Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ huy cận

  • pdf
  • 93 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

Ket-noi.com chia se mien phi
PHÙNG THU HẰNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ HUY CẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý Luận văn học

Hà Nội - 2014
1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

PHÙNG THU HẰNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ HUY CẬN

Chuyên ngành: Lý Luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội - 2014

2

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS
Trần Khánh Thành - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp em trang
bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học
tập. Xin cám ơn phòng Sau đại học, thư viện trường ĐH KHXH &NV- Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp tư liệu cho em.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã hỗ
trợ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Phùng Thu Hằng

3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Luận văn này chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào. Nếu lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Phùng Thu Hằng

4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ ........................................................................................ 5
4. Phạm vi khảo sát, đối tượng nghiên cứu ......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận văn. ........................................................................................ 7
NỘI DUNG ................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA HUY CẬN VÀ QUAN
NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI .......................................................... 8
1.1.Hành trình sáng tạo của Huy Cận ................................................................... 8
1.1.1. Trước Cách mạng ..................................................................................... 8
1.1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975...................................13
1.1.3. Từ năm 1975 đến năm 2005 ................................................................19
1.2 . Quan niệm nghệ thuật về con người ..........................................................26
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG
THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 .....35
2.1. Con người với nỗi buồn, sự cô đơn bế tắc .................................................37
2.2. Con người hướng về cõi mộng, trời xưa và thế giới tâm linh ................44
Chƣơng 3. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG
THƠ HUY CẬN SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 .....................59
3.1 Con người lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới. .........................59
3.2. Con người đấu tranh, nhập cuộc cùng thời đại .........................................65
KẾT LUẬN ................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Huy Cận (1919- 2005) là một trong những nhà thơ lớn của phong
trào Thơ mới, với tập thơ nổi tiếng Lửa thiêng (1940), ông đã góp phần tạo
nên tiếng nói đa dạng phong phú của một thời đại trong thi ca. Sau Cách
mạng, Huy Cận tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị như Trời mỗi ngày
lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em
(1967), Những năm sáu mươi (1968), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975),
Hạt lại gieo (1984). Đánh giá cao những thành tựu thơ ca của Huy Cận, các
tác giả biên soạn sách đã đưa một số bài thơ tiêu biểu của Huy Cận đã được
đưa vào chương trình Ngữ văn ở các bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung
học.
1.2. Nghiên cứu một tác giả lớn, có phong cách nghệ thuật độc đáo như
Huy Cận trước hết là khám phá một thế giới nghệ thuật phong phú hấp dẫn và
sau đó là ghi nhận những đóng góp của ông trên hành trình thơ Việt Nam hiện
đại. Đến với thế giới nghệ thuât thơ Huy Cận, người nghiên cứu phải khám
phá thế giới tư tưởng - tình cảm của nhà thơ qua quan niệm nghệ thuật về con
người và thế giới , qua cách cảm thụ và tổ chức không gian - thời gian nghệ
thuật, qua cách sử dụng thể loại, kết cấu và ngôn từ... Từ những vấn đề cơ bản
đó nhằm xác định, phong cách nghệ thuật của nhà thơ với tư cách là một chính
thể nghệ thuật độc đáo. Và một trong những vấn đề quan trọng nhất trong thế
giới thơ Huy Cận là quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ
thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể
nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể
ấy. Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay
đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm chúng

6

ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm đó để
khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
1.3. Với khuôn khổ một luận văn và với khả năng của một giáo viên
phổ thông, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con
người trong thơ của Huy Cận một mặt là để hiểu thêm về tư tưởng nghệ thuật
đặc sắc của tác giả, mặt khác để hiểu cách cảm nhận, cách cắt nghĩa của nhà
thơ về con người và cuộc đời trong các tác phẩm thơ được giảng dạy trong
trường.
2. Lịch sử vấn đề
Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn sáu thập kỷ. Thời kỳ nào
thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông
đảo bạn đọc. Trong gần bảy thập kỷ qua đã có hàng trăm bài tiểu luận, chuyên luận
viết về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà thơ, các nhà phê bình
nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Hoài Thanh,
Chế Lan Viên, Trinh Đường, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Xuân Nam, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long,
Ngô Quân Miện, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thuý, Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh
Hảo..., đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận. Các nhà thơ, các nhà
nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường
thơ, trước và sau Cách mạng. Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm
hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, phác thảo được những đặc điểm cơ
bản phong cách thơ Huy Cận như tình yêu sự số ng, nỗi khắc khoải không gian,
giọng điệu trầm lắng, giàu chất suy tưởng, bản sắc dân tộc đậm nét, phong vị
Đường thi... Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu.
Tập sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình
Huy Cận là một trong những tác giả thu hút được rất nhiều sự chú ý mạnh mẽ

7

của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác cũng như công chúng yêu văn học
trong và ngoài nước.
Trong lời giới thiệu tập thơ Lửa thiêng (1940), Xuân Diệu đã chỉ ra nét
độc đáo nhất của Huy Cận khả năng cảm nghe tinh tế những âm vang của đất
trời và lòng người. Nhờ thế Huy Cận đã cảm được nỗi buồn vũ trụ và nỗi sầu
nhân gian. Sự cảm nghe tinh tế ấy cũng được nhà phê bình văn học Hoài
Thanh phân tích trong Thi nhân Việt Nam: “Người đã gọi dậy cái hồn buồn
của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong
cõi đất này”. 36, tr. 127
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng viết về thơ Huy Cận nhưng
cũng dành nhiều câu chữ cho việc đánh giá Lửa thiêng. Ông nhận xét Lửa
thiêng có phần khắt khe hơn. Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn
mang nét chung “cái cảm giác loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca
ngợi. Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó nhưng cũng thiếu cái đặc sắc ở chỗ đó; Vũ
Ngọc Phan cũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận không có những câu “nồng
nàn, tha thiết, nóng bỏng như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung đắm đuối
như thơ Lưu Trọng Lư”, lời tình tự của Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng
thật không phải những lời tha thiết tự tâm can”
Nhà phê bình văn học Hà Minh Đức cũng có rất nhiều bài viết về tác giả
Huy Cận nhưng ông cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu Ngọn lửa
thiêng trong đời và trong thơ. Ông cho rằng “ Thơ Huy Cận buồn, căn bệnh
tinh thần của một thế hệ không dễ thay đổi; nhưng nỗi buồn của Lửa thiêng
không mang nhiều nỗi riêng tư, không gắn với dục vọng, đam mê để rồi chán
chường tuyệt vọng. Vẫn có một mạch tình cảm trong trẻo, thiết tha gắn bó ân
cần với cuộc sống và nói như cách nói của tác giả sau này, đó là tâm trạng yêu
đời nên đau đời” (Một thời đại trong thi ca (Nxb Khoa học xã hội, HN, 1997).

8

Ngoài ra người viết còn nhận thấy rất nhiều các bài nghiên cứu, đánh giá
cuộc đời, sự nghiệp hay hồi ức và kỉ niệm về Huy Cận – một nhà thơ, nhà văn
hóa lớn của Việt Nam, sau khi ông qua đời (2005). Đó là các bài báo của các
nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Mai Quốc
Liên, Đăng Khoa, Trần Mạnh Hảo....
Người tập trung nghiên cứu nhiều về Huy Cận là Trần Khánh Thành. Từ
năm 2002 ông cho ra đời chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận (Nxb Văn học,
HN). Đây là một công trình nghiên cứu công phu những tác phẩm từ tập Lửa
thiêng đến những tập thơ sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Dưới góc độ thi
pháp học, ông phân tích quan niệm nghệ thuật, không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật, các phương thức biểu hiện và cái tôi trữ tình với nhiều đối
cực trong thơ Huy Cận. Tác giả đã mô tả và chứng minh cái tôi trữ tình luôn
hài hòa và vận động giữa nhiều đối cực xuyên suốt, so sánh với giai đoạn
sáng tác thơ là tìm đến cái đẹp hài hòa giữa cuộc đời và vũ trụ, giữa cuộc đời
riêng và cuộc đời chung, giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực,
giữa cảm xúc tươi tắn và tầm cao trí tuệ. Chúng tôi kế thừa được khá nhiều
luận điểm từ công trình này
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này được viết ra nhằm khẳng định những đóng góp của Huy
Cận thông qua thực tiễn sáng tạo. Mặt khác nhằm khẳng định vị trí của Huy
Cận trong tiến trình văn học Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ các sáng tác của Huy Cận đặc biệt là các tập thơ được sáng tác
trong hơn nửa thế kỷ từ Lửa thiêng đến Hạt lại gieo
Luận văn tập trung nghiên cứu những quan niệm nghệ thuật về con
người trong thơ Huy Cận thông qua việc khảo sát thực tiễn sáng tạo thơ ca
của ông

9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu với đề tài đã lựa chọn chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp so sánh văn học
Phương pháp này nhằm đối chiếu các sáng tác của ông trong từng giai
đoạn khác nhau và với các tác giả khác cùng thời.
5.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm thống kê khảo sát những đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong thơ Huy Cận.
5.3. Phương pháp loại hình
Phương pháp này nhằm giúp nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm theo
đúng đặc trưng loại hình của tác phẩm, loại hình tác giả
5.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Giải mã các yếu tố hình thức trong quan hệ với nội dung, tìm ra quy luật
tạo hình thức trong tác phẩm, chỉ ra sự thay đối quan niệm nghệ thuật dẫn đến
sự thay đổi quan niệm về phương thức thể hiện.
6. Đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống quan niệm nghệ
thuật về con người trong các sáng tác của Huy Cận trước và sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của quan niệm nghệ
thuật về con người - con người đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt
trong tác phẩm nghệ thuật.
Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con
người, ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm và thông
qua tác phẩm ta biết được tư tưởng nhà văn.

10

6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn các sáng tác
của Huy Cận. Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy
chuyên đề văn học Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo của Huy Cận và quan niệm nghệ thuật
về con người
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Huy Cận
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Huy Cận sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945

11

NỘI DUNG
Chƣơng 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA HUY CẬN VÀ QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI
1.1.Hành trình sáng tạo của Huy Cận
1.1.1. Trước Cách mạng
Huy Cận đến với thi đàn lần đầu tiên vào năm 1938 bằng bài thơ Chiều
xưa đăng trên báo Ngày nay. Lúc bấy giờ tên tuổi của chàng thanh niên Huy
Cận còn khá mới mẻ, lạ lẫm, chưa được mong chờ đón nhận như người bạn
tri kỉ của ông là Xuân Diệu. Thế nhưng sự xuất hiện của Chiều xưa bên cạnh
bài thơ Cảm xúc của tác giả đã thành danh lại mang đến cho người đọc sự sửng
sốt, bất ngờ.
Với sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả và đặc biệt là sự trân trọng của
bạn thơ Xuân Diệu mà hai năm sau, tức mùa hè năm 1940 Huy Cận cho ra
mắt tập thơ đầu Lửa thiêng mà âm hưởng của nó đã lan tỏa “một thời đại
trong thi ca”. Với Lửa thiêng, Huy Cận đã “nghe”, đã “cảm” được mạch
“sầu vũ trụ” và nỗi buồn nhân gian;
Đời mất về đâu, hới tháng năm?
Xuân không mọc nữa với trăng rằm!
Chẳng bao lâu ngủ sầu trong đất,
Vĩnh viễn mùa đông lạnh chỗ nằm
(Buồn)
Nhưng đó là nỗi buồn không mang tính riêng tư, không gắn với chán
chường, tuyệt vọng. Vẫn có một tình cảm trong trẻo, thiết tha gắn bó ân cần
với cuộc sống và đó là một tâm trạng “yêu đời nên đau đời”. Nó có cái gốc
từ lòng yêu đời, từ tình yêu quê hương đất nước. Sâu thẳm trong tâm hồn thi
sĩ vẫn là cảm xúc yêu đương, yêu đời của tuổi trẻ.
12

Lửa thiêng trước hết là một tập thơ của tuổi trẻ. Hoài Thanh đã cảm
nhận rất tinh tế khi thấy rằng dưới những câu thơ, bài thơ có vẻ già, nhà phê
bình nhận ra đó là “thơ của tuổi hai mươi”. Trong Lủa thiêng có một mảng
thơ gần như bao trùm được hết cảm xúc một thời hoa niên đẹp đẽ, trong trẻo
với tuổi trẻ lãng mạn, đầy mộng mơ và cũng đầy đau khổ, còn có cả hình ảnh
khu vườn với chiếc lá thu, với những chàng học sinh đầy lãng mạn. Huy Cận,
một “chàng thơ” hay “tủi nắng, sầu mưa” nhưng trong tình yêu lại hết sức
lãng mạn thiết tha. Cảm xúc trong ngôn từ tình yêu đôi khi rất trừu tượng qua
hồn - “nhân vật trữ tình” Hồn hay người? Đời thực hay cõi mơ? Thế giới
mộng và thực dường như hòa quyện lạ lùng.
Sau nhiều năm trôi qua, các nhà nghiên cứu càng thấy ánh sáng kì diệu
của Lửa thiêng. Tuy bị ràng buộc bởi cách nhìn có phần khắt khe của một giai
đoạn lịch sử nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra lòng yêu đời, tình yêu tiếng
Việt và vẻ đẹp trong trẻo của hồn thơ Huy Cận. Từ năm 1985 đến nay, Lửa
thiêng càng được khẳng định và khai thác từ nhiều phương diện khác nhau.
Trong chuyên luận Thơ mới, những bước thăng trầm Lê Đình Kỵ đặc biệt
nhấn mạnh nguồn mạch truyền thống chảy dào dạt trong những vần thơ Lửa
thiêng. Còn nhà thơ Trinh Đường trong tiểu luận Huy Cận và Lửa thiêng đã
cảm nhận sâu sắc nỗi buồn thương của Huy Cận về quê hương đất nước, về
kiếp người đau khổ và lòng yêu đời tha thiết của thi nhân. Đỗ Lai Thúy trong
tiểu luận Huy Cận và sự khắc khoải không gian đã chỉ ra được những đặc
điểm cơ bản của không gian nghệ thuật Lửa thiêng. Đó là không gian “ hóa
thân của thiên đường, của sự hòa đồng nguyên thủy thủa xưa”. Nó không hề
khép kín mà mở về phía trần thế để có sự tương giao giữa con người và không
gian. Trong tập tiểu luận Một thời đại trong thi ca Hà Minh Đức đã có những
kiến giải mới mẻ về Ngọn lửa thiêng trong đời và trong thơ của Huy Cận.
Ông cho rằng thế giới tâm linh kết thành ngọn lửa thiêng trong thơ Huy Cận.

13

Đó là thế giới tâm linh soi rọi như ánh sáng, như niềm tin vào lương tri của
con người. Nhờ có nguồn sáng ấy mà Huy Cận nhìn thấy được bóng dáng xưa
của ngọn nguồn dân tộc, cảm nhận được nhịp sầu vũ trụ và nỗi buồn nhân gian
và nhận ra bản thể của con người trong sự sống của thiên nhiên.
Huy Cận bước tới thi đàn bằng một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Với tập
thơ đầu tay này, Huy Cận đã có những nỗi buồn nghiệp dĩ, nhưng thực ra nỗi
buồn ấy có nguyên cớ từ đặc điểm tâm hồn, từ đời sống xã hội. Nỗi buồn của
Huy Cận là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn thời cuộc, nỗi buồn của người dân
mất tự do, của đất nước bị mất độc lập chủ quyền. Nỗi buồn ấy như là hệ quả
tất yếu khi nhà thơ ý thức sâu sắc về cảnh ngộ đất nước và thân phận của con
người. Nhà thơ buồn vì kiếp người nô lệ đau khổ cũng chỉ vì nhà thơ rất thiết
tha với cuộc sống tự do và niềm hạnh phúc của con người. Tình cảm yêu đời
của thi nhân biểu hiện ngược thành nỗi đau quằn quại. Bởi thế, nỗi buồn ấy
không chán chường bi lụy mà trong trẻo, dễ cảm thông. Tình cảm yêu đời của
tác giả không chi biểu hiện qua nỗi buồn mà còn thể hiện qua niềm vui. Trong
tâm hồn Huy Cận có một mảng rất hồn nhiên, tươi trẻ thường hướng về
những gì non tơ, trong trắng, thơ mộng. Nhờ thế Huy Cận viết thành công về
tuổi học trò, tuổi mười bốn, mười lăm của thời áo trắng. Với đôi mắt trong
trẻo và tâm hồn nhạy cảm, Huy Cận đã nhập vào thế giới hồn nhiên thơ mộng.
Nhà thơ tinh tế ghi lại tâm trạng náo nức, cái vẻ ngập ngừng, rụt rè thật đáng
yêu của “những chàng trai mười lăm tuổi vào trường, quần áo trắng đẹp như
lòng mới mẻ”. Khi viết về tuổi thơ hay hạnh phúc tình yêu, Huy Cận đều tạo
dựng một thế giới thơ mộng. Đó là một không gian mang tính thẩm mĩ, là bầu
khí quyển đặc biệt để những tâm hồn giao hòa, giao cảm với nhau. Trong thế
giới ấy, những tâm hồn đã tìm được hạnh phúc thần tiên. Để rồi từ cảnh thực,
nhà thơ đã ảo hóa để biến thành cõi mộng. Sợi buồn dệt thành thế giới chiếc
võng tâm trạng, chiếc quạt mang gió mát của tình yêu pha lẫn ngậm ngùi nuối

14

tiếc. Không phải Huy Cận tìm thấy lòng mình trong cảnh mà lòng thi nhân đã
hóa cảnh để chờ đón những ngọn gió trong đời, nhà thơ tự phơi trải lòng mình
để tìm miền đồng cảm. Vì thế trong Lửa thiêng không gian nội tâm tương
thông với không gian ngoại cảnh, tạo nên sự hòa quyện giữa thực và ảo, ngoại
cảnh và nội tâm.
Huy Cận luôn mang nỗi khắc khoải không gian. Chủ thể trữ tình xuất
hiện giữa không gian trần thế, bị đóng khung trong những giới hạn chật chội
nên luôn khát vọng giao tiếp, khát vọng chiếm lĩnh không gian trên cao.
Trong hành trình chiếm lĩnh không gian ấy Huy Cận cảm nhận không gian
rộng lớn trên nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều lớp. Nhưng cũng trong hành
trình ấy tâm hồn Huy Cận chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Nhà thơ vừa khao
khát cái xa xôi lại vừa sợ cái xa xôi. Muốn thoát khỏi cái nhỏ hẹp nhưng khi
đối diện với cái rộng lớn vô hạn lại cảm thấy cô đơn, bé nhỏ. Trong nhiều bài
thơ của tập thơ này không gian vĩ mô và vi mô bị phân hóa, trở thành tương
phản. Lúc ấy nhà thơ tự nhận ra cái tôi cô đơn của mình trước vũ trụ bao la.
Cảm thức ấy khác với thi sĩ xưa, bởi Huy Cận là nhà thơ mới, một nhà thơ
trong trào lưu văn học lãng mạn.
Bằng năng lực cảm nhận tinh tế và khả năng phân tích sắc sảo, Xuân
Diệu đã nói lên được những đặc điểm cơ bản của hồn thơ Huy Cận, một hồn
thơ “ mang linh hồn trời đất” và mang nặng tình đời, tình người, tình yêu sự
sống. Trong thi nhân Việt Nam, vị trí của Huy Cận được Hoài Thanh – Hoài
Chân khẳng định: Trong số 46 nhà thơ được đưa và tuyển tập này, Huy Cận
có số lượng bài thơ được tuyển vào loại nhiều nhất. Ở phần giới thiệu nhà phê
bình Hoài Thanh đã nói lên khả năng cảm nghe tinh tế của nhà thơ Huy Cận :
“ Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn lắng
nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong”.
Thơ Huy Cận “nhiều tình mà ít chuyện”, ông có khả năng tìm ra thơ trong
15

những chốn ta tưởng không còn thơ nữa. Từ những nhận xét xác đáng ấy,
Hoài Thanh đã kịp thời ghi nhận một việc làm táo bạo của Huy Cận: “Tìm về
những cảnh xưa, nơi bao nhiêu người đã sa lầy”. Với hướng đi ấy, Huy Cận
“đã gợi dậy hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn
nắm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. [36, tr 126 -127]
Từ đó Huy Cận càng có khuynh hướng siêu thoát vào không gian vũ trụ
xa vời. Điều này được thể hiện rất rõ qua tập thơ Vũ trụ ca. Tập thơ này được
in rải rác trên nhiều tờ báo, đến nay vẫn chưa in thành sách. Trong Vũ trụ ca
không gian trở thành nơi trú ngụ của một linh hồn trong trẻo. Cái cảm giác
chật chội trong Lửa thiêng nhường chỗ cho cảm giác thoải mái bay lượn trong
không gian rộng lớn của Vũ trụ ca. Trong tập thơ này hầu hết các bài thơ đều
thể hiện niềm vui của con người và đất trời. Niềm vui của con người là là
niềm vui nhờ nguôi quên cuộc đời, là niềm vui của một người có ảo tưởng đã
vượt lên ràng buộc xã hội được phiêu diêu trong cõi vô định, được tự do tuyệt
đối về tinh thần. Quan niệm về con người tự do vượt thoát trong Vũ trụ ca đã
thể hiện thái độ phủ nhận hiện thực và thể hiện niềm khát vọng vươn tới tự do
nhưng đây là quan niệm mang đậm triết lí Đạo gia mà mang tính chất ảo
tưởng. Chiếc võng thơ Huy Cận nếu một đầu mang nặng tình người, tình đời
thì đầu kia mang nặng một tấm lòng vũ trụ. Đây là quan niệm của nhà thơ,
“Thơ như chiếc võng ta treo – Đầu theo vũ trụ, đầu theo loài người” và cũng
là những gì mà các nhà nghiên cứu nhận thấy trong thơ ông. Ông quan niệm:
Con người sống trong vũ trụ và sống trong xã hội. Sống với vũ trụ và sống
với xã hội. Một thành viên của vũ trụ và một thành viên của loài người. Mỗi
con người trong bản thân mình sống cả quy luật của vũ trụ và quy luật của
loài người. Hai cực của cuộc sống, hai cực của tư tưởng, hai cực của nghệ
thuật, của thơ

16

Bên cạnh hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca năm 1942 Huy Cận còn
có tập văn xuôi triết lý Kinh cầu tự. Kinh cầu tự là lời cầu sự sống cho con
người và vạn vật. Chính tình yêu thiết tha sự sống, chính tình yêu đời đã kết
thành những lời cầu nguyện của nhà thơ. Những lời nguyện cầu, những câu
triết lý của Huy Cận mang mầu sắc tôn giáo nhưng lại chứa đựng một quan
điểm nhân sinh tích cực. Huy Cận luôn hướng về cuộc đời, hướng về sự sống,
nhà thơ cắt nghĩa cội nguồn của vạn vật từ sự sống. Nhà thơ nhìn mọi quan hệ
tình cảm từ sự sống và tâm trạng của con người như là những biến thái của sự
sống mà thôi. Quan niệm đó đã tạo thành kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo chi
phối cách nhìn, cách cảm và thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận. Qua tác phẩm
này, người đọc càng thấm thía hơn những quan niệm của tác giả. Muốn siêu
thoát, muốn vẫy vùng trong biển trời rộng lớn kia nhưng thực ra trong sâu
thẳm tác giả luôn hướng về cuộc đời, hướng về sự sống về con người. Con
người mới là trung tâm của vạn vật. Điều này đã hình thành quan niệm độc
đáo về con người thể hiện trong thơ ông.
1.1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975
Sau khi Lửa Thiêng ra đời một năm, Huy Cận tìm đến với Cách mạng
(hoạt động trong mặt trận Việt Minh). Chính trong thời gian này, ánh sáng
của lý tưởng Cộng sản đã hiện hữu rõ ràng hơn trong hồn thơ mang mang
thiên cổ sầu ấy. Và sự đổi đời tháng Tám có ý nghĩa như một bước ngoặt lịch
sử, đưa trang thơ Huy Cận vượt khỏi những ám ảnh, những giới hạn chật hẹp
do mặc cảm nặng nề về thân phận nô lệ tạo nên. Như đa số các nhà thơ Mới,
Huy Cận rưng rưng chân thành trở về hòa nhập với cuộc sống.
Quan điểm nghệ thuật, lập trường tư tưởng đã thay đổi căn bản; nhưng
như thế vẫn chưa thể có thơ hay. Cần một khoảng thời gian nhất định - tùy
tình trạng tâm tưởng của mỗi nghệ sĩ - để những rung động ban đầu được
nung, được nén lại thành cảm xúc nghệ thuật. Mặt khác, mọi sự thay đổi đều

17

cần được thử thách qua thực tế. Thơ Huy Cận sau 1945 thể hiện rõ quá
trình đấu tranh tự khẳng định sự góp mặt của một nhà thơ lớp trước, vào
cuộc sống mới.
Phải mất hơn mười năm trăn trở, phấn đấu không ngừng tự vượt lên
thoát khỏi ám ảnh cũ, hồn thơ Huy Cận mới hồi sinh và khởi sắc. Vốn quen
quanh quẩn sống bằng ảo vọng, thích phiêu diêu vô định lánh đời trong vũ trụ,
giờ bừng mắt giữa cuộc đời thực; vui đấy, nhưng không khỏi ngỡ ngàng, mặc
cảm. Ngập ngừng, dè dặt khoác ba lô lên vai, Huy Cận đi vào kháng chiến.
Hồn thơ ông thắm hồng da thịt trở lại cùng với sự hồi sinh vĩ đại của cả dân tộc.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Huy Cận không xuất hiện trên thi
đàn nhưng sự im lặng này chính là khoảng lặng cho những tìm tòi, suy tư, trải
nghiệm để đến với nền nghệ thuật cách mạng trọn vẹn hơn. Vì thế đến tận
năm 1958, 1960, 1963 Huy Cận đã cho ra đời một mùa thơ mới đầy sảng
khoái với Trời mỗi ngày lại sáng.
Thế giới thơ Huy Cận trước kia hầu như thiếu hơi người, vắng những
sắc màu âm thanh bình thường của sự sống, nên hoang sơ cô tịch. Chỉ còn
một mình nhà thơ rợn ngợp giữa không gian, chìm khuất trong nỗi mang
mang thiên cổ sầu. Giờ đây, nhà thơ mở rộng tâm hồn cho cuộc sống ùa vào.
Vẫn còn đó năng lực cảm nghe tinh tế mạch đời bền bỉ, vẫn không nguôi niềm
khắc khoải không gian, nhưng giữa con người với thiên nhiên đã có mối giao
hòa kỳ diệu: Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời. Ở những tập thơ này tác giả nói
nhiều đến những con người, những số phận cụ thể đang lớn lên trong cuộc đời
chung. Những tập thơ này cũng chỉ ra dấu hiệu mới mẻ của Huy Cận trên
chặng đường thơ cách mạng. Đó là niềm tin yêu mạnh vào cuộc sống mới, là
thái độ khẳng định chế độ mới, đó là sự phong phú của chất liệu cuộc sống và
những suy nghĩ nghiêm túc về cuộc đời.

18

Huy Cận phát huy sở trường bằng việc phát hiện chất thơ biểu hiện tinh
vi, phong phú trong đời thường. Dường như mọi biểu hiện của cuộc sống bình
dị - qua cái nhìn của nhà thơ - đều nên nhạc, nên thơ. Ông say sưa ngợi ca
một khu nhà mới, đoàn thuyền đánh cá, những ngày hội mùa xuân,...Con
người mới trong lao động xây dựng đất nước thành hình tượng thật khỏe
khoắn, lạc quan, chan chứa nghĩa tình.
Thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng bộc lộ rõ sự thay đổi trong quan
niệm về con người và cuộc đời. Nếu như trước Cách Mạng, con người trong
thơ ông là những người cô đơn, luôn đau thương, khao khát tình yêu, con
người đi vào cõi mộng bằng tấm lòng, con người đánh mất ý niệm về không
gian, thời gian, bơ vơ lạc lõng, khát khao tìm sự hòa hợp nơi cõi mộng thì đến
sau Cách mạng con người đã có sự biến chuyển lớn lao. Đó là những con
người tìm thấy niềm vui, sự hòa hợp trong xã hội, con người gắn bó với cuộc
sống lao động mới, một con người tự do, hạnh phúc và tin yêu. Chính các mối
quan hệ xã hội đã tạo nên sự chuyển hóa từ con người cá nhân đến con người
tập thể, từ con người cô đơn đến con người hòa hợp tình yêu. Hình tượng con
người lao động trở thành hình tượng trung tâm trong các bài thơ của Huy Cận
viết về cuộc sống mới, con người mới. Họ đang vươn lên làm chủ thiên nhiên,
làm chủ xã hội, tự khẳng định vị trí chủ nhân của mình bằng lao động sáng
tạo. Họ đến với cuộc đời bằng lời ca tiếng nhạc. Tiếng hát không chỉ biểu
hiện niềm vui của con người mà còn biểu hiện sự thống nhất tình cảm con
người trong cộng đồng xã hội tươi đẹp, nhân ái. Trong xã hội mới con người
không tồn tại riêng lẻ, tách biệt mà gắn kết với cộng đồng, tìm thấy sức mạnh
của mình trong tập thể. Sự hài hòa giữa cuộc đời riêng và cuộc đời chung là
vẻ đẹp của xã hội mới. Nhà thơ Huy Cận luôn khát khao hướng tới vẻ đẹp hài
hòa. Trước đây nhà thơ không tìm được sự hòa hợp của con người trong đời
đành phải tìm sự hòa hợp của con người trong cõi mộng, trong thế giới thiên

19

nhiên tươi thắm huy hoàng. Giờ đây, Huy Cận đã tìm thấy vẻ đẹp hài hòa
trong đời, cảm nhận sâu sắc sự hòa hợp giữa người với người trong xã hội.
Chính nhờ hút nhụy từ đời sống xanh tươi, hồn thơ Huy Cận có được
nguồn sinh lực mới. Cuộc sống mới giúp nhà thơ nhận ra giá trị của lao động
và vẻ đẹp chân chính của người lao động. Thiên nhiên tạo vật không còn đối
lập với con người mà cùng con người hợp thành bức tranh hoành tráng chói
chang, rạng rỡ (Ðoàn thuyền đánh cá).
Thời kỳ này đánh dấu một bước chuyển biến mới của hồn thơ Huy Cận.
Mỗi tập thơ là một nỗ lực lớn, tự vượt lên để khẳng định sự góp mặt vào cuộc
đời mới. Với ý nghĩa đó, thơ Huy Cận còn củng cố nhận thức về cuộc đổi đời
lịch sử và bồi đắp những tình cảm trong sáng, lành mạnh.
Sau giai đoạn kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc lại bước vào thời kì
chống Mỹ gian khổ. Trong giai đoạn quyết liệt và hào hùng đó, Huy Cận đã
làm tròn trách nhiệm của một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Với các
tập thơ: Những năm sáu mươi ( 1968); Chiến trường gần đến chiến trường xa
( 1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), tác giả đã khẳng định được
tầm vóc của dân tộc ta trên con đường đấu tranh giành lại độc lập, ngợi ca chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta, khẳng định tầm vóc lớn lao của
dân tộc ta trên tuyến đầu chống Mỹ. Ngay sau khi tập thơ Những năm sáu
mươi vừa mới ra mắt độc giả, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhìn thấy
những tìm tòi mới mẻ của Huy Cận về sự sống bất diệt giữa chiến tranh và cội
nguồn văn hóa dân tộc, về tình quê đằm thắm mặn mà. Nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức trong bài viết Thơ Huy Cận trong những năm chống Mỹ đã ghi
nhận hướng phát triển mới trong thơ Huy Cận đó là Huy Cận luôn có ý thức
phát hiện ở từng hiện tượng xã hội ý nghĩa chính trị và chiều sâu triết lý. Qua
thời gian nghĩ về chân lý, qua hình ảnh dòng sông liên tưởng đến sức sống
dân tộc, những liên tưởng ấy đều có căn cứ và nội dung triết lý. Nguyễn Văn

20