Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
MỤC LỤC
Nội dung đề mục
A/Đặt vấn đề
I. Bối cảnh của đề tài
II. Lí do chọn đề tài
III.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Số trang
2
2
3
3
B/Phần nội dung
I. Tính khoa học
1.Thực trạng ban đầu của đề tài
2.Các biện pháp để tiến hành
3. Kết quả thực hiện
4. Nguyên nhân thành công và tồn tại
4 - 18
4
5
5 - 14
15
16
II. Tính thực tiễn
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
2. Kết quả áp dụng
3. Phạm vi áp dụng
4. Những bài học kinh nghiệm
16 - 18
16
17
17
18
C/ Kết luận
Tài liệu tham khảo
19
20
Trang 1
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG
TỪ MƯỢN ( TỪ HÁN VIỆT) TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC
CƠ SỞ
A/ĐẶT VẤN ĐỀ
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Không một ngôn ngữ nào trên thế giới mà không vay mượn từ của một ngôn
ngữ khác. Có thể nói, vay mượn các đơn vị từ vựng là một hiện tượng phổ biến trên thế
giới. Việc vay mượn như thế chính là một biện pháp tích cực làm cho vốn từ trong
ngôn ngữ đầy đủ thêm, phong phú thêm. Nhưng cũng vì suy nghĩ ấy mà việc sử dụng
các yếu tố từ mượn này còn quá lung tung, tùy tiện chưa phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể.
Trong hoàn cảnh hiện nay, đất nước ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ của
thời đại thì việc dạy - học cũng được nâng cao để kịp thời đáp ứng cho những nhu cầu
đòi hỏi đã đặt ra.
Thực tế của việc dạy và học ở trường THCS đã cho thấy vị trí quan trọng của
từng môn học. Và môn Ngữ Văn là một trong những môn học chiếm thời lượng khá
lớn về số tiết dạy – học trong tuần. Vì thế, đây là một môn học được sự quan tâm khá
đặc biệt trong các cấp học.
Dạy học là một quá trình không dễ và càng thể hiện rõ hơn đối với mỗi giáo
viên dạy Văn. Trong nhà trường, môn Ngữ Văn được tích hợp bởi ba phân môn: Văn
bản, tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó, phân môn tiếng Việt là là môn học cực kỳ
quan trọng và ngày càng khẳng định rõ vị trí của môn học trong việc hình thành kĩ
năng luyện từ, đặt câu khi giao tiếp. Vì thế, nếu chưa hiểu hết được nghĩa của từ thì
mục đích của việc vận dụng từ ngữ bị hiểu sai ý định của người nói, người viết. Mà vấn
đề quan trọng ở đây là lớp từ mượn (tiếng Hán) được vận dụng hàng ngày, hàng giờ
trong đời sống giao tiếp sinh hoạt của con người.
Một triết gia Hi lạp cổ đã nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái
thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa”. Thế nên, việc dạy – học tiếng Việt
mà đặc biệt là lớp từ mượn (tiếng Hán) là giúp học sinh hiểu đúng, có thói quen sử
dụng đúng từ và phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Từ đó, bồi dưỡng thêm về tình
yêu tiếng Việt, hình thành ý thức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
Trang 2
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo quan niệm của sách giáo khoa Ngữ văn 6 thì từ mượn trong tiếng Việt
được hiểu theo nghĩa hẹp. Đó là những từ mà tiếng Việt vay mượn cả âm thanh lẫn ngữ
nghĩa của từ trong một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt mượn từ của nhiều ngôn ngữ như
Hán, Anh, Nga, Pháp,… Nhưng bộ phận mượn quan trọng nhất là từ mượn của tiếng
Hán từ thời nhà Đường qua sách vở (thường gọi là từ Hán Việt).
(Trích từ SGV Ngữ văn 6 tập 1 trang 62)
Trong dạy – học những từ mượn này được vận dụng khá phong phú tạo thêm
nhiều nét độc đáo cho quá trình thực hiện tiết dạy. Hơn thế, việc sử dụng từ mượn có
nhiều nguồn gốc như : tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,… nhưng lớp từ
được mượn nhiều nhất và quan trọng nhất là từ mượn tiếng Hán. Lớp từ này rất phong
phú về mặt từ ngữ, có giá trị sử dụng cao mà ngày nay ta thường gọi là từ Hán Việt.
Việc mượn từ như thế đã góp một phần tích cực vào việc làm giàu thêm cho
ngôn ngữ tiếng Việt và có phần tinh tế, chuẩn xác hơn khi vận dụng vào từng hoàn
cảnh giao tiếp và có đủ khả năng để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của cuộc sống
với sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp qua việc hiểu cặn kẽ những từ ngữ gốc Hán trong
từng văn bản đã học. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra ở nhà trường THCS, trong bài
dạy của giáo viên dạy phân môn tiếng Việt: cần nhận thức như thế nào và có phương
pháp ra sao để đạt kết quả tốt nhất.
Để học sinh “hiểu đúng” và “dùng đúng” trong từng trường hợp cụ thể khi nói
hoặc viết thì đây không phải là vấn đề đơn giản.
Chính vì suy nghĩ đó, tôi nhận thấy việc sử dụng những từ mượn (đa số là từ
ngữ gốc Hán) của các em học sinh còn quá tuỳ tiện, nhiều khi đã trở thành thói quen
không đúng. Việc vận dụng như thế là tình trạng khiên cưỡng, máy móc vô ý thức. Đó
cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc học tập tiếng Việt của học sinh
còn nhiều khó khăn, kết quả học tập bị hạn chế.
Mặt khác, đây là một lớp từ khó nếu chúng ta không có hướng uốn nắn và sửa
chữa những sai sót không đáng có của học sinh sẽ tạo ra thói quen không tốt trong việc
sử dụng từ mà không hiểu từ đó mang ý nghĩa gì.
Từ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng từ mượn (từ HánViệt)
trong dạy học Ngữ văn cấp trung học cơ sở”
III. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Tôi thiết nghĩ lớp từ mượn (đa số là từ ngữ Hán Việt) là vô cùng quan trọng,
mặc dù nó đã được Việt hoá cao nhưng đây là lớp từ chiếm số lượng tương đối lớn
trong ngôn ngữ tiếng Việt và số lần xuất hiện tương đối nhiều trong các tác phẩm văn
học mà các em học sinh được học.
- Thế nên, để giúp học sinh có kĩ năng thực hành, và năng lực sử dụng ngôn từ
như một công cụ để tư duy giao tiếp thì đòi hỏi người giáo viên cần phải linh hoạt hơn
để ứng dụng trong từng hoạt động dạy học.
- Vấn đề có thể vận dụng vào thực tiễn ở trường học mang tính khả thi cao.
- Bên cạnh đó, còn có các điểm mới được khai thác trong quá trình nghiên cứu góp
phần hoàn thành bài viết này tôi đã kết hợp với việc sử dụng các phương pháp thực
hiện sau:
Trang 3
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
+ Nghiên cứu tài liệu có liên quan: sách giáo khoa, sách giáo viên, phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, từ điển Hán – Việt,…
+ Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của những thầy cô đi trước.
+ Thực nghiệm bằng bài kiểm tra 15 phút.
+ So sánh, đối chiếu và phân tích số liệu.
B/ PHẦN NỘI DUNG
I.TÍNH KHOA HỌC:
Từ mượn là lớp từ giao lưu văn hóa, nó là sản phẩm của quá trình tiếp xúc ngôn
ngữ Việt với các ngôn ngữ khác như Hán, Anh, Nga, Pháp… đã diễn ra hàng ngàn
năm. Trong suốt chiều dài ấy, sự ảnh hưởng của nền văn hóa các nước (chủ yếu là Hán,
Anh, Nga, Pháp) ngày càng phát triển rộng khắp và không ngừng phát triển về mặt từ
vựng và ngữ nghĩa. Cùng với sự giao lưu văn hóa ấy, ngôn ngữ là một phương tiện đặc
biệt du nhập vào Việt Nam một cách mạnh mẽ nhất và được vận dụng rộng rãi nhất
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa,… Những
thành quả to lớn của quá trình này đã để lại cho chúng ta một kho tàng từ ngữ phong
phú, đa dạng, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Khi giảng
dạy các lớp từ này lại cần phải lựa chọn hướng dạy tốt nhất để đảm bảo đầy đủ vấn đề
yêu cầu mà từ ngữ đặt ra. Đồng thời, trên cơ sở đó, trong quá trình truyền thụ kiến thức
cho học sinh chúng ta cần có nội dung phù hợp, cách hướng dẫn phù hợp để cung cấp
cho học sinh có kết quả cao tùy theo đặc điểm của từng trường, từng vùng hay từng
khu vực.
Ngôn ngữ của mỗi dân tộc là một hệ thống gồm toàn bộ các phương tiện biểu
hiện dùng để tạo nên các hình thức biểu hiện. Trong nói năng, con người lại sử dụng từ
ngữ một cách thiếu ý thức để làm phương tiện giao tiếp dẫn đến sự pha tạp về ngôn
ngữ tiếng Việt. Như trong “Sửa đổi lối làm việc, NXB sự thật, Hà Nội, năm 1959” có
đoạn viết “Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy đủ
thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nổi bỏ cả
tiếng ta, đến nổi quần chúng không hiểu.” (Trích từ Đọc thêm, SGK Ngữ văn 6 tập 1
trang 27).
Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, sự văn minh cũng theo đó mà
tiến bộ thêm lên. Trải qua những thăng trầm của lịch sử với bao biến thiên của thời đại,
ngôn ngữ Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao về mặt từ vựng và số lượng từ ngày
càng phong phú, ý nghĩa của từ được vận dụng khá linh hoạt trong từng mục đích và
hoàn cảnh giao tiếp.
Nét đẹp văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát huy bởi ta biết tiếp thu
những tinh hoa của nhân loại. Sự giao lưu văn hóa về mặt ngôn ngữ đã diễn ra và kéo
dài hàng ngàn năm nay vẫn được bảo tồn và không ngừng phát huy tính tích cực của
nó. Điều đặc biệt là sự du nhập của lớp từ gốc Hán sang Việt Nam một cách mạnh mẽ
nó như những sản phẩm có giá trị cao về nhiều mặt. Thế nhưng, ý thức sử dụng từ lại
quá tùy tiện thậm chí người sử dụng vẫn chưa xác định được tác dụng của từ được đặt
ra.
Trang 4
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
Bên cạnh đó, ngay trước mắt chúng ta, quá trình này vẫn đang tiếp diễn trong
những khung cảnh, điều kiện mới và sẽ tiếp tục phát huy tác dụng tích cực nếu chúng
ta biết chủ động định hướng và vận dụng nó một cách đúng đắn. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào để thực hiện được điều đó, làm thế nào để hiểu đúng, dùng đúng lớp từ mượn
(mang yếu tố Hán Việt) này. Đó là điều trăn trở trong các giáo viên.
1. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐỀ TÀI:
- Những năm gần đây vấn đề sử dụng từ mượn (gồm: tiếng Hán, Anh, Nga,
Pháp) trong dạy - học ngày càng được coi trọng. Đối với cấp bậc THCS lớp từ này
được áp dụng nhiều ở 2 khối lớp 6 và 7.
- Thế nhưng, việc sử dụng lớp từ này vẫn chưa có nhiều thành tựu và kinh
nghiệm dạy học còn chưa đạt hiệu quả tốt nhất! Trong những bài làm của học sinh thì
lỗi dùng từ và việc sử dụng từ mượn Hán - Việt chiếm một tỉ lệ chẳng “khiêm tốn” tí
nào.
- Nhiều từ gốc Hán đã được dùng như từ thuần việt, điều đó đã gây nên hiện
tượng nhầm lẫn trong học sinh. Cụ thể : các hiện tượng nhầm lẫn giữa các âm đọc dẫn
đến đọc sai, như “bàng quan” đọc thành “bàng quang”, hay hiểu sai nghĩa giữa từ
“chứng kiến” và “chứng thực”,...
Ví dụ như trong bài tập 2b, SGK Ngữ Văn 6 - tập 1, trang 69: “Có một số bạn
còn bàng quang với lớp”. Từ việc lơ là không quan tâm đến lớp, đứng ngoài cuộc
lại bị biến thành một bộ phận của con người (bọng chứa nước tiểu).
Còn ở ví dụ c, SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 75: “Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân”. Từ việc
hiểu không đúng nghĩa dẫn đến việc dùng sai. “chứng thực” là xác nhận đúng sự thật;
“chứng kiến” là trông thấy tận mắt những sự việc đã xảy ra. Ở trường hợp này ta phải
dùng từ “chứng kiến” chứ không dùng được từ “chứng thực”.
Ví dụ ở lớp 9 khi học đến bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo),SGK Ngữ Văn 9tập 1, trang 136. Học sinh phải xác định được “từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của
lớp từ mượn gốc Hán”
- Đã có em không phân biệt được sắc thái các từ mượn (chủ yếu là lớp từ gốc
Hán) nên dùng không đúng văn cảnh. Những cách dùng từ ngữ có yếu tố Hán Việt trên
biểu hiện việc chưa hiểu nghĩa của từ, vừa gây khó khăn cho người nhận thông tin vừa
tạo sự đánh giá sai lệch cho việc dạy và học các yếu tố đó.
- Để góp phần nói, viết đúng tiếng Việt thì đây vẫn còn là một bài toán nan giải
đối với những người làm công tác dạy học bộ môn Văn - tiếng Việt ở nhà trường và cả
những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ cũng không khỏi đau đầu khi gặp phải.
-Vấn đề đó gần như một bài toán đố để tôi phải cố gắng tìm ra đáp án mà nhanh
chóng khắc phục tình trạng này.
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH:
Sau khi có được các biện pháp cụ thể tôi đã đi vào tổ chức tiến hành để giải
quyết vấn đề để giúp học sinh cảm nhận được giá trị của việc sử dụng lớp từ mượn này
và cũng rèn được nhiều năng lực tư duy và kỹ năng trong từng đối tượng học sinh.
Trang 5
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
2.1. Khái quát về từ mượn trong tiếng Việt:
2.1.1. Khái niệm từ mượn:
Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện
tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thật sự thích hợp để biểu thị. (Ghi nhớ (1)
SGK Ngữ Văn 6 – tập 1 trang 25)
Ví dụ: trượng, tráng sĩ, sứ giả, xà phòng, ti vi, ra-đi-ô, xô viết,…
Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn, từ ngoại lai) là những từ của một ngôn ngữ
được nhập vào một ngôn ngữ khác và được bản ngữ hóa. Điều này có nghĩa là những
từ vay mượn khi dùng phải được cải tạo lại để sao cho có hình thức ngữ âm, đặc điểm
ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ vay mượn. Do sự tiếp
xúc, do mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa,… giữa các quốc gia trên thế giới. (SGV Ngữ văn 6 tập 1 trang 62)
2.1.2. Cấu tạo của lớp từ mượn trong tiếng Việt và cách viết từ mượn:
- Từ mượn được việt hóa hoàn toàn: là những từ được mượn cả ý nghĩa lẫn dạng
âm thanh của từ nước ngoài (có thay đổi âm thanh chút ít cho phù hợp với âm thanh
tiếng Việt). Viết như từ thuần việt.
(SGV Ngữ văn 6 tập 1 trang 62)
Ví dụ: xà phòng, mít tinh, hỏa xa, phi cơ, khán giả, thính giả, độc giả,…
- Từ mượn chưa được việt hóa hoàn toàn (Chủ yếu là các từ mượn của Anh,
Nga, Pháp). Viết có dấu gạch nối giữa các tiếng.
Ví dụ: In-tơ-nét, ra-đi-ô, Mai-cơn Giắc-xơn,…
2.1.3. Nguồn gốc tiếng Việt: Chia làm 2 loại: từ thuần việt và từ mượn.
Từ thuần việt còn gọi là bản ngữ tức là ngôn ngữ bản xứ là ngôn ngữ của dân
tộc Việt Nam do ông cha ta sáng tạo ra qua lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những ngôn
ngữ này là những từ thuần việt đã có những đóng góp hết sức lớn lao trong kho từ
vựng tiếng Việt hiện nay.
Do sự hoà nhập của đất nước cùng trào lưu chung của khu vực và thế giới.
Tiếng Việt còn sử dụng ngôn ngữ : Hán, Anh, Nga, pháp,...Tuy nhiên trong số từ mượn,
thì các yếu tố Hán Việt chiếm số lượng rất lớn. Các yếu tố đó đang dần dần được Việt
hoá trong quá trình phát triển văn hoá dân tộc.
2.2 Từ mượn tiếng Hán (Hán – Việt):
Từ mượn tiếng Hán là lớp từ ngữ gốc Hán được du nhập sang Việt Nam do quá
trình giao lưu, trao đổi về ngôn ngữ và được đọc qua âm Việt nên được gọi là từ Hán
Việt.
Từ Hán Việt cũng như các từ vay mượn của các ngôn ngữ khác đi vào tiếng Việt
có thể làm cho tiếng Việt thêm phong phú, có thêm phương tiện diễn đạt mới.
Vay mượn là hiện tượng thường gặp và là một tất yếu trong các ngôn ngữ, kể cả
những ngôn ngữ vốn đã rất phong phú.
(Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, trang 164)
Trang 6
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
2.2.1. Khái niệm từ Hán Việt:
Từ Hán Việt là những từ mượn gốc Hán được đọc theo cách đọc của âm
Hán Việt. Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ hệ
thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm Tiếng Việt.
Ví dụ: Phi cơ, phi trường, phu quân, quân nhân,….
Lưu ý: Không phải mọi từ mượn từ tiếng Hán đều là từ Hán Việt. Từ Hán Việt nói ở
đây là từ mượn gốc Hán và được đọc theo âm Hán Việt.
2.2.2.Quá trình tiếp xúc du nhập của từ tiếng Hán vào Việt Nam:
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc
xâm chiếm nước Việt. Quá trình tiếp xúc lâu dài đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng
từ ngữ rất lớn của tiếng Hán. Hiện tượng này diễn ra khác nhau trong các thời kỳ. Giai
đoạn đầu có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu thông qua đường khẩu ngữ bằng sự tiếp
xúc giữa người Việt và người Hán. Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các
từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu
được đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán
- Việt.
Ví dụ: phiền, phòng, trà, trảm,... Các từ ngữ gốc Hán nhưng không đọc theo âm
Hán - Việt ngoài các từ được du nhập vào tiếng Việt trước đời Đường.
Ví dụ: các âm Hán cổ tương ứng với các âm Hán - Việt trên là buồn, buồng,
chè, chém,...), cũng cần kể đến những từ xuất phát từ các phương ngữ Trung Quốc khác
nhau được du nhập thông qua đường khẩu ngữ như: xì dầu, lẩu, bánh pía,…
Các từ Hán Việt được hình thành do sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt. Tuy
nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, những từ ngữ Hán Việt đã
khác xa so với ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại. Nó trở thành một bộ phận của tiếng Việt.
Vì vậy, việc dạy học các từ Hán Việt rất quan trọng không những giúp học sinh hiểu
thêm về sự phong phú của tiếng Việt mà còn giúp các em sử dụng từ ngữ một cách tinh
tế hơn.
Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc
nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán Việt ngày nay
được ghi bằng ký tự Latinh.
2.2.3. Vấn đề sử dụng từ Hán Việt:
- Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc
và miền Nam có chiều hướng khác nhau, ở miền Bắc có xu hướng sử dụng từ thuần
Việt thì ở miền Nam lại có khuynh hướng sử dụng từ Hán Việt.
Ví dụ như miền Nam gọi là “phi trường” thì miền Bắc lại gọi là “sân bay”,
miền Nam gọi là “Ngũ Giác Đài” thì miền Bắc gọi là “Lầu Năm Góc”, miền Nam gọi
là “Đệ nhất Thế chiến” thì miền Bắc gọi là “Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”, miền
Nam gọi là “hỏa tiễn” thì miền Bắc lại gọi là “tên lửa”,…
- Trong những năm gần đây, tôi nhận thấy việc sử dụng sai từ Hán Việt của các
em học sinh với nhiều nguyên nhân:
Trang 7
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
2.2.3a) Thứ nhất: Do đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ Hán Việt song âm tiết:
Những trường hợp đảo vị trí dẫn đến ý nghĩa khác hoặc biến thành một từ khác.
Ví dụ: “lai vãng” và “vãng lai” trong Hán ngữ ý nghĩa không thay đổi, nhưng tiếng
Việt “vãng lai” có ý nghĩa chung là lưu động, không cố định, (tới rồi lại đi như khách
vãng lai), còn “lai vãng” cũng có ý nghĩa chung là “qua lại, tới, đến” nhưng ngữ khí
nặng nề mang ý răn đe, ngăn cấm. Ví dụ như trong câu nói sinh hoạt hàng ngày “Từ
nay tao cấm không cho mày lai vãng đến đây nữa!”
2.2.3b) Thứ hai: Do lẫn lộn khi phân biệt ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng
âm:
Trong các yếu tố Hán Việt, hiện tượng đồng âm rất đậm nét.
Ví dụ1: - lạc : có nghĩa là vui trong lạc quan, lạc thú,… Ví dụ như trong những
câu thơ Bác Hồ viết để thể hiện tinh thần lạc quan của mình:
“Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao ;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.”
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
- lạc: có nghĩa là nối liền trong liên lạc, mạch lạc,… Ví dụ như trong trường hợp của
đoạn thơ sau:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà !
(Tố Hữu, Lượm) SGK Ngữ Văn 6 tập 2 trang
73
Ví dụ2: Từ “độc” : có nghĩa là một mình trong cô độc, độc đoán… Nhưng cũng cùng
âm đọc là “độc” lại có một nghĩa khác là độc ác, chất độc,… Ví dụ như trong dân gian
thường nói rằng “Cây độc không trái, gái độc không con”.
Ví dụ3:
- hữu: có nghĩa là “có” trong hữu hạn, hữu hiệu, hữu hình, hữu ích, công
hữu, hãn hữu (hiếm có), sở hữu, tư hữu,… Ví dụ như trong bài thơ:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.”
(Trần Nhân Tông, Thiên Trường vãn vọng)
Trang 8
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
SGK Ngữ văn 7, tập 1 trang 75
- hữu: có nghĩa là “bên phải” trong hữu khuynh, hữu ngạn,… Ví dụ như đoạn
trích: “[…] Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy
đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết phía tay tả ngài. Thì đến
chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.”
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay – SGK Ngữ văn 7 trang 76)
- hữu: có nghĩa là “bạn, thân thiết” trong hữu hảo, hữu nghị, chiến hữu, giao
hữu,… Ví dụ như “[…], thì tôi xin kể gương đồng bào của chính tôi cho ông nghe,
gương các bạn học của tôi từ hồi còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếchxăng, A-ri-xtít, An-be, Pôn và Lê-ông”.
(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
SGK Ngữ Văn 7, tập 2 trang 91.
Đồng âm giữa 2 từ Hán Việt:
Ví dụ: Từ “cầu hôn” trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” có em học
sinh viết “vì cô dâu và chú rễ nhập phòng vào buổi chiều lúc hoàng hôn nên mới gọi là
cầu hôn”. Em học sinh đó đâu hiểu rằng “hôn” trong “hoàng hôn” có nghĩa là tối và
“hôn” trong “cầu hôn” là “xin được cưới làm vợ” là “kết duyên vợ chồng”.
Nghĩa cụ thể của từ “cầu hôn” được thể hiện rõ dựa vào ngữ cảnh như trong
đoạn trích sau: “… Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản
Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng
cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non
cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rễ vua Hùng.”
(Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ Văn 6 tập 1 trang 31)
Và trong câu văn “Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem
hoàng hôn xuống.”
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên – SGK Ngữ Văn 6 tâp 2 trang 6)
Thế nên, để phân biệt được chính xác và hiểu được đầy đủ nghĩa của từ ta cần
đặt chúng vào từng ngữ cảnh cụ thể để không phải nhầm lẫn giữa 2 yếu tố Hán Việt
đồng âm.
Đồng âm và gần âm giữa từ Hán Việt với từ thuần Việt:
Ví dụ1: Từ “đường” (yếu tố Hán Việt chỉ một loại thực phẩm, hạt niêm tinh
khiết có màu trắng) và “đường” (từ thuần việt là chỉ con đường cho các loại phương
tiện giao thông qua lại),... Đây là con đường tắt giúp bạn có thể đến lớp kịp giờ.
Bên cạnh đó “đường” còn là một triều đại trị vì đất nước ở Trung Quốc
Ví dụ2: Có người chưa phân biệt được thế nào là “tham quan” với “thăm
quan” ; “Yếu điểm” và “điểm yếu” . Do vậy cần có nội dung và phương pháp cải tiến
như thế nào để dạy tốt hơn.
Từ đó chỉ ra cho các em thấy việc hiểu sai đến chỗ dùng sai từ Hán Việt, chẳng
hạn như đã có em viết là:
- Ví dụ2a: Như trong câu : Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng
của tỉnh. (SGK Ngữ Văn 6 - tập 1 trang 68)
Trang 9
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
Ta thấy: ở ví dụ2a vừa nêu thì nghĩa của từ “tham quan” là xem thấy tận mắt để mở
rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm. Còn “thăm quan” là từ không có trong từ
điển tiếng Việt. Trong trường hợp này, người viết đã nhằm lẫn yếu tố gần âm khi sử
dụng từ mượn (Hán Việt) mà không hiểu rõ nghĩa của từ.
- Ví dụ2b: Còn như trong câu : Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm
học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. (SGK Ngữ Văn 6 - tập 1 trang 75)
Ta thấy: ở câu trên nghĩa của từ “yếu điểm” và “điểm yếu” khác nhau hoàn toàn.
“Yếu điểm” là một từ Hán Việt (yếu: quan trọng, ví dụ: chủ yếu, trọng yếu) ð
“yếu điểm” là điểm quan trọng. Nhưng còn “điểm yếu” là nhược điểm, điểm còn yếu
kém. Trong ví dụ2b ý đồ của tác giả là muốn nói “điểm còn yếu, kém” nhưng lại dùng
là “yếu điểm” dẫn đến câu bị sai.
Do đó, cần sửa câu trên lại là: Mặc dù còn một số điểm yếu (nhược điểm),
nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
Như vậy, chúng ta thấy từ thuần Việt hay từ Hán Việt nhìn chung đều có hai
nghĩa : nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa đen) là nghĩa xuất hiện
từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác, nghĩa chuyển là nghĩa xuất hiện sau
dựa trên cơ sở nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa bóng).
(SGK Ngữ Văn 6 - tập 1 trang 55)
Sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt có ý
nghĩa tương đương:
Tuy cùng biểu thị một đối tượng nhưng đại bộ phận từ Hán Việt có sắc thái ý
nghĩa trừu tượng, khái quát, còn các từ thuần Việt có nghĩa tương đương thì có sắc thái
ý nghĩa cụ thể.
Ta có thể chứng minh vấn đề này bằng cách cho 2 từ có ý nghĩa tương đương
cùng xuất hiện trong một bối cảnh ngôn ngữ.
Ví dụ1: Hiện nay, chúng ta nói:
“Các bậc cha mẹ học sinh”.
Chứ ít ai nói: “Các bậc phụ huynh học sinh”.
Tuy nhiên: do xu hướng phát triển theo hướng Việt hóa, tận dụng khả năng diễn đạt
của các yếu tố Việt mà đôi khi sự khác nhau giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt lại diễn
ra ngược lại với sự việc nêu trên.
Ví dụ2: Hiện nay, chúng ta nói:
“Tình đoàn kết anh em Việt Nam – Lào – Campuchia”.
Chứ không nói: “Tình đoàn kết huynh đệ Việt Nam – Lào – Campuchia”.
(Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt) trang 154 - 158
Ví dụ3:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh) – SGK Ngữ Văn 6, tập 2 trang 24
Trang 10
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
Chứ không thể nói:
Nhi đồng như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Tóm lại: Cần phải sử dụng đúng các lớp từ tiếng Việt tùy theo trường hợp cụ thể và
cần thiết.
ð Bên cạnh đó, việc vận dụng lớp từ mượn (tiếng Hán) này còn mắc nhiều lỗi
khác như: không hiểu nghĩa hoặc không biết nghĩa của từ ; Hiểu nghĩa chưa đầy đủ,…
2.3. Vận dụng từ mượn (tiếng Hán) trong giảng dạy phân môn tiếng Việt:
Tiếng Việt có quá trình tiếp xúc lâu đời với tiếng Hán. Theo truyền thống người
ta gọi các từ Việt có nguồn gốc mượn ở tiếng Hán, phát âm theo cách Việt Nam là từ
Hán Việt. còn các từ Việt về nguồn gốc có quan hệ họ hàng với các tiếng thuộc dòng họ
Nam Á được gọi là từ thuần Việt.
Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt vẫn đang tồn tại hàng loạt cặp từ
thuần Việt và Hán Việt có nghĩa tương đương (đẳng nghĩa, cùng nghĩa), khác nhau về
sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm và màu sắc phong cách.
Ví dụ1: Nghĩa của một số từ Hán Việt và thuần Việt như:
Từ thuần Việt
Từ Hán Việt
cây cỏ
thảo mộc
trẻ em
nhi đồng
núi sông
giang sơn
đất nước
tổ quốc
to lớn
vĩ đại
giữ gìn
bảo vệ
(Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, trang 154 – 155)
Tiếng Việt là Toán của Văn. Trong quá trình giảng dạy Văn chúng ta không
thể bỏ qua môn tiếng Việt. Song không thể tách rời giữa tiếng Việt và Văn mà phải xác
định cần có tiếng Việt, tiếng Việt phục vụ cho việc giảng Văn.
Bất kỳ một giờ lên lớp nào về môn tiếng Việt người giáo viên cần truyền
đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt trong phân phối chương trình
cho học sinh, sau đó cần đem kiến thức đó áp dụng vào chương trình, vào văn bản để
học sinh ứng dụng, thực hành và hiểu giá trị của các yếu tố Hán Việt trong văn học.
Ví dụ2:
Để giúp học sinh tìm
hiểu tốt phần đọc thêm sau văn bản Thạch Sanh,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu một
số từ mượn được vận dụng trong truyện thơ sau:
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Trang 11
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang ?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây ?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân ?
THẠCH SANH
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng ?
SGK Ngữ Văn 6, tập 1 trang 67
Các yếu tố từ mượn: vinh hiển, quyền sang, xà vương, triều đường, phụ
nghĩa, vong ân, bất nhân,… Có thể hướng dẫn cho học sinh thấy được những yếu tố
nào được dùng độc lập như một từ và những yếu tố nào không được dùng độc lập mà
chỉ được dùng làm yếu tố để cấu tạo từ ghép.
Ví dụ: yếu tố để cấu tạo từ ghép là “xà vương”, “triều đường”,…
Về mặt ngôn ngữ truyện thơ trên vận dụng những từ mượn tạo sắc thái ý nghĩa
khá tiêu biểu mà khó có thể thay thế được bằng những từ ngữ khác thể hiện đầy đủ
nghĩa hơn. Khi đọc, người đọc nắm được nội dung cũng như ý nghĩa của truyện một
cách đầy đủ mà không phải tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu.
Nhưng cũng không phải vì thế mà lúc nào ta cũng vận dụng lớp từ mượn này thì
mới đạt được hiểu quả cao như trong trường hợp ví dụ sau:
Ôi sức trẻ ! Xưa trai phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân !
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
SGK Ngữ Văn 6, tập 1 trang 24
Những vần thơ trên, về mặt ngôn ngữ gần như không có các yếu tố Hán Việt nào
mà được dùng là từ thuần việt. Đây là đoạn thơ tự sự thể hiện tình yêu đất nước của tác
giả và ca ngợi sức trẻ của người anh hùng đánh giặc.
Bài thơ mang đầy đủ sắc thái ý nghĩa của các từ thuần Việt và mang đầy đủ ý
nghĩa về nội dung, tình cảm của người việt trong ngôn ngữ thuần Việt.
Ta thấy rằng việc vận dụng từ rất quan trọng, khi các từ thuần Việt thể hiện đầy
đủ nghĩa mang sắc thái tích cực thì ta nên dùng để tiếng Việt ngày càng giàu đẹp và
trong sáng thêm hơn.
Trang 12
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
Tuy nhiên khi sử dụng yếu tố Hán Việt hay từ thuần Việt cũng cần chú ý đến
sắc thái biểu cảm của từ. Ta thấy nhiều từ Hán Việt mang sắc thái biểu cảm trang trọng
thanh nhã, trong khi dó nhiều từ thuần Việt có sắc thái biểu cảm thân mật, trung hòa,
khiếm nhã,…
Ví dụ : Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng
bút pháp ước lệ Nguyễn Du không thể không dùng những từ Hán Việt như: Tố nga,
trang trọng, đoan trang, thu thủy, xuân sơn…Hay trong đoạn trích Cảnh ngày xuân có
rất nhiều từ Hán Việt được sử dụng như: Thiều quang, thanh minh, tảo mộ, đạp thanh,
yến anh, tài tử, giai nhân…
Ví dụ3: Phân biệt sắc thái biểu cảm của lớp từ Hán Việt với từ thuần Việt:
Từ Hán Việt
Từ thuần Việt
Sắc thái biểu cảm
Từ Hán Việt
Từ thuần Việt
hi sinh
chết
cao quý
trung hòa
tạ thế
mất
trang trọng
thân mật
Khi đi vào từng ngữ cảnh cụ thể:
- […]. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi
người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
(Cách sử dụng thông thường với yếu tố thuần Việt mang sắc thái trung hòa).
(Thạch Sanh – SGK Ngữ Văn 6 tập 1 trang 61)
- […] công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng. (Sử dụng yếu tố Hán Việt mang
sắc thái cao quý vì nghĩa lớn).
- Từ một số trường hợp mượn và dùng từ Hán Việt không phải lối, không hợp lí
dẫn đến sự phủ nhận hoàn toàn sự khác biệt này cũng là không đúng. Bởi vì tiếng ta
cần mượn thêm tiếng nước ngoài để cho vốn từ ngữ của tiếng Việt thêm phong phú,
tinh tế hơn. Ví dụ: Hồ Chủ tịch đã để lại cho chúng ta nhiều tấm gương sáng về mượn
và dùng từ Hán Việt, dùng từ thuần Việt. Trong thư gửi học sinh tháng 9 – 1945, Người
Viết:
Trang 13
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
“Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt nam dân chủ cộng
hòa”.
Đây là giờ phút lịch sử, mở đầu kỉ nguyên mới của nền giáo dục Việt Nam, cần
trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân và thế giới sự kiện quan trọng này. Hồ Chủ tịch đã
dùng từ khai trường rất đúng chỗ.
(Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, trang 165, 166)
2.4. Nguyên tắc mượn từ:
Về vấn đề này, chúng ta cần thiết phải ghi nhớ lời dạy của Hồ Chủ tịch. Với
kinh nghiệm lâu năm của nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, một nhà báo cách mạng hiểu
sâu sắc về đặc điểm của tiếng Việt, tinh thông tiếng Hán, tiếng Pháp và biết nhiều thứ
tiếng khác, Hồ Chủ tịch khuyên chúng ta:
“Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy đủ
thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nổi bỏ cả
tiếng ta, đến nổi quần chúng không hiểu.”.
(Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, trang 164)
- Việc mượn từ được thể hiện ở 2 mặt: tích cực và tiêu cực.
+ Mặt tích cực: Mượn từ là để làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt.
Ví dụ: Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ
nước ngoài như: “độc lập”, “tự do” , “giai cấp”, “cộng sản”,…
(SGK Ngữ Văn 6 – tập 1 trang 25)
+ Mặt tiêu cực: Mượn từ tùy tiện sẽ dẫn đến sự pha tạp về ngôn ngữ.
Ví dụ: Những chữ tiếng ta có mà cũng mượn chữ nước ngoài như: không gọi
“xe lửa” mà gọi “hỏa xa” ; “máy bay” thì gọi là “phi cơ”,…
(SGK Ngữ Văn 6 – tập 1 trang 25)
Vì thế để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước
ngoài một cách tùy tiện. (Ghi nhớ - SGK Ngữ Văn 6 – tập 1 trang 25).
- Muốn thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ tịch về mượn tiếng nước ngoài, chúng
ta cần xác định:
+ Về mặt ý thức tư tưởng: phải luôn luôn yêu quý tiếng nói dân tộc, phải luôn
luôn nêu cao tinh thần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Về mặt tinh thần, thái độ khoa học: cần phải nắm vững sự khác biệt nói chung
cũng như cần phải hiểu biết sự khác biệt này diễn ra trong từng cặp từ Hán Việt và
thuần Việt có nghĩa tương đương. Mặt khác, chúng ta phải nắm được và khai thác được
tất cả các khả năng cấu tạo từ mới của tiếng Việt ngoài con đường vay mượn.
(Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, trang 165)
ð Có thể khắc sâu kiến thức cho học sinh với phần “Đọc thêm” :
BÁC HỒ NÓI VỀ VIỆC DÙNG TỪ MƯỢN
Trang 14
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
“[…] Những từ không dịch được thì phải mượn của tiếng các nước. Nhưng chỉ nên
mượn khi thật cần thiết, và đã mượn thì phải mượn cho đúng.
Tại sao thường vay mượn khi không cần thiết hoặc vay mượn không đúng? Vì:
1. Không quý báu tiếng của dân tộc, tự ti ;
2. Học tập không đến nơi đến chốn.
Vay mượn là cần, nhưng phải chống lạm dụng, chống lười biếng. Cần có một
cuộc vận động chống việc lạm dụng tiếng nước ngoài […].”
(Trích từ Tạp chí Ngôn ngữ, số 3-1970, tr.3) – SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 27
3.KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Sáng kiến kinh nghiệm mang lại kết quả rất khả quan với những tỉ lệ đạt được
khá lí tưởng (số liệu thu thập được sau bài kiểm tra 1 tiết phân môn tiếng Việt) ở 3 lớp
6A1,9A4, 9A5 của HKI năm học 2013 – 2014 là:
Kết quả xếp loại bài kiểm tra
Lớp
Giỏi
TSHS
Khá
TB
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6A5
38
7
18.42%
18
47.37%
13
34.21%
9A4
34
9
26.47%
14
41.18%
11
32.36%
9A5
35
8
22.86%
15
42.86%
12
34.26%
Cộng
107
24
22.43%
47
43.93%
36
33.64%
Yếu
SL
TL
%
Kém
SL
TL
%
Số lượng các bài đạt điểm tốt loại giỏi (từ 8.0 điểm trở lên) chiếm tỉ lệ cao so
với chất lượng khảo sát ở bài thực nghiệm trước đó, các bài đạt điểm khá (từ 6.5 đến
7.8 điểm) cũng rất ưng ý so với số lượng của từng lớp học. Các bài đạt điểm trung bình
giảm đáng kể tạo sự hài lòng trong dạy – học. Tỉ lệ học sinh yếu kém gần như không
còn nữa. Kiến thức của học sinh được khắc sâu, nắm rõ nghĩa của từ và vận dụng tốt
đúng ngữ cảnh cho từ ngữ xuất hiện.
4.NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI
Sáng kiến kinh nghiệm còn mang lại tác dụng thiết thực cho cả giáo viên và học
sinh cụ thể như:
* Về phía giáo viên:
- Có thêm điều kiện nắm bắt tâm lí của người học.
- Xác định được kĩ năng nhận biết của học sinh khi tiếp xúc với lớp từ mang
tính chất đặc biệt khi vận dụng để giao tiếp.
- Có định hướng cụ thể khi tiếp cận với từng đối tượng học sinh.
Trang 15
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
- Có biện pháp phù hợp và xử lí tình huống có vấn đề linh hoạt, khéo léo hơn.
* Về phía học sinh: Sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng mang lại cho học sinh
những kĩ năng:
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản đã học.
Ví dụ: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bổng biến thành một tráng sĩ mình
cao hơn trượng […]”.
(Thánh Gióng, SGK Ngữ văn 6, tập 1 trang 20)
Các từ mượn tiếng Hán là: tráng sĩ, trượng,…
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn là Hán, Anh, Nga, Pháp,...
- Viết đúng những từ mượn.
- Có khả năng sử dụng tốt các từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn.
Ví dụ: Để biết nghĩa của từ “hậu” học sinh dựa vào “Bảng tra yếu tố Hán Việt”
ở phần phụ lục cuối SGK Ngữ văn 7, tập 2 trang 151 – 156 hoặc dựa vào từ điển Hán
Việt của tác giả Trần Văn Chánh, Từ điển Hán Việt – Hán ngữ cổ đại và hiện đại thì
nghĩa của từ “hậu” là “sau” và được giải thích là: hậu phương, hậu thế, hậu thuẫn, hậu
vệ, lạc hậu, tối hậu thư,…
- Cung cấp thêm cho học sinh nghĩa của một số yếu tố gốc Hán ngoài
những nghĩa mà sách giáo khoa đã cung cấp.
Ví dụ: lục – sáu ; tam – ba ; gia – nhà ; quốc – nước ; tiền – trước ; hậu
– sau,...
- Đảm bảo có đầy đủ, vững vàng các kiến thức khoa học cơ bản của môn học và
không ngừng sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Giúp học sinh biết cách sử dụng từ mượn Hán Việt đúng giá trị phong cách của
từ, phù hợp với văn cảnh (cả nói và viết).
- Học sinh được cung cấp những nghĩa mới giúp các em tích luỹ cho mình một
vốn từ nhất định và biết cách sử dụng đúng nghĩa trong từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Chẳng hạn một người có tính xấu hay khoe của đi đến đâu người ấy cũng
khoe với mọi người những thứ của cải, vật chất của mình thì lúc đó ta nói đúng là
“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.”.
- Bên cạnh đó, có những vấn đề tồn tại mà bản thân cũng như một số giáo viên
khác còn vấp phải khi vận dụng lớp từ mượn (tiếng Hán) trong quá trình dạy học và
trong đời sống hàng ngày. Vì đây là lớp từ rất đặc biệt nó phong phú về số lượng, đa
dạng về ngữ nghĩa nên trong cùng một câu văn số lần xuất hiện cùng lúc của từ gốc
Hán mang yếu tố Hán Việt và từ ngữ thuần Việt với cùng một nghĩa là việc rất khó
tránh.
Ví dụ: Người làm nội trợ hàng ngày thường hay nói: “Làm xong công việc
này, tôi còn phải đi chợ búa gì nữa !”
Nhà văn Tô Hoài cũng đã từng nói rằng: “... Cứ viết đến mồ hôi thì nhễ nhại,
tinh thần thì hăng say, đàn ông cười phá lên, người thanh tú, thon thả, nét mặt xúc
động, mắt ánh lên. Những chữ ấy, không phải công phu mình nghĩ ra, chỉ vì đã vơ lấy
dùng đi dùng lại.”
Trang 16
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
(Tô Hoài, Đọc thêm – SGK Ngữ Văn 6, tập 1 trang 76)
II. TÍNH THỰC TIỄN
1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Thực tế đã chứng minh được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng từ
mượn trong đời sống là rất cần thiết.
- Học sinh lựa chọn được nội dung đúng đắn, phù hợp để áp dụng vào từng mục
đích cụ thể khi nói hoặc viết.
- Giáo viên khai thác được nhiều vấn đề có tính thực tế ứng dụng vào việc dạy –
học phân môn mang tính đặc trưng này.
- Học sinh tiếp xúc với lớp từ mượn các tiếng nước ngoài mà không thấy lạ lẫm
với việc sử dụng từ hàng ngày.
- Học sinh hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng từ trong
tiếng Việt từ đó giúp các em yêu thích môn học hơn.
- Hiệu quả giờ học được đảm bảo, số lượng học sinh nắm chắc nội dung bài tốt,
giờ học đạt yêu cầu.
2.KẾT QUẢ ÁP DỤNG
Ví dụ: Đề yêu cầu:
Xác định các lỗi dùng từ trong câu “Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá
vào bụng ông Hoạt.”
(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân, SGK Ngữ Văn 6, tập 1 trang 76).
Nêu nguyên nhân mắc lỗi và chữa lại cho đúng ?
Bài làm của học sinh là:
“- Các lỗi dùng từ trong câu văn ấy là: dùng sai từ “tống” hoặc từ “đá” (chú
thích: “tống” là từ mượn gốc Hán ; “đá” là từ thuần Việt).
- Nguyên nhân mắc lỗi: “tống” là một động bằng tay và “đá” là một hoạt động
bằng chân. Cả tay và chân không thể hoạt động cùng một thời điểm nên dẫn đến sự
nhầm lẫn đó. Nguyên nhân chính là do hiểu nghĩa chưa đầy đủ; nhớ không chính xác từ
; lẫn lộn giữa các từ gần âm,…
- Chữa lại là: Có thể thay đổi từ “tống” thành “tung” hoặc từ “đá” thành
“đấm”. Chuyển sang hoạt động của chân hoặc hoạt động của tay. Ta có câu đúng là:
Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào bụng ông Hoạt.”
Trích một phần bài làm của học sinh có điểm tốt (loại giỏi, 9.5 điểm)
ð Đó là một trong những thành công của người giáo viên trên bục giảng và việc
học tập cũng đạt hiệu quả cao của người học sinh khi đến trường.
Điều đó tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn trong giờ học của học sinh. Quá trình lên
lớp của người thầy được hợp tác có hiệu quả.
3.PHẠM VI ÁP DỤNG
Trang 17
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên đang giảng dạy
môn Ngữ Văn các cấp học nhất là cấp Trung học cơ sở.
- Đề tài có thể ứng dụng rộng rãi cho các khối lớp không chỉ riêng với phân môn
tiếng Việt 6.
4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Khi sử dụng từ mượn nước ngoài không nên quá lạm dụng để tránh tình trạng
sử dụng từ không đúng sắc thái ý nghĩa. Điển hình như trong “Hồ Chí Minh toàn tập”
Bác Hồ viết “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.
Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc
quen ỷ lại sao ?”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 tr. 615) - NV6 tập 1, trang 25
- Giáo viên nên chọn ngữ cảnh cho từ xuất hiện để học sinh hiểu được nghĩa của
từ một cách cụ thể và chính xác hơn.
- Giáo viên nên đưa ra từng câu hỏi cụ thể để học sinh dễ thực hiện cho việc
chuẩn bị diễn ra đúng, đủ theo yêu cầu.
- Phân biệt những từ mượn có yếu tố Hán, những từ có yếu tố thuần Việt và giải
nghĩa để việc sử dụng từ diễn ra đúng với từng ngữ cảnh.
- Nói, viết đúng phong cách của lớp từ mượn không phải là một khả năng bẩm
sinh, tự nhiên của con người. Muốn nói, viết đúng lớp từ mượn này con người cần phải
được bồi dưỡng về nhận thức, về ý thức nói, viết đúng chức năng của ngôn ngữ.
- Để giúp học sinh sử dụng tốt những từ vay mượn thì người giáo viên đã đạt
được sự thành công cho bước lên lớp thực hiện việc giảng dạy. Lúc ấy, khả năng vận
dụng những từ ngữ vay mượn của học sinh có tính hệ thống và linh hoạt hơn. Người
giáo viên nắm bắt được mức độ vận dụng lớp từ mang ý nghĩa đặc biệt ấy nên đã có
hướng gợi dẫn đưa học sinh hướng đến mục đích sử dụng từ ngữ vay mượn (chủ yếu là
từ gốc Hán) đạt hiệu quả, đúng yêu cầu.
C/ KẾT LUẬN
Trang 18
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
Có thể trong một tiết dạy giáo viên không thể giải thích hết nghĩa tất cả các yếu
tố của các lớp từ mượn (tiếng Hán). Vì thế, giáo viên nên giải thích nghĩa một số yếu tố
phụ và yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm nghĩa của những yếu tố phụ khác trong các
từ còn lại.
Ngoài việc hiểu rõ ý nghĩa của từ giáo viên cần giúp các em hiểu các giá trị
phong cách của lớp từ mượn (dù là mượn của tiếng nước nào Hán, Anh, Nga hay Pháp)
vẫn phù hợp với khả năng nhận thức của các em để bước đầu các em biết sử dụng
chúng một cách phù hợp và có hiệu quả.
Bản thân của người giáo viên khi trực tiếp giảng dạy lớp từ mượn cũng cần vận
dụng sáng tạo lớp từ này để tránh sự khuôn sáo. Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng “Cái tật “nói chữ” không chỉ có hại ở chỗ nó gây khó hiểu cho người nghe,
người đọc, làm cho tiếng ta vốn là trong sáng hóa ra đục và tối ; tật xấu đó còn đưa
đến một thói quen khá nguy hiểm là dùng chữ sẵn, câu sẵn, điệu nói sẵn để lắp vào bất
cứ trường hợp nào, nghĩa là dùng cái “sáo” thường khi chẳng có ý nghĩa gì, để thay
thế sự suy nghĩ, những ý và tình chân thật, xuất phát từ đáy lòng và diễn tả bằng tiếng
nói thông thường, mộc mạc, hồn nhiên và có ý vị,… Trong đời sống bình thường của
chúng ta hiện nay, cái bệnh “sáo” này đáng phải coi chừng !”
(Phạm Văn Đồng, Một số ý kiến về việc dùng từ)
SGK Ngữ Văn 6, tập 1 trang 76
Trang 19
SKKN:Vấn đề sử dụng từ mượn( từ Hán Việt) trong dạy học ngữ văn cấp Trung học cơ sở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), 2007, Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, Nhà
xuất bản giáo dục.
2. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), 2002, Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1, Nhà
xuất bản giáo dục.
3. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), 2002, Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, Nhà
xuất bản giáo dục, trang 75.
4. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), 2010, Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam. (Vận dụng một số đoạn ngữ liệu trong một số văn bản và
bảng tra yếu tố Hán Việt ở phần phụ lục từ trang 151 – 156)
5. Phó GS. Cù Đình Tú, 2001, Phong cách học và đặc điểm tu
từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 150 – 252.
6. Phạm Thị Ngọc Trâm (Chủ biên), 2010, Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn THCS, Tập một, nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Trần Văn Chánh, 2005, Từ điển Hán Việt – Hán ngữ cổ đại
và hiện đại, Nhà xuất bản trẻ.
8. Nguồn tư liệu từ Internet: www.google.com.vn
(Wikipedia tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki)
Trang 20