Thi_thu_thptqg_2017_sinh_da_2

  • pdf
  • 12 trang
TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM
BIGSCHOOL

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Mã đề 002
81. A
91. B
101. C
111. D

82. B
92. D
102. A
112. A

Câu

Đáp án

81

A

82

B

83

D

83. D
93. D
103. D
113. B

84. B
94. A
104. C
114. A

85. C
95. B
105. B
115. D

86. C
96. C
106. A
116. A

87. A
97. D
107. C
117. B

88. D
98.A
108. A
118. B

89. A
99. C
109. B
119. C

90. B
100. B
110. C
120. A

Hướng dẫn chọn phương án đúng
- Trên Trái Đất, hầu hết các loài đều có chung bộ mã di truyền, trừ một vài
ngoại lệ  1 sai
- Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hoá axit amin, đó là : UAA, UGA
và UAG. Bộ ba AUG mã hoá cho axit amin mở đầu  2 sai
- Mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin  3 đúng
- Axit amin triptôphan chỉ được mã hoá bởi một bộ ba là UGG  4sai
- Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có bộ ba mở đầu giống hệt nhau, đó
là AUG (bộ ba này mã hoá cho axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân
sơ và mã hoá cho axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực)  5 đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng
 phương án cần chọn là A.
- Nếu chuyển đoạn xảy ra trong phạm vi một NST thì dạng đột biến này
không làm thay đổi hàm lượng ADN trên NST  1 thoả mãn
- Lặp đoạn NST luôn làm tăng hàm lượng ADN do sự xuất hiện thêm các
đoạn lặp  2 không thoả mãn
- Đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí các gen, không ảnh hưởng đến hàm
lượng ADN trên NST  3 thoả mãn.
- Mất đoạn NST luôn làm giảm hàm lượng ADN do đoạn bị mất luôn có
chứa gen (một phần của phân tử ADN)  4 không thoả mãn
Vậy có 2 dạng đột biến thoả mãn yêu cầu đề bài
 phương án cần chọn là B.
Menđen giải thích định luật phân ly bằng giả thuyết giao tử thuần khiết. Nội
dung của giả thuyết này gồm những vấn đề cơ bản sau :
- Mỗi tính trạng được quy định bởi cặp nhân tố di truyền. Trong tế bào, nhân
tố di truyền tồn tại thành từng cặp và không hoà lẫn vào nhau.
- Khi tạo giao tử, cơ thể lai F1 có cặp nhân tố di truyền không giống nhau sẽ
Trang 1 – Mã đề 002

84

B

85

C

86

C

87

A

88

D

89

A

90

B

phân li và mỗi giao tử chỉ mang một nhân tố di truyền do đó tạo ra hai loại
giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
- Khi thụ tinh, các giao tử sẽ kết hợp ngẫu nhiên với nhau và các nhân tố di
truyền sẽ được tái tổ hợp tạo ra những cặp nhân tố di truyền mới.
 phương án cần chọn là D
Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái, ngược lại, ở bướm tằm, hoán
vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Do đó, có thể nói rằng : Ở ruồi giấm và bướm
tằm, hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở một trong hai giới
 phương án cần chọn là B
Khi tự phối xảy ra, chỉ cơ thể mang kiểu gen dị hợp mới bị phân hoá thành
phần kiểu gen ở thế hệ sau  quá trình tự phối sẽ không làm thay đổi thành
phần kiểu gen ở thế hệ sau khi trong quần thể chỉ mang kiểu gen đồng hợp
(kiểu gen thuần chủng). Dựa vào tiêu chí này, ta nhận thấy trong các quần
thể đang xét, chỉ có quần thể mang cấu trúc di truyền : 0,1 AA : 0,9 aa là
không bị thay đổi thành phần kiểu gen qua các thế hệ tự phối.
 phương án cần chọn là C
- Cây lưỡng bội được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy noãn đã thụ tinh có
thể có kiểu gen thuần chủng hoặc không thuần chủng (phụ thuộc vào sự kết
hợp của các giao tử trong thụ tinh)  1 không chính xác
- Có 3 con cừu tham gia trực tiếp vào quy trình nhân bản cừu Đôly, đó là :
cừu cho tế bào tuyến vú, cừu cho trứng và cừu mang thai hộ  2 đúng
- Hiện nay, phương pháp nhanh nhất để tạo dòng thuần ở thực vật là nuôi cấy
hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh, sau đó tiến hành lưỡng bội hoá  3
không chính xác
- Trong công nghệ tế bào, phương pháp dung hợp tế bào trần có thể tạo ra
những giống cây trồng mang hệ gen của hai loài khác nhau  4 không
chính xác
- Cấy truyền phôi là một trong những phương pháp nhân nhanh giống vật
nuôi quý hiếm (chỉ áp dụng ở động vật)  5 không chính xác
Vậy số nhận định không chính xác là 4
 phương án cần chọn là C
Lồi cằm xương mặt là đặc điểm mới chỉ xuất hiện gần đây ở 2 loài là Homo
neanderthalensis và Homo sapiens  phương án cần chọn là A
Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên
những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Dựa vào cơ sở này, ta có thể nhận
ra 2 trường hợp là nòi sinh học, đó là : 1 và 4. phương án cần chọn là D
Ba chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới là : ngày càng đa dạng phong
phú (1) ; thích nghi ngày càng hợp lí (2) và tổ chức ngày càng cao (4) 
trong các ý đưa ra, có 2 ý không phản ánh một trong những chiều hướng tiến
hoá chung của sinh giới, đó là : 3 ; 5.
 phương án cần chọn là A
Địa y có thể được tạo thành từ sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam hoặc

Trang 2 – Mã đề 002

91

B

92

D

93

D

94

A

95

B

nấm và tảo (điển hình là tảo lục) trong đó, các sợi nấm có vai trò hút nước và
muối khoáng còn vi khuẩn lam (hoặc tảo) sẽ thực hiện quá trình quang hợp
để tạo ra chất hữu cơ nuôi sống cả hai  trong các sinh vật đưa ra, có 3 sinh
vật không thể có trong cấu tạo của địa y, đó là : rêu (3) ; rau bợ (4) và rong
mơ (5)
 phương án cần chọn là B
Ta lần lượt xem xét các nhận định mà đề bài đưa ra :
- Phần lớn vi khuẩn có lối sống dị dưỡng  1 sai
- Mọi động vật đều sống cần sử dụng các chất hữu cơ lấy từ môi trường hoặc
các sinh vật khác  mọi động vật đều có lối sống dị dưỡng  2 đúng
- Hầu hết thực vật có sắc tố quang hợp và có khả năng tự tổng hợp chất hữu
cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời  hầu hết thực vật có lối sống tự
dưỡng ngoại trừ một vài ngoại lệ có lối sống kí sinh hoàn toàn (ví dụ : cây tơ
hồng)  3 đúng
- Nấm là nhóm sinh vật dị dưỡng  4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 3
 phương án cần chọn là B
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ là khoảng nhiệt độ mà ở đó sinh vật có thể tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian, trong đó có hai mốc nổi bật là điểm
gây chết (giới hạn trên và dưới) và điểm cực thuận. Đây là khoảng giá trị xác
định về khả năng thích nghi của sinh vật đối với nhiệt độ, nó mang tính đặc
trưng cho loài và hoàn toàn không phụ thuộc vào điều kiện cụ thể nào đó mà
một cá thể hay nhóm cá thể của loài đang trải qua. Do vậy, ở thực vật, khi
điều kiện ánh sáng là cực thuận thì giới hạn đối với nhiệt độ của loài vẫn
không thay đổi.
phương án cần chọn là D
Kích thước quần thể chịu sự chi phối của cả nhân tố hữu sinh (cạnh tranh,
quan hệ con mồi – vật ăn thịt, vật chủ - vật kí sinh,…) và nhân tố vô sinh
(điều kiện khí hậu, thời tiết,…), các nhân tố này điều chỉnh kích thước quần
thể thông qua tỉ lệ sinh và tử, do đó, không thể nói “Với mỗi quần thể, mức
sinh sản và mức tử vong thường ổn định và chịu chi phối bởi tiềm năng di
truyền của loài mà không phụ thuộc môi trường.”
 phương án cần chọn là D
Chủng B, các đơn phân không có loại U mà có loại T, vì vậy đây là axit
đêôxiribônuclêic (ADN).
Chủng A và C, các đơn phân không có loại T mà có loại U, vì vậy đây là axit
ribônuclêic (ARN).
 phương án cần chọn là A
Chuyển đoạn không tương hỗ xảy ra giữa 2 NST khác cặp tương đồng, trong
đó một đoạn của NST này được tách ra, gắn vào NST kia và không xảy ra
hiện tượng ngược lại. Dựa vào cơ sở này, ta lần lượt xét các trường hợp :

Trang 3 – Mã đề 002

96

C

97

D

- NST có trình tự gen ABCD.EFMN có thể được tạo ra do đột biến chuyển
đoạn tương hỗ giữa NST mang trình tự gen ABCD.EFGH và một NST khác
cặp tương đồng  1 không thoả mãn
- NST có trình tự gen ABCD.EFGFGH được tạo ra do đột biến lặp đoạn 
2 không thoả mãn
- NST có trình tự gen ABGHCD.EF có thể được tạo ra do đột biến chuyển
đoạn trên cùng một NST  3 không thoả mãn
- NST có trình tự gen CD.EFGH có thể được tạo ra do đột biến chuyển đoạn
không tương hỗ giữa NST mang trình tự gen ABCD.EFGH và một NST khác
cặp tương đồng  4 thoả mãn
- NST có trình tự gen ABCFE.DGH được tạo ra do đột biến đảo đoạn  5
không thoả mãn.
- NST có trình tự gen XYABCD.EFGH có thể được tạo ra do đột biến
chuyển đoạn không tương hỗ giữa NST mang trình tự gen ABCD.EFGH và
một NST khác cặp tương đồng  6 thoả mãn
Vậy số trường hợp thoả mãn yêu cầu đề bài là 2
 phương án cần chọn là B
Xét 2 cặp alen (A, a ; B, b) tương tác với nhau theo kiểu át chế. Ta nhận
thấy :
Tỉ lệ 3 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai AaBb x aabb của dạng át chế 13 :
3;
Tỉ lệ 7 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai AaBb x Aabb của dạng át chế 13 :
3;
Tỉ lệ 3 : 4 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai AaBb x Aabb của dạng át chế 9 :
3:4;
Tỉ lệ 6 : 1 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai AaBb x Aabb của dạng át chế
12 : 3 : 1 ;
Tỉ lệ 5 : 3 có thể xuất hiện trong phép lai AaBb x aaBb của dạng át chế 13 :
3;
Tỉ lệ 1 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai AABb x Aabb của dạng át chế 13 :
3.
Các tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 và 1 : 1 : 1 : 1 chỉ xuất hiện trong phép lai cho đời con có
4 kiểu hình mà trong trường hợp hai cặp gen không alen cùng tương tác theo
kiểu át chế để quy định một cặp tính trạng chỉ cho tối đa 3 kiểu hình ở đời
con (12 : 3 : 1 ; 9 : 3 : 4 )  2 tỉ lệ này không thoả mãn điều kiện đề bài
Như vậy, trong các tỉ lệ phân li kiểu hình đang xét, có 6 tỉ lệ có thể xuất hiện
trong quy luật tương tác gen kiểu át chế
 phương án cần chọn là C
Ta nhận thấy :
Tỉ lệ 3 : 3 : 2 : 2 có thể xuất hiện trong phép lai phân tích hai cặp tính trạng
trong (xảy ra hoán vị gen với tần số 40%) ;
Trang 4 – Mã đề 002

98

A

99

C

100

B

Tỉ lệ 1 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai phân tích hai cặp tính trạng (liên kết
gen hoàn toàn) ;
Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 có thể xuất hiện trong phép lai phân tích hai cặp tính trạng
(các gen phân li độc lập hoặc xảy ra hoán vị gen với tần số 50%) ;
Tỉ lệ 1 : 2 : 1 và 3 : 1 chỉ xuất hiện trong phép lai giữa hai cơ thể dị hợp về
hai cặp gen, không thể xuất hiện trong phép lai phân tích hai cặp tính trạng
 số phép lai thoả mãn điều kiện đề bài là 3
 phương án cần chọn là D
Ta lần lượt xét các trường hợp :
- Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp tử tức là cặp NST tương đồng mang
hai cặp gen mà trong đó, mỗi cặp chứa hai alen giống hệt nhau (không có sự
khác biệt về giữa hai NST)  hoán vị gen không có ý nghĩa trong trường
hợp này.
- Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen thì hoán vị gen chỉ có
tác dụng tương tự như trường hợp hoán đổi vị trí của hai NST trong cặp
tương đồng trong không gian, do đó khi xét trên phạm vi cặp NST, hoán vị
gen không làm thay đổi thành phần và cấu trúc của các cặp gen.
- Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa trong trường hợp mỗi NST trong cặp tương
đồng mang 2 alen khác với 2 alen nằm trên NST còn lại hay nói cách khác là
các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.
 phương án cần chọn là A
Đột biến luôn diễn ra một cách vô hướng, ngẫu nhiên và gián đoạn, do đó,
“tốc độ đột biến hình thành alen này ngày càng mạnh” là nhận định không
chính xác.
Những tác nhân đột biến khác nhau không thể đưa đến một kết quả chung là
cùng tạo ra một dạng đột biến, do đó, “môi trường sống xuất hiện thêm nhiều
tác nhân đột biến mới.” là nhận định không chính xác.
Quá trình giao phối là cơ sở để các đột biến phát tán trong quần thể nhưng nó
không phải là nguyên nhân cốt lõi làm phát sinh và thay đổi đáng kể tần số
đột biến theo thời gian, do đó, “quá trình giao phối diễn ra mạnh mẽ hơn
trước.” cũng là một nhận định không chính xác.
Khi một alen đột biến phát sinh trong quần thể, nếu là đột biến có lợi với xu
hướng biến đổi của môi trường thì chúng sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại và
theo thời gian, alen này ngày càng trở nên phổ biến trong quần thể. Như vậy,
nguyên nhân khiến cho một alen đột biến nào đó ngày càng trở nên phổ biến
có thể là do môi trường liên tục thay đổi theo hướng xác định (hướng có lợi
cho sự duy trì và phát tán của alen đột biến đó trong quần thể).
 phương án cần chọn là C
Bố bình thường nên kiểu gen của bố là : XAB Y ; mẹ có kiểu gen là : XAb XaB
Vì bố bình thường nên chắc chắn con gái bình thường (luôn nhận giao tử
X AB từ bố)  người con bị bệnh là con trai
Trang 5 – Mã đề 002

ab
ab
Để sinh con trai mắc cả hai bệnh trên (X Y) thì mẹ phải cho giao tử X mà

101

C

102

A

103

D

104

C

Ab aB
mẹ có kiểu gen dị hợp chéo (X X )  trong giảm phân của mẹ đã xảy ta
hoán vị gen
 trong các nhận định mà đề bài đưa ra, nhận định đúng là : “Đứa con trên
là trai, trong giảm phân của mẹ có xảy ra hoán vị gen.”
 phương án cần chọn là B
Ta nhận thấy :
Đột biến gen chỉ có thể làm cho vốn gen của quần thể ngày càng phong phú
chứ không thể theo chiều ngược lại (loại 1) ;
Thường biến là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến vật chất di
truyền (loại 2) ;
Chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra những cá thể mang kiểu hình thích nghi nhất
nên không thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể (loại 3) ;
Giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến kết quả là làm nghèo vốn gen của quần
thể, giảm đa dạng di truyền (loại 5) ;
Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
qua thời gian (loại 6) ;
Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm nhanh kích thước của quần thể nên chúng
chỉ có thể làm nghèo vốn gen của quần thể chứ không thể theo chiều ngược
lại (loại 7).
Như vậy, chỉ có di – nhập gen (4) là do có sự thay đổi thuận nghịch theo hai
chiều (di cư và nhập cư) nên vốn gen của quần thể có thể bị nghèo nàn đi (do
di cư) hoặc phong phú thêm (nhờ nhập cư)
 phương án cần chọn là C.
Mối quan hệ nửa kí sinh là hiện tượng sinh vật vừa lấy các chất dinh dưỡng
từ vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng  trong các trường hợp đưa ra, chỉ có
một trường hợp thoả mãn yêu cầu đề bài, đó là : cây tầm gửi sống trên thân
cây gỗ (1) vì loài cây này vừa có khả năng sử dụng giác mút để hút chất dinh
dưỡng từ cây chủ, vừa có khả năng quang hợp
 phương án cần chọn là A
Dạng biến động số lượng thường gặp ở quần thể mèo rừng Bắc Mĩ là theo
chu kỳ nhiều năm (9 – 10 năm) tương ứng với sự biến động số lượng của
quần thể thỏ rừng Bắc Mĩ (con mồi của chúng). Ngoài ra, biến động không
theo chu kì (xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên như bão, lụt, cháy, ô nhiễm,…)
là dạng biến động có thể xảy ra đối với bất kì quần thể sinh vật nào. Vì vậy,
có 2 dạng biến động số lượng có thể xảy ra ở các quần thể mèo rừng Bắc Mĩ,
đó là : biến động theo chu kì nhiều năm và biến động không theo chu kì 
phương án cần chọn là D
5100
Số nuclêôtit của gen là 2.
 3000 Nu.
3.4
Số nuclêôtit loại G = số nuclêôtit loại X = 600 Nu.

Trang 6 – Mã đề 002

Số nuclêôtit loại A = số nuclêôtit loại T =

105

B

106

A

107

C

3000
 600  900 Nu.
2

Số liên kết hiđrô của gen ban đầu là: 3.600  2.900  3600
Gen sau đột biến hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô (liên kết H) mà đột biến
gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen nên đây là dạng đột biến
thay thế một cặp A – T (chứa 2 liên kết H) bằng một cặp G – X (chứa 3 liên
kết H)
 phương án cần chọn là C
Cà độc dược có bộ NST 2n = 24  thể bốn kép (2n + 2 + 2) của cà độc
dược có số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng là : 2n + 2 + 2 = 24 + 2 + 2 =
28 NST.
 phương án cần chọn là B
P: AaBbDdEe x AaBbDdEe
Khi xét riêng từng cặp gen, ta có :
- Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa  3/4A- : 1/4aa
- Bb x Bb  1/4BB : 2/4Bb : 1/4bb  3/4B- : 1/4bb
- Dd x Dd  1/4Dd : 2/4Dd : 1/4dd  3/4D- : 1/4dd
- Ee x Ee  1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee  3/4E- : 1/4ee
Kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
là :
3
1
27
C2  ( ) 2  ( ) 2 
4
4
4
128
 phương án cần chọn là A
AB Ab
Bố mẹ mang kiểu gen là
và hoán vị gen xảy ra ở cả hai với tần số
;
ab aB
30% nên tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể bố là :
35%AB;35%ab;15%Ab;15%aB ; tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể
mẹ là 35%Ab;35%aB;15%AB;15%ab
Ab
ở đời sau là :
b
35%ab.35%Ab  15%Ab.35%Ab  15%Ab.15%ab  19,75%

Tỉ lệ cơ thể mang kiểu gen dạng

 phương án cần chọn là C
Ở chim, chim mái thuộc giới dị giao tử và chim trống thuộc giới đồng giao
tử. Chim mái lông trắng, chân thấp ở F1 mang kiểu gen : X A Y và chiếm tỉ lệ
b
108

A

15% hay ( 50%(Y) x 30%(XA ). Ta nhận thấy : 50%  %XA  25%  đã xảy
b
b
ra hiện tượng hoán vị gen ở chim trống và giao tử X A được tạo ra do liên kết
b
gen hoàn toàn  Kiểu gen của chim trống ở thế hệ P là : X A Xa
b
B

109

B

 phương án cần chọn là A
Vì quần thể cân bằng di truyền và cân bằng giới tính nên theo định luật
Trang 7 – Mã đề 002

Hacđi – Vanbec, thành phần kiểu gen của quần thể thoả mãn đẳng thức :
0,5p2 XD XD  p.qXD Xd  0,5q 2Xd Xd  0,5pXD Y  0,5qXd Y  1 , trong đó p
và q lần lượt là tần số alen D và d, p + q = 1
Theo bài ra, ta có : 0,5p = 10% = 0,1 suy ra p = 0,2 ; q = 1 – 0,2 = 0,8. Vậy tỉ
lệ mèo tam thể (mang kiểu gen X D Xd ) trong quần thể là : p.q = 0,2.0,8 =
0,16 hay 16%.
 phương án cần chọn là B
Quy ước : A : bình thường >> a: máu khó đông
Bố mẹ bình thường sinh được người con trai mắc bệnh máu khó đông ( Xa Y )
 mẹ có kiểu gen dị hợp XA Xa

P : XA Xa

x

Ta có sơ đồ lai của bố mẹ vợ : G :1X A ;1X a

XA Y
1X A ;1Y

F1 :1X A X A :1X A X a :1X A Y :1X a Y

110

C

111

D

112

A

Dựa vào sơ đồ lai, ta nhận thấy kiểu gen của người vợ (có kiểu hình bình
1
1
thường) có thể là XA XA hoặc XA Xa với xác suất : X A X A : X A X a (cho
2
2
3
1
giao tử với tỉ lệ : X A : X a )
4
4
Người chồng bình thường có kiểu gen là XA Y (cho giao tử với tỉ lệ
1 A 1
X : Y)
2
2
Khả năng cặp vợ chồng này sinh được con trai không mắc bệnh (X A Y) là :
3 A 1
3
(X ). (Y)   37,5%
4
2
8
 phương án cần chọn là C
Thích nghi kiểu gen là sự hình thành những kiểu gen quy định những tính
trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng thứ (nòi) trong loài. Đây là
đặc điểm thích nghi bẩm sinh, bền vững, được hình thành trong quá trình
phát triển lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, do đó, trong
“một sớm, một chiều”, chúng không thể biến đổi linh hoạt với những thay
đổi thường xuyên của điều kiện môi trường  dựa vào cơ sở này, ta nhận
thấy trong 4 trường hợp đưa ra thì chỉ có một trường hợp thích nghi kiểu gen,
đó là “Con bọ lá có hình dạng giống hệt chiếc lá”
 phương án cần chọn là D
Ở một quần xã, mỗi loài sinh vật thích nghi với một điều kiện sinh thái khác
nhau. Hiện tượng này được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thông qua việc
phối hợp trồng trọt/chăn nuôi nhiều loài cây/con trong cùng một khu vực,
những cây/con này thích ứng với các điều kiện sinh thái khác nhau, từ đó
giúp tận dụng tối đa nguồn sống của môi trường  Dựa vào cơ sở trên, ta
nhận thấy trong các trường hợp đưa ra, có 2 trường hợp thoả mãn điều kiện
Trang 8 – Mã đề 002

113

B

114

A

115

D

đề bài, đó là : 1 (Trong một ao, nuôi đồng thời nhiều loại cá thích ứng với
các tầng nước khác nhau (cá trắm, cá chép, cá mè hoa, cá rô phi…)) và 2
(Trồng xen các cây ưa sáng với cây ưa bóng trong một khu vườn)
 phương án cần chọn là A
Mối quan hệ cộng sinh có thể có ở vi khuẩn (ví dụ : vi khuẩn lam cộng sinh
với nấm, bèo hoa dâu,….) ; ở nấm (ví dụ : nấm cộng sinh với tảo trong địa
y,…) ; ở thực vật (ví dụ : cây kiến cộng sinh với kiến,…) ; ở động vật (ví dụ :
hải quỳ cộng sinh với cua,…) nhưng hiện tượng này không thể xảy ra ở virut
vì đây là dạng sống có lối sống kí sinh nội bào bắt buộc và mối quan hệ duy
nhất chúng có thể thiết lập với các dạng sống khác là vật chủ - vật kí sinh 
 phương án cần chọn là B
- Hai alen của cùng một gen (D, d) có chiều dài bằng nhau  Hai alen có
cùng số nuclêôtit  Hai alen có khối lượng bằng nhau  4 đúng
- Khối lượng alen D là 720000 đvC  số nuclêôtit của alen D = alen d =
720000
N
 2400 ; mặt khác, ở alen D, A = T = 480  G = X =
300
N
 A  720
2
Hai alen có cùng số nuclêôtit mà alen d được tạo thành do đột biến điểm ở
alen D  đã xảy ra dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. Ta lại có : một
tế bào sinh dưỡng của loài có tổng số nuclêôtit loại X ở gen đang xét là 2878
= 2.720 + 2.719  so với alen D, alen d ít hơn 1 cặp G – X  Alen d được
tạo thành do đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A – T ở alen D ; Tế bào
sinh dưỡng đang xét mang kiểu gen DDdd  1, 2 đúng.
- Đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T sẽ làm alen đột biến
giảm đi 1 liên kết H so với alen ban đầu. Tế bào có kiểu gen DDdd  tổng
số liên kết hiđrô về gen đang xét trong tế bào sinh dưỡng nói trên là :
2.(2A+3G) (DD) + 2.(2A + 3G – 1)(dd) = 2.(2.480 + 3.720) + 2.((2.480 +
3.720) – 1) = 12478  3 đúng.
Vậy số nhận định đúng là 4
 phương án cần chọn là A
Loài có bộ NST 2n = 14  n = 7. Ta xét lần lượt các nhận định :
- Nếu ở mỗi cặp NST, xét một cặp gen alen thì số loại thể ba (2n + 1) tối đa
có thể có trong quần thể của loài là : C1 .41.36  20412  1 sai
7
- Nếu ở mỗi cặp NST xét một cặp gen alen thì số loại thể bốn kép tối đa có
2
thể có trong quần thể của loài là : C7 .52.35  127575  2 sai
- Nếu ở 3 cặp NST số I, II và III, mỗi cặp mang một NST đột biến thì theo lý
thuyết, sau giảm phân không có trao đổi chéo, xác suất tạo ra giao tử mang
3

1 7
đột biến là : 1      3 đúng
2 8
Trang 9 – Mã đề 002

- Thể một kép là thể đột biến mà trong mỗi tế bào sinh dưỡng có hai cặp
NST tương đồng bất thường, trong đó mỗi cặp khuyết đi một NST (2n – 1 –
1)
Vì tất cả các cá thể đều có cùng một kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp
alen nên số loại thể một kép tối thiểu có thể có trong quần thể là 0 (không
mang thể một kép nào) ; số loại thể một kép tối đa có thể có trong quần thể là
2
C7 .1  21 .  4 đúng.
Vậy số nhận định đúng là 2
 phương án cần chọn là D
Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1

116

A

toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con gồm
4 tổ hợp với tỉ lệ : 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ  tính trạng màu hoa được
quy định bởi hai cặp gen không alen tương tác với nhau kiểu bổ sung.
Quy ước hai cặp alen quy định tính trạng màu hoa là A, a và B, b. Cây F1 sẽ
có kiểu gen là AaBb.
Ta có sơ đồ lai khi cho cây F1 tự thu phấn :
F1 : AaBb
x
AaBb

G : AB, Ab, aB, ab

AB, Ab, aB, ab

F2 : 9A  B : 3A  bb : 3aaB :1aabb
Khi lấy lần lượt từng cây con ở thế hệ F2 , xác suất lấy được 3 cây hoa đỏ (A3

9 7
B-) trong số 4 cây con là :   . .C3  0,31146
4
 16  16
 phương án cần chọn là A
Cây đực thân thấp, hoa đỏ, đơn và không tua cuốn có kiểu gen dạng
aB
C  Xd Y .
a
- Theo bài ra, ta có :
aB
aB
4, 265625%
%
C  Xd Y  4, 265625%  %

 22, 75%
a
a  75%(C).25%(Xd Y)
%

117

ab
 25%  22, 75%  2, 25%  %ab được tạo ra ở mỗi bên đực, cái
ab

là :

2, 25%  15%( 25%)  P có kiểu gen dị hợp chéo về các gen quy

B

định chiều cao thân và màu hoa, hoán vị gen đã xảy ra với tần số : 15%.2 =
30%  1 sai ; 2 đúng
- Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ, kép, có tua cuốn thu được ở đời F1 là (50% +
2,25%) (A-B-).25%(cc).75%( XD  ) = 9,796875%  3 đúng
Ab
- Cây đực ở thế hệ (P) có kiểu gen là
CcX D Y , khi cho cây đực lai phân
aB

Trang 10 – Mã đề 002

tích (lai với cây mang kiểu gen

ab
ccX d X d )  tỉ lệ cây mang toàn tính trạng
ab

ab
).50%(cc).50%(X d Y)  3, 75%  4 đúng
ab
Vậy số nhận định đúng là 3
 phương án cần chọn là B
- Người em (2) kết hôn với một người đàn ông bình thường (4) sinh ra người
con trai bị bạch tạng (6)  (6) mang kiểu gen aa ; (2) và (4) đều mang kiểu
gen dị hợp (Aa)  (1) cũng mang kiểu gen dị hợp là (Aa).
Vì người đàn ông (3) chưa cho biết kiểu hình về tính trạng đang xét 
không thể xác định được kiểu gen của người đàn ông (3) và người con gái
(5) ; mặt khác, người con gái bình thường (7) có bố mẹ đều mang kiểu gen
Aa  (7) có thể mang kiểu gen AA hoặc Aa  trong gia đình trên chỉ có
thể xác định chính xác được kiểu gen của 4 người là (1) ; (2) ; (4) và (6)  1
đúng
- Cặp vợ chồng người em đều mang kiểu gen Aa  nếu cặp vợ chồng người
em dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh (aa ;
1
1
3
Aa) ở lần sinh thứ 3 là : (aa)  (Aa)   75%  2 đúng
4
2
4
- Vì (1) mang kiểu gen Aa nên nếu người đàn ông (3) mang kiểu gen đồng
hợp trội (AA) thì xác suất người con gái (5) mang gen bệnh (có kiểu gen Aa)
là : 50%(a).100%(A) = 50%  3 đúng
- Người con gái (7) mang kiểu gen Aa hoặc AA với xác suất :
1
2
AA : Aa  nếu người con gái (7) kết hôn với một người đàn ông có kiểu
3
3
gen giống bố (Aa) thì xác suất sinh ra 2 người con bình thường của cặp vợ
1
2 3
3
1 3 17

chồng này là : .100%(A).100%(A )  . (A ). (A )   
3
3 4
4
3 8 24
4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 4
 phương án cần chọn là B
Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một
khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định và có khả năng
sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng
sống trong một không gian và thời gian nhất định
Dựa vào hai khái niệm trên, ta nhận thấy trong các tập hợp đưa ra, những tập
hợp không phải là quần thể, cũng không phải là quần xã là : Tập hợp những
con ốc sống dưới đáy một con sông (2) (vì những con ốc này thuộc nhiều loài
khác nhau nhưng lại không bao hàm tất cả các sinh vật sống trong khu vực
đó) ; Tập hợp những con trâu cùng tham gia một cuộc chọi trâu (6) (vì tuy

lặn ở đời con là : 15%(

118

B

119

C

Trang 11 – Mã đề 002

120

A

những con trâu này có thể cùng loài nhưng thời gian gặp nhau của chúng rất
ngắn ngủi, khu vực tập hợp lại không phải là không gian sống thường xuyên,
ổn định của chúng, mặt khác giữa chúng cũng không có mối quan hệ về mặt
sinh sản để tạo ra các thế hệ sau) ; Tập hợp những cây hoa sống trong một
khu vườn (7) (vì những cây hoa có thể không cùng loài, mặt khác, tập hợp
này cũng không bao hàm tất cả các sinh vật sống trong khu vườn đó)
Vậy có 3 tập hợp không phải là quần thể, cũng không phải là quần xã, đó là :
(2) ; (6) và (7)
 phương án cần chọn là C
Dựa vào lưới thức ăn được minh hoạ trong hình, ta lần lượt xem xét các nhận
định mà đề bài đưa ra :
- Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn là : “Cỏ  Châu chấu  Chuột 
Diều hâu” ; “Cỏ  Châu chấu  Chuột  Rắn  Diều hâu” ; “Cỏ 
Kiến  Chuột  Diều hâu” ; “Cỏ  Kiến  Chuột  Rắn  Diều hâu”
; “Cỏ  Kiến  Ếch  Rắn  Diều hâu”  1 đúng
- Trong lưới thức ăn, có một loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức
ăn, đó là ếch  2 sai
- Chuột tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là : “Cỏ  Châu chấu  Chuột 
Diều hâu” ; “Cỏ  Châu chấu  Chuột  Rắn  Diều hâu” ; “Cỏ 
Kiến  Chuột  Diều hâu” ; “Cỏ  Kiến  Chuột  Rắn  Diều hâu”
 3 sai
- Diều hâu vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (Vd : trong chuỗi thức ăn : “Cỏ 
Châu chấu  Chuột  Diều hâu”), vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 4 (Vd :
trong chuỗi thức ăn : “Cỏ  Kiến  Ếch  Rắn  Diều hâu”)  4 đúng
- Trong lưới thức ăn đang xét, kiến là thức ăn của chuột và ếch, tuy nhiên
ngoài kiến, chuột còn có nguồn thức ăn khác là châu chấu  khi kiến biến
mất khỏi lưới thức ăn thì chuột không thể bị diệt vong  các sinh vật ở mắt
xích phía sau nó (rắn, diều hâu) cũng không thể bị diệt vong, ngược lại, kiến
là nguồn thức ăn duy nhất của ếch  khi kiến biến mất khỏi lưới thức ăn thì
ếch là loài duy nhất có nguy cơ bị diệt vong  5 sai.
Vậy số nhận định đúng là 2
 phương án cần chọn là A
_______Hết_______

Trang 12 – Mã đề 002