Thi pháp truyện kể c.an-đec-xen và b.nhêm-xô-va

  • pdf
  • 122 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………………………..

NGUYỄN THU HOÀN

THI PHÁP TRUYỆN KỂ
C.AN-ĐEC-XEN VÀ B.NHÊM-XÔ-VA

Luận văn Thạc sĩ

Hà Nội- 2012
1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………………………..

NGUYỄN THU HOÀN

THI PHÁP TRUYỆN KỂ
C.AN-ĐEC-XEN VÀ B.NHÊM-XÔ-VA

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số:60.22.32

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thành Hưng

Hà Nội- 2012
2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: ............................................................................................... 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................. 2
3.MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
5.CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................... 4
NỘI DUNG:
Chương 1: HAI NHÀ VĂN KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH
VÀ VẤN ĐỀ THI PHÁP TRUYỆN KỂ ............................................. 5
1.1 Hai nhà văn kể chuyện cổ tích ...................................................... 5
1.1.1 C. An- đec- xen............................................................................. 5
1.1.2 B.Nhêm- xô- va ............................................................................ 10
1. 2 Vấn đề thi pháp truyện kể............................................................. 12
1.2.1 Khái niệm thi pháp ....................................................................... 12
1.2.2 Khái niệm truyện kể ...................................................................... 13
Chương 2: MÔ TÍP VÀ HUYỀN THOẠI ........................................... 16
2.1 Mô típ ............................................................................................... 16
2.1.1 Khái lược về mô típ ...................................................................... 16
2.1.2 Mô típ trong truyện kể An-đec-xen và Nhêm- xô- va................. 17
2.2 Huyền thoại .................................................................................... 55
2.2.1 Khái lược về huyền thoại............................................................. 55
2.2.2 Huyền thoại trong truyện kể An-đec-xen.....................................57
2.2.3 Huyền thoại trong truyện kể Nhêm-xô-va .................................. 60
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ...................... 64
3.1 Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người ......................... 64
3.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong
4

văn học dân gian .................................................................................... 65
3.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của hai
nhà văn ................................................................................................... 66
3.1.3 Quan niệm nghệ thuật chi phối hệ thống thi pháp nhân vật ..... 67
3.2 Nhân vật .......................................................................................... 68
3.2.1 Khái niệm...................................................................................... 68
3.2.2 Các kiểu nhân vật trong truyện An-đec-xen
và Nhêm-xô-va ....................................................................................... 69
3.3 Một số thủ pháp xây dựng nhân vật ............................................ 83
3.3.1 Thông báo lai lịch, xuất thân ....................................................... 83
3.3.2 Xây dựng tình huống truyện ....................................................... 86
3.3.3 Khắc họa tâm lí nhân vật ............................................................. 88
3.3.4 Sử dụng mô típ, huyền thoại, yếu tố kì ảo ................................... 90
Chương4:

NGƯỜI KỂ CHUYỆN ..................................................... 91

4.1 Khái lược người kể chuyện ............................................................ 91
4.1.1 Người kể chuyện ........................................................................... 91
4.1.2 Điểm nhìn trần thuật .................................................................... 92
4.1.3 Mối quan hệ giữa người kể chuyện và điểm nhìn ...................... 94
4.2 Người kể chuyện trong truyện kể An-đec-xen và Nhêm-xô-va . 95
4.2.1 Người kể chuyện ngôi thứ ba ...................................................... 95
4.2.2 Người kể chuyện ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba ................. 96
4.2.3 Kết hợp nhiều ngôi kể ................................................................... 96
4.3 Giọng điệu trần thuật .................................................................... 97
4.3.1 Khái niệm ...................................................................................... 97
4.3.2 Giọng điệu trần thuật của An-đec-xen và Nhêm-xô-va .............. 98
4.4 Ngôn ngữ kể chuyện ....................................................................... 101
4.4.1 Khái lược ngôn ngữ kể chuyện ................................................... 101
5

4.4.2 Ngôn ngữ kể chuyện của An-đec-xen và Nhêm-xô-va ............... 102

KẾT LUẬN ......................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 110

6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Hans Christian Andersen (tiếng Anh viết tắt là H.A.Andersen, tiếng Việt thường
viết là Hen- Crit -tan An-đec-xen) là một tên tuổi quen thuộc đối với độc giả Việt Nam,
đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi. Ngòi bút C.An-đec-xen hấp dẫn người đọc ở nhiều lứa tuổi
trên thế giới không chỉ vì những câu chuyện đậm chất huyền thoại, những bài học triết
lí sâu sắc mà còn vì thi pháp kể chuyện tài hoa. Trên cơ sở mô típ và huyền thoại dân
gian, nhà văn đã sáng tạo nên thế giới cổ tích của riêng mình như món quà thân tặng
trẻ em toàn thế giới. Với giọng kể khách quan, cái nhìn nhân hậu và hóm hỉnh, các tác
phẩm của ông giúp độc giả có cái nhìn rõ nét và toàn diện về hiện thực đời sống. Từ
đất nước Đan Mạch xa xôi, An-đec-xen đem đến cho độc giả Việt Nam những huyền
thoại đẹp về nàng tiên cá, chú lính chì dũng cảm, bà chúa tuyết. Điều gì đã làm nên sức
hấp dẫn của truyện kể C.An-đec-xen?
1.2 Bô-gien-na Nhêm-xô-va(1820-1862) là nữ nhà văn Cộng hòa Séc- “một số phận
vinh quang không nhiều hơn chua xót” [74; 5]. Những trang sách của bà, đặc biệt là
truyện kể trên cơ sở kế thừa và sáng tạo truyện kể dân gian với dung lượng vừa và
ngắn đã “lặng lẽ bồi đắp tâm hồn trẻ thơ, và thông qua đó dựng thành hào lũy cho nền
văn hóa Séc” [74; 12] suốt hai thế kỉ.
1.3 Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
truyện ngắn của hai nhà văn trên, về phương diện nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm
của nữ nhà văn Bô-gien-na Nhêm-xô-va. Do đó chúng tôi chọn đề tài này với mong
muốn làm rõ những đặc sắc trong thi pháp truyện kể của C.An-đec-xen và B.Nhêm-xôva, từ đó đưa sáng tác của những cây bút này ngày một gần gũi hơn với độc giả Việt
Nam.
2. Lịch sử vấn đề:

7

Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy số lượng bài viết về tác giả H.C.Andec-xen và truyện kể của ông khá phong phú. Ngoài hàng loạt các bài viết trên mạng,
có thể kể đến các bài viết Kỷ yếu Hội thảo 23-24/XI/1995, được tuyển in trong cuốn
Hans Christian Andersen trên đất Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1996.
Về cách gọi sáng tác của C.An-đec-xen, có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy
nhiên nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất nhìn nhận tác phẩm của ông là sáng tác văn
học của nhà văn. Trong bài H.C.Andersen với thể loại truyện cổ tích văn học,
PGS.TS Lê Chí Quế gọi truyện kể Andersen là “truyện cổ tích mới”. Ông chia sáng
tác của Andersen thành hai loại: truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích nhà văn. Từ
đó nhà nghiên cứu đặt tên cho truyện An-đec-xen là những sáng tác “nhại cổ tích”.
Còn tác giả Hoàng Thanh Liêm trong bài Mở đầu và kết thúc truyện Andersen,
Truyện kể hay truyện cổ? cho rằng không nên gọi sáng tác của An-đec-xen là truyện
cổ, mà phải gọi là “truyện kể mới”.
Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút lạ kì cho những câu chuyện của An-đec-xen?
Theo nhà nghiên cứu GS. Nguyễn Trường Lịch đó là sự tổng hợp của các yếu tố: văn
hóa xã hội, dân tộc, tài năng và bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật của cá nhân (Nguồn gốc
văn hóa xã hội và sức mạnh, tài năng của Anđecxen)
Tác giả Vân Thanh trong bài viết Người kể chuyện thiên tài Andecxen đã chỉ ra
sức hấp dẫn chủ yếu của truyện kể An-đec-xen là ở khả năng tưởng tượng độc đáo và
lòng chân thành, tình yêu với trẻ em. Bởi vậy, đọc truyện An-đec-xen, ta thấy toát lên
tính nhân bản sâu sắc và thông điệp: “Hãy sống vị tha, đó chính là sứ mệnh của
bạn”.Trong bài viết của mình, tác giả Trần Hà Trang cũng khẳng định yếu tố quan
trọng làm nên sức sống cho những trang viết của An-đec-xen chính là trí tưởng tượng
kì diệu (Andecxen và sức sống của trí tưởng tượng).
Trong tác phẩm của An-đec-xen lung linh sắc màu huyền thoại và mô típ. Tác
giả Trần Thanh Xuân với bài Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ Anđecxen đã chỉ ra
thành công của An-đec-xen khi đưa huyền thoại vào tác phẩm. Theo tác giả, nhà văn
8

An-đec-xen đã “sử dụng cái huyền ảo một cách tinh tế”, với “cách thể hiện ngọt ngào
chất dân dã” mà vẫn mang hơi thở hiện đại. Tác giả Nguyễn Xớn trong bài Suy tư về
huyền thoại trong truyện Andecxen cũng khẳng định: “Truyện cổ An-dec-xen là cảm
hứng sáng tạo huyền thoại”. Ông phát hiện trong truyện kể An-đec-xen có hai loại biểu
tượng huyền thoại: “huyền thoại- một phương thức sáng tạo thế giới muôn loài”; và
“huyền thoại- một quan niệm nghệ thuật về con người”.
Một trong những nét độc đáo trong thi pháp truyện An-đec-xen là nghệ thuật tự
sự. Nhiều bài viết đề cập đến khía cạnh này như: PGS.TS Phạm Thành Hưng, Truyện
Anđecxen- một hình thức tự sự độc đáo, Hoàng Thanh Liêm, Mở đầu và kết thúc
truyện Andecxen: truyện kể hay truyện cổ?, Nguyễn Bích Liên, Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện Anđecxen…Đặc biệt trong bài viết của mình, PGS.TS Phạm
Thành Hưng kết luận: một là quan niệm nghệ thuật của An-đec-xen là tôn vinh sự sống
và khẳng định cái đẹp, hai là phần lớn tác phẩm của An-đec-xen phỏng theo lối “kết
cấu dân gian”, xây dựng theo lối “kết cấu dàn”, ba là dấu ấn sáng tạo trong sáng tác
An-đec-xen thể hiện ở nhiều khía cạnh như: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ độc thoại
của nhân vật, cái tôi trữ tình, cái tôi tự sự…vv…
Và nhiều bài viết của các tác giả khác, các tài liệu đăng tải trên mạng intrnet,
báo chí…
Tuy nhiên hầu hết những bài viết mới chỉ dừng lại tìm hiểu, làm rõ một vài vấn
đề liên quan đến tác giả, tác phẩm, với tư cách là một phương diện của nghệ thuật tự sự.
Do đó thi pháp truyện kể của C.An-đec-xen và B.Nhêm-xô-va vẫn chưa được nghiên
cứu một cách toàn diện, hệ thống. Bên cạnh đó, chúng tôi chưa tìm thấy bài viết, công
trình nghiên cứu nào về tác giả B.Nhêm-xô-va cũng như sáng tác của bà (ngoại trừ
cuốn Cổ tích dân tộc Séc, dịch giả Nguyễn Thị Mùi; hiệu đính và giới thiệu Phạm
Thành Hưng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005). Điều này chứng tỏ, Nhêm-xô-va
vẫn đang là một cái tên tương đối lạ đối với độc giả Việt.

9

Nguồn tài liệu mà chúng tôi đã tiếp cận được, tuy rằng chưa đầy đủ nhưng cũng là
tài liệu quý báu, làm cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn muốn làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản về thi pháp truyện kể của hai nhà
văn: C.An-đec-xen và B.Nhêm-xô-va. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với truyện kể dân
gian cũng như một số sáng tác văn xuôi tự sự hiện đại, luận văn cố gắng chỉ ra những
nét đặc trưng phong cách của hai nhà văn cận đại châu Âu, đồng thời khẳng định thêm
những đóng góp và cống hiến quý giá của hai nhà văn cho văn học thế giới.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các truyện kể của C.An-đec-xen in trong
cuốn Truyện cổ An-đec-xen, Nxb Văn học, 2008 và các sáng tác của B. Nhêm-xô-va
in trong cuốn Cổ tích dân tộc Séc, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2005. Ngoài ra còn mở rộng
phạm vi so sánh, tham chiếu tới các tác phẩm của An-đec-xen trên mạng Internet, và
tới một số truyện kể dân gian, truyện ngắn giả cổ tích hiện đại Việt Nam và thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh các phương
pháp nghiên cứu và xử lý văn bản thông dụng như phân tích – tổng hợp, phân tích - so
sánh, chúng tôi chú trọng giải quyết vấn đề từ góc nhìn thi pháp tự sự, đúng theo yêu
cầu đặt ra từ tên của đề tài: thi pháp truyện kể của hai nhà văn viết truyện cổ tích.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Hai nhà văn kể chuyện cổ tích và vấn đề thi pháp truyện kể.
Chương 2: Mô típ và huyền thoại.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Chương 4: Người kể chuyện.

10

Chương 1
HAI NHÀ VĂN KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH
VÀ VẤN ĐỀ THI PHÁP TRUYỆN KỂ
1.1 Hai nhà văn kể chuyện cổ tích
1.1.1 C. An-đec-xen
Hans Christian Andersen (tên viết tắt Tiếng Việt là H.C.An-đec-xen), sinh
ngày 2-4-1805 tại thành phố cổ Odense trên đảo Fumen miền trung Đan Mạch. Odense
là mảnh đất giàu huyền thoại với nhiều lễ hội phong phú; đồng thời là một trong những
thành phố đầu tiên của Đan Mạch có nhà hát riêng. Mảnh đất Odense quanh năm lẩn
khuất sương mù, với những thung lũng đồi thấp, hoa thạch thảo quang năm nở rộ, tiếng
chuông nhà thờ và tiếng trống của những người lính phục vụ cuộc chiến của Na-pô-lêông đã sưởi ấm tâm hồn trẻ thơ, mạch nguồn văn hóa dân gian Đan Mạch và Folklore
Bắc Âu đã góp phần nuôi dưỡng khát vọng của người nghệ sĩ ngôn từ tài hoa An-đecxen. Chính An-đec-xen đã không ít lần ca ngợi đắm đuối tổ quốc mình như một “đất
nước nên thơ, có rất nhiều chuyện cổ tích thần thoại phương Bắc, nhiều tập tục, nhiều
điệu hát, bài ca”. Đặc biệt những câu chuyện cổ tích được nghe kể từ người cha cũng
như các bà lão trong viện làm phúc, khu dưỡng lão đã tác động mạnh vào trí tưởng
tượng và khả năng sáng tạo tuyệt vời của cậu bé An-đec-xen.
C.An-đec-xen xuất thân trong một gia đình nghèo, thuộc tầng lớp dưới đáy
xã hội. Cha ông- người thợ đóng giày bần hàn, không chỉ truyền cho ông tình yêu sách
vở, thói quen mộng tưởng, mà còn làm đủ thứ đồ chơi, kể đủ thứ chuyện cho con nghe.
Ông đã tự tay dựng cả nhà hát múa rối gia đình để cậu tự sáng chế các vở diễn của
mình. Vì muốn con được ăn no và học hành tử tế ông Han-xơ đã chấp nhận đi lính thay
cho nhà I-ô-han-xen để lấy 100 đồng rích- đa- le (1812). Cùng năm đó, sau khi cha đi
lính, cậu bé An-đec-xen cũng phải bỏ học. Hai năm sau Han-xơ trở về, tàn tạ trong bộ

11

quân phục đỏ của Na-pô-lê-ông. Kiệt sức vì khổ hạnh và mùi xác chết nơi chiến trường,
ông ra đi vì bệnh nặng vào mùa đông lạnh giá (1816).
Sau khi chồng mất, mẹ của An-đec-xen là An-na Ma-ri-a-một phụ nữ thất học, phải
một mình chèo chống bằng nghề thợ giặt nuôi An-đec-xen. Công việc quần quật của
một thợ giặt là, buộc bà phải tìm đến với rượu như là một phương thuốc trợ lực để
quên đi bao nhọc nhằn và chống chọi với cái giá buốt của xứ lạnh. Những kẻ cay độc,
lạnh lùng của giới quý tộc gọi bà là kẻ nát rượu, là mụ đàn bà hư hỏng. Nhưng với
những người lao động nghèo khổ, những người nhân ái và bao dung thì bà là một
người phụ nữ nghèo trong sạch, một người mẹ vĩ đại. Hình ảnh của bà được nhà văn
khắc họa qua một số tác phẩm của mình với lòng thương yêu và cả nỗi xót xa vô hạn
như: Mụ ấy hư hỏng…
Lần đầu tiên đi An-đec-xen được đi xem kịch là vào năm 1818, khi đoàn nhà hát
hoàng gia từ thủ đô đến biểu diễn ở Odense…. Những lần sau đó, vì không có tiền mua
vé xem, cậu bé bèn bắt quen với một nhân viên bảo vệ nhà hát và xin áp phích về. Với
nhan đề vở kịch, tên nhân vật có trong tay, cậu biên soạn lại, công diễn tại nhà. Có thể
nói cậu bé đã biến ngôi nhà nhỏ tồi tàn thành sân khấu kịch mà ở đó cậu vừa là biên
kịch, là đạo diễn, là diễn viên và cũng là khán giả. Những kí ức tuổi thơ đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển tài năng của nhà văn.
Do mặc cảm xuất thân nghèo khó, ngoại hình cao gầy, bàn chân to quá khổ; thi
thoảng bị những cơn chuột rút và co giật khiến mọi người nghĩ rằng cậu bị chứng động
kinh nên cậu bé An-đec-xen bị khinh rẻ và sống triền miên trong tủi nhục. Năm 14 tuổi,
cậu một mình lên thủ đô Cô-pen-ha-ghen xin việc ở nhà hát, vừa làm ca sĩ, vũ công,
vừa làm diễn viên kịch. Được Jonas Collin- một ủy viên lãnh đạo hội đồng nhà hát,
một nghị sĩ giàu có nhận làm con nuôi, An-đec-xen được đến trường. Song đây thực
sự là những năm tháng hết sức khó khăn trong cuộc đời cậu. Mặc cảm, tự ti về bản
thân, gia cảnh; sự chênh lệch tuổi tác với bạn bè, kỉ luật khắt khe của trường nội trú,
đặc biệt môn tiếng Hi Lạp và tiếng La tinh khiến An-đec-xen phải trải qua những
12

thương tổn tinh thần dữ dội. Nhưng chính những ngày trên ghế nhà trường không lấy
gì làm vui vẻ đó, đã khẳng định bản lĩnh và quyết tâm vô hạn của một con người xuất
thân nghèo khổ. Cậu học sinh 17 tuổi bắt đầu viết một cảnh bi kịch Những kẻ cướp
vùng Vissemberg với bút danh William Christian Walter.
Năm 1829, An-đec-xen thi đỗ vào đại học nhưng quyết định chuyển sang sáng
tác. Cùng năm đó, nhà hát hoàng gia dựng vở hài kịch Tình yêu lâu đài thánh Nicolas
của ông nhưng không mấy thành công. Ngay lập tức ông bị xã hội trưởng giả coi
thường, vu khống, chế nhạo. Vì ông sống bằng trợ cấp xã hội nên họ gọi ông là người
bà con nghèo trong nền văn hóa Đan Mạch, là kẻ có máu dân đen. Nỗi đau tinh thần ấy
hằn sâu vào trái tim An-đec-xen. Đã có lúc ông rơi xuống hố sâu của lòng tự ti và tự ví
mình tựa như con chó bị chết đuối bị trẻ con ném đá. Nhiều tác phẩm của ông khắc họa
hình ảnh con người nhỏ bé, lạc loài, cô độc như Vịt con xấu xí, Cô bé tí hon, Con
ngỗng hoang…Chính vì thế mà nhà văn Nga Lép Tôn-xtoi đã nhìn thấy sự cô đơn len
lỏi trên từng trang sách của An-đec-xen.
Rất may, An-đec-xen kịp thời nhận được những lời đánh giá xác đáng, sự khích
lệ chân thành từ những con người có tấm lòng nhân hậu và cái nhìn sắc sảo. Họ đã
nhận ra rằng nhà văn nghèo khổ của chúng ta là một tài năng được nhìn thấy trong
bóng tối. An-đec-xen đã mạnh dạn, kiên trì, nỗ lực phát huy mọi năng khiếu tiềm ẩn,
đặc biệt là thiên tài kể chuyện.
An-đec-xen là một nhà văn có sức tưởng tượng kì diệu. Giống như Pauxtopxki,
An-đec-xen không bỏ sót bất cứ điều bình dị, nhỏ bé xung quanh, dưới chân mình. Nhà
văn của những kiếp nghèo khổ lặng lẽ cúi xuống, quan sát tỉ mỉ, thận trọng từng sự vật.
Mỗi sự vật, đồ vật, cỏ cây…đều được nhà văn nâng niu, trân trọng và thổi vào đó nỗi
niềm, tâm trạng, tính cách, do đó tạo cho chúng số phận riêng, sinh mệnh riêng. Đặc
biệt, thông qua những nhân vật, câu chuyện tưởng tượng ấy, người viết đem đến cho
độc giả nhiều thông điệp thẩm mĩ, triết lí nhân sinh nhẹ nhàng mà sâu sắc.

13

Bên cạnh trí tưởng tượng phong phú, sức sáng tạo mạnh mẽ, kiến thức văn hóa
xã hội cũng là một yếu tố tạo sức hấp dẫn cho những câu chuyện kể của nhà văn.
Quãng thời gian bươn trải của cậu bé nghèo có chí, những năm tháng thăng trầm nơi
xứ người, khả năng và niềm say mê khám phá thế giới đã hun đúc nên một nghệ sĩ tài
hoa- một tâm hồn thanh sạch, thiết tha với cái đẹp, cái thiện. Ông đã qua nhiều nước
Châu Âu: Đức, Ý, La Mã…nơi có những cung điện cổ nguy nga, những dây trường
xuân leo kín các khung cửa sổ tầng áp mái. Thiên nhiên và con người nơi đây, đặc biệt
là nước Ý đã chiếm được lòng tin yêu của ông và để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều
trang viết.
Cuộc đời An-đec-xen không phải là câu chuyện cổ tích thần tiên đẹp đẽ, mà đầy
chông gai, cay đắng. Năm 1855 trong cuốn tự truyện Truyện cổ tích của đời tôi, Anđec-xen viết: “Cuộc đời tôi tựa như một câu chuyện cổ tích đẹp đẽ, phong phú và hạnh
phúc! Tôi đã bước vào đời ngay từ lúc còn bé nghèo kiết xác và đơn độc…” [25; 6].
Bằng nghị lực phi thường, cậu bé An-đec-xen lần lượt hoàn thành các bậc học phổ
thông, đại học (1828). Tiểu thuyết Người ứng khẩu ra đời 1833, trong chuyến du lịch
tại Ý đã đưa tên tuổi ông lừng danh khắp Châu Âu. Ông là một tài năng nhiều mặt, có
sức sáng tạo lớn ở nhiều thể loại như: thơ, kịch bản, tiểu thuyết, tự truyện. Trong
khoảng 10 năm sau 1834 ông dành thời gian, tâm huyết viết lên những câu chuyện cổ
tích cho trẻ em. Kết quả của sự nỗ lực đó là Tập truyện cổ tích đầu tiên xuất bản năm
1835. Những truyện kể này đã góp phần khẳng định tên tuổi ông trong văn học thế
giới. Với lối viết mới mẻ, truyện kể An-đec-xen không đơn thuần là cổ tích dành cho
trẻ em mà còn hướng tới độc giả người lớn. Tác phẩm của ông được dịch ra hàng chục
thứ tiếng trên thế giới. Chủ nhân của nó được khoản đãi đặc biệt ở Châu Âu.
Ngày 6-12-1867 ông được tặng bằng công dân danh dự của thành phố Odense.
Ngày 4 -8-1875 An-đec-xen trút hơi thở cuối cùng tại biệt thự Rolighed, đất nước Đan
Mạch chìm trong tang tóc tiễn đưa ông về thế giới vĩnh hằng tại nghĩa trang Assistens-

14

Copenhaghen. Sau lễ tang người kể chuyện thiên tài, một tờ báo vĩnh biệt ông đã có lời
ai điếu:
“Hôm nay hoàng đế rời ngôi/ Ngai vàng chẳng thể ai ngồi”.
C.An-đec-xen- từ một cậu bé xuất thân nghèo khổ đã vươn lên trở thành nhà văn
của thiếu nhi toàn thế giới, người kể chuyện thiên tài. Ông trở thành một hiện tượng
văn học đặc biệt, hiếm có của văn học, văn hóa thế giới và là biểu tượng của đất nước
Đan Mạch- đất nước của nàng tiên cá xinh đẹp và chú lính chì dũng cảm. Đến nay, tác
phẩm của ông được dịch ra hơn 90 ngôn ngữ trên thế giới. Từ sau 1967, hàng năm
nhân dịp sinh nhật huyền thoại An-đec-xen toàn thế giới kỉ niệm Ngày sách thiếu nhi
quốc tế. Gần đây nhất toàn thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông- danh nhân văn
hóa nhân loại.
Hơn trăm năm đã trôi qua, tính từ ngày C.An-đec-xen qua đời. Nhưng hơn trăm
năm qua An-đec-xen không mất. Ông đã sống và đang sống bằng một cuộc đời khác,
cuộc đời của những trang văn. Không này thì nơi khác, không lúc này thì lúc khác, hầu
như vào bất kỳ giờ nào ông cũng đang được đọc, đang được người ta nhớ đến. Trong
157 truyện ngắn cổ tích của ông, như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế,
Chú lính chì dũng cảm, Em bé bán diêm... đã trở thành những tác phẩm có giá trị cổ
điển. Hàng chục phẩm của ông đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các biên
kịch điện ảnh, sân khấu ca kịch và sân khấu bale. Truyện ông viết đã được chuyển thể
sân khấu, điện ảnh và chuyển hóa thành một hệ thống biểu tượng nghệ thuật đắt giá.
Nhìn vào lịch sử văn học và văn hóa Đan Mạch, có thể nhận ra rằng, C.An-đecxen xuất hiện không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Sáng tác của ông được xem
như là kết quả tích lũy của một quá trình phát triển tiềm lực tinh thần của dân tộc Đan
Mạch. Từ thời Phục hưng, văn học Đan Mạch đã bừng nở nhờ sự phát triển của nghề
in sách. Tyho Brahe và các nhà triết học nhân văn trên đất nước Đan Mạch đã vừa dịch
Kinh Thánh vừa sáng tác văn học để truyền bá rộng rãi tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa
của mình. Bước vào thời đại Khai sáng, Ludvik Holberg, nhà văn đồng thời là một triết
15

gia Đan Mạch đã đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng tới mức làm tác nhân chủ yếu cho sự
ra đời nền sân khấu Đan Mạch. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Đan Mạch xuất hiện
và phát triển mạnh mẽ hơn sau khi đất nước xinh đẹp này giành độc lập, tách khỏi Na
Uy. Bước vào thế kỷ XIX, An-đec-xen chào đời như một nhà văn có sứ mệnh kế thừa
những di sản quý của văn học lãng mạn và nhân văn trước đó. An-đec-xen đến đã làm
được những điều vượt lên những gì mà nhân dân mong đợi. Ông trở thành nhà văn
châu Âu, người kể chuyện có duyên nhất cho toàn nhân loại.
1.1.2. B.Nhêm-xô-va
Nữ nhà văn Bô-giên-na Nhêm-xô-va là nhà văn châu Âu cùng thời với An-đecxen. Nhêm-xô-va trẻ hơn An-đec-xen 15 tuổi nhưng lại mất sớm hơn An-đec-xen 13
năm. Bà sinh năm 1820, tên khai sinh là Bar-bo-ra Pankel, lúc nhỏ có tên là Bê-ran-ca.
Cha là Johann Pankel, gốc Áo, một người xà ích. Bà Teresie Novotna- mẹ bà, người
gốc Séc xứ Bohêmia, là một người hầu gái, sinh sống ở thành phố Viên- thủ phủ nhà
nước quân chủ Hapxbuốc, một quốc gia mà lãnh thổ bao trùm cả đất Séc và Xlô-va-ky
ngày nay. Bê-ran-ca lớn lên trong gia đình quản gia của lâu đài Khơ-va-cô-vic, với bà
ngoại Magdalena Nô-vôt-na, trong ngôi làng Ratiborice. Nhưng chính nơi đây, lần đầu
tiên cô tiếp xúc với văn học lãng mạn Đức và nghe bà ngoại M.Nô-vôt-na kể những
câu chuyện cổ tích, thần thoại. Hình ảnh người bà sau này đã đi vào sáng tác của nhà
văn, mà tiêu biểu là truyện Người bà (Babicka, 1855)- tác phẩm làm nên tên tuổi của
nữ sĩ.
Năm 18 tuổi, Nhêm-xô-va trở thành nạn nhân của cuộc hôn nhân ép gả. Chồng
bà- kiểm toán viên Giô-dep Nhê-mét là một người đàn ông gốc Đức, hơn bà 15 tuổi và
có tính cách lãnh đạm, thô bạo, tư tưởng cực đoan.
Năm 1842, bà chuyển vế sống ở Praha. Bà là một văn sĩ tiến bộ, cảm nhận sâu
sắc nhu cầu của dân tộc mình. Năm 1848 cùng với chồng, bà tích cực, hồ hởi tham gia
cách mạng của những người dân chủ cấp tiến, tại Praha. Sau đó chồng bà bị bắt giam,
thuyên chuyển công tác và sa thải. Vào những năm 50, bà mắc bệnh lao, kinh tế gia
16

đình sa sút. Cùng thời điểm đó, cái chết của cậu con trai đầu lòng mà bà từng đặt vào
đó hy vọng cả cuộc đời khiến bà suy sụp hoàn toàn. Tuy nhiên bằng nghị lực phi
thường, Nhêm-xô-va vẫn tiếp tục sáng tác, cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như:
Người bà (Babicka, 1855), Karla (1855), Bara kì quặc (1856), Cổ tích và truyền
thuyết Xlovaky (1857-1858)…
Năm 1860 bà viết thư gửi cậu con trai thứ hai, thông báo quyết định chấm dứt
cuộc hôn nhân bất hạnh. Mùa đông năm 1861 bà lâm bệnh nặng tại Li-tô-mít-le, khi
đang nỗ lực xuất bản tác phẩm của mình. Tháng 1-1862 nữ nhà văn ra đi mãi mãi trong
sự thiếu thốn cùng cực và suy kiệt cơ thể.
Bằng niềm say mê sáng tạo và trái tim nhân hậu của mình, đương thời B.Nhêmxô-va được xem là sứ giả văn học của tình đoàn kết giữa hai dân tộc Séc và Xlovaky.
Tác phẩm của bà là tiếng nói thiết tha về sự bình đẳng, tự do trong tình yêu, hôn nhân;
là khát vọng hạnh phúc gia đình và mối quan hệ thân thiện giữa con người với thiên
nhiên. Năm 2004, để ngăn chặn sự tấn công của văn hóa thương mại nước ngoài, báo
chí Praha liên tục đưa tin về số phận của truyện vừa Babicka, lên tiếng nhắc nhở, cảnh
báo: “Nhêm-xô-va nằm trong di sản cần được bảo tồn và phát huy của văn hóa dân tộc
Séc” [74; 12]. Những nhà nghiên cứu văn hóa và văn học châu Âu đều ý thức được vai
trò của nữ sỹ Nhêm-xô-va trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống.
Trong văn học Séc, B.Nhêm-xô-va xuất hiện vào buổi giao thời lịch sử giữa chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Nửa đầu thế kỷ XIX là thời kỳ văn học lãng
mạn đã có sự manh nha trong lòng nó những yếu tô tư tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa
hiện thực. Bên cạnh tâm trang cô độc, khuynh hướng thoát ly thực tại, trốn sâu vào thế
giới nội tâm của cái tôi cá nhân chủ nghĩa, các nhà văn lãng mạn cũng bắt đầu chú ý
nắm bắt hiện thực xã hội bên ngoài. Truyện cổ tích của Nhêm-xô-va (nằm trong tập
Các truyền thuyết và cổ tích dân tộc, 1845-1847) là một trong số những tác phẩm biểu
hiện rất rõ tính chất giao thời và manh nha đó. Cổ tích của Nhêm-xô-va không phải là
những tác phẩm sưu tầm, ghi chép lại các truyện truyền miệng, mà là những sáng tác
17

trên cơ sở những tư liệu văn hóa dân gian Mỗi câu chuyện của bà vừa quen vừa lạ, xuất
hiện như một sáng tạo nghệ thuật mới. Bà đã đưa vào mỗi câu chuyện kể của mình
những mơ ước, khát vọng và quan niệm lý tưởng của mình về cuộc sống và xã hội
nông thôn Séc cổ truyền. Nhiều nhân vật cổ tích của bà hiện ra như những nhân vật
lãng mạn. Đồng thời trong mỗi tác phẩm, người đọc cũng dễ dàng nhận ra những dư
chấn nóng bỏng của hiện thực xã hội đương thời. Đặc điểm giao thoa đó còn thể hiện
ngay trong những truyện cổ tích bà viết 10 năm sau – tập Truyền thuyết và cổ tích
Xlovaky (xuất bản năm 1857-1858), những năm mà thật ra bà đã đứng vững trên lập
trường của một nhà văn hiện thực chủ nghĩa.
1.2. Vấn đề thi pháp truyện kể
1.2.1 Khái niệm thi pháp
Thuật ngữ poetika, theo viện sĩ M. Khrapchenco, “thi pháp là hệ thống nguyên
tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái hay cả một thời đại văn học, tức là
những gì mà bất cứ nhà văn nào cũng sáng tạo ra cho mình, bất kể là có ý thức tự
giác hay không”. Có người cụ thể hóa thi pháp chính là các hình thức, dạng thức,
phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm, các kiểu cấu trúc và thể loại tác phẩm.
Nói đơn giản thi pháp là cách thức cấu tạo, tổ chức, xây dựng tác phẩm và sử dụng hệ
thống các phương tiện thẩm mỹ.
Xét từ nguồn gốc ban đầu của thi pháp học, bộ môn khoa học ngữ văn này ban
đầu đã lấy thơ ca làm đối tượng nghiên cứu đầu tiên. Khái niệm thi học và thi pháp học
gần như đồng nhất, bởi những sáng tác văn học của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đều
được diễn đạt dưới hình thức thơ, lấy câu thơ làm công cụ biểu đạt. Lời thoại của nhân
vật trong bi kịch và hài kịch thời đó cũng là lời thơ. Từ thực tế ấy, tất cả các nhà soạn
kịch đều được gọi tên đúng nghĩa là nhà thơ.
Sau Jakobson và các nhà hình thức Nga, thi pháp học đã đi vào những vấn đề cụ
thể thuộc về kỹ thuật tổ chức và hình thành văn bản tự sự. Vấn đề Chiếc áo khoác của
Gôgon được ra đời như thế nào, Đônkihotê được viết ra sao đã trở thành mối quan tâm
18

đầu tiên nếu không nói là duy nhất đối với nghiên cứu văn học và dựng lại lịch sử văn
học. Vấn đề cách kể, kỹ thuật tự sự đã xuất hiện ngay trong thi pháp học của các nhà
hình thức Nga đầu thế kỷ XX.
1.2.2 Khái niệm truyện kể
Truyện (rescit) là tên gọi để chỉ loại hình tự sự văn học, một trong số các loại
hình tự sự đa dạng và phong phú hiện nay. Truyện được xem là một loại thể văn học
lớn “thuộc loại tự sự- có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp
nghệ thuật chính là kể” (Từ điển văn học, t.II Nxb KHXH, H, tr.450). Truyện có hai
bình diện cơ bản: chuyện (cốt truyện) và truyện (diễn ngôn). Chuyện là nội dung được
lập theo trật tự logic, trật tự thời gian, làm nên cái nội dung khách quan đối với người
kể. Truyện là kết quả của hành động kể chuyện, bằng ngôn ngữ, bằng hình vẽ, bằng
phim ảnh, với nhiều thể loại, phong cách khác nhau, thuộc về phần chủ quan của người
kể.
Nói truyện kể tức là nhấn mạnh vai trò của người kể chuyện- diễn giả, có thể là
tác giả, có thể đặt vào vai độc giả. Chúng ta cần phân biệt truyện kể dân gian và truyện
kể hiện đại. Ở truyện kể hiện đại, bên cạnh hình thức truyền miệng dân gian, người viết
mang vào tác phẩm của mình nội dung mới, có tính thời đại. Tác giả- diễn giả không
chỉ kể lại câu chuyện đã viết, đọc, nghe ở ngôi thứ ba mà còn sử dụng linh hoạt các
ngôi kể, trong đó có cả ngôi thứ nhất. Như vậy Thi pháp truyện kể là cách thức nhà
văn- người kể sử dụng các thủ pháp nghệ thuật, phương thức, kĩ thuật trong tác phẩm.
Cần nói thêm rằng, xung quanh tác phẩm của An-đec-xen, trước nay có nhiều ý
kiến khác nhau trong cách gọi tên như: truyện cổ, truyện kể, truyện ngắn... Vậy nên gọi
như thế nào cho thỏa đáng? Tác giả Hoàng Thanh Liêm cho rằng nên gọi truyện Anđec-xen là truyện kể mới, bởi lẽ truyện của ông dùng lớp vỏ bọc xưa cũ để nói những
vấn đề hiện tại một cách kín đáo, sâu sắc. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng để tạo nên
thành công của câu chuyện của An-đec-xen không thể không nói đến vai trò người kể
chuyện- diễn giả hóm hỉnh, nhân hậu. Bản thân An-đec-xen thường gọi truyện của
19

mình là Eventyr, nghĩa là đồng thoại, truyện thần tiên, là “huyền truyện ngắn”. Chính
thiên tài kể chuyện ấy đã đem đến cho độc- thính giả trên khắp thế giới những huyền
truyện thú vị mà thấm đẫm triết lí nhân sinh. Nó làm nên nét riêng độc đáo của truyện
kể An-đec-xen.
Thi pháp truyện kể là khái niệm của tự sự học – một hướng nghiên cứu đặc biệt
dành cho các văn bản nghệ thuật có nội dung tự sự, có cốt truyện, được hình thành từ
thời Hy La cổ đại, nhưng với tư cách một phân ngành ngữ văn học thì chính thức được
khởi xướng và định hình từ những công trình nghiên cứu thi pháp cấu trúc của I.
Todorov. Theo các nhà tự sự học hiện đại, tự sự hay nói đơn giản kể chuyện là kể
chuyện xuất hiện như một nhu cầu tự nhiên của con người. Đó cũng là nhu cầu giao
tiếp, chia sẻ, truyền thông của cá nhân, một yếu tố làm nên xã hội loài người. Tự sự và
kể chuyện là biểu hiện của quyền con người, của quyền dân chủ trong xã hội hiện đại.
Thi pháp truyện kể xuất hiện ngay trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, nhưng rõ ràng
nhất là trong tiểu thuyết, truyện ngắn và các thể loại văn xuôi tự sự.
Trong nghiên cứu văn học dân gian, thi pháp truyện kể được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Một tác phẩm văn học có nguồn gốc truyền miệng, hình thành bằng
ngôn ngữ nói, kết hợp với kỹ thuật kể chuyên nghiệp của nhà văn, tất nhiên sẽ có
những thuộc tính đặc thù. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã lựa chọn sáng tác của hai nhà
văn châu Âu nổi tiếng này.
C.An-đec-xen (Đan Mạch) và B.Nhêm-xô-va (Cộng hòa Séc) là hai gương mặt
tiêu biểu của văn học Châu Âu thế kỉ XIX. Với những truyện kể dung dị mà thấm đẫm
triết lí nhân sinh, vừa cổ xưa vừa hiện đại, họ đã làm sống lại hơi thở, dấu ấn xã hội
đương thời, cũng như đem đến cho độc giả nhỏ tuổi món ăn tinh thần vô giá. Mỗi trang
viết của các nhà văn là một trải nghiệm, suy ngẫm thú vị, sâu sắc về cuộc đời và con
người.
Một trong những yếu tố góp phần quyết định thành công cho sáng tác của họ
chính là khả năng tưởng tượng kì diệu và giọng kể độc đáo. Chính nhờ tài năng thiên
20

bẩm và khát vọng sáng tạo nghệ thuật đáng khâm phục mà hai nhà văn đã tạo dựng cho
mình vị thế riêng khi cày xới, sáng tạo thể loại cổ tích tưởng chừng không có gì mới
mẻ. Nghiên cứu thi pháp truyện kể của hai nhà văn thực sự là một nhiệm vụ khó khăn
nhưng khá lý thú và hấp dẫn. Do những hạn chế về tài liệu kế thừa từ kết quả của
người nghiên cứu trước, chúng tôi chỉ khảo sát, tìm kiếm những đặc điểm thi pháp
truyện kể của hai nhà văn qua những yếu tố thi pháp chủ yếu như: Cách sử dụng các
Mô típ và huyền thoại; Nghệ thuật xây dựng nhân vật và yếu tố Người kể chuyện.

21