Tiểu luận môn Khoa học quản lý đề tài VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TẠI BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

  • doc
  • 24 trang
LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, gần như tất cả các loại hình tổ chức,
doanh nghiệp đều sử dụng các kiến thức về khoa học quản lý để tiến
hành, tổ chức thực hiện các mục tiêu trong quá trình hoạt động. Khoa
học quản lý góp phần quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, đối
với sự phát triển nền kinh tế quốc dân, chính trị, văn hóa xã hội... Chính
vì vậy, bộ môn khoa học quản lý ra đời là một tất yếu, trang bị cho người
học những kiến thức cơ bản về quản lý nói chung, quản lý kinh doanh
nói riêng như một khoa học, một nghệ thuật và một nghề.
Nắm vững các nguyên lý quản lý, quy luật quản lý, các phạm trù và
các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý sẽ giúp cho người học, người
làm lĩnh vực quản lý có những cơ sỏ lý luận và phương pháp luận để
nhận thức một cách đúng đắn các môn khoa học khác. Hơn nữa, vận
dụng các nguyên tắc, phương pháp quản lý tại đơn vị mình làm việc,
giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng được mục tiêu đề ra của tổ
chức, doanh nghiệp nhằm đạt được những mục đích đã đề ra một cách
tối ưu nhất.
Vai trò quan trọng của khoa học quản lý ngày càng được khẳng
định trong thực tiễn. Ngày nay những nhà hoạt động quản lý mang tính
chuyên nghiệp không những trong các tổ chức kinh doanh mà cả các tổ
chức phi kinh doanh. Hoạt động quản lý đã trở thành một nghề, có vị trí,
vai trò nhất định trong xã hội.

1

Sự phát triển nhanh và rộng khắp các Trường đào tạo quản trị chính
khóa cũng như các chương trình huấn luyện các kỹ năng quản lý tại các
doanh nghiệp càng khẳng định tính chuyên nghiệp hóa của nghề quản lý.
Quản lý vừa là khoa học và vừa là nghệ thuật nên ngoài kiến thức được
đào tạo trong nhà trường, để trở thành những nhà quản lý giỏi cần phải
biết sử dụng nghệ thuật quản lý. Trong thực tiễn có thể đào tạo được
những nhà quản trị chuyên nghiệp hay nói cách khác, quản lý là một
nghề nghiệp và có thể truyền dạy kiến thức mà người học có thể tiếp thu.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
1.1 Các khái niệm cơ bản
Theo các tài liệu nghiên cứu, hoạt động quản lý đã có từ thời xa xưa,
khi con người biết lao động theo từng nhóm với nhau. Trải qua quá trình
tồn tại và phát triển, con người đã lao động, học tập, nghiên cứu và sáng
tạo…Tất cả các hoạt động này luôn có những ràng buộc và tác động lẫn
nhau, luôn có các mối quan hệ với nhau giữa người này với người khác,
giữa nhóm người này với nhóm người khác, từ đó đã xuất hiện hoạt động
quản lý và càng ngày hoạt động quản lý càng cần thiết, hữu ích đối với
con người hơn.
2

Khoa học quản lý (KHQL) là một hệ thống tri thức về cơ sở lý luận
và thực tiễn khách quan của các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Khoa học quản lý được phân chia thành các nhóm ngành khoa học
khác nhau như: khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, khoa học tự nhiên,
khoa hoc xã hội và nhân văn, khoa học kinh tế, khoa hoc kỹ thuật…Khoa
học quản lý là ngành khoa học ứng dụng có đối tượng nghiên cứu, các
quy luật khách quan, các học thuyết về quản lý, liên quan với rất nhiều
lĩnh vực khoa học khác nhau, sử dụng các học thuyết khác nhau. Khoa
học quản lý kết hợp hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật, bởi vì trong thực
tiễn hoạt động quản lý cần phải sáng tạo không ngừng. Muốn hoạt động
quản trị đạt được hiệu quả, không chỉ học thuộc và áp dụng theo công
thức sẵn có, mà cần phải vận dụng thành thạo các kiến thức, các kỹ năng
vào những tình huống cụ thể, thực tế có rất nhiều tình huống phức tạp, đa
dạng, luôn biến động, bao hàm nhiều yếu tố khó lượng hóa được. Khi giải
quyết cần có ứng xử nhạy cảm từng trường hợp, phải có nghệ thuật sử
dụng các yếu tố tiềm năng của hệ thống, tri thức và thông tin, bí mật trong
hoạt động, sự quýêt đoán của lãnh đạo và sử dụng mưu kế.
Khoa học quản lý và nghệ thuật quản lý không hề đối lập nhau và bổ
sung cho nhau. Kiến thức khoa học là nền tảng là cơ sở để vận dụng vào
thực tế. Càng có kiến thức khoa học và hiểu biết rộng thì càng có nhiều
điều kiện thuận lợi hơn để đưa ra quyết định có tính khả thi và có hiệu
quả hơn. Bởi vì, khoa học là sự hiểu biết kiến thức một cách có hệ thống,
còn nghệ thuật là sự chọn lọc kiến thức.
3

Quản lý là một trong những hoạt động rất đặc trưng của nhân loại,
đã có từ thời xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm với
nhau. Theo từ điển phổ thông, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau
về thuật ngữ quản lý.
Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác (theo
Mary Parker Follett).
Quản lý là sự cộng tác, phối hợp hiệu quả hoạt động của các cộng sự
khác nhau trong cùng một tổ chức.
Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được mục đích
của tổ chức.
Quản lý là thông qua nhiệm vụ thiết kế và duy trì một môi trường
mà các cá nhân trong nhóm làm việc với nhau để có thể hoàn thành các
nhiệm vụ và các mục tiều đề ra (theo Koontz và O’Donnel)
Như vậy, bản chất của quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được những kết
quả theo mục tiêu đã định.
1.2 Các nguyên tắc quản lý
Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động
quản lý, nó là cơ sở nền tảng có vai trò chi phối và tác động tới toàn bộ
nội dung và phương pháp hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý. Vì vậy, làm rõ bản chất của nguyên tắc quản lý và đặc trưng của
các nguyên tắc quản lý cơ bản là vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên,
4

quản lý là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, vì vậy trong lịch sử tư tưởng
quản lý, tuỳ thuộc vào các cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản
lý mà có nhiều cách hiểu khác nhau về nguyên tắc quản lý.
Nhiều tác giả thuộc trường phái kinh nghiệm hoặc theo trường hợp
do nhấn mạnh vai trò của cá nhân hay tình huống trong quản lý mà phủ
nhận sự tồn tại của nguyên tắc quản lý.
Nhiều tác giả thuộc trường phái khác nhau do không nhận thấy vai
trò đặc biệt quản trọng của nguyên tắc quản lý mà không dành cho nó
một sự ưu tiên đáng có để luận bàn một cách trực tiếp như một vấn đề có
tính độc lập.
F. W Taylor với thuyết quản lý theo khoa học đã có những đóng góp
quan trọng trong việc đưa ra nhiều ý tưởng quản lý có giá trị. Tuy nhiên
đối với vấn đề nguyên tắc quản lý, Taylor cũng chưa dành một sự quan
tâm cần thiết mà mới chỉ gợi mở một số ý tưởng mờ nhạt mang tính tổng
quan. Xuất phát từ nguyên lý theo chức năng, Taylor cho rằng:
- Phải coi chức năng kế hoạch và chức năng thừa hành như là những
chức năng có tính độc lập.
- Phải phân định rõ ràng các chức năng quản lý
- Phải phân biệt công việc thông thường với công việc bất thường để
thực hiện nguyên tắc ngoại lệ trong quản lý.
Đó là những nguyên tắc cơ bản là Taylor đưa ra song thực chất đó
chỉ là những nguyên tắc liên quan tới phân công lao động trong quản lý.

5

H.Fayol lần đầu trong lịch sử tư tưởng quản lý đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của nguyên tắc quản lý, coi nguyên tắc quản lý là phương
hướng của hoạt động quản lý, là một ngọn đèn pha giúp con người khỏi
tình trạng tối tăm và rối loạn. Căn cứ vào kinh nghiệm, Fayol đã khái
quát 14 nguyên tắc quản lý cơ bản. Các nguyên tắc đưa ra đều có tính
thực tiễn nhất định nhưng còn thiếu tính khái quát.
H.Koontz cho rằng thuật ngữ nguyên tắc có nghĩa là chân lý cơ
bản , có khả năng áp dụng vào một tập hợp các hoàn cảnh đã cho mà
chúng có giá trị trong việc dự đoán trước kết quả. Như vậy các nguyên
tắc mang tính chất mô tả và dự đoán chứ không phải có tính mệnh lệnh
cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng.
Từ việc kế thừa những hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận về
nguyên tắc quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể thấy rằng việc
xây dựng các nguyên tắc quản lý là một tất yếu. Hơn nữa, phải khái quát
hoá từ thực tiễn quản lý để tạo lập các nguyên tắc quản lý mang tính phổ
quát.
Nguyên tắc quản lý là hệ thống những quan điểm quản lý có tính
định hướng và những quy định , quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải
tuân theo trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn
thành mục tiêu của tổ chức.
Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng nguyên tắc quản lý bao gồm
2 nhân tố cơ bản: Hệ thống các quan điểm quản lý: liên quan tới việc trả
lời cho những vấn đề Quản lý cho ai?( chủ thể quản lý) Quản lý bằng
cách nào?( phương thức quản lý) Quản lý vì ai? (mục tiêu của quản lý).
6

Như vậy, hệ thống quan điểm quản lý ở những điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau là không giống nhau.
Hệ thống quản điểm quản lý mang tính định hướng, nó là yếu tố
động của hệ thống nguyên tắc quản lý, nó có tính khuyến cáo đối với
chủ thể quản lý trong việc hướng tới hiệu quả của hoạt động quản lý.
Hệ thống quan điểm quản lý tồn tại dưới các hình thức: triết lý quản
lý, phương châm quản lý, khẩu hiệu quản lý, biểu tưởng quản lý…Vì
vậy, hệ thống quản điểm quan lý có quan hệ mật thiết với văn hoá quản
lý song giữa chúng không đồng nhất với nhau.
Hệ thống quy định và quy tắc quản lý: là yếu tố mang tính bắt buộc,
tuỳ thuộc vào quy mô tổ chức, phạm vi hoat động quản lý mà nó có thể
tồn tại dưới các hình thức pháp luật, nội quy, quy chế…Hệ thống quy
định và quy tắc quản lý chi phối chủ thể quản lý trong việc ra quyết định
quản lý , tổ chức thực hiện quyết định quản lý và kiểm tra, đánh giá
quyết định quản lý.
Các đặc trưng của nguyên tắc quản lý
1. Tính khách quan: nguyên tắc quản lý do con người tạo lập
nhưng mang tính khách quan. Tính khách quan của nó được biểu hiện ở
chỗ nội dung của những quan điểm, quy định, quy tắc quản lý phải phù
hợp với quy luật vận động, phát triển của xã hội ở những thời kỳ nhất
định, đồng thời phù hợp với điều kiện, năng lực của tổ chức. Chính vì
vậy, việc xây dựng các nguyên tắc quản lý phải được quan tâm và đầu tư
thích đáng.
7

2. Tính phổ biến: Nguyên tắc quản lý tồn tại ở tất cả các loại hình
và cấp độ quản lý. Đó là những nguyên tắc chung nhất là cơ sở cho các
nhà quản lý và các lĩnh vực quản lý khác nhau. Mặt khác, nguyên tắc
quản lý có thể tồn tại dưới dạng những yêu cầu cần phải thực hiện đối
với từng chức năng của quy trình quản lý hoặc những công việc cụ thể
của quản lý.
3. Tính ổn định: Nguyên tắc quản lý dưới dạng những quy định và
quy tắc là sự phản ánh các mối quan hệ cơ bản, bản chất của những yếu
tố trong hệ thống quản lý xác định. Những quan hệ này là tương đối bền
vững. Chúng như là những nhân tố đóng vai trò quan trọng của hệ thống
quản lý và đảm bảo sự ổn định, bền vững cho sự phát triển của tổ chức.
Vì vậy, bất kỳ tổ chức nào khi xây dựng nguyên tắc quản lý thì phải xuất
phát từ những quan hệ của những nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý
đó.
4. Tính bắt buộc: Những quy định và quy tắc về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn là mang tính bắt buộc đối với các nhà quản lý. Điều đó có
nghĩa là các nhà quản lý không vì có quyền lực mà sử dụng một cách tuỳ
tiện. Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức, các
nhà quản lý phải hạn chế quyền lực của mình trong việc ban hành, tổ
chức thực thi và kiểm tra các quyết định quản lý. Đó là những chế tài
biểu hiện theo phương châm nhà quản lý chỉ được phép là những điều
mà quy định cho phép, còn những người bị quản lý thì được làm tất cả
những gì mà quy định không ngăn cấm.

8

5. Tính bao quát: Những quy định và quy tắc có tính bắt buộc
không chỉ phản ánh một khía cạnh, một nhân tố, một quan hệ quản lý cụ
thể, nó là những quy định, quy tắc của các chức năng trong quy trình
quản lý mà chủ thể quản lý phải đảm nhận. Mặt khác, nguyên tắc quản lý
tồn tại trong suốt quá trình xây dựng, tổ chức và kiểm tra đánh giá việc
thực hiện các quyết định quản lý.
6. Tính định hướng: Hệ thống các quan điểm quản lý được tồn tại ở
các hình thức: Triết lý, phương châm, khẩu hiệu, logo. Đó là những giá
trị, những ý tưởng, những biểu tượng giúp các nhà quản lý dẫn dắt tổ
chức hướng về tương lai.
Nguyên tắc quản lý là cơ sở nền tảng cho sự vận hành của một tổ
chức
Để xây dựng mục tiêu quản lý phù hợp, xác định nội dung quản lý
đúng đắng, lựa chọn phương thức quản lý hợp lý, các nhà quản lý phải
tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Mặt khác, nhờ có nguyên tắc quản lý
mà chủ thể quản lý có thể xây dựng và thực thi các phương pháp, phong
cách và nghệ thuật quản lý của họ.
Vai trò của nguyên tắc quản lý
Nguyên tắc quản lý là một trong những nhân tố của hệ thống quản
lý. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý. Để
thực thi quy luật quản lý thì phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý.
Nguyên tắc quản lý có những vai trò cơ bản sau:
Định hướng phát triển tổ chức
9

Hệ thống quan điểm quản lý được biểu hiện thông qua triết lý quản lý,
phương châm quản lý, biểu tượng quản lý… Đó là những nhân tố làm cơ
sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển của tổ chức, có nghĩa là việc
xây dựng và thực thi những nhân tố đó là giải quyết những vấn đề căn cốt
của hoạt động quản lý: Ai là chủ thể của quá trình quản lý, Mục tiêu quản
lý là nhằm đạt tới điều gì, Quản lý bằng cách nào.
Duy trì sự ổn định của tổ chức
Nhờ có hệ thống nội quy, quy chế về chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý mà tổ chức được vận hành
trong sự ổn định có kỷ luật, kỷ cương. Điều quan trọng là nhà quản lý
phải xuất phát từ điều kiện hiện thực để xây dựng các chế tài cho phù
hợp thì việc thực thi nó mới có hiệu lực.
Đảm bảo thực thi đúng quyền hạn của chủ thể quản lý
Duy trì kỷ luật, kỷ cương đối với đối tượng quản lý
Góp phần xây dựng văn hoá tổ chức và văn hoá quản lý
Một số nguyên tắc quản lý cơ bản
Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội: bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng chịu tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài như chính trị,
kinh tế, văn hoá, pháp luật …vì vậy phải tuân thủ pháp luật và các thông
lệ xã hội để không vi phạm pháp luật của nhà nước và điều khiển hoạt
động của doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Xuất phát từ khách hàng: “Muốn bán được hàng phải nhắm trúng vào
tâm lý của khách, đừng nhắm vào cái đầu của khách”. Khách hàng nắm
10

quyền quyết định, khách hang là thượng đế, doanh nghiệp phải đứng trên
lập trường của khách hàng, tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, nghiên cứu
xem loại sản phẩm nào có giá trị đối với khách hàng, từ đó chủ động tìm
cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chúng ta cần sản xuất, đáp ứng
những cái xã hội cần chứ không làm những điều mình thích. Cũng như
làm những điều xã hội yêu cầu, chứ không làm những điều mình thích.
Hiệu quả và tiết kiệm:
- Để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức các nhà quản lý biết phải
phối hợp một cách tối ưu các nguồn lực. Đó là sự kết hợp tối ưu, hiệu
qủa giữa người quản lý với người quản lý; giữa người quản lý và người
bị quản lý; giữa người bị quản lý với nhau và giữa nhân lực với các
nguồn lực khác.
- Để thực hiện nguyên tắc này, các nhà quản lý phải:
+ Phân công công việc, giao quyền một cách phù hợp
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vật lực, tài lực, tin lực)
+ Đầu tư có trọng điểm trong việc phát triển nhân lực
+ Đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của công việc
Kết hợp hài hoà các lợi ích:
- Quản lý là nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu chung của tổ chức,
tuy nhiên để thực hiện được điều đó và đảm bảo cho tổ chức phát triển
lâu dài và bền vững thì chủ thể quản lý phải nhận thức được hệ thống lợi
ích và quan hệ lợi ích, đảm bảo thực hiện chúng một cách hài hoà.
11

- Sự hài hoà của hệ thống lợi ích biểu hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa
lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; lợi ích kinh tế với lợi chính trị, xã
hội, môi trường; lợi ích chung - lợi ích riêng;
lợi ích toàn cục - lợi ích bộ phận; lợi ích trước mắt - lợi ích lâu dài
v.v.
- Sự hài hoà của các quan hệ lợi ích thể hiện ở sự kết hợp hài hoà
giữa lợi ích của người quản lý với người bị quản lý; giữa lợi ích của các
chủ thể quản lý với nhau; giữa lợi ích của các đối tượng quản lý với
nhau; giữa lợi ích của tổ chức này với lợi ích của các tổ chức khác và với
lợi ích xã hội
- Để thực hiện được nguyên tắc này nhà quản lý phải:
+ Thực hiện dân chủ trong việc xây dựng các nội quy, quy chế,
chính sách.
+ Phải công bằng, công khai và minh bạch trong việc phân bổ các
giá trị.
+ Giải quyết các xung đột về vai trò và xung đột về lợi ích một cách
khách quan.
Chuyên môn hoá và kết hợp kinh doanh tổng hợp
Tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh: Thời cơ chỉ đến trong
chốc lát, vì vậy phải nắm bắt tuân thủ theo nguyên tắc toàn diện, kịp
thời, chính xác.

12

Dám mạo hiểm: phải thường xuyên đổi mới, cải tiến không ngừng,
dám mạo hiểm thử sức với những cơ hội mới, thách thức mới để khi
vượt qua nó thì sẽ thành công vượt bậc.
Bí mật trong kinh doanh: phải đảm bảo những thông tin, bí mật của
doanh nghiệp phải được:
- Biết dừng đúng lúc: mạo hiểm nhưng phải biết dừng đúng lúc để
đạt được kết quả cao nhất.
- Đổi mới: đổi mới quản lý để thúc đẩy phát triển, quản lý cũng cần
có sự đổi mới, nếu quản lý không phát triển thì mất đi sức mạnh.
1.3 Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và
có chủ đích của Chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được các
mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Trong hoạt động của tổ chức nói chung, trong sản xuất kinh doanh
nói riêng, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cũng như khách thể
quản lý có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Mối quan hệ này thể
hiện vị trí, vai trò của người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo. Và
một khi người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý cùng
hướng đến một mục đích chung của một công việc, một nhiệm vụ nào đó
thì sẽ đạt được kết quả mong muốn. Ngược lại, nếu giữa người lãnh đạo,
quản lý và người bị lãnh đao, quản lý thiếu sự hợp tác, không có sự
thống nhất về quyền lợi và trách nhiệm thì công việc sẽ gặp nhiều khó
khăn, kết quả thu được sẽ hạn chế.
13

Phương pháp lãnh đạo, quản lý có tác dụng phối hợp các hoạt động,
bảo đảm sự thống nhất của hệ thống. Vì vậy, muc tiêu quản lý quyết định
việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo người
lãnh đạo phải luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục tiêu tốt
nhất. Phương pháp lãnh đạo luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ
chế quản lý của những điều kiện khách quan và chủ thể, của chủ ý, nghệ
thuật lãnh đạo, quản lý. Phương pháp quản lý là cách thức mà người
quản lý sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý khi thực hiện các
chức năng nhiệm vụ.
Vai trò các phương pháp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp:
- Đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người
lãnh đạo, quản lý đối với công việc được giao.
- Phương pháp lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác của các tập thể và cá nhân, nâng cao năng lực, uy tín của
người lãnh đạo, quản lý.
- Nâng cao khả năng cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa
người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
- Khơi dậy và phát huy được sức mạnh của mỗi tập thể và cá nhân,
chống bệnh quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm giữa người lãnh đạo,
quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý.
Các phương pháp quản trị nội bộ Doanh nghiệp
Đối tượng quản lý của Doanh nghiệp
- Các nhân viên và người lao động
14

- Các tiềm năng trong doanh nghiệp
- Các khách hàng, các bạn hàng
- Các ràng buộc của môi trường vĩ mô
- Các đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp quản trị nội bộ Doanh nghiệp
Phương pháp hành chính: phương pháp này dựa trên cơ sở các mối
quan hệ tổ chức và quyền hạn của người quản lý để ràng buộc các đối
tượng quản lý chấp hành thực hiện nhiệm vụ được giao.
Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào
các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Bất kỳ một hệ thống quản
lý nào cũng hình thành mối quan hệ trong hệ thống. Về phương diện
quản lý nó biểu hiệ thành mối quan hệ giữa quyền uy và phuc tùng, như
người xưa thường nói quản lý con người có hai cách dùng ân và uy.
Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản lý là xác lập trật
tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống, giải quyết các vấn đề đặt ra trong
quản lý rất nhanh chóng. Các phương pháp hành chính tác động vào đối
tượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều
chỉnh vào đối tượng quản lý. Theo hướng tác động về mặt tổ chức, chủ
thể quản lý ban hành các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ
hoạt động, tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác định những mối
quan hệ hoạt động trong nội bộ. Theo hướng tác động điều chỉnh hành
động của đối tượng quản lý, chủ thể quản lý đưa ra các chỉ thị, mệnh
lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định,
15

hoặc hoạt động theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo các
bộ phận của hệ thống hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng và đúng hướng,
uốn nắn và khắc phục những rủi ro, lệch lạc có thể xảy ra.
Đó là hai mặt tác động của phương pháp hành chính, trong nhiều
trường hợp chúng cùng được sử dụng và bổ sung cho nhau. Sự phối hợp
đúng đắn các hình thức tổ chức và điều khiển trong quản lý là nhân tố
quan trong của việc sử dụng hợp lý các phương pháp hành chính. Các
phương pháp hành chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải có quyết định
dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ các khả
năng có nhiều cách giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao. Tác
động hành chính có hiệu lực ngay khi ban hành quyết định. Vì vậy, các
phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong trường hợp hệ thống
quản lý rơi vào các tình huống khó khăn phức tạp.
Phương pháp kinh tế: là phương pháp dựa trên cơ sở của các lợi ích
kinh tế để đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động của mình
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Các phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào
đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế và đòn bảy kinh tế, để
cho đối tượng bị quản lý tự ý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
nhất trong phạm vi hoạt động của họ mà không phải thường xuyên tác
động về mặt hành chính. Các phương pháp kinh tế tác động thông qua
các lợi ích kinh tế thực chất là vận dụng các quy luật kinh tế, sử dụng các
phạm trù kinh tế, các đòn bảy kích thích kinh tế, các chính xáh kich thích

16

kinh tế, giá cả, định mức, tiền lương, lợi nhuận…để khuyến khích nhân
viên hoàn thanh nhiệm vụ.
Phương pháp kinh tế giữ vai trò trung tâm trong các phương pháp
quản lý và nó là phương pháp năng động, nhạy bén nhất, là phương pháp
quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thực tế quản lý chỉ rõ, khoán là phương pháp tốt nhất để giảm chi phí,
nâng cao năng suất.
Đặc điểm của phương pháp kinh tế là nó tác động lên đối tượng
quản lý không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ đề
ra mục tiêu nhiệm vụ phải đạt, đưa ra những điều kiện khuyến khích về
kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc
thực hiện nhiệm vụ. Chính các tập thể, cá nhân vì lợi ích thiết thực, phải
tự xác định và chọn phương án giải quyết vấn đề. Các phương pháp kinh
tế chấp nhận có thể có những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một
vấn đề. Đồng thời, khi sử dụng phương pháp kinh tế, chủ thể quản lý
phải biết tạo ra những tình huống, những điều kiện để lợi ích cá nhân, lợi
ích tập thể phù hợp với lợi ích chung của hệ thống. Chủ thể quản lý tác
động lên đối tượng quản lý bằng phương pháp kinh tế theo những hướng
sau:
- Định hướng phát triểu chung của tổ chức bằng các mục tiêu, nhiệm
vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống, bằng những chi tiêu cụ
thể cho từng thời gian, cho từng phân hệ, từng cá nhân của hệ thống.

17

- Sử dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, các biện pháp đòn bẩy
kích thích kinh tế để lôi cuốn, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Bằng các chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ
để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, các cá nhân, xác lập trật tự kỷ
cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi phân hệ cho
đến từng người lao động trong hệ thống.
Để sử dụng tốt phương pháp kinh tế cần phải chú ý một số vấn đề
quan trọng sau đây:
Một là, việc áp dụng các phương pháp kinh tế luôn luôn gắn với việc
sử dụng đúng các đòn bảy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, lãi suất, tín
dụng, tiền lương, tiền thưởng…Nói cách khác, việc sử dụng các phương
pháp kinh tế gắn với việc sử dụng các phạm trù kinh tế, nhất là các quan
hệ hàng hóa-tiền tệ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các phướng pháp kinh
tế phải hoàn thiện hệ thống các đòn bảy kinh tế trên cơ sở nâng cao nhận
thức và năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá-tiền tệ, quan hệ thị
trường.
Hai là, để áp dụng phương pháp kinh tế phải được thực hiện sự phân
cấp đúng đắn giữa các cấp lãnh đạo, quản lý. Bởi vì, khi quá trình phân
công lao động được mở rộng và ngày càng trở nên sâu sắc thì mối quan
hệ trong đời sống kinh tế càng trở nên phức tạp hơn, việc quản lý sẽ
phức tạp và kết quả sẽ đạt tốt nhất ở nơi nào việc áp dụng các phương
pháp kinh tế được mở rộng. Khi sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh
tế, các cơ quan cấp dưới không chỉ là người thực hiện mà họ còn có trách
18

nhiệm với công việc của mình. Có những vấn đề trước đây do cơ quan
cấp trên giải quyết, bây giờ do chính cơ quan cấp dưới tự giải quyết. Như
vậy việc mở rộng quyền hạn cho cấp dưới không chỉ còn là hình thức mà
còn trở thành hiện thực có hiệu quả.
Ba là, sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý kinh tế
phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì, sử dụng các phương
pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải hiểu biết và thông
thạo nhiều loại kiến thức và kinh nghiệm quản lý, đồng thời phải có bản
lĩnh và tính tự chủ cao.
Phương pháp tâm lý giáo dục
Là phương pháp dựa trên cơ sở của các quan hệ tâm lý, tư tưởng,
tình cảm đề đối tượng quản lý phát huy tính tự giác và nhiệt tình lao
động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Các phương pháp tâm lý giáo dục thực chất là vận dụng các quy luật
tâm lý tình cảm, các nguyên lý trong giáo dục để thuyết phục, loi cuốn
nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.
Phương pháp tâm lý giáo dục là cách tác động vào nhận thức và tình
cảm của con người trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt
tình lao động của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Các phương
pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản lý vì đối tượng của quản lý là
con người- một thực thể năng động, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ.
Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế, mà còn có tác
động tinh thần, tâm lý-xã hội…
19

Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm
lý. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm
cho con người phân biệt được phải-trái, đúng-sai, lợi-hại…từ đó nâng
cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với hệ thống.
Các phương pháp giáo dục thường xuyên sử dụng kết hợp với các
phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa
sâu sát đến từng người lao động, đây là một trong những bí quyết thành
công của nhiều nhà lãnh đạo.

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG
PHÁP QUẢN LÝ TẠI BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG
Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hải Phòng là cơ quan chuyên
môn thuộc Sở Nội vụ thành phố có chức năng quản lý Nhà nước về công
tác thi đua khen thưởng trên địa bàn thành phố Hải Phòng hoạt động
quản lý theo Luật Thi đua, Khen thưởng cùng các văn bản hướng dẫn
dưới Luật.
Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hải Phòng có trụ sở tại số 15
Hoàng Diệu, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải
Phòng. Ban hiện có 14 biên chế và 01 hợp đồng trong biên chế; 01
Trưởng ban kiêm Phó Giám đốc Sở Nội vụ, 01 Phó Trưởng ban và 3
Phòng chức năng (Phòng Tổng hợp Hành chính, Phòng Nghiệp vụ I,
Phòng Nghiệp vụ II).
20