Tạo hứng thú học tập tiếng anh qua các bài chant, song cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học hải lựu

  • doc
  • 20 trang
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với mỗi chúng ta trong thời
kì công nghiệp hóa- hiện đại hoá đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Nó được ví
như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi
trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn
thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải
nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại
công nghệ thông tin.
Hiện nay giáo dục tiểu học đang hướng tới giáo dục toàn diện cho học sinh
nhằm phát triển nhân cách con người đáp ứng với nhu cầu của thời đại. Trong
các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình
thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ
môn tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu
biết xã hội cho học sinh. Bởi vậy việc đưa bộ môn tiếng Anh vào dạy trong
chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho
các em nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển
cho các em sau này.
Mà hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những vấn
đề cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn Tiếng Anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so
với các môn học khác ở nhà trường nói chung và trường tiểu học Hải Lựu nói
riêng, nhưng nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Nó là người
hướng đạo đưa ta tới với thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh
hội những tinh hoa nhân loại.
Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm
quen với bộ môn tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường
phổ thông. Và học sinh ở cấp tiểu học các em cũng dần được làm quen với môn
Tiếng Anh từ khối lớp 1, 2, 3, 4 và 5. Các em cũng được học bốn kĩ năng đó là:
nghe, nói, đọc và viết. Trong số đó thì kĩ năng nghe và nói là học sinh còn gặp
nhiều khó khăn hơn cả. Ngoài ra mục đích của học tiếng Anh là các em có thể
nghe hiểu và giao tiếp tự nhiên với mọi người từ các đất nước khác nhau trên thế
giới. Tuy nhiên học sinh tiểu học nói chung và học sinh tại trường tiểu học Hải
1

Lựu nói riêng đa phần còn thụ động và khá nhút nhát, các em thường ngại giao
tiếp hay nói cách khác là xấu hổ khi nói trước bạn bè hoặc đám đông. Các em
cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội những kiến thức mà giáo viên
truyền tải.
Ngày nay để giúp học sinh có thể nhớ bài tốt hơn với từ mới, ngữ pháp, cách
phát âm và giúp học sinh có hứng thú hơn với bộ môn Tiếng Anh, nhà xuất bản
đã thêm vào đó những bài chant, song. Chính những bài chant, song đã tạo hứng
thú học tập cho các em rất nhiều.
Âm nhạc từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng
ta. Với trẻ em cũng vậy, âm nhạc giống như một thứ ngôn ngữ của tâm hồn. Âm
nhạc kích thích lên não phải giúp cho việc học tập của trẻ nhanh hơn, hiệu quả
hơn. Học âm nhạc vì vậy là một phần không thể thiếu của một nền giáo dục thực
sự tiến bộ. Và học tiếng Anh qua bài hát luôn là một lựa chọn có nhiều thú vị.
Các bài hát tiếng Anh trẻ em được chọn lọc là một trong những tài liệu cho
việc dạy tiếng Anh trẻ em hiệu quả vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng
cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Các bài hát tiếng Anh
trẻ em sẽ giúp thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu
và cấu trúc câu. Điều quan trọng cần phải chú ý trong quá trình dạy tiếng Anh
cho trẻ em, đó là thu hút sự chú ý nghiêm túc của trẻ.
Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào giao
tiếp hiệu quả. Qua một số năm giảng dạy, tích lũy kinh nghiệm từ bản thân và
đồng nghiệp nên hôm nay chúng tôi mạnh dạn làm đề tài “Tạo hứng thú học tập
Tiếng Anh qua các bài chant, song cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học
Hải Lựu.” nhằm giúp các em có thể nắm bắt kiến thức Tiếng Anh tốt hơn.
2. Tên sáng kiến:
“Tạo hứng thú học tập Tiếng Anh qua các bài chant, song cho học sinh lớp
5 tại Trường Tiểu học Hải Lựu.”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Mai
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô.
- Số điện thoại: 0979508389.
- Email: [email protected].
2

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô.
- Số điện thoại: 0348883002
- Email: [email protected]
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Phạm Thị Mai, Nguyễn Thị Hồng Nhung – Giáo viên môn Tiếng Anh –
Trường tiểu học Hải Lựu - Sông Lô – Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy môn Tiếng Anh đối với học sinh
lớp 5A1, 5A2, 5B1 thuộc khối 5 tại trường Tiểu học Hải Lựu.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 5/9/2019 - Tại trường Tiểu học
Hải Lựu – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Nghiên cứu thực trạng của học sinh khối 5 trường tiểu học Hải Lựu huyện Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc.
a, Thuận lợi:
- Ngày trước môn Tiếng Anh chỉ là môn tự chọn nên còn chưa được chú ý
nhiều nhưng kể từ khi Bộ giáo dục tiến hành đề án ngoại ngữ 2020 thì môn
tiếng Anh đã nâng lên một tầm cao mới. Môn học đã dần được sự quan tâm của
bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục và đặc biệt là ban giám hiệu trường
tiểu học Hải Lựu.
- Ngày nay có rất nhiều các cuộc thi liên quan đến môn tiếng Anh để giúp
các em có cơ hội giao lưu học hỏi như thi IOE, thi violympic, thi hùng biện
Tiếng Anh, ngày hội Tiếng Anh và thi toán Tiếng Anh nên phụ huynh học sinh
cũng khá quan tâm đầu tư cho con em mình.
- Đội ngũ giáo viên tiếng Anh còn trẻ, khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao,
luôn cố gắng để tìm ra những phương pháp dạy mới để thu hút học sinh, giáo
viên có trình độ chuyên môn tốt đều đạt chuẩn B2 chứng chỉ khung năng lực
ngoại ngữ Châu Âu.
3

- Nhà trường luôn tạo điều kiện và sắp xếp dạy đúng đủ số tiết mà bộ quy
định 4 tiết trên tuần với khối 3, 4, 5 và 2 tiết trên tuần với khối 1, 2.
- Chương trình sách giáo khoa có nhiều chủ điểm, nội dung kiến thức phù
hợp với thực tế của học sinh. Ngoài ra sách còn có nhiều tranh ảnh minh họa,
các bài chant, song giúp học sinh dể hiểu bài tạo hứng thú học tập. Và đặc biệt
có ngữ điệu đọc hay.
- Học sinh tiểu học còn nhỏ nên các em rất hồn nhiên, luôn sẵn sàng tham ra
vào các hoạt động do giáo viên tổ chức nên giáo viên có thể tạo ra các trò chơi,
khuyến khích các em hát để cuốn hút học sinh tham gia và giúp học sinh tự tin
hơn.
- Và ngày nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin giúp ích cho
giáo viên rất nhiều, giáo viên có nhiều nguồn để tìm tranh ảnh, các bài hát tạo
hứng thú cho học sinh và đặc biệt giáo viên có thể thiết kế các bài giảng bằng
power point làm cho học sinh rất thích thú trong học tập.
- Năm học 2019- 2020 bộ môn Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Hải Lựu đã
được Phòng GD và nhà trường quan tâm đầu tư phòng học ngoại ngữ riêng, các
em học sinh có phòng chuyên biệt để phục vụ cho việc học tập.
b. Khó khăn:
+ Giáo viên Tiếng Anh chủ yếu là trẻ, có trình độ cao đẳng, đại học – được
đào tạo dạy cấp 2, cấp 3 nên chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong
giảng dạy học sinh ở bậc Tiểu học. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong
việc đổi mới phương pháp dạy học.
+ Phương pháp của giáo viên vẫn chưa chú trọng tới dạy kĩ năng nói cho học
sinh do thời gian trên lớp ít và số lượng từ vựng, ngữ pháp trong mỗi Lesson lại
nhiều nên giáo viên thường hay bỏ qua các bài hát và bài chant, thời lượng cho
mỗi tiết học chỉ 35 phút.
+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều như chưa có các đồ dùng trực quan,
tranh ảnh minh họa và con rối nên giáo viên thường ngại cho các em thực hành
hát theo nhóm vì hoạt động này thường tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng đến lớp học
khác.
+ Ngoài ra các em chưa có một môi trường thực tế để thực hành nói, chưa có
cơ hội để giao tiếp với người nước ngoài nên việc đưa những từ mới, cấu trúc

4

vào giao tiếp là rất khó. Đó cũng là lí do dẫn đến việc học của các em không
được hiệu quả, các em nói thường không có ngữ điệu.
+ Và trường tiểu học Hải Lựu là một trường miền núi, nông thôn các em ít
có điều kiện để tiếp xúc với các trung tâm Anh ngữ nên kĩ năng nói của các em
còn kém.
+ Các em còn khá nhỏ, một số em phát âm tiếng Việt còn khá vất vả nên để
học và phát âm tiếng Anh với các em lại còn khó hơn nên các em cũng hạn chế
hơn trong việc hát tiếng Anh.
Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng
tạo, luôn trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp bằng nhiều hình thức khác
nhau để lôi cuốn các em, tạo hứng thú cho các em và đặc biệt tạo sự tự tin cho
các em.
7.1.2. Giải pháp:
a. Tạo tâm lí thoái mái cho học sinh:
Tạo tâm lí thoái mái là một yếu tố rất quan trọng trong việc dạy và học môn
tiếng Anh. Bởi vì khi một giờ học thoái mái không áp lực với các em giúp các
em bớt đi phần nhút nhát e ngại. Các em học sinh sẽ tự tin thoái mái hơn trong
việc giao tiếp và lúc đó khoảng cách giữa giáo viên và học sinh sẽ được rút
ngắn đi. Có như vậy giáo viên mới đạt được một giờ dạy hiệu quả.
Do vậy giáo viên thường sử dụng các bài chant, song để giải trí nhằm tạo sự
vui tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết
học về từ vựng, trọng âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp
các em dễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái
đẹp của văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng
Anh nói riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng
toàn diện hơn
b. Tạo môi trường học tập hứng thú cho học sinh:
Tạo môi trường học tập hứng thú cho các em cũng đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
- Môi trường học tập tự nhiên sôi nổi giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
GV có thể tổ chức ra các cuộc thi nói, hát hay đọc bài chant giữa các tổ hoặc là
tham gia vào các trò chơi để giúp các em hào hứng hơn trong học tập.
5

- GV nên phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua việc dạy các em các bài
chant, song hoặc là story để làm cho lớp sôi nổi hơn.
- Khi học sinh làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu thì giáo viên có thể
đưa ra những lời nhận xét tốt để động viên các em hoặc có thể dán tặng các em
huy hiệu.
- Giáo viên cũng nên sử dụng nhiều đồ dùng trực quan như tranh ảnh, con rối
để lôi cuốn các em tập trung vào việc học.
c. Sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học trong việc dạy các bài chant,
song:
c1. Giáo viên cần chuẩn bị tốt cho bài dạy chant, song:
- Giáo viên đọc thêm sách báo nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện.
- Giáo vên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát có tính chất
trò chơi hay là từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đoàn thể.
- Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội
dung các bài hát tự soạn, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số
cấu trúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó,
cùng với nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp.
- Và thứ không thể thiếu trong mỗi bài dạy chant, song là có đủ các trang thiết
bị như: loa, đài, đĩa, máy tính, máy chiếu, trống,….
Khi mà giáo viên chuẩn bị đầy đủ cả về nội dung và trang thiết bị như vậy thì
học sinh sẽ hứng thú với việc học hát và giáo viên cũng thu được một giờ dạy
hiệu quả.
c2. Một số hình thức tổ chức các bài chant, song:
Để hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn tổ chức nhiều cách hát đa dạng phong phú (khi
các em đã thuộc nhuần nhuyễn các bài hát rồi) làm tăng hiệu quả sử dụng các
bài hát, bài chant của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích sơ bộ về
nội dung các bài hát, bài chant cũng như cho học sinh đọc trôi chảy lại lời một
lần trước khi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và
dễ nhớ hơn. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh
hoạt hơn, khắc sâu hơn. Đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hữu hiệu
như sau:
c2.1. Luôn tạo cho các em thói quen hát mọi lúc, mọi nơi:
6

Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát tiếng Anh vào mỗi đầu tiết
học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi do
học vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài
hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi,
rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn,
rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học.
Ngoài giờ học ra, giáo viên có thể khuyến khích các em hát vào giờ ra chơi,
khi các em vui chơi để vừa giải trí, vừa giúp các em nhớ từ mới, nhớ cấu trúc.
Các bài hát và chant cũng có thể được áp dụng vào các giờ ngoại khóa, giờ
chào cờ đầu tuần hay các cuộc thi trong lớp, trường hay với các trường bạn,…
Khuyến khích các em không những hát ở trường mà còn hát ở nhà cho gia
đình, bạn bè nghe.
c2.2. Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát, chant:
- Hát kết hợp với cử chỉ điệu bộ giúp học sinh hứng thú hơn, dễ dàng để học
từ, cấu trúc và ngữ điệu. Các bài hát kết hợp với cử chỉ giúp lớp học vui nhộn
hơn. Qua đó các em sẽ tự tin hơn khi giao tiếp, khi dứng trước đám đông.
- Các bài hát, chant kết hợp với cử chỉ, điệu bộ giúp các em phát triển ngôn
ngữ cơ thể (body language).
Eg: Bài hát “This is the way we do things.”- Unit 2: I always get up early.
How about you? sách giáo khoa lớp 5, trang 13. Với bài hát này thì học sinh sẽ
làm cử chỉ điệu bộ với các cụm từ “brush our teeth” là đánh răng, “wash our
face” là rửa mặt, “eat our food” là ăn đồ ăn.
This is the way we do things.
This is the way we brush our teeth,
Brush our teeth, brush our teeth.
This is the way we brush our teeth,
So early in the morning.
This is the way we wash our face,
Wash our face, wash our face.
This is the way we wash our face,
So early in the morning.
7

This is the way we eat our food,
Eat our food, eat our food.
This is the way we eat our food,
So early in the morning.
Eg: Bài chant “What do you do in the morning?” unit 2: I always get up
early. How about you?, sách giáo khoa lớp 5, trang 16. Với bài chant này thì học
sinh cũng làm các cử chỉ, động tác như: brush my teeth là đánh răng, go to
school là đi học, play computer games là dùng tay đánh máy tính.
What do you do in the morning?
Whatdoyoudointhemorning?
Ialwaysbrushmyteeth.
Whatdoyoudoaftergettingup?
Iusuallygotoschool.
Howoftendoyougotothelibrary?
Igothereonceaweek.
Howoftendoyouplaycomputergames?
Iplaythemeveryweek!

c2.3. Tổ chức hát cá nhân, hát cặp, hát nhóm và hát cả lớp cho học sinh:
Để học sinh làm quen với việc hát và đọc các bài chant có nhịp phách thì ban
đầu giáo viên hãy cho các em học sinh hát theo tập thể, hát nhóm, rồi hát cặp và
cuối cùng là hát cá nhân. Chính việc tổ chức nhiều hình thức học các bài hát,
chant như vậy sẽ giúp các em hứng thú hơn với việc học và các em cũng tự tin
hơn. Để đạt được như vậy thì giáo viên hãy luyện tập thường xuyên có như vậy
học sinh mới tự tin khi hát.
Eg: Bài hát “The wheels on the bus.” Unit 1: What’s your address? - sách
giáo khoa lớp 5, trang 7. Với bài hát này thì giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh hát tập thể, sau đó hát nhóm.
The wheels on the bus
8

The wheels on the bus go round and round,
Round and round, round and round.
The wheels on the bus go round and round all day long.
The bells on the bus go ding, ding, ding,
Ding, ding, ding, ding, ding, ding.
The bells on the bus go ding, ding, ding all day long.
The wheels on the bus go round and round,
Round and round, round and round.
The wheels on the bus go round and round
All day long, all day long, all day long.
c2.4. Tổ chức hình thức hát đuổi cho học sinh lớp 5:
Hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ý nghĩa, nó gây
được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) tạo cho người
hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn lúc ban đầu khi
các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo một mẫu giống
nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát được đúng, ta đã
giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe theo, không làm
theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và còn hãnh diện
nữa.
Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài học tiếng Anh
không những là qua chơi trò chơi, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm trại… mà còn
qua các bài hát nho nhỏ, vui vui đó nhằm khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh
một cách sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếng Anh, học hỏi thêm
càng nhiều tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộc sống đời thường và
trong xã hội hiện đại ngày nay.
Eg: Bài hát “How did you get there?”- unit 3: Where did you go on
holiday?, sách giáo khoa lớp 5, trang 21. Với bài hát này thì giáo viên có thể
chia lớp thành các nhóm và hát đuổi.
How did you get there?
I went by bus,

I went by train,

9

I went by bus

I went by train

To my hometown.

To my hometown.

I had fun,

I had fun,

I had fun

I had fun

All the day home.

All the day home.

c3. Chant, song giúp học sinh nhớ từ vựng tốt:
Từ vựng là một trong những vấn đề nan giải và luôn là khó khăn đối với các
em ở mọi cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông, đặc biệt là các em tiểu
học. Các em đang ở lứa tuổi vừa học, vừa chơi, dễ nhớ dễ quên nên việc ghi nhớ
từ là khá khó khăn.
Trong chương trình học thì số lượng từ mới ở mỗi lesson là khá nhiều nên học
sinh thường có xu hướng không muốn học hay ghi nhớ từ. Do vậy việc học từ
mới thông qua các bài hát và chant là một giải pháp có hiệu quả. Học sinh thì
nhớ từ hơn, thích học hơn và không quá áp lực với việc học môn ngoại ngữ mà
các em nghĩ đó như là một cách để giải trí.
Eg: Bài hát “What did you see at the zoo?”- unit 9: What did you see at the
zoo?, sách giáo khoa lớp 5, trang 59. Với bài hát này thì giáo viên giúp học
sinh ôn lại và ghi nhớ tốt hơn với các từ: peacock, beautiful, zoo, kangaroo,
fast, funny.
Where did you go yesterday?
I went to the zoo.
Who did you go with?
I went with my friend Sue.
What did you see at the zoo?
We saw some peacocks.
They were very beautiful.
And we saw some kangaroos.
They were fast and funny, too.

10

Eg: Bài chant “What’s the matter with you?”- unit 11: What’s the matter
with you?, sách giáo khoa lớp 5, trang 10.Với bài này học sinh có thể ôn lại các
từ mới như: matter, toothache, dentist, sweet, headache, doctor.
What’s the matter with you?
I have a toothache.
You should go to the dentist.
You shouldn’t eat lots of sweets.
What’s the matter with you?
I have a headache.
You should go to the doctor.
You shouldn’t watch too much TV.
c4. Chant, song giúp học sinh nhớ ngữ pháp tốt:
Các bài hát tiếng Anh được chọn là một trong những ngữ liệu cho việc dạy
ngữ pháp tiếng Anh vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng
ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Theo Gfeller (1983), khi các thông tin
bằng lời được truyền thụ cùng lúc với âm điệu thì việc ghi nhớ sẽ được tăng
cường cao hơn.
Quả thật, những giai điệu của âm nhạc cùng với tiết tấu của nó có tác dụng rất
lớn đối với việc giúp trẻ ghi nhớ các thông tin. Ngoài ra, các bài hát sẽ giúp thu
hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúc câu.
Điều quan trọng cần phải chú ý trong quá trình dạy cho trẻ em đó là thu hút sự
chú ý nghiêm túc của trẻ. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải hiểu và lựa
chọn, tổ chức hoạt động phù hợp, có tác dụng thu hút cao với trẻ.
Không nằm ngoài mục đích đó, các bài hát tiếng Anh nhận được sự ủng hộ từ
phía giáo viên khi chọn lựa tài liệu giảng dạy là bởi vì chúng thu hút được sự
chú ý của trẻ. Điều này có nghĩa là khi trẻ được dạy một bài hát tiếng Anh, sự
thích thú âm điệu của bài hát sẽ giúp trẻ chú ý cao đến hình thức cấu trúc ngữ
pháp, sự chú ý này làm cho trẻ nhanh nhớ những gì giáo viên muốn truyền đạt.
Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại của các giai điệu làm cho ngôn ngữ được dễ
nhớ hơn. Một nhân tố nữa đóng góp vào sự thành công của phương pháp dạy
ngữ pháp tiếng Anh thông qua các bài hát là sự giảm căng thẳng mà các bài hát
mang lại cho trẻ trong quá trình học. Các bài hát tạo ra không khí nhẹ nhàng, thư
11

giãn trong lớp học; điều này làm giảm các nhân tố căng thẳng gây ảnh hưởng
không tốt trong quá trình học, đồng thời thúc đẩy việc học có hiệu quả hơn.
Cùng với những yếu tố đã nêu, các bài hát còn là một nguồn ngữ liệu phong
phú giúp ích cho việc học ngôn ngữ. Lời của các bài hát thể hiện cảm xúc, suy
nghĩ, ý tưởng của con người, thể hiện các giá trị văn hóa. Với các bài hát chúng
ta dễ dàng thay đổi chủ đề và tạo ra các ngữ cảnh sinh động và điều này có vai
trò tích cực trong việc học ngữ pháp của trẻ. Nếu trong một bài hát có chứa đựng
nội dung phù hợp với lứa tuổi thì việc học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có
thể được lồng ghép vào một bài học rất nhẹ nhàng.
Cuối cùng nhưng không kém phần hữu ích về mặt phương pháp giảng dạy đó
là việc sử dụng các bài hát trong dạy ngữ pháp sẽ làm thay đổi không khí học
tập, làm cho trẻ phấn khởi hơn. Và vì thế hiệu quả giảng dạy và việc tiếp thu của
trẻ sẽ tăng theo.
Eg: Bài chant “What’s the matter with you?”- unit 11: What’s the matter
with you?, sách giáo khoa lớp 5, trang 10. Với bài chant này thì học sinh có thể
ôn lại cấu trúc “What’s the matter with you? - I have a/ an ___________”.
What’s the matter with you?
What’s the matter with you?
I have a toothache.
You should go to the dentist.
You shouldn’t eat lots of sweets.
What’s the matter with you?
I have a headache.
You should go to the doctor.
You shouldn’t watch too much TV.
c5. Chant, song giúp học sinh luyện kĩ năng nghe:
Như chúng ta đã biết, Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng, không nằm
ngoài mục đích giao tiếp, nó xuyên suốt trong các phần của bài học, được phối
kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời với các kỹ năng khác. Trong giao tiếp
Nghe và Nói liên quan mật thiết với nhau. Chúng ta nói, truyền đạt ý kiến của
mình, đồng thời cũng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác. Vì vậy chúng ta
12

cần phải giúp học sinh luyện nghe càng nhiều càng tốt trong điều kiện có thể và
giúp các em thoải mái, tự tin tham gia vào các hoạt động nghe không chỉ giới
hạn qua các bài học, mà còn nghe qua thực tế cuộc sống giao tiếp, nghe qua các
bản nhạc, bài hát... hỗ trợ cho khả năng nghe của học sinh phát triển tự nhiên và
đầy hứng khởi.
Hoạt động nghe thông qua các bài hát Tiếng Anh phù hợp với lứa tuổi và
chương trình Tiếng Anh có tính chất vui nhộn, dễ hát, dễ thuộc áp dụng trong
các tiết học tự chọn đối với các lớp khối do tôi phụ trách giảng dạy, để giúp các
em dễ nhớ, phát âm đúng từ vựng, cấu trúc, luyện tập thuần thục kỹ năng nghe
ngay từ đầu năm học. Đồng thời giúp các em tự tìm tòi, khám phá, vận dụng
kiến thức kỹ năng, hỗ trợ thực hiện tốt các hoạt động nghe trên lớp và yêu thích
bộ môn.
Eg: Bài chant “What would you like to be in the future?”- unit 15: What
would you like to be in the future?, sách giáo khoa lớp 5, trang 35.Với bài chant
này học sinh sẽ cải thiện kĩ năng nghe với cấu trúc và từ mới, học sinh cũng cải
thiện được vấn đề về ngữ âm, ngữ điệu.
What would you like to be in the future?
What would you like to be?
I’d like to be a nurse.
What would you like to do?
I’d like to look after children.
Where would you like to work?
I’d like to work in the mountains.
I’d like to be a nurse.
I’d like to look after children.
I’d like to work in the mountains.
c6. Chant, song giúp học sinh luyện phát âm, cải thiện ngữ điệu:
Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung
mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi
giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ
điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy
13

nghe-nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng
để có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng
đĩa của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo
cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em
mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen
ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. Ngoài ra khi phát
âm đúng thì các em sẽ tự tin hơn khi giao tiếp và không ngại ngần khi dơ tay
lên bảng để nói.
Vậy phương pháp dạy các bài chant, song giúp các em cải thiện ngữ âm, ngữ
điệu là một giải pháp phù hợp. Vì qua các bài chant, song các em sẽ biết hát nối
âm, biết nhấn nhá, từ nào lên và từ nào xuống. Đó là cơ sở giúp học sinh giao
tiếp một cách tự tin hơn.
Eg: Bài hát “Where’s the bus stop?”- unit 16: Where’s the post office?,
sách giáo khoa lớp 5, trang 41. Với bài này học sinh sẽ có thể học được các âm
được nối với nhau như: go straight ahead, the end of.
Where’s the bus stop?
Excuse me, where’s the bus stop?

Excuse me, where’s the park?

Where’s the bus stop?

Where’s the park?

Go straight ahead.

Go straight ahead.

It’s on the corner,

Then turn left.

At the end of the street.

It’s opposite the museum.

c7. Chant, song giúp giáo viên sáng tạo ra một số dạng bài tập:
* Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tao ra một bài chant, song khác tương tự
với bài chant, song mẫu nhưng thay thế với các từ mới trong đơn vị bài học.
Eg: Bài hát “The weather song”- unit 18: What will the weather be like
tomorrow?, sách giáo khoa lớp 5, trang 55. Với bài chant này thì học sinh có
thể thay thế các từ được gạch chân bằng các từ khác về thời tiết như: rainy,
clowdy, sunny, stormy.
The weather song
What’s the weather like?
What’s the weather like?
14

What’s the weather like today?
It’s sunny and it’s windy.
And there will be rain later.
What will the weather be like?
What will the weather be like?
What will the weather be like tomorrow?
It will be cold. It will be wet.
And there will be snow as well.
* Bài chant, song giúp giáo viên tạo ra dạng bài tập với các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết. Bài tập này giúp học sinh nhớ lâu và có thể ôn lại từ mới, cấu
trúc.
Eg: Bài hát “Which place would you like to visit?”- unit 19: Which place
would you like to visit?, sách giáo khao lớp 5, trang 59. Với bài này giáo viên
có thể để khuyết những từ dược gạch chân và yêu cầu học sinh nghe và điền từ.
Which place would you like to visit?
Where would you like to go,
The museum or the theatre?
Where would you like to go,
The pagoda or the zoo?
I’d like to go to the museum.
And the theatre, too.
I’d like to visit the pagoda.
And I’d like to go to the zoo.
7.2. Về khả năng áp dụng sáng kiến:
Với các biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra. Áp dụng vào khối 5 trường Tiểu
học Hải Lựu – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi thấy có kết quả thiết thực
trong việc nâng cao chất lượng của học sinh. Với những biện pháp này tôi thấy
không những áp dụng trong nhà trường mà còn có thể áp dụng trong tất cả các
trường tiểu học trong huyện Sông Lô. Chỉ sau một thời gian ngắn học sinh đã
tự tin nói hơn, có thể hát tự nhiên hát các bài hát tiếng Anh, các em đã bớt đi sự
15

rụt rè, ngoài ra giờ truy bài đầu giờ các em cũng thích hát các bài hát tiếng
Anh. Tôi tin rằng nếu kiên trì thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách
nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng học tập bộ môn tiếng
Anh trong trường Tiểu học Hải Lựu A nói riêng và trong cả huyện nói chung sẽ
có được những kết quả khả quan hơn.
8. Những thông tin cần được bảo mật:
Sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi, không có thông tin bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Hiện nay các trường trong toàn huyện nói chung và trường tiểu học Hải Lựu
nói riêng còn khá thiếu thốn về trang thiết bị để dạy và học môn tiếng Anh như
tranh ảnh, con rối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học
môn tiếng Anh, làm cho các em ít hứng thú hơn. Vì vậy các điều kiện để áp
dụng một sáng kiến có hiệu quả là:
- Cơ sở vật chất cần đảm bảo hơn, đầu tư thêm tranh ảnh, sách tham khảo
môn Tiếng Anh.
- Thường xuyên trau rồi kiến thức bản thân về chuyên môn nghiệp vụ, kiến
thức, kĩ năng giảng dạy để lôi cuốn thu hút các em trong học tập.
- Tổ chức câu lạc bộ tiếng anh như English Club để các em có sân chơi và
môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh và học hỏi từ các bạn khác.
- Ngoài ra trong giờ truy bài nhà trường nên cho học sinh lồng luồn hát
những bài tiếng Anh cho các em thêm phần hứng khởi và tự tin hơn.
- Tổ chức đoàn đội trong nhà trường cũng nên phát động các phong trào thi
đua hàng tuần có thể tổ chức cuộc thi giọng hát hay tiếng Anh để các em có cơ
hội thử sức và có một sân chơi bổ ích. Khi các em đứng quen ở môi trường
đông người thì các em sẽ bớt sự nhút nhát e rè của mình hơn.
- Đặc biệt là gia đình nên quan tâm động viên, giúp đỡ các em khi các em
gặp khó khăn, mua sắm đầy đủ cho các em đồ dùng học tập như sách vở, bút
thước, bút chì, tai nghe, máy tính,….
- Tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học được tham
gia bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm và
trang website phục vụ dạy và học tiếng Anh trên mạng.

16

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn tiếng anh nhằm nâng cao năng lực giáo
viên giúp giáo viên có thể dần dần đạt chuẩn, tiếp cận với những tri thức mới.
Qua quá trình giảng dạy, chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm
nhỏ và kết quả thu được cũng rất khả quan. Điều này đã giúp cho các học sinh
của tôi ngày càng yêu thích môn Tiếng Anh hơn và tự tin hơn khi hát. Trên đây
là đề tài “Tạo hứng thú học tập Tiếng Anh qua các bài chant, song cho học
sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Hải Lựu.” mà chúng tôi đã tích lũy được trong
quá trình dạy học và học hỏi từ các đồng nghiệp khác. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô để tôi có thể rút kinh nghiệm, tự trau rồi kiến
thức bản thân.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác
giả:
Qua quá trình giảng dạy kết quả mà tôi thu được trước và sau khi áp
dụng sáng kiến như sau:
Số
lượng
học
sinh
101
Học
sinh

Kiến thức - Kỹ năng

Hoàn
thành
Chưa
hoàn
thành

Thái đô ̣

Trước

Sau

68

101

( 67,33%)
33
( 32,67%)

Thích

( 100% )
0
( 0 %)

Trước

Sau

75

101

( 74,26%)
Không
thích
Lưỡng
lự

26
( 25,74%)
0
( 0%)

(100 %)
0
(0%)
0
( 0%)

10.2. Đánh giá lợi ích thu dược do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức:
+ Với học sinh:
17

- Sau khi sử dụng phương pháp dạy mới tự nhiên, tổ chức nhiều trò chơi hoạt
động vào nội dung của từng bài học không khí lớp học sôi nổi hơn, sự thân
thiện giữa cô và trò được cải thiện rõ rệt.
- Những học sinh yếu không chỉ bớt ngại học và sợ môn tiếng Anh mà còn
bạo dạn hơn, có ý thức hơn trong việc phát biểu xây dựng không khí sôi nổi
trong lớp học, các em đã dần dần đứng trước các bạn trong lớp để nói cởi mở
hơn, ít ngại giao tiếp hơn.
- Các em rất thích thú khi tham gia hoạt động nhóm, cặp, câu lạc bộ, đã tự tin
tham gia cuộc thi hát ở trường bằng Tiếng Anh.
+ Với giáo viên:

18

- Sử dụng triệt để mọi thời gian trong giờ học một cách hiệu quả hơn.
- Biết quan sát lắng nghe và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để
giúp đỡ các em một cách kịp thời.
- Bản thân luôn trau rồi học hỏi kinh nghiệm để đổi mới phương pháp giảng
dạy làm cho tiết học sinh động hơn.
Như vâỵ có thể nói sau khi vâṇ dụng sáng kiến vào tiết học thì hiê ̣u quả giảng dạy
được nâng cao rõ rệt, các em sôi nổi, mạnh dạn hơn không còn sợ sệt hay ngại giao
tiếp nữa. Mặc dù mới đầu các em có thể hát hoặc chant không đúng nhạc, phách
nhưng dần dần các em đã bắt kịp nhạc và hát tốt. Trong đó nhiều em còn mạnh dạn
xung phong lên hát.
Chúng tôi thực hiện đề tài này xuyên xuốt trong tiết học, nó đóng vai trò rất
quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, thực hành bốn kĩ năng nghe- nói- đọcviết, việc đối thoại có trôi chảy, lưu loát hay không đều phải phụ thuộc vào việc
học sinh tự tin và sôi nổi trong giờ.
Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt một tiết, không chỉ cần có sự đầu tư vào
bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
sự hợp tác của học sinh. Do vậy chúng tôi đã đưa ra một số yêu cầu đối với học
sinh như: xem trước nội dung bài chant, song, trong giờ học phải nghiêm túc
nghe giảng, tích cực đóng góp xây dựng ý kiến.
- Trên đây là “Tạo hứng thú học tập Tiếng Anh qua các bài chant, song
cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Hải Lựu.”. Sáng kiến không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các
đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:
TÊN TỔ
STT

1

CHỨC/CÁ
NHÂN
Phạm Thị Mai

ĐỊA CHỈ

Giáo viên giảng dạy khối
lớp 5- Trường Tiểu học
Hải Lựu - Sông Lô.

PHẠM VI/ LĨNH
VỰC ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Môn Tiếng Anh lớp
5 tại Trường Tiểu
học Hải Lựu - Sông
Lô.
19

2

Nguyễn Thị Hồng
Nhung

Hải Lựu., ngày.....tháng 6 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Giáo viên giảng dạy khối
lớp 4- Trường Tiểu học
Hải Lựu - Sông Lô.

Hải Lựu, ngày.....tháng 6 năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Môn Tiếng Anh lớp
4 tại Trường Tiểu
học Hải Lựu - Sông
Lô.

Hải Lựu, ngày 17 tháng 6 năm 2020
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Mai Nguyễn T Hồng Nhung

20