Tác hại của bao bì ni lông

  • doc
  • 3 trang
Tác hại của bao bì ni lông
Người trình bày: Lê Hoàng Kim

(Trình chiếu File 1)
Kính thưa các thầy, cô giáo !
Thưa tất cả các bạn !
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông một cách lạm dụng
đang dần hủy hoại ngôi nhà xanh của chúng ta. Ô nhiễm môi trường là ảnh
hưởng đầu tiên mà nó gây nên. (Trình chiếu File 2) Hiện nay, chỉ tính
riêng ở Việt Nam mỗi ngày cũng đã thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một
phần được thu gom còn chín phần bị vứt rác bừa bãi khắp nơi công cộng,
ao hồ, sông ngòi… Điều này là nguyên nhân làm cho những nguồn nước ở
địa phương, biển hay không khí bị ô nhiễm và cảnh quan bị phá hại nặng
nề. Nếu cứ tiếp tục thì con người chắc chắn sẽ diệt vong bởi nước là
nguồn tài nguyên chiếm ¾ diện tích trái đất và chúng ta không thể sống
nếu thiếu nước hoặc không khí.
Điều quan trọng là bao bì ni lông được làm từ nhựa Pla-xtic (Trình
chiếu File 3): Chất dẻo gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp
gồm các phân tử lớn gọi là Pô-li-me. Bao bì ni lông chủ yếu được sản xuất
từ hạt PE ( pô-li-ê-ti-len ), PP ( pô-li-prô-pi-len ) và nhựa tái chế. Rác ni
lông như các loại nhựa khác có một đặc tính không tự phân hủy.
(Trình chiếu File 4) Để phân huỷ một chiếc túi nilon
được chôn trong đất phải mất đến 500 đến 1000 năm.
Đồng thời, trong quá trình phân huỷ, túi nilon sản sinh ra
rất nhiều chất độc hại
(Trình chiếu File 5) Ni lông lẫn vào đất làm đất bạc
màu, không tơi xốp và cản trở quá trình sinh trưởng của
các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của
cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi, làm
tăng khả năng thiên tai.
(Trình chiếu File 6) Chưa hết, túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh,
kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và gây nên ngập úng.
(Trình chiếu File 7) Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh
ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng từ đất
và nước bị ô nhiễm bởi túi ni lông sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới
sức khoẻ con người.

1

(Trình chiếu File 8) Bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, xuống biển
làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn
phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
(Trình chiếu File 9) Để sản xuất các loại túi nilon với
nhiều đặc điểm thuận lợi: mềm, dẻo, mỏng, cần cho thêm
vào nhiều chất phụ gia đi kèm trong đó có một số chất gây
độc hại cho người sử dụng. Các bao bì ni lông được nhuộm
màu thường chứa rất nhiều các kim loại nặng như chì,
cadimi,...Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa
tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn
thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây
độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp
xúc với nó.
(Trình chiếu File 10, 11) Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các
thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các
chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc
cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa
tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
(Trình chiếu File 12) Nguy hiểm nhất là khi đốt chất
thải túi ni lông, nó sẽ tạo ra khí đi-ô-xin rất độc, chỉ cần
nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm, và Fura gây ngộ
độc, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết,
giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung
thư và dị tật bẩm sinh cho trẻ em… và đặc biệt một số túi
ni lông có lưu huỳnh (S) và dầu hỏa khi đốt cháy gặp hơi
nước tạo thành a xít Sun-fu-ríc (H2SO4) dưới dạng cơn mưa
a xít rất có hại cho phổi.
(Trình chiếu File 13) Bao bì ni lông còn góp phần gây nên hiện
tượng nóng lên trái đất mà cả thế giới đang quan tâm ngay từ khâu sản
xuất bởi vì việc sản xuất túi ni lông, sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu
mỏ, khí đốt và chất phụ gia như chất hóa dẻo, kim loại, màu phẩm –
những chất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Hơn hết, trong quá trình
sản xuất nó sẽ tạo ra khí cacbonic CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc
đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra rác đựng trong túi ni
lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất
NH3 , CH4, H2S (hi đrô sun fua) là các chất độc. Khi chất
độc trong túi ni lông bị đốt thải ra khí các bon (C) sẽ làm
2

thủng tầng ô zôn. Ta có thể thấy túi ni lông gây ảnh hưởng
đến con người, không khí trên trái đất.
(Trình chiếu File 14) Bên cạnh đó việc xả rác ni lông bừa bãi
còn làm mất mỹ quan đường phố, làng quê.
Hãy nhìn xem, tuy chúng ta chỉ mất vài nghìn đồng để mua một xấp
túi lông, thật là rẻ nhưng cái giá mà chúng ta phải trả quá đắt, thậm chí là
cả mạng sống nên trước khi quá muộn hãy dừng ngay việc sử dụng túi ni
lông lại.
Phần trình bày của em đến đây là hết, em xin cám ơn mọi người đã
chú ý lắng nghe!

3