Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh hưng yên

  • doc
  • 71 trang
Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền

MỤC LỤC
PHẦN A:GIỚI THIỆU TỈNH HƯNG YÊN

Trang

I. TỔNG QUAN VỀ HƯNG YÊN
1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………………..4
1.2 Diện tích - Dân số - Lao động……………………………………………………...5
1.3 Tổ chức hành chính………………………………………………………………...5
1.4 Khí hậu và thời tiết………………………………………………………………....6
1.5 Sông ngòi, thuỷ văn…………………………………………………………………8
1.6 Tài nguyên thiên nhiên……………………………………………………………10
1.7 Các ngành kinh tế…………………………………………………………………12
PHẦN B:TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH HƯNG YÊN
I. VĂN HÓA LỄ HỘI, DANH LAM THẮNG CẢNH
1.1 Lễ hội đình Quan Xuyên………………………………………………………….14
1.2 Lễ hội đền Đào Nương…………………………………………………………….16
1.3 Lễ hội đền Tống Trân……………………………………………………………..17
1.4 Lễ hội đền Phạm Công Trứ……………………………………………………….17
1.5 Văn Miếu và lễ hội Văn Miếu……………………………………………………..17
1.6 Phố Hiến……………………………………………………………………………19
1.7 Đền Thiên Hậu……………………………………………………………………..21
1.8 Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung…………………………………………………...23
1.9 Lễ hội đền Hóa Dạ Trạch………………………………………………………….24
1.10 Đền Mẫu và lễ hội đền Mẫu……………………………………………………...25
1.11 Chùa Hương Lãng………………………………………………………………..27
1.12 Chùa Chuông……………………………………………………………………..28
1.13 Chùa Hiến…………………………………………………………………………29
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 1

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
1.14 Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác…………………………….....30
II.LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2.1 Làng nghề đúc đồng……………………………………………………………….31
2.2 Làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai…………………………….33
2.3 Làng nghề hương xạ Cao Thôn…………………………………………………..34
2.4 Làng nghề Tương Bần…………………………………………………………….35
2.5 Làng nghề dệt lụa Vân Phương…………………………………………………..36
2.6 Làng nghề cày, bừa………………………………………………………………..36
2.7 Nghề chế biến long nhãn Hồng Nam……………………………………………..38
2.8 Làng nghề thuyền nan Nội Lễ……………………………………………………39
III. VĂN HOÁ ẨM THỰC
3.1 Nhãn lồng Phố Hiến………………………………………………………………40
3.2 Tương Bần………………………………………………………………………...41
3.3 Sen………………………………………………………………………………....42
3.4 Bún thang Thế Kỷ………………………………………………………………...43
3.6 Bánh dày làng Gàu……………………………………………………………..…44
3.5 Ếch om Phượng Tường…………………………………………………………...45
3.7Chả gà Tiểu Quan………………………………………………………………….46
IV. VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ DÂN GIAN
4.1 Hát chèo…………………………………………………………………………...46
4.2 Hát ả đào……………………………………………………………………….….47
4.3Hát trống quân………………………………………………………………….…48
V. CƠ SỞ HẠ TẦNG
5.1 Giao thông vận tải………………………………………………………………..49
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 2

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
5.2 Hãng lữ hành. nhà hàng khách sạn……………………………………………..52
5.3 Công nghệ thông tin……………………………………………………………...55
PHẦN C:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH CUẢ TỈNH HƯNG YÊN
I.Thực trạng du lịch của tỉnh Hưng Yên
1.1 Thành tựu phát tirển du lịch của Hưng Yên……………………………………56
1.2 Khai thác tiềm năng du lịch làng nghề…………………………………………..59
1.3 Di tích lịch sử Hưng Yên - Tiềm năng và giá trị………………………………..61
II. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch…………………………………..64
PHẦN D:KẾT LUẬN

SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 3

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền

PHẦN A: GIỚI THIỆU TỈNH HƯNG YÊN
I. TỔNG QUAN VỀ HƯNG YÊN
Tỉnh Hưng Yên được thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831). Năm1968, tỉnh
Hưng Yên và tỉnh Hải Dương được hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng. Thực hiện Nghị
quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, tỉnh Hải Hưng được chia thành tỉnh Hải Dương
và tỉnh Hưng Yên. Ngày 1.1.1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập và chính thức làm việc
theo đơn vị hành chính mới. Hưng Yên nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có
nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua, gần các sân bay, cảng biển, các trung tâm
kinh tế và các thành phố lớn của đất nước.
Từ khi tái lập, Hưng Yên quan tâm nhiều đến việc phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, có những chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư vào
địa bàn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với chủ trương đúng của tỉnh nên mức
tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân đạt 11,87%/năm; trong đó, nông nghiệp tăng
5,6%/năm, công nghiệp tăng 42%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm; đời sống người dân
đang dần được nâng lên; các vấn đề về xã hội có nhiều thay đổi rõ rệt.
Về hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài, Hưng Yên được đánh giá là
một trong những tỉnh tích cực và kết quả đạt được khá tốt so với các tỉnh trong vùng và
cả nước về hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài. Tỉnh đã qui hoạch 5 khu công
nghiệp tập trung, và qui hoạch thêm 5 khu khác ở phía nam tỉnh, dọc quốc lộ 39A, 39B,
38 để phát huy hiệu quả cầu Yên Lệnh, 10 khu công nghiệp làng nghề để tạo điều kiện
thu hút các dự án vào đầu tư. Khu vực dọc quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng sẽ ưu tiên
bố trí các khu công nghiệp để tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử,
chế biến,…Hưng Yên đang phấn đấu trở thành một tỉnh phát triển, CNH-HĐH với một
cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 4

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
1.1 Vị trí địa lý:
Hưng Yên có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng đồng
bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, có 23 km quốc lộ
5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hải Nội – Hải Phòng chạy qua, ngoài ra có quốc lộ
39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A (qua cầu Yên Lệnh ) và đến quốc lộ
10 (qua cầu Triều Dương), là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây-Nam Bắc bộ
(Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh. Bên cạnh đó, Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân; Sân bay quốc tế
Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái
Bình và Hải Dương.
1.2 Diện tích - Dân số - Lao động:
-

Diện tích tự nhiên là 923,09 km2.
Dân số 1.116 nghìn người (năm 2003).
Mật độ dân số 1.209 người/km2.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm, hoàn

-

thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở .
Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, chiếm 51% dân số. Lao động đã qua đào tạo

nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật
được đào tạo cơ bản, có. Trung bình hằng năm lực lượng lao động trẻ bổ sung khoảng
trên 2 vạn người. Đây là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp của
tỉnh.
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế:
+ Lao động trong công nghiệp, xây dựng chiếm 10,7%;
+ Lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 78,9%;
+ Lao động trong các ngành dịch vụ chiếm 10,4%.
1.3 Tổ chức hành chính:
Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thị xã, 09 huyện, có
07 phường, 09 thị trấn và 145 xã.Thị xã Hưng Yên là trung tâm chính trị, văn hoá của
tỉnh, nằm ở phía nam của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình (được nối bằng cầu Triều
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 5

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Dương)và tỉnh Hà Nam (được nối bằng cầu Yên Lệnh). Tỉnh đã qui hoạch đô thị Phố
Nối nằm trên trục đường 5 là một đô thị công nghiệp để tạo thuận lợi cho phát triển các
khu, cụm công nghiệp ở khu vực này. Trong tương lai Phố Nối được phát triển thành
một thành phố vệ tinh phía đông của Hà Nội, Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng bảo đảm điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực.
Huyện, thị xã
Tổng số:
1/ Thị xã Hưng
Yên
2/ Văn Giang
3/ Văn Lâm
4/ Mỹ Hào
186.1021.4225/

Yên Mỹ
7/Ân Thi13.086
6/ Khoái Châu
8/ Kim Động
9/ Tiên Lữ
10/ Phù Cừ

Diện tích
(ha)
92.309

Dân số

Mật độ dân số

(người) (người/km2)
1.116.401
1.209

4.680

77.398

1.654

7.179

94.763

1.320

7.442
7.910

97.108
84.571

1.305
1.069

9.100

127.137

1.397

12.822

130.295

1.016

11.465
9.243
9.382

125.381
105.632
88.014

1.094
1.143
9.381

1.4 Khí hậu và thời tiết.
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có
bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ
trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%.
 Mưa
* Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm 1.600mm.
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 6

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
* Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 mm đến 1.300 mm,
bằng 80 - 85% tổng lượng mưa năm tại Hưng Yên
* Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200 - 300 mm chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng
mưa năm.
* Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140 - 150 ngày, trong đó số ngày mưa
nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60 - 65 ngày.
* Ngoài ra ở Hưng Yên còn xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm
theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
 Nắng
* Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 - 1.650 giờ.
* Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 - 1100 giờ.
* Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 - 520 giờ.
* Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ
* Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ
 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Hưng Yên là 23,2oC phân bố khá đồng đều trên địa bàn
tỉnh.
* Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 27,3oC.
* Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 19,1oC
* Tổng nhiệt trung bình năm 8.400 - 8.500 oC.
* Tổng nhiệt trung bình mùa nóng 4.800 - 5.000 oC.
* Tổng nhiệt trung bình mùa lạnh 3.300 - 3.500 oC.
 Độ ẩm
* Độ ẩm trung bình năm từ 80 - 90%.
* Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2.
* Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12.

SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 7

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
 Bốc hơi
Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn Hưng Yên.
Tổng lượng bốc hơi theo trung bình nhiều năm là 8730mm, lớn nhất tuyệt đối 144,9 mm,
nhỏ nhất tuyệt đối 20,8 mm
 Gió
Hưng Yên có 2 mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thường từ tháng 9
đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đông nam thường từ tháng 3 đến tháng 7.
* Gió đông nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió đông bắc. Các hướng khác chỉ
xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống.
* Tốc độ gió cực đại ghi lại tại Hưng Yên là 40 m/s, hướng thổi tây nam
 Mùa bão
Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Hưng Yên như các tỉnh
ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên
tại Hưng Yên chiếm tời 15- 20% tổng lượng mưa năm.Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.
1.5 Sông ngòi, thuỷ văn
Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền sông. Phía tây có
sông Hồng, phía nam có sông Luộc, phía đông là sông Cửu An. Ngoài ra có sông Đuống,
chảy qua địa phận Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía đông và đông bắc của tỉnh và hệ
thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng
- Hải.Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang, có đoạn chảy xuôi dòng, có đoạn như
ngược chiều, nhưng cuối cùng đều đổ vào dòng chính, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam.
 Sông Hồng
Phát nguyên từ Trung Quốc, có tổng chiều dài 1.183 km. Phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam là 493 km. Chỗ rộng nhất là 1300 m, chỗ hẹp nhất là 400 m. Sông Hồng chảy qua
Hưng Yên khoảng 57 km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh.
Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động và thị xã
Hưng Yên gọi là Đằng Giang. Từ khi Pháp xâm lược nước ta thì gọi chung là sông Hồng
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 8

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Hà, sông Hồng.Sông chảy xuống đồng bằng có tác dụng bồi tụ phù sa là chủ yếu, song có
đặc điểm là luôn lăn mình lật đi lật lại, uốn khúc quanh co, tạo nên hiện tượng sói lở hai
bờ, gây lũ lụt.
 Sông Luộc
Sông Luộc còn được gọi là sông Phổ Đà, Đà Lỗ. Vốn là phân lưu của sông Hồng ở
huyện Hưng Nhân (Thái Bình) và đổ vào sông Thái Bình ở Quý Cao (Tứ Kỳ - Hải
Dương). Sông rộng trung bình 150-250 m, sâu 4– 6 m. Toàn bộ sông dài 70 km, đoạn
chảy qua Hưng Yên có chiều dài 26 km, tạo thành giới hạn địa giới phía nam của tỉnh.
 Sông Cửu An
Vốn là phân lưu của sông Hồng chảy về phía đông, về sau bị vùi lấp phần cửa sông.
Sông còn được gọi là sông Cửu Yên, sông Si, Ba Đông, Bằng Ngang. Hiện nay sông Cửu
An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa - Phù Cừ, tổng chiều dài khoảng 23,5 km.
Sông Cửu An là một nhánh chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, tiêu nước và
cung cấp nước cho tỉnh, đặc biệt là vùng Khoái Châu, Kim Động.
 Sông Kẻ Sặt
Sông nối giữa sông Sinh (Hải Dương) vào khúc cuối của sông Cửu An, chiều dài 35
km. Sông Kẻ Sặt chảy ở phía đông của tỉnh, có chiều dài trên 20 km, từ Thịnh Vạn (Mỹ
Hào) đến Tòng Hóa (Phù Cừ). Sông chảy song song với sông Hồng, tạo cho tỉnh Hưng
Yên cả ba mặt đều là sông.Sông Kẻ Sặt là một chi lưu chính của hệ thống Bắc Hưng Hải,
tiêu nước và cung cấp nước cho tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
 Sông Hoan Ái
Vốn là phân lưu của sông Hồng, sau bị vùi lấp phần cửa sông, trở thành chi lưu của
sông đào Bắc - Hưng - Hải. Khi xây dựng cống Xuân Quan đã đào nối sông Hoan Ái vào
sông Kim Ngưu, Đạo Khê. Sông Hoan Ái là sông chính của hệ thống thủy nông Bắc Hưng - Hải, có tác dụng lấy nước từ sông Hồng và phân phối cho các sông của hệ thống
trung thủy nông trong tỉnh. Toàn bộ sông dài trên 36 km, từ cống Xuân Quan đến Cống
Tranh.

SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 9

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
 Sông Nghĩa Trụ
Bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn đầu
bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào
sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được đào
rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho huyện Văn Giang
và cả tỉnh.Đoạn thứ hai ở phía nam của tỉnh, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá,
Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã
Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống
Mai Xá (Tiên Lữ). Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho các huyện Tiên Lữ, Phù
Cừ.
 Sông Điện Biên
Chảy từ dòng sông Hoan Ái (từ Lực Điền) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng
Tiến (Khoái Châu), sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy
xuống Cửa Càn (thị xã Hưng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km. Sông có tác dụng tiêu
và cung cấp nước cho một phần huyện Khoái Châu và huyện Kim Động.
1.6 Tài nguyên thiên nhiên
Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều tài nguyên thiên nhiên vô cùng
phòng phú và đa dạng với đất, nước, sông ngòi, khoáng sản
 Tài nguyên đất đai
Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất
trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.Theo số liệu kiểm kê đất đai đất nông nghiệp là
62.602,89 ha, chiếm 67,82% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó :
* Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88,31% đất nông nghiệp);
* Đất vườn tạp là 2.207,05 ha.
* Đất trồng cây lâu năm là 1.020,95 ha;
* Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.092,73 ha
 Tài nguyên nước
Bên cạnh tài nguyên đất đai, tỉnh Hưng Yên còn có nguồn tài nguyên nước bao gồm
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 10

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
nước mặt và nước ngầm.
Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các hệ thống
sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải.
Nguồn nước ngầm ở Hưng Yên hết sức phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa
phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như
Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và
đời sống của nhân dân trong tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực
lân cận. Hiện nay, tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Công ty nước khoáng Lavie
đang hoạt động và khai thác nguồn nước này cung cấp nước khoáng tinh khiết trên thị
trường và một nhà máy nước của Công ty nước và môi trường Việt Nam đang được xây
dựng
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản chưa được điều tra cụ thể, khoáng sản chính của tỉnh Hưng
Yên hiện nay là nguồn cát đen với trữ lượng lớn, chủ yếu nằm ven sông Hồng, sông
Luộc, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận.
Bên cạnh đó còn có nguồn đất sét để làm gạch, ngói,...
Ngoài ra còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng được đánh
giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn), nhưng nằm ở độ sâu trên 1000 m, việc khai thác
phức tạp, chưa thể thực hiện được.
 Tài nguyên nhân văn
Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm 1831, là nơi sinh sống của người Việt từ
xưa (từ thời Hùng Vương), đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi
tiếng, trong đó có 132 di tích đã được Nhà nước xếp hạng như: Khu di tích Phố Hiến, Đa
Hòa - Dạ Trạch, Bãi Sậy, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông, đền Phù Ủng,...
đặc biệt Phố Hiến là một đô thị phồn hoa xưa kia, thị xã Hưng Yên ngày nay là trung tâm
kinh tế trính trị, văn hoá của tỉnh với 60 di tích kiến trúc như: Văn Miếu, Đền Mây, Đền
Mẫu, Chùa Chuông,... Hàng năm tại nhiều di tích lích sử - văn hoá đã diễn ra lễ hội đón
tiếp nhiều khách đến thăm quan, du lịch.
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 11

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiến lâu đời, nhân dân
cần cù lao động; từ xưa đã có nhiều tiến sỹ, danh y; trong lịch sử hiện đại có nhiều nhà
hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập tỉnh, cán
bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nhất trí thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa
Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.
1.7 Các ngành kinh tế
 Nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng 121.679 ha; trong đó diện tích cây lương thực là 101.017
ha, diện tích lúa cả năm 89.706 ha (tính cộng dồn theo vụ). Trung bình hàng năm sản
xuất ra khoảng 55 vạn tấn thóc và hàng vài chục nghìn tấn hoa quả các loại, đặc biệt là
nhãn, vải, cam. Các loại cây công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh như đay, lạc,
đậu tương, dâu tằm, một số loại cây dược liệu cũng được mở rộng diện tích.
 Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá mạnh, tỷ lệ lợn hướng nạc đạt
32%, bò lai sind 85%. Trung bình mỗi năm tổng đàn lợn đạt gần 1.200 nghìn con, đàn
bò 32.000 con, đàn gia cầm trên 17 triệu con, chủ yếu là gà, vịt, ngan, ngỗng. Đàn bò
sữa bắt đầu có chiều hướng phát triển tốt.Kinh tế trang trại đang được phát huy, hiện có
trên 900 trang trại hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập khá, thu hút hàng vạn lao động.
 Công nghiệp:
Công nghiệp Hưng Yên phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình
tăng 42%/năm, qui mô và công nghệ đều tăng, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đến nay tỉnh Hưng Yên đã qui hoạch 5 khu công nghiệp tập trung, đang nghiên
cứu, xem xét qui hoạch tiếp 5 khu khác ở phía nam của tỉnh dọc quốc lộ 39A, 39B, 38
và đang từng bước triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỉnh chủ trương tiếp tục thu hút
các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp dọc quốc lộ 5A, 39A, 39B, 38 trong điều kiện
cho phép.Có 2 khu công nghiệp đã được phê duyệt và hoạt động là: KCN Phố Nối A
diện tích qui hoạch 390 ha và KCN Phố Nối B diện tích qui hoạch 250 ha (giai đoạn 1
duyệt 95). 3 khu công nghiệp đã được phê duyệt qui hoạch và đang hoàn tất thủ tục qui
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 12

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
hoạch chi tiết để đưa vào hoạt động theo qui chế ban quản lý là: KCN Như Quỳnh A,
diện tích qui hoạch 50 ha, KCN Như Quỳnh B 50 ha, KCN Minh Đức 200 ha.
Ngoài ra tỉnh đang xem xét qui hoạch tiếp 5 khu công nghiệp khác để thu hút các
nhà đầu tư xuống phía nam tỉnh
 Thương mại dịch vụ:
Có bước phát triển khá toàn diện, tốc dộ tăng chung của toàn ngành trung bình
15%/năm. Các ngành có sự phát triển mạnh là thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu
chính, viễn thông, điện lực, ngân hàng, tín dụng… Các trung tâm đô thị như Thị xã
Hưng Yên, Phố Nối là các trung tâm dịch vụ thương mại lớn và quan trọng của tỉnh.
Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng đáng kể, trung bình tăng 30,7%/năm.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là hàng may mặc, giày da, điện tử, hàng nông sản
vv... Thị trường xuất khẩu thường xuyên được mở rộng, hàng hoá đã có mặt ở nhiều
quốc gia, khu vực trên thế giới. Tỉnh đã thành lập Chi cục Hải quan, đầu tư xây dựng
khu vực thông quan hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp
trên địa bàn.
Nhập khẩu trong thời gian qua cũng tăng nhanh. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm
tăng xấp xỉ 30%/năm.
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh từng bước được củng cố và phát triển. chất
lượng các dịch vụ ngày càng nâng lên, đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là nhu cầu của
các doanh nghiệp vào đầu tư, hệ thống các dịch vụ được phân bố tương đối đồng đều
trên địa bàn.
 Xây dựng kết cấu hạ tầng
Hưng Yên thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ, gần các sân bay Nội Bài,
Cát Bi, gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, có tuyến đường quan trọng 5A chạy qua, và
sắp tới sẽ mở tuyến cao tốc 5B (Hà Nội - Hải Phòng) đi qua địa phận của tỉnh, cầu
Thanh Trì, Yên Lệnh, Triều Dương được xây dựng tạo lên giao thông của tỉnh đi các
tỉnh khác và quốc tế rất thuận tiện. Bên cạnh đó hệ thống giao thông nội tỉnh cũng
tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu về giao thông của nhân dân và nhu cầu
phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 13

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Mỗi huyện có một bến xe để phục vụ nhu cầu đi lại của khách, ngoài ra cũng có
nhiều bến xe lưu động trên địa bàn. Tỉnh cũng đầu tư xây dựng một số cảng và bến tàu
khách, bến bốc xếp hàng hoá trên sông Luộc và sông Hồng, củng cố hệ thống giao
thông đường thuỷ nội tỉnh, nạo vét khơi thông luồng lạch cho phương tiện có tải trọng
50 tấn hoạt động vận tải an toàn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp làng nghề như; đường, điện, cấp thoát nước đến chân công trình nhằm tạo
thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào Hưng Yên.
Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 29 tổng đài
với dung lượng lắp đặt 49.000 số, trong đó, có 19 trạm chuyển mạch lắp đặt thiết bị
truyền dẫn cáp quang, 10/10 huyện thị có trạm thu phát sóng di động, bình quân 4,5
máy/100 dân; 100% số thôn có điện thoại và có điểm bưu điện văn hoá xã, các dịch vụ
chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh và FAX công cộng đều được triển khai có hiệu
quả.
Hệ thống cung cấp điện: Hoàn thành hệ thống truyền tải điện và hệ thống điện
trung áp ở nông thôn. Có nhiều trạm biến áp 110KV cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng,
có đường điện cao thế quốc gia 220 KV Phả Lại - Hà Đông chạy qua, chủ động cho
việc cung cấp điện để sản xuất. Nguồn điện được cung cấp an toàn và ổn định
cho phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

PHẦN B:TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH HƯNG YÊN
I. VĂN HÓA LỄ HỘI
1.1 Lễ hội đình Quan Xuyên
Làng Quan Xuyên nằm ở phía tây bắc của tỉnh, cách thị xã Hưng Yên hơn 20km,
thuộc tổng Đại Quan, huyện Đông An, phủ Khoái Châu (ngày nay thuộc xã Thành Công,
huyện Khoái Châu). Quan Xuyên nằm bên bờ sông Hồng, mang những nét đặc trưng của
một làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong làng còn lưu giữ được một quần
thể di tích lịch sử - văn hoá phong phú, gồm có Đình Quan Xuyên (thờ Ngũ vị đẳng
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 14

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
thần), Miếu Hạ (thờ thành hoàng làng Quan Chiếu đại vương Vũ Quang Chiếu, được
phong làm trung đẳng thần), chùa Quan Xuyên; nhà sắc hay nhà hội đồng (lưu giữ giấy tờ
quan trọng của cả làng); Văn chỉ Quan Xuyên và lăng mộ Vũ Quang Chiếu. Tất cả những
di tích trên đều có quan hệ mật thiết với lễ hội làng Quan Xuyên, tạo thành một lễ hội
hoàn chỉnh.
Lễ hội truyền thống đình Quan Xuyên được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 9 đến
ngày 16 tháng 2 âm lịch, nhưng sau này vào năm 1938 cụ Cao Văn Linh (làm thông phán
ở Hưng Yên) đã quy định lịch tổ chức lễ hội vào các năm "Thìn, Tuất, Sửu, Mùi" (tức ba
năm một lần). Lễ hội đình Quan Xuyên cũng mang đặc trưng chung của lễ hội vùng đồng
bằng Bắc Bộ, nghĩa là có hai phần quan trọng là Lễ và Hội.

1.2 Lễ hội đền Đào Nương
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 15

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Đền Đào Nương là một trong 17 di tích lịch sử văn hoá quốc gia của huyện Tiên
Lữ, nằm bên đường 39B, cách thị xã khoảng 6km. Đền Đào Nương thuộc xã Đào Đặng,
tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu ngày xưa, nay thuộc địa phận làng
Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thị xã Hưng Yên.
Đền Đào Nương thờ bà Đào Thị Huệ, sống vào khoảng cuối thế kỷ XV. Bà là
người có nhan sắc, hát hay múa khéo dụ giặc và cùng bô lão và trai tráng trong làng giết
giặc. Sau khi bà mất vua Lê Thái Tổ đã phong bà làm "Phúc thần" cho sửa lại nhà thờ và
cấp ruộng cúng tế hàng năm. Vì bà được suy tôn là một trong những vị sư tổ nghề hát
chào của nước ta, nên trong những ngày hội làng không thể thiếu được những làn điệu
chèo truyền thống cùng những tiếng "tom, chát" của tiếng trống đế chèo.
Lễ hội hàng năm được tổ chức từ ngày mồng 1 đến mồng 6 tháng 2 âm lịch. Lễ hội
được tổ chức tưng bừng, đông vui và nhộn nhịp. Dân làng tổ chức nhiều cuộc vui như
đấu vật, ném vòng... đặc biệt là hội chọi gà và thi hát chèo.

Lễ hội đền Đào Nương
1.3 Lễ hội đền Tống Trân
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 16

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Đền thờ trạng nguyên Tống Trân, người sống vào thời nhà tiền Lý đỗ Đệ nhất giáp
cập đệ đệ nhất danh (tức Trạng Nguyên), vua cửa đi sứ và được vua Trung Quốc phong
làm "Lưỡng Quốc trạng nguyên" (Trạng nguyên hai nước). Ngài mất vào ngày mồng 5
tháng 5 năm Tân Hợi và được phong sắc "Thượng đẳng tối linh phụ quốc Tống Trân đại
vương" và về sau được truy phong làm "Thượng đẳng phúc thần".
Theo quy định hàng năm, lễ hội làng được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4
âm lịch, trong đó ngày 13 và 14/4 là ngày hội chính. Ngày 13/4 tiến hành rước kiệu từ
các đền, chùa trong làng. Trong ngày chính hội (tức ngày 14/4) dân làng rước kiệu quan
Trạng đi vòng quanh làng với đoàn tuỳ tùng, cờ xí, võng lọng trông rất uy nghi. Và đến
ngày 16/4 lại rước kiệu về các đình, đền, chùa để an vị. Ngày 17/4 làm lễ bế hội. Lễ hội
đền Tống Trân là một trong những lễ hội lớn nhất của huyện Phù Cừ.
1.4 Lễ hội đền Phạm Công Trứ
Phạm Công Trứ, người làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá, huyện Đường Hoà, phủ
Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà quân sự, nhà chính trị đại tài của hai triều đại Lê Trịnh.Ông mất ngày 28 tháng 10 năm ất Mão (1675) tại quê nhà, thọ 76 tuổi. Triều đình
cho xây đền thờ ông, vua Lê thương tiếc phong tặng "Thái tể, thuỵ là Trung Cần".
Cả cuộc đời ông đã đóng góp công lao xây dựng triều đình, đất nước trong mọi lĩnh
vực như chính trị, quân sự, văn học, sử học, pháp luật... Phạm Công Trứ đều có những
cống hiến quan trọng, là rường cột của nước nhà.
Ngày nay, hàng năm hai lần nhân dân địa phương cùng các con cháu trong dòng họ
lại tế lễ, mở hội vào ngày 17 tháng 3 âm lịch (kỷ niệm ngày sinh) và ngày 28/10 (ngày
mất) nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của ông.
1.5 Văn Miếu và lễ hội Văn Miếu
Văn Miếu Hưng Yên còn gọi là Văn miếu Xích Đằng (vì được xây dựng trên đất
làng Xích Đằng), nguyên xưa là Văn Miếu của Trấn Sơn Nam (căn cứ vào Khánh,

SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 17

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Chuông của di tích), nhưng đến năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu
Hưng Yên thuộc hàng tỉnh.
Văn miếu Hưng Yên được khởi dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn
vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 20 (1839), đời vua Nguyễn Thánh Tổ (1820 1840), trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động
xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đến
ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Hiện tại Văn miếu đang
thờ Đức Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của nho
gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên
của Trường Quốc Tử Giám. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hóa – Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử.
Văn miếu có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm: Tiền tế, Trung từ và Hậu
cung. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc". Mặt tiền
Văn miếu quay hướng Nam, cổng Nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng
dấp cổng Văn miếu Hà Nội. Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo,
hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Khu nội tự gồm: Tiền
tế, Trung từ và Hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn
bộ khu nội tự Văn miếu tỏa sáng bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo
cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim rất đẹp.
Hiện vật quý giá nhất của Văn miếu là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức
vụ 161 vị đỗ đại khoa ở Trấn Sơn Nam thượng ngày xưa (trong đó tỉnh Hưng Yên có
138 vị, tỉnh Thái Bình 23 vị) thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê đến Nguyễn. Học vị cao
nhất là Trạng nguyên Tống Trân (người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ) đời Trần; Trạng
nguyên Nguyễn Kỳ (người xã Bình Dân, huyện Đông An) triều Mạc; Trạng nguyên
Dương Phúc Tư (người xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm) triều Lê. Chức vụ cao nhất là tiến
sĩ Lê Như Hổ, Quận công triều Mạc. Ngoài ra còn có một số dòng họ đỗ đạt cao như họ
Dương ở Lạc Đạo (Văn Lâm); họ Vũ, họ Hoàng ở Ân Thi; họ Lê Hữu ở Liêu Xá (Yên
SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 18

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Mỹ)...; một số huyện có nhiều nhà khoa bảng như: Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, Tiên
Lữ, Kim Động...
Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10/2 và ngày 10/8 hàng năm.
Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để
thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sự
nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.
Ngày nay, hằng năm cứ vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức sinh hoạt văn
hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục
lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về Văn miếu tìm hiểu
truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng
phát triển
1.6 Phố Hiến
Người Việt có câu "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Kinh kỳ là thủ đô Hà Nội ngày
nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60 km.
Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh
đồng ngô lúa, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến.
Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ
15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Anh, Pháp đã
cập bến Phố Hiến.
Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố
Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng,
mà giữ lại cho mình những giá trị văn hóa lâu đời.
Ðến thăm Phố Hiến, bạn không nên quên vào chợ Phố
Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước hồ
bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến .

SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 19

Tiềềm năng du lịch của tỉnh Hưng Yền
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo
tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đã có 18 di tích được xếp
hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi tiếng như: đền Mây ở Xích Đằng
(thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của vua Lê
Đại Hành), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu
Xích Đằng, Kim Chung Tự, Thiên Ứng Tự, Thiên Hậu cung, đền Mẫu, Đông Đô Quảng
Hội

Nét cổ kính của Phố Hiến
Các chùa lớn ở Phố Hiến có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ
Châu. Ngoài ra còn có nhiều đình, văn miếu. Người Hoa sinh sống ở Phố Hiến đã để lại
nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như đền Mẫu (thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu
(thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi)
… Nhiều lễ hội gắn liền với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện hình ảnh mấy

SVTH:Trầền Thị Cẩm Thùy
Page 20