Sử dụng hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4,5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
SỬ DỤNG HÌNH THỨC ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC
PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN KIỂU BÀI ĐÃ NGHE,
ĐÃ ĐỌCCHO HỌC SINH LỚP 4, 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT
HÀ NỘI, 2016
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn
cô giáo Vũ Thị Tuyết - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
chúng em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Ban Chủ nhiệm
Khoa Giáo dục Tiểu học, Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. Cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học
sinh Trường Tiểu học Trưng Nhị, Trường Tiểu học Xuân Hòa - Thị xã Phúc
Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc trong suốt quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực
tế và thực nghiệm khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K38D - GDTH đã tạo
điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Thị Vân Anh
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
GV
:
Giáo viên
HS
:
Học sinh
HSTH
:
Học sinh Tiểu học
SGK
:
Sách giáo khoa
NXB
:
Nhà xuất bản
PP
:
Phương pháp
PPDH
:
Phương pháp dạy học
HTDH
:
Hình thức dạy học
tr
:
trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 6
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.1.1. Lý luận của việc dạy học kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc trong dạy
học phân môn kể chuyện lớp 4, 5 ..................................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm kể chuyện............................................................................ 6
1.1.1.2. Các kiểu bài kể chuyện trong phân môn kể chuyện ............................ 7
1.1.2. Dạy học kể chuyện lớp 4, 5 ..................................................................... 8
1.1.2.1.Chương trình dạy kể chuyện lớp 4, 5 .................................................... 8
1.1.2.2. Vai trò của dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4, 5 .......................... 9
1.1.2.3. Đặc điểm của kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4, 5 ............... 11
1.1.3. Hình thức đóng vai ................................................................................ 12
1.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 12
1.1.3.2. Đặc điểm của hình thức đóng vai....................................................... 14
1.1.3.3. Ưu thế của việc sử dụng hình thức đóng vai trong phân môn kể
chuyện ...................................................................................................... 15
1.1.4. Đặc điểm của HSTH lớp 4, 5 ................................................................ 16
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý của học sinh lớp 4, 5 .............................................. 16
1.1.4.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4, 5 ............................................... 17
1.1.4.2.1.Đặc điểm quá trình nhận thức học sinh lớp 4, 5 .............................. 17
1.1.4.2.2. Nhân cách của học sinh tiểu học lớp 4, 5........................................ 21
1.1.5. Sự phù hợp giữa hình thức đóng vai và phân môn kể chuyện kiểu bài đã
nghe, đã đọc lớp 4, 5 ....................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn để tìm hiểu về đặc điểm, vai trò, thực trạng của việc sử
dụng hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện kiểu bài đã nghe,
đã đọc cho học sinh lớp 4, 5 ............................................................................ 25
1.2.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 25
1.2.2. Nội dung điều tra ................................................................................... 25
1.2.3. Phương pháp điều tra ............................................................................ 26
1.2.4. Kết quả .................................................................................................. 26
1.2.4.1. Thực trạng việc dạy học sử dụng hình thức đóng vai kiểu bài đã nghe,
đã đọc cho học sinh tiểu học ........................................................................... 26
1.2.4.2. Hiểu biết của giáo viên về việc sử dụng hình thức đóng vai trong phân
môn kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4, 5 ...................... 27
1.2.4.3. Thực trạng sử dụng hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể
chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4, 5 ................................... 28
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BÀI HỌC KỂ CHUYỆN SỬ DỤNG HÌNH THỨC
ĐÓNG VAI KIỂU BÀI ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ..... 31
2.1. Nguyên tắc thiết kế bài học kể chuyện sử dụng hình thức đóng vai kiểu
bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4, 5 ....................................................... 31
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 31
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của người học .................. 32
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình tiều học .............. 33
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự hỗ trợ phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá
trình dạy học .................................................................................................... 33
2.2. Quy trình thiết kế bài học kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học
sinh lớp 4, 5 ..................................................................................................... 34
2.3. Quy trình vận dụng việc sử dụng hình thức đóng vai vào dạy học phân
môn kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4, 5 ...................... 35
2.4. Ví dụ minh họa ......................................................................................... 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục là một trong những vấn đề quan
trọng của nền giáo dục hiện nay. Một trong những nội dung đang được quan
tâm và có những bước tiến mạnh mẽ đó là đổi mới phương pháp dạy học
trong nhà trường phổ thông nói chung và trong trường tiểu học nói riêng
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Đối với việc đổi mới
phương pháp dạy học, từ người dạy là trung tâm chuyển sang lấy người học là
trung tâm của quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của người học. Điều
này có nghĩa là người học phải được tham gia một cách tích cực trong quá
trình dạy học. Học sinh chính là người trực tiếp tham gia các hoạt động và có
cơ hội trải nghiệm. Bởi lẽ, theo đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ
thông giai đoạn 2015, đổi mới phương pháp dạy học - lấy người học là trung
tâm của quá trình dạy học là phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh; giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, cộng tác để các em được
tham gia và hoạt động nhiều hơn.
Kể chuyện là một trong những phân môn đóng vai trò quan trọng trong
môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Kể chuyện giúp học sinh phát triển ngôn ngữ,
nhận thức và giao tiếp, góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách
sau này cho trẻ, đặc biệt là kể chuyện ở lớp 4, 5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc là
một trong những mảng lớn của phân môn kể chuyện lớp 4, 5, có ý nghĩa trong
việc phát triển tư duy, các kĩ năng cơ bản, cũng như các phẩm chất tích cực ở
học sinh tiểu học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình
thành nhân cách cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học.
Sử dụng hình thức đóng vai là một trong những nội dung độc đáo trong
hình thức kể chuyện đã nghe, đã đọc ở phân môn kể chuyện lớp 4, 5. Với hình
thức này, học sinh khi học phân môn kể chuyện sẽ được tham gia hoạt động
1
nhiều hơn, phát huy được tính tích cực ở học sinh, từ đó giúp các em nắm
vững bài học hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất
lượng dạy học mà còn có ý nghĩa trong việc phát huy năng lực, tố chất của cả
học sinh và giáo viên.
Vấn đề sử dụng hình thức đóng vai trong phân môn kể chuyện kiểu bài
đã nghe, đã đọc hiện nay được giáo viên rất quan tâm và đang được sử dụng
khá phong phú trong các bài dạy. Tuy nhiên việc sử dụng hình thức đóng vai
vẫn chưa được áp dụng và sử dụng một cách hiệu quả.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng
hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã
đọc cho học sinh lớp 4,5” nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc
dạy học phân môn kể chuyện lớp 4, 5, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dạy và học môn Tiếng Việt là một nhiệm vụ khó khăn mà không phải
bất kì nhà giáo dục nào cũng có thể làm được. Kể chuyện là một phân môn
của Tiếng Việt, do đó việc dạy tốt phân môn này cũng góp phần thực hiện
mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt đề ra. Đặc biệt để dạy tốt kiểu bài “đã nghe,
đã đọc” sử dụng, áp dụng một hình thức độc đáo là đóng vai, người giáo viên
cần có những hiểu biết nhất định về môn học cũng như các phương pháp để
dạy học phù hợp. Đã có rất nhiều tài liệu giáo dục nghiên cứu và chỉ ra vai
trò, tầm quan trọng của việc dạy kể chuyện nói chung và dạy kể chuyện kiểu
bài đã nghe, đã đọc nói riêng, phương pháp, hình thức dạy kể chuyện. Tuy
nhiên các tài liệu đó còn mang tính chất chung, chưa chỉ rõ vấn đề cũng như
áp dụng vào thực tiễn.
Trong đề tài này, tôi đã sưu tầm, tổng hợp và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các công trình sau đây:
2
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (tài liệu đào tạo GV2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học. Cuốn sách
đã cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK và
phương pháp dạy học theo chương trình mới. Cuốn sách đã trình bày một
cách chi tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng
phân môn Tiếng Việt. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được một số phương
pháp dạy học tích cực theo phương pháp đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng
dạy học, sử dụng máy chiếu,… nhằm mục đích phục vụ cho quá trình dạy học có thể đạt hiệu quả cao nhất.
- Trong quyển Dạy Kể chuyện ở Tiểu học, tác giả Huy Chu đã đề cập
đến khá rõ đến từng thể loại truyện và hướng dẫn HS tỉ mỉ về kể các câu
chuyện, các biện pháp hướng dẫn HS kể chuyện. Đây là cuốn cẩm nang phong
phú dành cho nhiều GV. Các biện pháp dạy học đối với kiểu bài đã nghe, đã đọc
rất phù hợp để so sánh, đối chiếu với hình thức mới như đóng vai.
- Bài viết Về kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trong sách giáo khoa
Tiếng Việt 4 (Tạp chí giáo dục số 124 tháng 10/2005) của PGS.TS Hoàng Hòa
Bình đã cho biết thế nào là kiểu bài dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc, yêu cầu
đảm bảo thành công giờ học.
- Một số tài liệu nói về việc sử dụng hình thức đóng vai của một số tác
giả như Phan Trọng Ngọ, Hoàng Phê,…
- Một số tài liệu trình bày quy trình dạy học kể chuyện nói chung và
kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc nói riêng.
- Khóa luận tốt nghiệp đại học của Dương Thị Trang “Dạy học kiểu bài
“nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” cho học sinh lớp 4,
người hướng dẫn Phạm Thị Hòa.
Kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên,
chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đề tài: “Sử dụng hình thức
3
đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc cho
học sinh lớp 4,5”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện
kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4, 5.
- Thiết kế một số bài kể chuyện đã nghe, đã đọc sử dụng hình thức
đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 4, 5.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện
kiểu bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4, 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ở trường:
+ Tiểu học Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
+ Tiểu học Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của việc dạy học kể chuyện đã nghe, đã đọc trong dạy
học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 4, 5.
- Thực tiễn của việc dạy học kể chuyện đã nghe, đã đọc trong dạy học
phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 4, 5.
- Thực tiễn của việc dạy học kể chuyện bằng hình thức đóng vai.
- Thiết kế một số bài kể chuyện đã nghe, đã đọc sử dụng hình thức
đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 4, 5.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm.
4
- Phương pháp điều tra.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận có cấu trúc hai chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2. Thiết kế bài học kể chuyện sử dụng hình thức đóng vai kiểu
bài đã nghe, đã đọc cho học sinh lớp 4,5.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận của việc dạy học kể chuyện kiểu bài đã nghe, đã đọc trong
dạy học phân môn kể chuyện lớp 4, 5
1.1.1.1. Khái niệm kể chuyện
Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân
chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi
ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
+ Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình,
loại hình kịch) còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
+ Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
+ Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
+ Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học. Ở
phạm trù ngữ nghĩa, văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết.
Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc
trưng cơ bản của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn
biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng. Kể chuyện là một
phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức
diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người ta cũng xen kẽ
phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể chuyện thường
được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng
chế, quá trình phản ứng hóa học... Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải
được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy
tắc nhất định. Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên
nó trở thành loại hình cần được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn
6
miêu tả, văn nghị luận. Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học
trường phổ thông. Có người hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân
gian, kể chuyện cổ tích. Thực ra không hẳn như vậy, kể chuyện ở đây bao
gồm việc kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại,
nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con
người. “Sở dĩ có thể xác định “kể chuyện” là một thuật ngữ vì nó có một kết
cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định.
Lâu nay, thuật ngữ “kể chuyện” vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu
chuyện bằng lời, kể cả câu chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trên sách
báo”. [ 5, tr11]
Trong phạm vi đề tài này, kể chuyện chính là tên gọi của một phân môn
Tiếng Việt ở Tiểu học. Có thể hiểu đơn giản kể chuyện nhằm mục đích phát
triển lời nói cho HS, bồi dưỡng cho các em những cảm xúc thẩm mĩ lành
mạnh, cung cấp những kiến thức về vốn sống và văn học có tác dụng giáo
dục. Hoạt động kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện với một
chuỗi các sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật bằng
lời kể một cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và có sự phối hợp diễn xuất
qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể một cách tự nhiên nhằm truyền cảm
đến người nghe.
1.1.1.2. Các kiểu bài kể chuyện trong phân môn kể chuyện
Kể chuyện là một trong những phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng
Việt ở Tiểu học. Sự đa dạng của các câu chuyện kể cũng như sự phong phú về
nội dung của những câu chuyện đó mà phân môn kể chuyện cũng được chia
ra làm ba kiểu bài:
- Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp
- Kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc
- Kiểu bài kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
7
1.1.2. Dạy học kể chuyện lớp 4, 5
1.1.2.1.Chương trình dạy kể chuyện lớp 4, 5
Chương trình dạy kể chuyện lớp 4, 5 cũng như yêu cầu của chương
trình dạy học kể chuyện ở Tiểu học là chủ yếu rèn luyện kĩ năng nghe, nói
cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng nói. Cụ thể ở lớp 4,5 yêu cầu rèn các kĩ năng
nói, nghe, đọc, tập kể lại các câu chuyện đã nghe các thầy cô kể trên lớp hoặc
được nghe, được đọc, được chứng kiến, tham gia trong đời sống hằng ngày
phù hợp với chủ điểm các em đang học.
Số tiết học kể chuyện của lớp 4, 5 là học mỗi tuần một tiết, học ba kiểu
bài: kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp, kiểu bài kể lại câu
chuyện đã nghe, đã đọc, kiểu bài kể lại câu chuyện được chứng kiến, tham gia.
Nội dung chương trình dạy kể chuyện lớp 4,5
- Đối với kiểu bài nghe thầy cô kể trên lớp, yêu cầu học sinh kể lại mục
đích của kiểu bài này là rèn kĩ năng nghe cho học sinh. Ở nhiều bài có thêm
điểm tựa để nhớ chuyện đó là tính minh họa có gợi ý dưới tranh.
+ Lớp 4: Sự tích hồ Ba Bể, Lời ước dưới trăng, Một nhà thơ chân
chính, Bàn chân kì diệu, Búp bê của ai, Một phát minh nho nhỏ, Bác đánh cá
và gã hung thần, Con vịt xấu xí, Những chú bé không chết, Đôi cánh của ngựa
trắng, Khát vọng sống.
+ Lớp 5: Lý Tự Trọng, Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai, Cây cỏ nước Nam,
Người đi săn và con nai, Pasitơ và em bé, Chiếc đồng hồ, Ông Nguyễn Đăng
Khoa, Vì muôn dân, Lớp trưởng lớp tôi, Nhà vô địch.
- Đối với kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể
chuyện, yêu cầu học sinh phải sưu tầm sách báo hoặc trong đời sống hàng
ngày để kể lại. Kiểu bài này được dùng cả trong giờ tập làm văn. Mục đích
của kiểu bài này là rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Ngoài ra còn có mục
đích kích thích học sinh ham đọc sách.
8
+ Lớp 4: Đọc bài thơ nàng tiên Ốc và kể lại, kể lại một câu chuyện về
lòng nhân hậu, kể về một câu chuyện về tính trung thực, kể lại câu chuyện về
lòng tự trọng, kể lại một câu chuyện về những ước mơ cao đẹp hoặc những
ước mơ viển vông phi lí, kể lại câu chuyện về một người có nghị lực, kể lại
một câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em, hoặc những con vật
gần gũi với trẻ em, kể lại một câu chuyện về một người có tài, kể lại một câu
chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu,
giữa cái thiện với cái ác, kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm, kể lại một
câu chuyện về du lịch hay thám hiểm, kể lại một câu chuyện về tinh thần lạc
quan yêu đời.
+ Lớp 5: Kể lại một câu chuyện về các anh hùng danh nhân của nước
ta, kể lại một câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh, kể lại một câu
chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, kể lại một câu chuyện
có nội dung bảo vệ môi trường, kể lại một câu chuyện nói về những người đã
góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân, kể lại
một câu chuyện về những người biết sống đẹp biết mang lại niềm vui hạnh
phúc cho người xung quanh, kể lại một câu chuyện về những tấm gương sống
và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh, kể lại một câu chuyện về
những người đã góp sức mình bảo vệ an ninh trật tự, kể lại một câu chuyện về
truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, kể lại
một câu chuyện về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài, kể lại một câu
chuyện nói về gia đình nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
1.1.2.2. Vai trò của dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4, 5
- Phân môn Kể chuyện được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc của
bộ môn Tiếng Việt, sở dĩ như vậy là vì kể chuyện có vai trò đặc biệt trong dạy
học tiếng mẹ đẻ, vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt
động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời
9
sống và tạo điều kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng Tiếng
Việt như: Nghe, nói, đọc, viết trong hoạt động giao tiếp.
- Khi nghe thầy giáo kể chuyện, HS đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở
dạng lời nói có âm thanh. Khi HS kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay
sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói. Vì truyện là một tác phẩm
văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của tác phẩm văn học. Truyện có
khả năng bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống, về con
người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo nàn đi biết mấy nếu không có
môn học.
- Kể chuyện trong trường học. Phân môn kể chuyện có liên quan đến
nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại
những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn HS.
- Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này
bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà phân môn Kể chuyện sử dụng, đó là
tác phẩm văn học nghệ thuật GV dùng để kể trong lớp. Các tác phẩm văn học
có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ em, đem lại những cảm xúc
thẩm mĩ lành mạnh.
- Phân môn Kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn
sống cho trẻ em. Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn
học. Suốt 5 năm ở bậc Tiểu học, HS được nghe và tham gia kể hàng trăm câu
chuyện với đủ thể loại, gồm tác phẩm có giá trị của Việt Nam và Thế giới, từ
truyện cổ tích đến hiện đại. Do đó vốn Văn học và Ngôn ngữ của HS được tích
luỹ dần. Đây là những hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình.
- Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng
cho các em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước mắt
các em. Các em gặp trong đó từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên,
từ cách phục trang đến kiến trúc nhà ở, và đặc biệt là cách cư xử của con
10
người trong muôn vàn trường hợp khác nhau.... Nói cách khác, các truyện kể đã
làm tăng thêm cho HS vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay.
- Các truyện kể còn chắp cánh cho trí tưởng tượng của HS bay bổng.
Cùng với lí tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ
cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống.
- Phân môn Kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triền các kĩ năng
tiếng Việt cho học sinh. Phân môn này phát triển kĩ năng nói cho HS. Giờ kể
chuyện các em dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện trước đám
đông. Việc kể lại câu chuyện trước đám đông rèn cho các em khả năng tự tin,
mạnh dạn trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, các kĩ
năng: Nghe, đọc, kĩ năng ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại
chuyện đã nghe, đã đọc.
1.1.2.3. Đặc điểm của kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4, 5
- Trong tiết học này các em phải kể lại câu chuyện trong sách báo hoặc
trong đời sống hàng ngày. Trong chương trình cũ, kiểu bài này nằm trong
phân môn Tập làm văn, nay được chuyển sang phân môn Kể chuyện để thực
sự rèn khả năng nói cho HS.
- GV không phải kể cho HS nghe mà chỉ nghe HS kể chuyện hay
hướng dẫn các em trao đổi vắn tắt về cách kể chuyện và ý nghĩa câu chuyện.
- Giờ kể chuyện ở tiết này thực sự dành cho HS làm chủ. GV chỉ có vai
trò điều hành, hướng dẫn nhận xét nhưng thực sự lại khó với GV bởi vì nhiều
tình huống bất ngờ xảy ra, nhiều khi khó thành công.
- Đặc điểm về cấu trúc của bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trong SGK
Tiếng Việt 4 - 5.
+ Bài học này thường được nằm ở tiết kể chuyện thứ 2 trong một chủ
điểm học tập.
11
+ Đề bài với nội dung là những câu chuyện mà HS phải tự sưu tầm
trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe ai đó kể).
+ Nội dung yêu cầu của đề bài kể chuyện đã nghe, đã đọc thường bám
sát vào chủ điểm của đơn vị mà học sinh đang học. Chẳng hạn ở Tiếng Việt 5,
tuần 5, trong chủ điểm “Cánh chim hoà bình” thì các em kể chuyện theo đề
bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống
chiến tranh.
+ Để giúp cho HS dễ thực hiện đề bài, SGK sau mỗi đề bài thường đưa
ra từ 2 đến 4 gợi ý. Cụ thể là:
* Gợi ý 1: Nội dung
* Gợi ý 2: Nguồn tìm truyện
* Gợi ý 3: Hướng dẫn cách kể chuyện
* Gợi ý 4: Thảo luận
1.1.3. Hình thức đóng vai
1.1.3.1. Khái niệm
W. Shakespare nói “Toàn thế giới là nhà hát. Trong nhà hát có đàn ông,
đàn bà. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối vào sân
khấu của mình” [7, tr20]. Nói như Shakespare có thể hiểu là trong xã hội, mỗi
cá nhân hay tập thể đều có vai trò nhất định, giống như các diễn viên trên sân
khấu, nhưng các diễn viên trên sân khấu thì nhập vai, hóa thân thành người
khác, sống với vai diễn của mình còn trong sân khấu cuộc đời và sân khấu xã
hội, mỗi người tự thể hiện chính mình với những vị trí, vai trò khác nhau.
Đóng vai, theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê là “Thể hiện nhân vật
trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng hành động, nói năng như thật”.
Đóng vai mà thông dụng nhất, phổ biến nhất là đóng kịch đã được sử dụng trong
lớp học và cho thấy hiệu quả đạt được rất cao nếu có sự chuẩn bị chu đáo.
12
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ, “Phương pháp đóng kịch trong dạy học
là GV cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo các vai diễn.
Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như
các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản” [8, tr18].
Theo Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là PPDH, trong đó GV tổ chức
quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó
nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập” [ 9,tr 22].
Cũng có thể hiểu đóng vai là một trò chơi - trò chơi đóng vai, trong đó
GV đảm nhiệm phần kịch bản, là đạo diễn còn HS sẽ thể hiện các vai diễn đã
có trong kịch bản. Bằng việc nhập vai vào các nhân vật, người học sẽ chủ
động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt
hoạt động đóng vai. Hoạt động trực tiếp trong suốt quá trình đóng vai không
chỉ giúp người học khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn mà thông qua đó người
học còn có cơ hội hình thành kinh nghiệm cá nhân và cũng có cơ hội để phản
ánh dựa trên kinh nghiệm này.
Theo các định nghĩa trên thì HTĐV được vận dụng chủ yếu ở việc GV
xây dựng kịch bản và HS là người thực hiện kịch bản thông qua việc “diễn”
các vai có sẵn trong kịch bản. Bên cạnh đó cũng có cách hiểu khác về HTĐV
khi HS đảm nhận vai trò sáng tạo kịch bản để giải quyết tình huống mở do
GV đưa ra.
Dạy học kể chuyện ở Tiểu học có thể sử dụng nhiều những phương
pháp, hình thức khác nhau như: Trò chơi, giảng giải, thảo luận,... Tuy nhiên,
việc sử dụng hình thức đóng vai trong dạy học phân môn kể chuyện đặc biệt
là kiểu bài đã nghe, đã đọc chiếm ưu thế và có vai trò quan trọng. Đây là một
hình thức mới, mang lại cho HS sự hứng thú, đem đến những trải nghiệm mới
lạ trong giờ học kể chuyện.
13
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng khái niệm
HTĐV sau: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử”
một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương
pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn”
không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo
luận sau phần diễn ấy.
1.1.3.2. Đặc điểm của hình thức đóng vai
- Cảm xúc tức thời qua tình huống cụ thể
Đóng vai là “diễn” lại, tái hiện lại một nhân vật thông qua một kịch bản
có sẵn, một tình huống cụ thể. Ở tình huống hoặc kịch bản đó, chúng ta hóa
thân vào nhân vật đã được định sẵn, tái hiện lại toàn bộ những hành động của
nhân vật, những sự việc diễn ra xung quanh nhân vật đó. Với việc hóa thân
này, người diễn viên sẽ có được những cảm xúc cụ thể nhất, đúng lúc nhất mà
nhân vật đang mang trong mình. Cảm xúc, thái độ đối với một việc nào đó
phải do hoàn cảnh cụ thể mang lại. Tại hoàn cảnh đó, thời điểm đó con người
như được hóa thân một cách hoàn toàn vào nhân vật, là một phần của nhân
vật. Vì thế mà cảm xúc sẽ được biểu diễn một cách tự nhiên nhất mà không hề
bị gò bó.
- Tái hiện nhân vật
Bởi đóng vai là việc “thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay
màn ảnh” vì vậy những hành động, lời nói của nhân vật phải như thật. Nhân
vật trong đóng vai là nhân vật có sẵn trong kịch bản, người thể hiện cần đứng
đúng vị trí, làm đúng vai trò của mình.
- Thể hiện nhân vật
Trong đóng vai, sau khi nắm bắt được vai trò, vị trí của nhân vật cần
thể hiện, các diễn viên trên sân khấu phải nhập vai, hóa thân thành nhân vật
14