Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ nôm của nguyễn trãi
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------------------
HUỲNH TẤN PHÁT
6095881
THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VIẾT
BẰNG CHỮ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI
Luận văn tốt nghiệp đại học
ngành Ngữ văn
Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, 11 - 2012
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
1
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch Sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
B - NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT THƠ VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THỜI
TRUNG ĐẠI VÀ TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
1.1. Khái quát thơ viết về thiên nhiên trong thời trung đại
1.1.1.Thiên nhiên trong thơ thời Lý - Trần.
1.1.1.1. Hệ ý thức Phật giáo trong thơ viết về thiên nhiên thời Lý.
1.1.1.2. Nét bình dị trong thơ viết về thiên nhiên thời Trần
1.1.2. Thiên nhiên trong thơ thời thời Lê
1.1.2.1. Giai đoạn nửa đầu thời Lê
1.1.2.2. Giai đoạn nửa cuối thời Lê
1.1.3. Thơ viết về thiên nhiên từ thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII
1.1.4. Thơ viết về tiên nhiên từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
1.2. Tác gia Nguyễn Trãi
1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.2.1.1. Thân thế Nguyễn Trãi
1.2.1.2. Thời thế và con người
1.2.2. Sự nghiệp văn chương
1.2.3. Nhận xét về Nguyễn Trãi
CHƢƠNG 2
THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VIẾT BẰNG CHỮ NÔM
CỦA NGUYỄN TRÃI
2.1. Vài nét về tập thơ Quốc âm thi tập
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
2.1.2. Những giá trị nổi bật của Quốc âm thi tập
2.1.2.1. Về nội dung
2.1.2.2. Về nghệ thuật
2.2. Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
2.2.1. Dòng thời gian vũ trụ
2.2.1.1. Mùa xuân
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
2
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
2.2.1.2. Mùa hạ
2.2.1.3. Mùa thu
2.2.1.4. Mùa đông
2.2.2. Hình tượng thiên nhiên gần gũi với làng quê Việt Nam
2.2.2.1. Rau cỏ, sản vật
2.2.2.2. Cây đa - biểu tượng của sự trường tồn
2.2.2.3. Liên hoa – biểu tượng của tấm lòng trung trinh
2.2.2.4. Miêu (mèo) – loài vật hữu ích của con người
2.2.2.5. Trư (Lợn) – con vật cúng tế
2.2.3. Thiên nhiên biểu tượng của chân thiện mỹ
2.2.3.1. Tùng – hình ảnh tượng trưng cho con người kiên trinh và niềm tin được
cống hiến của Nguyễn Trãi
2.2.3.2. Cúc – hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi
2.2.3.3. Trúc – hình ảnh tượng trưng cho sự tu dưỡng của Nguyễn Trãi
2.2.3.4. Mai – hình ảnh tượng trưng cho tác phong sống đáng quý của Nguyễn Trãi
2.2.3.5. Mộc Cận – hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng chung thủy, sự trung
thành của Nguyễn Trãi
2.2.3.6. Hòe – hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời vinh hoa phú quý nhưng không
trọn vẹn
2.2.3.7. Hoàng tinh – vị thuốc trường sinh
2.2.3.8. Thiên tuế thụ - biểu tượng của sự trường sinh bất tử
2.2.3.9. Hoa nhài (Mạt lị) – loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao, quý
phái
2.2.3.10. Hoa mẫu đơn – loài hoa tượng trưng cho sự toàn vẹn
2.2.3.11. Cam đường (Cây lê) – loài cây gợi nhớ người công đức
2.2.3.12. Mộc hoa – loài hoa tượng trưng cho sự dâng hiến
2.2.3.13. Lão hạc – hình ảnh tượng trưng cho sự bất tử của Nguyễn Trãi
2.2.3.14. Điệp (Bướm) – loài vật tượng trưng cho cái đẹp
CHƢƠNG 3
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VIẾT
BẰNG CHỮ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI
3.1. Bút pháp tả thực
3.2. Bút pháp tượng trưng
3.3. Chất liệu đời thường
3.4. Ngôn ngữ miêu tả gợi hình ảnh
C – KẾT LUẬN
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
3
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Trãi là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc. Bóng mát
của cây đại thụ ấy đã rợp bóng thời gian suốt bao thế kỷ và gốc rễ của nó đã ăn sâu vào
đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt.
Là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt đồng thời sống trong giai đoạn đất nước có
nhiều biến động, nhưng tài năng thơ văn của Nguyễn Trãi vẫn luôn tỏa sáng trên thi
đàn dân tộc. Đọc thơ Nguyễn Trãi chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc về một tâm hồn yêu
nước sâu nặng nhưng cũng rất thầm kín và chân thành. Sự đóng góp của ông cho nền
văn học dân tộc là vô cùng rực rỡ, đặc biệt là về thơ Nôm. Chính nhờ Nguyễn Trãi mà
cả dân tộc ta có thể tự hào về một hồn thơ rất riêng của dân tộc mình.Với tập thơ Nôm,
Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy được một tâm hồn lạc quan gắn bó với thiên nhiên
như thế nào. Đó như một dấu son trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi không chỉ là bức tranh về cảnh thôn
quê mà đó còn là những cảnh vật về những loài cây, loài hoa, chim muông, thời tiết.
Ẩn đằng sau những bức tranh ấy còn là một tâm hồn rất đáng quý của nhà thơ đối với
nhân dân, đất nước. Từ niềm ngưỡng mộ chân thành đối với nhà thơ Nguyễn Trãi cũng
như sự yêu quý những bức tranh thiên nhiên đậm đà màu sắc dân tộc trong thơ văn
ông mà tôi quyết định chọn đề tài luận văn Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm
của Nguyễn Trãi.
Chọn đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ mang đến một số đóng góp cho công
tác nghiên cứu thơ văn Nguyễn Trãi đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy sau này
vì Nguyễn Trãi là tác gia Việt Nam được chọn giới thiệu ở trường phổ thông phần văn
học Việt Nam trung đại. Đi sâu vào việc tìm hiểu hình ảnh thiên nhiên trong thơ Nôm
ông, chúng tôi mong muốn có cái nhìn toàn vẹn hơn về tài năng của Nguyễn Trãi trong
việc miêu tả thiên nhiên đồng thời tìm hiểu những tâm sự mà nhà thơ gửi gắm đằng
sau những bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc, hình ảnh và dạt dào cảm xúc ấy.
2. Lịch sử vấn đề
Từ những thế kỉ trước và cho đến hiện nay công việc nghiên cứu thơ văn của
tác giả Nguyễn Trãi được rất nhiều cá nhân và tổ chức tập thể đã làm, có những công
trình đạt được nhiều kết quả tốt nhưng cũng có những bài nghiên cứu còn sơ sài, tất cả
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
4
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
những công trình nghiên cứu, những bài viết, bài bình luận ấy đều là tấm lòng của thế
hệ sau kính trọng và tưởng nhớ đến tác giả Nguyễn Trãi. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải
nhận thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra những bài đánh giá, tổng
kết hoàn thiện nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi – một nhà chính trị đại
tài, một anh hùng lừng lẫy của dân tộc. Qua việc tìm hiểu chúng ta cũng phải công
nhận là đề tài về tác giả, sự nghiệp và những vấn đề liên quan tới Nguyễn Trãi còn rất
nhiều và là một đề tài rộng, vì vậy rất cần được đầu tư nghiên cứu hơn nữa về Nguyễn
Trãi. Qua bài nghiên cứu này chỉ là một phần nhỏ trong hàng loạt vấn đề cần được tìm
hiểu và khám phá về con người ấy. Có thể nói Nguyễn Trãi là một trong những đại thi
hào dân tộc, một danh nhân, một thi sĩ bậc nhất trên thi đàn văn chương dân tộc và
nhân loại, chính văn chương của ông đã cho người đời biết hơn về ông.
Đối với đề tài Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ nôm của Nguyễn Trãi, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của nhiều tác giả đề cập đến với nhiều góc
độ, khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:
Nhà thơ Xuân Diệu với công trình nghiên cứu Quốc âm thi tập, tác phẩm mở
đầu nền thơ cổ điển Việt Nam đã khẳng định “trong thơ Việt Nam, chưa có một nhà
thơ nào yêu mến thắm thiết thiên nhiên và có những vần thơ đẹp đẽ, tinh vi sâu sắc về
thiên nhiên cho bằng Nguyễn Trãi” [19;709]. Không những thế Xuân Diệu còn khẳng
định “trong thơ Việt Nam ta, chưa có ai viết những vần thơ về thiên nhiên hay và cao
như Nguyễn Trãi” [19;711]. Ở đây, Xuân Diệu đã có sự cảm nhận sâu sắc về các bài
thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Qua đó Xuân Diệu đã khái quát lên được
những cái hay những giá trị về nội dung và hình thức trong những bài thơ về thiên
nhiên của Nguyễn Trãi. Để từ đây một lần nữa Xuân Diệu khẳng định “hồn thơ của
Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên là một hiện tượng đặc biệt” [19;709].
Ngoài ra Xuân Diệu còn có một công trình nghiên cứu nữa là Một bài thơ của
Nguyễn Trãi : Ba tiêu. Qua công trình này Xuân Diệu muốn gởi đến cái bí mật, cái
điều mà trước đây ông vốn chưa đến giờ ông mới hiểu và ông muốn chia sẽ với người
đọc.
Trong bài nghiên cứu của tác giả Đặng Thanh Lê, Nguyễn Trãi và đề tài thiên
nhiên trong dòng văn học yêu nước Việt Nam tác giả đã có những lời nhận xét về thiên
nhiên trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi “trong Quốc âm thi tập đã xuất hiện những đề
tài, hình tượng thiên nhiên đậm đà phong vị dân tộc, phong vị đồng quê với những
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
5
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên độc đáo và có giá trị nhất trong dòng thơ Nôm dân tộc
đầu tiên” [19;798].
Mai Trân đã có ý kiến: “Thơ về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất và cũng
là thành công nhất trong di sản thơ của Nguyễn Trãi” [19;756].
Nguyễn Hữu Sơn với công trình nghiên cứu Cảm quan mùa xuân trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi. Với công trình này Nguyễn Hữu Sơn đã làm rõ mạch cảm xúc về
mùa xuân của Nguyễn Trãi, đồng thời thể hiện thái độ ngưỡng mộ tinh thần nhân bản
và niềm khát khao đến vô cùng vô tận về tình yêu cuộc sống, tình yêu mùa xuân đất
nước và mùa xuân ở mỗi tâm hồn người.
Nguyễn Thiên Thụ với công trình nghiên cứu Thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Trãi. Ở công trình này tác giả đi vào nghiên cứu thơ Nôm Nguyễn Trãi với các luận
điểm: thiên nhiên, nguồn mĩ cảm; thiên nhiên, người bạn của thi nhân; và cuối cùng là
thiên nhiên và thời gian.
Mai Trân với công trình nghiên cứu Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Trãi. Trong công trình này Mai Trân ca ngợi tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi,
một thế giới quan lành mạnh yêu đời thắm đượm tình người đã tạo nên những cảnh vật
thiên nhiên thật đẹp và gần gũi.
La Kim Liên với công trình “Trăng” trong thơ Nguyễn Trãi. Trong công trình
này tác giả ca ngợi trăng trong thơ Nguyễn Trãi với những đặc điểm rất riêng rất đậm
chất Nguyễn Trãi.
Bùi Văn Nguyên với công trình Trúc. Với công trình này tác giả đã làm rõ được
khí tiết thanh cao của cây trúc, đó đặc điểm nỗi bật mà Nguyễn Trãi đã khắc họa qua
hình tượng loài cây này.
Trần Đình Sử với công trình Tùng – một bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi.
Trong công trình này tác giả đi phân tích những đặc điểm đặc trưng đồng thời nói lên
khí phách của cây tùng.
3. Mục đích, yêu cầu
Ở đề tài này mục đích của người viết là đi vào tìm hiểu thiên nhiên trong thơ
Nôm của Nguyễn Trãi trên cơ sở so sánh với thiên nhiên trong thơ văn trung đại Việt
Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi ở ba
mặt: Thiên nhiên qua dòng thời gian vũ trụ, hình tượng thiên nhiên gần gũi với làng
quê Việt Nam và thiên nhiên biểu tượng của chân thiện mỹ. Cuối cùng là xem xét
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
6
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Nôm của ông trên các bình diện: Bút pháp miêu
tả, bút pháp tượng trưng, chất liệu đời thường và ngôn ngữ miêu tả gợi hình ảnh.
Từ sự so sánh với thiên nhiên trong thơ văn trung đại Việt Nam với thiên nhiên
trong thơ Nôm Nguyễn Trãi chúng ta sẽ thấy được sự mới lạ trong thơ của Nguyễn
Trãi. Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi được thể hiện ở mặt nội dung lẫn mặt
hình thức. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn
Trãi sẽ giúp người đọc vừa phát hiện ra tài năng của Nguyễn Trãi đồng thời yêu quý
và trân trọng tấm lòng yêu quê hương, đất nước của nhà thơ vĩ đại này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, đầu tiên người viết sẽ khái quát thiên nhiên trong thơ văn trung đại
qua bốn giai đoạn chính sau đó mới đi sâu vào tìm hiểu thiên nhiên trong thơ viết bằng
chữ Nôm của Nguyễn Trãi qua văn bản Quốc âm thi tập, nguyên văn chữ Nôm và các
văn bản dịch từ nguồn văn bản Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (tập 03) do Mai Quốc
Liên chủ biên, Kiều Thu Hoạch – Vương Lộc – Nguyễn Khuê phiên âm và chú thích.
Ở phần nội dung chính này tôi đi vào phân tích những bài thơ có miêu tả thiên nhiên ở
mặt nội dung và hình thức nghệ thuật để làm sáng tỏ cho đề tài đã chọn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giúp cho việc hoàn thành đề tài một cách khoa học và hợp logic chúng tôi sẽ
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: tổng hợp tài liệu về Nguyễn Trãi, đọc tài
liệu, liệt kê các bài thơ Nôm viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi… và các thao tác
chứng minh, phân tích, đánh giá… để làm rõ vấn đề.
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
7
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
B - NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT THƠ VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THỜI
TRUNG ĐẠI VÀ TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
1.1. Khái quát thơ viết về thiên nhiên trong thời trung đại
1.1.1.Thiên nhiên trong thơ thời Lý - Trần
1.1.1.1. Hệ ý thức Phật giáo trong thơ viết về thiên nhiên thời Lý
Văn học thời Lý vốn mang nặng hệ ý thức Phật giáo. Đặc điểm của văn học
thời kỳ này là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Phật giáo chiếm
vị trí độc tôn trong đời sống tinh thần của dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu truyền bá rộng
rãi đạo Phật vào trong nhân dân, các nhà sư đã tìm cách thể hiện những triết lý Phật
giáo vốn trừu tượng, khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắn gọn, sinh động, dễ nhớ,
dễ hiểu để giúp người học đạo được thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, học tập.
Và như vậy văn học thời Lý có tác dụng là công cụ hỗ trợ tích cực cho việc truyền bá
lý thuyết đạo Phật. Do đó thiên nhiên trong văn học thời này chủ yếu gắn liền với
những quan niệm triết lý của Phật giáo.
Triết lý Phật giáo cho rằng vạn vật trong vũ trụ này cùng chung một bản thể.
Cùng một bản thể mà lại biến hóa và biểu hiện dưới muôn vàn dạng thức khác nhau.
Phật giáo đã cho rằng mọi vật trong thế gian này chỉ là muôn vàn dạng thức biểu hiện
của cùng một bản thể, thì tất phải cho rằng con người cùng với trời đất và muôn loài
chẳng qua chỉ là cùng một thể chất. Với quan niệm ấy, văn học Thiền tông đã dễ dàng
đem nhập con người làm một với thiên nhiên. Đoàn Văn Khâm trong bài thơ Văn
Quảng Trí thiền sư đã tỏ lòng thương tiếc nhà sư vừa mất như sau:
Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt,
Viện tiền sơn thủy thị chân hình.
(Văn Quảng Trí thiền sư)
(Các đạo hữu không nên đau thương vì sự vĩnh biệt, Núi sông trước chùa trông
xa, ấy là chân hình của nhà sư).
Như vậy quan niệm của Phật đồng nhất bản thể của con người với thiên nhiên.
Dù cho nhà sư có chết đi thì đó chỉ là sự hủy diệt về mặt thân xác, còn bản thể thật sự
của nhà sư thì vẫn tồn tại mãi trong thiên nhiên, cây cỏ, núi sông.
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
8
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
Tuy dùng thơ để truyền đạt những lý thuyết vốn khô khan, khó nhớ của đạo
Phật nhưng các nhà sư vẫn có những lời thơ rất đẹp về thiên nhiên với đầy đủ màu sắc,
hương vị và âm thanh.
Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát,
Phong suy thiên lý phức thần hương
(Tham đồ hiển quyết – Viên Chiếu)
(Cây héo vào xuân hoa nở dậy, Gió đưa ngàn dặm nức hương thần)
Hay:
Ly hạ trùng dương cúc,
Chi đầu noãn nhật oanh.
(Tham đồ hiển quyết – Viên Chiếu)
(Hoa cúc tiết dương nở chân giậu, Chim oanh ngày trời ấm hót đầu cành).
Thiên nhiên xuất hiện trong thơ đời Lý không hề cứng nhắc khô khan mà rất
giàu xúc cảm với một niềm thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống mặc dù khung cảnh thiên
nhiên trong thơ thường bị chi phối bởi cái nhìn “sắc không”. Chẳng hạn ở bài Cáo tật
thị chúng, Mãn giác thiền sư đã làm sáng tỏ cho quan niệm “sắc không” của nhà Phật
qua sự đối sánh giữa thời gian tuần hoàn của vũ trụ với thời gian ngắn ngủi của đời
người đồng thời thể hiện niềm hy vọng của con người trong cuộc sống:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tân,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Cáo tật thị chúng)
(Xuân qua trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa đua nở. Việc đời trôi qua trước mắt,
Cảnh già hiện ra trên mái đầu. Chớ bảo rằng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua, sân
trước, một nhành mai).
Nhìn chung, thơ Thiền tông đời Lý mỗi khi đề cập đến thiên nhiên thì các thiền
sư đều muốn qua đó gửi gắm những quan điểm triết học của mình. Đáng chú ý là quan
niệm vạn vật nhất thể của Thiền tông đã đưa đến sự hòa đồng giữa nhà thơ và thiên
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
9
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
nhiên. Sự hòa đồng này đã làm cho thiên nhiên trở nên rất đỗi gần gũi, gắn bó với con
người trong một thể thống nhất hoàn chỉnh.
1.1.1.2. Thiên nhiên bình dị trong thơ thời Trần
Bên cạnh việc phản ánh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, văn học thời Trần
còn thể hiện lòng yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. So với thiên nhiên
trong thơ thời Lý, thiên nhiên trong thơ thời Trần đã có nhiều nét thực hơn và đẹp hơn
hẳn. Các nhà thơ không còn dùng thơ để thuyết giáo cho những lý thuyết của nhà Phật
nữa mà thay vào đó là những cảm xúc rất tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất
nước. Họ đã bắt đầu chú ý đến việc miêu tả cuộc sống bình dị nơi thôn dã:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông).
(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng, Bóng chiều như có thoắt dường không. Mục
đồng thổi sáo trâu về hết, Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).
Tuy nhà thơ chỉ miêu tả bằng thứ ngôn ngữ rất giản dị nhưng vẫn thể hiện được
cái “thần” riêng của bức tranh phong cảnh. Không chỉ miêu tả cuộc sống và sinh hoạt
của con người nơi thôn dã, các nhà thơ thời này còn mang khát khao muốn thâu tóm
tất cả những chi tiết phong phú của cảnh vật thiên nhiên vào trong bức tranh thơ của
họ:
Cô tự thê lương thu ái ngoại,
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thủy minh, sơn tĩnh, bạch âu quá,
Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ.
(Lạng Sơn vãn cảnh – Trần Nhân Tông)
(Ngôi chùa cổ ẩn mình sau lớp khói mùa thu, Thuyền câu hiu hắt, chuông chiều
bắt đầu điểm. Nước trong, núi lặng, chim âu trắng bay qua, Gió im, mây nhởn nhơ, cây
lơ thơ lá đỏ)
Ngoài ra, ở nhiều bài thơ của các nhà thơ thời kỳ này, thiên nhiên không chỉ là
đối tượng thẩm mỹ mà còn là điều kiện để các nhà thơ giải bày, bộc bạch tâm sự của
mình. Chẳng hạn, Trần Minh Tông đã từng mượn tiếng mưa đêm để nói lên tâm trạng
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
10
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
ân hận, day dứt không nguôi suốt ba mươi năm vì một quyết định sai lầm của mình mà
dẫn đến cái chết vô tội của hàng trăm người trong vụ án Trần Quốc Chẩn (1328):
Thu khí hòa đăng thất thự minh,
Bích tiêu song ngoại độ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bã nhàn sầu đối vũ thanh
(Dạ vũ – Trần Minh Tông)
(Hơi thu hòa cùng ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Giọt mưa rơi trên tàu lá
chuối ngoài song cửa tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước, Nay
đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi)
Không chỉ yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước các nhà thơ thời kỳ
này còn thông qua những bức tranh thiên nhiên để thể hiện niềm tự hào về những
chiến công oanh liệt của dân tộc.
Lâu Lãi hang sâu hơn đáy giếng,
Chi Lăng ải hiểm tựa trời cao.
Ngựa leo, gió lướt ngoảnh đầu lại,
Cửa khuyết trời tây mây ráng treo
(Ải Chi Lăng – Phạm Sư Mạnh).
Với niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc, các tác giả
thường khai thác đề tài sông Bạch Đằng với cảm hứng ca ngợi đầy sảng khoái, tự hào:
Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé,
Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô
(Bạch Đằng giang – Trần Minh Tông)
Như vậy, thiên nhiên trong thơ thời Trần hết sức phong phú, đa dạng. Các nhà
thơ đã bước đầu phát hiện và cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà tuyệt vời của thiên
nhiên đất nước. Đây là sự tiếp nối thơ miêu tả thiên nhiên của thời Lý và là nền tảng
để các nhà thơ giai đoạn sau kế thừa và phát huy.
1.1.2. Thiên nhiên trong thơ thời Lê
Nếu kể từ năm 1418 là khi Lê Lợi khởi nghĩa cho đến năm 1505 (khi Lê Hiển
Tông mất), thì thời thịnh của nhà Lê kéo dài non một trăm năm. Văn học thế kỷ XV
được chia thành hai giai đoạn với hai nội dung khác nhau:
1.1.2.1. Giai đoạn nửa đầu thời Lê
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
11
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
Nội dung chủ yếu của văn học nửa đầu thời Lê là nội dung ca ngợi cuộc kháng
chiến chống quân Minh và người anh hùng Lê Lợi. Đây là giai đoạn văn học tập trung
phản ánh cuộc chiến đấu cho độc lập dân tộc và những cố gắng nhằm xây dựng chế độ
trong thời bình. Âm điệu anh hùng là âm điệu chủ đạo của văn học nửa đầu thời Lê.
Chính vì thế, các tác giả thời kỳ này khi viết về thiên nhiên cũng mượn thiên nhiên để
thể hiện âm điệu này.
Trước tiên, thiên nhiên trong văn học nửa đầu thời Lê thể hiện niềm tự hào về
những địa danh đã làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm
lược. Những địa danh nổi tiếng như Lam Sơn, núi Chí Linh, sông Bạch Đằng đã lần
lượt xuất hiện trong sáng tác giai đoạn này nhằm ca ngợi truyền thống đấu tranh bất
khuất của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến chống xâm lược và thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn đã trở thành nguồn đề tài lớn cho các nhà văn, nhà thơ mặc sức sáng
tác với tên tuổi của tác gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Nguyễn
Thời Trung…
Bên cạnh đó thiên nhiên lúc bấy giờ được thể hiện qua cái nhìn lý tưởng về một
xã hội lý tưởng mà các nhà thơ muốn xây dựng.
Tinh đẩu nhất thiên giai củng bắc,
Giang hà vạn phái tận trào đông.
Mao nghê cổ vũ quy vương hóa,
Hà nhĩ âu ca yển đức phong.
( Tứ hải nhất gia - Lý Tử Tấn)
(Cả trời sao đều quay về hướng bắc, Muôn dòng sông thảy nhằm vào hướng
đông. Già lẫn trẻ mừng rỡ theo về vương hóa, Khắp xa gần vui hát, thuận triều đức
phong).
Bài thơ ca ngợi mối thống nhất của nước Đại Việt, và niềm mơ ước về một đất
nước hòa bình thống nhất của nhà thơ Lý Tử Tấn. Và Nguyễn Trãi trong bài thơ Hạ
quy Lam Sơn I cũng đã vẽ nên một hình ảnh rất đẹp về đất nước trong cảnh thái bình:
Viễn phương ngọc bạch đồ vương hội,
Trung Quốc uy nghi đổ Hán quan.
Sóc tẩm dĩ thanh kình lãng tức,
Nam châu vạn cổ cựu giang san
(Hạ quy Lam Sơn I)
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
12
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
(Phương xa mang ngọc lụa đến dâng, vẽ thành bức tranh “vương hội”, Uy nghi
của nước cũ lại được thấy ở các quan triều đình mới khôi phục. Khí dữ phương Bắc đã
trong, sóng kình đã lặng, Non sông nước Nam còn mãi muôn đời).
Không chỉ thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân
tộc, ca ngợi đất nước trong thời hòa bình, các nhà thơ còn đi sâu vào việc miêu tả thiên
nhiên gắn liền với đời sống hiện thực. Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp mang đậm
phong vị quê hương và rất mực gần gũi. Ta có thể bắt gặp những vần thơ viết về thiên
nhiên thôn dã vừa tinh tế lại vừa giản dị trong thơ văn thời kỳ này. Và đây là những
dòng chữ miêu tả thiên nhiên bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi:
Hà thời kết ốc vân phong hạ,
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên.
(Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác)
(Bao giờ làm được nhà dưới núi mây, Múc nước suối nấu chè, gối hòn đá ngủ)
Cùng với Nguyễn Trãi, nhà thơ Lý Tử Tấn cũng có những bài thơ miêu tả thiên
nhiên rất hay, mang đậm màu sắc thôn dã:
Hòe thủ âm âm đạc vấn tường,
Hà hoa niểu niểu phiến tân hương.
Nhất phần thu sắc quân thiên sắc,
Tứ cố sơn quang tiếp thủy quang.
Tử giải hàm hoang sơ thướng đoạn,
Hương duyên đái lục sảo thiêm nhương.
(Sơ thu - Đầu mùa thu)
(Cây hòe đo bóng trên tường phấn, Hương sen dịu dàng phả hương thơm mới.
Một phần sắc thu pha với sắc trời, Bốn bề ánh núi tiếp liền ánh nước. Cua đỏ tía ngậm
gạch vàng đã chui vào rọ, Phật thủ thơm đượm màu xanh, dần dần thêm múi).
Phong vị quê hương mà Lý Tử Tấn yêu mến và miêu tả đã gợi lên cho chúng ta
những vần thơ của Nguyễn Trung Ngạn vào thế kỷ XIV:
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm nở hoa cua béo ghê
Nghe nói quê nhà nghèo vẫn tốt
Giang Nam vui thú chẳng bằng về
(Quy hứng)
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
13
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
Các nhà thơ trong giai đoạn nửa đầu thời Lê không chỉ thể hiện tấm lòng yêu
mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quê hương đất nước mà bên cạnh đó còn phần nào
bộc lộ những bất mãn đối với chính quyền phong kiến. Là những người trí thức đầy tài
năng nhưng không được trọng dụng nên đôi lúc họ cảm thấy bất mãn thời thế, chán
nản muốn về quê ở ẩn, lánh xa chốn danh lợi nhiều cạm bẫy. Chính vì thế họ sống hòa
mình với thiên nhiên, mượn thiên nhiên làm bầu bạn để tìm sự thanh thản cho tâm hồn.
1.1.2.2. Giai đoạn nửa cuối thời Lê
Văn học nửa cuối thời Lê được tính từ năm 1460, năm Lê Thánh Tông lên ngôi.
Lúc này, chế độ phong kiến của nước ta đang ở vào thời kỳ thịnh trị. Ở thời kỳ này nhà
vua là người giám sát và chỉ đạo trực tiếp việc sáng tác văn học của triều thần. Lực
lượng sáng tác chủ yếu là nho sĩ quan liêu, nhất là các triều thần được Lê Thánh Tông
tuyển chọn vào Hội Tao Đàn. Do đó, nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn này là
nội dung thù phụng, ca ngợi sự thịnh trị của chế độ phong kiến và tài đức của vua Lê
Thánh Tông.
Các nhà thơ sáng tác dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà vua về đề tài, cảm hứng
nên đôi khi khuynh hướng ca ngợi, thù tạc không kém phần khiên cưỡng, thụ động. Và
thiên nhiên trong giai đoạn này (trong Hồng Đức quốc âm thi tập) có nhiều bài mang
tính chất ngâm vịnh tiêu khiển với đề tài công thức, tuy cũng có câu đẹp, lời hay
nhưng phần nhiều sáo rỗng, ít giá trị. Tuy nhiên cũng có một số bài của một số tác giả
thể hiện được tình cảm chân thực của nhà thơ đối với cảnh vật, trong số đó đáng chú ý
là những bài miêu tả cảnh vật thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc. Chẳng hạn, nhà
thơ Nguyễn Trực đã có những nét độc đáo trong cách miêu tả thiên nhiên đơn giản
nhưng có ý nghĩa sâu sắc:
Địa viễn phi trần thiểu,
Sơn cao đắc nguyệt đa.
(Đề Cực Lạc tự)
(Xa đất nên bụi ít, Trên cao được trăng nhiều).
Hay nhà thơ Thái Thuận thì lại chú ý đến cái bình thường, dung dị nơi đồng quê:
Mao xá nhân yên lý,
Cô chu tiểu bạc thì.
Thôn đồng tam tứ bối,
Duyên thủy mịch bành kỳ
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
14
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
(Hoàng giang tức sự)
(Nhà cỏ tuôn làn khói, Thuyền con ghé mái bồng. Trẻ con năm bảy tốp, Bắt cáy
dọc ven sông)
Nhà thơ Nguyễn Bảo lại có những bức tranh quê hết sức cụ thể và sinh động.
Tình cảm trong thơ ông là tình cảm của một người gắn bó sâu sắc với làng mạc, ruộng
đồng:
Ly biên ế ế giá miêu trưởng,
Thảo lý thanh thanh vu diệp hy.
(Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn, Khoai trong đám cỏ đã xanh cây).
Các tác giả nói trên phần nhiều không hề chịu sự gò bó theo những khuôn mẫu
của văn học cung đình, và đã có những nét tiến bộ rõ rệt trong nội dung sáng tác mà
đặc biệt là trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Qua những bài thơ viết về thiên
nhiên của họ chúng ta bắt gặp ở đó tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc
đời một cách chân thành và vô cùng sâu sắc.
Thơ vịnh cảnh của Lê Thánh Tông thường thể hiện sự quan tâm đến cuộc đời
hơn là đi tìm cái đẹp thiên nhiên thuần túy. Nhà vua miêu tả thiên nhiên nhưng cũng
đồng thời vẽ lại cảnh giàu có của đất nước:
Tang giá liêu vân thổ vũ khoan,
Biều luân chưng phủ trọng kim hoàn.
Nhân gia đa thiểu lục âm hạ,
Xuyết thốc tâm trung địch bạc can.
(Tang châu)
(Xanh tốt đồng dâu rộng thênh thang, Bầu, nồi quý giá tựa the vàng. Dưới chòm
cây mát nhà dăm mái, Vựa kén lau khô xếp dọc ngang).
Như vậy thơ trong giai đoạn nửa cuối thời Lê mặc dù mang tính chất công thức,
khuôn sáo do ảnh hưởng của lối sáng tác cung đình nhưng bên cạnh đó, vẫn có những
bài thơ rất hay viết về thiên nhiên. Các nhà thơ đã có sự sáng tạo dần trong việc miêu
tả thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ gần với đời sống thực hơn mà còn thể hiện sự
quan tâm và yêu mến cuộc sống của các tác giả thời kỳ này.
1.1.3. Thơ viết về thiên nhiên từ thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII
Do tình trạng xã hội phức tạp nên các xu hướng văn học thời kì này có tính chất
chống đối nhau. Thơ văn từ nửa cuối thế kỷ XVI – đến nửa đầu thế kỷ XVIII bên cạnh
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
15
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
nội dung thù phụng, ca ngợi chính quyền phong kiến còn có nội dung tố cáo hiện thực
xấu xa thối nát của chính quyền phong kiến đương thời. Tuy nhiên trong giai đoạn này
văn học vẫn có nội dung ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đất nước.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của thế kỷ XVI. Tiếng thơ của ông cũng là
tiếng nói của thế kỷ XVI, thế kỷ mà chế độ phong kiến nước ta bước đầu đi vào con
đường khủng hoảng, do đó tư tưởng của các tầng lớp sĩ phu cũng có nhiều xu hướng
phức tạp. Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu sống ở nông thôn nên phần lớn tác phẩm của
ông được viết trong bối cảnh nông thôn khi nhà thơ về ở ẩn. Trong nhiều bài thơ, Hán
cũng như Nôm, ngoài những tình cảm đối với con người, nhà thơ thường miêu tả cảnh
đẹp ở thôn quê và lòng tha thiết của ông đối với cuộc sống ẩn cư. Đối với thiên nhiên,
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít có những nét bút hào hứng, hoành tráng như thơ Nguyễn
Trãi. Có lúc ông dựa vào thiên nhiên để phát biểu những quan điểm triết học hoặc
quan niệm nhân sinh:
Sơn đới thu dung thanh chuyển sấu,
Giang hàm nguyệt ảnh bạch tương xai.
Cơ quan liễu khước đô vô sự,
Tân quán sài môn tận nhật khai.
(Ngụ hứng)
(Núi đượm sắc thu màu xanh hóa nhạt, Sông lồng bóng nguyệt, sắc trắng ganh
nhau. Trong lòng không có cơ tâm thì tự nhiên vô sự, Cửa sài ở quán Tân cứ mở suốt
ngày).
Thơ ông thường thể hiện tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự gắn bó
giữa con người và cảnh vật:
Trăng trong gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cố tri
(Thơ chữ Nôm - bài 90)
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa giản dị, tươi đẹp:
Giang sơn tám bức là tranh vẽ,
Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu.
(Thơ chữ Nôm: bài 3)
lại vừa sinh động, tinh tế, hấp dẫn:
Oanh sơ đầu thiệt tu huỳnh sáp,
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
16
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
Điệp bất câm phong hộ phấn nhi.
(Thơ chữ Hán: Tao xuân)
(Chim oanh vàng rụt rè, vừa tập uốn lưỡi, Con bướm phấn bạo dạn, theo gió tung
bay).
Với niềm yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước, Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã viết nên những lời thơ mỹ lệ, tươi mát, hồn hậu thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên
và yêu mến cuộc đời sâu nặng
Ngoài ra, do tình hình nước nhà tạm thời bị chia cắt nên văn học phân giới Bắc
Nam sông Gianh và vì vậy thiên nhiên trong thơ thời kỳ này cũng có sự khác nhau
giữa Đàng ngoài và Đàng trong. Về nội dung tư tưởng, văn học Đàng ngoài ở thế kỷ
XVII, XVIII, trừ những tác phẩm có ít nhiều yếu tố chân thực, phần lớn đầy tính chất
thù phụng. Trịnh Căn thông qua cảnh trí thiên nhiên để nói lên sự phồn vinh giả tạo
của thế kỷ XVII:
Lá tuôn doành quế màu lai láng,
Gấm trải đường hoa khách dập dìu
(Quán Trấn Võ)
Hoàng Sĩ Khải cũng mô tả cảnh đẹp Thăng Long nhưng chỉ nhằm mục đích thù
phụng triều đại mới:
Trường An phong cảnh hữu tình,
Có đường giong ngựa có thành xem hoa.
Cớ chi mày hỡi con đỗ vũ?
Quyến xuân về lại rủ hè sang.
Hây hây mơ mệt hải đường,
Xanh phô màn liễu, lục trương tán hòe.
(Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải)
Do mang tính chất thù phụng nên thơ viết về thiên nhiên của các tác giả này
phần lớn mang tính công thức và cầu kỳ. Thiên nhiên tuy đẹp nhưng lại không hề
mang tính chân thực mà chỉ là sự thù phụng ca ngợi sự thịnh trị giả tạo của chính
quyền phong kiến đương thời. So với văn học Đàng ngoài thì văn học Đàng trong thể
hiện hình ảnh thiên nhiên rất mực chân thực mặc dù hình thức nói chung còn thô sơ.
Đọc những đoạn thơ của Đào Duy Từ ca tụng cảnh Tư Dung ở Thuận Hóa, những
đoạn thơ của Mạc Thiên Tích ca tụng cảnh Hà Tiên, chúng ta thấy cả một niềm vui,
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
17
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
một sự tin tưởng ở tương lai, không hề thấy ở đây tư tưởng bi lụy chán đời, dù có đôi
chỗ ca ngợi với ý nghĩa thù phụng:
Khéo ưa thay cảnh Tư Dung,
Cửa thông bốn bể nước thông trăm ngòi.
Trên trời tinh tú phân ngôi,
Đêm treo thỏ bạc, ngày soi ác vàng.
Dưới thời sơn thủy khác thường,
Động Đình ấy nước, Thái Hàng kìa non…
(Tư Dung vãn – Đào Duy Từ)
Mạc Thiên Tích mặc dù là người Trung Quốc nhưng ông đã có công khai phá
vùng đất Hà Tiên và gắn bó với nơi này. Đọc Hà Tiên thập vịnh và Lư Khê nhàn điếu
phú, chúng ta không chỉ bàn đến tinh thần yêu thiên nhiên đất nước, tinh thần nhàn tản
yêu đời, mà còn chú ý đến tinh thần Việt hóa trong tư tưởng và qua bút pháp của tác
giả. Trong Hà Tiên thập vịnh bằng quốc âm, điển tích đã ít dùng và lời văn đã khá
thanh thoát:
Dưới rừng mấy trẻ mục đồng,
Lưng trâu thổi địch, gió lồng theo khe.
Hay:
Hiu hiu ai phất gió đông,
Trên hồ tinh tú một dòng lung lay.
Tóm lại thiên nhiên trong văn học giai đoạn này bên cạnh mục đích thù phụng,
ca ngợi chính quyền phong kiến là chủ yếu những vẫn có những vần thơ rất hay viết về
thiên nhiên và những cảnh sắc tươi đẹp của đất nước. Với sự phân chia văn học Đàng
ngoài và văn học Đàng trong, các nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
ở cả hai miền và mỗi nơi đều có những nét đẹp riêng mặc dù hình thức vẫn còn thô sơ
thiếu sự trau chuốt.
1.1.4. Thơ viết về thiên nhiên từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX được bắt đầu với
sự ra đời của tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và kết thúc với tác giả
Cao Bá Quát. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc trong
suốt thời kỳ phong kiến. Vì sự phát triển của nó mà nhiều nhà nghiên cứu đã mệnh
danh cho giai đoạn này là giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam. Văn học giai đoạn này
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
18
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
có một diện mạo riêng với một lực lượng sáng tác hùng hậu và những đổi thay với
nhiều khuynh hướng phức tạp, với những đặc điểm rất nổi bật. Thiên nhiên trong giai
đoạn văn học này cũng vô cùng phong phú. Từ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn
đến thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thiên nhiên lần lượt xuất
hiện với những đặt sắc khác nhau. Thiên nhiên gắn liền với phong cách tác giả.
Ở tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm
ta thấy: bút pháp tả cảnh trong Chinh phụ ngâm cũng đã phục vụ đắc lực cho việc biểu
hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Người ta thường ca ngợi tài năng của Nguyễn Du
trong việc tả cảnh ngụ tình. Về phương diện này, Chinh phụ ngâm cũng thành công
không phải ít. Ngoại cảnh ở đây gắn bó với tình người nhưng là tình yêu đôi lứa. Từ
cảnh tiêu điều lạnh lẽo của một ngày đông u ám:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cảnh cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
đến cảnh đẹp đẽ não nùng quyến rũ trong một đêm trăng lộng lẫy:
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
đều liên quan đến nỗi khát khao thầm kín nhưng thiết tha của người chinh phụ. Rồi
cảnh bạt ngàn của rừng chiều điểm bóng dáng một người lữ khách:
Ngàn thông chen chúc khóm lau,
Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về
đã nói rất nhiều về nỗi lòng mong đợi của người khuê phụ.
Nhìn chung thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm mang nặng tính chất ước lệ
tượng trưng mặc dù thiên nhiên chủ yếu là dùng để miêu tả nội tâm nhân vật và những
khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn người chinh phụ.
Đến với Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ tiêu biểu nhất và cũng phức tạp nhất của
văn học giai đoạn này ta sẽ thấy thiên nhiên trong thơ nữ sĩ gắn liền với con người và
phẩm cách, cá tính độc đáo của bà. Tình cảm đối với thiên nhiên trong thơ hồ Xuân
Hương rất chân thực và tràn đầy sức sống.Trong thơ Hồ Xuân Hương những bài thơ
lấy đề tài trong cảnh vật thiên nhiên hay cảnh vật sinh hoạt hằng ngày chiếm hơn một
nửa số lượng thi phẩm. Trong số đó ta có thể tìm thấy một ít bài mà tác giả của nó viết
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
19
SVTH: Huỳnh Tấn Phát
Luận văn tốt nghiệp
Thiên nhiên trong thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi
ra không phải cốt để tả cảnh, mà chỉ là mượn một cảnh, một vật nào đấy để chế giễu
các hạng người thường tự xưng là “anh hùng”, là “quân tử” (Quả mít, Con ốc nhồi…),
có bài tác giả gởi gắm vào đấy một nỗi niềm tâm sự của mình (Bánh trôi nước). Ngoài
ra, trong những bài khác, Xuân Hương đã nói lên cái lòng yêu mến thắm thiết của
mình đối với cảnh vật.
Cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương tươi tắn, đậm đà và khỏe mạnh:
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông
(Giếng nước)
Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà luôn cựa quậy, động đậy như tuồng cái sức
sống nội tại trong nó tràn đầy quá, mãnh liệt quá.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu, giọt sương gieo.
(Đèo Ba Dội)
Nói đến nghệ thuật tả cảnh của Hồ Xuân Hương, ta thường so sánh với thơ của
Bà huyện Thanh Quan, một nữ sĩ ra đời sau Xuân Hương không xa mấy. Điều này rất
có ý nghĩa. Lấy một bài tiêu biểu của Bà huyện Thanh Quan, bài Qua đèo Ngang ta sẽ
thấy trong đó một thế giới “không hình, không sắc, không mùi vị”, có tiếng cuốc, tiếng
đa đa nhưng thực ra đó là thứ âm vang mơ hồ ở trong lòng con người. Và trong cái thế
giới đó, cả không gian, cả thời gian, cả con người đều lắng xuống trong một trạng thái
ngưng đọng vĩnh viễn.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ yêu đời, yêu người, thiết tha với cuộc sống.
Chính vì thế bà yêu thiên nhiên trong cái độ phát triển sung sức của nó. Đứng trước
thiên nhiên ngay trước những gì tầm thường, nhỏ nhặt nhất, hình như bao giờ bà cũng
có một sự ngạc nhiên thú vị, bao giờ nữ sĩ cũng tìm thấy một hứng thú mới mẻ, một lý
do để gắn bó với cuộc sống:
Đá kia có biết xuân già dặn,
Chả trách người ta lúc trẻ trung.
(Đá ông chồng bà chồng)
Tình cảm đối với thiên nhiên của Hồ Xuân Hương là thứ tình cảm chân thành
lành mạnh, khác hẳn với những thứ tình cảm đối với thiên nhiên giả tạo, khuôn sáo
GVHD: Bùi Thị Thúy Minh
20
SVTH: Huỳnh Tấn Phát