Tiểu luận hành vi con người và môi trường xã hội

  • docx
  • 32 trang
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN
HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Mọi
người có thể nhận xét, đánh giá mức độ văn minh hay lạc hậu của một cộng đồng hay
một quốc gia là khi nhìn vào mối quan hệ, cách ứng xử của con người với con người;
giữa con người với thiên nhiên hoặc giữa con người với xã hội mà họ đang sống.
Hành vi của con người có thể tạo ra của cải, có thể tạo ra giá trị vật chất tinh
thần, hoặc tạo nên một sự thay đổi nhất định cho thế giới xung quanh; đồng thời hành
vi của con người cũng có thể húy hoại những gì họ tạo dựng, và hủy hoại thế giới
đang nuôi sống họ.
Như vậy, ta có thể thấy hành vi của con người là khá phức tạp, nó phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố của môi trường xã hội. Từ khi sinh ra đến khi mất đi, con người
sẽ trãi qua rất nhiều giai đoạn lứa tuổi và từ đó sẽ hình nên những hành vi khác nhau
ở từng lứa tuổi.
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài “Sự ảnh hưởng cuả môi trường xã hội đến
hành vi của con người” để tìm hiểu rõ hơn hành vi của người và môi trường ảnh
hưởng như thế nào đến hành vi; cùng với đó giúp bản thân tự điều chỉnh để thích ứng
với những thay đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm mục tiêu nghiên cứu yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng
đến hành vi của con người.
Và để thực hiện được mục tiêu đó thì cần giải quyết những nhiệm vụ như sau:
- Thứ nhất, phải nắm rõ hành vi con người, môi trường xã hội;
- Thứ hai, nắm rõ lý thuyết nghiên cứu về hành vi con người;
- Thứ ba, hiểu được mối quan hệ của môi trường xã hội với hành vi của con
người;
- Thứ tư, phân tích được đặc điểm tâm sinh lý của con người qua tất cả các
giai đoạn.
8

3. Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên thì bài tiểu luận này nghiên cứu đối tượng
là con người và chủ yếu là nghiên cứu hành vi của con người qua môi trường xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này thì đã sử dụng những phương pháp khác nhau.
4.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Dùng phương pháp nghiên cứu chung của khoa học như phân tích, tổng hợp
các vấn đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu tài liệu về hành vi của con người;
+ Nghiên cứu công trình khoa học về hành vi con người và môi trường xã
hội;
+ Nghiên cứu các sách báo nói về hành vi con người và môi trường xã hội
5. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận gồm có 2 phần là phần mở đầu và phần nội dung;
- Phần mở đầu gồm những phần sau: lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài.
- Phần nội dung gồm các chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết nghiên cứu hành vi con người
Chương 2: Những vấn đề chung về hành vi con người và môi trường xã hội
Chương 3: Các giai đọan phát triển và sự tác động của môi trường xã hội đến
hành vi của con người

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI
1.1. Hệ thống
1.1.1. Khái niệm

8

Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng
có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành mộ thể thống nhất
(Từ điển Tiếng Việt)
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của một hệ thống
- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn
- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống
khác nhỏ hơn.
- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có tương tác với hệ thống khác và thu
thập thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.
- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lượng bên ngoài để
tồn tại.
- Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống
khác.
1.1.3. Trạng thái hệ thống
- Trạng thái ổn định
- Trạng thái điều hòa
- Trạng thái sự khác biệt
- Trạng thái tổng hòa
- Trạng thái trao đổi
1.1.4. Hệ thống xã hội
Hệ thống xã hội được tạo ra bởi tập hợp các cá nhân nhưng có sự đồng
nhất để phân biệt với các hệ thống khác. Hệ thống xã hội gồm hệ thống
vi mô, hệ thống trung mô, hệ thống vĩ mô.
1.2. Một số lý thuyết khác nghiên cứu về vấn đề liên quan đến hành vi con
người
Thuyết phân tâm của S.Freud
S.Freud mô tả thuyết của ông: “một loại hình học năng lượng thần
kinh”. Năng lượng thần kinh còn được gọi năng lượng tâmlý, dục
năng, xung năngvà căng thẳng. Và nó thực hiện nhiệm vụ của chính
nó.

8

Ông nêu ra qba quy luật:
- Quy luật 1: Năng lượng tâm lý giống như năng lượng vật lý được chuyển
đổi chứ không mất đi, không phá hủy, nó biến đổi thành lo âu, thay thế bằng
một dạng cấu trúc thực thể gây nên một triệu chứng chuyển thành một suy
nghĩ như ám ảnh….
- Quy luật 2: năng lượng tâm lý là “nguyên tắc khoái cám”. Định ra bằng bất
cứ khi nào giảm ngày trực tiêpsự căng thẳng, để giảm đau đớn và cung cấp
khoái cảm. Ví dụ, đói đẫn đến ăn.
- Quy luật 3: là “ nguyên tắc hoạt động ít nhất” trong đó một số lượng nhỏ về
năng lượng được giải tỏa. Ví dụ, một trẻ cáu kỉnh có thể nói với bạn là “bạn
đã làm tớ bực mình” ma không đánh bạn.
Năng lượng tâm lý của người xuất phát từ năng lượng sinh lý. Con
người có 2 bản năng là bản năng sống và bản năng hủy hoại.
Cấu trúc nhân cách theo quan niệm của Freud , ông cho rằng ba yếu tố
tạo nên nhân cách là cái tôi, cái ấy, cái siêu tôi. Và cũng có cơ chế phòng vệ
như dồn nén, hình thành phản ứng, phóng chiếu, thoái lùi, cố định.
ð Đóng góp của Freud:
- Quá trình tâm lý có vị trí trung tâm trong hành vi con người;
- Nhân cách có thể hiểu như hệ thống phân tâm (động lực tâm lý);
- Các hành động vô thức là động lực kích thích của hành vi con người. Động
lực cơ bản là tính dục;
- Phương pháp trị liệu cho người lớn có vấn đề cảm xúc là phân tâm và xem
xét cả những hồi tưởng khi còn là trẻ em.
1.2.1. Thuyết về phát triển tâm lý xã hội
Erik Erikson – nhà tâm lý học phân tâm. Nếu S.Freud nhấn mạnh vai trò của yếu
tố năng lượng sinh học trong phát triển tâm lý, thì Erik Erikson lại đánh giá cao tác
nhân xã hội với sự phát triển tâm lý của con người. Ông chia đời người thành 8 giai
đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát
từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng này
được giải quyết nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn
8

tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó thì sự
thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn về sau của con người.
- Giai đoạn 1: Tin tưởng và không tin tưởng (từ 0 – 1 tuổi)
Giai đoạn 2: Tự chủ >< nghi ngờ ( 1,5 – 3 tuổi
- Giai đoạn 3: Khả năng khởi sự công việc >< mặc cảm (3 – 6 tuổi)
- Giai đoạn 4: Siêng năng >< Kém cỏi (6 – 12 tuổi
- Giai đoạn 5: Thể hiện bản thân >< sự lẫn lộn về vai trò (Vị thành niên)
- Giai đoạn 6: Gắn bó >< Cô lập (Mới trưởng thành
- Giai đoạn 7: Sáng tạo >< ngừng trệ (Trung niên
- Giai đoạn 8: Hoàn thành >< Thất vọng (Cao tuổi
1.2.2. Thuyết gắn bó của Bowlby
Học thuyết gắn bó xuất phát từ Bowlby(1982), ông là người quan tâm đến mặt
tập tính học trên hành vi con người. Bowlby cho rằng khi được đặt trong môi
trường không có sự giúp đỡ, trẻ nhũ nhi có khả năng đáp ứng cao để duy trì sự
tiếp xúc gần gũi với người chăm sóc đầu đời, bằng cách gắn bó với người chăm
sóc, trẻ nhỏ đảm bảo được an toàn, thức ăn và cuối cùng là sống còn. Vì thế mục
đích được xác định của gắn bó là để duy trì sự gần gũi với người chăm sóc. Hành
vi của trẻ được tổ chức xung quanh mục tiêu này và được thiết kế nhằm để làm
gia tăng khả năng có thể xảy ra để mối quan hệ với người chăm sóc sẽ là một
mối quan hệ khoẻ mạnh. Hệ thống gắn bó được hoạt hoá bởi sự khó chịu dưới
dạng các nhu cầu bên trong như là đói hay các yếu tố gây stress bên ngoài như sự
nguy hiểm.
- Các kiểu gắn bó:
Gắn bó an toàn
Gắn bó tránh né không an toàn
Gắn bó chống đối không an toàn
8

Gắn bó rối loạn tổ chức không an toàn

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
2.1. Hành vi con người
2.1.1. Khái niệm hành vi con người
Hành vi là tập hợp các phản ứng của cơ thể đáp lại các kích thích từ môi trường
ngoài.
Có kích thích thì sẽ có phản ứng. Lúc này không có chỗ cho sự cân nhắc, tính toán
mà chỉ phản ứng lại các kích thích
2.1.2. Thuyết hành vi
Thuyết cho rằng sự phát triển hành vi của con người phụ thuộc vào các kích thích.
Con người đóng vai trò là một cơ quan. Hành vi con người không phụ thuộc vào
động cơ tính cách của họ.
2.1.3. Thuyết hành vi lựa chọn hợp lý
Trong một loạt các tác nhân kích thích khác nhau tác động vào con người, người ta
chỉ phản ứng lại với những kích thích nào đó có ý nghĩa trực tiếp tới lợi ích và sự bảo

8

tồn cho con người,nó khước từ hay loại bỏ phần lớn các kích thích khác từ bên ngoài
vào cơ thể họ.
2.1.4. Hànhcó vi xã hội
Cũng là biểu hiện của kích thích và phản ứng. Tuy nhiên, giữa kích thích và phản
ứng có yếu tố trung gian. Yếu tố trung gian chia ra làm 2 loại:
- Các nhu cầu sinh lý: ăn, mặt, ngủ…
- Các hành vi nhận thức
Hành vi xã hội là chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có
mối liên hệ chặt chẽ nhau.
2.1.5. Phân loại hành vi
Hành vi được phân loại dựa vào tính chất của hành vi, đặc điểm của hành vi, mục
đích của hành vi và hình thức biểu hiện, biểu lộ hành vi. Có các loại hành vi sau:
-

Dựa vào tính chất hành vi: hành vi kỹ xảo và hành vi trí tuệ;
Dựa vào mục đích của hành vi: hành vi đáp ứng, hành vi chủ động;
Dựa vào hình thức biểu lộ hành vi: hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ;
Dựa vào đặc điểm của hành vi: hành vi bản năng, hành vi tình dục;
Dựa vào tình dục của con người: hành vi thủ dâm,hành vi tình dục đồng
giới, hành vi cưỡng dâm.

2.2. Môi trường xã hội
2.2.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến con người, có ảnh hưởng đến con người có tác động qua lại với các hoạt
động sống của con người như không khí, đất, nước, sản xuất.
2.2.2. Phân loại môi trường
- Môi trường tự nhiên: Yếu tố tự nhiên,vật lý, hóa học, sinh hoạt tồn tại khách
quan bao quanh con người;
- Môi trường xã hội: là tổng thể quan hệ người và người tạo nên sự thuận lợi
hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân , cộng đồng xã hội. Bao gồm
8

các yếu tố nhà ở, công viên, thu nhập, pháp luật, cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội, chính
sách xã hội,…
2.2.3. Các vấn đề trong môi trường xã hội
- Vấn đề về kinh tế vào nhu cầu cơ bản;
- Vấn đề về giáo dục và hướng nghiệp;
- Vấn đề luật pháp;
- Vấn đề chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội;
- Vấn đề quan hệ xã hội (bạn bè, đồng nghiệp, công việc…).
CHƯƠNG 3: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI
3.1. Các giai đoạn phát triển của con người:
3.1.1. Đặc điểm sinh lý
3.1.1.1. Giai đoạn trẻ em
3.1.1.1.1. Giai đoạn thai nhi
-Giai đoạn trứng: Trứng là tế bào trưởng thành của phụ nữ, sau khi thụ tinh sẽ hình
thành một hợp tử. Khi thụ tinh thì trứng sẽ phân chia thành tế bào mới kết hợp với
nhau thành quả cầu và đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, “gắn” vào thành tử cung.
- Giai đoạn phôi: Trứng đã được thụ tinh và nhóm tế bào phát triển thành thai nhi
được gọi là phôi. Giai đoạn đặc trưng bởi sự phát triển nhanh. Phôi sống với nhau
thai thực hiện trao đổi chất với người mẹ. Phôi phát triển các cơ quan nội tạng, chân
tay, ngón tay, ngón chân riêng biệt, khuôn mặt với mũi hiện rõ và các cơ quan sinh
dục ngoài.
- Giai đoạn bào thai:
+ Từ tháng thứ 3: lúc này cho tới sinh gọi là bào thai. Cuối tháng thứ 3, tim bắt đầu
bơm máu đi khắp bào thai, tiếng đập của tim có thể nghe đc bằng tai nghe. Cơ quan
8

sinh dục tiếp tục phát triển và khuôn mặt của bé cũng được hình thành và bé đã có
hình dáng rõ ràng của một con người, bé dài khoảng 8-9 cm và nặng khoảng 30 gam.
+ Tháng thứ 4, trọng lượng thai nhi tăng lên gần 0,25kg và dài khoảng 13-14cm.Bào
thai phát triển lông mày, lông mi, vân ngón tay, ngón chân.
+ Tháng thứ 5: các chức năng phản xạ, bú nấc bắt đầu phát triển. Thính giác của bé
cũng phát triển và vào cuối tháng này bé có thể nghe được âm thanh xung quanh. Lúc
này bé dài khoảng 18-20cm và nặng 0,4-0,5 kg.
+ Tháng thứ 6: Da nhăn nheo và có xuất hiện lớp mỡ dưới da. Mắt có thể mở ra nhắm
lại. Và bào thai tăng 0.5 kg dài 23-25cm.
+ Tháng thứ 7: Lúc này thai nhi thoát khỏi giai đoạn rủi ro, Lượng mỡ tích tụ dưới da
nhiều hơn, lúc này thai nhi nặng 1,5kg và dài 40cm.
+ Tháng thứ 8: Mỡ tiếp tục phát triển, các lớp nhăn trên da mất dần. Bào thai lúc này
nặng 2,2kg dài khoảng 45cm. Tay chân hoạt động mạnh.
+ Tháng thứ 9: Cân nặng trung bình 3 đến 3,5kg dài khoảng 50cm. Thai nhi chuẩn bị
cho việc chào đời.
3.1.1.1.2. Giai đoạn ấu thơ
-

Giai đoạn 0-3tuổi

Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của đứa trẻ với cuộc
sống bên ngoài tử cung. Ngay sau khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt
đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần
hoàn rau thai, trẻ bắt đầu bú, hệ tiêu hoá bắt đầu làm việc, thân bắt đầu đảm nhiệm
việc điều hoà môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Tất cả các nhiệm vụ này, trước
đây đều do rau thai đảm nhiệm.
Cơ thể trẻ lúc này còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa
được hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong tình trạng bị ức chế, cho nên
trẻ ngủ suốt ngày.
8

Một số hiện tượng sinh lý xảy ra trong thời kỳ này là: đỏ da sinh lý, vàng da sinh
lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, tăng trương lực cơ sinh lý,
rụng rốn, ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định.
Ở thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh: Chỉ sau 12 tháng, trọng lượng của trẻ tăng gấp 3
lần, chiều cao tăng gấp rưỡi, vòng đầu tăng thêm 35% so với lúc trẻ ra đời.
Để đảm bảo cho trẻ lớn nhanh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong lứa tuổi này rất cao:
120 - 130 kcal/kg/ngày.
Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá chưa hoàn thiên, do vây để đảm bảo nhu cầu
dinh dưỡng cao thì thức ăn tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này là sữa mẹ. Sau 5 tháng tuổi
nên bắt đầu cho trẻ ăn sam.
Hoạt động của hê thần kinh cao cấp được hình thành, trẻ phát triển nhanh về tâm thần
và vân động: Lúc ra đời trẻ chỉ biết khóc và có một số phản xạ bẩm sinh; khi 1 tuổi,
trẻ đã biết đứng, biết cầm đổ vât, tâp nói và hiểu được nhiều điều.
- Giai đoạn 3-6 tuổi:
Ở thời kỳ này, trẻ phát triển hoàn chỉnh hơn nhưng chậm lớn hơn giai đoạn 0-3
tuổi.3 -4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản để tự phục vụ mình
(ăn bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tâp vẽ, tâp viết. Hê thống thần
kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1-2 tuổi trẻ mới tâp nói, 3 tuổi trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ
biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học. Trẻ hiếu động, ham thích
tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt
chước, vì vây những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến tính tình,
nhân cách của trẻ. Sau 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng sữa..
3.1.1.1.3. Giai đoạn nhi đồng từ 7 đén 12 tuổi
Cấu tạo và chức năng các bộ phân đã hoàn chỉnh. Trí tuê của trẻ phát triển rất
nhanh, thùy tráng tăng một cách đặc biệt: Trẻ có khả năng tiếp thu học đường, tư duy,
sáng tạo và ứng xử khéo léo. Tâm sinh lý giới tính phát triển rõ rêt. Răng vĩnh viễn
thay thế dần răng sữa. Hê thống cơ phát triển mạnh. Hệ thống xương tăng nhanh,
8

cứng cáp khả năng đàn hồi tốt, hệ tuần hoàn cơ tim hoạt động tăng trưởng nhưng co
bóp yếu. Trẻ 6 - 7 tuổi phát triển nhanh về chiều cao. Trẻ 8 - 12 tuổi phát triển rất
châm về chiều cao.
3.1.1.2. Giai đoạn tuổi vị thành niên: từ 13 đến 18 tuổi
Lúc này cơ thể ở cả nam và nữ đều gần đạt đến mức tuổi trưởng thành:
Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng giai đoạn này đã chậm lại. Các tố
chất về thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cấu tạo và chức
năng của hệ thần kinh phức tạp hơn các lứa tuổi trước mặc dù trọng lượng não tăng
không đáng kể, đặc biệt là số dây thần kinh liên hợp nối các phần của vỏ não tăng lên
làm cho chức năng của não được phát triển vì thế tư duy, ngôn ngữ và những phẩm
chất ý chí có điều kiện phát triển.
Về mặt giới tính: đây là thời kỳ chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát
dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn. Quá trình dậy thì ở các em có
thể không giống nhau.
3.1.1.3. Giai đoạn tuổi trưởng thành: từ 18 đến 35 tuổi
Sự phát triển về thể chất có ảnh hưởng lớn tới người trưởng thành, lúc này về thể
chất đã đã đạt đến mức hoàn thiện, đây cũng là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều
về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh niên. Các tố chất về thể
lực như: sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt v.v…đều phát triển mạnh, nhờ phát
triển ổn định các tuyến nội tiết cũng tăng trưởng hóc môn nam và nữ. Tất cả những
yếu tố này đều tạo thành công rực rỡ của thể thao và nghệ thuật . Tuy nhiên sự phát
triển về thể chất khiến cho nhiều người thay đổi về về tính cách. Có người trưởng
thành chín chắn hơn, thể hiện từ cử chỉ, lời nói chuẩn mực, nhưng cũng có nhiều
người lại thấy khó chịu bởi họ cảm nhận thấy dần mất đi sự bảo bọc của người lớn.
Đồng thời đây là giai đoạn trưởng thành về mặt giới tính, nhu cầu tìm hiểu, khám phá
8

người khác giới cao hơn, ở giai đoạn này họ có thể đảm nhiệm thiên chức làm cha,
làm mẹ.
3.1.1.4. Giai đoạn trung niên: từ 36 đến 60 tuổi
Xuất hiện sự lão hóa, hiện tượng hói đầu, xuất hiện nếp nhăn, tăng cân ảnh hưởng
đến diện mạo cơ thể, đồng thời sức mạnh hạn dần, thận suy giảm, dung tích phổi
giảm, sức bớm máu của tim và các chức năng khác đều bị suy giảm. Hoạt động của
hệ thần kinh giảm, thụ cảm quan giảm sút về thị lực kém đi. Đặc biệt, ở phụ nữa ở
tuổi 44-55 thì diễn ra thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh.
3.1.1.5. Giai đoạn tuổi già: từ 60 tuổi trở lên
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn
tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng
tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh thần
giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều
hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và
thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi già có những
nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính chất đàn
hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da. Bộ răng
yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn này giàu
vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn các thức ăn mềm
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác
ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng:
Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với tuổi tác cũng phải
chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu
quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên
quan đến lão hoá. Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và
8

lượng ôxy giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với
cũng giảm sút. Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ
dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ.
Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải
tiếp cận với nhiệt độ cao. Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố,
ham muốn tình dục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp
không còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm
chạp, vụng về. Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó
khăn

8

3.1.2. Đặc điểm tâm lý
3.1.2.1. Giai đoạn trẻ em
3.1.2.1.1. Giai đoạn ấu thơ
Trẻ từ 1 đến 2 tháng, não bộ nặng 400 gr, tế bào thần kinh khá đầy đủ. Dây
thần kinh chưa được nhiễm chất myêlin nên họat động còn hạn chế. Trẻ chỉ có
một số phản xạ không điều kiện như bú, tự vệ, định hướng, một vài phản xạ của
chân tay. Trẻ có đầy đủ các cơ quan phân tích, nhận cảm sẵn sàng hoạt động.
Thính giác, thị giác phát triển nhanh. Phản xạ định hướng phân hóa dần, tính
tích cực tâm lý nảy sinh. Cuối tháng thứ 2, xuất hiện phức cảm hớn hở là cử
động chân tay khi mẹ, người thân xuất hiện và âu yếm.
Từ 2 đến 12 tháng, cuộc sống trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Giao
tiếp với người lớn là nhu cầu đầu tiên, bức thiết nhất. Đây cũng là hoạt động chủ
đạo tạo ra cấu tạo tâm lý ở trẻ trong những năm đầu tiên.
Giao tiếp mang tính chất cơ thể như bế ẵm, hôn hít... Thị giác, thính giác dần
phát triển nhờ người lớn giúp đỡ. Trẻ bắt đầu thấy, nghe những sự vật, hiện
tượng xung quanh. Vận động lẫy, ngồi, bò giúp cho xúc giác, vận động giác phát
triển. Cầm nắm, đập gõ đồ vật là những cảm giác ban đầu. Sống giữa người lớn,
trẻ không ngừng thu nhận những tri thức càng mới mẻ, nhu cầu nhận thức càng
tăng. Phản xạ định hướng chuyển dần thành tính tò mò nhận thức, thành hứng
thú tìm hiểu mọi vật xung quanh.
Trẻ tích cực vận động để đạt kỹ xảo vận động như cầm, nắm, trườn, bò, ngồi,
đi, đứng. Cảm giác âm thanh, hình khối, màu sắc hình thành. Hành động, thao
tác bằng tay phát triển. Trẻ bắt đầu bắt chước người lớn nên hành vi mang tính
chủ định xuất hiện.
Trẻ bắt đầu hình thành sự lĩnh hội ngôn ngữ.Khi nhìn, nghe người lớn cùng
cử chỉ nét mặt, trẻ bắt đầu hiểu âm thanh, ngôn ngữ và giúp bộ máy phát âm của
trẻ hoàn thiện dần.
3.1.2.1.2. Giai đoạn từ 3-6 tuổi
Tuổi mẫu giáo, nhân cách của trẻ đã thực sự bắt đầu hình thành như tự khẳng
định, tự ý thức, ở cảm xúc, ý chí…“ Cái tôi” của trẻ đã bắt đầu hình thành từ 3

tuổi, trong suốt tuổi mẫu giáo “cái tôi” phát triển mạnh và dần trở thành ý thức
về bản thân. Trẻ một mặt ngày càng tách mình ra khỏi người lớnTrẻ nhận ra thế
giới của mình, ra vị trí của mình trong gia đình, trong nhóm bạn… Cuối tuổi
mẫu giáo đứa trẻ nhận thức ra mình là một thành viên của xã hội. Những đặc
điểm phát triển về tâm lý, nhân cách của trẻ em trong tuổi mẫu giáo đánh dấu
một bước mới về chất so với tuổi vườn trẻ trước đó. Đặc điểm trí tuệ, đặc điểm
về nhân cách cho phép trẻ trở thành một thành viên độc lập trong cộng đồng, xã
hội. Với điều kiện sống và giáo dục phù hợp, trẻ cuối tuổi mẫu giáo đã có đủ
những yếu tố sẵn sàng đi học
3.1.2.1.3. Giai đoạn nhi đồng: từ 7 đến 12 tuổi
Trong giai đoạn này thì trẻ phát triển về tri giác, trí nhớ và tư duy, tưởng
tượng. Đời sông của trẻ phong phú đa dạng, ngôn ngữ dần dần thay thế, trẻ khó
kiềm chế cảm xúc của mình. Hình thành hệ thống chuẩn mực đạo đức cũng như
quy tắc hành vi của trẻ thể hiện rõ ràng. Và hoạt động học tập vui chơi sẽ thể
hiện tâm lý của trẻ.
3.1.2.2. Giai đoạn tuổi vị thành niên: từ 13 đến 18 tuổi
Sự phát triển nhận thức ở cấp độ cao hơn. Về đời sống tình cảm ở lứa tuổi
này sâu sắc, phong phú và đa dạng. Lứa tuổi này dễ xúc động, bồng bột, dễ bị
kích động, vui buồn, thay đổi nhanh chóng. Trong mối quan hệ bạn bè xuất hiện
tình cảm khác giới, có mong muốn được quan tâm. Giai đoạn này có xu hướng
làm người lớn, quan tâm đến gia đình, có trách nhiệm với bản thân. Hình thành
nên thế giới khách quan.
3.1.2.3. Giai đoạn trưởng thành: từ 18-35 tuổi
Ở giai đoạn tuổi trưởng thành con người có nhiều sự thay đổi về tâm lý. Bởi ở
độ tuổi này họ muốn được thể hiện khả năng của mình, họ thích sống độc lập
không dựa vào gia đình giống như lúc còn trẻ cần sự quan tâm, lo lắng của cha
mẹ hoặc của người thân mà họ thích sống tự do muốn làm việc theo ý của mình,
không phụ thuộc vào người khác. Ở lứa tuổi này con người đã có sự nhận thức
tốt hơn trong công việc, biết sắp xếp tính toán cũng như biết phân biệt chọn lựa
việc làm nào đem lại kết quả cao hơn, giảm thiểu được công sức và thời gian

hơn. Họ có thể tự mình làm ra thu nhập để trang trãi cho cuộc sống, biết nghĩ
đến tương lai cho bản thân, ý thức chọn lựa công việc phù hợp với khả năng
mình đang có. Giai đoạn những người trưởng thành biểu lộ ngững bản sắc riêng
của mình trong tình yêu nam nữ. Họ bộc lộ nhận thức, thái độ quan điểm riêng
củ cá nhân mình trong việc chọn bạn đời. Sự phát triển về tâm lý của tuổi này
cũng không ngoài mục đích thu hút và hấp dẫn lẫn nhau trong cuộc sống, và để
hoàn tất việc duy trì nòi giống.
3.1.2.4. Giai đoạn tuổi trung niên: từ 35-60 tuổi
Họ phải trải qua giai đoạn của giữa của giữa cuộc đời vào khoảng 40-45 tuổi,
đây là giai đoạn khủng hoảng giữa cuộc đời, thời kỳ xung đột và stress do chịu
nhiều sức ép từ công việc, các quan hệ gia đình, xã hội. Lứa tuổi này sinh rất
nhiều mâu thuẫn trong suy nghỉ, tình cảm và trách nhiệm. Bên cạnh đó, họ còn
phải đối diện với khó khăn trong công việc, không phải lúc nào họ cũng thành
công, họ cũng có rất nhiều tham vọng. Việc chuyển đổi công việc ở tuổi trung
niên này có khía cạnh tích cực mang lại sự thỏa mãn, hiệu quả cho sự nghiệp của
bạn. Bên cạnh đó, họ còn bị áp lực về việc dạy con cái, hay những người phụ nữ
bị tiền mãn kinh, hay mãn kinh làm cho tâm lý thay đổi.
3.1.2.5. Giai đoạn tuổi già: từ 60 tuổi trở lên
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào
nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi
trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước
sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng
tựu trung những thay đổi thường gặp là:
- Hướng về quá khứ :Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống
hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia
hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện
kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ
vật…

- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”:Khi về già người cao
tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là
chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái
nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả
hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới.
Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
3.2. Sự ảnh hưởng cuả môi trường xã hội đến hành vi con người qua từng
giai đoạn
3.2.1. Sự ảnh hưởng của gia đình
Giai

đoạn

em

trẻ
- Gia đình tạo áp lực cho người phụ nữ, bạo lực gia đình,

-Giai đoạn thai hay môi trường trong gia đình không tốt. Do đó, tâm lý
nhi

người mẹ bị stress, oán giận dẫn đến hành vi của thai nhi sau
khi sinh ra không được diễn ra bình thường như: chậm nói,
nguy cơ tự kỷ, hay giảm khả năng học tập…
- Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội

-Giai đoạn ấu hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành
thơ, giai đoạn phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các
vườn trẻ

phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư.
+ Gia đình các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có
hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi
phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện
rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương
xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm
các thói hư tật xấu.
+ Gia đình các thành viên đều có sự chuẩn mực đạo đức sẽ
uốn nắn hành vi của trẻ ngay từ đầu.
+ Giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không
được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận

khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà.
+ Hạn chế hành vi thô thiễn, bạo lực của gia đình để ảnh
hưởng đến hành vi trẻ như học theo, hỗn láo, hoặc hư hỏng.
+ Chú tâm dạy dỗ con cái, hiểu tâm lý con cái khi tham gia
đi học lớp vườn trẻ, giúp trẻ tự hòa nhập bạn bè, tránh cho
trẻ áp lực và dẫn đến tự kỷ, hay không hợp tác.
-Giai đoạn này sẽ có sự thiếu hòa hợp giữa trẻ và gia đình,
-Giai đoạn nhi khi bố mẹ không biểu lộ một sự đồng cảm với trẻ hoặc nhận
đồng

ra phản ứng của trẻ sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực và chống đối
người lớn của trẻ.
+ Khi trẻ phạm lỗi, tránh dùng roi hay mắng nạt trẻ thậm tệ
mà thay vào đó nên dùng đòn tâm lý, quan sát, đánh giá
hành vi của trẻ để giải quyết. Khi đánh trẻ thì trẻ sẽ suy nghĩ
tiêu cực, cho rằng gia đình không yêu thương trẻ nữa và cứ
thế hành vi của trẻ ngày càng tệ hơn;
+ Khi gia đình quan tâm đến việc học, đến tâm lý của trẻ sẽ
làm cho trẻ cảm thấy được yêu thương, được chăm sóc, và
được thông cảm, chia sẽ dần dần ảnh hưởng tâm lý trẻ như
trẻ ngoan hơn, tâm sự nhiều hơn, hành vi của trẻ cũng tốt
hơn;
+ Gia đình có tình trạng bạo lực cũng dẫn đến hành vi của
trẻ dao động, ăn sâu vào tìm thức của trẻ.

Giai đoạn tuổi vị -Gia đình quan tâm, có kiến thức chăm sóc con cái ở tuổi vị
thành niên

thành niên sẽ thay đổi hành vi của trẻ vị thành niên, vì cá
nhân trẻ thích thể hiện bản thân, thấy được vị trí của mình,
mong muốn mọi người sẽ hiều mình. Nếu gia đình có kiến
thức chăm sóc tốt thì không những hành vi của con thay đổi
mà còn tích cực hơn, trẻ vị thành niên sẽ tránh được con

người phạm tội.
- Gia đình không có kiến thức về tâm lý vị thành niên ,
không quan tâm chăm sóc con mà chỉ bỏ mặc cho nhà
trường dạy dỗ sẽ làm cho trẻ thiếu tình cảm dẫn đến bị lôi
kéo, hành vi phạm tội;
- Gia đình có bố mẹ có lối sống thiếu văn hóa, hay phạm tội
cũng dẫn đến trẻ có thể nhiễm thói hư, tật xấu;
- Gia đình quá nuông chiều con cái dẫn đến bản thân trẻ
thích gì được nấy, sống ích kỷ, tự phụ vào bản thân, không
có ý thức trách nhiệm, lười nhác;
- Gia đình có sự đỗ vỡ, cha mẹ ly hôn, hay có con riêng dẫn
đến tâm lý của trẻ thay đổi, dẫn đến bốc đồng, hành xử
không đúng
- Gia đình quá hà khắc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến
hành vi của trẻ: dùng biện pháp đánh đập trẻ khi vi phạm và
cho rằng mình có quyền được làm điều đó; dẫn đến trẻ căm
tức, và có những hành vi bỏ nhà đi, tham gia nhóm bạn xấu,
tụ tập chơi bời….
Giai đoạn tuổi -Đối với người chưa lập gia đình:
trưởng thành

+ Đối với những người còn đi học: sẽ phụ thuộc vào gia
đình rất nhiều, gia đình nên định hướng, quan tâm, chỉ dạy
cho con để bước ra đời để cư xử tốt hơn.
+ Đối với những người đi làm: Dần thoát ra khỏi gia đình,
không nhận sự trợ cấp gia đình, họ biết làm ăn và trợ giúp
gia đình, đồng thời gia đình cũng nên quan tâm, thăm hỏi,
động viên con cái làm việc, chia sẽ gánh nặng với con;
-Đối với người lập gia đình: Họ bắt đầu thoát ra khỏi gia
đình, và cũng bắt đầu xây dựng nên gia đình của chính họ.
+ Việc chuyển từ giai đoạn từ cô đơn sang sống chung với
nhau cũng ảnh hưởng đến hành vi của con người ở giai đoạn

này như tính cách khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau
dẫn đến sự xung đột trong hành vi cũng như họ sẽ bộc lộ
những hành vi mà trước giờ chưa có.
+ Đồng thời, nếu những cặp vợ chồng trẻ có thể tìm hiểu
trước cuộc sống hôn nhân, tâm lý giới tính, tâm lý gia đình
thì chuẩn mực hành vi sẽ chuyển biến khác như sẽ không
xuất hiện hành vi cãi nhau, bạo lực, hay những hành vi khác
không tốt mà thay vào đó là hành vi chuẩn mực như thực
hiện tốt trách nhiệm của bản thân là người vợ hay người
chồng, tiết chế được bản thân, để xây dựng gia đình hạnh
phúc, văn hóa.
+ Và hơn hết việc sinh con đầu lòng cũng ảnh hưởng đến
hành vi, tâm lý: Với người mẹ họ sẽ mong muốn con mình
được sinh ra và họ sẽ tập trung toàn bộ sức lực của mình
dành cho đứa con. Với người chồng hành vi của họ không
bộc lộ ra bên ngoài như người mẹ mà kiềm nén trong lòng
mong ước đứa con của mình.Nhưng xảy ra nhiều vấn đề như
người chồng cảm thấy hụt hẫng, ngỡ ngàng khi đứa con ra
đời, họ có hành vi hành động ganh tị với tình cảm của người
vợ dành cho con mà không dành cho mình, nhưng sau khi
hiểu được vấn đề thì hành vi đó dần biến mất và thay thế
bằng sự trách nhiệm của người cha.
+ Khi thay đổi được thì bố mẹ phải có trách nhiệm là trụ cột
gia đình giáo dục con cái, hành vi phải có sự chuẩn mực, lời
nói có sự quyết đoán, tránh hành vi sai trái, hay làm cho con
cái bắt chước, nuôi dạy con có văn hóa, lễ phép.
+ Bên cạnh đó còn một mặt nữa, đó là việc ngoài 30 vẫn
chưa có việc làm ổn định và lập gia đình thì bản thân họ sẽ
chán nản, hụt hẫng và dẫn đến hành vi như nghiện ma túy,
nghiện rượu, gây mất trật tự xã hội, mại dâm. Còn những