Skkn dạy các bài luyện tập môn toán ở tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014
Tên kinh nghiệm: “Dạy các bài Luyện tập môn Toán”
Người viết: Lê Minh Huấn
Đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn
1
MỤC LỤC
TRANG
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
III. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học của đề tài
1. Cơ sở lí luận :
2
2
2
3
3
3
3
3
2. Cơ sở thực tiễn:
3
II. Mục tiêu chung của tiết Luyện tập
III. Biện pháp dạy các tiết luyện tập
1. Giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học để vận dụng vào luyện tập.
2. Giúp học sinh tự thực hành theo khả năng của học sinh.
4
4
5
5
4. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.5
5
3. Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
5. Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề
6. Giáo viên xác định kiến thức trọng tâm cần truyền tải sau mỗi bài tập (Hiểu
5
6
được ý đồ của sách giáo khoa).
IV. Các bước thể hiện tiết luyện tập
V. Quy trình soạn bài
* Hiệu quả và tác dụng
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. Kết luận
II. Kiến nghị
6
7
19
20
21
21
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như ta đã biết: chất lượng dạy học là mục tiêu số một của các nhà trường, dạy và
học là hoạt động chủ đạo của các nhà trường. Toán là một môn học chính đối với học
sinh, nhất là học sinh Tiểu học( mỗi tuần có 4 đến 5 tiết). Môn Toán giúp học sinh phát
triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế
giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự
2
đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện
chính xác. Môn toán có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc
lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nề nếp, phong cách và tác phong
làm việc khoa học và ứng dụng vào thực tế...
Trong chương trình toán Tiểu học, các kiến thức được bố trí theo hướng đồng tâm.
Môn Toán ở tiểu học thường có hai loại bài: Bài hình thành kiến thức mới và bài luyện
tập.
Khi dạy bài kiến thức mới có hai phần:
- Phần hình thành kiến thức mới.
- Phần thực hành.
Học sinh dễ tiếp thu, hứng thú trong học tập.
Khi dạy bài luyện tập chủ yếu củng cố kiến thức đã học mà kiến thức của bài các em
tự nhận ra sau khi hoàn thành bài tập nên học sinh rất nhàm chán khi học.
Thực tế dạy - học, giáo viên mới chỉ quan tâm đến tiết hình thành kiến thức mới, các
tiết luyện tập giáo viên còn xem nhẹ nên chưa hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức trọng
tâm cho các em. Vì vậy, học sinh thường gặp khó khăn khi giải toán, hay lẫn lộn các bài
toán hoặc chưa hiểu cách làm toán. Do vậy việc giải toán của học sinh phụ thuộc vào
phương pháp dạy học của người thầy, phụ thuộc vào việc xác định kiến thức trong các tiết
học nhất là các tiết luyện tập.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc dạy
các tiết luyện tập toán ở trường tiểu học, tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp “Dạy các bài
Luyện tập môn Toán” xin được trao đổi cùng đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu biện pháp dạy - học các bài luyện tập toán từ đó đề xuất các giải pháp
tổ chức dạy học nhằm nâng cao năng lực, khả năng tư duy linh hoạt của học sinh.
2. Nghiên cứu và trình bày cách dạy các bài toán luyện tập trong chương trình toán
Tiểu học giúp học sinh nắm chắc kiến thức đưa chất lượng dạy-hoc ngày một nâng lên.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp dạy học tiết luyện tập môn toán.
3
2. Nghiên cứu quá trình dạy học, dự giờ và thực nghiệm biện pháp dạy học các tiết
luyện tập môn toán trong 2 năm học 2012-2013 và 2013-2014.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
2. Phương pháp tìm tòi, phát hiện.
3. Tìm hiểu nội dung, phương pháp để hình thành, khắc sâu và vận dụng công thức.
4. Phương pháp tương tự.
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận :
Toán tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về đọc,
viết, tính toán. Đây là cấp học đặt nền móng cho sự làm quen tiến tới phát triển khả năng
tư duy và việc học tập bộ môn toán của học sinh. Dạy học toán tức là dạy cho học sinh
phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành, phải biết xâu chuỗi các kiến thức
đã được học vào giải toán.
Chính vì vậy muốn giúp học sinh học tốt môn toán nhất là các tiết Luyện tập, người
giáo viên cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các tiết học nhàm chán, học sinh nắm
kiến thức môn Toán còn yếu; các điều kiện và yếu tố đảm bảo cho giờ học toán đạt kết
quả cao nhất. Từ đó đề ra những biện pháp khắc phục có hiệu quả nhằm giúp các em tiếp
thu, vận dụng kiến thức một cách tốt nhất.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình toán Tiểu học, các tiết luyện tập rất nhằm mục đích củng cố,
luyện tập, khắc sâu kiến thức, mở rộng mối quan hệ giữa các nội dung đã học. Thời lượng
các tiết luyện tập tương đối nhiều (cứ 2 đến 4 bài mới lại có 1 tiết luyện tập, tùy theo mức
độ khó và rộng của kiến thức các bài trước).
3. Thực trạng việc dạy và học các bài luyện tập toán:
4
- Khi gặp các tiết này đa số giáo viên chỉ việc cho học sinh làm các bài tập ở sách
giáo khoa và chữa bài. Một số giáo viên khác lại dạy các bài luyện tập giống như dạy lại
kiến thức bài trước: giáo viên giảng nhiều, nêu câu hỏi cho học sinh trả lời trực tiếp và
chữa bài ở bảng (chủ yếu chỉ làm việc với 1 vài học sinh chứ chưa quan tâm đến cả lớp).
- Các tiết luyện tập ít có kiến thức mới nên giờ học diễn ra một cách tẻ nhạt, nhàm
chán. Giáo viên chưa biết cách tổ chức các hình thức dạy học sao cho vừa đảm bảo mục
tiêu bài dạy, vừa tạo nên tính tích cực say mê học tập ở học sinh vừa đảm bảo nhẹ nhàng
hiệu quả.
- Việc tổ chức dạy tiết Luyện tập Toán cho học sinh còn rơi vào thuyết trình nhiều,
giáo viên hỏi học sinh giơ tay phát biểu, tìm hiểu cái đã cho, cái cần tìm rồi hướng dẫn
cách giải nên học sinh tiếp thu thụ động. Ngoài ra giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, chưa chủ động quy trình, chưa xác định rõ mục tiêu của bài dạy.
- Trình độ nhận thức của các em học sinh trong một lớp không đều nhau. Có những
em học rất tốt, rất khá, giỏi môn toán, tiếp thu nhanh những gì giáo viên cung cấp. Bên
cạnh đó, cũng có những em tiếp thu rất chậm. Học sinh có biểu hiện coi nhẹ tiết luyện tập,
chỉ chờ sự giảng giải hướng dẫn hoặc bài mẫu của giáo viên, của bạn để chép, ít chú ý suy
nghĩ tìm cách giải.
II. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI LUYỆN TẬP
Tác dụng của bài luyện tập:
- Ôn tập củng cố kiến thức cơ bản trong các tiết học trước, giúp học sinh nhớ và
khắc sâu hơn những nội dung đã được học.
- Xâu chuỗi nội dung các bài đã học, mở rộng mối liên hệ giữa các nội dung đã học.
- Rèn luyện kỹ năng và phương pháp giải toán, kỹ năng hợp tác, phương pháp tư
duy.
Những điểm cần lưu ý:
-Tiết luyện tập không phải chỉ là tiết giải các bài tập có trong bài mà còn phải là tiết
dạy cách suy nghĩ giải toán.
-Ngoài việc luyện tập để đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng thì cần có các nội dung
phù hợp theo từng đối tượng học sinh.
5
-Trong tiết luyện tập, phần nào đó giáo viên được mở rộng thêm các kiến thức liên
quan đến nội dung bài học, sao cho đạt được mục tiêu đề ra và phù hợp với đối
tượng học sinh. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo sự hướng dẫn gợi ý của GV.
III. BIỆN PHÁP DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP:
Mục tiêu của bài dạy luyện tập thực hành là củng cố các kiến thức mới được chiếm
lĩnh, hình thành các kĩ năng thực hành và từng bước phát triển tư duy. Các bài luyện tập
thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực
hành trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp. Khi dạy, giáo viên cần phải:
1. Giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học để vận dụng vào luyện tập.
- Cho học sinh tự đọc đề bài, tự nhận ra các dạng bài tương tự đã làm để vận dụng
làm bài luyện tập;
- Nếu học sinh chưa nhận ra kiến thức đã học trong bài tập thì giáo viên giúp học
sinh bằng cách gợi ý, hướng dẫn nhớ lại kiến thức (hoặc nhờ học sinh giúp bạn nhớ
lại) không nên vội làm thay cho học sinh;
- Có thể dùng câu hỏi gợi ý bằng cách nêu lại quy tắc, định nghĩa đã học ở bài trước
để vận dụng.
Ví dụ: Khi dạy những bài toán giải, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bài
toán bằng lời, bằng đoạn thẳng, bằng hình vẽ… giúp học sinh tìm ra mối quan hệ giữa cái
đã cho và cái cần tìm và kiến thức cần vận dụng để làm bài.
2. Giúp học sinh tự thực hành theo khả năng của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh làm các bài tập đã sắp xếp theo thứ tự trong sách giáo khoa
hoặc do giáo viên sắp xếp.
- Không nên bắt buộc học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh
làm được bài nào nên tự kiểm tra (giáo viên, hoặc bạn kiểm tra rồi chuyển sang làm bài
tập tiếp theo). Đối với học sinh khá giỏi sau khi hoàn thành bài tập yêu cầu thì giáo viên
có thể đưa thêm các bài khác có nội dung mở rộng và nâng cao hơn để các em làm, nhưng
không ép buộc phải hoàn thành.
- Trong cùng một khoảng thời gian của tiết học, phải chấp nhận có học sinh làm
được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Hãy giúp học sinh yếu, không làm thay. Học sinh
6
khá, giỏi có thể làm hết các bài tập trong sách giáo khoa hoặc bài tập phát triển giáo viên
đã chuẩn bị.
3. Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh:
Trong tiết học giáo viên cần thay đổi hình thức dạy học như thảo luận nhóm, trao
đổi ý kiến trong nhóm nhỏ, thi đua tiếp sức. Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm giúp
học sinh tự sửa chữa và tự điều chỉnh.
4. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.
- Tập cho học sinh thói quen tự kiểm tra lại kết quả một cách chính xác;
- Trong một số trường hợp giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra bài của bạn mình
rồi báo cáo kết quả cho giáo viên;
- Khuyến khích học sinh tự nêu những hạn chế trong bài của mình hoặc của bạn, giải
thích kết quả và cách làm.
5. Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề:
- Khi chữa bài hoặc khi đánh giá kết quả của học sinh giáo viên nên động viên, khen
ngợi những học sinh đã hoàn thành bài tập tạo cho các em niềm tin và sự tiến bộ của bản
thân;
- Khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải và chọn cách giải tối ưu.
6. Kết luận và khắc sâu kiến thức cho học sinh
Giáo viên xác định kiến thức trọng tâm cần truyền tải sau mỗi bài tập (Hiểu được ý
đồ của sách giáo khoa).
Trong tiết luyện tập điều quan trọng không phải là học sinh làm được nhiều bài tập
mà chính là giáo viên giúp học sinh khai thác ki ến thức ở các bài tập, tổ chức trao đổi ý
kiến về các cách làm bài của học sinh và củng cố về kiến thức trọng tâm. Người giáo viên
cần hiểu được dụng ý của sách giáo khoa để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
IV. CÁC BƯỚC THỂ HIỆN BÀI LUYỆN TẬP
1. Bước 1: Kiểm tra bài cũ đầu tiết học.
- Cho học sinh nhắc lại các nội dung lý thuyết đã học(định nghĩa, quy tắc, công thức,
…), cách giải các dạng toán mới được học ở bài trước.
7
- Sau đó giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập liên quan đến phần vận dụng lý
thuyết để kiểm tra mức độ đã đạt của học sinh, xác định rõ những hạn chế để có kế hoạch
luyện trong tiết học.
- Phần kiểm tra bài cũ có thể kéo dài thời gian hơn các tiết bình thường và cố gắng
kiểm tra nhiều học sinh hơn (sử dụng bảng con, vở nháp, hỏi trực tiếp, nêu nhận xét kết
quả, góp ý bổ sung...)
- Giáo viên nhận xét, kết luận lại vấn đề theo nội dung sau:
+Khẳng định những chỗ làm tốt của học sinh để kịp thời động viên.
+Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu có).
+ Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, hay hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh
hoạt hơn ( nếu có thể).
2. Bước 2: Luyện tập
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập ở SGK, yêu cầu cả lớp cùng làm
- Thông thường các tiết luyện tập có từ 3-5 bài tập. Giáo viên tổ chức cho học sinh
làm lần lượt từng bài bằng các hình thức tổ chức khác nhau (trò chơi, thảo luận nhóm, làm
việc cá nhân) để tạo hứng thú tập trung làm bài, tránh sự lặp lại đơn điệu nhàm chán.
-Trong khi cả lớp làm bài, giao viên tranh thủ thời gian để theo dõi kiểm tra cách
làm và hướng dẫn gợi ý thêm cho các học sinh yếu (đối tượng này cần được quan tâm
nhiều nhất), ra thêm bài cho học sinh khá giỏi (nếu đã làm xong bài yêu cầu).
- Kết thúc mỗi bài tập, cho học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau. Giáo viên nêu câu
hỏi gợi ý để giúp học sinh kết luận về nội dung chính của bài đó. Sau mỗi bài tập giáo
viên cần tạo ra điểm nhấn giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận lại nội dung chính của bài tập đó, chỉ ra
được các thiếu sót cụ thể, hướng khắc phục cho học sinh (dù đó là những lỗi nhỏ nhất).
Liên hệ mối quan hệ giữa các nội dung đã học.
+ Việc huy động kiến thức cũ để làm bài tập trong giờ luyện tập phải duy trì thường
xuyên trong mỗi bài tập để giúp học sinh thấy được sự đồng tâm, mở rộng của chương
trình.
+ Trong quá trình dạy học nên khuyến khích học sinh tìm được nhiều cách giải tối
ưu, biết lật đi lật lại vấn đề đó chính là tìm được lối đi (không nhất thiết yêu cầu học thuộc
quy tắc nào cả ).
8
3. Bước 3: Củng cố sau luyện tập, hướng dẫn học bài về nhà hoặc bài chưa làm kịp.
- Hệ thống lại những dạng toán đã luyện, phương pháp giải các dạng toán đó.
-Kết luận lại mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức sử dụng trong tiết luyện tập
giúp học sinh hệ thống lại.
- Ra bài tập về nhà (nếu cần thiết), dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau
* Tiết luyện tập phải đảm bảo 3 yêu cầu:
- Củng cố kiến thức đã học
- Rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nâng cao được kiến thức
cho học sinh.
V. QUY TRÌNH SOẠN BÀI DẠY LUYỆN TẬP TOÁN
1. Nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu lại nội dung kiến thức mà học sinh được học. Qua đó phải xác định nội
dung nào là cơ bản, trọng tâm; nội dung nào nâng cao, mở rộng.
- Nghiên cứu các bài tập trong SGK, sách bài tập theo yêu cầu sau:
+ Cách giải từng bài toán như thế nào? Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này?
Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản?
+ Ý đồ của sách giáo khoa đưa ra bài toán này để làm gì?
+ Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập như thế nào?
- Nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên sau đó tập trung xây dựng nội dung tiết
luyện tập và phương pháp luyện tập.
2. Nội dung bài soạn:
a, Mục tiêu của bài luyện tập: Xác định kiến thức, kỹ năng cần đạt chung cho cả lớp,
riêng cho học sinh khá giỏi.
b, Cấu trúc bài luyện tập:
- Kiểm tra bài cũ (chữa hoặc làm các bài tập có dạng bài trước): Số lượng bài tập, dự
kiến thời gian. Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ? lưu ý những chỗ học sinh còn làm
sai, còn nhầm lẫn.
9
- Cho học sinh làm bài tập mới: Số lượng bài tập, dự kiến thời gian. Bài tập đưa ra
có dụng ý gì ? Cuối mỗi bài tập cần rút ra cách làm như thế nào về dạng này? Cần liên hệ
đến những nội dung kiến thức nào?
- Kết luận chung về nội dung kiến thức của bài luyện tập. Nhắc nhở những nội dung
cần ghi nhớ và khắc sâu.
c, Hướng dẫn học sinh học bài làm thêm hoặc chưa hoàn thành ở lớp.
- Số lượng các bài tập cho về nhà làm thêm.(chọn trong SGK, vở BT hay GV soạn
ra)
- Gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu, học sinh giỏi?
3. Một số lưu ý khác:
- Khi soạn bài giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh, dự kiến các phương án để
hướng dẫn cho từng đối tượng, chốt kiến thức sau mỗi bài, lượng hoá được tỉ lệ học sinh
thực hiện được.
- Trong dạy luyện tập thực hành cần cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi ngược lại
cho giáo viên.
- Mỗi giáo viên cần mạnh dạn điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học sao cho sát với
đối tượng của lớp mình phụ trách.
- Phần kiểm tra bài cũ, huy động kiến thức cũ để khơi gợi kiến thức mới cần phải
thực hiện thường xuyên .
- Trong lúc chấm chữa bài cho học sinh, giáo viên cần phải nêu ra được các thiếu sót
cụ thể chỉ ra được hướng khắc phục cho học sinh cho dù đó là lỗi nhỏ nhất.
VÍ DỤ VỀ CÁCH THỰC HIỆN
Ví dụ 1: Bài: Luyện tập Toán lớp 2 (Tiết 119, tuần 24)
Bài 1: Tính nhẩm :
8:4=
12 : 4 =
20 : 4 =
28 : 4 =
36 : 4 =
24 : 4 =
40 : 4 =
32 : 4 =
4x1=
4x4=
Bài 2: Tính nhẩm:
4x3=
4x2=
12 : 4 =
8:4=
4:4=
12 : 3 =
8:2=
4:1=
16 : 4 =
10
Bài 3:
Có 40 học sinh chia thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh ?
Bài 4: (giảm tải)
Có 12 người khách cần sang sông, Mỗi thuyền đều chở 4 người khách( không kể
người lái thuyền). Hỏi cần mấy thuyền để chở hết số khách đó?
Hướng dẫn học sinh khá giỏi giải.
Cách thực hiện :
Bài 1: Tính nhẩm:
- Giáo viên dành 3 phút cho học sinh tính nhẩm
Gợi ý: Các em nhớ lại bảng chia để nhẩm
-Tổ chức trò chơi “truyền điện”:
-Lần lượt từng em nêu phép tính và kết quả. Em trước nêu xong thì có quyền chỉ
định em tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết bài.
- Giáo viên kết luận : Ta đã vận dụng bảng chia 4 để làm bài
- Gọi thêm một số học sinh đọc thêm một số phép chia trong bảng chia 4 như :
16 : 4 = ? ; 4 : 4 = ?
Bài 2 : Tính nhẩm:
Dành 5 phút cho học sinh làm ở vở
- Giáo viên quan sát kiểm tra đưới lớp
- Lần lượt gọi 3 em học sinh nêu kết quả theo cột dọc
4x3=
12 : 3 =
12 : 4 =
- Yêu cầu cả lớp nhận xét nêu thành phần trong phép tính 4x 3 = 12 (thừa số, thừa
số, tích).
- Cho học sinh nêu tên các thành phần và rút ra nhận xét “lấy tích chia cho thừa số
này ta được thừa số kia”
- Giáo viên rút ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 3 :
11
Cho học sinh đọc thêm đề và giáo viên nêu các câu hỏi gợi ý: cho biết gì cần tìm
gì?
Học sinh trả lời, giáo viên kết hợp viết tóm tắt : 4 tổ : 40 học sinh
1 tổ :…..học sinh
Cho học sinh làm bài vào vở, giáo viên kiểm tra chấm và chữa một số bài. Quan sát
hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
Bài 4 :
- Giáo viên nêu miệng “Lớp ta có 28 học sinh cô muuốn chia thành các nhóm, mỗi
nhóm 4 bạn, ta sẽ có mấy nhóm”
- Cho học sinh suy nghĩ xung phong nêu kết quả, giải thích cách làm.
- Có thể kiểm tra kết quả cả lớp bằng câu hỏi "Ai có kết quả giống bạn, ai có kết quả
khác". Chỉ định một vài học sinh giải thích kết quả
- Giáo viên động viên khích lệ
- Hướng dẫn về nhà làm bài 4 ở sách giáo khoa.
Ví dụ 2: Bài: Luyện tập Toán lớp 5 (Tiết 62, tuần 13)
Bài 1: Tính:
a, 345 x 200
b, 237 x 24
c, 403 x 346
Bài 2: Tính:
a, 95 + 11 x 206
b, 95 x 11 + 206
c, 95 x 11 x 206
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 142 x 12 + 142 x 18
b, 49 x 365 – 39 x 365
c, 4 x 18 x 25
Bài 4: Nhà trường dự định lắp bóng điện cho 32 phòng học, mỗi phòng 8 bóng. Nếu
mỗi bóng điện giá 3500 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để mua đủ số bóng ?
Bài 5: Diện tích S của hình chữ nhật có chiều dài là a và chiều rộng là b được tính
theo công thức S = a x b (a, b cùng một đơn vị đo)
a, Tính S biết: a = 12 cm, b = 5cm
a = 15 cm, b = 10cm
b, Nếu gấp chiều dài lên 2 lần và giữ
b
nguyên chiều rộng thì diện tích hình
12
chữ nhật gấp lên mấy lần (giảm tải)
a
Cách thực hiện :
Bài 1:
- Cho học sinh làm cá nhân vào bảng con.
-Cả lớp đưa bảng lên kiểm tra kết quả, gọi 3-4 học sinh giải thích cách làm.
-Yêu cầu học sinh tự củng cố lại: nhân với số có tận cùng bằng chữ số 0; nhân với số
có 2 chữ số; nhân với số có tích riêng thứ 2 bằng 0.
-Giáo viên chốt lại và khắc sâu các nội dung trên
Bài 1, 3, 4,5a:
-Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 0,5 tờ giấy A0, yêu cầu các
nhóm thảo luận và làm vào giấy A0. Lưu ý học sinh ở bài 4 do sách in đã lâu nên giá của
bóng đèn không phù hợp với giá thị trường (khoảng 35.000), nhưng ta cứ coi là giá đó để
tính.
-Giáo viên quan sát, thầm đánh giá từng nhóm (về kết quả bài làm, về hoạt động của
từng cá nhân, về sự hợp tác của các thành viên trong nhóm), có gợi ý, tác động nhỏ đối
với các nhóm theo từng nội dung đánh giá trên trên. Trong quá trình học sinh làm giáo
viên có những lời nói nhắc nhở, động viên khích lệ các nhóm và động viên các học sinh
yếu.
-Cho các nhóm thi đua làm và treo kết quả ở bảng lớp. Nhóm nào làm xong trước thì
có thể suy nghĩ làm thêm bài 5b (giảm tải)
-Tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau theo các mức độ: đúng, nhanh,
đẹp để xếp thứ tự các nhóm. Lần lượt đánh giá từng bài, qua mỗi bài giáo viết và học sinh
cùng chốt lại và khắc sâu kiên thức: làm cách nào để tính được kết quả như vậy? Em đã
vận dụng các tính chất nào, quy tắc nào để tính?
Lưu ý: bài 4 có thể có nhiều cách làm khác nhau, giáo viên phải biểu dương tất cả
các cách làm đúng của học sinh.
-Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả và khắc sâu kiến thức qua mỗi bài
Bài 2:
a, 95 + 11 x 206
b, 95 x 11 + 206
Củng cố cách tính giá trị biểu thức và nhân nhẩm với 11
13
c, 95 x 11 x 206
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 + 18) = 142 x 30 =4 260
Củng cố tính chất nhân một số với một tổng
b, 49 x 365 – 39 x 365 = 365 x (49 – 39) = 365 x 10 = 3650
Củng cố tính chất nhân một số với một hiệu
c, 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18 = 100 x 18 =1800
Củng cố tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 4:
Giáo viên gợi ý: có thể tính bằng nhiều cách khác nhau, vận dụng phối hợp các tính
chất ở trên để làm. Lưu ý học sinh thêm cách đặt và viết lời giải, đơn vị đo và đáp số.
-Tìm số bóng đèn của mỗi phòng rồi nhân với số phòng, nhân với số tiền mỗi bóng
để tìm tổng số tiền.
-Tìm số tiền mua bóng của mỗi phòng rồi nhân với số phòng để tìm tổng số tiền.
Bài 5a, Gọi thêm học sinh yếu ở mỗi nhóm nêu cách làm. Giáo viên khăc sâu quy
tắc tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 5b, Nếu có thời gian thì cho học sinh nêu và chữa bài ở bảng, nếu không còn
thời gian thì giáo viên gợi ý: khi gấp chiều dài lên 2 lần thì được hình CN mới có chiều
dài là a x 2. Sau đó so sánh: a x b và a x 2 x b. Từ đó rút ra diện tích hình chữ nhật sẻ gấp
2 lần.
Củng cố thêm cho học sinh: trong một tích, khi ta gấp một thừa số lên bao nhiêu lần
thì tích đó cũng gấp len bấy nhiêu lần.
VI. HIỆU QUẢ VÀ TÁC DỤNG :
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã tìm tòi suy nghĩ trong quá
trình dạy học nhằm giúp học sinh học tốt các bài Luyện tập. Đồng thời hình thành cho các
em luôn có suy nghĩ nhằm củng cố, phát triển các bài toán, các kiến thức đã học. Việc vận
dụng đề tài vào công tác ở trường đã được kiểm nghiệm qua các năm học vừa qua. Qua
việc triển khai đề tài không những rèn luyện được năng lực giải toán mà còn giúp các em
có được khả năng nhạy bén trong tư duy và luôn đặt mình vào ý thức muốn tìm hiểu,
khám phá. Đó chính là điều mà người giáo viên luôn tâm đắc và là cái đích trong quá
trình dạy học của mình.
14
Tôi đã chọn 2 lớp có chất lượng đầu năm tương đương ở mỗi khối để áp dụng và đối
chứng thực nghiệm ( Lớp in đậm là lớp được áp dụng biện pháp, lớp không in đậm là lớp
đối chứng). Qua khảo sát chất lượng học sinh, kết quả được thể hiện như sau:
Năm
học
2012 2013
20132014
Số
Lớp
học
2A
2B
3B
3C
4A
4B
5A
5C
2B
2C
3A
3B
4B
4C
5A
5B
sinh
25
25
20
20
25
25
20
20
20
20
25
25
20
20
25
25
Học sinh làm được các bài luyện tập
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4
7
3
6
4
8
3
6
3
6
4
8
3
7
4
9
16.0
28.0
15.0
30.0
16.0
32.0
15.0
30.0
15.0
30.0
16.0
32.0
15.0
35.0
16.0
36.0
7
10
6
8
8
10
5
8
6
8
7
11
6
8
8
10
28.0
40.0
30.0
40.0
32.0
40.0
25.0
40.0
30.0
40.0
28.0
44.0
30.0
40.0
32.0
40.0
11
8
9
6
11
7
10
6
9
6
11
6
9
5
11
6
44.0
32.0
45.0
30.0
44.0
28.0
50.0
30.0
45.0
30.0
44.0
24.0
45.0
25.0
44.0
24.0
3
0
2
0
2
0
2
0
2
0
3
0
2
0
2
0
12.0
0.0
10.0
0.0
8.0
0.0
10.0
0.0
10.0
0.0
12.0
0.0
10.0
0.0
8.0
0.0
PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ về “Dạy các bài Luyện tập môn Toán” được vận
dụng vào một số ví dụ cụ thể minh hoạ mà bản thân tôi thực hiện trong quá trình giảng
dạy.
Khi dạy bài luyện tập hãy cần lưu ý:
- Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách
suy nghĩ giải toán.
- Không nên bắt buộc học sinh làm quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn
một số bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức và phát triển các năng lực tư duy
cần thiết trong giải Toán.
15
- Trong tiết luyện tập có thể có bài giải chi tiết, có bài giải vắn tắt hoặc chỉ giải miệng.
- Dành thời gian thích hợp để học sinh suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra cách giải bài
toán và để các em hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khoá bài giải.
2. Kiến nghị:
*Đối với giáo viên
- Xác định chính xác mục tiêu bài dạy, lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học linh
hoạt phù hợp với nội dung từng bài tập để tạo ra sự say mê hứng thú học tập của học sinh.
- Nghiên cứu kỹ hệ thống bài tập, phân loại bài tập phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
- Tạo cho học sinh cơ hội khám phá cách giải mới.
- Tổ chức hoạt động bằng các hình thức phù hợp, luôn thay đổi linh hoạt để tránh
nhàm chán.
- Tác động đầy đủ và phù hợp đến tất cả các đối tượng học sinh , làm cho học sinh
suy nghĩ nhiều hơn. Và ai cũng có việc để làm.
* Đối với tổ CM, nhà trường
- Tổ chức dạy thao giảng là những bài luyện tập Toán để đúc rút kinh nghiệm;
- Có nhiều chuyên đề về các tiết toán luyện tập.
Trên đây là một trong những biện pháp dạy học các bài luyện tập môn toán mà tôi
đã vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng
nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng, tôi thấy kinh nghiệm này đã có giá trị thực
tiễn, có thể áp dụng được vào quá trình dạy học một cách có hiệu quả. Những nghiên cứu,
tìm tòi và thể nghiệm đó mới chỉ là bước đầu, bản thân tôi sẽ còn tiếp tục nghiên cứu đề
tài này sâu hơn với những đối tượng học sinh trong những năm học tiếp theo. Từ đó có
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học toán ở trường Tiểu học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót.
Kính mong hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp góp ý, bổ sung cho bản
kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng hơn.
16
17