từ đó phân biệt nó
với độc thoại.
13

Độc thoại nội tâm

Độc thoại

○ là phát ngôn của nhân vật đối ○ là phát ngôn dài dòng, không bị
với bản thân mình

ngắt quãng bởi lời của người khác

○ trực tiếp phản ánh quá trình tâm

○ không thể theo dõi độc thoại nội ○ diễn ra trong đời sống, kịch nói
tâm trong đời sống mà phải trên
văn bản nghệ thuật
- Độc thoại nội tâm xuất hiện dưới một số hình thức nhất định:
○ Dạng trực tiếp tự do
○ Lời nửa trực tiếp
○ Dòng ý thức (stream of consciousness)
Các hành động, biến cố nhiều hơn những đoạn khơi sâu cảm xúc, tâm tư đã đảm
bảo cốt truyện bền vững. Tuy nhiên, tác phẩm khó lòng trở thành kinh điển nếu thiếu
đi khoảng lặng của sự suy tưởng. Quãng hồi ức, trầm tư cuối truyện được nhiều nhà
phê bình đánh giá là đẹp và trữ tình bậc nhất, rõ ràng độc thoại nội tâm là một yếu tố
làm nên chất thơ cho tiểu thuyết. Trong Gatsby vĩ đại, độc thoại nội tâm không phá
vỡ cốt truyện song cũng chẳng khiến nó phát triển gì thêm: khi nhân vật suy tư, anh
ta tách biệt với hiện thực xung quanh, không tương tác cùng ai, biến thành “nhân vật
không hành động” – như cách Lotman gọi. Tình trạng đóng băng không tạo điều
kiện nảy sinh biến cố mà ta biết rằng biến cố là cơ sở của cốt truyện.

►Tiểu kết:
Fitzgerald đã khắc họa chân dung con người cô đơn của thời đại Jazz (1918 1929) trong tiểu thuyết Gatsby vĩ đại.

14

Chương 3. Người kể chuyện xưng “tôi” và thời gian sự kiện
Thời gian đóng vai trò cốt yếu trong tiểu thuyết bởi nó là “phẩm chất định tính
quan trọng của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại
nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm”.
Không chỉ Fitzgerald mà người kể chuyện xưng “tôi” cũng sở hữu một cảm quan
thời gian – nó bộc lộ trong quá trình anh ta trần thuật các sự kiện: tình yêu, cái chết
và giấc mơ Mỹ. Thời gian qua những sự kiện đó không thuần túy là một vận động
tuyến tính, nó vừa ngược về dĩ vãng vừa vượt đến tương lai, nó cô lại thành cái
thoáng chốc, hư ảo nhưng có lúc kéo dài như ngưng đọng mãi mãi.

3.1. Tình yêu
Người kể chuyện xưng “tôi” không chủ động theo dõi nhưng lại chứng kiến rõ
nhất hai cuộc ngoại tình. Ở chương II: Tom đưa anh ta đến căn hộ của tình nhân tại
New York, sau đó quan hệ này không được kể thêm lần nào, tới chương VII thì
Myrtle chết; trong chương V: anh ta nhận lời giúp Gatsby gặp lại Daisy, tới chương
VIII: Gatsby chết. Người kể chuyện cũng kể về mối tình của mình, ở chương IV:
Nick ôm hôn Jordan, chương VIII: cuộc điện thoại tẻ ngắt giữa Nick và Jordan, tới
chương IX: anh ta chia tay cô.
Bảng thống kê các sự kiện về tình yêu theo niên biểu thời lưu và thời gian văn
bản
Thời gian văn

Thời gian của

bản

sự kiện

Khoảng 4 dòng

Đối thoại

Sự kiện

Trật
tự

Tom hẹn gặp Myrtle

1

Tom đấm vỡ mũi Myrtle

2

Nick ôm hôn Jordan

3

Gatsby ở bên Daisy

4

Ánh mắt tình tứ giữa

5

Chóng vánh
Khoảng 8 dòng

Quãng nửa đêm

Khoảng 11 dòng
Khoảng 16 dòng

Cả tiếng đồng hồ

4 dòng
15

Gatsby và Daisy
14 dòng

Cú điện thoại

Nick & Jordan cùng nói

ngắn ngủi

rằng muốn gặp nhau

Khoảng 35 dòng

Nick & Jordan chia tay

6
7

Ba mối tình đều được kể theo một “nhịp” nhanh, ta gần như chưa kịp cảm nhận thì
chúng đã kết thúc, bản thân “nhịp” kể phản ánh sự chóng vánh của những quan hệ.
Cảm giác dồn dập, gấp gáp trong truyện khiến Gatsby vĩ đại đậm chất ciné của
Hollywood, các nhịp nhanh là chủ đạo song không vì vậy mà thiếu quãng ngưng –
“làm chậm lại truyện kể”.
Qua những sự kiện liên quan tới tình yêu, người kể chuyện xưng “tôi”: - Dần dần
“nhận diện” các nhân vật khác, đồng thời chuyển biến thái độ trước họ.
- Thay đổi quan niệm về chính bản thân.

3.2. Cái chết
Văn chương đã lấy cái chết làm một “cảm hứng” từ lâu, cái chết vì tuổi già, bệnh
tật, tự tử… Cái chết là sự kiện kết thúc câu chuyện của Thời đại Jazz, tương tự như
nó đã khép lại Bà Bovary hay Anna Karenina. Trong những tiểu thuyết đó, bao giờ
cũng có một sự vật/ sự kiện khác đón trước cái chết. Ở tác phẩm Bà Bovary, Emma
thấy bó hoa cưới của người vợ trước, “nàng nghĩ tới bó hoa cưới của mình bọc trong
một tờ bìa cứng và nàng bâng khuâng tự hỏi người ta sẽ đem nó làm gì, nếu tình cờ
nàng chết đi” [3,66]. Với Anna Karenina: nhân vật chính chứng kiến một công nhân
bị xe lửa nghiền nát. Còn trong Gatsby vĩ đại, sự dự báo vượt thời gian xảy ra trên
cầu Queensboro: “Một người chết đi ngược chiều chúng tôi trong chiếc xe linh cữu
chất đầy hoa” [1,100].
Cái chết trong Gatsby vĩ đại biểu hiện:
- Sự xử lý thời gian tinh tế: đón trước, chứng tỏ một sự linh cảm mạnh mẽ về tương
lai
- Ý nghĩa tôn giáo
- Nỗi cô đơn
- Phép ẩn dụ sự khước từ đời sống dối trá
16

- Liên hệ với sự phát triển cốt truyện: nếu cái chết của Myrtle (tức bà Wilson) dẫn
đến hành động ông Wilson bắn Gatsby – đưa cốt truyện từ cao trào chuyển sang kết
thúc thì cái chết của Gatsby đã khép lại toàn bộ chuỗi hành động, nói cách khác là
đặt dấu chấm hết cho cốt truyện.

3.3. Giấc mơ Mỹ
Nhà văn James Truslow Adam lần đầu tiên sử dụng cụm từ “giấc mơ Mỹ” trong
cuốn Thiên hùng ca Mỹ (Epic of America) năm 1931. Người Mỹ tự hào về Thiên
hùng ca, chỉ trên đất Mỹ một đứa trẻ không phải con nhà dòng dõi mới có cơ hội
thành đạt, một người da màu mới có thể trở thành tổng thống của cộng đồng da
trắng, một người phụ nữ mới có thể nắm quyền lực chính trị… Giấc mơ Mỹ tưởng
chừng trừu tượng sẽ trở nên cụ thể, gần gũi với từng cá nhân, với Gatsby đó là sự
đổi đời và tình yêu.
Ở chương V, khi giấc mơ tình yêu sắp thành hiện thực, tức là khi Gatsby đợi
Daisy tới, người kể chuyện đã ghi thời gian rất tỉ mỉ: “Lúc mười một giờ…”, “lúc
hai giờ”, “Đến ba rưỡi…”, “trong nửa phút”, “Nửa giờ sau…”



bước chuyển thời

gian phản ánh tâm trạng đợi chờ thắp thỏm; từ 11 giờ trưa tới quãng 4 giờ chiều là
khá dài với chúng ta, song còn lâu hơn nữa, tưởng chừng cả thế kỷ với Gatsby.
Tình yêu trong quá khứ của Gatsby lặp lại 3 lần, ở chương IV, VI và VIII, việc
kể n lần cái xảy ra một lần gọi là truyện kể lặp lại, cấp độ đầu tiên khi nghiên cứu
tần suất (fréquence). Hiện tượng hồi quy cùng một sự kiện như vậy cho thấy hai
điều: thứ nhất tâm trí Gatsby bị choán ngợp bởi tình cảm với Daisy nên ông thường
kể cho Nick nghe; thứ hai, người kể chuyện cũng quan tâm tới mối tình dĩ vãng này
(dù bề ngoài thì tỏ vẻ sốt ruột).
Gatsby luôn muốn thoát khỏi quá khứ nghèo khổ nhưng lại ao ước khôi phục tình
yêu trong dĩ vãng: “Không thể lặp lại quá khứ? Sao cơ, tất nhiên là được chứ”.
Dường như nhân vật tồn tại giữa hai luồng thời gian hiện tại – quá khứ và ta thấy
cũng có hai lớp truyện kể đan cài vào nhau. Một truyện kể xảy ra trong 3 tháng mùa
hè năm 1922, về sự nối lại quan hệ giữa Gatsby và Daisy; một truyện kể khác về quá
trình trưởng thành của Gatsby trước khi ông trở thành đại gia, thời gian kéo dài ≈12
năm (từ 1906 đến 1918). Diễn biến cuộc ngoại tình chiếm ≈ 23 trang văn bản
17

(chương V, VII) còn quá trình trưởng thành ≈ 12 trang (chương VI, VIII, IX).
Ta có thể so sánh cảm quan thời gian giữa nhân vật trung tâm và người kể
chuyện. Gatsby luôn luôn hoài nhớ tình yêu quá khứ vì tâm trạng hoang mang trước
hiện tại: mối tình vụng trộm chính là “hiện tại”, sự “đang trôi qua” cộng thêm thái
độ lấp lửng mà Daisy tỏ ra đã chứng tỏ tính bấp bênh của nó. Nick sống trong hiện
tại nhiều hơn, không mơ mộng dĩ vãng: “tôi không bao giờ kéo lê những giấc mơ đã
quên lãng từ lâu từ tuổi này sang tuổi khác”.

► Tiểu kết:
Truyện kể có lúc theo trật tự biên niên, có khi lại bị đảo lộn thời gian, thể hiện
nhiều trạng thái trước thực tại. Sự ngoái lại phản ánh nỗi tiếc nhớ quá khứ hoặc một
ám ảnh; đón trước cho thấy linh cảm mạnh mẽ về những gì sắp diễn ra; còn quãng
ngưng như “chìm vào tâm tình, triết lý hoặc khơi sâu ý nghĩa cuộc đời” [251].
Dường như một truyện kể càng bộn bề tâm trạng thì thời gian càng được xử lý một
cách đa dạng.
Thời gian vốn là biến ảo, vô hình, song không thể phủ nhận nó luôn hiện diện
trong từng sự kiện đời sống: tình yêu thoáng chốc hay vĩnh cửu, cái chết bất thần
hay dai dẳng và giấc mơ dài ngắn thế nào, tất cả đều được ước định qua thời gian.
Người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby cảm nhận thời gian khác nhau. Hiện tại
của Gatsby tràn ngập hình ảnh quá khứ, còn Nick vẫn đủ khôn ngoan để sống trong
hiện tại; Gatsby chưa bao giờ nói về tương lai nhưng Nick đã suy nghĩ nghiêm túc
về nó: “Trước mặt tôi là cả một thập kỷ mới trải dài”. Đọc Gatsby vĩ đại, ta thấy
người kể chuyện xưng “tôi” giống một nhà thông thái ý thức được cái hiện tại đang
trôi qua nghĩa là nó sắp trở thành quá khứ, anh ta cay đắng thay cho Gatsby: “giấc
mơ của ông có vẻ gần đến nỗi thể nào ông cũng sẽ bắt được nó. Ông không biết rằng
nó đã ở sau lưng ông mất rồi”, đồng thời anh ta cũng chuẩn bị một tâm thế đón nhận
những gì sẽ xảy ra, ngay cả cái Chết.

18