Triết lý nhân sinh trong bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm

  • doc
  • 19 trang
MỤC LỤC
Nội dung
Số trang
Mục lục …………………………………………………………………… 1
I. Mở đầu………………………………………………………………….. 2
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………….…... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………………… 3
2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………. 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……... 3
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề… 3
2.3.1. Tác giả………………………………………………………………... 3
2.3.2. Triết lí cuộc sống nhàn.......................................................................... 6
2.3.3. Triết lí nhân sinh chính là nhân cách cao đẹp của nhà thơ.................... 7
2.3.4. Nghệ thuật…………………………………………………………… 9
2.3.5. Thực hành……………………………………………………………. 9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………. 15
III. Kết luận, Kiến nghị…………………………………………………….. 16
3.1. Kết luận…………………………………………………………………. 16
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………….….. 16
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 18

1

TRIẾT LÍ NHÂN SINH TRONG BÀI THƠ:
“ NHÀN” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
I. Mở đầu.
1.1.Lí do chọn đề tài:
Nguyễn Bỉnh Khiêm có một cái tâm an tịnh, thư thái thấu hiểu ung dung
trong cái thời đại lịch sử giao thoa đầy biến động, sự triết lí nhân sinh trong con
người Nguyễn Bỉnh Khiêm không giống như triết lí về cuộc sống trong sự nhìn
nhận đánh giá hiện thực lịch sử trong những cái cười sắc lạnh như mảnh thủy
tinh vỡ của Tú Xương, trong cái cười trào nghiêng nước mắt của Phan Bội
Châu, cái cười gai góc buốt giá của Nam Cao, hay nụ cười phẫn uất của của Vũ
Trọng Phụng. Sự nhận thức về cuộc sống, về con người, về lịch sử, về thời đại
của Nguyễn Bỉnh Khiêm thâm trầm sâu sắc, triết lí nhân sinh trí tuệ, có sự thấu
hiểu trong cái tầm của một tư tưởng lớn, của một nhà tiên tri đi trước thời đại,
biết trước của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bản ngã thuần khiết của người dân
lương thiện trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự thông minh, trí tuệ,
trong cái thế giới khổ nạn lại là cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng
lắng lại trong kiếp nhân sinh này.
Trong dòng văn học trung đại bài thơ: “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh Khiêm là
một bài thơ hay, triết lí sâu sắc, để giáo viên giảng học sinh hiểu sâu là một điều
rất khó.
Học sinh khi học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường hiểu hời
hợt, phiến diện, đơn giản, chưa hiểu một cách sâu sắc, toàn diện về nội dung,
nghệ thuật của bài thơ Nhàn, đặc biệt là triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh
Khiêm gửi gắm trong bài thơ.
* Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết:
- Giáo dục tư tưởng, nhân cách đạo đức.
- Giáo dục kiến thức văn cho học sinh.
- Giáo dục tư duy trong phong cách làm bài.
Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn để học sinh hiểu bài, nắm chắc kiến
thức, làm bài kiểm tra tư duy kiến thức, có niềm say mê học môn văn, đối với
giáo viên dạy văn không phải là một điều đơn giản, chính vì vậy đã thúc đẩy
trong tôi sự suy ngẫm, sự trăn trở nung nấu rất nhiều và tôi đã chọn đề tài: Triết
lí nhân sinh trong bài thơ: “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để viết sáng kiến
kinh nghiệm xem đó là việc làm cần thiết, quan trọng thực tiễn đối với giáo viên
khi giảng dạy môn văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài này để thực hiện những mục đích sau:
Giúp giáo viên dạy môn Ngữ văn có thêm phương pháp dạy học tư duy sáng
tạo trong bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Giúp học sinh có sự say mê khi học tập môn văn .
2

- Giúp học sinh hoàn thiện nhân cách đặc biệt là vấn đề yêu nước, tinh thần dân
tộc, sự sáng tạo, sự cống hiến và sự hi sinh cho đất nước.
- Học sinh sẽ tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào về lẽ sống của con
người Việt Nam, có động lực và niềm tin trong cuộc sống đây chính là quan
điểm nhân sinh thể hiện sâu sắc trong bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu nội dung bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Cái nhìn nhận thức tư duy biện chứng trong quan điểm nhân sinh của nhà thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, giải thích .
- Phương pháp tư duy so sánh.
- Phương pháp tổng hợp kiến thức.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khi phản ánh chân dung hiện thực cuộc sống,
nói tới văn học là nói tới con người, nói tới thời đại, nói tới lịch sử là quy luật tất
yếu trong văn chương. Học sinh khi học bài thơ bài thơ “Nhàn” của Nguyễn
Bỉnh Khiêm hiểu về con người thời đại lịch sử trong bài thơ, hiểu được phong
cách nghệ thuật rất riêng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Đối với phần văn học trung đại, bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm học
sinh khó hiểu, khó tiếp cận, giáo viên khi giảng dạy khó truyền đạt hết được
kiến thức cho học sinh hiểu một cách sâu sắc về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng
tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài thơ.
- Học sinh khi học môn ngữ văn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu tham khảo.
- Học sinh khi thi cử vì học tủ, học lệch, nhận thức đề không tư duy dẫn đến
tình trạng học sinh làm bài kiểm tra xong không biết là sai hay là đúng, thiếu
luận điểm nào, không biết đề kiểm tra cần phải giải quyết kiến thức trong các
luận điểm như thế nào, đây là vấn đề trăn trở đối với giáo viên dạy môn Ngữ
văn, và không phải tất cả giáo viên dạy văn có thể giải quyết một cách dễ dàng.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Tác giả: :
Khoảng hơn năm trăm năm về trước dân tộc Việt Nam có một con người
phẩm đức và tài năng của ông hơn người, được xem là nhà tiên tri của nhiều
triều đại trong chế độ phong kiến, con người ấy chính là nhà thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585).
+ Quê hương: Làng trung An, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Tỉnh Hải Phòng.
+ Đỗ Trạng nguyên.
3

+ Làm quan dưới triều Mạc.
Lúc nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh học rất giỏi, nhưng do thời đại
lịch sử có biến động cho đến 44 tuổi ông mới tham gia các kì thi và thành đạt
liên tiếp, khoa thi Hương năm giáp ngọ 1534 thi Hội, thi Đình, năm Ất Mùi
1535 ông đỗ học vị Trạng nguyên .
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người nổi tiếng thơ văn, một nhà giáo chuẩn
mực , xuất thân trong một gia đình quý tộc,
Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung
Vịn tay tiên nhè nhẹ rung.
Thuở nhỏ ông sống với cha, là người có tài năng lỗi lạc cho nên Nguyễn
Bỉnh Khiêm được một người thầy dạy cho bát quái kinh dịch, và trao truyền cho
bộ sách “Thái ất thập kinh”.
Thời đại lịch sử ông sống thì phải chứng kiến vua nghiện rượu, hay giết
người hoang dâm thích ra oai giết hai người tôn thất, giết ngầm Tổ Mẫu, họ
ngoại chuyên quyền, trăm họ oán hận.
Tiếp đó là triều vua Lê Tương Dực 1506, ham chơi không quyết đoán, nhân
dân thất nghiệp, trộm cướp nổi dậy. Theo Đại Việt sử kí toàn thư năm 1508 Mặc
Đăng Dung uy hiếp vua đổi ra nhà Mạc lúc này Nguyễn Bỉnh Khiêm khoảng 30
tuổi , nhà Mạc tổ chức hai kì thi nhưng ông vẫn không ra ứng thi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã ở ẩn xuốt 20 năm, cho đến năm 1535 ông dự thi đỗ Hương, sau đó
vào thi Đình để xếp hạng cao thấp ông lại đỗ đầu 3 giáp tiến sĩ, chức danh là
trạng Nguyên và dân gian gọi ông là trạng Trình.
- Khi làm quan ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám tên lộng thần,
vua không nghe ông bèn cáo quan về quê.
Về việc từ quan của ông trong am Bạch Vân cư sĩ Vũ Khâm Lâm viết: “ Tiên
sinh thiên tử sáng suốt, ôm cái đạo thánh hiền thực hiện cái đạo của mình cũng
khiến cho thiên hạ bình trị, củng cố cho nền văn hiến vẻ vang, làm cho cái tệ
loạn bớt đi, mà phần nghĩa tăng lên. Cái đức của ông đáng dùng cho vương đạo
thì lại rơi vào thời bá đạo nên tài của ông không được dùng tiếc thay”.
Sống trong một thời đại đầy biến động, vua thì ăn chơi xa xỉ, dân đen rơi vào
cảnh lầm than, những người trượng phu lí tưởng trung vua ái quốc thì không gặp
vua hiền, đất nước biến loạn, binh biến xảy ra triền miên vì tranh giành quyền
lực, Nguyễn Bỉnh khiêm đã lui về quê ở ẩn, dạy học làm thú vui tao nhã thanh
cao đào luyện nhân tài cho đất nước, niềm vui chân chính giản dị, tài cao, tâm
đức ngời sáng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt vào thời kì lịch sử ấy thật đáng quý
và trân trọng trong định luật cuộc sống vô thường:
Trời không tròn đất cũng chẳng hình vuông
Và cuộc sống trăm điều không như ý
Ngàn vạn thứ không như mình suy nghĩ
Vậy cho nên cuộc sống mới vô thường.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân cư sĩ.
+ Ông dạy học rất nổi tiếng, học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm rất nhiều, rất đông và
có nhiều người đỗ đạt làm quan lớn như nhà ngoại giao lỗi lạc Nguyễn Dữ tác
4

giả “Truyện kì mạn lục”, Lương Hữu Khách lễ bộ thượng thư của triều Lê Trung
Hưng, Trạng nguyên của triều Mạc Nguyễn Khuyển, danh tướng của triều Mạc
là Thời Trung, Nguyễn Mãn, Đinh Bá lộc, Nguyễn Văn Trí, Phùng Khắc Khoan
đều là những tài nhân kiệt xuất một thời trong lịch sử, người đời phong ông là
người thầy sông tuyết.
* Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người có học vấn uyên thâm, trí tuệ hơn người
sáng suốt thông thái, Nguyễn Bỉnh Khiêm có uy tín đối với các vua chúa triều
Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, trình Quốc Công nên có tên gọi là
Trạng Trình.
+ Sinh thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng bạn thần đồng là Bùi Công cùng nhau bàn
định về vận nước, hay tin Mạc Đăng Dung muốn thoán ngôi vua Lê, cặp tri kỉ
cùng nhau đoán định. Nguyễn Bỉnh Khiêm đoán rằng: “ Long Vĩ xà đầu khởi
chiến tranh. Can qua xứ khổ đao binh. Mã đề dương cước anh hùng tận. Thân
dậu niên lai kiến thái bình ”, có nghĩa là: “Cuối năm rồng đầu năm rắn xảy ra
chiến tranh, nạn binh đao ở khắp mọi nơi . Cuối năm ngựa đầu năm dê anh hùng
mất hết. Qua năm khỉ , năm gà sẽ thái bình”, trong lịch sử quả đúng như vậy,
Mạc Đăng Dung đã thực hiện lập Lê Cung Hoàng lên ngôi, sau đó sai giết Lê
Chiêu Tông vào năm sau, năm Ất Dậu(1525), và đoạt ngôi vào năm Đinh
Hợi(1527) lập ra triều Mạc.
+ Tương truyền Nguyễn Kim mất để lại cho hai người con trai là Nguyễn Uông
và Nguyễn Hoàng. Năm 1525- 1613 hai người tuy tuổi còn nhỏ nhưng tài năng
lại xuất sắc hơn người, Trịnh Kiểm không khỏi lo sợ sau này khó có thể tránh
khỏi địa vị của mình nên đã ngấm ngầm ngăn trở, Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi
nhỏ Trịnh Kiểm cũng phải buộc phải chịu phép gia hình, Nguyễn Hoàng thấy
anh bị hại sợ đến lượt mình liền cử người kín đáo đến hỏi trạng Trình, trạng
Trình không trả lời trực tiếp câu hỏi mà nhìn đàn kiến đang leo ở hòn non bộ
trước sân nhà rồi nói: “Hoàng sơn nhất tái, vạn đại dung thân”. Nghĩa là từ đèo
ngang núi Quãng Bình kia có thể yên thân được muôn đời”.Từ câu nói đó
Nguyễn Hoàng nghiệm ra và lập nghiệp ở phương Nam, dãy núi Hoàng Sơn,
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, là người nhân đức nên thu phục được
nhiều người tài đức, được dân kính phục chấn giữ đất Thiệu Hóa mở đầu cho
nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đất đồng bằng sông Cửu Long sau này.
+ Khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối dõi Trịnh Kiểm sai người đến
hỏi ông , ông nói: “ Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. Trịnh Kiểm nghe theo tìm
tôn thất nhà Lê thuộc Lê Chữ tức là anh Lê Lợi, đưa lên ngôi tức là vua Lê Anh
Tông, họ Trịnh thực tiếng phò nhà Lê nhưng nắm thực quyền, điều hành chính
sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho việc chính sự, hai bên đều tựa vào nhau
tồn tại hơn 200 năm: “ Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”.
+ Lúc nhà Mạc sắp mất, vua sai người đến hỏi trạng Trình: “Cao Bằng tàng tại,
tam đại tồn cô”, có nghĩa là Cao Bằng tuy nhỏ nhưng có thể giữ được và sống
thêm ba đời nữa, vì vậy mà nhà Mạc giữ thêm được 80 năm.

5

- Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm học vấn uyên thâm, tính tình thẳng thắn,
cương trực, thanh liêm chính trực.
- Trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là nhà thơ lớn.
+ Tập thơ chữ Hán: “ Bạch Vân am thi tập” có 700 bài.
+ Tập thơ chữ Nôm: “ Bạch Vân quốc ngữ thi” có 170 bài.
- Nội dung:
+ Thơ ông mang đậm chất triết lí: Triết lí về sự đời, triết lí về cuộc sống, triết lí
về con người trong nhân tình thế thái, về tuần hoàn cuộc sống, về lẽ dại khôn
của con người.
Thế gian biến cái vũng nên đồi
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.
( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Làm người hay một họa hay hai
Chớ cậy rằng hơn chớ cậy tài
Trực tiết cho bền bằng sắt đá
Đi đường xa lánh chốn chông gai
( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên con người sống nhân nghĩa.
+ Thơ ông ngợi ca chí của kẻ sĩ.
+ Thơ ông phê phán sự xấu xa trong xã hội.
- Bài thơ Nôm số 73 trích trong tập : “ Bạch Vân quốc ngữ thi”.
2.3.2.Triết lí nhân sinh trong cuộc sống nhàn:
- Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê sống cuộc sống thanh tịnh, tự tìm cho
mình thú vui ẩn dật.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
+ Mai, cuốc dụng cụ để đào đất, cuốc đất, cần câu dùng câu cá.
+ Nghệ thuật liệt kê: Dụng cụ lao động mai, cuốc, cần câu.
+ Điệp từ: “một” số từ cụ thể, nhịp thơ 2/2/3 tất cả đã sẵn sàng, tất cả đã chu
đáo, cuộc sống của một con người rất giản dị, thanh bạch của một nhà thơ về
quê ở ẩn.
- Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng làm quan lớn trong triều nhà Mạc, từng
làm chức Trạng Trình Quốc Công vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng bỏ tất cả
công danh, tiền tài, quyền lực phú quý, địa vị để về quê sống một cuộc sống như
một người dân thực sự: Cày ruộng mà trồng trọt, đào giếng mà uống nước, câu
cá để mà nhắm rượu và dạy học để làm niềm vui.

6

- Cuộc sống nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khó có thể mấy ai làm được, điều đấy
nó khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người giàu nghị lực, bản lĩnh phi
thường của một nhà nho chân chính.
+ Từ láy: Thơ thẩn.
+ Cụm từ: Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
+ Nhà thơ sống cuộc sống ung dung tự tại, thư thái điềm đạm, bình thản: Dầu ai
có nghĩa là mặc ai, một thái độ bình thản tự tin, không quan tâm, không bận tâm
chú ý, không trăn trở, không suy tư, không băn khoăn, một cái tâm an định là
bước đi về vô ngã, mà vô ngã là điều thiện lớn nhất của con người.
Một cuộc sống ẩn dật, vào một thế giới riêng, sẽ không còn ngang trái bon
chen trong cuộc sống đời thường, sự thơ thẩn và “ dầu ai” vui thú nào là sự nhận
thức hiểu mình hơn, hiểu đời hơn trong một sự chiêm nghiệm đúc kết triết lí
nhân sinh cuộc sống của tác giả.
- Nhà thơ sống trong cuộc sống dân dã, đạm bạc thanh cao, Nguyễn Bỉnh Khiêm
tìm cuộc sống nhàn, thấy một thú vui tao nhã của hương vị quê hương:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
- Hai câu thơ nói tới bốn mùa trong năm thu, đông, xuân, hạ, nhưng không theo
quy luật thông thường: Xuân, hạ, thu, đông chính là sự sắp đặt khác lạ nhà thơ
diễn tả dòng thời gian trôi chảy, sự bất biến và sự đổi thay của cuộc đời.
Theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cho mình
một lối sống giản dị . Thu ăn măng trúc đông ăn giá thức ăn là măng trúc, là giá
đỗ, là những món ăn bình dị, quen thuộc gần gũi, đơn giản mộc mạc.
- Cuộc sống giản dị và thanh đạm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một nét hồn quê
bình dị giống như trong thơ của Nguyễn Khuyến:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
( Nguyễn Khuyến)
Cuộc sống thanh đạm nhưng không khắc khổ mà nó ánh lên nhân cách
thanh cao của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Không chỉ nhắc đến những món ăn dân dã, mà tác giả còn nói tới sự sinh
hoạt cuộc sống đời thường của con người.
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Mùa xuân tắm hồ sen, mùa hạ tắm ao, cuộc sống rất thanh thản, vô ưu, vô tư,
nhà thơ như hòa mình vào thiên nhiên, giao hòa gắn bó với thiên nhiên, sống với
những thú vui tao nhã thanh tao của cuộc sống đạm bạc dân dã.
-> Đây chính là triết lí nhân sinh của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong sự
đạm bạc dân dã, hài hòa với thiên nhiên.
2.3.3. Triết lí nhân sinh chính là nhân cách cao đẹp của nhà thơ:
Nhà thơ sống trong một đại lịch sử đầy biến động, trước những ung nhọt
thối nát, trước những bất công đen tối, thiên hạ chạy theo quyền lực địa vị, chạy
theo chốn quan trường hiểm ác thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đưa ra triết lí dại và
khôn:
7

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
+ Dại chính là hiền lành lương thiện, đạo đức.
+ Khôn là sự khôn lõi mánh khóe, thủ đoạn là khôn ác.
-> Hai câu thơ: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao
tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Hai câu thơ tác giả sử dụng nghệ thuật tượng hình: Vắng vẻ, lao xao.
+ Vắng vẻ: Nơi vắng vẻ là nơi quê nhà vắng vẻ nhưng thanh tịnh, nơi cuộc sống
người dân nghèo khổ, đạm bạc dân dã nhưng lương thiện, hiền lành nhân hậu.
Người dân đối với nhau cốt là tình cảm, là cái tình, cái nghĩa chân thành nhất,
nơi đó không có sự cầu cạnh, không có sự bon chen, không có sự ngang trái, nơi
đó nhà thơ giữ được khí phách thiên lương, cốt cách của riêng mình khi nhân
tâm thế đạo đã suy đồi.
+ Lao xao: Chốn quan trường là nơi xô bồ hỗn tạp, nơi đó có biết bao nhiêu
hiểm họa, nơi mà có thể có được tiền tài, địa vị quyền lực, phú quý người ta
dùng tất cả mọi thủ đoạn toan tính cơ mưu, luồn lọc sát hại, thậm chí hãm hại
nhau, để đạt được quyền lợi của đời mình. Nơi đó là sự hiểm độc, là nơi ít có
tình người . Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường để chọn cho mình nơi
quê nhà vắng vẻ thanh tao.
- Tiểu đối : Ta - người, dại - khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao: Là chốn quan
trường bon chen hiểm độc chỉ là sự luồn cúi, giành giật hãm hại nhau. Trong cái
thật giả, thiện ác, thiên hạ đổ xô vào chốn quan trường để làm quan, nhà thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng đậu Trạng nguyên, làm quan Quốc Công lại từ
quan về quê ở ẩn. Nhà thơ tự nhận mình là dại còn thiên hạ là khôn, như vậy
quan niệm dại, khôn ở đây thật ra là cách nói ngược. Thơ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm thâm trầm triết lí, nhà thơ tự cho mình là dại, còn người là khôn, câu thơ
có một chút gì đó hóm hỉnh, pha chút mỉa mai thâm trầm mà sâu sắc.
Trong những bài thơ khác Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bộc lộ rõ quan điểm
này:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn .
- Quan niệm sống nhàn.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Các thi nhân xưa như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê cũng
từng uống rượu để ngắm hoa, thưởng thức trăng bình thơ, còn riêng nhà thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm uống rượu ở gốc cây để mà suy ngẫm sự đời, suy ngẫm
công danh, phú quý.
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một con người chính trực mà còn
là nhà thơ lớn, một nhà tiên tri tài năng thông tuệ tất cả những quy luật tuần
hoàn vũ trụ, quy luật thịnh - suy, bỉ - thái, họa - phúc trong lẽ đời người.
+ Cội cây có nghĩa là gốc cây, câu thơ : Rượu đến cội cây ta sẽ uống nhắc đến
điển tích xưa Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe rồi nằm
8

mơ mình ở nước Hòe An được công danh phú quý, rất mực vinh hiển, sau bừng
mắt tỉnh dậy hóa ra đó là giấc mộng dưới cây hòe phía nam chỉ có một tổ kiến
mà thôi. Còn nhà thơ Xuân Diệu dưới bến đợi dưới cây già thì tình du khách là
sự mong manh, thoáng qua, không buộc chặt:
Người giai nhân : bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc lại
( Xuân Diệu)
- Triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm về danh vọng, địa vị, quyền lực rất
sâu sắc: Phú quý là danh vọng, tiền tài, địa vị quyền lực, phú quý chỉ là một giấc
chiêm bao, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn nhận đánh giá xem xét của lí trí
tỉnh táo, cái nhìn của một con người từng trải nghiệm để đúc kết, để khẳng định .
+ Cuộc đời đầy đua chen: Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì
giành nhau cái lợi, cho nên phú quý ở đời chỉ là sự phù du, là vô thường, là giấc
chiêm bao không bền vững, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện một cách dứt
khoát rõ ràng thái độ của mình đối với công danh phú quý: Coi thường vinh hoa
phú quý, chọn cho mình một lối sống trong sạch thanh cao, thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm triết lí mà sâu sắc.
Trong lịch sử nước nhà ta từng biết Nguyễn Trãi cáo quan về quê ở ẩn nhưng
khi được nhà vua mời ra giúp triều đình, Nguyễn Trãi sẵn sàng ra giúp vua, giúp
nước để rồi không thoát khỏi cái án oan khiên đầy thảm khốc, còn với Nguyễn
Bỉnh Khiêm với một thời thế khác đã kiên định lối sống ở ẩn, là đã chọn cho
mình lối sống thanh thản tự tại của riêng mình không tranh đua, không màng
danh lợi, không bon chen, không cơ mưu toan tính. Đặt vào xã hội lúc bấy giờ,
sống trong một thời đại loạn lạc đầy biến động của lịch sử, nhức nhối trước nhân
tình thế thái khi nhân tâm thế đạo đã suy đồi, ta thấy nhà thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm cái cốt cách thanh cao, nhân cách cao đẹp trong cuộc sống hỗn tạp xô bồ
lúc bấy giờ, đây chính là triết lí nhân sinh cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
2.3.4. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật: Trữ tình, triết lí, thâm trầm. Ngôn ngữ sáng tạo, giản dị.
-> Bài thơ “ Nhàn” thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc, ca ngợi nhân cách cao đẹp
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, phản ánh hiện thực xã hội đầy ngang trái bất công.
Bút pháp nghệ thuật sáng tạo của một giọng thơ trữ tình, triết lí, thâm trầm sâu
sắc.
Bùi Văn Nguyên đã từng khẳng định cốt cách, tài năng, tâm đức của nhà thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:
“Chí ông sạch nên ông hay nói đến hoa thơm. Tính ông liêm nên dù chết
ông cũng không chịu buông lỏng. Bị ngập trong vũng bùn lầy ông thoát khỏi
chốn nhơ đục, băng mình ra ngoài chốn bụi bặm, không để cho đời dơ bẩn. Do
chí của ông mà suy ra thì ông có thể sáng chói ngang mặt trời, mặt trăng" (Bùi
Văn Nguyên - Văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm).
2.3.5.Thực hành.

9

Phần trắc nghiệm: Tổng hợp kiến thức giúp học sinh hiểu toàn bộ nội dung
và nghệ thuật của bài thơ “ Nhàn” ( Nguyễn Bỉnh Khiêm).
1. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm bao nhiêu?
A. Năm 1320.
B. Năm 1491.
C. Năm 1586.
D. Năm 1680.
2. Quê hương nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở đâu?
A. Hà Nội.
B. Huế.
C.Thái Bình.
D. Hải Phòng.
3. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê ở ẩn đã làm nghề gì sau đây?
A.Thầy thuốc.
B.Thầy giáo.
C. Nhà báo.
D. Nhà khoa học.
4. Câu thơ: “Một mai, một cuốc, một cần câu” nhà thơ đã sử dụng nhịp thơ nào
sau đây?
A. 3/2/1.
B. 2/2/2.
C. 2/2/3.
D. 2/3/2.
5. Hãy chọn những đáp án dưới đây để hoàn thành hai câu thơ sau:
Một mai một cuốc .............
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
A. Hạ tắm ao.
B. Một cần câu.
C. Nơi vắng vẻ.
D. Chốn lao xao.
6. Trong văn học trung đại mùa xuân của các thi nhân gắn liền với màu sắc của
hoa đào, hoa lê, còn nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có cùng chung mô típ quen
thuộc này không? Hãy chọn đáp án nào sau đây?
A. Hoa đào.
B. Hoa mơ.
C. Hoa lê.
D. Hoa sen.

10

7. Trong cuộc sống nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là dại, còn xem
thiên hạ là khôn, được thể hiện qua đáp án nào sau đây?
A. Một mai một cuốc một cần câu.
B. Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
C. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.
D. Người khôn người đến chốn lao xao”
8. Trong những nhà thơ sau đều làm quan to trong triều đình thì nhà thơ nào
được dân gian gọi là trạng Trình, được xem là nhà tiên tri số một của Việt Nam?
A. Nguyễn Du.
B. Nguyễn Công Trứ.
C. Cao Bá Quát.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
9. Câu thơ: “ Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống” nhắc đến điển tích nào sau đây?
A. Thuần Vu Phần.
B. Bá Nha.
C.Từ Trĩ.
D. Chung Tử Kì.
10.Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với chuyện công danh phú quý như thế
nào?
A. Là sự tiến thân.
B. Là mục tiêu của đời mình.
C. Xem thường công danh phú quý.
D. Là lí tưởng cao cả.
11. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng cáo quan về quê ở ẩn, nhưng với tài
năng xuất chúng ông đã từng tham mưu giúp cho những triều đại nào sau đây:
A. Lê – Mạc.
B. Lí – Mạc.
C. Mạc – Nguyễn.
D. Trịnh – Lê.
12. Một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá Nguyễn Bỉnh Khiêm là:“
Chí ông sạch nên ông hay nói đến hoa thơm. Tính ông liêm nên dù chết ông
cũng không chịu buông lỏng. Bị ngập trong vũng bùn lầy ông thoát khỏi chốn
nhơ đục, băng mình ra ngoài chốn bụi bặm, không để cho đời dơ bẩn. Do chí
của ông mà suy ra thì ông có thể sáng chói ngang mặt trời, mặt trăng", ông chính
là ai?
A. Đặng Thai Mai.
B. Hoài Thanh.
C. Nguyễn Thi.
11

D. Bùi Văn Nguyên.
Đáp án:
1
B

2
D

3
B

4
C

5
B

6
D

7
C

8
D

9
A

10
C

11
A

12
D

Đề kiểm tra:
I. Phần đọc - hiểu: ( 3 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà , tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá
trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến
chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng, nó dừng lại giây lát, tôi nghĩ
con kiến hoặc là quay lại hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không
con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước sau đó đến lượt nó vượt qua bằng
cách nó bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc
hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến
nhỏ kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý
giá cho ngày mai tươi sáng hơn”.
( Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 3: Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ qua đoạn : “Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp
nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi
măng, nó dừng lại giây lát, tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại hoặc là sẽ một
mình bò qua vết nứt đó”.
Câu 4: Đoạn trích văn bản trên đặt ra triết lí gì?
II. Phần làm văn: ( 7 điểm).
Câu 1: ( 2 điểm).
Hãy viết một đoạn văn ( Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị ý
nghĩa về bài học: “Tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ kia,
biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho
ngày mai tươi sáng hơn”.
Câu 2: ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về triết lí nhân sinh của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
qua đoạn thơ sau:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao...
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

12

( Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Đáp án:
I. Phần đọc - hiểu: ( 3 điểm).
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Nghị luận. ( 0,5 điểm).
Câu 2: Đặt nhan đề cho văn bản: Vết nứt và con kiến. ( 0,5 điểm).
Câu 3: Các biện pháp tu từ qua đoạn : “Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng, nó
dừng lại giây lát, tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại hoặc là sẽ một mình bò qua
vết nứt đó”.
- So sánh, ẩn dụ, điệp từ. ( 1 điểm).
Câu 4: Đoạn trích văn bản trên đặt ra triết lí: ( 1 điểm).
+ Cuộc sống không thể đạt vinh quang dễ dàng mà phải trải qua thử thách , khổ
luyện.
+ Chinh phục tương lai dũng cảm đối đầu để vượt qua nó.
+ Ứng sử phù hợp trước những biến cố khó khăn trong cuộc sống.
II. Phần làm văn: ( 7 điểm).
Câu 1: ( 2 điểm).
Hãy viết một đoạn văn ( Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị ý
nghĩa về bài học: “Tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ kia,
biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho
ngày mai tươi sáng hơn”.
- Con người dũng cảm kiên trì sáng tạo biến khó khăn thành trải nghiệm quý giá
của bản thân làm hành trang để hướng về tương lai. ( 0,5 điểm).
- Trong cuộc sống không có con đường nào bằng phẳng , mọi chông gai thử
thách sóng gió, biến cố trong cuộc đời có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nó sẽ nhấn
chìm mọi thứ nếu như bản thân mỗi người không sẵn sàng đối đầu và nổ lực
vượt qua khó khăn.
- Loài kiến cũng không nằm ngoài quy luật đó: ( 0,75 điểm).
+ Chiếc lá trên lưng và vết nứt là biểu tượng cho những khó khăn trong cuộc
sống.
+ Con kiến dũng cảm vượt qua chướng ngại vật bằng khả năng của chính mình
và tiếp tục cuộc hành trình dẫu phía trước còn bao khó khăn chờ đón.
- Con người phải có niềm tin, lòng dũng cảm, năng động sáng tạo vượt qua khó
khăn. ( 0,5 điểm).
+ Khó khăn trong cuộc sống nhiều chiều, muôn màu nhiều góc độ, trong mọi
hoàn cảnh liên tiếp xuất hiện đối với con người.
- Khó khăn trong cuộc sống là hành trang chinh phục những điều mới lạ trong
cuộc đời, trong tương lai.
+ Con người cần có ý chí nghị lực.
- Phê phán: Con người sợ sự ngại khó, ngại khổ trong cuộc sống. ( 0,25 điểm).
13

Câu 2: ( 5 điểm)
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao...
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
( “Nhàn” - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ý 1:
( 0,5 điểm)
* Hs phải đạt những yêu cầu sau:
- Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ, hoàn cảnh ra đời.
- Quan niệm triết lí nhân sinh và nhân cách cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
Ý 2:
( 0,5 điểm)
- Vấn đề dại - khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
+ Dại là hiền lành lương thiện, đạo đức.
+ Khôn lõi mánh khóe thủ đoạn là khôn ác.
Ý 3:
( 1,5 điểm)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đưa ra triết lí nhân sinh:
+ “ Vắng vẻ”: Nơi vắng vẻ là nơi quê nhà vắng vẻ nhưng thanh tịnh, nơi cuộc
sống người dân nghèo khổ, đạm bạc dân dã nhưng lương thiện, hiền lành nhân
hậu.
+ “Lao xao”: Chốn quan trường là nơi xô bồ hỗn tạp, nơi đó có nhiều hiểm họa,
nơi mà có thể có được tiền tài, địa vị quyền lực, phú quý người ta dùng tất cả
mọi thủ đoạn toan tính cơ mưu, luồn lọc sát hại, thậm chí hãm hại nhau, để đạt
được quyền lợi của đời mình . Nơi đó là sự hiểm độc, là nơi ít có tình người .
- Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thâm trầm triết lí, nhà thơ tự cho mình là dại, còn
người là khôn, câu thơ có một chút gì đó hóm hỉnh, pha chút mỉa mai thâm trầm
mà sâu sắc.
Ý 4:
( 1,5 điểm)
- Triết lí nhân sinh về con đường công danh.

14

+ Phú quý là danh vọng, tiền tài, địa vị quyền lực, phú quý chỉ là một giấc chiêm
bao, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn nhận đánh giá xem xét của lí trí tỉnh táo,
cái nhìn của một con người từng trải nghiệm để đúc kết, để khẳng định .
+ Phú quý ở đời chỉ là giấc chiêm bao, sự nhìn nhận về con đường công danh
của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật nhẹ nhàng, đơn giản.
Ý 5:
( 0,5 điểm)
- Thái độ của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với công danh phú quý: Coi
thường vinh hoa phú quý, chọn cho mình một lối sống trong sạch thanh cao.
Ý 6:
( 0,5 điểm)
- Quan niệm nhân sinh lối sống trong sạch thanh cao và nhân cách cao đẹp của
nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-Tác giả tố cáo hiện thực xã hội bất công, ngang trái, đen tối.
-Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm tính triết lí .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt đông giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
*Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
- Trong quá trình giảng dạy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đạt
chất lượng tốt dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt
tình của đồng nghiệp.
- Đối với học sinh khi học đã hiểu và nắm chắc được kiến thức trọng tâm của bài
giảng, học sinh vận dụng kiến thức làm được đề kiến thức cơ bản, đề so sánh, đề
tư duy tổng hợp.
*Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối bản thân:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên thấy kiến thức vững vàng, chủ động linh
hoạt trong giảng dạy.
- Dạy văn theo phong cách tư duy chiều sâu kiến thức.
- Giảng dạy môn ngữ văn đã biết linh hoạt ứng dụng các phương pháp mới vào
quá trình giảng dạy trong bài giảng.
- Trong quá trình ra đề kiểm tra cho học sinh thực hành giáo viên tìm tòi đưa ra
nhiều dạng đề bài tập tư duy sáng tạo cho học sinh.
*Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với đồng nghiệp và nhà trường:
- Trong quá trình giảng dạy tôi đã học tập được nhiều kiến thức kinh nghiệm
của đồng nghiệp .
- Chất lượng của nhà trường được nâng cao tiến bộ rõ rệt.
* Kết quả dạy học:
- Học sinh tiếp thu kiến thức: Học sinh hiểu bài: 100 %.
15

- Trong quá trình học văn học sinh giáo viên giúp học sinh có hứng thú trong
học tập môn văn, chăm chỉ và có ý thức cao trong học tập.
*Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh:
- Học sinh vận dụng kiến thức thực hành:
100%.
Trong quá trình giảng dạy đối chiếu so sánh giữa phương pháp cũ và phương
pháp mới đạt kết quả như sau:
- Năm học 2015- 2016.
Dạy theo cách cũ:
Lớp
10 C7

Tổng
SL
45

Giỏi

%

Khá

3

7

16

Giỏi

%

Khá

8

18

23

%
35

TB
26

%
58

Yếu
0

%
0

- Năm học 2016 - 2017.
Dạy theo cách mới:

Lớp
10A7

Tổng
SL
45

%
51

TB

%

14

31

Yếu
0

%
0

3.Kết luận, Kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Đề tài: Triết lí nhân sinh trong bài thơ: “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo rất riêng, một nhà thơ thể hiện nhân
cách cao đẹp, tài năng trí tuệ uyên bác của một nhà tiên tri biết trước thời đại
lịch sử .
Quá trình nghiên cứu và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm về: Triết lí nhân
sinh trong bài thơ: “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chắc chắn sẽ không thể
tránh khỏi những hạn chế rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp để
tôi hoàn thiện tốt về nội dung của đề tài này.
3.2. Kiến nghị:
Nêu kiến nghị với Sở, phòng GD&ĐT, nhà trường và đồng nghiệp về việc
ứng dụng của sáng kiến và hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển mở rộng của
sáng kiến; kiến nghị với các cơ quan quản lí giáo dục về các điều kiện vật chất
và tinh thần để thực hiện SKKN.
- Không kiến nghị.

16

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Thanh Hóa, ngày 6 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Kí tên:

Phạm Thị Quyên.

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Sgk lớp 10 - NXBGD năm 2008.
- SGV lớp 10 - NXBGD năm 2008.
- Sgk nâng cao lớp 11- NXBGD năm 2007.
- Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm - NXBTPHCM năm 2010.
- Thơ văn chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm - NXBGD- năm 2011.
- Văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bùi Văn Nguyên - NXBHP - năm 2011.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lí – NXBVH - năm 1957.
- Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - tập 1- NXBGD - năm 2012.
- Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - tập 2- NXBGD - năm 2012.
- Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - NXB Thông Tấn - năm 2015.

18

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG BÀI THƠ “NHÀN” CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Người thực hiện: PHẠM THỊ QUYÊN
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2017

19