Nhượng quyền thương hiệu cà phê trung nguyên sang thị trường malaysia

  • docx
  • 34 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Tên đề tài

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ TRUNG
NGUYÊN SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 4_Thứ 5 Ca
4
GVHD: ThS LÊ MINH HIẾU

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2015

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN......2
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Trung Nguyên...............................................2
1.2. Lĩnh vực kinh doanh....................................................................................2
1.3. Hệ thống quán nhượng quyền của Trung Nguyên........................................2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG..............................................................4
2.1. Quy mô thị trường........................................................................................4
2.2. Xu hướng ngành hàng..................................................................................5
2.3. Thói quen sử dụng cà phê của người thành thị tại Malaysia.........................6
2.4. Đối thủ cạnh tranh........................................................................................6
2.5. Phân tích SWOT..........................................................................................7
2.6. Phân khúc thị trường....................................................................................9
2.6.1.

Phân khúc theo địa lý:........................................................................9

2.6.2.

Phân khúc theo độ tuổi:....................................................................10

2.6.3.

Phân khúc mức Theo thu nhập:........................................................10

2.7. Thị trường mục tiêu:..................................................................................10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA........11
3.1. Tổng quan về thị trường Malaysia:............................................................11
3.2. Lý do chọn thị trường:................................................................................11
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH PETS...........................................................................12
4.1. Chính trị - Pháp luật...................................................................................12
4.1.1.

Tình hình chính trị ổn định...............................................................12

4.1.2.

Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia..........................12

4.1.3.

Chính sách đối ngoại mềm dẻo........................................................12

4.1.4.

Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư nước ngoài.....................13

4.2. Luật pháp về Nhượng quyền tại Malaysia..................................................13
4.3. Kinh tế........................................................................................................16
4.3.1.

Tổng quan kinh tế Malaysia:............................................................16

4.3.2.

Các chỉ số kinh tế:............................................................................16

4.4. Môi trường văn hóa – xã hội......................................................................16

4.4.1.

Những nhóm bộ tộc chính ở Malaysia:............................................16

4.4.2.

Tôn giáo...........................................................................................17

4.4.3.

Ngôn ngữ:........................................................................................18

4.4.4.

Văn hóa ẩm thực..............................................................................18

4.4.5.

Văn hóa uống cà phê........................................................................18

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP......................................................20
5.1. Phương thức thâm nhập nhóm lựa chọn:....................................................20
5.2. Điều kiện nhượng quyền............................................................................20
5.3. Quản lý trước, trong và sau nhượng quyền................................................21
5.4. Hình thức quán nhượng quyền...................................................................22
5.5. Các khóa đào tạo nhân viên theo hợp đồng nhượng quyền........................23
5.5.1.

Trách nhiệm từng vị trí.....................................................................23

5.5.2.

Huấn luyện.......................................................................................24

5.5.3.

Nhân viên được đào tạo....................................................................24

KẾT LUẬN.............................................................................................................27
PHỤ LỤC................................................................................................................ 28
NGUỒN THAM KHẢO.........................................................................................28

LỜI MỞ ĐẦU
Gia nhập TPP và AEC, Malaysia sẽ là một thị trường tiềm năng có thể gọi là
“béo bở” với các doanh nghiệp Việt Nam, với một nền kinh tế mở cùng với thói
quen tiêu dùng cà phê đã dần trở thành thức uống không thể thiếu trong chế độ ăn
uống hàng ngày sẽ là miếng bánh hấp dẫn cho nhiều hãng cà phê nổi tiếng thế giới
nhắm đến.
Doanh nghiệp đi tiên phong trong việc áp dụng thành công phương thức kinh
doanh nhượng quyền thương mại chính là Công ty Cà phê Trung Nguyên. Một hệ
thống quán nhượng quyền Trung Nguyên đã phát triển khắp đất nước và lan tỏa ra
ngoài thế giới, góp phần giới thiệu rộng rãi hương vị cà phê Trung Nguyên đến với
mọi người.
Do đó nhóm đã chọn đề tài “Nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung
Nguyên sang thị trường Malaysia” với mục đích phân tích thị trường mục tiêu và
môi trường kinh doanh nước sở tại cũng như những thế mạnh cũng như điểm yếu
của Trung Nguyên để giúp công ty này tìm ra những phương hướng thâm nhập thị
trường quốc tế phù hợp. Tuy thực sự cố gắng nhưng bài viết của nhóm còn nhiếu
thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS LÊ MINH HIẾU đã giúp nhóm hoàn thành
bài tiểu luận này.

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Trung Nguyên
Tên công ty : Tập đoàn Trung Nguyên
Ngành nghề kinh doanh : Café, Du lịch
Thời gian thành lập : 16/06/1996
Đại diện pháp luật : Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
(Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc)
Công ty Trung Nguyên ra đời vào giữa năm 1996
- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh
chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với
người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê
nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành
một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên hoạt động trong các ngành nghề
chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương
hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Công ty Trung Nguyên là doanh nghiêp
đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam,
hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền
trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung
Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa
tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng
điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được
một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn
quốc.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn Trung Nguyên với hoạt động hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề
chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương
hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại với các công ty thành viên: Công ty cổ
phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH
cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên
doanh Vietnam Global Gateway (VGG). Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên
sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Mở
quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121
nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59, 000 cửa hàng(năm 2004). Chính thức
khai trương khu du lịch văn húa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng(năm 2005).
1.3. Hệ thống quán nhượng quyền của Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh
doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên

2

đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại
các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, với một phong cách thưởng
thức cà phê rất riêng.
Với hình thức kinh doanh nhưỡng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê
Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên
Buôn Mê Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu
đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn
đem đến cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kỳ
địa điểm quán nhượng quyền Trung Nguyên nào.

3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1. Quy mô thị trường
Dân số Malaysia tính đến tháng 2/2014 đạt mốc 30 triệu người. Hiện tại
Malaysia là quốc gia đông dân thứ 42 trên thế giới. Theo dự báo dân số của Cục
Thống kê, dân số Malaysia sẽ đạt 38,5 triệu người vào năm 2040, trong đó có 19,6
triệu nam giới và gần 19 triệu nữ giới.
Đồ thị 2.1: Tháp cơ cấu dân số Malysia (Nguồn: CIA World Factbook)

Malaysia có cơ cấu dân số tương đối trẻ, với hơn 65,4% dân số nằm trong độ
tuổi 15-64 và 29,6% nằm trong độ tuổi từ 0- 14 tuổi.
=> Dân số trẻ và dân cư đông đúc là thị trường tiềm năng để phát triển ngành
hàng dịch vụ ăn uống và tiêu thụ cà phê.
=> Cơ cấu dân số Malaysia trẻ, mức tiêu thụ cao hứa hẹn sẽ có sự tăng trưởng
vượt bậc về nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.
Đồ thị 2.2: Số lượng dân cư sinh sống tại thành thị Malysia (Nguồn:
CIA World Factbook)

4

Dân số thành thị ở Malaysia năm 2013 chiếm 73,3% và có xu hướng ngày càng
gia tăng, là cơ hội để đầu tư vào ngành dịch vụ phục vụ ăn uống nói chung và quán
cà phê nói riêng.
*Các thành phố lớn tại malaysia

Hình 2.3: Các thành phố lớn tại Malaysia (Nguồn: Wikipedia)
Tại Malaysia có nhiều thành phố lớn phân bố trên khắp cả nước trong đó có 3
thành phố có dân số trên 1 triệu dân đó là thành phố Subang Jaya, Kuala Lumpur
(Thủ đô Malaysia) và Klang.
2.2. Xu hướng ngành hàng
Đồ thị 2.4: Mức độ sử dụng café của một số nước Châu Á

Lượng tiêu thu cà phê trung bình của người dân Malaysia tăng trưởng liên tục từ
năm 1999 đến năm 2012 nếu như vào năm 1999 lượng bình quân trên người trên
năm chỉ là 159g đến năm 2012 lượng tiêu thụ bình quân trên người trên năm đã đạt
đến 806g, với những sự gia tăng này, thị trường đang dần được mở rộng hơn và đây
là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

5

=>Tiềm năng thị trường có thể sẽ gia tăng hơn nữa, lượng tiêu thụ đang dần
gia tăng và đây cũng là 1 thời cơ để Trung Nguyên phát triển phân khúc thị trường
mới nổi này.
2.3. Thói quen sử dụng cà phê của người thành thị tại Malaysia
Người Malaysia yêu thích cà phê. Một cuộc thăm dò độc giả của tạp chí IM tiến
hành (Xem thêm tại Phụ lục) ở thành thị cho thấy một con số khổng lồ gần 81.2%
người malaysia thích uống cà phê và 18.8% thích uống trà.
Trong những người thích cà phê thì có gần 44 % sử dụng 2 đến 3 cốc cà phê mỗi
ngày, 25 % uống 1 cốc mỗi ngày, gần 19 % tiêu thụ ít hơn 1 ly mỗi ngày nhưng hơn
1 cốc mỗi tuần, và 6,3% ngụm ít hơn 1 ly mỗi tuần.
Khi được hỏi liệu họ có thể sống sót mà không có cà phê trong một tuần, 43,8 %
nói không, 37,5 % nói rằng có, và 18,8 % là không chắc chắn.
Cappuccino là loại phổ biến nhất của cà phê trong số những người yêu thích cà
phê Malaysia. Gần 81,2% uống cà phê của mình bên ngoài nhà và nơi làm việc của
họ, trong khi 18,8 % tự pha.
Khi pha cà phê của mình ở nhà, 50% thích cà phê cho người sành ăn, 25 % ủng
hộ cà phê trắng, 12.5 % lựa chọn cà phê địa phương, và 12,5% chọn cà phê 3-in-1.
2.4. Đối thủ cạnh tranh
 Starbuck Coffee
Khái quát: Starbucks tại Malaysia được điều hành bởi
Công ty Berjaya Starbucks Coffee Sdn Bhd., một liên doanh
giữa Công ty cà phê Starbucks và Tập đoàn Berjaya Berhad.
Cửa hàng đầu tiên tại được mở tại Kuala Lumpur ngày 17
tháng 12 năm 1998, sau đó mở rộng đến Sabah và Sarawak và
vượt qua mốc 140 cửa hàng vào tháng Giêng năm 2012,
Starbucks đã trở thành cà phê shop được ưa thích của người
Malaysia và còn là công ty sản xuất cà phê hàng đầu tại
Malaysia.
Quy mô: hơn 140 cửa hàng vào năm 2012.
Giá: nhỏ hơn MYR 25
 The Coffee Bean & Tea Leaf
Khái quát: Herbert B. Hyman thành lập The Coffee Bean
& Tea Leaf vào năm 1963, những nỗ lực của ông khiến ông
trở thành cha đẻ của cà phê của ngành “Gourmet coffee”ở
California.
Quy mô: 62 cửa hàng (2014).
+ 36 cửa hàng tại bang Klang Valley.
+ 5 tại bang
Johor Bahru.

6

+ 2 tại bang Malacca.
+ 1 tại bang Pahang.
+ 3 tại bang Sabah.
+ 3 tại bang Ipoh.
+ 4 tại bang Sarawak.
+ 8 tại bang Panang.
 Coffea Coffee (by Timothy)
Khái quát: Coffea Coffee đã giành được nhiều giải thưởng
trong ngành, Coffea Coffee hiện có 7 nông trại cà phê khắp toàn
cầu tại Brazil, Guatemala, Kenya, Ethiopia, Sumatra, Colombia
và Costa Rica. Chúng tôi được biết đến rộng rãi nhờ phong
cách rang và pha chế đặc biệt. Chúng tôi là 1 trong những
thành viên chính thức của Cup Of Excellence™, 1 tổ chức tập
hợp các công ty cà phê hàng đầu trên thế giới.
Quy mô: có 4 cửa hàng tại Kualalumpur (+ 6 cửa hàng tại Hàn Quốc).
Giá: Nhỏ hơn MYR 25
 Old Town White Coffee
Khái quát: Cà phê trắng, 1 loại cà phê mới nổi tại
Malaysia, với xu hướng ngày càng lan toả rộng khắp, cà
phê trắng trở nên thân thuộc và phổ biến không chỉ tại
Malaysia mà còn trên thế giới. Được thành lập năm 2007,
Old Town đang dần lớn mạnh và vươn ra ngoài nước với
các chiến lược nhượng quyền thương mại và nhượng
quyền công nghệ.
Quy mô: Nhiều quán ở hầu hết các tiểu bang của Malaysia và có 200 quán ở
nước ngoài
2.5. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT
Cơ hội(O)
Thách thức(T)
O1: Dân số Malaysia đông T1: Tại thị trường
và đang trong cơ cấu dân
Malaysia có nhiều đối thủ
số trẻ, sức tiêu thụ mạnh.
cạnh tranh lớn cả về quy
O2: Thu nhập bình quân
mô và thương hiệu
đầu người của Malaysia
(starbucks, The Coffee
cao (10,514 USD/ năm
Bean & Tea Leaf, Old
2013)
Town White Coffee ..)
O3: Malaysia được đánh
T2: Malaysia là quốc gia
giá là thị trường hấp dẫn
đa chủng tộc với nhiều nét
hàng đầu trên thế
văn hóa và thói quen khác
giới(đứng thứ 12 năm
nhau.
2013)
O4: Tốc độ tiêu thu café
của người Malaysia đang

7

tăng trưởng nhanh.
O5: Malaysia có mối quan
hệ ngoại giao tốt với Việt
Nam.
O6: Malaysia có nhiều
chính sách khuyến khích
đầu tư từ nước ngoài.
Điểm mạnh(S)
S1: Trung Nguyên đã phát
triển được phiên bản đặc
biệt của loại cà phê ngon
nhất thế giới được biết đến
với tên gọi: Cà phê chồn.
Tuyệt phẩm cà phê
Legendee của Trung
Nguyên đã tạo nên được
lợi thế cạnh tranh khi có
giá thành rẻ hơn mà vẫn
mang đến cho người tiêu
dùng những tách cà phê
chồn có hương vị tuyệt
hảo như phiên bản cà phê
chồn tự nhiên.
S2: Trung Nguyên đứng
đầu về sản lượng cà phê
Robusta;
S3: Trung Nguyên là công
ty sản xuất café nên chủ
động được nguồn nguyên
liệu và chất lượng sản
phẩm.
S4: Trung Nguyên có kinh
nghiệm trong việc kinh
doanh tại thị trường nước
ngoài (Singapore)
S5: Trung nguyên là một
công ty lớn có năng lực về
vốn
S6: Đội ngũ nhân viên
năng động sáng tạo, có
nhiều chuyên gia hàng đầu
trong lĩnh vực kinh doanh

(S-O) Tận dụng các điểm
mạnh S1, S2, S3, S4, S6,
S7, S8, S9 và các cơ hội
O1, O2, O3, O4, O5, O6
Trung Nguyên mở rộng hệ
thống nhượng quyền tại
thị trường này.

(S-T) Tận dụng các điểm
mạnh S1,S4,S5 và để
đương đầu với thách thức
T1, T2: Trung Nguyên
tránh đối đầu trục diện với
các đối thủ. Chọn lựa
những vị trí có đông dân
cư để mở quán và cung
cấp các sản phẩm/dịch vụ
chất lượng tốt, chú trọng
vào xây dựng trải nghiệm
khách hàng.

8

Café.
S7: Người lãnh đạo nhiệt
huyết và luôn khao khát
phát triển thương hiệu ra
nước ngoài.
S8: Chuỗi quán nhượng
quyền của trung nguyên
được ưa thích tại Việt
Nam.
S9: Trung nguyên đã kinh
doanh các sản phẩm café
tại thị trường Malaysia.
Điểm yếu (W)
W1: Thương hiệu Trung
Nguyên chưa được biết
đến nhiều tại Malaysia.
W2: Số lượng quán
nhượng quyền tại nước
ngoài chưa nhiều.
W3: Chưa có kinh nghiệm
kinh doanh café tại
Malaysia.

(W-O) Khắc phục các
điểm yếu W1, W2, W3 và
đón đầu các cơ hội O1,
O2, O3, O4, O5, O6:
Trung nguyên đưa ra
chiến lược xâp nhập thị
trường: Đưa ra chính sách
nhượng quyền hấp dẫn để
thu hút nhà đầu tư.

(W-T) Khắc phục các
điểm yếu W1,W2,W3 và
để đương đầu với các
thách thức: T1, T2: Tạo sự
khác biệt về không gian
quán, Định vị là không
gian sáng tạo.

2.6. Phân khúc thị trường
2.6.1.
Phân khúc theo địa lý:
Đồ thị 2.5: Cơ cấu dân số theo thành thị Malaysia (Nguồn: CIA World Factbook)

Dựa vào các phân tích trên thành phố Kuala Lumpur có mức đóng góp GDP cao
nhất cho Malaysia. Kuala Lumpur còn là thủ đô của Malaysia và được đầu tư mạnh

9

mẽ về cơ sở hạ tầng. Kuala Lumpur là thành phố năng động, tập trung đông dân với
dân số có trình độ tri thức cùng mức thu nhập cao nhất cả nước. Trung Nguyên khi
mới bước vào thị trường Malaysia sẽ chọn thành phố Kuala Lumpur là nơi tiến hành
nhượng quyền cho cửa hàng đầu tiên.
2.6.2.
Phân khúc theo độ tuổi:
Dân số Kuala Lumpur năm 2013 là 1,72 triệu người, trong đó là 0.88 triệu nam
và 0.84 triệu nữ.
Cơ cấu dân số Kuala Lumpur theo độ tuổi:
- 14 tuổi: 495.360 người
- 15-24 tuổi: 20.680 người
- 25-54 tuổi: 708.640 người
- 55-64 tuổi: 130.720 người
- Trên 65 tuổi: 94.600 người.
Đồ thị 2.6: Cơ cấu dân số theo độ tuổi Malaysia (Nguồn: CIA World Factbook)

Trong đó cơ cấu dân số từ 21-45 tuổi thuộc độ tuổi của khách hàng mục tiêu là
675.400 người
2.6.3.
Phân khúc mức Theo thu nhập:
Theo thống kê của trang newgeography.com, thu nhập bình quân đầu người của
thành phố Kuala lampur là 23,000 USD/ Năm.
2.7. Thị trường mục tiêu:
- Thành phố Kuala lampur: Diện tích: 243,65 m2
- Độ tuổi: từ 21-45 tuổi thuộc độ tuổi của khách hàng mục tiêu là 675.400
người
- Mức thu nhập: Từ trung bình trở lên.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA
3.1. Tổng quan về thị trường Malaysia:
- Tên chính thức: Liên bang Malaysia
- Thủ đô: Kuala Lumpur

10

-

3.2.









Quốc khánh: 31/8/1957
Diện tích: 329.847 km2
Dân số: 30.073.353 người (tháng 7 năm 2014)
Khu vực hành chính: Có 13 bang
Các thành phố lớn: Kuala Lumpur, George Town, Kuching, Kuantan
Ngôn ngữ chính: Ngôn ngữ chính thức tại Malaysia là tiếng Malaysia, Tiếng
Anh vẫn là ngôn ngữ thứ hai đang dùng.
Tôn giáo chính: Hồi giáo
Đơn vị tiền tệ: Ringgit (MYR); 5 MYR = 26000 VND (tháng 12/2015)
Múi giờ: MST (UTC+8)
Thể chế: quân chủ lập hiến Liên Bang
Lý do chọn thị trường:
Malaysia là một nước có thu nhập trên trung bình và là nền kinh tế rất mở
với GDP bình quân đầu người đạt 10.500 USD trong năm 2013.
Malaysia là một đất nước đa văn hóa, dễ tiếp nhận những cái mới.
Malaysia – là một quốc gia có dân số tương đối trẻ, với hơn 65,4% dân số
nằm trong độ tuổi 15-64 và 29,6% nằm trong độ tuổi từ 0- 14 tuổi. Sự thay
đổi trong nhận thức và thị hiếu, nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi này có thể tác
động đáng kể đến việc tiêu thụ café ở Malaysia. Cho đến nay, thói quen tiêu
dùng cà phê đã trở thành thức uống không thể thiếu trong chế độ ăn uống
hàng ngày của đại đa số người dân nước này.
Văn hóa cà phê ở Malaysia và xu hướng thưởng thức cà phê có phần giống
với văn hóa ở Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho Trung Nguyên khi phát
triển các mô hình quán cà phê tại đây.
Malaysia là một đất nước an toàn để đầu tư, phù hợp phát triển các ngành du
lịch dịch vụ.
Từ những lý do trên nhóm quyết định chọn xâm nhập thị thường Malaysia để
mở rộng hoạt động kinh doanh của thương hiệu café Trung Nguyên.

11

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH PETS
4.1. Chính trị - Pháp luật
4.1.1. Tình hình chính trị ổn định
Chính trị của Malaysia diễn ra trong khuôn khổ một chế độ quân chủ lập hiến
Liên bang. Hệ thống của chính phủ đang theo sát hình thức của hệ thống nghị viện
Anh. Vua đứng đầu nhà nước và thủ tướng đứng đầu chính phủ.
Ở Malaysia, mỗi tiểu bang đều có một chính quyền tiểu bang được dẫn dắt bởi
trưởng Bộ trưởng, là thành viên hội đồng nhà nước từ đảng chiếm đa số trong hội
đồng. Chính trị ở Malaysia tương đối ổn định, tỷ lệ tội phạm thấp. Thỉnh thoảng do
những tranh giành quyền lực mà xảy ra mâu thuẫn, nhưng nhìn chung vẫn là một
đất nước hòa bình
4.1.2.
Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia.
Đây là một quốc gia đa văn hóa với ba nhóm dân tộc chính bao gồm người Mã
Lai, Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, cả nước còn có vài nhóm người bản địa sinh
sống ở Đông Malaysia. Quyền lực chính trị ở Malaysia được kiểm soát bởi người
Mã Lai. Các hành động, chính sách phát triển quốc gia được thực hiện để thúc đẩy
địa vị của bumiputera (bao gồm người Mã Lai và các bộ lạc bản địa) trước những
người phi bumiputera (như người Malaysia gốc Hoa và người Malaysia gốc Ấn).
4.1.3.
Chính sách đối ngoại mềm dẻo
Chính sách ngoại giao của Malaysia về chính thức là dựa trên nguyên tắc trung
lập và duy trì các quan hệ hòa bình với tất cả các quốc gia, bất kể hệ thống chính trị
của quốc gia đó. Chính phủ đặt ưu tiên cao đối với an ninh và ổn định của Đông
Nam Á, và cố gắng phát triển hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu
vực. Về phương diện lịch sử, chính phủ cố gắng khắc họa Malaysia là một quốc gia
Hồi giáo tiến bộ trong khi tăng cường quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác.
Malaysia là quốc gia vừa có quan hệ ngoại giao, kinh tế với Trung Quốc lại vừa
quan hệ an ninh với Mỹ.
*Quan hệ ngoại giao với Việt Nam:
Việt Nam và Malaysia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/3/1973.
Từ đó đến nay, hai bên đã ký kết được 13 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực như
thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch,
thể thao, văn hóa và nhiều bản ghi nhớ cấp chính phủ khác.
Hiện nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển
rất tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, các ngành.
Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Malaysia (30/3/1973-30/3/2013).

12

=>Mối quan hệ ngoại giao tốt, thuận lợi cho các doanh nghiệp việt nam đầu tư,
kinh doanh tại thị trường Malaysia.
4.1.4.
Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Chính phủ cung cấp phần lớn quyền sở hữu cổ phần nước ngoài trong các doanh
nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư (PIA). Luôn mở cửa cho những nhà nước
ngoài vào làm ăn và họ có thể mua bất động sản mang tên mình, điều không thể có
được ở hầu hết các nước Đông Nam Á, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở
hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên.
Ưu đãi các dụ án đầu tư (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm
thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Khuyến khích sự chuyển giao công
nghệ từ các công ty nước ngoài.
Thành lập các khu thương mại tự do (FTA).
Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ
các nhà đầu tư muốn tìm cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở
nhà hàng tại Malaysia.
=>Môi trường kinh doanh thuận lợi, đầu tư vào Malaysia rất được khuyến
khích và có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển.
4.2. Luật pháp về Nhượng quyền tại Malaysia
Việc kinh doanh của hoạt động nhượng quyền thương mại đã thay đổi bộ mặt
của hầu hết các hoạt động kinh doanh tại Malaysia và đã trở thành một cách mang
tính cách mạng cho các doanh nghiệp Malaysia để phát triển, tăng năng lực sản xuất
và mở rộng hệ thống phân phối của mình cả theo chiều dọc và chiều ngang.
Nhượng quyền thương mại thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho các người được
nhượng quyền Malaysia , đặc biệt là các công ty nhỏ mới thành lập (Franchisee)
dưới sự hướng dẫn và tư vấn của một công ty khác (Franchisor) , trong đó có những
kinh nghiệm cần thiết và kiến thức về thực tế thị trường và ngành công nghiệp . Các
Bên nhận quyền có thể tận dụng vào uy tín quốc tế và / hoặc khu vực nhượng quyền
và thiện chí thông qua việc sử dụng các nhãn hiệu thương mại của bên nhượng
quyền và các quyền sở hữu trí tuệ cũng như công nghệ thử nghiệm của nhượng
quyền , bí mật thương mại và hệ thống kinh doanh .
Trước khi ban hành các đạo luật nhượng quyền thương mại năm 1998
(Franchise Act) vào ngày 08 tháng 10 năm 1998 , nhượng quyền thương mại ở
Malaysia bị chi phối bởi các nguyên tắc của hợp đồng và sự vắng mặt của các quy
định pháp lý phức tạp hoặc hướng dẫn cho phép các bên được tự do đàm phán các
điều khoản của thỏa thuận nhượng quyền thương mại của họ. Ngược lại, Đạo luật
nhượng quyền thương mại cao quy định các ngành công nghiệp nhượng quyền
thương mại vì nó không chỉ kiểm soát các điều khoản của bất kỳ thỏa thuận nhượng

13

quyền thương mại nhưng cũng thực hiện một kế hoạch có hệ thống đăng ký cho
người nhượng quyền , nhận quyền và nhượng quyền môi giới. Mặc dù điều này đã
tạo ra một cơ cấu pháp lý nghiêm ngặt cho ngành công nghiệp nhượng quyền
thương mại ở Malaysia , Đạo luật nhượng quyền thương mại mang đến cho nó sự
chắc chắn và bảo vệ tốt hơn cho các doanh nghiệp Malaysia , đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Về nguyên tắc, luật nhượng quyền thương mại áp dụng cho việc bán bất kỳ
nhượng quyền tại Malaysia, theo đó các doanh nghiệp nhượng quyền hoạt động ở
Malaysia. Một "nhượng quyền" nằm trong phạm vi quản lý của Đạo luật nhượng
quyền thương mại nếu tất cả các yếu tố sau đây được đáp ứng:
 Bên nhận quyền điều hành một doanh nghiệp theo một hệ thống nhượng
quyền thương mại được xác định bởi bên nhượng quyền; các khoản tài trợ
bên nhượng quyền cho bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của
mình và quyền sở hữu trí tuệ;
 Bên nhượng quyền có quyền thực hiện kiểm soát liên tục trong hoạt động
kinh doanh của bên nhận quyền theo quy định của hệ thống nhượng quyền
thương mại;
 Bên nhượng quyền cung cấp sự trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc đào
tạo, tiếp thị, kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp hoặc cung cấp nguyên
vật liệu;
 Bên nhận quyền phải trả một khoản phí hay một số xem xét phi tài chính
khác trả cho nhượng quyền thương mại;
 Và bên nhận quyền hoạt động kinh doanh riêng rẽ từ bên nhượng quyền. (Vì
vậy, một quan hệ đối tác, đại lý không phải là một nhượng quyền thương
mại.)
Nói chung các điểm then chốt của một nhượng quyền thương mại được cấp một
giấy phép từ một bên khác cho hoạt động của một doanh nghiệp phù hợp với một hệ
thống kinh doanh hay cách làm việc.
 Hệ thống đăng ký
Bên nhượng quyền là người nước ngoài
Lưu ý rằng ngôn ngữ của Đạo Luật Nhượng quyền thương mại chỉ ra rằng một
nhượng quyền nước ngoài phải được Registrar of Franchises phê chuẩn trước khi có
ý định bán nhượng quyền thương mại của mình tại Malaysia hoặc một người
Malaysia. Bất kỳ sự chấp thuận của cơ quan đăng ký theo Đạo Luật Nhượng quyền
thương mại có thể bị áp đặt các điều kiện.

14

Sau khi có được sự phê duyệt của Registrar, các bên nhượng quyền nước ngoài
có thể tiến hành thực hiện các bước để bán nhượng quyền thương mại ở Malaysia
bằng cách nhập vào các thỏa thuận nhượng quyền thương mại và các thỏa thuận liên
quan. Tuy nhiên, hợp đồng nhượng quyền nếu muốn có hiệu lực sẽ phải đăng ký
các quyền thương mại của Malaysia với Registrar ngay sau khi cuộc hẹn của mình
như một bên được nhượng quyền của nhượng quyền nước ngoài cho Malaysia. Tại
bước này, một bản sao của hợp đồng nhượng quyền, cùng các tài liệu khác, cần phải
được nộp cho cơ quan đăng ký như là một phần của các yêu cầu đăng ký. Khi có
được sự chấp thuận của Registrar, bên nhượng quyền sẽ phải chịu sự áp đặt bất cứ
điều kiện nào nếu xét thấy phù hợp, trong đó có thể bao gồm một hướng để thay đổi
các hợp đồng nhượng quyền nếu có mâu thuẫn với Luật Nhượng quyền thương mại.
Nếu các bên nhượng quyền nước ngoài bổ nhiệm bên được nhận quyền như
nhượng quyền độc quyền khu vực thì bên được nhận quyền cũng sẽ cần phải đăng
ký chính nó như là một nhượng quyền trước khi nó có thể cấp quyền kinh doanh tại
Malaysia, nếu làm sai sẽ được coi là phạm tội theo Đạo Luật Nhượng quyền thương
mại.
Một số đặc điểm nổi bật của Bộ luật nhượng quyền Malaysia:
 Hợp đồng nhượng quyền và tài liệu công bố thông tin phải được cung cấp
bởi bên nhượng quyền địa phương cho người nhận quyền ít nhất 10 ngày
trước khi nhận quyền ký hợp đồng.
 Hợp đồng nhượng quyền phải có thời hạn tối thiểu năm năm. Vào cuối
nhiệm kỳ, bên nhượng quyền có thể không, trong trường hợp không vi phạm
của Bên nhận quyền, từ chối gia hạn hợp tương tự mà không trả tiền đền bù
cho bên nhận quyền. Chấm dứt trước đó của một hợp đồng nhượng quyền
chỉ có thể nếu cả hai bên đồng ý cùng hoặc theo lệnh của một tòa án của
pháp luật. Trường hợp một hợp đồng nhượng quyền được mở rộng, các điều
khoản và điều kiện không thể ít thuận lợi hơn chứa trong các thỏa thuận
trước đó.
 Một công ty chỉ có thể chấm dứt một hợp đồng nhượng quyền trong một số
trường hợp theo quy định của Đạo luật. Theo đó, thương nhân nhượng chỉ có
thể chấm dứt một hợp đồng nhượng quyền nếu bên nhận quyền không khắc
phục vi phạm trong thời hạn quy định nêu trong văn bản thông báo cho bên
nhận quyền, mà không được ít hơn 14 ngày. Đạo Luật này cung cấp cho việc
chấm dứt mà không có yêu cầu thông báo và cơ hội để khắc phục các vi
phạm trong một số loại nguyên nhân hợp lý (ví dụ, nếu bên nhận quyền tự

15

nguyện từ bỏ việc kinh doanh nhượng quyền, hoặc liên tục không tuân thủ
các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền).
 Nghiêm cấm đối với việc tiết lộ thông tin bí mật hay hành vi của doanh
nghiệp tương tự của Bên nhận quyền, các giám đốc, vợ chồng và gia đình
trực tiếp của Giám đốc và nhân viên trong thời hạn nhượng quyền thương
mại và trong khoảng thời gian hai năm sau khi chấm dứt hoặc hết thời hạn
của hợp đồng nhượng quyền.
 Đạo luật cũng quy định rằng nó sẽ là một nhượng quyền thương mại không
công bằng và có một trái của Đạo luật đối với bất kỳ thương nhân nhượng
quyền bất hợp lý và vật chất phân biệt đối xử giữa các bên nhận quyền hợp
giá cước làm cho phí nhượng quyền, tiền bản quyền, hàng hoá, dịch vụ, thiết
bị hoặc dịch vụ quảng cáo nếu phân biệt đối xử như vậy gây ra cạnh tranh
cãi, với một số trường hợp ngoại lệ giới hạn quy định.
4.3. Kinh tế
4.3.1.
Tổng quan kinh tế Malaysia:
Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và
công nghiệp hóa mới. Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn hoạt
động kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống.
Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng
trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 1957 đến 2005. Năm 2011,
GDP (PPP) của Malaysia là khoảng 450 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba trong
ASEAN và lớn thứ 29 trên thế giới. Năm 1991, Thủ tướng Malaysia đương thời là
Mahathir bin Mohamad phác thảo ý tưởng của ông trong "Tầm nhìn 2020", theo đó
Malaysia sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hóa tự túc vào năm 2020. Thủ
tướng thứ sáu là Najib Razak nói rằng Malaysia sẽ đạt đến tình trạng nước phát
triển vào năm 2018, sớm hơn so với mục tiêu vào năm 2020, ông đưa vào thực hiện
hai chương trình là Chương trình chuyển đổi chính phủ và Chương trình chuyển đổi
kinh tế.
4.3.2.
Các chỉ số kinh tế:
Theo báo cáo kinh doanh năm 2013, Malaysia đứng thứ 12 trên thế giới về xếp
hạng đất nước có môi trường kinh doanh thân thiện. Malaysia cũng được đánh giá
là đất nước có tính cạnh tranh cao, đứng thứ 14 trên thế giới theo đánh giá của Viện
nghiên cứu quản lý phát triển được công bố trong cuốn sách năm 2012/2013 về
cạnh tranh toàn cầu.

16