Những đóng góp của nguyễn trãi cho văn học việt nam

  • doc
  • 51 trang
Danh sách nhóm 4

1. Trần Mạnh Hùng
2. Vũ Thị Kim Nga
3. Nông Thị Cùng
4. Trần Xuân Thịnh
5. Nguyễn Văn Khuê
6. Tạ Thị Định
7. Ngô Hương Liên
8. Lưu Thị Xuân
9. Nguyễn Thị Hiền
10.Nguyễn Phương Lam
11.Nguyễn Thị Kim Thoa
12.Nguyễn Bảo Ngọc

13.Hoàng Thị Diệu Thuần
14. Bàn Thị Trang
15. Hoàng Thị Thu Trang
16.Lục Kiều Trang
17.Ngô Thị Thắm
18.Nhan Thị Quê
19.Nông Văn Tân
20.Trần Thị Thảo
21.Đinh Thị Trà
22.Nguyễn Thị Tâm
23.Luân Thị Hội

A. DẪN NHẬP
Có thể nói, thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh
anh dũng của dân tộc. Thiên tài ấy đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng
ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được.
Nhưng dù sao, nếu chỉ xát về mặt văn hoá thì cũng có thể khẳng định rằng: Nguyễn
Trãi đã cắm một mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta. Cột mốc
ấy đặc biệt quan trọng đối với lịch sử văn học nước nhà.
Tinh thần dân tộc, ý thức tự hào dân tộc, niềm mong muốn xây dựng một
nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ, đó vẫn là cốt lõi lý tưởng của Nguyễn Trãi.
Với lý tưởng ấy, Nguyễn Trãi đã trở thành ngôi sao khuê chói lọi ấy trong lịch sử
dan tộc. Vị trí của ông trong lịch sử văn học nước nhà đã được nhiều thế hệ công
nhận, và chúng ta ngày nay lại càng khẳng định mạnh mẽ vai trò đó, vị trí đó của
ông.
Một tục ngữ phương Tây đã nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng
chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê. Cũng như Đantê,
Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị, một nhà yêu nước đã có cống hiến lớn lao
đối với việc hình thành và phát triển văn hoá dân tộc. Vai trò của Nguyễn Trãi đối
với thể loại và thơ Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý. Cũng
như Đantê đã đứng trước di sản rực rỡ của văn học La Tinh cổ điển và đã phải viết
những tác phẩm triết học của mình bằng tiếng La Tinh nhưng vẫn quyết định viết
kiệt tác văn học của mình bằng tiếng dân tộc - tiếng Ý. Đối diện với một di sản văn
học đồ sộ bằng chữ Hán, cũng đã viết các công trình biên khảo về lịch sử, địa lý và
những tác phảm có liên quan đến lịch sử đương thời bằng chữ Hán. Nhưng bên
cạnh đó, ông đã dùng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ để viết nên những tác phẩm quan

trọng của mình. Chính chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã đưa Nguyễn Tải trở thành
một đỉnh cao chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc. Sẽ là không thoả đáng nếu
chúng ta so sánh nội dung của “Quốc âm thi tập” với “Khúc ca thần thánh” của
Đantê. Xét về phương diện ngôn ngữ văn học mà nói, ngôn ngữ dân tộc đã tỏa
sáng dưới ngòi bút của những bậc thầy như thế.
Có thể nói, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì
diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận – hiện đại của Việt Nam. Một
vĩ nhân như thế không phải chỉ riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của
toàn nhân loại. Tổng giám đốc Tổ chức văn hoá- khoa học và giáo dục của Liên
hợp quốc cũng trân trọng đánh giá Nguyễn Trãi là “Sứ giả của dân tộc Việt Nam”,
“Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”, và đi đến khẳng định: “Sáu trăm
năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn
là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những yêu công lý và nhân đạo trên
đời nay”.

A. NỘI DUNG
1.

Những vấn đề chung

1.1. Giới thiệu về Nguyễn Trãi

1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Trãi (1380-1442) tên tự là Ức Trai, sống vào giai đoạn lịch sử sôi
động từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ, thời đấu tranh chống ách xâm lược Minh

cho tới đầu đời Lê. Ông là người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn
hoá thế giới. Năm 1406, giặc Minh xâm lược Đại Việt, đánh bại nhà Hồ, áp bức
muôn dân, bắt cha Nguyễn Trãi đưa về Trung Quốc. Nợ nước, thù nhà, Nguyễn
Trãi đã tìm đến với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và trở thành nhà
soạn thảo và thực thi những quyết sách đúng đắn, góp phần đưa cuộc kháng chiến
chống Minh đến thắng lợi hoàn toàn.
Nguyễn Trãi sinh ra tron một gia đình quý tộc. Ông là cháu ngoại của
Trần Nguyên Đán một quý tộc dưới thời nhà Trần. Chính vì thế từ nhỏ
Ngyễn Trãi đã có điều kiện được ăn học. Ông là người rất thông minh, lại
được đọc rất nhiều sử sách Trung Quốc cho nên Nguyễn Trãi có học thức rất
uyên bác. Từ đây Nguyễn Trãi sớm tiếp xúc và thấu hiểu về tư tưởng chính
trị của Nho giáo.
Có hai sự kiện lớn khi nhắc đến cuộc đời Nguyễn Trãi đó là cuộc gặp
gỡ của Nguyễn Trãi và Lê Lợi ở Lũng Nhai và cái chết bi tráng của ông.
Sự gặp gỡ của hai con người ấy được dân gian coi là sự kết hợp của 2
ngôi sao bản mệnh chiếu vào nhau. Hai ngôi sao cùng tỏa sáng trên bầu trời
đất Việt khi ấy. Khởi nghĩa Lam Sơn - Đại thắng quân Minh năm 1427 là
kết quả của cuộc gặp gỡ định mệnh ấy.
Nhưng đáng thương cho một con người tài đức vẹn toàn khi phải chịu
một cái chết quá nghiệt ngã. Một đời trung với nước, hết mình vì Vua vì
dân, vậy mà phải chịu một án oan phải chu di tam tộc. Đây là vụ án oan
khuất vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Cái chết của Nguyễn Trãi là sự mất
mát lớn của dân tộc. Chúng ta cũng có thể hiểu một cách khác đó là cái chết
của Nguyễn Trãi là tất yếu, cái chết chịu sự quy định và phán xét của lịch sử.

Sứ mệnh của Nguyễn Trãi là sinh ra để làm quân sư cho Lê Lợi, giúp Lê Lợi
đánh thắng được quân thù, và sau khi kháng chiến thành công thì sứ mệnh
của Nguyễn Trãi cũng dừng lại. Cuộc sống thừa thãi của con người toàn đức
toàn tài ấy ở Lệ Chi viên cuối cùng cũng dẫn đến một cái chết theo quy định
của lịch sử mà thôi. Dù lí giải thế nào đi chăng nữa thì vụ án Lệ Chi Viên
cũng đã chìm thật xa trong lịch sử, tất cả mọi giả thuyết đưa ra lí giải chỉ
mang tính chất tương đối. Tuy nhiên lịch sử đã hoàn toàn lí giải cho chúng
ta khi Nguyễn Trãi được minh oan hoàn toàn và được lưu giữ những giá trị
quý báu mà ông để lại cho dân tộc.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều nhưng sau vụ thảm án Trại Vải, nhiều
tác phẩm của ông đã bị bè lũ quyền thần đem tiêu hủy. Phần còn lại ngày
nay là do người hội ấy ghi chép giữ lại. Sử đời Lê cho biết rằng : “ Mấy năm
sau ngày Nguyễn Trãi bị giết, vua Lê Nhân Tông một hôm đã tình cờ phát
hiện ở bì thư cất trong cùng một dị bản của Ức Trai vua xem qua, đánh giá
cao “ Văn chương đức nghiệp ” của tác giả, và đem tập sách về nơi ngự
tẩm coi làm bản gốc ”.
Sau đó, dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497) triều đình đã phục hồi
thanh danh cho người công thần bị sử oan. Nhà vua cũng ủy cho một nho
thần, Trần Khắc Kiệm tìm lại các tác phẩm của Nguyễn trãi.
Sáu thế kỷ nay, nhiều học giả Việt Nam tiếp tục cố gắng tìm tòi ghi
chép phần văn thơ của Nguyễn Trãi chưa bị thiêu hủy sau ngày ông mất.

Trên cơ sở những văn bản hiện còn, mấy năm gần đây các nhà
nghiên cứu sử học, văn học Việt Nam đã có thể xuất bản một số công trình
nghiêm túc về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Phần lớn văn chương của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán.
Nhưng chúng ta đều biết, đối với văn hóa Á Đông, thời kì này chữ Hán
chiếm một vị trí ưu việt. Giống như chữ La Tinh đối với phương tây thời
trung cổ. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi còn có một
phần thơ chữ Nôm. Tác phẩm viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi gồm hai
phần : văn xuôi và thơ.
Văn chính luận :
-

Quân trung từ mệnh tập (1423-1427)

Phần quan trọng của tập sách là những thư từ Bình Định Vương gửi
cho tướng lĩnh nhà Minh, sau này được chép lại dưới mục “ Dữ minh nhân
vãng phục thư tín”. Nội dung chính của các lá thư là cuộc biện luận của
người Việt Nam và người Minh nhằm mục đích dàn xếp cuộc hòa bình lâu
dài giữa hai nước. Có hơn 70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho
tướng tá nhà Minh, phần còn lại là những thư từ viết gửi cho quân ta.
Quân trung từ mệnh tập là tập văn kiện lịch sử - binh vận - ngoại giao
bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự uỷ thác và trên danh nghĩa
của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 28). Tập tư liệu gồm các thư
từ trao đổi giữa Lê Lợi và các tướng quân Minh (Trần Trí, Phương Chính,
Vương Thông...), không kể phần văn loại gồm các bài chiếu, biểu viết trong
thời bình. Trần Khắc Kiệm đời Hồng Đức (1470 - 97) sưu tập lần đầu và

Dương Bá Cung biên soạn, khắc in năm 1868. Số lượng hiện còn khoảng 62
bản, xếp trong Ức Trai di tập.
Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần
quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng
giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc
lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có
tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp phần làm
cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi năm 1428. Sau này, Lê Quý
Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết
mọi thời đại.
-

Bình Ngô Đại Cáo (1428)

Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427
(cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428) được lệnh của Lê Lợi,
Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và văn bản này được công bố tháng 4
năm 1428 bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn
thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải cút khỏi nước ta, một vận hội mới đã
mở ra cho giang sơn xã tắc. Chỉ với tư cách văn bản quan phương Bình Ngô
đại cáo mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư chứ không phải vì
nó là tác phẩm văn chương xuất sắc của một bề tôi. Tuy nhiên, các thể loại văn
chương Việt Nam thời trung đại-như viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ở thể
loại văn học Nga cổ- là để phục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp
những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc
với nhau rất chặt chẽ, nên từ khi ra đời, Bình Ngô đại cáo không phải chỉ
được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt
tác văn chương.

Bình Ngô đại cáo được thể hiện qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn
Trãi trứi thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại ông. Đây là bản anh
hùng ca, là tiếng vang vọng của ngàn xưa cho đến mai sau.
Chỉ với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã xứng đáng là nhà văn
chính luận kiệt xuất, song ông còn có Quân trung từ mệnh tập- tập văn chính
luận quy mô đầu tiên của nước ta. Những trước tác này cùng với thơ của thi
hào đã làm nên một hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam:
Nguyễn Trãi là tác gia duy nhất có sự tương xứng kép, ở bậc cao, tương
xứng giữa văn chính luận và văn chương thẩm mỹ, tương xứng giữa trước
tác bằng chữ Hán và bằng quốc âm
-

Băng Hồ di sự lục (1420)

-

Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí (1433) : Ghi chép gia thế,

sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày vua mất. Và nhiều bài biểu, tấu, chiếu,
dụ, những công văn có nội dung thời sự nhưng vẫn được đời sau coi như
kiểu mẫu của thể văn này.
-

Dư địa chí (1435)
Thơ ca

-

Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán

-

Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm (ước đoán, đây là quyển

thơ Nôm duy nhất còn sót lại sau thảm án Lệ Chi viên.
Ức trai thi tập được viết bằng chữ Hán, Quốc âm thi tập bằng chữ
Nôm. Đó là cả một đời thơ của Nguyễn Trãi, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều

nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung
chủ yếu của hai tập thơ là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước,
với dân, và những bao éo le trong cuộc đời của Nguyễn Trãi...

1.2. Những vẫn đề thời đại
Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - giai đoạn quyền lực
truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay của Hồ Qúy Ly. Bảy
năm dưới triều Hố - nơi mà quyền lực đang dựng xây dang dở. 20 năm dưới
thời thuộc Minh và chống Minh thuộc - một thời kì đầy bão táp của bạo lực
bành trướng, và đô hộ, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân
tộc được tổ chức, vùng dậy đấu tranh chống bành chướng và đô hộ, giải
phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Cuối cùng là 15 năm đầu triều Lê với
những lộn xộn sau chiến tranh và đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của
một triều đại dân tộc lớn cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi đã
sống và và hoạt động trong thời kì lịch sử đầy những biến động, đầy hoạn
nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam.
Bên cạnh đó, ở thời đại này, Đạo Nho được coi là quốc giáo, mọi mặt
của xã hội đều lấy Đạo Nho làm gốc. từ chế độ khoa cử, thiết chế nhà
nước ... đến các thành phần của xã hội. Lực lượng chính trong xã hội là
những người quân tử, là những nhà tri thức Nho gia.
Tất cả những điều đó đã làm nên con người Nguyễn Trãi - kẻ tư văn
sinh đất Việt - kẻ sĩ đem lý tưởng riêng tư của cá nhân phụng sự cho đất Việt

2. Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học Việt Nam

Trong lịch sử văn học dân tộc những sáng tác của các tác gia đều có những
ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của Văn học Việt . Chúng ta có thể kể đến
những cái tên như : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Tố
Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao … Mỗi tác gia đều có những đóng góp nhất định cho
nền văn học nước nhà ở các nội dung như : tinh thần yêu nước thương dân, tinh
thần tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước, tư tưởng lạc
quan với cuộc sống, yêu cái đẹp, khát vọng sống một cuộc sống bình đẳng và hạnh
phúc …. Bên cạnh đó là đóng góp về các thủ pháp nghệ thuật rất mới mẻ, độc đáo.
Trong những tác gia ấy, chúng ta có thế thấy rằng đóng góp của Nguyễn
Trãi khá toàn diện cả về nghệ thuật và nội dung . Dưới đây là những đóng góp của
ông mà nhóm thực hiện đã tìm hiểu được.

2.1. Đóng góp về nghệ thuật

2.1.1. Ngôn ngữ

Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại,
thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố
và các hình ảnh tượng trưng ước lệ.
Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn chương có dùng ĐIỂN, ta
thấy nó không còn vẻ mộc mạc, dân dã nữa, mà đã thể hiện tính bác
học, đó là sự uyên bác và tài năng nghệ thuật của tác giả. Có thể nói,
ĐIỂN tạo cho tác phẩm văn học một cốt cách sang trọng, mỹ lệ và đạt
hiệu quả thẩm mỹ cao. Đọc hai câu trong thơ Đường luật tựa đề “Loạn

hậu cảm tác” trong “Ức Trai thi tập”, để thấy tác dụng của ĐIỂN dùng
trong đó:
Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt
Bá Nhân chan lệ Tấn sơn hà
(Nghĩa là: Tử Mỹ giữ lòng cô trung đối với ngày tháng nhà Đường;
Bá Nhân ứa nước mắt hai hàng khóc nhìn non sông nhà Tấn).
Trong hai câu thơ này, thi nhân đã sử dụng hai điển “Tử Mỹ” và “Bá
Nhân”, tạo nên hai vế đối nhau tuyệt đẹp. Tử Mỹ tức là Đỗ Phủ, là nhà thơ
nổi tiếng đời Đường, được giữ một chức quan nhỏ triều vua Đường Huyền
Tông. Khi An Lộc Sơn nổi loạn dẫn quân tấn công quân triều đình và bao
vây kinh đô Trường An, vua Đường Huyền Tông và triều thần phải bỏ chạy
đi Ba Thục, Đỗ Phủ bị bắt giam. Trong ngục tù, Đỗ Phủ luôn đau đớn ôm
lòng cô trung với nhà Đường. Bá Nhân tức Chu Nghĩ người thời Tây Tấn,
làm quan đến chức Thượng thư Tả Bộc Xạ. Khi Tây Tấn bị quân Ngũ Hồ
bao vây tiêu diệt, triều đình phải bỏ kinh thành Lạc Dương chạy xuống
phương Nam. Ông đã cùng các danh sĩ nhà Tây Tấn chạy sang Giang Đông,
tụ hội ở Tân Đình bàn thế sự, nhìn về non sông nhà Tấn ở phía bắc mà chứa
chan hai hàng lệ. Nhưng rồi Tử Mỹ và Bá Nhân, mỗi người đều tìm đường
phò giúp giang san.
Đằng sau hình ảnh Tử Mỹ, Bá Nhân, phải chăng chính là tấm lòng
Nguyễn Trãi (tức Ức Trai) đối với non sông Đại Việt đang bị quân Minh
giày xéo, muôn dân rên xiết, loạn lạc, điêu linh mà bản thân ông chưa tìm
được một hướng đi để giúp nước? Cho nên, đúng như Bùi Duy Tân đã nhận
xét: “Nguyễn Trãi đã ký thác tấm lòng cô trung và hai hàng lệ nhỏ vào
chuyện cũ người xưa” .

Đọc nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi, ta còn bắt gặp nhiều hình ảnh
tượng trưng, ước lệ khác nữa chẳng hạn như:
Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ,
Tay còn lọ hái cúc Uyên Minh.
Chi là của tiêu ngày tháng?
Thơ một hai thiên, rượu một bình
(Mạn thuật, bài IX)
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn,
Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền
(Tự thán, bài IV)
Những câu thơ như thế của Nguyễn Trãi cho thấy ông là một nhà đại
Nho. Nguyễn Trãi sống bằng đạo vua - tôi, đạo cha - con, đạo cương
thường, nhưng phải trong một xã hội lý tưởng, một xã hội “vua Nghiêu
Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”, một xã hội mà ông nỗ lực phấn đấu để tạo lập.
Tuy nhiên, nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng
dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Từ ngữ
trong thơ Nôm thường có sức gợi tả mạnh và đặc biệt độc đáo. Tập thơ
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ra đời giúp cho tiếng việt thật sự đi vào
đời sống nhân dân, tạo bước đột phá trong việc sử dụng tiếng Việt trong văn
học dân tộc. Nếu như ở thế kỉ XVIII Nguyễn Du đã tạo nên niềm tự hào cho
tiếng Việt, thì ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi là người xây nên niềm tin cho tiếng
Việt.
Sống và làm việc ở Thăng Long là “sang ở nước”. Còn ẩn cư là “sống
ở làng”. Nông thôn và nông dân đã mang lại cho Nguyễn Trãi nhiều thứ:
lương thực, thực phẩm, tình máu mủ trong gia tộc, tình làng nghĩa xóm.

Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền,
Cành bắc cành nam một cỗi nên.
[...]
Ở thế nhịn nhau muôn sự đẹp,
Cương nhu cùng biết hết hai bên.
(Bảo kính cảnh giới, bài XV).
Yêu trọng người dưng là của cải,
Thương vì thân thích nghĩa chân tay
(Bảo kính cảnh giới, bài XVIII)
Ức Trai lại viết:
Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày
(Bảo kính cảnh giới, bài XIX).
Đến đây Ức Trai có đủ cảm hứng để hạ bút:
Trời đã có kho vô tận,
Dành để nhi tôn khỏi bợ vay
(Bảo kính cảnh giới, bài XIX).
Ông còn thoải mái viết những câu vượt ra khỏi mọi ràng buộc câu
thức lễ nghi để thật sự hoà đồng cùng cây cỏ đất trời:
Già chơi dầu có của no dùng,
Chén rượu câu thơ ấy hứng nồng.
Ngỏ tênh hênh nằm cửa trúc,
Say lểu thểu đứng đường thông…
(Thuật hứng, 16)

Qua những câu thơ ở trên đã hình dung được đời sống và cốt cách của
một nhà nho ẩn cư ở nông thôn của nước Đại Việt. Đây chính là bản sắc dân
tộc trong thơ Nôm luật Đường của Nguyễn Trãi
Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca
bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
Nguyễn Trãi sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu nói dân gian gần với đời sống
nhân dân. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng, từ ngữ do văn học dân gian tạo
nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết xuyên suốt thời
trung đại và hiện đại
Không một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn nào của nước ta không
khẳng định, tôn vinh giá trị bất hủ của văn học dân gian. Đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du từng xác nhận Thôn ca sơ học ma tang ngữ” (Từ nhỏ học lời
người trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thôn xóm). Hồ Chí Minh
khẳng định văn học dân gian “ là những hòn ngọc quý”.Không chỉ tồn tại
trong ý thức, những nhà thơ trung đại và hiện đại đã vận dụng một cách sáng
tạo ngôn ngữ và nghệ thuật ưu tú của văn học dân gian vào sáng tác của
mình.Trong một thời kì lịch sử khá dài, chữ Hán được coi là một thứ chữ có
tính quan phương, “ chính thức” thì việc học tập, vận dụng ca dao tục ngữ,
thành ngữ dân gian vào các sáng tác đặc biệt là các sáng tác bằng tiếng nói
dân tộc không chỉ có giá trị về phương diện nghệ thuật ngôn từ mà còn là
một hành vi văn hoá thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Có câu ca dao:
Số giàu đem đến dửng dưng
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu”.

Trong thơ của mình, Nguyễn Trãi viết :
Sang cùng khó bỡi chưng trời
Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi
Đựợc thua , phú quý dầu thiên mệnh
Chen chóc làm cho cho nhọc nhằn.
Lại có câu:
Còn duyên như tượng tô vàng
Hết duyên như ổ ong tàn gặp mưa

Còn duyên đóng cửa kén chồng
Hết duyên cất quán ngồi trông bộ hành
Trong Quốc âm thi tập có viết
La ỷ dập dìu hàng chợ họp
Cửa nhà bịn rịn tổ ong tàn
Một câu ca dao khác là :
Thật vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng

Quốc âm thi tập có câu
Ngọc lành nào có tơ vết
Vàng thật âu chi lửa thiêu

Trong nhiều bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng khá nhiều tục ngữ, thành
ngữ.
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn
Xấu tốt đều thì lắp khuôn
Lân cận nhà giàu , no bữa cốm
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại
Kết với người khôn học nết khôn
Ở đằng thấp thì nên đằng thấp
Đen gần mực , đỏ gần son.
Đọc bài thơ này chúng ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Trãi đã vận dụng
sáng tạo nhiều tục ngữ:
-

Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài

-

Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm

-

Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

-

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Chính vì thế , những kinh nghiệm được Nguyễn Trãi nêu ra trong bài

thơ rất gần gũi với dân gian, dễ được nhân dân tiếp nhận và qua đó phản ánh
cốt cách thân dân của nhà yêu nước vĩ đại xứng danh “ Kinh bang hoa quốc
cổ vô tiền” này.
Ngoài ra , thơ Nguyễn Trãi dùng rất nhiều từ láy, ta cũng bắt gặp điều
này trong thơ Nguyễn Du, bởi bản chất từ láy là gợi hình, gợi ảnh. Điều này

khiến cho các tác phẩm thơ trở nên giàu hình ảnh hơn, sống động hơn, người
đọc dễ hình dung được các hình tượng thơ.
Ta nhận ra một Nguyễn Trãi thật tự do phóng khoáng giữa đất trời, thật táo
bạo với những từ ngữ thuần Việt đắt giá “tênh hênh”, “lểu thểu”, “lẩn thẩn” mà vẫn
không suồng sã, tưởng khó thành thơ mà vẫn lộ rõ cốt cách thanh cao nhưng giản
dị của Nguyễn Trãi.
Quê cũ nhà ta thiếu của nào,
Rau trong nội, cá trong ao.
Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch ,
Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao
Khách đến vườn còn hoa lạc,
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào
(Mạn thuật, 35)

1.1.1. Thể thơ

Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong thơ
Nôm của mình. Ðây là một thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của
thơ Ðường luật. Ðiểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu sáu tiếng vào
các câu 7 tiếng của bài thơ bát cú lẫn tứ tuyệt luật Ðường.

Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn
(186/254) chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể
thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc,
chống lại ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca Trung Hoa.
Ba tiêu (236)
Bản Nôm:

Dịch thơ :

芭芭

Cây chuối

芭芭芭芭芭芭芭

Tự bén hơi xuân tốt lại them

芭芭芭芭芭芭

Đầy buồng lạ mầu thâu đêm

芭芭芭芭芭芭芭

Tình thư một bức phong còn kín

芭芭芭芭芭芭

Gió nơi đâu gượng mở xem

Hồn thơ ấy cũng không gò bó câu thúc trong khuôn khổ thơ luật
Đường mà tìm cách thể hiện cá tính của mình trong những phá cách lục
ngôn. Nghiêm cấm trong thơ chữ Hán bao nhiêu thì ông lại phóng túng trong
thơ chữ Nôm bấy nhiêu, đó cũng là dấu ấn đặc sắc của Nguyễn Trãi trong
Quốc âm thi tập.Người đọc có thể hình dung một Nguyễn Trãi “Cơm ăn
chẳng quản dưa muối – Áo mặc nài chi gấm thêu” giữa một thiên nhiên rất
giàu cảm xúc và đậm nét đời thường:
Tùng (218-220) (3 bài thủ vĩ liên hoàn)
Bản Nôm:
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭

Bản dịch:
Thu đến cây nào chẳng lạ lung
Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng

芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭芭
芭芭芭芭芭芭

Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay
Cội rễ bền dời chẳng động
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều
ngày
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều
ngày
Có thuốc trường sinh càng khoẻ
thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dân này.

Tùng của Nguyễn Trãi là chùm thơ ba bài, đều viết theo tứ tuyệt, thất
ngôn xen lục ngôn. Cấu trúc liên hoàn - thước kiều, tạo nên một chính thể
nghệ thuật toàn bích, trong đó, ngôn ngữ liên kết, liền mạch, hình tượng cây
tùng mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc nhiều vẻ. Vịnh cây tùng, Nguyễn
Trãi khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng
thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình.
Xét về tác dụng nghệ thuật, câu thơ 6 tiếng trong bài thơ thất ngôn xen
lục ngôn khiến lời thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo,
thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết
tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ
6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt
tinh tế, sâu sắc của con người.
Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung.

Trừ độc, trừ tham,trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng.
(Bảo kính cảnh giới ( bài 5))
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các câu thơ 6 chữ đã làm phá vỡ kết cấu
hoàn chỉnh của bài thơ Ðường luật, dẫn đến việc thất niêm, thất luật. Vì vậy,
thể thơ này ngày càng ít đực sử dụng, nhường chỗ cho những thể thơ dân tộc
khác hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc và niêm luật, nhịp thơ.
Không thể đọc nó theo nhịp thơ Đường quen thuộc: Hầu nên khôn lại
/ tiếc khuâng khuâng mà chỉ có thể coi cả câu là một nhịp hoặc phân nhịp
tương đối là Hầu nên khôn / lại tiếc khuâng khuâng. Câu thơ thuần như một
thầm nhắc, buột ra dễ dàng, tự nhiên đến thú vị, không có sự câu thúc của
thể thức, chương pháp
Hầu nên khôn lại tiếc khuâng khuâng
Thu đến đêm qua cảm vả mừng
Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt
Khoan khoan những lệ ác tan vầng.
Cách sử dụng biền Văn cũng rất đa dạng, được viết theo kiểu văn tứ
lục, dùng các câu ngắt quãng 4,6 chữ nối nhau. Kiểu tứ lục có thể biến thành
các kiểu đối 4,4 - 4,4 hoặc 6,6 – 6,6 hoặc xa hơn nữa nhưng lối câu thịnh
hành nhất,là lối biền văn cận thể tứ lục biến cách.
Nhân nghĩa chi cử ,yếu tại an dân.
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử đạo.
(4,4 – 4,4)