Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học toán 8
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
PHẠM NHÂN THIỆN
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN 8
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH CƯỜNG
ĐỒNG THÁP – NĂM 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên trong luận văn, tác giả trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã
tham gia giảng dạy trong suốt quá trình học tại Trường Đại học Đồng Tháp. Quý
Thầy, Cô đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS. Lê Minh Cường - Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, gia đình đã
giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn.
Đồng Tháp, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Nhân Thiện
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Phạm Nhân Thiện
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH TRONG LUẬN VĂN.............viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
7. Dự kiến đóng góp của luận văn ........................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...............................................5
1.1. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm..............................................5
1.1.1. Hoạt động ...............................................................................................5
1.1.2. Trải nghiệm.............................................................................................8
1.1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán ............................................10
1.1.4. Thiết kế hoạt động trải nghiệm ..............................................................15
1.1.5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Toán..........18
iv
1.1.6. Đánh giá kết quả tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy
học Toán.........................................................................................................25
1.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán ở trường trung
học cơ sở............................................................................................................31
1.2.1. Thực trạng dạy và học Toán ở trường trung học cơ sở ..........................31
1.2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học
Toán ở trường trung học cơ sở........................................................................32
1.3. Kết luận chương 1 .......................................................................................39
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN 8 ..............................40
2.1. Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học
Toán 8................................................................................................................40
2.1.1. Chủ đề 1: Trục đối xứng........................................................................40
2.1.2. Chủ đề 2: Diện tích đa giác...................................................................51
2.1.3. Chủ đề 3: Định lí Thales trong tam giác................................................69
2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Toán 8..............78
2.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Trục đối xứng”..................78
2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Diện tích đa giác”.............79
2.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Định lí Thales trong tam
giác”...............................................................................................................80
2.3. Kết luận chương 2 .......................................................................................80
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................81
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ........................................81
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................81
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.............................................................81
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm .............................................82
v
3.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ........................................82
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .............................................................82
3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm.............................................................82
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm..............................................83
3.3.1. Phương pháp quan sát...........................................................................83
3.3.2. Phương pháp thống kê toán học ............................................................83
3.2.3. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá...........................................83
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................................................85
3.4.1. Kết quả định tính...................................................................................85
3.4.2. Kết quả định lượng................................................................................86
3.5. Kết luận chương 3 .......................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................98
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................P1
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................P3
PHỤ LỤC 3...........................................................................................................P5
PHỤ LỤC 4...........................................................................................................P6
PHỤ LỤC 5...........................................................................................................P7
PHỤ LỤC 6.........................................................................................................P11
PHỤ LỤC 7.........................................................................................................P20
PHỤ LỤC 8.........................................................................................................P29
PHỤ LỤC 9.........................................................................................................P34
PHỤ LỤC 10.......................................................................................................P37
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CTGD
Chương trình giáo dục
DH
Dạy học
ĐX
Đối xứng
GD
Giáo dục
GV
Giáo viên
HĐ
Hoạt động
HĐGD
Hoạt động giáo dục
HĐTN
Hoạt động trải nghiệm
HS
Học sinh
KN
Kĩ năng
NL
Năng lực
NLHS
Năng lực học sinh
NXB
Nhà xuất bản
PC
Phẩm chất
PP
Phương pháp
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TN
Trải nghiệm
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thống kê số lượng khảo sát đối với GV và HS ..................................... 33
Bảng 1.2: Kết quả điều tra quan niệm của GV về HĐTN trong DH bộ môn Toán ở
trường THCS........................................................................................ 34
Bảng 1.3: Kết quả điều tra về mức độ cần thiết của việc tổ chức HĐTN trong học
Toán đối với HS ................................................................................... 37
Bảng 1.4: Kết quả điều tra về ý nghĩa của quá trình tổ chức HĐTN trong DH bộ
môn Toán THCS đối với GV ................................................................ 37
Bảng 2.1: Tổng kết nội dung HĐ 1 ........................................................................ 43
Bảng 2.2: Tổng kết nội dung HĐ 2 ........................................................................ 45
Bảng 3.1: Bảng đối tượng thực nghiệm ................................................................ 81
Bảng 3.2: Phân bố tần số điểm kiểm tra lần 1 ........................................................ 85
Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả thống kê bài kiểm tra lần 1........................... 86
Bảng 3.4: Tần suất tích lũy kết quả kiểm tra lần 1 ................................................. 86
Bảng 3.5: Các tham số thông kê kết quả bài kiểm tra lần 1 .................................... 87
Bảng 3.6: Phân bố tần số điểm kiểm tra lần 2 ........................................................ 89
Bảng 3.7: Phân phối tần suất kết quả thống kê bài kiểm tra lần 2........................... 90
Bảng 3.8: Tần suất tích lũy kết quả kiểm tra lần 2 ................................................. 90
Bảng 3.9: Các tham số thông kê kết quả bài kiểm tra lần 2 .................................... 91
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Trang
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Kết quả điều tra về vai trò, mức độ, ý nghĩa của HĐTN trong
DH Toán .......................................................................................... 34
Biểu đồ 1.2: Kết quả điều tra về hình thức tổ chức các HĐTN trong DH Toán .......... 35
Biểu đồ 1.3: Kết quả điều tra về mức độ hứng thú của HS đối với bộ môn Toán ở
trường THCS.................................................................................... 36
Biểu đồ 1.4: Kết quả điều tra về tầm quan trọng của bộ môn Toán ở trường THCS
đối với HS ........................................................................................ 36
Biểu đồ 1.5: Kết quả điều tra thực trạng của việc tổ chức HĐTN trong DH Toán ở
trường THCS hiện nay đối với GV ........................................................................ 38
Biểu đồ 3.1: Phân bố tần số điểm kiểm tra lần 1 .................................................... 85
Biểu đồ 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra lần 1................ 86
Biểu đồ 3.3: Đồ thị đường tích lũy hội tụ lùi kết quả bài kiểm tra lần 1 ................. 87
Biểu đồ 3.4: Phân bố tần số điểm kiểm tra lần 2 .................................................... 89
Biểu đồ 3.5: Đồ thị đường phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra lần 2................ 90
Biểu đồ 3.6: Đồ thị đường tích lũy hội tụ lùi kết quả bài kiểm tra lần 2 ................. 91
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc vĩ mô của HĐ ........................................................................... 7
Hình ảnh
Hình 2.1: Ảnh Lăng Bác Hồ .................................................................................. 47
Hình 2.2: Văn miếu Quốc Tử Giám....................................................................... 47
Hình 2.3: Chùa Một Cột ........................................................................................ 48
Hình 2.4: Đền Nikko – Nhật Bản........................................................................... 48
Hình 2.5: Ảnh minh họa về hai thửa ruộng hình chữ nhật và hình vuông ............... 52
ix
Hình 2.6: Ảnh mô tả thửa ruộng hình chữ nhật, hình vuông................................... 53
Hình 2.7: Ảnh minh họa chia hình chữ nhật và hình vuông.................................... 53
Hình 2.8: Tam giác thường và hình bình hành ....................................................... 56
Hình 2.9: Xác định đường trung bình trong tam giác thường ................................. 56
Hình 2.10: Ảnh minh họa cắt tam giác theo vết của đường trung bình ................... 56
Hình 2.11: Ảnh minh họa hình chữ nhật được ghép............................................... 57
Hình 2.12: Ảnh minh họa khi cắt hình bình hành và lắp ghép thành hình
chữ nhật................................................................................................ 57
Hình 2.13: Ảnh minh họa tam giác vuông và hình thang ....................................... 59
Hình 2.14: Ảnh minh họa cắt và rắp ráp tam giác vuông thành hình chữ nhật........ 60
Hình 2.15: Ảnh minh họa cắt hình thang bởi đoạn thẳng nối 1 đỉnh và trung điểm 1
cạnh bên của hình thang........................................................................ 61
Hình 2.16: Ảnh minh họa lắp ghép tạo thành tam giác........................................... 61
Hình 2.17: Ảnh minh họa hình thoi ....................................................................... 63
Hình 2.18: Ảnh minh họa cắt hình thoi theo vết của 1 trong 2 đường chéo ............ 63
Hình 2.19: Ảnh minh họa cắt một tam giác cân tạo nên từ hình thoi theo vết đường
cao của tam giác ................................................................................... 63
Hình 2.20: Ảnh minh họa hình chữ nhật được lắp ghép từ hình thoi ...................... 64
Hinh 2.21: Hình ảnh mô tả khu vườn..................................................................... 66
Hình 2.22: Ảnh minh họa khu vường khi thực hiện PP chia nhỏ............................ 67
Hình 2.23: Hình ảnh minh họa tính chiều cao vật thể............................................. 70
Hình 2.24: Xác định đoạn thẳng tỉ lệ ..................................................................... 72
Hình 2.25: Hình minh họa ví dụ vận dụng định lí Thales ....................................... 73
Hình 2.26: Minh họa tòa nhà Vincom Cao lãnh ..................................................... 75
Hình 2.27: Ảnh minh họa bề ngang con Sông Tiền qua tỉnh Đồng Tháp................ 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghị quyết số 29-NQ/TW nêu ra những thành tựu quan trọng đạt được
trong lĩnh vực GD đã được đề ra trong Nghị quyết số 02-NQ/TW khóa VIII. Đồng
thời, Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong hệ thống đào
tạo: “tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả GD và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất
là GD đại học, GD nghề nghiệp. Hệ thống GD và đào tạo thiếu liên thông giữa các
trình độ và giữa các phương thức GD, đào tạo; còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành.
Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu
của thị trường lao động, ...” [2]. Giải quyết những hạn chế trên, nghị quyết số 29NQ/TW đề ra chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo trên quan điểm:
“cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường TN, nhằm phát huy tính sáng tạo
cho HS, tạo ra các môi trường khác nhau để HS TN nhiều nhất, đồng thời hướng tới
TN sáng tạo…” [2], sự đổi mới được nhấn mạnh trên cả mục tiêu GD và CTGD.
Trong bối cảnh đó, hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (khóa XI) đã thông qua nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD và
đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK GD phổ thông, góp
phần đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành quyết định số 404/QĐ-TTG phê duyệt đề án đổi mới chương trình,
SGK GD phổ thông. Song song đó, năm 2017 Bộ GD và Đào tạo đã triển khai và
xây dựng “CTGD phổ thông tổng thể” và được công bố ngày 28/7/2017 dựa trên
quan điểm phát triển PC và NL cho người học. CTGD phổ thông tổng thể đã chỉ rõ
những NL HS cần đạt được. NL chung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp
tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo...; NL chuyên môn. Đồng thời, CTGD phổ
thông tổng thể cũng nhấn mạnh: “tổ chức HĐTN và coi đó là một trong những ưu
thế vượt trội để phát triển NL của HS” [5].
2
1.2. HĐTN là những HĐGD nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách HS đáp ứng mục tiêu GD đề ra. Học tập dưới dạng HĐTN là chìa khóa
thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. HĐTN nhằm định hướng tạo điều
kiện cho HS được quan sát, suy nghĩ, tham gia vào các HĐ thực tiễn, qua đó tạo
điều kiện cho HS tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học
trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó bồi dưỡng
tư tưởng tình cảm, hình thành các kĩ năng sống và NL cho HS. Đây là phương pháp
ưu việt cho sự phát triển NL sáng tạo, giúp người học tự chiếm lĩnh kiến thức, hình
thành các KN, giá trị và PC của bản thân.
1.3. Sau quá trình phân tích chương trình Toán cấp THCS, chúng tôi nhận thấy
chương trình Toán 8 có nhiều nội dung, lí thuyết Toán học gắn liền với thực tiễn và
đời sống. Đó là điều kiện thuận lợi để tổ chức HĐTN nhằm phát triển NL cho người
học. Đồng thời, chương trình Toán 8 rất quan trọng đối với HS, là thời điểm để HS
rèn luyện KN tính toán, chứng minh, lập luận logic. Là nền tảng vững chắc để các em
có thể tiếp tục học chương trình Toán 9 và chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp. Nếu HS
hiểu được các lí thuyết Toán học được trình bày trong chương trình thì đó là tiền đề
hình thành ham muốn trong học tập và tinh thần tự học, giúp các em vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề thực tiễn, giúp phát huy NL và nhận thức của bản thân.
1.4. Việc đưa HĐTN vào CTGD phổ thông mới làm cho nội dung GD không
còn bị bó hẹp ở sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường
gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần
hình thành và phát triển ở HS những NL chung. Hiện nay, ở nước ta đã có một số
công trình nghiên cứu về tổ chức HĐTN. Chúng tôi đã tham khảo một số công trình
sau: “Tổ chức HĐTN trong DH Toán THCS”, “HĐTN trong các môn học lớp 6, 7,
8, 9” cùng tác giả Tưởng Duy Khải chủ biên [9], [10], [11], [12], [13]; “Tổ chức
HĐTN trong nhà trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Liên [16]; “Nghiên
cứu phát triển NL thiết kế chương trình HĐTN cho GV phổ thông (2014)” [8] đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số 2014-17-02NV trường Đại học Sư phạm Hà
3
Nội của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Hằng. Nhìn chung, hiện nay
chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm
cho HS trong DH môn Toán ở trường THCS.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Thiết kế và
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Toán 8”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn về vấn đề tổ chức HĐ trải nghiệm cho
HS, từ đó thiết kế và tổ chức một số HĐTN cho học sinh trong DH Toán 8 góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức HĐTN cho HS ở trường THCS.
3.2. Tìm hiểu thực trạng về tổ chức DH nội dung Toán 8 ở một số
trường THCS.
3.3. Thiết kế một số chủ đề HĐTN trong DH Toán 8.
3.4. Tổ chức một số HĐTN cho HS trong DH Toán 8.
3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính khả thi của luận văn.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình DH Toán 8, nếu GV thiết kế và tổ chức được một số HĐTN
một cách thích hợp thì sẽ giúp HS tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lượng DH
môn Toán ở trường THCS.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế, tổ chức một số HĐTN cho HS trong DH
Toán 8.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế và tổ chức HĐTN cho HS trong DH Toán
8 nội dung hình trong chương trình học kì II.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu có liên quan về
tổ chức HĐTN; nghiên cứu nội dung chương trình môn Toán ở THCS.
4
6.2. Phương pháp điều tra, quan sát: sử dụng các phiếu điều tra, trao đổi với
các GV giảng dạy môn Toán lớp 8 ở trường THCS để tìm hiểu thực tế việc tổ chức
HĐTN trong DH Toán hiện nay.
6.3. Phương pháp thực nghiệm: tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét
tính cần thiết, khả thi của việc thiết kế và các hình thức được đề xuất, đồng thời
kiểm nghiệm giả thuyết khoa học.
6.4. Phương pháp thống kê Toán học: phân tích định tính, định lượng từ đó
rút ra kết luận liên quan đến các nội dung được phân tích.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lí luận
- Luận văn làm rõ một số quan niệm có liên quan về HĐTN.
- Phân tích nội dung chương trình Toán 8 để làm cơ sở cho việc lựa chọn và
thiết kế một số chủ đề HĐTN.
- Phân tích rõ thực trạng việc tổ chức các HĐTN cho HS lớp 8 ở trường THCS
hiện nay.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Thiết kế được một số chủ đề HĐTN cho HS trong DH Toán 8.
- Tổ chức HĐTN cho HS góp phần nâng cao hiệu quả DH nội dung Toán 8.
- Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV cấp THCS, sinh
viên ngành sư phạm Toán học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Thiết kế và tổ chức một số HĐTN cho HS trong DH Toán 8
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Hoạt động
1.1.1.1. Quan niệm về hoạt động
Có nhiều quan điểm khác nhau về “hoạt động”, tùy theo góc độ xem xét.
Dưới góc nhìn sinh học: “HĐ là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và bắp thịt
của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật
chất, tinh thần của con người” [21].
Dưới góc nhìn Tâm lí học, A.N. Loenchiev quan niệm nằng: “HĐ là một tổ hợp
các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu
cầu nhất định và chính kết quả của HĐ là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể. Nói cách
khác, HĐ là quy luật chung nhất của tâm lí học con người, là phương thức tồn tại của
con người, như vậy cuộc sống của con người là dòng chảy của HĐ” [15].
Theo Nguyễn Hữu Hậu, “HĐ là phương thức tồn tại của con người, cuộc sống
con người là một dòng HĐ, con người là chủ thể của các HĐ thay thế nhau. HĐ là
quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã
hội. Là quá trình chuyển hóa NL lao động và các PC tâm lí khác của bản thân vào
sự vật, thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật,
của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể” [14].
Từ những phân tích ở trên, kế thừa các quan niệm về hoạt động của các nhà
nghiên cứu, theo chúng tôi hiểu: “Hoạt động gồm có hai thành tố chính là chủ thể và
khách thể. Là mối quan hệ biện chứng giữa con người (chủ thể) và thế giới khách
quan (khách thể) nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và về phía con người”.
1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động
Theo [21], HĐ mang những đặc điểm sau:
- HĐ bao giờ cũng có đối tượng: HĐ là quá trình chủ thể tác động vào thế giới
khách quan cho nên nói là HĐ có đối tượng.
- HĐ bao giờ cũng tồn tại chủ thể tiến hành: GV là chủ thể của HĐDH. HS là
chủ thể của HĐ học tập. Chủ thể có khi là một người, có khi là một số người.
6
- HĐ vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: trong HĐ lao động người ta dùng
công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động. Công cụ lao động giữ vai trò
trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao động, tạo ra tính chất gián tiếp
trong HĐ lao động.
- HĐ bao giờ cũng có mục đích nhất định: trong mọi HĐ của con người, tính
mục đích nổi lên rõ rệt. Mục đích của HĐ thường là tạo ra sản phẩm có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp với việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Tính mục đích, gắn
bó chặt chẽ với tính đối tượng. Khi có đối tượng của HĐ chủ thể theo đích đó mà
hướng tới.
1.1.1.3. Cấu trúc của hoạt động
Theo kết quả nghiên cứu của A.N. Leonchev, ta có thể khái quát về cấu trúc vĩ
mô của hoạt động như sau [15, tr58-62]:
- Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu
gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Như vậy, đối tượng là cái vật thể hóa yêu cầu, là
động cơ tích cực của hoạt động. Nói cách khác, HĐ là quá trình hiện thực hóa động
cơ. Động cơ được coi là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kỳ
hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng đồng thời có thể tồn tại ở dạng tinh thần
bên trong chủ thể. Hoạt động với động cơ bên trong, trường hợp này gọi là hoạt động
bên trong. Không chỉ như vậy, động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, HĐtrong
trường hợp này gọi là hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên, với cả hai hình thức tồn tại
trên, động cơ vẫn là một - đối tượng cần chiếm lĩnh. Như vậy, tương ứng với hoạt
động của chủ thể là động cơ - đối tượng liên quan tới nhu cầu.
- Như đã phân tích, động cơ là mục đích chung của hoạt động. Động cơ được
phát triển theo hướng cụ thể hóa trong các mục đích bộ phận. Nói cách khác, các
mục đích này là hình thức cụ thể hóa của động cơ, là bộ phận cấu thành động cơ.
Do đó, quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt
được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là
hành động. Hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt
được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hóa động
7
cơ. Chính vì thế, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động. Hoạt động chỉ có
thể tồn tại dưới hình thức những hành động ảnh hay một chuỗi những hành động.
- Chủ thể chỉ có thể để đạt được mục đích bằng các phương tiện trong các điều
kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động. Cốt lõi của cách
thức ấy chính là thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Nó không có
mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào
phương tiện, điều kiện cụ thể.
- Theo [24], cấu trúc vĩ mô gồm có 6 thành tố, có mối quan hệ biện chứng với nhau:
+ Về phía chủ thể: Hoạt động – Hành động – Thao tác.
+ Về phía khách thể (đối tượng): Động cơ – Mục đích – Phương tiện.
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng (khách thể), giữa đơn vị thao tác
và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (sản phẩm kép).
Có thể khái quát cấu trúc chung của hoạt động qua sơ đồ sau:
Chủ thể
Khách thể
Hoạt động cụ thể
Động cơ
Hành động
Mục đích
Thao tác
Phương tiện
Sản phẩm
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Việc làm rõ cấu trúc của hoạt động và mối quan hệ biện chứng của các thành
tố có ý nghĩa quan trọng trong quá trình vận dụng vào giáo dục:
+ Cho ta thấy, hoạt động của học sinh là một hoạt động có tổ chức bắt đầu từ
bên ngoài có thể kiểm soát được. Do vậy, giáo dục, về bản chất là liên tục tổ chức,
điều kiển, điều chỉnh các hoạt động của học sinh.
8
+ Mặc khác, nội dung tâm lí, nhân cách học sinh có nguồn góc từ bên ngoài,
được hình thành từ quá trình biến thuộc tính đối tượng thành hình thức bên trong.
Quá trình đó là hoạt động của học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động có đối
tượng. Vì vậy trong giáo dục cần phát huy tính chủ thể của học sinh, cụ thể là tính
tự giác tích cực hoạt động.
1.1.1.4. Phân loại hoạt động
Theo [22] có nhiều cách phân loại hoạt động khác nhau, dựa trên các phương diện
khác nhau.
* Xét về phương diện phát triển cá thể có thể chia 4 hoạt động: vui chơi, học
tập, lao động, hoạt động xã hội.
* Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần), người ta chia thành
hai loại hoạt động lớn:
- Hoạt động thực tiễn: hướng vào các vật thể, quan hệ tạo ra sản phẩm vật chất
là chủ yếu.
- Hoạt động lý luận: diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm… tạo ra sản
phẩm tinh thần.
* Xét về phương diện đối tượng hoạt động: người ta có thể chia hoạt động
thành 4 loại: hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị,
hoạt động giao lưu, giao tiếp.
1.1.2. Trải nghiệm
1.1.2.1. Quan niệm về trải nghiệm
Dựa trên [23], sự TN có thể được định nghĩa như sau:
- “TN là một phạm trù triết học, là sự đúc kết kinh nghiệm thông qua các HĐ
của con người ở mọi mặt, là một thể thống nhất giữa kiến thức, KN, ý chí, tình cảm.
Đặc trưng cho cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa”.
- “TN là một phạm trù nhận thức luận, được rút ra từ HĐ cảm giác và
thực nghiệm”.
9
- “TN là HĐ mà ngay lập tức chủ thể có thể ý thức được và có cảm giác tiếp
xúc với thực tế, cho dù đó là thực tế bên ngoài của đối tượng và tình huống (nhận
thức) hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (ý tưởng, ký ức, kinh nghiệm…)”.
Theo Solovyev.V.S. nhà triết học người Nga quan niệm rằng: “TN là một kiến
thức thực nghiệm về thực tế; là sự thống nhất về mặt kiến thức và KN. TN là kết
quả của sự tương tác giữa con người và thế giới khách quan và được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác” [23].
Theo Hoàng Phê, “trải nghiệm hiểu đơn giản là con người đã từng kinh qua
thực tế, từng biết, từng chịu” [17, tr.1020].
Theo Wikipedia, “trải nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ
năng có được sau khi quan sát sự vật hoặc sự kiện thông qua việc tham gia, tiếp xúc
trục tiếp đến sự vật hoặc sự kiện đó” [26].
Theo giáo dục học, “trải nghiệm chính là những tồn tại khách quan tác động
vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy
có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài
học, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành các thái độ giá trị” [16].
Kế thừa các quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi hiểu trải nghiệm như
sau: TN là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia vào các HĐ và rút ra những
kinh nghiệm, kiến thức, KN cho bản thân.
1.1.2.2. Đặc điểm của trải nghiệm
Theo [16], trải nghiệm mang các đặc điểm sau:
- Con người được tham gia vào các loại hình hoạt động, các mối quan hệ giao
lưu phong phú, đa dạng một cách tự giác.
- Con người được thử nghiệm, thể nghiệm bản thân trong thực tế từ đó hiểu
mình hơn, tự phát hiện những khả năng của bản thân.
- Con người được tương tác giao tiếp với người khác, với tập thể, với cộng
đồng, với sự vật hiện tượng… trong cuộc sống.
- Con người thực sự là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo.
10
- Trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời, đó là: hành động
và xúc cảm, thiếu một trong hai yếu tố đó đều không thể mang lại hiệu quả.
- Kết quả của trải nghiệm là hình thành kinh nghiệm mới, hiểu biết mới, năng
lực mới, thái độ, giá trị mới…
1.1.2.3. Các dạng trải nghiệm
Theo [16], TN được phân thành nhiều dạng khác nhau:
- Căn cứ vào phạm vi diễn ra hoạt động của học sinh sẽ có các dạng: trải
nghiệm trên lớp học; trải nghiệm ngoài trời…
- Căn cứ vào các cơ quan tham gia hoạt động sẽ có các dạng: trải nghiệm trong
đầu (tưởng tượng, tư duy…); trải nghiệm thao tác tay chân; trải nghiệm các
giác quan…
- Căn cứ vào các quá trình tâm lí có các dạng: trải nghiệm các cảm giác bên
ngoài; trải nghiệm cảm giác bên trong; trải nghiệm về tri giác…
- Căn cứ vào nội dung giáo dục sẽ có các dạng: trải nghiệm cảm xúc; trải
nghiệm đạo đức; trải nghiệm giá trị; trải nghiệm sáng tạo…
Do tính đa dạng, phong phú các dạng TN nên khi vận dụng TN vào DH không
nên hiểu một cách cứng nhắc là phải bắt buộc tổ chức trải nghiệm ngoài trời mới là
trải nghiệm. Trên thực tế, khi học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động
trên lớp, được tương tác với các sự vật, hiện tượng, hình thành được các kinh
nghiệm bản thân, như vậy có nghĩa học sinh đã trải nghiệm. Hiểu đúng trải nghiệm
là vô cùng quan trọng, nếu không có điều kiện tổ chức ngoài trời, có thể tổ chức
trong phạm vi lớp học và kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức TN phù hợp
để học sinh có những trải nghiệm phong phú [16].
1.1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán
1.1.3.1. Hoạt động trải nghiệm
Theo [25], HĐGD (theo nghĩa rộng) là “những HĐ có chủ đích, có kế hoạch
hoặc có sự định hướng của nhà GD, được thực hiện thông qua những cách thức phù
hợp để chuyển tải nội dung GD tới người học nhằm thực hiện mục tiêu GD”.