Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (lv01787)

  • pdf
  • 105 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THỊ VÂN

NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THỊ VÂN

NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN THỊ THẢO MIÊN

HÀ NỘI, 2015

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
2, nơi tôi đã học tập, nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn này. Tôi xin chân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người yêu quý đã giúp tôi
có được kết quả như ngày hôm nay.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tôn Thảo Miên.
Với học vấn uyên thâm, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cô đã hướng dẫn tôi
tìm hiểu đề tài, nghiên cứu các thành tựu sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ,
định hướng xây dựng những luận điểm khoa học khách quan, chính xác và nhiệt
tình, trách nhiệm trong quá trình hoàn thiện luận văn của tôi.
Tuy thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 không nhiều, nhưng tôi đã học tập và trưởng thành rất nhiều
trong nhận thức, nghiên cứu khoa học của mình. Kết quả của quá trình đào tạo
Thạc sĩ sẽ giúp tôi vững vàng hơn trong nghề nghiệp mà tôi đã gắn bó và cống
hiến trọn đời mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2015
Người viết

Phạm Thị Vân

LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tất cả các ý tưởng, đề tài và nội
dung chính của luận văn đều do sự nghiên cứu trung thực, nghiêm túc của tôi.
Khi thực hiện đề tài, tôi có sử dụng các tư liệu tham khảo liên quan tới
vấn đề nghiên cứu, nhưng tất cả chỉ là những gợi ý khoa học cần thiết để tôi phát
triển ý tưởng của mình. Tất cả tư liệu được sử dụng, tôi đều có trích dẫn nguồn
gốc một cách rõ ràng.
Công trình nghiên cứu này của tôi cũng chưa được công bố trên bất cứ
phương tiện thông tin đại chúng nào.
Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của mình.

Người viết

Phạm Thị Vân

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
7. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 9
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ................................... 10
1.1. Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới ........................................................ 10

1.1.1. Khát quát chung.................................................................................. 10
1.1.2. Đội ngũ sáng tác ................................................................................. 12
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ ............................................. 15
1.2.1.Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ ................................................. 15
1.2.2. Quan niệm sống và viết ...................................................................... 16

1.2.3. Các chặng đường sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ.......................... 17
1.2.3.1. Chặng sáng tác đầu tiên (trước khi tác giả lập gia đình) ............... 17
1.2.3.2. Chặng sáng tác thứ hai (sau khi tác giả lập gia đình).................... 21
1.2.4. Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ................................ 26
1.2.4.1. Viết về người phụ nữ với những ám ảnh về tình yêu,
tình người ........................................................................................................... 26

1.2.4.2. Nét sắc sảo, táo bạo, trưởng thành, già dặn kết hợp với sự nhạy cảm,
nữ tính ................................................................................................................ 29
1.2.4.3. Lối kể như lời tâm tình, tự bạch .................................................... 30
CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
THỊ THU HUỆ ................................................................................................. 33
2.1. Nhìn chung về nhân vật trong truyện ngắn .................................................. 33
2.1.1. Khái niệm chung ................................................................................ 33
2.1.2. Chức năng của nhân vật trong truyện ngắn ......................................... 34
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ......................... 34
2.2.1. Nhân vật người phụ nữ ....................................................................... 35
2.2.1.1. Giàu hi sinh ................................................................................. 35
2.2.1.2. Khát yêu ....................................................................................... 36
2.2.1.3. Nhiều lo âu .................................................................................. 38
2.2.2. Nhân vật cô đơn, đánh mất hạnh phúc ................................................ 42
2.2.2.1. Cô đơn trong gia đình, xã hội ....................................................... 43
2.2.2.2. Cô đơn trong chính bản than ........................................................ 46
2.2.3. Nhân vật tranh đấu, nổi loạn ............................................................... 47
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ.......................................................................................... 51
2.3.1. Xây dựng tâm lí nhân vật qua độc thoại .............................................. 51
2.3.2. Xây dựng nhân vật qua điểm nhìn trần thuật....................................... 56
2.3.3. Xây dựng nhân vật trong không gian đời tư ........................................ 58
CHƯƠNG 3. CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ
THU HUỆ ......................................................................................................... 63
3.1. Nhìn chung về cốt truyện trong truyện ngắn ................................................ 63
3.1.1. Khái niệm chung ................................................................................ 63
3.1.2. Chức năng của cốt truyện trong truyện ngắn ....................................... 65

3.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ....................... 65
3.2.1. Kiểu cốt truyện tâm lí ......................................................................... 66
3.2.2. Kiểu cốt truyện luận đề ....................................................................... 72
3.2.3. Kiểu cốt truyện kì ảo .......................................................................... 78
3.3.

Nghệ

thuật

xây

dựng

cốt

truyện

trong

truyện

ngắn

Nguyễn Thị Thu Huệ.......................................................................................... 85
3.3.1. Xây dựng tình huống .......................................................................... 85
3.3.2. Xây dựng chi tiết giàu sức gợi ............................................................ 90
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 95

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự đổi mới của truyện ngắn đương đại
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới có nhiều thành tựu đáng khẳng định,
trong đó đáng chú ý là những cách tân ở thể loại truyện ngắn với sự chuyển đổi hệ
hình tư duy, từ tư duy sử thi sang tư duy thế sự đời tư và theo đó là sự thay đổi
quan niệm nghệ thuật về con người, thay đổi giọng điệu.
Từ 1986 trở lại đây, cùng với sự vững vàng chín chắn của những nhà văn
lớp trước như: Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Xuân Thiều
... là sự xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn đặc sắc như Nguyễn Huy Thiệp,
Lưu Sơn Minh, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Lý Lan, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy ... Trong đó,
Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn có sức viết khoẻ và đặc biệt có duyên với
truyện ngắn, có cá tính độc đáo và cách viết mới lạ.
1.2. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - một cây bút truyện ngắn đương
đại tiêu biểu
Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút không còn xa lạ với những ai yêu thích văn
chương, đặc biệt là văn chương sau đổi mới. Sau nhiều năm vắng bóng trên văn
đàn để tập trung vào truyền thông và điện ảnh, chị bất ngờ trở lại với Thành phố
đi vắng - tập truyện gồm 14 truyện được nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2012.
Khi đó chúng ta mới hay sức sống văn chương trong truyện vẫn còn đầy tràn
cùng với nhiều điểm nhìn mới khác.
Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên chị đã xác lập được vị trí của mình
trên văn đàn. Thu Huệ đã viết những tập truyện được dư luận chú ý như: Cát đợi
(1992), Hậu Thiên Đường (1994), Phù thủy (1997), 21 truyện ngắn (2001), Nào
ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và thành phố đi
vắng (2012) là tập truyện gần đây nhất. Chị cũng là nhà văn nữ gặt hái được

2

nhiều thành công và nhận được nhiều giải thưởng có uy tín: Đạt giải nhì cuộc thi
truyện ngắn của Hội văn học nghệ thuật Hà Nội (1986); giải nhì cuộc thi truyện
ngắn Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong(1993); giải nhất cuộc thi truyện
ngắn NXB Hà Nội (1994), cùng năm đó chị đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn
do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức và nhận tặng thưởng hội nhà văn với tác
phẩm Hậu Thiên Đường. Năm 2012, chị nhận được giải thưởng của hội nhà văn
dành cho tập truyện ngắn Thành phố đi vắng.
Với những tập truyện ngắn xuất sắc, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã góp
phần cách tân nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Truyện ngắn của Nguyễn Thị
Thu Huệ có khả năng phản ánh các vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện
đại, đặc biệt có khả năng khai thác chiều sâu những góc khuất trong đời sống nội
tâm của con người. Để làm được điều này nhà văn phải có quan điểm mới mẻ về
hiện thực và cuộc sống của con người, có sự táo bạo trong cách viết, cách xử lý
vấn đề. Đây là những yếu tố quyết định thành công của truyện ngắn Nguyễn Thị
Thu Huệ. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn “Nhân vật và cốt
truyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” làm đề tài cho luận văn của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm nói chung và truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng đã
được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cũng như các luận văn tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Ở đây, tác giả luận văn xin hệ thống những công trình và bài
nghiên cứu tiêu biểu nhất.
2.1. Các bài phê bình và công trình nghiên cứu về nhà văn Thu Huệ
Ngay từ khi Nguyễn Thị Thu Huệ mới xuất hiện với các truyện ngắn dự
thi, các nhà phê bình đã giành cho chị những lời đánh giá tích cực. Sau này, với
tập truyện thay đổi hoàn toàn phong cách – Thành phố đi vắng – chị còn nhận
được nhiều đánh giá tích cực hơn.

3

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết “Báo cáo giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam 2012” cũng đã ghi nhận “(Thành phố đi vắng) đã thực sự làm
đầy thêm hồ sơ sáng tạo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và đặt
chị vào vị trí những nhà văn Việt Nam đương đại viết truyện ngắn tiêu biểu”
[47]. Bên cạnh đó, nhà văn Nhật Tuấn trong bài viết Một thành tựu văn xuôi
hiện đại, nhân đọc Thành phố đi vắng đã nhận thấy: “(Thành phố đi
vắng) thực sự rất đáng ghi nhận như một tín hiệu đáng mừng, một thành tựu
mới trong văn xuôi hiện đại” [49,19].
Nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Thu Huệ là điều để lại ấn tượng
mạnh nhất cho các nhà phê bình.
Nhà văn Hồ Phương khi đọc truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ không
tránh khỏi ngạc nhiên. Ông đã đưa ra nhận xét rất đúng về truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ trong bài viết “Thế hệ thứ ba”, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân
đội số 1/1994: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc
Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ
phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như
nó cũng biết cả” [41]. Đây là đánh giá về nội dung, tư tưởng của truyện ngắn
Thu Huệ. Nhà văn Hồ Phương đã sớm phát hiện ra chất thế sự được thể hiện
dưới bút pháp miêu tả nội tâm sắc sảo của Thu Huệ.
Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu trong cuốn “Luận chiến văn chương”
(NXB Văn học năm 1997) cũng đã nhận xét về chất thế sự của Thu Huệ. Song
nó ít thiên về giáo dục đạo lí mà lại giống như lời tâm sự lúc con người dồn nén
cảm xúc cao nhất: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ có một chất gì đó vỡ ra
ào ạt, khuấy đảo sôi sục cảm xúc trong người đọc” [17,217].
Tiếp theo, vào năm 2003, tác phẩm của Thu Huệ lại một lần nữa đực soi
chiếu dưới sự đánh giá của nhà phê bình. Trong bài viết “Những truyện ngắn
hay” đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 12/2003; Lý Hoài Thu đã nhận ra

4

nét riêng trong một số truyện ngắn dự thi của Thu Huệ: “những cuộc săn đuổi,
tìm kiếm đích thực của tình yêu dường như được nâng lên để đẩy đến tận cùng
của ý đồ” [27]. Phát hiện này cũng đồng thời chỉ ra mảng đề tài rộng lớn mà Thu
Huệ dành bút lực để trải nghiệm, đó chính là tình yêu và hình ảnh người phụ nữ.
Người phụ nữ khao khát tình yêu song với họ tình yêu không đơn giản. Họ đang
phiêu lưu, đang mạo hiểm, đang kiếm tìm, thậm chí đang chơi xổ số trong cuộc
kiế tìm tình yêu đích thực trong đời. Từ cuộc kiếm tìm ấy, Thu Huệ để lại suy
nghĩ và bài học sâu sắc về cách sống cho người phụ nữ đương đại.
Bên cạnh những bài viết nhận xét về nội dung, có nhiều bài viết đánh giá
cả về mặt nghệ thuật tác phẩm của Thu Huệ.
Tác giả Kim Dung trong bài “Đọc hồi ức Bến trần gian” đăng trên tạp chí
Văn nghệ Quân đội, số 11/1994 cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
luôn có hai mặt – vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của
chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó thuần nhất, không đơn giản thậm
chí có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ” [5]. Nhận xét này
mang tính cảm nhận bước đầu về chất giọng riêng biệt trong truyện ngắn Thu
Huệ. Nó làm tiền đề để ta đi lí giải sâu nghệ thuật trong truyện ngắn Thu Huệ
với việc xây dựng nhiều mảng sống đối lập nhau, đặc biệt không thiếu nội tâm
trải dài theo trang viết. Khi tìm hiểu kĩ truyện ngắn Thu Huệ, ta có thể lí giải
chất đối chọi ấy qua sự phối hợp giữa chất lí và chất tình, chất đời và chất người.
Tìm hiểu mặt thứ nhất: chất lí, chất đời, Bùi Việt Thắng đã nhận xét:
“Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi người đọc trước hết vì giàu chất
đời” và “những truyện ngắn hay của Thu Huệ là nhờ người viết biết bứt lên
được trên cái có thực đến tận cùng để tìm tòi cái gì đó cao hơn con người, đó là
đời sống tâm hồn vốn không rõ ràng, rành mạch, vốn bí ẩn khó giải thích
bằng lý trí” [45]. Ngoài ra tác giả còn nhận xét về các phương diện khác như đề
tài “Thu Huệ quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại và tan rã

5

như thế nào, bởi những nguyên nhân nào”; tình huống “tuy hẹp nhưng đặc sắc”;
ngôn ngữ “có độ căng của nhịp điệu”; câu thường ngắn, cấu trúc đơn giản; “
hoạt trong giọng điệu: lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm trầm triết lý, có lúc
đỏng đảnh lại có lúc dịu dàng đến bất ngờ” [45].
Nhận xét về mặt thứ hai: chất tình, chất người; Đoàn Hương trong bài
“Những ngôi sao trẻ” đăng trên báo Văn nghệ trẻ 2/1996 lại ghi nhận: “Huệ lại
có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô
“kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong
cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ” [16,7]. Ý kiến này đi sâu vào nguồn
cảm xúc dâng trào trong các trang viết của Thu Huệ. Bằng cảm xúc ấy, tác phẩm
của nữ nhà văn thiên về tâm sự với người dẫn truyện cho tới cách bộc lộ tâm
trạng mang nét riêng biệt.
Cùng chung nhận xét theo khuynh hướng thứ hai; Nguyễn Việt Hòa khi
đọc tập truyện mới của Thu Huệ đã đưa ra lời phê bình tập truyện: “Chất lãng
mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ
tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ ” [9]. Hồ Sỹ Vịnh
cũng chung nhận xét. Tác giả đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình
diện thi pháp và chỉ ra rằng: “Nhà văn này đã vượt ra ngoài phương thức miêu
tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế, vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng
nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích, khai thác chiều sâu những góc
khuất uẩn khúc “thế giới bên trong” của con người” [9].
2.2. Các luận văn, các công trình nghiên cứu về nhà văn Thu Huệ
Tuy mới xuất hiện song chất văn mới lạ đã làm Thu Huệ sớm trở thành
đối tượng tìm hiểu của các luận văn thạc sĩ. Điều đáng chú ý là đa số các tác giả
luận văn là nữ. Có lẽ tiếng nói giới nữ đã kéo nhà văn và người nghiên cứu lại
gần nhau. Từ đó, các luận văn như một tiếng nói đồng sáng tạo với chính tác giả
Thu Huệ và các truyện ngắn của chị. Đó là những đề tài có liên quan nhưng

6

khác về góc độ và nhiệm vụ nghiên cứu với đề tài của chúng tôi. Trong đó, ta có
thể kể tới một số luận văn tiêu biểu sau:
Vũ Thị Tố Nga ở đề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” đã xem xét một cách khá toàn diện về các truyện
ngắn của Thu Huệ và chỉ ra “tư duy hướng nội là một đặc điểm định tính đã
phần nào chi phối các phương thức diễn đạt. Nhiều hình thức nghệ thuật đã
được Thu Huệ khéo léo đan cài và sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm
trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng lối viết hết mình đến cạn
kiệt...chúng ta thấy được nỗi say đắm của chị với cuộc đời và con người”
[28,108].
Ngoài ra còn có luận văn “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ” của Bùi Thị Duyên thuộc trường ĐH KHXHNV Hà
Nội [6]. Luận văn đã nhận xét Thu Huệ là nữ nhà văn trẻ đầy nhiệt huyết và
cũng không kém phần tinh tế, sắc sảo giành được nhiều sự quan tâm sâu sắc của
độc giả trong và ngoài nước thời gian qua. Bằng cách viết đụng chạm đến những
vấn đề cấm kị, nhà văn nữ đã thay mặt cho người phụ nữ tự “cởi trói”, tự chứng
tỏ rằng trong sáng tác không nên phân biệt nam hay nữ. Truyện ngắn của chị
thấm đẫm hơi thở của thời đại, dũng cảm phơi bày những cảm nhận riêng tư về
cuộc sống và thời đại, phơi bày những khát khao của những người trẻ tuổi
nhưng cô độc, muốn được sống là chính mình. Những người phụ nữ trong sáng
tác của nhà văn nữ khát khao yêu và được yêu, khát khao được sống tự do, được
làm theo sở thích, được khám phá, được bay nhảy, được trồi lên khỏi những
khuôn thước ràng buộc, sáo rỗng để được sống là chính mình. Về mặt nghệ
thuật, tác giả luận văn khẳng định: nhà văn nữ không chỉ dừng lại ở nghệ thuật
miêu tả tâm lí, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, điểm nhìn
trần thuật mà các chị còn đi sâu vào ngôn ngữ, giọng điệu nhân vật, khai thác
các hình ảnh biểu tượng có tính nghệ thuật cao … nhằm làm nổi bật cái bản chất

7

bên trong của nhân vật, để nhân vật hiện lên phong phú, sống động, có chiều
sâu, gây ấn tượng mạnh và được lưu nhớ trong lòng người đọc.
Thứ ba, có thể kể đến luận văn “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ” của Triệu Thị Hiệp thuộc ĐH Thái Nguyên năm 2014 [7]. Luận văn đã
đưa ra khái quát về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Bên cạnh đó, tác giả phát
hiện ra mảng đề tài quen thuộc trong truyện ngắn của Thu Huệ. Đó là đề tài tình
yêu, hôn nhân, gia đình; đô thị, văn hóa đô thị. Cũng từ đó, tác giả chỉ ra cái
nhìn đa chiều về cuộc sống trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, việc phát
hiện những thói tật xấu xa trong các nhân vật cũng như khát vọng về một cuộc
sống tốt đẹp trong truyện của Thu Huệ. Trong luận văn, có một mảng lớn, tác
giả nói về con người với sự tự ý thức, sự trải nghiệm nỗi đau cũng như đời sống
vô thức. Nội dung ấy được thể hiện bằng nghệ thuật truyện ngắn đa dạng, linh
hoạt. Tác giả đã chú ý tới tất cả các phương diện nghệ thuật. Cụ thể: Nghệ thuật
xây dựng nhân vật với nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật, nghệ thuật khắc
họa tâm lý nhân vật. Tiếp theo, nghệ thuật xây dựng cốt truyện với nét tiêu biểu
là xây dựng cốt truyện tâm lý, cốt truyện kỳ ảo. Ngoài ra, tác giả cũng khai thác
cả không – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, ngôn
ngữ bà giọng điệu.
Tóm lại, ta thấy đã có nhiều công trình, bài viết đánh giá về Nguyễn Thị
Thu Huệ. Xu hướng chung của các bài phê bình là ca ngợi khả năng nắm bắt và
phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc và giọng văn đặc biệt của Thu Huệ. Nhưng
một điều có thể nhận thấy là các ý kiến phần lớn bàn về truyện ngắn của Thu
Huệ nói chung mới là những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát ở những
khía cạnh khác nhau mà hầu như chưa tìm hiểu và xem xét nhân vật và cốt
truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ một cách hệ thống. Cho đến
nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về nhân vật và cốt truyện trong
truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Chọn đề tài này, chúng tôi dựa vào thành tựu

8

nghiên cứu của những người đi trước, từ đó triển khai vấn đề để làm nổi bật đặc
điểm về nội dung và hình thức trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, trên cơ
sở đó ghi nhận đóng góp của chị với thể loại truyện ngắn nói riêng và với
văn học Việt Nam đương đại nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện đặc điểm nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị
Thu Huệ trên phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Khẳng định thành tựu và những đóng góp của Nguyễn Thị Thu Huệ đối
với thể loại truyện ngắn và với văn học Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát và tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người
trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Thị
Thu Huệ
- Khẳng định vị trí và đóng góp của Nguyễn Thị Thu Huệ đối với nền văn
xuôi Việt Nam đương đại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên
phương diện nội dung và nghệ thuật.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Thị Thu Huệ:
Cát đợi (Nhà xuất bản Hà Nội - 1992)
Hậu thiên đường (Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1993)
Phù thủy (Nhà xuất bản văn học -1995)
21 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ (Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2001)
Nào, ta cùng lãng quên (Nhà xuất bản Hội nhà văn - 2003)

9

37 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ (Nhà xuất bản văn học - 2006)
Thành phố đi vắng (Nhà xuất bản trẻ - 2012)
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê, hệ thống.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp liên ngành
Các phương pháp nghiên cứu trên không tách rời nhau mà tương tác, bổ
sung cho nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
7. Giả thuyết khoa học
- Nghiên cứu một cách hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
trên phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm nổi bật của nhân vật và cốt truyện
trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Ghi nhận thành tựu và đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
đối với truyện ngắn Việt Nam đương đại.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba
chương được sắp xếp như sau:
Chương 1: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
THỊ THU HUỆ
Chương 3. CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ
THU HUỆ

10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
1.1. Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới
1.1.1. Khát quát chung
Sau 1975, đặc biệt sau 1986, đất nước ta bước sang một thời kì mới.
Công cuộc đổi mới 1986 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, làm thay da đổi thịt, đem
đến một luồng sinh khí mới cho cả đất nước. Đó không chỉ là đổi mới trong đời
sống xã hội, kinh tế mà còn là đổi mới trong tư tưởng, văn nghệ. Nhiều vị lãnh
đạo của đất nước như Phạm Văn Đồng, tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh,… cũng
tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy” cho văn nghệ. Kết quả là sự đồng nhất
trước đây giữa các thế hệ nhà văn biến mất, họ trở nên khác biệt nhau ở hàng
loạt lĩnh vực. Tiếng nói chung về sự hào hùng của một thời kì cách mạng trở nên
tiếng nói cá nhân về cuộc đời, kiếp người. Văn học thay đổi giọng điệu, từ ngợi
ca sang phê phán, từ cảm hứng yêu nước sang cảm hứng thế sự. Bấy giờ mọi tư
tưởng được nhìn nhận lại, tạo nên cái nhìn đa chiều trong văn học. Nó đặt ra một
loạt vấn đề về đạo đức, nhân sinh như một lẽ tất yếu. Sau cách mạng các nhà
văn không xuất hiện với tư cách nhà văn – chiến sĩ nữa mà với tư cách những
công dân sống trong đất nước đang vặn mình đổi mới. Văn học đã trở thành sứ
giả nói thẳng, nói thật hộ bao nhiêu vấn đề của cuộc sống của người dân.
Chính vì văn học đi sâu vào cảm hứng thế sự nên sau 1975, truyện ngắn là
thể loại gặt hái nhiều thành công nhất. Lịch sử phát triển của nền văn học hiện
đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỷ XX truyện ngắn
Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại. Nhất là 1986
trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các
báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Đặc điểm của
truyện ngắn rất phù hợp với nhu cầu công chúng của thời đại hiện nay. Đây là

11

hình thức tự sự loại nhỏ, “tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố
hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể
hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [23,137]. Tuy số lượng câu chữ
của truyện ngắn có hạn nhưng lại hàm chứa nhiều tư tưởng lớn, dễ bắt kịp hơi
thở thời đại, phản ánh thời sự các vấn đề nóng hổi của thời đại, con người một
cách chính xác. Hơn nữa, về mặt nghệ thuật, truyện ngắn thường uyển chuyển,
đa dạng, linh hoạt hơn. Vì thế đây là thể loại từ trước tới nay đều được công
chúng Việt Nam yêu thích và thời kì nào cũng đạt nhiều thành tựu. Trong đó,
đặc biệt phải kể tới truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới. Đây được coi như
thời kì được mùa của truyện ngắn với nhiều truyện ngắn hay. Với lợi thế nhỏ
gọn và cơ động, truyện ngắn bắt nhịp một cách nhạy bén và linh hoạt với những
biến chuyển của đời sống. Truyện ngắn đi sâu vào phản ánh cái hàng ngày, cái
thường nhật của cuộc sống. Hiện thực đời sống thay đổi khác trước rất nhiều,
đòi hỏi các nhà văn cần có cách tiếp cận hiện thực phù hợp.
Truyện ngắn lúc này chú ý tới vấn đề đời thường, thế sự và đạo đức với sự
khai thác sâu, toàn diện vào số phận cá nhân. Nó bắt kịp hơi thở nóng hổi của
cuộc sống, khai thác những vấn đề gay gắt, gai góc nhất của cuộc sống, trong số
phận mỗi cá nhân con ngời. Loại bỏ cách nhìn đơn giản, một chiều, phiến diện;
các nhà văn nhìn nhận mọi thứ từ nhiều góc độ, trong các mối quan hệ vô cùng
phức tạp, cái xấu, cái tốt đan xen trong con ngời một cách lẫn lộn. Nhưng đó
mới chính là sự hiện hữu khuôn mặt thực của cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy
mà văn học lúc này thực hơn và đời hơn. Hình thức truyện ngắn cũng đa dạng
hơn với truyền kì hiện đại, giả cổ tích, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn,
truyện ngắn triết luận. Về ngôn ngữ và phương thức trần thuật cũng có nhiều
thủ pháp mới như: tăng cường đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý
thức, đồng hiện. Tất cả những điều đó đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện
ngắn.

12

Không chỉ sáng tác mà cả phê bình – lý luận về truyện ngắn cũng có dấu
hiệu tích cực. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn và hội thảo được khởi xướng.
Truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân. Trước
đó, Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Không khí văn
chương cũng được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè, Nguyễn
Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu
ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được
mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
1.1.2. Đội ngũ sáng tác
Có thể nói rằng truyện ngắn Việt Nam đương đại có sự khởi sắc rõ rệt
với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần
Thuỳ Mai, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái Bá
Tân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thế
Hùng, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Dạ Ngân, Nguyễn
Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Vĩnh
Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư…
Trước sáng tác thơ văn là lĩnh vực của nam giới nhưng trong văn học
đương đại, chúng ta chứng kiến sự cân bằng giữa phái nam và nữ. Có thể kể tới
các tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh,…Sự tăng lên
của các nữ tác giả văn xuôi đã làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên và
thích thú. Nó đem lại cho văn chương sự mới lạ của sự nữ tính rất riêng. Nhìn lại
văn học viết Việt Nam, thời trung đại không có cây bút nữ nào viết truyện ngắn,
đếm trên đầu ngón tay chỉ có mấy nhà thơ như: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân
Hương, Bà huyện Thanh Quan. Sang đầu thế kỷ XX, giới văn nữ sĩ vẫn vắng
bóng trên văn đàn. Sau 1975, chính xác thời kỳ đổi mới, lĩnh vực truyện ngắn
thay đổi hoàn toàn, chủ yếu người viết truyện ngắn là nữ. Đây như là sự bù trừ

13

cho lỗ hổng trước đó. Ở thời kỳ đổi mới, các cây bút nữ có một nội lực mạnh
mẽ, lấn át nam giới. Sáng tác của họ quan tâm nhiều nhất đến thân phận của phái
nữ trong những câu chuyện thường ngày, qua đó thể hiện sự thấu hiểu và cảm
thông với nỗi đau của con người trong nhiều trạng huống khác nhau. Quả thực,
họ đã thể hiện bản lĩnh của người cầm bút khi dám chấp nhận sự sáng tạo nhiều
thách thức và đa đoan.
Chất lượng đội ngũ cũng tăng rõ rệt. Nhiều tác giả được đánh giá cao, có
những tác phẩm được sự đón nhận nhiệt tình của độc giả. Như Phan Thị Vàng
Anh, với giọng văn sắc sảo, bà được đánh giá là bản sao của Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Ngọc Tư là cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trên văn đàn, truyện Cánh
đồng bất tận của chị có số lượng tái bản lớn.
Trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại có
Nguyễn Huy Thiệp.Ông là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà với hàng
loạt truyện ngắn gây “sốc” như: Tướng về hưu, Muối của rừng, Chảy đi sông
ơi, Con gái thủy thần, Chút thoáng Xuân Hương, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm
tiết,… Ông càng viết dư luận càng mạnh, họ tranh nhau tìm đọc, rồi thì tranh
nhau bình phẩm, bàn tán, đâu đâu cũng kháo chuyện… Nhờ ông, văn đàn thời
đổi mới đã khởi sắc bỗng khởi sắc hẳn. Những truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp mang cái lạ cả về tư tưởng và hình thức kể. Nó đặt ta vào cái thế giới nửa
cổ nửa hiện đại, để ta phiêu lưu cùng nhân vật và rồi sau đó ta thấy mình như
tỉnh ra trước những thứ vô nghĩa, đạo đức giả của đời.
Nguyễn Quang Sáng cũng là cây bút dồi dào sinh lực, dù trước hay sau
1975, ông vẫn duy trì được phong độ. Ông là một nhà văn Việt Nam, từng
đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000. Sau 1975,
ông đã để lại các tập truyện ngắn Bàn thờ tổ một cô đào (1985), Tôi thích làm
vua (1988), 25 truyện ngắn (1990), Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990), Con
mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991), Nhà văn về làng (truyện ngắn, Nhà xuất