Tìm hiểu công nghệ sản xuất chương trình truyền hình số mặt đất từ độ phân giải cao hd lên độ phân giải 4k (uhd) tại ban thời sự đài truyền hình việt nam

  • pdf
  • 71 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN HUY CƢỜNG

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH SỐ MẶT ĐẤT TỪ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO HD LÊN ĐỘ PHÂN
GIẢI 4K(UHD) TẠI BAN THỜI SỰ - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN HUY CƢỜNG

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH SỐ MẶT ĐẤT TỪ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO HD LÊN ĐỘ PHÂN
GIẢI 4K(UHD) TẠI BAN THỜI SỰ - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản
thân. Các lý thuyết, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác .
Tôi xin cam đoan đã ghi rõ nguồn gốc của tất cả các trích dẫn.

Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN HUY CƢỜNG

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu mặc dù gặp nhiều khó khăn, song tôi đã
nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, lãnh đạo cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp, các đơn vị liên quan và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Hoàng Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, tham gia ý kiến quý báu,
giúp đỡ, động viên tôi khắc phục, vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu để
tôi hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện đào tạo sau đại học - Đại
học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp cho tôi những thông tin, kiến thức, truyền đạt
những kinh nghiệm trong quá trình tôi học lớp cao học để tôi ứng dụng vào nội
dung của bản luận văn.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng toàn thể anh, chị, em đồng nghiệp trong Trung
tâm kỹ thuật sản xuất chương trình, Ban thời sự - Đài truyền hình Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, đã cộng
tác giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, nghiên cứu luận văn.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đồng môn đã luôn động viên, cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi yên
tâm học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng3năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN HUY CƢỜNG

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT.................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT HIỆN NAY TẠIĐÀI TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM .................................................................................................................. 4
1.1

Tổng quan công nghệ truyền hình số mặt đấttại Đài truyền hình Việt
Nam .................................................................................................................... 4

1.1.1 Truyền hình số mặt đất là gì ............................................................................... 4
1.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống sản xuất chương trình tại
Đài truyền hình Việt Nam .................................................................................. 5
1.2

Quy trình làm việc sản xuất, phát sóng nội dung số tại Đài truyền
hình Việt Nam ................................................................................................... 7

1.2.1 Bộ phận nạp và phân phối file video số ............................................................. 10
1.2.2 Bộ phận sản xuất hậu kỳ .................................................................................... 10
1.2.3 Bộ phận lập lịch và phân luồng .......................................................................... 11
1.2.4 Bộ phận kiểm duyệt nội dung ............................................................................ 11
1.2.5 Bộ phận lưu trữ và MAM ................................................................................... 12
1.2.6 Bộ phận quản trị hệ thống người sử dụng .......................................................... 12
1.2.7 Bộ phận sản xuất Thời sự và chương trình truyền hình trực tiếp ...................... 13
1.2.8 Bộ phận phát sóng server và Tổng khống chế ................................................... 13
1.2.9 Bộ phận lưu trữ bằng chứng phát sóng .............................................................. 13
Chƣơng 2: TÌM HIỂU CHI TIẾT HỆ THỐNG SẢN XUẤTCHƢƠNG
TRÌNH TẠI BAN THỜI SỰ ...................................................................................... 15
2.1

Quy trình sản xuất chƣơng trình của Thời sự ............................................... 15

iii

2.1.1 Hệ thống các chương trình của thời sự được chia thành .................................... 15
2.1.2 Quy trình sản xuất chương trình......................................................................... 16
2.2

Các khối chức năng hệ thống CNTT tại Ban Thời Sự .................................. 18

2.2.1 Khối cameratiền kỳ ............................................................................................ 20
2.2.2 Khối Nhận/chuyển đổi định dạng tin bài qua Internet ....................................... 20
2.2.3 Khối Ingest ......................................................................................................... 24
2.2.4 Khốilưu trữ và quản lý tư liệu ............................................................................ 26
2.2.5 Khối hậu kỳ ........................................................................................................ 26
2.2.6 Khối iNews ......................................................................................................... 27
2.2.7 Khối phát sóng ................................................................................................... 27
2.3

Hệ thống phần mềm quản lý quy trình sản xuất Avid Interplay ................ 27

2.3.1 Interplay Engine ................................................................................................. 28
2.3.2 Interplay Capture ................................................................................................ 28
2.3.3 Hệ thống quản lý Unity ISIS 7000 ..................................................................... 29
2.3.4 Interplay Access ................................................................................................. 29
2.3.5 Hệ thống dựng tin NewsCutter........................................................................... 29
2.3.6 Interplay Assist ................................................................................................... 30
2.3.7 Interplay Transfer ............................................................................................... 30
2.3.8 Inews .................................................................................................................. 30
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ PHÂN GIẢI 4K (UHD) ĐẾNCÔNG
NGHỆ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNHTRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT ............. 31
3.1

Tổng quan độ phân giải 4K ............................................................................ 31

3.1.1 Độ phân giải 4K ................................................................................................. 31
3.1.2 Không gian màu rộng (Wider Colour Gamut) ................................................... 36
3.1.3 Dải tương phản động cao (High Dynamic Range- HDR) .................................. 38
3.1.4 Tốc độ khung hình cao ( High Frame Rate ) ...................................................... 41
3.1.5 Bộ codec hiệu quả cao (High Efficiency Video Codec) .................................... 43
3.2

Lợi ích của việc thay đổi công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền
hình từ độ phân giải HD lên độ phân giải 4K(UHD) .................................... 44

iv

3.2.1 Hỗ trợ tỉ lệ màu sắc ............................................................................................ 44
3.2.2 Hỗ trợ kỹ thuật chỉnh sửa ................................................................................... 45
3.2.3 Hỗ trợ không gian làm việc ................................................................................ 45
3.2.4 Hỗ trợ ảnh tĩnh từ video ..................................................................................... 45
3.3

Một số đề xuất, giải pháp thay đổi công nghệ sản xuất chƣơng trình
truyền hình số mặt đất với độ phân giải siêu cao 4K(UHD) ........................ 46

3.3.1 Đề xuất một số giải pháp về hệ thống CNTT..................................................... 46
3.3.2 Đề xuất, giải pháp về hệ thốngphần mềm quản lý quy trình Avid
Interplay ............................................................................................................. 53
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 58

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Bảng tóm tắt một số độ phân giải 4K đang được dùng trên thị trường ....... 32

Bảng 3.2:

Kích thước màn hình cần thiết để xem tối ưu các định dạngtruyền
hình phổ biến từ 2.63m .......................................................................... 34

Bảng 3.3:

So sánh tiêu chuẩn không gian màu BT.709 và BT.2020 ..................... 37

Bảng 3.4:

Thông số về độ sáng trong các môi trường khác nhau .......................... 39

Bảng 3.5:

Các tiêu chuẩn 4K HDR ........................................................................ 40

Bảng 3.6:

So sánh tốc độ dữ liệu của các độ phân giải khác nhau ........................ 43

Bảng 3.7:

So sánh cấu hình 2 màn hình hiển thị Hp Z24 và Hp Z32 .................... 50

Bảng 3.8:

So sánh cấu hình 2 màn hình hiểm tra................................................... 53

vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Mô hình cây chức năng quản lý của một hệ thống sản xuất, phát
sóng nội dung số. ..................................................................................... 8

Hình 1.2:

Sơ đồ khối quy trình làm việc sản xuất, phát sóng nội dung số .............. 9

Hình 2.1:

Quy trình sản xuất chương trình nội dung số ....................................... 16

Hình 2.2:

Sơ đồ khối chức năng hoạt động tại Ban thời sự .................................. 19

Hình 2.3:

Quy trình hệ thống nhận tin qua Internet .............................................. 21

Hình 2.4:

Nguyên tắc hoạt động của module transcode ........................................ 22

Hình 2.5:

Sơ đồ hệ thống module transcode ........................................................ 23

Hình 3.1:

Độ phân giải của các chuẩn UHD ........................................................ 31

Hình 3.2:

Kích thước độ phân giải UHD và các độ phân giải khác ...................... 33

Hình 3.3:

Ví dụ giữa khả năng phân tích chi tiết thị giác và kích thước màn
hình ........................................................................................................ 35

Hình 3.4:

Các khoảng cách xem hợp lý cho TV 4K ứng với các kích thước
màn hình khác nhau. Ví dụ: với màn hình 42 inch thì nên ngồi gần
xấp xỉ 0.83 m c n với màn hình 104 inch thì nên ngồi

khoản cách

2m .......................................................................................................... 35
Hình 3.5:

Không gian màu RGB ........................................................................... 36

Hình 3.6:

So sánh không gian màu BT.601, BT709 và BT.2020 ......................... 37

Hình 3.7:

Không gian màu 4K HDR ..................................................................... 38

Hình 3.8:

Nguyên lý OETK và EOTF[19] ............................................................ 39

Hình 3.9:

Màn hình 4K thường và 4K HDR ......................................................... 41

Hình 3.10: Mờ chuyển động trái và rung lắc chuyển động phải ........................ 42
Hình 3.11: Khóa màu chủ thể .................................................................................. 45
Hình 3.12: Định dạng chuẩn nén XAVC của SONY .............................................. 49
Hình 3.13: Cấu hình máy tính hiện trạng ............................................................... 49
Hình 3.14: Cấu hình máy tính đề nghị ................................................................... 50
Hình 3.15: Danh sách định đạng suppot của Avid Interplay Access ...................... 55

vii

THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

AMA

Avid Media Access

AVC

Advanced Video Coding

ARIB

Association of Radio Industries and Businesses

CPU

Central Processing Unit

CG

Computer Graphic

CRT

Cathode ray tube

DCI

Digital Cinema Initiative

DTT

Digital Terrestrial Television

DVB

Digital Video Broadcasting

EOTF

Electro - Optic Transfer Function

FTP

File Transfer Protocol

HD

High definition

HDR

High Dynamic Range

HEVC

High Coding Video Coding

HFR

High Frame Rate

HSV

HumanVisual System

IPTV

Internet Protocol TV

ITU

International Telecommunication Union

LCD

Liquid crystal display

LTO

Linear Tape Open

viii

MAM

Media Asset Management

MCS

Master control system

MPEG

Moving Picture Experts Group

MXF

Material Exchange Format

NAS

Network Attached Storage

OETF

Opto - Electronic Transfer Function

OTT

Over the top

PAM

Production Asset Management

SD

Standard definition

SDI

Serial Digital Interface

SMPTE

Society of Motion Picture and Television Engineers

SQL

Structured Query Language

TV

Telestream Vantage

TV

Television

UHD

Untra high definition

USB

Universal Serial Bus

VTR

Video Tape Recorder

VOD

Video on Damand

WCG

Wider Colour Gamut

BTV

Biên tập viên

CNTT

Công nghệ thông tin

ix

Cliend

Máy tính người dùng

Database

Cơ s dữ liệu

High-res

Độ phân giải cao

Input

Đầu vào

KTV

Kỹ thuật viên

Low-res

Độ phân giải thấp

Metadata

Siêu dữ liệu

Output

Đầu ra

Promter

Máy nhắc chữ

PV

Phóng viên

Server

Máy chủ

SCTV

Công ty Truyền hình cáp Saigontourist

SXCT

Sản xuất chương trình

THVN

Truyền hình Việt Nam

TKBT

Thư ký biên tập

TKC

Tổng không chế

Trancode

Chuyển đổi định dạng

Workflow

Quy trình làm việc

Wrapper

Đóng gói dữ liệu

x

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Truyền hình được xếp vào một trong những loại hình báo chí, nhưng là
loại báo chí đặc biệt. Nội dung và hình thức thể hiện luôn gắn với những tiến bộ
khoa học kỹ thuật hiện đại. Các thiết bị kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng
trong việc quyết định hình thức thể hiện của chương trình truyền hình. Cuộc
cách mạng khoa học công nghệ trong đó có khoa học kỹ thuật truyền hình đang
phát triển với tốc độ rất cao trên phạm vi toàn thế giới.
Không nằm ngoài cuộc cách mạng đó, trong những năm gần đây Truyền
hìnhnói chung, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) đã và đang phát triển mạnh
hạ tầng công nghệ, dịch vụ truyền hình để tăng cường chất lượng dịch vụ truyền
hình các kênh quốc gia và thương mại. Song song với quá trình phát triển nhiều
nội dung chương trình trên các kênh truyền hình quốc gia và thương mại, Đài
Truyền hình Việt Nam đặc biệt chú trọng vào chất lượng kỹ thuật của các kênh
truyền hình nói trên.
Côngnghệ truyền hình độ phân giải siêu cao 4K UDH đang c n chưa phát
triển mạnh

Việt Nam. Nhưng nhiều hãng truyền hình trên thế giới đã hoặc đang

chuyển sang sử dụng truyền hình 4K(UHD) trong phạm vi toàn bộ dây chuyền sản
xuất của mình bắt đầu từ khâu tiền kỳ đến công đoạn truyền dẫn phát sóng. Để đáp
ứng được nhu cầu thay đổi công nghệ đang phát triển rất mạnh cũng như để đáp ứng
được nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người xem, Đài Truyền hình Việt Nam cần
không ngừng đầu tư, đổi mới hơn nữa về cả nội dung và hình thức thể hiện các
chương trình truyền hình.
Do vậy việc tìm hiểu công nghệ sản xuất chương trình truyền hình số mặt đất
từ công nghệ HD lên 4K(UHD) là việc làm cần thiết để đón đầu xu hướng công
nghệ cũng như góp một phần nhỏ trong một bước chuẩn bị trước cho quá trình
chuyển đổi công nghệ chung của toàn Đài, nhằm phục vụ tốt nhất các chương trình
truyền hình tại VTV, nơi học viên đang công tác.

1

Đây chính là lý do hình thành nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ:
" Tìm hiểu công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình số mặt đất từ
độ phân giải cao HD lên độ phân giải 4K(UHD) tại Ban Thời sự - Đài truyền
hình Việt Nam "
2. Mục tiêu của đề tài
Truyền hình Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn chuyển đổi công nghệ
mạnh mẽ, từ công nghệ sản xuất chương trình dùng tín hiệu liên tục và phát sóng
trên băng từ sang sản xuất phát sóng trên nền tảng số (file dữ liệu –filebase). Việc
chuyển tư duy từ cách làm việc trên băng từ với tín hiệu liên tụcsang file dữ liệu là
một quá trình gian khó, với nhiều thách thức. Công nghệ sản xuất chương trìnhdùng
tín hiệu liên tục lưu trữ trên băng từ)đã tồn tại trong một thời gian khá dài, đi theo đó
là cách làm việc, tư duy quản lý, chia sẻ chương trình đã thành lối mòn.Vấn đề hiện
nay để công nghệ sản xuất chương trình truyền hình số mặt đất từ công nghệ HD lên
4K(UHD). Việc chuyển đổi công nghệ đ i hỏi chúng ta phải xây dựng các hệ thống
kết nối trên nền tảng công nghệ thông tin CNTT , trao đổi file chương trình, sử dụng
chung tài nguyên chương trình, quản lý thống nhất tài nguyên chương trình, sản xuất
và phát sóng trên nền tảng file dữ liệu, duyệt chương trình trên nền tảng máy tính
vv…Một trong những thách thức đầu tiên đó là xây dựng hệ thống.
Vậy nên mục tiêu cụ thể của luận văn là :
Tìm hiểu quy trình làm việc của hệ thống sản xuất chương trình truyền hình số
mặt đất với độ phân giải cao HD,cụ thể tại Ban thời sự-Đài truyền hình Việt Nam
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá ảnh hư ng của độ phân giải khi nâng cấp
từ HD lên độ phân giải 4K UHD đến công nghệ sản xuất chương trình truyền hình
số hiện nay
Đề xuất một số giải pháp thay đổi về công nghệ sản xuất chương trình
3. Phạm vi và đối tƣợng áp dụng
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho Ban Thời sự nói riêng và cho Trung tâm kỹ
thuật sản xuất chương trình nói chung tại Đài THVN. Ngoài ra vì cùng trong một

2

thể thống nhất hệ thống công nghệ của Đài nên c n có thể áp dụng cho các Ban
khác có cùng công nghệ như Ban truyền hình đối ngoại - VTV4, Trung tâm tin tức VTV24.
Đối tƣợng áp dụng:
Khối làm tin: Phóng viên
Khối biên tập: Gồm có biên tập viên, phụ trách ph ng, phụ trách ban.
Hội đồng duyệt: Hội đồng duyệt chương trình, ph ng nội dung – TKBT
Khối kỹ thuật: Kỹ sư quản trị, kỹ sư bảo trì hệ thống, kỹ thuật viên dựng
4.Bố cục luận văn
Luận văn ngoài lời m đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, thì luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau :
Chƣơng 1:Tổng quan về hệ thống sản xuất chƣơng trình truyền hình số
mặt đất hiện nay tại Đài truyền hình Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ truyền hình số mặt đất vàứng dụng của công nghệ thông
tin đối với hệ thống sản xuất chương trình truyền hình tại Đài THVN
Chƣơng 2:Tìm hiểu chi tiết hệ thống sản xuất chƣơng trình tại Ban Thời
sự
Tìm hiểu chi tiết quy trình làm việc, cũng như hệ thống sản xuất chương
trình tại ban Thời sự hiện nay
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của độ phân giải4K(UHD) đến công nghệ sản
xuất chƣơng trình truyền hình số mặt đất
Tìm hiểu độ phân giải 4K(UHD), lợi ích từ độ phân giải 4K(UHD) từ đó
đánh giá trên hệ thống hiện tại của Ban thời sự để đưa ra các đề xuất nâng cấp, thay
thế hệ thống cho phù hợp.

3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT HIỆN NAY TẠI
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
1.1Tổng quan công nghệ truyền hình số mặt đấttại Đài truyền hình Việt
Nam
1.1.1 Truyền hình số mặt đất là gì
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất (tiếng Anh: Digital Terrestrial Television DTT) là công nghệ sản xuất các chương trình dùng tín hiệu liên tục(analog) sang
tín hiệu số (digital). Là một trong những bước đột phá lớn của lĩnh vực sản xuất và
phát sóng các chương trình.
Với công nghệ ti vi số mặt đất, tín hiệu ti vi được truyền tải trên nền tảng
mạng internet, vì vậy sử dụng công nghệ truyền hình số mặt đất chúng ta có thể
xem được các chương trình truyền hình mọi lúc mọi nơi đáp ứng được nhu cầu
truyền thông đa phương tiện trên các thiết bị số, đặc biệt là điện thoại di động thông
minh smat phone đang tr nên phổ biến như hiện nay.
Các máy thu hình muốn bắt được loại hình phát sóng này, phải nhờ đến sự
hỗ trợ của một bộ giải mã hay còn gọi là Set - Top Box, bộ giải mã được cung cấp
b i các dịch vụ của Đài truyền hình.Để sử dụng công nghệ trên, người dùng chỉ cần
có ăng ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box để giải mã, chuyển đổi tín
hiệu. Người dùng có thể thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo kiểu cố định hoặc
xách tay, thu di động trên các phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hỏa,
máy bay.
DVB-T ( Digital Video Broadcasting – Terrestrial ) là một chuẩn quốc tế về
phát sóng số mặt đất, được sử dụng trong truyền hình kĩ thuật số. DVB- T2 là chuẩn
thu truyền hình thế hệ thứ 2 có khả năng cung cấp cho người xem những kênh
truyền hình

độ nét cao.

4

Nhờ khả năng truyền tải không bị ảnh hư ng b i thời tiết và yếu tố khác nên chất
lượng hình ảnh và âm thanh thu được sẽ tốt hơn rất nhiều. Không còn thấy các hiện
tượng như “bóng ma” hay “muỗi” trên màn hình như khi xem kênh truyền hình analog.
1.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống sản xuất chương trình
tại Đài truyền hình Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển khoa học công nghệ nói chung và công nghệ
truyền hình nói riêng, trong thời gian qua, Đài Truyền hình Việt Nam THVN đã
có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ và ứng dụng CNTT trên các lĩnh
vực sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn, phát sóng và điều hành quản lý.[18]
Trong sản xuất chương trình, là sự ứng dụng CNTT trong việc chuyển đổi
công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình từ quy trình làm việc dựa trên
băng từ truyền thống (tín hiệu analoge trước đây sang quy trình làm việc dựa trên
file dữ liệu trong tất cả các công đoạn từ Tiền kỳ - Hậu kỳ - Phát sóng và Lưu trữ.
Trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng,ứng dụng CNTT trong truyền dẫn phát sóng và
điều hành kiểm soát các chương trình cùng với sự chuyển đổi từ phát sóng tương tự
sang phát sóng số trên các hệ thống truyền hình mặt đất, cáp, vệ tinh.
Ngoài ra, sự bùng nổ của kỷ nguyên CNTT và Internet đã dẫn tới sự hội tụ
sâu rộng và ứng dụng của CNTT vào công nghệ truyền hình với sự xuất hiện các

5

phương thức truyền hình mới dựa trên mạng Internet (web, IPTV, OTT, ...). Ứng
dụng CNTT trong các hệ thống của VTV đã góp phần quan trọng vào việc điều
hành tác nghiệp, quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình, nâng cao chất
lượng tín hiệu phát sóng, đơn giản hóa các quy trình sản xuất, tăng năng suất lao
động, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho sản xuất, phân phối và phát sóng các
chương trình của Đài THVN.
1.1.2.1Đối với hệ thống sản xuất tin tức:
Năm 2013, hệ thống sản xuất tin tức Thời sự chính luận được triển khai, thay
đổi gần như toàn bộ hệ thống sản xuất tin tức. Đây là một hệ thống lớn với nhiều
thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc sản xuất tin tức thời sự. Tất cả các bản tin
đều phát sóng bằng server, tác nghiệp điện tử và hệ thống lưu trữ dữ liệu đã hoàn
thiện đảm bảo tất cả các khâu trong quy trình sản xuất tin tức hoàn toàn dựa trên
file-base qua mạng.
Hiện nay hệ thống sản xuất tin tức cho toàn Đài gồm các đơn vị: Thời sự,
VTV4, VTV24, VTV8, VTV9) trên nền tảng file-base đang được hoàn thiện, có khả
năng m rộng và tích hợp quy trình tác nghiệp điện tử, quản lý toàn bộ hoạt động
sản xuất từ khâu đăng ký lịch sản xuất tới phát sóng tại trường quay, có thể lưu trữ
và quản lý tư liệu, khai thác tài nguyên một cách linh hoạt và hiệu quả, tích hợp với
các hệ thống khác như hệ thống trường quay ảo, hệ thống thời tiết… đáp ứng được
nhu cầu phát triển nội dung cho hệ thống truyền thống, trên mạng Internet và các
phương tiện truyền thông mới như Web, MobileTV, IPTV, OTT, ...
1.1.2.2Trong sản xuất tiền kỳ, hậu kỳ:
Tại các trường quay, sử dụng các video server ghi phát file đồng thời kết nối
hệ thống hậu kỳ để trao đổi, giao tiếp file qua mạng. Studio được thiết kế kết hợp
giữa các set decor thật và ứng dụng công nghệ màn hình Chromakey ảo và set quay
ảo giúp tận dụng được ưu điểm về khả năng thay đổi đồ họa mạnh mẽ của công
nghệ ảo, kết hợp ứng dụng đồ họa trên không gian decor thật trong trường quay.
Trong đó, công nghệ tracking mới kết hợp với camera có sẵn cho trường quay cho
phép ứng dụng tối đa đồ họa tương tác cho set quay ảo và thật, ứng dụng công nghệ

6

robotic tự động của hệ thống trường quay ảo cho phép đạo diễn lập trình sẵn các
góc quay của Camera một cách tự động và có thể gọi ra bất kỳ lúc nào để phục vụ
sản xuất thông qua phần mềm điều khiển hoặc control panel.
Các thiết bị dựng hình lưu động được kết nối nhiều camera), xử lý hình ảnh
bằng các kỹ xảo đơn giản như cắt, chuyển tiếp, chồng mờ theo tốc độ được định
dạng trước và xử lý tín hiệu âm thanh rồi ghi tín hiệu lên ổ đĩa cứng của hệ thống
hoặc streaming tín hiệu để truyền qua Internet về phục vụ sản xuất, phát sóng trực
tiếp trên các hệ thống quảng bá hoặc trên các hệ thống online.
1.1.2.3Hệ thống lưu trữ và sản xuất hậu kỳ:
Toàn bộ hệ thống dựng phục vụ cho các Ban Biên tập được quản lý tài
nguyên tập trung trên các hệ thống lưu trữ sản xuất phục vụ công tác quản lý sản
xuất theo dây chuyền khép kín, chuyên môn hóa cho các vị trí làm việc. Hệ thống
phần mềm quản lý quy trình sản xuất hậu kỳ Production MAM cung cấp đầy đủ các
công cụ phần mềm cho các vị trí làm việc: phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên
dựng, cán bộ phụ trách công tác lập kế hoạch sản xuất, phát sóng, duyệt nội dung,
duyệt chất lượng file, quản lý phân phối trao đổi media và metadata đến các hệ
thống khác: Quản lý phát sóng, lưu trữ, hệ thống phát sóng kênh trên MCS-2 và
phát sóng tại trường quay và đa nền tảng (MultiPlatform).Việc tích hợp với hệ
thống truyền, nhận file tốc độ cao sẽ trang bị cho người sử dụng khả năng khai thác
không giới hạn việc nhận tư liệu, thành phẩm từ các đơn vị khu vực, cơ quan
thường trú. Đây là ứng dụng CNTT mạnh mẽ, chuyển hoàn toàn mô hình sản xuất
hậu kỳ sang môi trường file trên mạng CNTT
1.2 Quy trình làm việc sản xuất, phát sóng nội dung số tại Đài truyền
hình Việt Nam
Mô hìnhquy trình làm việc ( Workflow ) chuẩn luôn luôn được thiết kế trên
giản đồ chức năng của một Đài truyền hình, vì chức năng của các bộ phận trong một
Đài quyết định dòng làm việc của cả hệ thống sản xuất phát sóng truyền hình số
(hình 1.6). Bên cạnh mô hình làm việc, dòng dịch chuyển của các file tài nguyên số
cũng tuân thủ theo giản đồ chức năng của các bộ phận trong một Đài truyền hình
qua đó thấy được chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan (hình 1.7) [20]

7

Hình 1.1:Mô hình cây chức năng quản lý của một hệ thống sản xuất,
phát sóng nội dung số. [20]

8