Tiểu luận tmđt

  • docx
  • 17 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------****------------

TIỂU LUẬN
ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO
CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI 7-ELEVEN

Giáo viên giảng dạy

: ThS Nguyễn Thị Hồng Vân

Lớp TC

: TMA306.3

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thu Hương

MSV

:1512230034

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2017

MUC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 7-ELEVEN (SEJ).........................................5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của 7-Eleven....................................................5
1.2. Các mặt hàng chính...............................................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.............................................7
2.1 Mô hình kinh doanh TMĐT...................................................................................7
2.1.1 Mô hình B2C- mô hình tạo nên thương hiệu của 7- Eleven Japan................7
2.2. Marketing...............................................................................................................7
2.2.1. Đánh giá website của 7-Eleven theo mô hình 7C...........................................7
2.2.2. Marketing lan toả............................................................................................8
2.3. Sales- bán hàng.......................................................................................................9
2.3.1. Nhận thức nhanh khuynh hướng xem trọng giá trị hàng hóa.......................9
2.3.2. Cơm trưa hộp- sản phẩm chiến lược quan trọng của 7-Eleven Nhật..........10
2.4. Distribution- Phân phối.......................................................................................10
2.5. Payment- Thanh toán...........................................................................................11
CHƯƠNG 3: SO SÁNH 7-ELEVEN VỚI CÁC CÁC CỬA HÀNG KHÁC..............12
3.1. Lawson.................................................................................................................. 12
3.2. Family Mart..........................................................................................................13
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TMĐT...........................................................15
4.1. Biện pháp về ứng dụng TMĐT...........................................................................15
4.1.1 Kiểm soát các phản hồi trên mạng xã hội......................................................15
4.1.2 Cải thiện tư vấn khách hàng online...............................................................15
4.1.3 Nâng cấp hệ thống an toàn bảo mật..............................................................15
4.2. Nghiên cứu các kế hoạch dài hạn........................................................................15
4.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường đầu tư một cách hiệu quả....................15
4.2.2. Cải thiện chính sách, dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng..................................16
4.2.3 Nâng cao nhận thương hiệu 7-Eleven thông qua các hoạt động văn hóa....16
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................18

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo ra một
cuộc cách mạng làm thay đổi toàn bộ thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các mọi
lĩnh vực của cuộc sống. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin,
Thương mại điện tử đã ra đời vưới nhiều ưu điểm nổi bật như nhanh hơn, tiện hơn, rẻ
hơn, hiệu quả hơn,… so với hình thức kinh doanh truyền thống, đã làm thay đổi bộ mặt
kinh tế thế giới, tạo ra những xu hướng kinh doanh mới trên thị trường.
Trên thế giới hiện nay, đa số các quốc gia áp dụng TMĐT rộng khắp tiến tới giai
đoạn phát triển cao nhất của TMĐT hiện nay là TMĐT cộng tác.Nhật Bản được xem là
quốc gia mở đầu cho sự ra đời của các cửa hàng tiện lợi. Với sự phát triển của công nghệ
thông tin ngày nay, việc ứng dụng TMĐT vào mô hình các cửa hàng tiện lợi đã đem lại
những thành công ngoài mong đợi. Không thể không kể đến chuỗi cửa hàng tiện lợi tiên
phong trong lĩnh vực ứng dụng thành công TMĐT với tên gọi 7-Eleven. Trải qua nhiều
năm xây dựng và phát triển ngày nay tàichuỗi cửa hàng 7-Eleven đã trở thành hệ thống
cửa hàng tiện lợi đứng đầu Nhật Bản.
Chính vì lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “Ứng dụng Thương mại điện tử
vào chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven”. Do hạn chế về kiến thức và tài liệu nên bài tiểu
luận của em còn nhiều thiếu sót. Em mong được cô góp ý và chỉnh sửa để bài tiểu luận
của em thêm hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 7-ELEVEN (SEJ)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của 7-Eleven
7-Eleven đã trở thành một cái tên thân quen tại nhiều quốc gia trên thế giới và được
đánh giá là chuỗi cửa hàng tiện lợi thành công nhất trong lịch sử thế giới. Hiện tại, doanh
nghiệp này hoạt động tại 18 quốc gia với hơ 59.800 cửa hàng, gồm hơn 18.700 cửa hàng
tại Nhật Bản, chiếm 31% tổng số.
Khởi nguồn từ công ty nước đá
Có thể nói, cửa hàng tiện lợi được sinh ra từ trong lòng ngành công nghiệp làm nước
đá. Chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng nhất được khởi dựng từ một nhân viên của công ty
Nước Đá Southland ở Dallas
Năm 1927, Joe C.Thompson, một trong những giám đốc sang lập ra Ice Southland,
cho phép Jefferson, một nhân viên, bán trứng, sữa và bánh mỳ tại một trong những cửa
hàng rong khá phổ biến. Tuy nhiên, Jefferson nhanh chóng nhận ra lợi thế cửa việc bán
những sản phẩm như bánh mỳ và sữa trong các cửa hàng tiện lợi. Nó giúp khách hàng
không phải đi những quãng đường xa để tìm mua hàng hóa cơ bản. Cuối cùng anh mua lại
Công ty Ice Southland và đổi tên thành Công ty Southland.
Năm 1928, Jenna Lia, một giám đốc điều hành mang về một cột gỗ là món quà lưu
niệm từ bang Alaska, và đặt nó trước cửa hàng. Món quà này thu hút sự chú ý của rất
nhiều khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp quyết định đặt những cột gỗ tương tự trước mỗi
cửa hàng và đặt tên cửa hàng là Tote’m Store- nghĩa là khách đến mua và mang đi.
Thomson cũng tập huấn cho nhân viên để đảm bảo dịch vụ, chất lượng và sự tận tình
được thống nhất trên toàn bộ hệ thống. Điều này đã trở thành yếu tố quan trọng trong sự
thành công của công ty với tư cách chuỗi cửa hàng tiện lợi.
7-Eleven ra đời
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nhằm tận dụng trạng thái bùng nổ kinh tế, tên cửa
chỗi cửa hàng đổi thành 7-Eleven. Cái tên này phản ánh thời gian mà cửa hàng hoạt động,
từ 7h sáng đến 23h đêm- điều chưa từng có tại thời điểm đó.
Mãi đến năm 1968, doanh nghiệp mới thử nghiệm một cửa hàng mở cửa cả ngày tại
thành phố Austin, bang Texas. Sau đó, chuỗi cửa hàng phục vụ 24/7 dần phát triển và phổ
biến tới ngày nay.

Với việc mua lại 126 cửa hàng nhượng quyền tiện lợi Speedee Mart vào năm 1964
tại bang California, doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền
thương mại. Công ty ý thỏa thuận cấp phép khu vực đầu tiên vào năm 1968 với Garp-Ko
cửa thành phố Saginaw, bang Michigan.Năm 1999, Southland Corp đổi tên thành 7Eleven Inc. Năm 2005, Ito-Yokado thành lập Seven& I Holding tuyên bố mở rộng hoạt
động tại Mỹ với việc thêm 1000 cửa hàng tại quốc gia này.
Ông chủ của chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn thứ 2 thế giới hiện là Masatoshi Ito, một tỷ
phú người Nhật và cũng đồng thời là nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Seven & I Holdings.
Tỷ phú Ito sở hữu tài sản ròng ước tính lên đến 4,1 tỷ USD, theo Forbes. Ông xếp thứ 9
trong danh sách “50 người giàu nhất Nhật Bản” năm 2015 và đứng thứ 512 danh sách các
tỷ phú của thế giới năm 2015 theo Forbes.
2 tiếng, một cửa hàng
Theo Business Insider, cứ 2 tiếng lại có một cửa hàng mới của 7- Eleven được mở ra
tại đâu đó trên thế giới. Năm 2007, thương hiệu này vượt qua McDonald về độ phổ biến.
Ngoài ra doanh nghiệp tại mỗi một khu vực lại có những đặc điểm riêng.
1.2. Các mặt hàng chính
Đến với 7-Eleven, khách hàng có thể tìm thấy một danh mục các sản phẩm đa dạng.
Từ những sản phẩm thông dụng hàng ngày đến đồ ăn, mỹ phẩm cho phép khách hàng có
thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Với khoảng 2900 sản phẩm được phân chia làm 4 loại
chính:
-

7-Gold: các mặt hàng có một chút sang trọng có thể thưởng thức được ở nhà như:

-

bánh mì kẹp thịt, hambuger, ramen, bia,…
7-Premium: đây là các mặt hàng chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng. Xu

-

hướng chung của các mặt hàng hướng đến các tiêu chí: ngon, hương vị địa
phương, công nghệ tốt nhất, thiết kế toàn cầu, lành mạnh, giá cả hợp lý.
Daily Fresh Food: các mặt hàng làm thực phẩm chế biến đồ ăn hằng ngày bao

-

gồm: thịt hộp, gạo, các món tráng miệng,..
Seven Lifestyle: các mặt hàng mỹ phẩm chất lượng cao

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
ỨNG DỤNG TMĐT VÀO 7-ELEVEN
2.1 Mô hình kinh doanh TMĐT
2.1.1 Mô hình B2C- mô hình tạo nên thương hiệu của 7- Eleven Japan

Vào cuối những năm 1990, Công ty 7- Eleven tại Nhật Bản cảm thấy sự phát triển
nhanh chóng của thương mại điện tử và coi nó như là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với
công việc kinh doanh của mình. Ban lãnh đạo của công ty đã có một ý tưởng tuyệt vời.
Thay vì đấu tranh chống lại thương mại điện tử, họ quyết định phải kết hợp với nó.
7- Eleven đã xác định mô hình TMĐT chính của mình là B2C (Business to
Customer) là mô hình kinh doanh thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Doanh nghiệp bán sản phẩm cho dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, giao dịch này
hiểu theo nghĩa rộng là bán lẻ điện tử qua mạng. 7- Eleven đã thông qua website của mình
tạo ra một trang web chuyên cung cấp các mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Các cửa hàng của 7- Eleven trở thành trạm tiếp nhận đơn đặt hàng, tập hợp và thanh
toán các hóa đơn cho hàng hóa đã được đặt qua internet. Dù bạn đặt hàng trên mạng hay
bất cứ nơi đâu, bạn cũng có thể nhận hàng và trả tiền tại các cửa hàng 7-Eleven.
Bằng cách làm này, 7-Eleventhu được nhiều lợi nhuận nhờ vị trí địa lý thuận tiện
của chuỗi cửa hàng rải khắp Nhật. Còn khách hàng mua hàng qua mạng Internet cũng có
lợi là giá rẻ hơn, do không phải trả tiền cước vận chuyển hàng đến nhà. Họ lấy hàng đã
đặt mua tại các cửa hàng 7-Eleven vào bất cứ lúc nào, ngày nào cũng như đêm.
2.2. Marketing
2.2.1. Đánh giá website của 7-Eleven theo mô hình 7C

- Content- nội dung
Các nội dung cơ bản về sản phẩm, thông tin liên hệ cửa hàng, các chương trình
khuyến mại, địa chỉ trụ sở, ngày cập nhật và tình trạng sản phẩm,.. được nêu lên đầy đủ,
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tu hút khách hàng. Hơn nữa, những thông tin trên cũng được thể
hiện một cách có hệ thống, nổi bật, để người đọc dễ dàng nắm bắt. Ngoài ra trang web
còn cung cấp thêm các sản phẩm cùng loại, thông tin về nhà sản xuất và thành phần chi
tiết trên từng sản phẩm. Đặc biệt là mức giá luôn đi kèm, 7- eleven luôn hướng đến một
mức giá hợp lí rẻ hơn so với các cửa hàng tiện lợi khác.
- Commerce- thương mại

Website cung cấp các ứng dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Bạn chỉcần
một cú click vào mặt hàng muốn mua, chọn phương thức thanh toán thì chỉ chưa đầy 24h
sau sẽ nhận được hàng. Với việc ứng dụng hình thức thanh toán bằng thẻ giờ đây mọi
giao dịch mua bán hàng hóa trên 7- Eleven đều có thể thực hiện được
- Communication- Giao tiếp
Giao diện trang web của 7- Eleven gọn gàng, dễ nhìn và dễ sử dụng. Các sản phẩm
được trình bày bắt mắt, không đơn giản là các hình ảnh tĩnh mà chúng được thiết kế di
chuyển, tạo ấn tượng với người sử dụng. Hình ảnh minh họa sản phẩm đẹp, ấn tượng, chi
tiết, sắc nét,tạo cảm giác yên tâm dù không đến tận cửa hàng để xem hàng. Màu sắc và
cách thiết kế trang web khá tiêu biểu của 7- Eleven với 2 màu chủ đạo là màu xanh và đỏ.
- Communication- giao tiếp
Mục liên hệ cung cấp thông tin liên hệ cho khách hàng được thông tin một cách đầy
đủ và chi tiết, có số điện thoại, hòm mail ý kiến. Khách hàng sau khi mua hàng có thể để
vote cho sản phẩm và đánh giá theo ý kiến cá nhân. Điều này giúp những người mua hàng
có thể nắm bắt tốt hơn về sản phẩm
- Customerization- cá biệt hóa
Website đầy đủ thông tin, tuy nhiên vẫn chưa có sự cá biệt hóa đối với từng khách
hàng
- Community- Cộng đồng
Website của 7-Eleven chưa xây dựng cho mình một cộng đồng riêng, để tận dụng
hiệu ứng lan tỏa từ việc này. Người tiêu dùng vẫn chủ yếu mua bán đơn lẻ, chưa có sự
liên kết các khách hàng khi không có cộng đồng chung những người mua sắm tại đó.
- Connection- Liên kết
Website chưa có các đường link liên quan cung cấp thêm thông tin cho người xem:
ví dụ link dẫn đến fanpage của doanh nghiệp, các voucher đang được bán trên các nhóm
mua chung.
2.2.2. Marketing lan toả

Trong xu hướng của TMĐT, 7- Eleven đang linh hoạt hóa các hoạt động mua bán
thông qua thiết lập những trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu tới khách hàng. Trên
mạng xã hội Facebook, 7- Eleven trở thành một fanpage được đông đảo mọi người quan
tâm. Bên cạnh đó chính sách quảng cáo của chuỗi cửa hàng cũng đã mang lại những ảnh
hưởng tích cực.
Trong những năm gần đây, xu hướng tiếp cận người tiêu dùng của các chuỗi cửa
hàng được đánh giá là năng động và ngày càng thiết thực. Trên fanpage của mình 7Eleven thường xuyên cập nhật những mặt hàng mới với thiết kế mẫu mã bắt mắt. Hơn

nữa là các chương trình khuyến mại thường xuyên được update nhằm thu hút khách hàng.
Chuỗi cửa hàng này cũng khá chú trọng việc tổ chức các chương trình đố vui dành cho
những ai may mắn sẽ được nhận thưởng. Chính nhờ những chính sách này mà chuỗi cửa
hàng này càng được nhiều người ưa chuộng. Có thể nói Marketing là một công cụ không
thể thiếu tạo nên thành công của chuỗi bán lẻ đứng đầu Nhật Bản này.
2.3. Sales- bán hàng
2.3.1. Nhận thức nhanh khuynh hướng xem trọng giá trị hàng hóa
Sau sự sụp đổ của hệ thống kinh tế bong bóng, nhiều khu vực kỹ nghệ bán lẻ đã
không thể lường trước được tính chính xác sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Suốt
trong giai đoạn kinh tế này, người tiêu dùng đã tìm kiếm sản phẩm rẻ hơn là quan tâm đến
chất lượng. Rồi sau đó là thời gian hoàn thành thuận lợi, xu hướng của người tiêu dùng là
mua những sản phẩm rẻ hơn, dùng một thời gian ngắn rồi bỏ và thay thế. Các cửa hàng
bán đồ nam hạ giá đã rất phổ biến và điều này tiêu biểu cho giá hơn là chất lượng sản
phẩm.
Tuy nhiên, năm 1990, thị hiếu của người tiêu dùng đã bắt đầu thay đổi và họ đã bắt
đầu đặt nặng hơn đến giá trị đồng tiền vì thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm hoặc trì
trệ. Người tiêu dùng bắt đầu mua sắm thận trọng hơn và chọn lựa sản phẩm dựa vào giá
trị và chất lượng hơn là chỉ dựa vào giá bán. Cho nên, số lượng các mặt hàng bán với giá
cao đã trải qua sự gia tăng hạn chế. Các siêu thị không nắm bắt được sự thay đổi trong thị
hiếu tiêu dùng theo khuynh hướng tăng chat lượng đã đối đầu với doanh số bán ra thấp.
Việc này do họ đã quen với chiến lược bán hàng trong suốt thời kỳ bong bóng.
7-Eleven Nhật đã nhanh chóng nhận ra sự có mặt của khuynh hướng xem trọng giá
trị hàng hóa này và đã lựa chọn chính xác sản phẩm và số lượng để bán tại mỗi cửa hàng.
Như thế, 7- Eleven Nhật đã thích nghi với sự thay đổi theo thời bằng cách cung cấp
những sản phẩm giá trị cao và chất lượng tốt hơn cho khách hàng. 7- Eleven Nhật đã có
hầu hết những hệ thống thông tin tiên tiến trong kỹ thuật bán lẻ và theo dõi chặt chẽ sự
thay đổi cảm nghĩ của khách hàng bằng cách sử dụng hệ thống POS trong phân tích thời
hạn. Điều này cho phép nó nắm bắt và biến sự thay đổi này thành cơ hội kinh doanh, một
sự đáp ứng nhanh cho thời cuộc.

2.3.2. Cơm trưa hộp- sản phẩm chiến lược quan trọng của 7-Eleven Nhật
Cơm trưa hộp là sản phẩm chiến lược cho tất cả các cửa hàng tiện lợi vì mỗi cửa
hàng tiện lợi có thể dễ dàng phân biệt nó với những đối thủ cạnh tranh trong trận chiến
thu hút khách hàng nhiều hơn. 7- Eleven đã bán hơn 200 triệu phần cơm hộp hàng năm.
7- Eleven không sở hữu các tiện nghi sản xuất của riêng mình mà chỉ có chính sách
hình thành sự phát triển chung với các nhà cung cấp. 7- Eleven Nhật có một sự ảnh hưởn
mạnh mẽ đối với các nhà cung cấp trong việc hướng dẫn họ sản xuất ra những sản phẩm
gì. Hình thức này được gọi là liên minh giữa sản xuất và các hệ thống bán. Vì hầu hết các
nhà cung cấp là vừa và nhỏ, chỉ có một vài nhà cung cấp có thể đáp ứng được các tiêu
chuẩn của 7-Eleven. Vì thế, các nhà cung cấp phải tổ chức thành Hiệp hội Hợp tác xã
Thức ăn ngon Nhật để các nhà cung cấp chống lại việc tiết lộ bí mật với các đối thủ cạnh
tranh. Kết quả, các nhà cung cấp được hưởng lợi từ những sản phẩm của họ đang được
bày bán rộng rãi tại các cửa hàng của 7- Eleven Nhật.
2.4. Distribution- Phân phối
7- Eleven Nhật sử dụng một hệ thống phân phối phân quyền. SEJ chia sản phẩm của
họ làm 4 loại dựa trên nhiệt độ cần lưu trữ chúng:
- Mục nhiệt độ lạnh (5ºC)
- Mục nhiệt độ nóng (20ºC)
- Mục hàng đông lạnh (-20ºC)
- Mục các thực phẩm thông thường
Các cửa hàng đặt hàng đó được chuyển đến cá nhà cung cấp cũng như các trung
tâm phân phối ngay lập tức. Các nhà cung cấp sau đó sản xuất hàng hóa và đưa nó đến
các trung tâm phân phối khác nhau bằng xe tải. Mỗi đơn đặt hàng được tách ra trên cơ sở
các cửa hàng do đó nó sẽ dễ dàng cho các trung tâm phân phối để gán cho các xe tải cụ
thể. Tại các trung tâm phân phối sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau rơi vào cùng
một loại đã được hướng đến một chiếc xe tải kiểm soát nhiệt độ duy nhất. Mỗi trung tâm
phân phối SEJ chỉ phục vụ cho một loại sản phẩm duy nhất. Vì vậy có 4 loại trung tâm
phân phối và 4 loại xe tải giao hàng. Mỗi xe tải cung cấp cho các cửa hàng khác nhau trên
cơ sở thông tin đã nhận bởi trung tâm phân phối. Loại hệ thống phân phối này rất hiệu
quả trong việc giảm chi phí vận chuyển và tăng khả năng đáp ứng của toàn bộ mạng lưới
phân phối, điều này rất cần thiết vì mỗi cửa hàng đã có đơn hàng trung bình 2,5 lần/ngày.

SEJ đã xây dựng một trong những mạng lưới thông tin lớn nhất thế giới, liên kết các
cửa hàng, trụ sở chính, các trung tâm phân phối hỗn hợp và cung cấp. Ngoài ra SEJ đã
thiết lập hệ thống phân phối do các bên thứ 3 quản lý. Tất cả các thông tin về dữ liệu tài
chính, dữ liệu bán hàng, sản phẩm mới, các kế hoạch thúc đẩy bán hàng, và điều kiện thời
tiết ở mỗi quốc gia đều được đưa vào hệ thống. Khi một giao dịch được xác lập, hệ thống
dữ liệu sẽ được truyền đến trụ sở chính thông qua hệ thống POS. Sau đó sẽ được phân
chia theo mặt hàng cần giao.Với mạng lưới thông tin này giúp cho các nhà quản lý dễ
dàng kiểm soát số lượng hàng hóa, dễ dàng phân phối đến tay người tiêu dùng.
2.5. Payment- Thanh toán
Toàn bộ số cửa hàng của 7-Eleven đều được trang bị máy POS giúp khách hàng
thanh toán bằng thẻ ngay sau khi mua sắm. Đồng thời, trong các cửa hàng có đặt các cây
ATM của ngân hàng, khách hàng có thể trực tiếp rút tiền tại các cơ sở đó.
Ngoài ra, 7-Eleven cũng có chương trình thẻ thành viên và tích điểm cho khách
hàng. Như vậy, người mua hàng được khuyến khích mua hàng thường xuyên. Loại thẻ mà
7-Eleven cung cấp là thẻ Nanaco với hạn sử dụng đến 2 năm. Bạn còn có thể sử dụng thẻ
tích điểm Nanaco tại Itoyokado- một cửa hàng bách hóa và Denny’s- nhà hàng gia đình
tại Nhật.

CHƯƠNG 3: SO SÁNH 7-ELEVEN VỚI CÁC CÁC CỬA
HÀNG KHÁC
3.1. Lawson
Các cửa hàng tiện lợi Nhật Bản thực sự mang lại rất nhiều tiện ích- cửa hàng
Lawson cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bắt đầu mở cửa từ năm 1977, chuỗi cửa
hàng tiện ích Lawson từ đó không ngừng làm mới dịch vụ của mình để nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng và đã trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi đứng thứ 2 Nhật Bản
chỉ sau 7-Eleven.
- Truy cập wifi miễn phí:
Không phải chỗ nào của xứ sở hoa anh đào nào cũng có wifi miễn phí. Nhưng tại
cửa hàng tiện ích Lawson, bạn muốn truy cập wifi miễn phí thì lúc nào cũng có cả. Điều
này thì ở tất cả các cửa hàng của 7-Eleven cũng đều cung cấp hệ thống wifi miễn phí.
- Photocopy, in, chuyển fax và scan
Chuỗi cửa hàng tiện ích Lawson đã bắt đầu cung cấp dịch vụ Lawson đã bắt đầu
cung cấp dịch vụ in, photocopy từ năm 1983. Máy photocopy đa năng cho phép bạn làm
đủ chuyện như fax, scan vào USB, in ấn tài liệu, in hình và thậm chí gửi thông tin qua
internet nữa.
- Mua vé đi xem ca nhạc và công viên
Lawson đã bắt đầu kinh doanh bán vé Lawson năm 1996, thông qua cổng đa phương
tiện Loppi áp dụng cho tất cả các cửa hàng. Sự xuất hiện của các cổng Loppi đã khiến cho
việc mua vé dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể mua vé đi xem hòa nhạc, vé xem
phim,vé vào cổng các công viên lớn như Universal Studios Japan, Tokyo Disneyland và
Disney Sea, bảo tang Ghibli và Fujiko Fujio (Lawson bán vé độc quyền). Ngoài ra, máy
Loppi cũng được áp dụng cho sự kiện thể thao, mua sắm trực tuyế và hàng ngàn dịch vụ
khác như DVD, mua quà và đăng kí cho các kì thi.
- ATM Networks
Công ty ATM Networks được thành lập năm 2001. Do đó, bạn có thể đến một cửa
hàng Lawson bất kì để rút tiền và xem số dư tài khoản bằng cách sử dụng thẻ từ ngân
hàng Nhật Bản, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng bưu điện… Lawson có mạng lưới đối tác với

80 cơ quan tài chính ở Nhật Bản, và cuối năm 2015, thẻ China UnionPay cũng có thể
được sử dụng.
- Gửi thư
Bắt đầu từ năm 2003, trên mạng lưới chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson toàn quốc, bạn
đã có thể gửi thư- một tiện ích mà các cửa hàng tiện ích không có. Những cửa hàng
Lawson thông thường không chỉ có hộp thư mà một số bưu điện trong cửa hàng và ngược
lại một số cửa hàng Lawson bên trong có cả bưu điện.
- Chi trả cho các tiện ích
Bắt đầu từ năm 1989, Lawson cho phép khách hàng đến chi trả các tiện ích, thậm
chí đến năm 1990, học ó thể trả tiền bảo hiểm qua Lawson nữa. Bạn chỉ cần mang hóa
đơn đến và chi trả bình thường.
Có thể thấy Lawson không chỉ là chuỗi cửa hàng tiện lợi mà còn kinh doanh rất
nhiều mặt hàng nhằm giữ chân khách hàng về bên mình.Chính vì vậy mà 7-Eleven nên
thực hiện các chính sách liên kết với các lĩnh vực khác, nhằm mở rộng thị trường tăng khả
năng cạnh tranh.
3.2. Family Mart
Family Mart là chuỗi cửa hàng tiện lợi đứng thứ 3 ở Nhật Bản sau 7- Eleven và
Lawson. Ở Nhật Bản, khi bước vào cửa hàng Family Mart, thứ đập vào mắt nhất là tấm
biển lớn đề giá sản phầm với chữ màu đỏ nổi bật cộng thêm sự hỗ trợ từ việc sắp xếp có
chủ ý. Cửa hàng tiện lợi thường gắn liền với đồ ăn nhanh, tấm biển gần như ngầm hướng
sự chú ý của khách hàng vào những bữa ăn nhỏ giá rẻ. Chất lượng có thể không phải tốt
nhất, nhưng đủ rẻ và đủ nhiều để mua, lựa chọn cho những người con quá bận rộn.
Do không muốn cạnh tranh với 7-Eleven, Family Mart đã tạo dựng hình ảnh hoàn
toàn trái ngược: tự định dạng ở phân khúc cao và không cung cấp một số dịch vụ như
trạm bơm xăng cho người lái xe. Kết quả: Family Mart chẳng phải lo lắng về chuyện đối
thủ vì đơn giản, đối thủ không cần quá bận tâm.
Nếu trước đây, đến cửa hàng tiện lợi thường là mua đồ ăn và một vài vật dụng hàng
ngày, thì Family Mart đã mở rộng khu vực bán mỹ phẩm để thu hút khách hàng nữ.
Không thể cạnh tranh với các quầy hàng chuyên dụng, Family Mart gây chú ý bằng các
bộ sản phẩm có kích thức đủ nhỏ để thuận tiện mang đi và giá cả đủ phải chăng với túi
tiền của các cô gái, bên cạnh yếu tố mở cửa cả ban đêm cho những cô nàng hay tan ca

muộn. Từ khi đẩy mạnh đồ mỹ phẩm và các món ngọt, tỷ lệ giữa khách hàng nam và nữ
dần cân bằng lại.
Chưa hết dù thường làm lợi từ những người bận rộn, nhưng kể từ năm 2009, Family
Mart cũng chú trọng hơn vào mặt hàng tươi sống để thu hút nhóm quan tâm đến sức khỏe,
khách hàng cao tuổi và các bà nội trợ.Đối tượng chủ yếu cửa hàng tiện lợi muốn nhắm
tới chủ yếu là: sinh viên, người mới đi làm, dân công sở và các bà nội trợ thì tất cả các
nhóm này đều có nhu cầu về bữa ăn lành mạnh và thực phẩm bổ sung lại năng lượng.Do
đó, lành mạnh hóa là một trong những xu hướng sẽ được các cửa hàng tiện lợi hướng tới
trong thời gian tới.
Family Mart sẽ cung cấp thẻ T-Point cho mọi khách hàng. Giống như Ponta, thẻ sẽ
bị khóa nếu bạn không sử dụng trong vòng 1 năm. So với 2 thẻ trên, T-Point có vẻ linh
hoạt hơn khi bạn có thể nhận điểm, đổi điểm ở cả hộp karaoke, hay trạm xăng,… Nếu bạn
mua hàng tại các điểm vào thứ 3, thứ 7 và ngày 20 hàng tháng, bạn sẽ được gấp đôi số
điểm.
Hầu hết với ¥100 mua hàng bạn sẽ nhận được 1 điểm vào thẻ. Nếu bạn tích đủ 100
điểm, bạn có thể đổi một món hàng bất kỳ có giá ¥100. Riêng với Lawson, bạn còn được
cộng thêm 1 điểm cho mỗi lần đến cửa hàng tiện lợi này. Thỉnh thoảng, cửa hàng còn áp
dụng giảm giá cho các chủ thẻ.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TMĐT
4.1. Biện pháp về ứng dụng TMĐT
4.1.1 Kiểm soát các phản hồi trên mạng xã hội
7-Eleven có thể sử dụng công cụ social media monitoring như: Radian 6 - giúp kiểm
soát được thông tin trên các trang báo điện tử, trên các forum, các trang mạng xã hội như
facebok, twitter… Phân tích xem những thông tin nào tốt, những thông tin nào xấu và sẽ
có nhiệm vụ gửi ngay thông tin xấu có liên quan đến thương hiệu của bạn để bạn có
hướng giải quyết; khai thác thông tin từ các cuộc đối thoại trên internet để nắm bắt xem
nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào. Điều này sẽ giúp 7-Eleven kết nối được với
khách hàng nhanh hơn.
4.1.2 Cải thiện tư vấn khách hàng online
Để phù hợp với xu thế tư vấn khách hàng trên web hiện nay thì 7-Eleven nên và cần
áp dụng hình thức live chat hỗ trợ trực tuyến khách hàng trong việc thực hiện giao hàng,
thanh toán hay phản hồi về sản phẩm và cửa hàng. Hơn nữa, 7-Eleven có thể thành lập
diễn đàn để những người mua có thể giao lưu và chia sẻ trải nghiệm với nhau và đặc biệt
là để chủ các cửa hàng và khách hàng của mình có thể tương tác nhiều hơn.
4.1.3 Nâng cấp hệ thống an toàn bảo mật
7-Eleven cần nâng cấp hệ thống đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra ở mức tối đa
thông qua việc đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin, an ninh mạng
thuộc nội bộ. Bên cạnh đó, 7-Eleven có thể liên kết với các bên thứ ba như FireEye, AVG
Technologies, IBM,… để họ cung cấp dịch vụ an ninh hoặc cùng nhau hợp tác nghiên cứu
ra phương thức an toàn nhất.
4.2. Nghiên cứu các kế hoạch dài hạn
4.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường đầu tư một cách hiệu quả
Với tham vọng trở thành một trang thương mại điện tử toàn cầu, 7-Eleven đang đầu
tư vào nhiều thị trường lớn trên thế giới. Những thị trường mà 7-Eleven đang tập trung
đầu tư đều là những thị trường đã phát triển.Người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua
sắm của mình và 7-Eleven rất khó để chiếm được thị phần khi không tạo ra được sự khác
biệt đáng kể trong sản phẩm của mình. Không thể phủ nhận tiềm lực tài chính và chất
lượng của 7-Eleven, nhưng những thứ đó chưa đủ sức để điều hướng tiêu dùng. Việc đối
đầu trực diện với những tên tuổi lớn khác tại những thị trường mà các đối thủ đó đang dẫn

đầu là việc rất khó khăn. Không những thế, sự khác biệt về văn hóa, thói quen mua sắm
tại các quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng cần phải tìm hiểu khi 7-Eleven muốn phát
triển ở các thị trường ngoài Nhật Bản. Chính vì thế, việc nghiên cứu và lựa chọn thị
trường một cách cẩn thận, kĩ lưỡng sẽ giúp 7-Eleven đưa ra được những quyết định đầu tư
chính xác.
Để có được thông tin đầy đủ về thị trường, 7-Eleven có thể kết hợp với những doanh
nghiệp địa phương, tận dụng kinh nghiệm và hiểu biết của họ về thị trường ở quốc gia đó.
Thay vì đầu tư vào những thị trường đã phát triển, 7-Eleven có thể cân nhắc đến việc gia
nhập vào những thị trường tiềm năng, những thị trường đang phát triển. Việc này có thể
làm chậm tốc độ phát triển của 7-Eleven, nhưng xét về lâu dài thì nó sẽ đem lại lợi ích, sự
chắc chắn, ổn định cho 7-Eleven khi đầu tư ở nước ngoài.
4.2.2. Cải thiện chính sách, dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng
Muốn đảm bảo các giao dịch được thực hiện đầy đủ, đúng quy định, 7-Eleven nên
có thêm những cam kết, ràng buộc đối với các chủ cửa hàng để có thể kiểm soát được quá
trình giao dịch, tránh những tổn thất không mong muốn cho người tiêu dùng. Nâng cấp và
hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử để khách hàng có thể yên tâm thực hiện các giao
dịch một cách rõ ràng, minh bạch, chính xác cũng là một điểm mà 7-Eleven cần lưu ý.
7-Eleven cũng nên có những cam kết rõ ràng về chính sách giao hàng, đổi trả hàng
hóa.Xây dựng các kênh tư vấn, hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng cũng sẽ giúp 7-Eleven
đến gần hơn với người tiêu dùng. Nếu 7-Eleven muốn thực sự tạo ra sự đột phá, thay đổi
cục diện thị trường, họ cần phải đầu tư hơn rất nhiều, tạo ra sự cạnh tranh, khác biệt so
với các đối thủ.
4.2.3 Nâng cao nhận thương hiệu 7-Eleven thông qua các hoạt động văn hóa
Ngày nay việc giao lưu văn hóa không còn quá xa lạ giữa các nước, nhất là với nền
văn hóa giàu bản sắc như Nhật Bản. Với lợi thế này, 7-Eleven có thể áp dụng quảng bá
doanh nghiệp ra ngoài khu vực lãnh thổ, mà gần nhất là Đông Á và Đông Nam Á – nơi
nền văn hóa Nhật Bản lan rộng nhất. Bằng việc tài trợ cho các hoạt động giao lưu giữa
các giới trẻ trong khu vực hay các cuộc hội thảo có sự tham gia của Nhật Bản và các
nước; sử dụng mô phỏng của các nhân vật nổi tiếng trong truyện tranh hay phim ảnh, v.v..
7-Eleven có thể dần dần truyền bá cho người mua cách sinh hoạt theo văn hóa Nhật Bản
cũng như hiểu được nét đẹp văn hóa của mỗi nước từ đó tìm cho mình hướng đi phù hợp
hơn trong việc xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở nước ngoài.

KẾT LUẬN
TMĐT đang dần trở nên vô cùng hữu ích và quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của các công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ
trong số đó không thể không kể đến sự thành công của 7 -Eleven Japan. 7-Eleven đã trở
thành một cái tên thân quen tại nhiều quốc gia trên thế giới và được đánh giá là chuỗi cửa
hàng tiện lợi thành công nhất trong lịch sử thế giới.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, 7-Eleven đã kiên định với tiêu chí kinh doanh là
phát triển vì lợi ích cộng đồng xã hội. Còn đối với khách hàng, 7-Eleven xây dựng thành
công hình ảnh chuỗi bán lẻ cung cấp đầy đủ các mặt hàng phục vụ mọi nhu cầu của người
tiêu dùng. Với tiêu chí luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đã tạo được niềm tin đối với
người sử dụng. Cùng với các hoạt động môi trường, hệ thống bán lẻ 7- Eleven Japan còn
là mạng lưới phân phối hiệu quả hafgn bình ổn giá khi gặp khủng hoảng đầu ra.
Hiện này chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật ngày càng
phát triển, mọi thứ đòi hỏi độ nhanh gọn, sự tin tưởng và tính chính xác cao. Vì vậy chuỗi
cửa hàng tiện lợi 7-Eleven cũng như tất cả các doanh nghiệp khác khi áp dụng TMĐT vào
hoạt động của mình cần phải không ngừng nỗ lực, đổi mới, phát triển để đạt được những
lợi ích tối đa mà TMĐT mang lại cho chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình TMĐT căn bản, Trường Đại học Ngoại Thương
2. Website http://www.sej.co.jp/in/en.html
3. Website http://7-11net.omni7.jp/top
4. Fanpage https://www.facebook.com/7Eleven/?fref=ts
5. http://www.sej.co.jp/mngdbps/_template_/_user_/_SITE_/localhost/_res/pdf/en/eyokogao2015-2016.pdf
6.http://www.brandsvietnam.com/10997-Ho-so-7Eleven-ga-khong-lo-ban-le-sapnhay-vao-Viet-Nam
7. http://tapchibanle.org/2015/05/3-chien-luoc-phat-trien-san-pham-canh-tranh-cua7-eleven/